Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.18 KB, 20 trang )

PHÒNG GD & ĐT …………….
TRƯỜNG THCS ………………..

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH

Tác giả chuyên đề: .......................................

Năm học 2019-2020


1. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: …………………………………...
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS ……………………………………..
2. Tên chuyên đề: Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh.
I. Đặt vấn đề.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới và là chìa khóa để mở mang
tri thức, hiểu biết cho toàn thể nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như xã
hội. Chính vì lẽ đó mà phong trào học Tiếng Anh của mọi lứa tuổi, dưới nhiều hình thức
khác nhau đã và đan được lan rộng khắp mọi nơi. Ở các trường phổ thông nói chung và
Trung học cơ sở nói riêng, Tiếng Anh là một môn học cần thiết, quan trọng, là công cụ
giúp các em khám phá thế giới, mở mang kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy
nhiên đây là một môn học khó, đòi hỏi sự phát huy toàn diện về trí và lực của cả thầy và
trò. Xuất phát từ thực tiễn về môn học Tiếng Anh trong trường THCS là hầu hết đầu vào
của các em học sinh chất lượng chưa cao, nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng, rất hạn
chế trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm, năng lực tư duy yếu, phương
pháp học tập chưa tốt, chưa phù hợp, thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không
học từ vựng và lười học ngữ pháp, vì thế mà kết quả học tập của các em ngày càng giảm
sút khiến các em trở nên chán nản Vì lý do đó mà giáo viên cần nghiên cứu tìm ra


những phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp các em yêu thích môn học hơn, chăm
chỉ học tập hơn nhằm phát huy được khả năng tự học, trí sáng tạo, biết vận dụng những
kiến thức sẵn có để làm tốt các dạng bài tập, thu được kết quả cao trong các kỳ thi, đặc
biệt là kỳ thi THPT.
Trong quá trình giảng dạy, để hạn chế số lượng học sinh yếu, kém thì công tác
phụ đạo học sinh yếu, kém là một hoạt động thường xuyên và không thể thiếu được
trong bất kỳ trường THCS nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè có


thể nắm bắt được kiến thức cơ bản của nội dung bài học, nhận thức được tầm quan trọng
của việc học ngoại ngữ để từ đó yêu thích bộ môn và chăm chỉ học tập hơn.
Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm tòi những phương pháp
giảng dạy phù hợp giúp học sinh yếu, kém trường tôi học tập tốt hơn, cảm thấy tự tin
hơn khi học môn Tiếng Anh trong một lớp học đông học sinh.
Đề tài nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh đặc
biệt là chất lượng học sinh yếu kém, góp phần nâng cao chất lượng đại trà, đồng thời
giúp học sinh yếu, kém yêu thích bộ môn Tiếng Anh, tự tin hơn và có thái độ học tập
tích cực trong tất cả các giờ học.
II. Thực trạng chất lượng giáo dục cả nhà trường so với toàn huyện và toàn tỉnh
năm học 2018-2019.
1. Chất lượng chung của toàn trường.
Trong năm học qua nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2086/QĐUBND ngày 25/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thời gian từ
năm học 2017-2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên tỉnh Vĩnh Phúc; Công văn số: 526/HD-GDĐT ngày 18/9/2018 về hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường.
Triển khai đồng bộ và hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của
ngành phát động. Thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình, nội dung theo hướng
tinh giảm, đáp ứng mục tiêu giáo dục, chú trọng lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức,
giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

qua các môn học và các hoạt động giáo dục. Tăng cường vận động và yêu cầu GV thực
hiện đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học….
Kết quả đạt được trong năm qua được đánh giá qua bảng thống kê sau:
- Giỏi
- Khá
- TB
- Yếu

* Học lực
62 em, tỷ lệ 15.01%
198 em, tỷ lệ 47.94%
149 em, tỷ lệ 36.06%
4 em, tỷ lệ 0.97%


