TIỂU LUẬN:
Đề xuất điều chỉnh trong công
tác lập kế hoạch và định hướng
đến năm 2020
Lời mở đầu
Kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, một thị trường có
sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Sự bùng nổ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa
đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa- xã hội và chính
trị. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đặc biệt là công ngệ thông tin
tiếp tục phát triển nhảy vọt thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá
nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế này càng sâu rộng trong đó công nghệ thông
tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Xu hướng quốc tế
hoá toàn cầu hoá nền kinh tế xã hội cũng như đời sống thông tin diễn ra nhanh chóng,
nhu cầu trao đổi thông tin trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, hội nhập
kinh tế là nguồn động lực quan trọng cho phát triển Viễn thông. Viễn thông phải là
ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới trở thành môi trường quan trọng tạo điều kiện
cho các ngành kinh tế khác phát triển và có như vậy thì mới thực hiện được chủ
chương của Đảng đưa đất nước trong tương lai trở thành một nước công nghiệp hiện
đại.
Nhưng bên cạnh đó công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho ngành viễn thông
chưa thực sự phù hợp với môi trường hiện nay việc xác định các chỉ tiêu, mục tiêu
của kỳ kế hoạch chỉ mang tính thống kê định hướng, cho nên việc sử dụng các nguồn
lực cho kỳ kế hoạch còn hạn chế. Dẫn đến công tác giám sát kiểm tra nhưng kết quả
chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy việc sử lý các sai phạm của các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành cần một cơ chế chặt chẽ hơn. Trong bối cảnh hội nhập như hiện
nay thì việc phải điều chỉnh công tác kế hoạch phát triển ngành viễn thông cho phù
hợp với yêu cầu của định hướng phát triển ngành là một yêu cầu cấp thiết.
Do vậy em chọn đề tài này nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch hiện nay
đồng thời như là một kiến nghị của riêng cá nhân em vào sự phát triển chung của
ngành viễn thông.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngành viễn thông.
Chương 2. Hiện trạng công tác lập kế hoạch phát triển ngành viễn thông
Chương 3. Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng
đến năm 2020.
Chương 1. Cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngành viễn thông.
1.1. Lý luận chung về kế hoạch ngành viễn thông.
1.1.1. Kế hoạch ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập.
Một số khái niệm.
Kế hoạch phát triển ngành.
Hệ thống kế hoạch hóa bao gồm bốn bộ phận liên kết chặt chẽ, trong đó chiến
lược đóng vai trò định hướng xác định tầm nhìn dài hạn, quy hoạch đi sâu vào định
hướng về không gian và tổ chức kinh tế xã hội, chương trình dự án đóng vai trò đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án cụ thể. Tuy nhiên để quản lý, điều tiết các
không gian và tổ chức kinh tế xã hội, diễn ra trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ
thể, chúng ta phỉ dựa trên những công cụ cụ thể hơn và kế hoạch phát triển chính là
một trong những công cụ ấy. Kế hoạch là công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền
kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển
kinh tế xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong
một thời kỳ nhất định.
Do vậy nghị quyết đại hội IX của Đảng cộng sản Việt nam đã xác định “ Xây
dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hóa phát
triển”. Kế hoạch 5 năm được xác định là trung tâm trong hệ thống kế hoạch hóa phát
triển.
1.1.1.1.2. Viễn thông.
Để có thể có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của Viễn thông và hiểu các chỉ
tiêu đánh giá chất lượng Viễn thông và từ đó phân tích các nhân tố tác động đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và khai thác dịch vụ Viễn thông thì trước tiên phải hiểu
được các khái niệm sau:
Thiết bị Viễn thông: là các phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần cứng và phần
mền được dùng để thiết lập mạng Viễn thông , cung cấp và sử dụng dịch vụ Viễn
thông.
Thiết bị mạng: là thiết bị Viễn thông được lắp đặt trên mạng Viễn thông, bao
gồm thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị xử lý thông tin khác.
Thiết bị đầu cuối: là thiết bị Viễn thông được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp
đến điểm kết cuối của mạng Viễn thông để gửi, xử lý và nhận các thông tin dưới
dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng Viễn thông.
Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối di động hoặc cố định của người sử
dụng được đấu nối hoà mạng vào mạng Viễn thông công cộng qua điểm kết nối cua
mạng Viễn thông công cộng.
Thiết bị đầu cuối thuê bao được phân thành:
+ Thiết bị đầu cuối thuê bao một đường là thiết bị đầu cuối không có chức năng
chuyển mạch hoặc kết nối các cuộc gọi bao gồm: Thiết bị điện thoại cố định, thiết bị
điện thoại di động, thiết bị fax, thiết bị nhắn tin, modem, thiết bị đầu cuối truy cập
Internet, máy tính,…
+ Thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường là thiết bị đầu cuối có chức năng
chuyển mạch, kết nối các cuộc gọi bao gồm các tổng đài, thiết bị cổng truy nhập vô
tuyến Internet, thiết bị có tính năng kết nối các cuộc gọi.
Dịch vụ Viễn thông: là dịch vụ truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng
Viễn thông.
Mạng Viễn thông bao gồm: Mạng Viễn thông công cộng, mạng Viễn thông
dùng riêng, mạng Viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị Viễn thông được
liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.
Mạng Viễn thông công cộng: là mạng Viễn thông do doanh nghiệp Viễn thông
thiết lập để cung cấp các dịch vụ Viễn thông.
Mạng Viễn thông dùng riêng: là mạng Viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của
mạng, bao gồm các thiết bị Viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác
nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
Mạng Viễn thông chuyên dùng là mạng Viễn thông để phục vụ thông tin đặc
biệt của các cơ quan nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy
định cụ thể về việc đảng, Nhà thiết lập và hoạt động của các mạng Viễn thông
chuyên dùng.
