Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nguồn vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi dễ tiếp cận cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.47 KB, 3 trang )

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nguồn vốn trung, dài hạn với
lãi suất ưu đãi dễ tiếp cận cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước
ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng thành lập
theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013, với mục tiêu để hỗ trợ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả
thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt
động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần
làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Trên cơ sở Quyết định số 601/QĐ-TTg của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai đưa Quỹ đi vào hoạt
động bằng việc cấp vốn điều lệ, xây dựng, ban hành các văn bản, khung pháp lý
tầm Thông tư, Quyết định Bộ trưởng, các Quy trình, Quy chế tác nghiệp... Sau khi
hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo đầy đủ các điều kiện tối thiểu để đi vào hoạt
động, từ giữa năm 2016, Quỹ đã chính thức triển khai các chương trình hỗ trợ tài
chính thông qua việc ủy thác cho các ngân hàng thương mại (NHTM) để giải ngân
cho các DNNVV.
Tính đến hết tháng 12/2018, đã có trên 1.600 DNNVV tiếp cận thông tin về
hoạt động của Quỹ, Quỹ đã chấp thuận ủy thác cho ngân hàng để giải ngân cho
DNNVV số tiền là 149,8 tỷ đồng. Các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của
DNNVV được vay vốn (trung và dài hạn) từ Quỹ để đầu tư mua máy móc thiết bị
hoặc xây dựng nhà xưởng. Bên cạnh đó, DNNVV còn được tư vấn, tham gia các
hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực do Quỹ phối hợp với các tổ chức, cá nhân có
liên quan thực hiện.
2.000 tỷ vốn điều lệ của Quỹ mục tiêu được xác định chỉ là vốn mồi để thu
hút các nguồn lực trong và ngoài nước, các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các
NHTM cùng quan tâm, chung tay, hướng sự chú ý đến khối DNNVV đang còn yếu
và thiếu vốn. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều rất quan tâm đến việc hợp tác với
của Quỹ để thu hút đối tượng khách hàng DNNVV. Việc Quỹ ủy thác cho vay
DNNVV thông qua các NHTM đã khuyến khích các ngân hàng tự thu xếp nguồn
lực của chính mình (vốn đối ứng, nhân lực, dịch vụ, công nghệ) để tham gia hỗ trợ


tài chính cho DNNVV. Qua đó, góp phần tác động thay đổi khẩu vị rủi ro tín dụng:
chuyển từ việc đề cao tiêu chí tài sản bảo đảm sang việc chú trọng đánh giá năng
lực nội tại của doanh nghiệp (triển vọng phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm


của chủ doanh nghiệp, tính minh bạch của thông tin tài chính v.v…). Đây chính là
hiệu quả bước đầu của quá trình triển khai chính sách của Nhà nước trong việc
từng bước tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng.
Với mức lãi suất cho vay ưu đãi của Quỹ (5,5% đối với các khoản cho vay
ngắn hạn và 7% đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất này cố
định trong suốt thời gian vay vốn), các ngân hàng nhận ủy thác của Quỹ cũng phải
cam kết đồng tài trợ cho DNNVV với mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn so với mức
lãi suất thương mại. Đồng thời, các ngân hàng cũng phải điều chỉnh các gói dịch vụ
cho vay thương mại với các điều kiện thuận lợi hơn cho DNNVV để cạnh tranh với
chương trình hỗ trợ của Quỹ. Nhờ vậy, DNNVV được hưởng lợi nhiều hơn và
được giảm áp lực về chi phí tài chính trong suốt thời gian triển khai hoạt động sản
xuất kinh doanh. Do đó, Quỹ thúc đẩy các DNNVV sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư, mở
rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, máy móc sản xuất, thu hút được
đông đảo DNNVV, các địa phương, hiệp hội và tổ chức có liên quan trong và ngoài
nước quan tâm tới hoạt động của Quỹ.
Ngày 10/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ
chức và hoạt động của Quỹ (Nghị định số 39/2019/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2019, đã đánh dấu sự trở lại của Quỹ với nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho
DNNVV. Theo Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, Quỹ hoạt động theo mô hình Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng. Quỹ thực hiện chức năng: cho vay,
tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị và tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của
các tổ chức, cá nhận để hỗ trợ DNNVV.
Quỹ thực hiện cho vay dưới hai hình thức: Quỹ trực tiếp cho vay đối với

DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
có nhu cầu vay vốn và Quỹ thực hiện cho vay gián tiếp đối với các DNNVV thông
qua giao vốn cho các ngân hàng thương mại.
Về điều kiện vay vốn, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia
cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh
khả thi; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án;
đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật. Lãi suất cho
vay trực tiếp của Quỹ bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại, mức
thấp nhất của lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất


cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất
tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ. Mức cho vay đối với mỗi dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của
từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một DNNVV không
được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ, thời hạn cho vay tối đa không
quá 07 năm.
Quỹ tài trợ vốn cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua phương thức cấp vốn không hoàn lại từ
nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân hoặc
vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ. Để được tài trợ, DNNVV khởi nghiệp
sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Mức tài trợ vốn không quá 01 (một)
tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50%
vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị.
Ngoài chức năng cho vay, tài trợ đối với DNNVV, Quỹ còn tiếp nhận và
quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhận
để hỗ trợ DNNVV.
Để hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Quỹ thực hiện các hoạt
động hỗ trợ tăng cường năng lực cho DNNVV bao gồm: tổ chức hội thảo, truyền

thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ
liệu. Căn cứ nguồn vốn hoạt động và kế hoạch hoạt động hàng năm, Quỹ lập dự án,
đề án hỗ trợ nghiên cứu phát triển; dự án, đề án đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ
sở kỹ thuật, khu làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo hỗ
trợ hiệu quả, đúng đối tượng.
Hướng tới hỗ trợ theo trọng tâm, trọng điểm, Quỹ tập trung hỗ trợ các
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá
trị. Đối với các nguồn vốn tiếp nhận, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước thì Quỹ sẽ hỗ trợ các DNNVV đáp ứng các điều
kiện của nhà tài trợ và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Có thể nói, việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một
bước tiến quan trọng của Chính phủ trong việc tăng cường kênh hỗ trợ tài chính
cho DNNVV. Đây được coi là một định chế tài chính nhà nước đầu tiên dành riêng
cho đối tượng DNNVV ở Việt Nam.



×