* Hạnh kiểm
- Tốt
388 em, tỷ lệ 93.95%
- Khá
25 em, tỷ lệ 6.05%
- TB
0 em, tỷ lệ 0%
- Yếu
0 em, tỷ lệ: 0%
2. Kết quả thi vào THPT của trường . So sánh trong phạm vi huyện và trong phạm
vi toàn tỉnh. Sự tiến bộ so với kỳ thi năm trước 2018-2019:
- Năm học 2019-2020, số học sinh thi vào THPT là 87/93 đạt tỉ lệ 93.55%. So với
kì thi vào THPT năm học 2018-2019 tăng trưởng là 8,33%. (năm học 2018-2019 có
98/115 HS dự thi đạt 85,2%). Kết quả thi ở từng môn cụ thể như sau:
+ Môn Toán: Kết quả thi đạt ĐTB là 4,8 điểm, xếp thứ 26 trong huyện, thứ 82 toàn tỉnh.

So với năm học 2018-2019 thì ĐTB giảm 0,04 điểm, giảm 6 bậc trong huyện,
giảm 12 bậc so với toàn tỉnh. ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,83
điểm; So với ĐTB toàn tỉnh thì kém 0,26 điểm.
+ Môn Ngữ Văn: Kết quả thi đạt ĐTB là 5,8 điểm, xếp thứ 24 trong huyện, thứ
78 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB tăng 0,81 điểm, giảm 5 bậc trong
huyện, giảm 24 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,35 điểm; So với ĐTB toàn
tỉnh thì kém 0,06 điểm.
+ Môn Tiếng Anh: Kết quả thi đạt ĐTB là 5,0 điểm, xếp thứ 16 trong huyện, thứ
86 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB giảm 0,36 điểm, tăng 5 bậc trong
huyện, tăng 17 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,22 điểm; So với ĐTB toàn
tỉnh thì cao hơn 0,2 điểm.
+ Môn Vật lý: Kết quả thi đạt ĐTB là 6,9 điểm, xếp thứ 15 trong huyện, thứ 52
toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 (môn Sinh học) thì ĐTB tăng 0,24 điểm, giảm 6
bậc trong huyện, giảm 15 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,29 điểm; So với ĐTB toàn
tỉnh thì cao hơn 0,27 điểm.


+ Môn Lịch sử: Kết quả thi đạt ĐTB là 6,8 điểm, xếp thứ 6 trong huyện, thứ 15
toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB tăng 0,82 điểm, giảm 3 bậc trong huyện,
giảm 8 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì cao hơn 0,67 điểm; So với ĐTB
toàn tỉnh thì cao hơn 1,06 điểm.
Tổng hợp 5 môn: Kết quả thi đạt ĐTB là 5,9 điểm, xếp thứ 15 trong huyện, thứ
40 toàn tỉnh. So với năm học 2018-2019 thì ĐTB tăng 0,33 điểm, giảm 5 bậc trong
huyện, giảm 10 bậc so với toàn tỉnh.
ĐTB 5 môn thi so sánh với ĐTB toàn huyện thì kém 0,17 điểm; so sánh với ĐTB
toàn tỉnh thì cao hơn 0,28 điểm.

3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó
đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh
yếu kém phải được giáo viên quan tâm, nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học
sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi
giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
3.1. Về phía học sinh
Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh
yếu kém có thể kể đến là do :
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em học sinh
yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc
học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học
thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em chưa xác định được mục đích
của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào
những nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung
đó nói lên điều gì. Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, chưa
có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn
đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học, hổng kiến thức.


- Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới. Đây là một điều không thể phủ nhận với
chương trình học tập hiện nay. Đa số học sinh chưa có sự nhận thức đúng đắn của việc
học tập bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập
của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách “Học tốt
Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng, ngữ pháp hay thực hành các kỹ năng.
- Một số học sinh chưa thực sự tự giác trong học tập, chưa có động cơ học tập,
mất kiến thức cơ bản ngay từ lớp dưới, hoặc còn bị ảnh hưởng bởi trò chơi điện tử, chưa
tự xây dựng cho mình phương pháp tự học, chưa dành nhiều thời gian cho việc thực
hành tiếng anh hàng ngày, nhiều học sinh không theo kịp bạn để rồi sinh ra chán học, sợ
học.

- Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên,
có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn
trong sách giải một cách thụ động.
Học sinh ít có môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kỹ năng nói nghe
còn hạn chế. Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, hoặc đọc
chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức.
Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, không chịu đi học.
- Ngoài môn học Tiếng Anh học sinh còn phải học, soạn bài và làm bài tập những
bộ môn khác nên đối với những em không biết phân phối thời gian để luyện các kỹ năng
như nghe, viết, làm bài tập về ngữ pháp hay học kỹ từ vựng.
3.2. Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần
ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu.
Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu
không theo kịp.


- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự giúp
đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để động viên, hoặc
khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ trong học tập như là khen thưởng các
em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt
chí không tự vươn lên...
- Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chỉ tập trung dạy
theo nội dung tiết học trong khung phân phối chương trình, không đủ thời gian để quan
tâm đến hết đối tượng học sinh trong lớp nhất là học sinh yếu, kém.
3.3. Về phía phụ huynh
- Còn một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con
em, phó mặc mọi việc cho nhà trường và thầy cô.

- Một số gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ không chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên học sinh
lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh,...) cha mẹ cũng đồng ý cho
phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...
Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh
yếu mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy .
Qua thực tế cho thấy, học sinh là nhân tố quyết định chất lượng và tay nghề của
người thầy vì dù thầy giáo có giỏi đến đâu mà học sinh không có năng khiếu bộ môn,
học tập chưa tích cực, không có lòng đam mê và yêu thích môn học thì công tác bồi
dưỡng phụ đạo cũng sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Năng khiếu về
môn học, tính tích cực, sự kiên nhẫn và lòng đam mê môn học và được hướng dẫn học
tập bởi một giáo viên giỏi về kiến thức, phương pháp và tâm huyết với nghề là những
nhân tố tạo nên kết quả của quá trình phụ đạo học sinh yếu, kém. Học sinh cần có
phương pháp tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài tập của môn học. Tích
cực học thầy, học bạn, tăng cường hoạt động theo cặp, nhóm nhằm trao đổi ý kiến, ôn


bài, kiểm tra kiến thức hoặc chấm chữa bài kiểm tra cho nhau, biết chia sẻ kinh nghiệm
và giúp đỡ bạn mình cùng tiến bộ. Biết rõ tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh để đầu
tư thời gian học tập bộ môn một cách nhiệt tình và có hiệu quả. Có kế hoạch học tập cụ
thể và điều quan trọng nhất là các học sinh tham gia bồi dưỡng phải có các phương pháp
học tập tích cực, khoa học và có hiệu quả.
Như vậy, khi giáo viên tổ chức phụ đạo phải lưu ý tránh cho học sinh những phản
ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động
viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực.
4. Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu
4.1. Giải pháp chung
4.1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện.

- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an
toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của
bản thân mình.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo
viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, gần gũi và tôn trọng mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm
mà các em đã hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để
khuyến khích các em.
4.1.2. Khuyến khích động viên, tạo hứng thú học tập.
Để giúp HS yếu kém vươn lên khi học bộ môn Tiếng Anh, điều đầu tiên là cá thể
hóa đối tượng HS trong quá trình giảng dạy: Dạy không chú ý tới số đông mà truyền đạt
kiến thức có chất lượng đến từng HS. Muốn vậy, phải nắm được năng lực tiếp nhận và
cá đặc điểm tâm sinh lý của từng em.