Mạng nội bộ là hệ thống thiết bị Viễn thông do một tổ chức hoặc cá nhân thiết
lập tại một địa chỉ và phạm vi xác định mà chủ mạng nội bộ đó có toàn quyền sử
dụng hợp pháp để đảm bảo liên lạc nội bộ cho các thành viên trong mạng.
Hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia là một phần của mạng Viễn thông
công cộng, bao gồm các đường truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, và các
cổng thông tin quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động của
mạng Viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiệp đến việc phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Truyền dẫn và phát sóng là việc truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm
thanh hình ảnh và các giải pháp của thông tin bằng cáp, sóng vô tuyến điện các
phương tiện quang học và các phương tiện điện tử khác.
Quá trình truyền tin tức diễn ra giữa hai người sử dụng: Người gửi tin và người
nhận tin. Thông thường toàn bộ quá trình truyền đưa tin tức do nhiều đơn vị tham gia
ở những khoảng cách rất khác nhau thậm chí có những đơn vị trong hệ thống nằm
ngoài lãnh thổ một quốc gia. Mỗi đơn vị thực hiện một công đoạn, vai trò của các
đơn vị trong quá trình truyền tin tức quyết định đến chất lượng thông tin như nhau
(đơn vị đầu cuối, phát tin, nhận tin, truyền đưa tin).
Một quá trình truyền đưa tin tức bao gồm ba công việc chính:
+ Nhận tin từ người gửi tin tức là quá trình thu nhận tin tức;
+ Vận chuyển tin tức trong không gian đến nơi cần thiết tức là sử lý thông tin;
+ Trả tin tức cho người nhận tức là quá trình phát tin tức;
Việc chuyển đưa tin tức trong không gian cũng được thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau trong Viễn thông thì người ta truyền bằng đường cáp, sóng vô tuyến
điện, các phương tiện quang học và các phương tiện điện tử khác.
Viễn thông được hiểu như cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện tử
và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là
điện báo và điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của
hệ thống hạ tầng.
Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử
dụng và truyền dẫn dữ liệu của con người cũng thăng lên theo cấp số nhân. Ngành
viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người
đến với mỗi người chúng ta, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về về
các nghành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn
thông đem lại sự internet băng thông rộng thúc đẩy nghành công nghệ thông tin phát
triển lên một hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình truyền dẫn dữ liệu dịch vụ
như thư thoại, video, và dữ liệu mức cao hơn với đa dạng các loại hình dịch vụ và chi
phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụnh có thể gọi điện thoại qua mạng
Internet, có thể chia sẻ ngồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mọi nơi trên
khắp thế giới một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn
hội tụ cho tất cả mọi người.
1.1.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, một
quốc gia nếu không bị tụt hậu và có sự phát triển bền vững thì không thể tham gia
vào quá trình quốc tế hóa hóa dời sống kinh tế, hội nhập nền kinh tế quốc tế, tham gia
vào phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Hội nhập (hay liên kết) kinh tế quốc tế được hiểu là các nền kinh tế thế giới hợp
tác lẫn nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau. Hội nhập kinh tế quốc tế
được coi là một khâu trong quá trình phát triển và là tiền đề cho quá trình phát triển
bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những lợi ích kinh tế mà không phải quốc gia
nào cũng có được. Hội nhập thực hiện tự do hóa thương mại tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý. Về lâu dài tự do hóa thương mại
sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển nghành Viễn
thông và ý nghĩa với kế hoạch phát triển nghành.
Tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho mỗi quốc gia thành viên có điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý. Nghành viễn thông
không đứng ngoài xu thế đó, sự hội nhập sẽ giúp cho các nghành có được sự thuận
lợi trên. Không những thế sự cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập sẽ trở thành động
lực phát triển của nghành. Bên cạnh đó, sự hội nhập sẽ giúp cho Việt Nam nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước một cách có ý thức và theo lộ trình cụ thể thông qua việc
thực hiện các cam kết khi tham gia vào các tổ chức như WTO, AFTA… Đây là
những thuận lợi mà chúng ta không thể có được nếu đóng cửa nền kinh tế, đứng
ngoài cuộc chơi toàn cầu hóa đang lan tỏa đến từng quốc gia.
Tuy nhiên hội nhập không chỉ mang lại sự thuận lợi cho nghành mà nó cũng đặy
ra các vấn đề cạnh tranh. Trong khi năng lực của các doanh nghiệp trong nước còn
hạn chế thì sự gia nhập của các tập đoàn lớn sẽ là một thách thức không nhỏ trong
sân chơi bình đẳng. Việc mở cửa thị trường sẽ là cơ hội tốt cho các tập đoàn lớn của
nước ngoài vào Việt Nam điều đó sẽ làm mất thị trường của một số các doanh nghiệp
trong nước còn đang hoạt động một cách yếu kém, không những vậy sẽ tạo ra một
luuồng chảy chất sám ra nước ngoài nơi mà có điều kiện để phát triển và là cơ hội
của bất kỳ ai… Đó chỉ là một số khó khăn cơ bản mà nếu nghành Viễn thông nói
chung, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nói riêng nếu không có sự chuẩn bị
tốt thì sẽ không thể nào hội nhập thành công.