Với đối tượng HS hiếu động, cần thường xuyên nhắc nhở các em tập trung vào
bài, HS thụ động cần động viên khuyến khích, tránh mắng hay là phê bình các em. Đồng
thời chọn các bài tập vừa sức để các em có thể làm bài, có thêm tự tin trong học tập.
Mỗi tiết học chỉ nên truyền đạt cho HS một lượng kiến thức vừa phải để tiếp thu chứ
không nên nhồi nhét. Kiến thức phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để HS ghi nhớ.
Không nên yêu cầu cao đối với đối tượng HS yếu kem khi các em chưa đạt được
một chuẩn kiến thức nhất định, đi từ bài tập cơ bản. Khi giải bài tập, nếu có kiến thức
liên quan cần dừng lại yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, giúp các em tập trung vào bài
đồng thời ôn lại kiến thức cũ.
Cùng với đó, không dồn quá nhiều bài tập trong một tiết học, không dạy quá
nhanh, cần dạy chắc kiến thức, quan sát thái dộ học tập của HS để có hướng điều chỉn
kịp thời. Khi thấy HS có biểu hiện mệt mỏi, nên thay đổi dạng bài tập đơn giản hơn.

Tạo hứng thú học tập là điều rất quan trọng, HS yếu kém thường dễ nản, ít động
não, gặp câu hỏi khó thường buông xuôi.
GV cũng nên luôn đi lại, quan sát từng HS làm bài. Nếu thấy HS nào không làm
được bài sẽ trực tiếp chỉ cho HS chỗ sai sót. Ngoài ra, cần động viên HS yếu lên bảng
trình bày. Đây là một trong những cách giúp các em nhắc lại để các em ghi nhớ cấu trúc.
Luôn động viên tuyên dương khi các em làm được bài để động viên tinh thần các em.
4.1.3. Phân loại đối tượng học sinh
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng
của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng
tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
- Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm
tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em


được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của
mình trong tập thể.
- Ngoài ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp
giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 1 buổi trong một
tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi
cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
4.1.4. Xếp chỗ ngồi cho HS
Việc sắp xếp chỗ ngồi cho HS yếu cũng rất quan trọng. Xếp các em ngồi cùng
những học sinh khá giỏi để các em khá giỏi có thể giúp đỡ các em học tập, và xếp các
em ngồi ở vị trí tiện cho GV tiếp cận như đầu bàn, cạnh lối đi, tránh xếp các em ngồi
bàn cuối sẽ hạn chế sự tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng kết quả học tập.
4.1.5. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng

thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy,
giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và
tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê
khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia
đình, tính cách, sở thích và nề nếp sinh hoạt, bảo ban các em về thái độ học tập, tổ chức
các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục các em về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên
trong học tập, làm cho các em thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên
phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ
huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng
không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm
đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em để
các em có ý chí phấn đấu vươn lên.
4.1.6. Tổ chức kèm cặp học sinh yếu kém


- Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách
học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu
kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần
tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu
thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn
phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà
- Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các emcó thời gian học tập, đôn đốc
thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
4.2. Giải pháp cụ thể
4.2.1. Lập danh sách học sinh yếu kém.
- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn
mình thông qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm hoặc ở năm học trước để nắm rõ
các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc

biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó
lên trả lời, động viên khi các em còn rụt rè, khen ngợi khi các em trả lời đúng…
4.2.2. Điểm danh học sinh mỗi buổi học
- Thường xuyên điểm danh và báo với giáo viên chủ nhiệm lớp những trường
hợp học sinh bỏ học để có biện pháp khắc phục.
4.2.3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ
Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm
được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết dạy
cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản,
theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài
tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các em
đã hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.