Về phần Kế hoạch nghành viễn thông trong bối cảnh hội nhập cũng phải có sự
điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế để có thể không chỉ
khai thác được tiềm năng trong nước mà còn tận dụng được những nguồn lực đến từ
bên ngoài như vốn, khoa học kĩ thuật, trình độ quản lý… Bên cạnh đó kế hoạch cũng
là một bản cam kết của nhà nước về định hướng phát triển ngành trong tương lai sao
cho phù hợp vớ các thông lệ quốc tế, các thỏa thuận đã được kí kết trong quá trình
đàm phán. Từ đó mới có thể tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực viễn thông. Và trên hết hội nhập đòi hỏi kế hoạch phát triển nghành phải có
sự điều chỉnh sao cho có thể tận dụng mọi lợi thế và khắc phục khó khăn để có thể
đưa ngành phát triển vững mạnh trong giai đoạn mới.
Với viễn thông thì khi có hội nhập các công nghệ mới sẽ du nhập vào Việt Nam
một cách thuận lợi và có hệ thống không chỉ do chúng ta tự đầu tư, đem về mà còn
do các quốc gia, các tập đoàn lớn mang đến thông qua việc đầu tư vào Việt Nam một
cách chủ động. Chính vì thế khi có sự hội nhập công nghệ của ngànhViễn thông vốn
đã thay đổi nhanh lại càng nhanh do phải theo kịp với các công nghệ tiên tiển trên thế
giới, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự kết nối và tương thích với mạng toàn cầu, đồng
thời làm chậm bước tiến của chúng ta trong việc đi thẳng vào công nghệ cao. Chính
vì thế, hao mòn vô hình của nghành khi công nghệ thay đổi sẽ có tốc độ nhanh hơn
sau khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Điều này đòi hỏi kế hoạch
ngành viễn thông không được cứng nhắc mà phải luôn có sự điều chỉnh sao thích hợp
với điều kiện mới, nhanh chóng thay đổi thích nghi với ngoại cảnh để có thể dẫn dắt
ngành phát triển.
Bên cạnh các công nghệ các nguồn vốn cả trực tiếp và gián tiếp sẽ liên tục đổ
vào Việt Nam trong lĩnh vực Viễn thông đây là lĩnh vực công nghệ co, các nhà đầu tư
trên thế giới có xu hướng đầu tư ra các nước của họ có xu hướng bão hòa điều này
đặt ra cho Kế hoạch nghành trong điều kiện mới làm sao có thể đưa ra các phương án
để thu hút và tận dụng tốt nhất nguồn vốn nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam sau hội
nhập.
Ngoài công nghệ và vốn, một yếu tố cũng vô cùng quan trọng đó là trình độ
quản lí và nền tảng kiến thức hiện đại sẽ du nhập theo nguồn vốn đầu tư vào Việt
Nam, đây là yếu tố mà Việt Nam nói chung và các nước đang phát triển nói riêng
đang vừa thiếu lại vừa yếu, do tư duy kinh tế chưa phát triển nền kinh tế thị trường
chưa thực sự hoàn thiện. Tự do hóa thương mại chúng ta sẽ có những bài học kinh
nghiệm quý báu về công tác quản lý, về cách điều hành mà các nước tiên tiến đang
áp dụng, để từ đó có thể linh hoạt áp dụng một cách hợp lý vào Việt Nam. Điều này
không thể ncó được nếu chúng ta đóng cửa nền kinh tế và nó đặt ra kế hoạch ngành
viễn thông trong giai đoạn mới phải có sự điều chỉnh để có thể phát triển một đội ngũ
nhân lực có đủ trình độ và năng lực để có thể tiếp thu được toàn bộ các kiến thức,
kinh nghiệm quản lý phục vụ cho sự phát triển ngành.
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là một thách thức lớn đòi hỏi Kế hoạch phát triển
ngành Viễn thônng phải có sự điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện
mới tránh sự cứng nhắc trong Kế hoạch sẽ khiến cho nghành không bắt kịp theo các
xu hướng thời đại, bỏ lỡ các thời cơ đang mở rộng. Điều chỉnh công tác lập kế hoạch
trong giai đoạn mới là phải làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng gồm cả thuận lợi, khó
khăn của hội nhập đến Viễn thông của Việt Nam để từ đó có thể có các chỉ tiêu, mục
tiêu, giải pháp điều chỉnh bổ sung sao cho ngành có thể nắm bắt các cơ hội, vượt lên
khó khăn để không ngừng phát triển.
1.1.2. Sự cần thiết phải lập kế hoạch ngành viễn thông.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế Văn kiện đại hội Đảng IX đã khẳng định
mục tiêu phát triển của chiến lược 10 năm 2001 – 2010: “Đưa đất nước ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân
dân; Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ
tầng, tiềm lực kinh tế, an ninh quôc phòng được tăng cường; Thể chế kinh tế thị
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao”.
Xuất phát từ mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, chiến
lược phát Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm
2020 và chỉ số 58- CT/TW của Bộ Chính trị sẽ xem xét lý do cần phải xây dựng kế
hoạch 5 năm phát triển Viễn thông ở ba khía cạnh sau:
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế
Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng thì phải phát triển cơ sở
hạ tầng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Viễn thông và Internet lại
là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia do đó phải được ưu tiên
phát triển. Những ứng dụng công nghệ thông tin vào trong vào trong các ngành kinh
tế khác góp phần làm tăng năng xuất của những ngành này từ đó thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Do đó phát triển Viễn thông là cần thiết
vì nó là yếu tố khách quan cho quá trình sản xuất. Mục tiêu của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá hiện đại hoá là xây dựng nước ta là thành một nước công nghiệp có cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
Mặt khác, trong Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đất nước”. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất cảu sự
phát triển, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nước ta nhằm góp phần giải
phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ, tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi
mới, phát triển nhanh và hiện đại các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Muốn thực hiện được điều đó thì phải ưu tiên phát triển mạng thông tin quốc gia
liên kết với mạng thông tin quốc tế. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng thông tin quốc
gia, bao gồm hệ thống Viễn thông và Internet Việt Nam. Phát triển mạng thông tin
quốc gia đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của toàn xã hội.
Có thể nói thế kỷ XXI là thể kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin, thế kỷ mà
các công nghệ Viễn thông, Internet trở thành công nghệ gốc, quyết định phát triển
các loại công nghệ khác. Nếu không phát triển công nghệ thông tin thì mọi công
nghệ khác sẽ trở nên lạc hâu, kém hiệu quả và bị loại trừ.
Trong cuộc sống ngày nay, đời sống xã hội đang có bước thay đổi lớn nhờ sự
phát triển không ngừng của cách mạng công nghệ, tình hình kinh tế, chính trị thế giới
đang có nhiều thay đổi, cả thế giới đang trở thành một thị trường thống nhất thì sự
phát triển phồn thịnh của đất nước không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bên trong quốc gia
mà còn phụ thuộc rất nhiều vào vận hội và khả năng khai thác, học hỏi ở thế giới bên
ngoài.
Các nguồn thông tin từ thế giới bên ngoài có thể qua nhiều con đường và
phương tiện khác nhau về nước ta như: báo chí, phát thanh, truyền hình…Tuy nhiên
các phương tiên này chỉ cho nguồn thông tin một chiều. Để có thể giải quyết hàng
loạt các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có các phương tiện
giúp cho việc trao đổi thông tin hai chiều và nhiều chiều phương tiện đó chính là
Viễn thông và Internet.
Thực tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, công nghệ thông
tin là môi trường quan trọng tạo ra các điều kiện ban đầu cho việc hội nhập. Công nghệ
thông tin là động lực chủ yếu phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Như vậy công nghệ thông tin nói chung và viễn thông nói riêng phải đi trước một
bước trong quá trình hội nhập. Công nghệ thông tin là cơ sở phát triển công nghệ của mọi
ngành kinh tế – xã hội hiện đại . Muốn như vậy phải có kế hoạch phát triển Viễn thông
cũng như Internet một cách hợp lý để đạt được sự phát triển kinh tế của đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu đời sống xã hội
Để thực hiện mục tiêu chiến lược 2001 – 2010 là nâng cao đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần của người dân. Thì Viễn thông cần phải phát triển mạnh hơn nữa,
các phương tiện dịch vụ truyền thông tin ngày càng phải đa dạng hơn nữa dễ dàng
tiện lợi cho người sử dụng. Nếu như trước đây chỉ có dịch vụ truyền thông tin như
điện thoại gọi số, điện thoại công cộng, điện báo trong nước và quốc tế…thì nay đã
phát triển các dịch vụ Viễn thông mới như điện thoại dùng thẻ, điện thoại di động,
điện thoại hình, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ Internet, dịch vụ tư vấn…Yêu cầu tăng lên
thường xuyên là nhân tố thúc đẩy Viễn thông phát triển và không ngừng cải tiến,
nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mặt khác xét về khía cạnh xã hội thì sự phát triển của Viễn thông sẽ kéo theo
các ngành mới ra đời như lắp ráp điện tử, sản xuất điện thoại… tạo thêm được nhiều
việc làm mới làm tăng thu nhập của người dân từ đó cải thiện được đời sống vật chất
tinh thần của người dân cũng như đóng góp vào việc làm giảm gánh nặng thất nghiệp
cho toàn xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của công nghệ thông tin nói chung và Viễn
thông nói riêng
Trong điều kiện nước ta hiện nay là nên kinh tế thị trường vấn đề nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ được coi là nhân tố hàng đầu giúp doanh nghiệp chiến thắng
và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình như doanh thu, lợi nhuận, uy tín…
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì thông tin ngày càng nhanh
nhạy và chính xác. Chính vì vậy mà không ai có thể đảm bảo chắc rằng những dịch
vụ Viễn thông hiện có sẽ tiếp tục thành công trong tương lai nếu không được cải tiến
và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Phương hướng, nhiệm vụ đại hội IX của Đảng đặt ra đối với Bưu chính Viễn
thông trong chương trình kết cấu hạ tầng là phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn
thông hiện đại đồng bộ, thống nhất, và đa dạng đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội, an ninh quốc phòng với chất lượng cao nhất, điều chỉnh giá cước để khích
người dân sử dụng rộng rãi. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng
Internet trên 100 dân đạt mức trung bình của khu vực.
Chính vì vậy phải có kế hoạch phát triển Viễn thông, nâng cao chất lượng dịch vụ
là giải pháp cứu cánh trong chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của nước ta.
Trên đây là ba lý do cần phải xây dựng kế hoạch phát triển Viễn thông vậy
vấn đề đặt ra là xây dựng kế hoạch trong khoảng thời gian nào thì sẽ phù hợp 1năm,
3 năm, 5 năm. Vấn đề này sẽ được giải quyết như sau:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển Viễn thông trong khoảng 5 năm bởi vì thời gian
5 năm là thời gian đủ ngắn để đảm bảo việc định lương có cơ sở vững chắc hơn (xác
định các chỉ tiêu thực thi được chính xác hơn).
+ Thời gian 5 năm đủ dài so với một năm và 3 năm để đảm bảo cho sự đánh giá
hiệu quả các chính sách phát triển Viễn thông, đảm bảo cho các chính sách và giải
pháp này bộc lộ được mặt nhược điểm, ưu điểm.
+ 5 năm là khoảng thời gian trùng khớp với một nhiệm kỳ lãnh đạo chính trị
đảm bảo sự thống nhất giữa lãnh đạo kinh tế và lãnh đạo chính trị đảm bảo tổ chức
triển khai quy trách nhiệm cho các cấp.
Do việc xây dựng kế hoạch việc xây dựng kế hoạch cho phù hợp với tình hình
trên và sự chỉ đạo của chính phủ nhằm đạt được sự thay đổi của đời sống văn hóa xã
hội của đất nước, thì việc sửa đổi bổ xung là điều vô cùng cần thiết .