Khi giao bài tập, cho HS làm theo từng dạng trước, sau đó mới đến bài tập tổng
hợp để HS quen dạng bài.
Trước khi làm bài tập, GV hướng dẫn cách làm bài, yêu cầu HS nêu lại một số
cấu trúc ngữ pháp liên quan, viết công thức để khắc sâu kiến thức và yêu cầu ghi công
thức cạnh câu bài tập để nhắc nhở bản thân nhớ lại kiến thức khi đọc lại bài.
GV chú ý chỉ cho HS cách đọc hiệu quả như: làm bài vào vở, không làm vào đề,
khoanh tròn các câu sai, về nhà làm lại đề ở nhà sau đó đối chiếu lại đáp án thầy cô chữa
trên lớp, ghi lại công thức ngữ pháp lien quan đến bài tập trong lúc nghe giảng vào 1
cuốn vở riêng.
III. Đối tượng học sinh, dự kiến số tiết dạy
- Đối tượng học sinh áp dụng: Là những học sinh yếu kém môn Tiếng Anh từ lớp
6 đến lớp 9
- Số tiết định dạy: 6 buổi tương ứng 18 tiết
IV. Hệ thống phân loại dấu hiệu đăc trưng, các dạng bài tập đặc trưng, các dạng

bài tập đặc trưng của chuyên đề.
1. Dạng bài tập trắc nghiệm (Multiple Choice)
2. Dạng bài tự luận
V. Hệ thống các phương pháp cơ bản đặc trưng để giải các dạng bài tập trong
chuyên đề.
1. Nâng vốn từ vựng cho HS.
Đa số HS có tư tưởng lười học từ vựng, chưa biết cách học từ vựng, không biết từ
loại của các từ, học mà không nhớ rõ nghĩa hoặc nhớ nghĩa mà không thuộc từ. Đối với
HS nhóm này, yêu cầu các em mỗi ngày thuộc 3 từ vựng mới theo đơn vị bài học mà
giáo viên đã hướng dẫn cách đọc, cho biết nghĩa và từ loại. Vào đầu giờ, cho các em
kiểm tra nhau theo cặp và báo cáo kết quả cho giáo viên. Hết một tuần giào viên sẽ kiểm
tra tất cả các từ vựng mà GV đã yêu cầu các em học trong một tuần.


Làm được như thế đối với 1 số em chịu học từ vựng 1 cách nghiêm túc thì số
lượng từ vựng trong trí nhớ các em sẽ được nâng lên 1 cách nhanh chóng. Điều này giúp
ích rất nhiều cho các em trong việc làm các bài tập Tiếng Anh khác nhau
2. Dạy ngữ pháp.
Dạy ngữ pháp cần phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn
kiến thức. Nói cách khác, cần giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng
bài. Mỗi bài học cần xây dựng 1 số câu hỏi then chốt nhằm khai thác những kiến thức
trọng tâm của bài.
GV nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT, như sử dụng máy
chiếu để đưa ra các dạng bài luyện tập ngữ pháp để HS nắm vững cấu trúc câu, luyện
cho HS các kỹ năng thông qua nhiều dạng bài tập, thường xuyên kiểm tra từ vựng, đồng
thời dạy HS cách học, trong đó ý thức tự học của mỗi HS là yêu cầu bắt buộc luôn phải
đặt ra trong mỗi giờ lên lớp. Dạy HS cách học từng phần, từng nội dung, từng bài; biết
cách ghi nhớ, ghi nhớ có chọn lọc, nhớ để hiểu và hiểu giúp ghi nhớ dễ hơn, sâu hơn,
lâu hơn.
Giáo viên cũng giúp HS nâng cao năng lực khái quát hóa tổng hợp trong học và

tự học, biết sử dụng phương pháp xây dựng “Cây kiến thức” để củng cố, hoàn thiện kiến
thức, kỹ năng.
3. Rèn kỹ năng nói.
HS yếu kém không biết cách đặt câu hỏi làm sao cho đúng mặc dù đã có đáp án
được gợi ý sẵn trong SGK, GV cần gợi ý câu trả lời trước câu hỏi và yêu cầu các em tìm
đáp án trả lời, sau đó mới yêu cầu HS thực hành hội thoại.   Giáo viên có thể xây dựng
hoặc chuyển đổi các hình thức luyện tập nói với những chủ đề đơn giản, gần gũi,
khuyến khích các em nói với những câu ngắn, đơn giản. Trong quá trình giao tiếp, giáo
viên không quá chú ý đến việc sử dụng ngữ pháp trong khi các em đang nói hoặc trình
bày các ý tưởng của mình mà chỉ cần chú ý đến việc các em có thể diễn đạt được những
gì mà bản thân muốn thể hiện.


- Khi các em nói sai chúng ta không nên ngắt lời để sửa lỗi ngay vì khi đó có thể
làm cho các em quên những gì mà bản thân muốn nói, hơn thế nữa các em sẽ ngại với
bạn cùng lớp. Chúng ta chỉ nên sửa lỗi sau khi các em đã trình bày xong ý kiến của
mình, từ đó giáo viên nhận xét và có thể diễn đạt lại với lớp bằng những câu từ đơn giản
dễ nắm bắt. Nếu cần thiết thì giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh cách đọc từ sẽ tạo
thêm sự thuận lợi khi các em giao tiếp
4. Rèn kỹ năng đọc.
Với đối tượng yếu kỹ năng đọc, giáo viên phải có kế hoạch dạy các em đó trong
các tiết dạy kỹ năng đọc. Có nhiều cách để dạy kỹ năng này.
+ Với dạng bài đọc hiểu, giáo viên có thể cho HS yếu kém tham gia bình thường,
nhưng chỉ hỏi câu hỏi dễ và gần gũi để các em trả lời được. Đồng thời dạy các em kỹ
năng đọc: đọc câu hỏi, tìm đoạn lấy thông tin, tìm các từ chìa khóa để dẫn các em đến
câu trả lời.
+ Với bài tập đọc đoạn văn rồi chọn câu trả lời đúng (A, B, C hoặc D), HS thường
cảm thấy đoạn văn dài, nhiều từ mới nên các em thường ngại đọc và hay chọn bừa đáp
án, thậm chí có những em chọn tất 1 đáp án A, B, C hoặc D, lúc này GV cần phải yêu
cầu HS đọc từng câu 1 để hiểu nội dung câu hỏi, sau đó tìm đọc đoạn văn có liên quan

đến câu hỏi, tìm câu có từ chìa khoá trong câu hỏi và tìm ý chính để xác định câu trả lời.
+ Với bài tập True/ False thì có em sẽ không chịu đọc bài mà chọn hết đáp án
True hoặc chọn hết đáp án False với hy vọng sẽ có đáp án đúng trong đó. Với trường
hợp này, cần hướng dẫn các em đọc lướt các câu True/False xem bài yêu cầu và hỏi gì.
Sau đó đọc thầm đoạn văn. Các câu hỏi trong phần True/False thường là từ trên xuống
dưới trong đoạn văn, nên GV hướng dẫn HS đọc từ trên xuống dưới, tìm ý hoặc câu có
liên quan đến câu True/False và gạch chân lại. Đọc các phần liên quan đến câu
True/False so với câu tìm được trong đoạn văn và xem câu đó đúng hay sai. Sau khi làm
xong, cần đọc lại toàn bộ đoạn văn để hiểu ý toàn bài và xem xét xem có cần điều chỉnh
đáp án nữa không.


+ Với bài tập dạng điền khuyết: đây là dạng bài tập khó đòi hỏi HS phải đọc toàn
bộ đoạn văn chưa hoàn chỉnh, HS yếu kém thường có vốn từ ít, không thể đọc và đoán
được nội dung nên thường làm sai rất nhiều phần này.
GV nên hướng các em chú ý đến các câu có chứa cấu trúc ngữ pháp trước, sau đó
mới làm các câu dạng điền từ vựng.
Sau khi làm bài, phải đọc lại toàn bộ đoạn văn và cố gắng đọc để hiểu, từ đó điều
chỉnh các sai sót đã làm trước đó. Trước khi điền từ, tìm các từ liên đới xung quanh chỗ
trống cần điền để chọn cho đúng từ.
5. Dạy kỹ năng viết:
Khi dạy các bài viết trong SGK mà gần như không có nhiều dữ kiện cho trước và
cấu trúc để HS bắt chước. GV cần soạn và tìm các bài tập mẫu có sẵn phô tô và phát cho
HS để sử dụng cho bài viết của mình. Sau khi phát bài mẫu, GV yêu cầu HS phải hiểu
được đoạn văn, gạch chân các cấu trúc mà các em định sử dụng.
Khi dạy dạng bài viết lại câu, giáo viên cho nhiều câu ví dụ, rồi công thức, yêu
cầu các em lần lượt lặp lại công thức, sau đó cho các em làm các bài tập đơn giản. GV
yêu cầu HS viết câu của mình làm lên bảng, những HS khác quan sát, nhận xét và bổ
sung đến khi tạo ra câu đúng.
Chẳng hạn như khi hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài viết lại câu sử dụng cấu