1.1.2.1. Sơ lược về lịch sử ngành Viễn thông
Ngành Bưu chính Viễn thông trước đây được gọi là ngành Bưu điện, lịch sử
hình thành và phát triển của ngành gắn với lịch sử dân tộc trong sự nghiệp giải
phóng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Theo nguồn từ Bộ Bưu chính Viễn thông thì lịch
sử hình thành và hoạt động của ngành Bưu chính Viễn thông có thể tóm tắt như sau
Bưu chính Viễn thông trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và miền Nam sau giải phóng, là thực
hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước, cho các cơ quan, đơn vị và
nhân dân. Thời kỳ này là thời kỳ có nhiều khó khăn đối với ngành, Ngân sách Nhà
nước rất eo hẹp, còn ưu tiên phục vụ cho chiến đấu, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, phục vụ trước hết là cho
các nhu cầu cấp bách nhất, nên đã thiếu lại càng thêm thiếu. Dù vậy, phát huy truyền
thống cách mạng “Trung thành, Dũng cảm, Tận tuỵ, Sáng tạo, Nghĩa tình”, các bộ
công nhân viên toàn ngành Bưu điện đã không ngại hy sinh, gian khổ, phấn đấu hết
sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao,
tặng phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập, Huân chương Sao vàng…
Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: Sau khi hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước
tiến vào giai đoạn cách mạng mới – giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc. Cán bộ công nhân viên ngành BĐVN cùng với nhân dân bước vào cuộc
chiến đấu mới, đó là cuộc chiến đấu với nghèo nàn, lạc hậu và chiến đấu bảo vệ biên
giới phía Bắc, biên giới phía Nam của Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống vẻ vang trong
thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, ngành Bưu điện đã viết tiếp những trang sử
mới, lập thêm nhiều kỳ tích mới trong thời kỳ xây dựng XHCN và góp phần đưa đất
nước tiến con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm 1976, Tổng cục Bưu điện đã chính thức tham gia 2 tổ chức quốc tế là: Liên
minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và tăng
cường mở rộng quan hệ quốc với nhiều nước trên thế giới.
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, non sông trở về một mối, ngày
02/08/1976, Hội nghị thống nhất toàn ngành Bưu điện được tổ chức tại thành phố Hồ
Chí Minh. Từ đây, ngành Bưu điện Việt Nam thống nhất dưới sự chỉ đạo chung vào
một đầu mối, một đơn vị kế hoạch với Nhà nước. Ngành là đơn vị trực thuộc Hội
đồng Chính phủ vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thông tin liên lạc, vừa
làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ các yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
Ngày 02/11/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 390/CP xác định “Ngành
Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là
một ngành kinh tế – kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức
kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”. Hệ thống tổ chức ngành
Bưu điện gồm:
- Tổng cục Bưu điện
- Bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bưu điện
tỉnh)
- Bưu điện huyện và tương đương
- Trạm Bưu điện xã và tương đương
Tổng cục Bưu điện quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tổ chức,
cán bộ của các Bưu điện tỉnh, các xí nghiệp , các đơn vị sự nghiệp trong Ngành,
không ngừng cải tiến hệ thống quản lý Bưu điện để đáp ứng yêu cầu phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Từ đó trải qua nhiều lần thay đổi và cải cách lại bộ máy quản lý
hành chính của Ngành đến 26/ 10/1992, Chính phủ ra nghị định số 03/CP về việc
thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý Nhà
nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền tín hiệu Phát thanh Truyền hình và
công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Ngày 07/05/1994, Thủ tướng chính phủ ra
quyết định số 91/TTg chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông thành đoàn kinh
doanh của Nhà nước. Từ năm 1995 đến nay Ngành Bưu chính Viễn thông chuyển từ
độc quyền sang cạnh tranh, đã có nhiều doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh và
chiếm thị phần của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ngành Bưu điện là một trong những Ngành đi đầu trong công cuộc đổi mới và
là ngành kinh tế đầu tiên được thưởng Huân chương Sao Vàng. Ngành phát huy
truyền thống đó và tiếp tục để phát triển ứng dụng khoa học công nghệ mới vào trong
các lính vực sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1.1.2.2. Vai trò của kế hoạch phát triển ngành đối với sự phát triển của viễn
thông.
Ngành viễn thông trong xu thế hội nhập đóng vai trò là ngành tiên phong đi đầu
phát triển để làm tiền đề cho các ngành khác phát triển và góp phần quan trọng giúp
kinh tế Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới nền kinh tế tri thức và thông tin.
Trong điều kiện đó thì Kế hoạch phát triển ngành là vô cùng cần thiết với vai trò là:
Là cơ sở để nhà nước chỉ đạo phát triển viễn thông thống nhất, đồng bộ với các
bản kế hoạch khác của nhà nước, đảm bảo đầu tư xây dựng mạng lưới viễn thông đạt
hiệu quả kinh tế.
Là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách và huy động các nguồn vốn trong
nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm cơ sở cho kế hoạch hàng năm và 5 năm của
ngành, đồng thời còn là cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch viễn thông trên
địa bàn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các các kế hoạch phát
triển phù hợp với kế hoạch quốc gia.
Bên cạnh đó viễn thông là ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng vì thế bản thân
ngành cũng có các tính chất hàng hóa công cộng, bởi vậy cần phải có sự can thiệp
nhà nước để có thể thực hiện các nhiệm vụ viễn thông công ích tránh tình trạng các
doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận mà quên mất nhiệm vụ xã hội khác, điều này
rất dễ sảy ra trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt và
chạy theo lợi nhuận là trên hết. Vì thế cần có một công cụ nhà nước để điều tiết hoạt
động của các doanh nghiệp sao cho đảm bảo sự phát triển của ngành, lại vừa có thể
thực hiện tốt các mục tiêu xã hội đã đề ra cho Viễn thông.