trúc “It takes / took + O + time + to-infinitive …” thay thế cho cấu trúc “S +
spend(s)/spent + time + (in) + V-ing ….” và ngược lại, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu
kỹ các thành phần trong từng cấu trúc trước để các em quen và nhận dạng được các
thành phần, sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu sự biến đổi vị trí và chức năng của các thành
phần trong cấu trúc:
* Trường hợp 1:
It takes / took + O + time +

to-infinitive …

S + spend(s)/spent + time + (in) + V-ing ….
* Trường hợp 2:


S + spend(s)/spent + time + (in) + V-ing ….
It takes / took + O + time +

to-infinitive …

Sau đó GV cho một vài câu ví dụ rồi hướng dẫn HS xác định các thành phần
trong câu và cách chuyển các thành phần trong câu từ cấu trúc này sang cấu trúc còn lại.
GV lưu ý HS về thì của động từ trong cấu trúc: “take” được dùng ở thì nào thì “spend”
sẽ được dùng ở thì đó và ngược lại, và chú ý chia động từ “spend” cho phù hợp với chủ
ngữ trước nó.
1. It takes me twenty minutes to go to school everyday
=> I spend twenty minutes going to school everyday
2. Long spent one hour traveling from Vinh Phuc to Ha Noi
=> It took Long one hour to travel from Vinh Phuc to Ha Noi
Dần dần sau 1 thời gian, với sự giúp đỡ hướng dẫn của GV, HS sẽ quen và kỹ
năng viết của các em dần được cải thiện.

VI. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể.
1. Bài tập trắc nghiệm.
Exercise 1: Choose the word or phrase (A, B, C or D) that best fits each of the
following blanks to complete the sentences below.
1. Would you mind ...... off the lights?
- I’d rather you didn’t.
A. if I turn
B. I turn
2. Would you mind my ...... ?

C. if I turned

D. turning.

A. smoking
B. smoke
C. smokes
3. Would you mind ......... in front of the taxi, please?

D. smokeing

A. sit
B. sitting
4. Do you mind if I ........ your magazine?

C. sat

D. to sit

A. borrow


C. borrowing

D. have borrowed

B. borrowed


5. Do you mind ......... the papers all over the table?
A. not leave
B. don’t leave
C. not leaving
D. isn’t leaving
6. Do you mind if I get this extra chair? - .........................................
A. Yes, I do
B. No, I don’t mind
C. No, I don’t
7. Do you mind if I ......... the washing-up tonight?

D. No, you can’t

A. not do
B. didn’t do
8. Would you mind if I ...... .......?

C. not doing

D. don’t do

A. don’t come

B. not come
9. Would you mind if I smoked?

C. didn’t come

D. not coming

A. I’d rather you don’t
C. I’d rather you didn’t
10. Do you mind if he ...... you for a help?

B. I’d rather you won’t
D. I’d rahter you haven’t

A. ask
B. asked
C. asking
D. asks
Exercise 2: Choose one out of the three words given in brackets to complete the
following sentences. Underline the words you choose.
1. Would you mind if I (take / took / taking) a photo?
2. Do you mind if my friends (join / joining / joined) in our trip?
3. Would you mind (open / opening / opened) the door?
4. Would you mind if she (take / takes/ took) these books home?
5. Do you mind if we (get / getting / got) a taxi to town?
6. Would you mind (buy / buying / bought) me some sandwiches?
7. Do you mind if she (ride / rides / rode) your bike?
8. Would you mind my (stay / staying / stayed) with you for a week?
Exercise 3: Circle the correct sentence (A, B, C or D) made from the suggested words.
1. you / mind / if / smoke / ?

A. Do you mind if I am smoking?
C. Would you mind my smoking?
2. It / hot / you mind / open / windows / ?

B. Would you mind if I smoke?
D. Do you mind if I smoke?

A. It’s very hot. Would you mind opening all the windows?
B. It’s very hot. Would you mind to open all the window?
C. It very hot. Do you mind opening all the windows?


D. It’s hot. Do you mind if I opened the windows?
3. Would / if / take / a photo / you / your family / ?
A. Would you mind taking a photo of you and your family?
B. Do you mind if I take a photo of you and your family?
C. Would you mind if I took a photo of you and your family?
D. Would you mind if I take a photo of you and your family?
4. Do / if / sit / in front / you /?
A. Do you mind if I sat in front of you?
C. Would you mind if I sat in front of you?
5. Would / mind / my / smoke / here / ?

B. Do you mind if I sit in front of you?
D. Do you mind my sitting in front of you?

A. Would you mind my smoking here?
B. Would you mind if I smoked here?
C. Do you mind my smoking here?
D. A & C are correct.

6. you / mind / tell / me / how / get / Ha Long Bay / ?
A. Would you mind telling me how to get to Ha Long Bay?
B. Would you mind telling how to get to Ha Long Bay?
C. Do you mind telling me how to get to Ha Long Bay?
D. A & C are correct.
* PHẦN TỰ LUẬN.
Exercise 1: Finish the second sentence using the words given in brackets. Don’t change
the form of the words given.
1. Will you take me to Ha Long Bay to see the magnificent caves? (taking)
=> Do you .............................................................. magnificent caves?
2. May I turn on the television? (mind)
=> Do you ................................................ the television?
3. Would you like me to put these posters on the wall? (if)
=> Would .................................................. on the wall?
4. Is it all right if I close this window? (closed)


=>Would you .................................................. this window?
8. I’m willing to help you repair the radio. (mind)
=> I ............................................................. repair the radio.
Exercise 2: Finish the second sentence in such a way that it has the same meaning as
the one above it.
1. Would you mind if I sat here?
=> Do you mind if I ..........................................................................................................?
2. Can I turn the radio down?
=> Would you mind if I ...................................................................................................?
3. Can I borrow your bike?
=> Would you mind ..........................................................................................................?
4. Would you like me to call the police?
=> Would you mind if I ....................................................................................................?

5. Can you pass me these books?
=> Would you mind ..........................................................................................................?
Các bài tập trên dùng để luyện cho HS cách sử dụng động từ “mind”. Để giúp HS
có thể sử dụng được cấu trúc ngữ pháp liên quan đến động từ này thì GV nên tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn HS cách sử dụng động từ “mind”, cách sử dụng “mind” trong cấu
trúc câu “Do/Would you mind + V-ing …?”, “Do you mind + if + S + V…?” và “Would
you mind + if + S + V-past subjunctive …?”
Bước 2: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm dạng nhận biết để HS nhớ và thuộc cách sử
dụng động từ “mind”. Khi HS có thể nhận biết được cách sử dụng động từ này rồi GV
ra bài tập trắc nghiệm dạng vận dụng cấp độ thấp để HS luyện tập. Sau đó GV ra bài tập
viết lại câu ở dạng dễ để các em thực hành.
Trong quá trình các em làm bài tập GV nên theo sát, hướng dẫn giúp đỡ động viên các
để các em cố gắng và tập trung làm bài.


Bước cuối cùng, giáo viên nên cùng các em củng cố lại toàn bộ cách sử dụng động từ
“mind” 1 lần nữa và nhắc các em học thuộc cấu trúc ở nhà.



×