Trong bối cảnh hiện nay khi mà Việt Nam tham gia vào WTO một loạt các cam
kết của chúng ta chuẩn bị và đang bắt đầu thực hiện. các khó khăn như môi trường
cạnh tranh nâng cao, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt tham gia vào thị trường
Việt Nam sẽ rất khó khăn với các doanh nghiệp trong nước… Bên cạnh những thuận
lợi như tiếp thu vốn công nghệ, trình độ tổ chức quản lý… của nền kinh tế tiên tiến
trên thế giới. Chính vì thế Kế hoạch phát triển ngành là vô cùng quan trọng trong
điều kiện như hiện nay.
Các yêu cầu đối với một bản kế hoạch phát triển ngành.
1.2.1. Kế hoạch phát triển là một trạng thái động, là một quá trình cho từng
thời kì.
Hệ thống kinh tế xã hội là một hệ thống động không ngừng do nhu cầu của con
người không ngừng tăng lên và không có giới hạn. Mặc dù nhu cầu của con người là
vô hạn nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu đó là có giới hạn, dẫn đến sự cạnh tranh,
giành giật và gây ra những mâu thuẫn, là tiền đề nảy sinh sự không bền vững trong
hệ thống. do vậy kế hoạch phát triển phải tạo ra được một cơ cấu sản xuất hợp lí và
nhu cầu, giữa nhu cầu và khả năng đạt được cân đối trên cơ sở tính toán hợp lí theo
quan điểm sinh thái để có thể đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững.
Có rất nhiều các yếu tố không thể dự báo thì cũng rất khó cho được kết quả một
cách chính sác. Đặc biệt hiện nay khi mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
khiến cho cơ cấu kinh tế của quốc gia thay đổi một cách đáng kể; dòng hành; nguồn
vốn; công nghệ… giữa các quốc gia có sự lưu chuyển không ngừng. Những yế tố đó
đặt ra vấn đề cần sử lí xem xét luận chứng các điều kiện, xác định các dự án kế
hoạch một cách kĩ lưỡng, đảm bảo tính linh hoạt. Do vậy kế hoạch phát triển phải đề
cập được nhiều phương àn, thườn xuyên cập nhật, bổ xung tư liệu cần thiết để có giải
pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.2. Kế hoạch phát triển phải đạt được mục tiêu phát triển trong thế vận động
tiến bộ và bền vững.
Chúng ta đều biết hệ thống lãnh thổ kinh tế bao gồm rất nhiều các bộ phận cấu
thành nên, mà các phân hệ này thì lợi ích không giống nhau nên rất dễ xảy ra các
mâu thuẫn. Có thể nói lợi ích của mỗi cá nhân trong xã hội là rất khác nhau, lợi ích
mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi vùng lãnh thổ có tính cục bộ và thường vận động
không cùng chiều. Do vậy vấn đề rất quan trọng là kế hoạch phát triển phải làm thế
nào để hệ thống phát triển không ngừng và đạt được hiệu qủa không ngừng và sự
phát triển của các đối tượng phải nhất quán theo đúng một hướng nhất định.
Trong hki xây dựng kế hoạch phát triển cần phải tính tới việc có nhiều đối tượng
hoạt động khác nhau trong tư thế cạnh tranh trên cùng một lãnh thổ nhằm giành lợi
ích riêng về mình. Có thể kế hoạch phát triển phải xác định được mục tiêu phát triển
và các giải pháp kiến thiết trên lãnh thổ tạo được sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng
cho toàn bộ hệ thống.
1.2.3. Kế hoạch phát triển phải thể hiện đa dạng phân công lao động theo lãnh
thổ một cách đa dạng và linh hoạt.
Hoạt động kinh tế của con người ở mỗi lãnh thổ khác nhau lại có sự khác biệt vô
cùng đa dạng. Phân công lao động theo lãnh thổ lôi cuốn được các đối tượng tự
nhiên, kinh tế, xã hội vào quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ mang lại lợi
ích cho các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội khác nhau cùng tham gia vào quá trình
phức tạp đó. Khi thực hiện phân công lao động theo lãnh thổ phải cụ thể hóa được
định hướng, thậm chí cả những diến biến trong tương lai của phân công lao động
theo ngành.
Phân công xã hội theo lãnh thổ phản ánh sự lựa chọn địa diểm cho các nhà đầu
tư, của dân cư. Do vậy cần bố trí hợp lí từ nguồn vốn, nguồn lực cho kế hoạch cần
đạt được các chỉ tiêu mà bản kế hoạch đưa ra trong thời hạn của kế hoạch cũng như
trong công tác xây dựng kế hoạch của cá năm tiếp theo. Do vậy kế hoạch phát triển
bản thân nó phải thẻ hiện sự đa dạng phân công lao động theo lãnh thổ nhưng phải
thể hiện lợi ích sao cho phân công lao động đó diễn ra một cách tự nguyện.
1.2.4. Kế hoạch phát triển phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến bộ
của khoa học công nghệ và phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Phát triển để có thể thỏa mãn các nhu cầu hôm nay mà không tổn hại đến sự
phát triển tương lai là một cau hỏi lớn trước bất kì con đường phát triển nào nhằm đạt
được cả ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Các tính toán của kế hoach phát
triển phải dựa trên các yêu cầu bền vững của các yếu tố phát triển.
Tránh phát triển nóng, tôn trọng phát triển hài hòa nhịp nhàng của toàn hệ thống
cũng như từng phần tử của nó. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà cơ hội
đến rất nhanh và ai cũng muốn chớp lấy để theo đuổi mục tieu lợi ích thì điều này
tưởng chừng như rất dễ mà rất khó thực hiện Tình trạng đó sẽ dẫn đến phát triển
nhanh mà gây phá vỡ hệ thống chung của xã hội, gây ra các hậu quả khó lường.
Ngoài ra kế hoạch phát triển phải đảm bảo một trật tự trong ngắn hạn cũng như đảm
bảo yêu cầu phát triển trong dài hạn.
1.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch ngành viễn thông.
1.3.1. Đặc điểm của nghành viễn thông.
1.3.1.1. Viễn thông là ngành công nghệ thay đổi nhanh chóng.
Với tiến bộ vệ mọi phương diện, công nghệ thông tin/Internet và Viễn thông
không tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới mà còn “thu nhỏ” quá đất xoá
đi cách biệt về biên giới và thay đổi nếp sống, cách suy nghĩ cũng như cách làm việc
và giải trí của xã hội nó làm tăng tính cạnh trang và sự minh bạch của nền kinh tế
giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi
và hiệu quả hơn.
Những thay đổi của công nghệ Viễn thông thế giới: Công nghệ Viễn thông hiện
nay đã tiến bộ vượt bậc trong hai lĩnh vực là công nghệ băng rộng (ADSL) và Viễn
thông di động và một số công nghệ khác nữa. So với trước đây chưa có công nghệ
băng rộng việc truy cập Internet mất rất nhiều thời gian muốn liên lạc bằng điện thoại
cố định không liên được, hiện nay việc truy cập Internet đã tiết kiệm thời gian rất
nhiều so với trước đây.
Các công nghệ Viễn thông kết nối Internet trong thời gian qua trên thế giới triển
khai công nghệ mới WAP giúp máy điện thoại và vô tuyến có thể truy cập Internet
làm thay đổi các công nghệ cũ trước đây.
Điện thoại di động: Số lượng điện thoại di động áp dụng công nghệ mới trên thế
giới có xu hướng sử dụng rất nhiêu. Điện thoại mới đó là điện thoại di động vô tuyến,
theo dự báo của các nhà nghiên cứu thì trong tương lai nó sẽ trở thành phương tiện
quan trọng để truy cập Internet và thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử cho
người sử dụng.
Đó là một số xu hướng phát triển của thế giới, còn ở Việt Nam thì Viễn thông
thay đổi một cách nhanh chóng bắt đầu từ năm 1994 khi mạng điện thoại di động đầu
tiên bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác cho đến nay thì thị trường điện thoại di
động đã phát triển một cách nhanh chóng. Năm 2004 được coi là năm bùng nổ của thị
trường điện thoại di động.
1.3.1.2. Môi trường kinh doanh của ngành Viễn thông đang chuyển dần từ độc
quyền sang cạnh tranh.
Cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh nó bao gồm cạnh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất một loại hàng hoá dịch vụ nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch cạnh tranh trong nội
bộ ngành chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật, không có cạnh
trong nội bộ ngành thì sẽ không có sáng kiến, cải tiến thì bản thân ngành đó sẽ bị trì
trệ. Nói cách khác muốn có sự phát triển thì phải ra cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất ở
những ngành khác nhau nhằm mục tiêu tìm nguồn đầu tư có lợi. Cạnh tranh giữa các
ngành được thể hiện bằng sự dịch chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác
dẫn đến sự cân bằng về cung cầu sản phẩm giữa các ngành và bình quân tỉ xuất lợi
nhuận, đảm bảo sự bình đẳng cho việc đầu tư vốn giữa các ngành khác nhau. Điều đó
tạo nhân tố tích cực cho sự phát triển.
Viễn thông cũng như các ngành kinh tế khác đều phải tuân theo quy luật của nền
kinh tế thị trường đó là quy luật cạnh tranh. Môi trường kinh doanh của ngành Viễn
thông đang chuyển dần từ độc quyền sang cạnh tranh. Trước đây trên thị trường dịch
vụ Viễn thông chỉ có một nhà cung cấp duy nhất đó là Tổng công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT) hiện nay đứng trên góc độ nhà cung cấp dịch vụ thì VNPT
không còn là nhà cung cấp độc quyền nữa. Trên thị trường đã xuất hiện thêm 5 doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông đó là:
+ Công ty Viễn thông quân đội (Viettel);
+ Công ty Viễn thông điện lực (ETC);
+ Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT);
+ Công ty cổ phần Viễn thông hàng hải (Vishipel);
+ Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom);
Với sự tham gia vào thị trường của năm Công ty này đã làm cho làm cho cạnh
tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông ngày càng gay gắt hơn.
Đặc điểm của thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam: trên thị trường các khách
hàng nhận biệt được chất lượng của dịch vụ Viễn thông thông qua dấu hiệu biểu hiện
như mức độ hiện đại của trang thiết bị, thái độ phục vụ, giá cả. Thị trường dịch vụ
Viễn thông bố trí chủ yếu ở các trung tâm thành phố lớn còn ở các vùng nông thông
còn hạn chế. Trong tương lai thị trường dịch vụ Viễn thông sẽ phát triển rộng khắp
các vùng nông thôn trong cả nước.
Đặc điểm riêng của thị trường dịch vụ Viễn thông là: Thị trường dịch vụ Viễn
thông xuất hiện cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý và xu hướng toàn cầu hoá hội
nhập vào thị trường và nền kinh tế thế giới. Các đặc điểm riêng thể hiện trên các khía
cạnh sau:
+ Quy mô thị trường mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là vùng thành phố, vùng
nông thôn, vùng sâu vùng xa đang có xu hướng phát tiển.
+ Cơ cấu khách hàng trên thị trường dịch vụ Viễn thông có sự thay đổi theo
hướng chuyển sang đối tượng tư nhân, doanh nghiệp.
1.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển ngành.
Dựa vào thực tế phát triển của ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 5
năm, 10 năm khi đánh giá ngành phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
Đánh giá về quy mô và mức độ phát triển ngành thông qua các chỉ tiêu phát
triển của ngành trong 5- 10 năm qua: Các chỉ tiêu cần xét đến như mật độ điện thoại/
100 dân; mật độ sử dụng thuê bao di động/ 100 dân; quy mô phát triển của nghành
(tổng doanh thu, tổng số máy, tổng số thuê bao…), phát triển mạng lưới của nghành.
Đánh giá các yếu tố nguồn lực tác động đến phát triển của ngành như là nguồn
lực, vốn đầu tư, khoa học công nghệ… Đây là những yếu tố đóng vai trò then chốt
trong việc vạch ra các giải pháp và hoạch định các chính sách nhằm đạt được mục
tiêu phát triển trong tương lai.
Đánh giá môi trường phát triển ngành: Môi trường pháp lý, hệ thống luật pháp,
điều hành quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động thế nào. Điều quan trọng là
sau khi đánh giá thực trạng chúng ta có thể rút ra được các mặt mạnh, mạt yếu kém
của ngành trên tất cả các khía cạnh , rút ra được xu hướng phát triển của ngành.
1.3.3. Các phương pháp thực hiện dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông.
1.3.3.1. Một số đặc điểm đặc thù khi dự báo nghành viễn thông.
Trong ngành viễn thông chỉ tiêu đánh giá phát triển của ngành thể hiện ở mật
độ điện thoại/ 100 dân, chính vì thế đây là chỉ tiêu chủ chốt đánh giá mức độ phổ cập
cũng như tôc độ phát triển ngành.
Về dự báo điện thoại di động cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Giá thiết bị đầu cuối: đây là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định của
khách hàng đặc biệt là khách hàng có thu nhập thấp.
+ Cạnh tranh: thị trường dịch vụ di động có sự cạnh tranh ở mức rất cao, dẫn
đến giá dịch vụ giảm nhanh.
+ Các dịch vụ giá trị gia tăng và ứng dụng: do phát triển công nghệ và cạnh
tranh các nhf cung cấp dịch vụ rất chú trọng cung cấp các ứng qua mạng.
+ Các yếu tố đột biến: bao gồm các yếu tố công nghệ, dịch vụ, kĩ thuật, kinh tế-
xã hội. Những yếu tố này có khả năng bùng phát nhu cầu.
1.3.3.2. Một số phương pháp thường dùng trong dự báo phát triển viễn thông.
1.3.3.2.1. Dự báo theo phương pháp hồi quy tương quan.
Phương pháp này dự báo mật độ điện thoại dựa trên mối quan hệ giữa
GDP/người và số máy điện thoại phát triển hàng năm.
Theo khuyến cáo của ITU và các nhà khoa học thì mối liên hệ tương quan giữa
mật độ điện thoại và GDP bình quân trên đầu người được biểu diễn dưới dạng hàm số
sau:
Y = e
c(1)
*x
c(2)
Với x là thu nhập bình quân trên đầu người và Y là mật độ điện thoại trên/ 100
dân.
1.3.3.2.2. Dự báo theo phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu
hướng.
Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở số liệu của những năm trước để dự báo cho
các năm tiếp theo. Công thức:
Y(t+1) = a
0
(t) + a
1
(t)
Trong đó:
a
0
(t) = αy(t) + (1-α)[a
0
(t-1) + a
1
(t-1)]
a
1
(t) = [a
0
(t) - a
0
(t-1)] + (1-γ) a
1
(t-1)
α: Hệ số san bằng mũ.
γ : Hệ số san bằng xu hướng.
y(t): Số máy điện thoại của năm t.
Nhìn chung các hàm dự báo trên đây chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian dài
và ổn định, nếu chúng ta áp dụng các phương pháp dự báo trên trong một vài năm thì
sẽ không cho kết quả chính sác cao. Do vậy chúng ta cũng có thể dự báo theo phương
pháp chuyên gia.
1.3.3.4. Phương pháp đánh giá các xu hướng phát triển của ngành.
Dựa vào đặc điểm ngành viễn thông ở trên có thể thấy xu hướng của ngành là
luôn có sự biến động vì đây là ngành có công nghệ thay dổi nhanh và mang tính kết
nối toàn cầu. Chính bởi lý do đó khi đánh giá xu hướng phát triển của của ngành cần
phải đánh giá được xu hướng công nghệ mới trên thế giới, xem công nghệ nào khả
thi có khả năng phổ biến trong tương lai, khả năng áp dụng ở Việt nam ra sao trên cơ
sở đó sẽ đánh giá xu hướng của ngành.
Xu hướng phát triển phải mang tính thực tiễn cao không xa vời thực tế sẽ gâpy
ảnh hưởng đến định hướng phát triển của ngành. Ngoài ra sự phát triển của ngành
phải mang tinh linh động đi trước đón đầu phù hợp với lộ trình của nước ta.
1.3.3.5. Phương pháp xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành.
Chính từ đánh giá thực trạng kết hợp với dự báo, các đánh giá xu hướng ở trên
lấy đó làm cơ sở để đưa ra các quan điểm, mục tiêu phát triển cho ngành.
Về quan điểm để thực hiện được phải dựa trên quan điểm phát triển của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, kết hợp với quan điểm đã có của chiến lược phát triển ngành
từ đó sẽ cân đối dựa trên đặc điểm, tình hình, các dự đoán tương lai của ngành rồi sẽ
đưa ra quan điểm phát triển của kế hoạch phát triển Viễn thông.