Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGUỒN VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.42 KB, 12 trang )

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGUỒN VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV/SMEs) là tên gọi tắt của doanh nghiệp siêu
nhỏ, nhỏ và vừa. Mỗi quốc gia trên thế giới có khái niệm riêng về DNNVV dựa trên
các tiêu chí về nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu hàng năm của doanh nghiệp
(Bảng 1). Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB), các doanh nghiệp siêu nhỏ
là doanh nghiệp có số lượng lao động từ 0-10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao
động từ 10 đến dưới 49 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có
từ 50 đến 300 lao động với nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ. Đồng thời, xem xét dữ liệu
Khảo sát doanh nghiệp của WB (WBES) từ 104 quốc gia (Ayyagari, 2014) cho thấy
gần một phần năm việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp nhỏ (5-19 người) và gần
một nửa từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (5-99 người).
Bảng 1: Khái niệm DNNVV của một số quốc gia trong khu vực
Quốc gia
1. Campuchia

2. Indonesia
3. Lào

4. Malaysia
5. Philippines
6. Thái Lan

Khái niệm
Các doanh nghiệp sử dụng từ 11 đến 50 nhân viên và đã cố định tài sản từ
50.000 đến 250.000 đô la được phân loại là nhỏ. Các doanh nghiệp có 51200 nhân viên và tài sản cố định từ 250.000 đến 500.000 đô la là vừa.
Nguồn: SME Development Framework (Ministry of Industry, Mines and
Energy).
Dưới 100 nhân viên.
Nguồn:website (www.smeda.org. pk/main.php?id=2).


Các doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có số lượng nhân viên trung
bình hàng năm không quá 19 người hoặc tổng tài sản không vượt quá 250
triệu kip hoặc doanh thu hàng năm không vượt quá 400 triệu kip.
Các doanh nghiệp có quy mô vừa là những doanh nghiệp có số lượng nhân
viên bình quân hàng năm không quá 99 người hoặc tổng tài sản không vượt
quá một tỷ hai trăm triệu kip hoặc doanh thu hàng năm không vượt quá 1 tỷ
kip.
Nguồn: Lao People’s Democratic Republic, Decree 42/PM on the
Promotion and Development of Small and Medium Sized Enterprises
Phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Các tiêu chí khác nhau, dựa trên
số lượng nhân viên và doanh thu hàng năm.
Nguồn: www.smeinfo.com.my/pdf/sme_definitions_english.pdf
Dưới 200 nhân viên và tài sản dưới 40 triệu Peso
Phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Các tiêu chí khác nhau, dựa trên số
lượng nhân viên và quy mô vốn cố định.
Nguồn: cms/web/homeeng

Tại Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
này 11/03/2018:“Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa” (chi tiết Bảng 2). Các
1


DNNVV có lĩnh vực kinh doanh và địa bàn khá đa dạng, đặc biệt tập trung vào ngành
thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Với lợi thế quy mô nhỏ và vừa và tính
chất sở hữu tư nhân nên các DNNVV hoạt động khá linh hoạt, ứng biến nhanh với sự
biến đổi của thị trường và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ, chủ
yếu dựa vào nguồn vốn tích lũy của chủ doanh nghiệp, vay mượn từ bạn bè... nên các
doanh nghiệp này bị hạn chế về tài nguyên, đất đai, quy mô sản xuất kinh doanh
(SXKD) nhỏ. Do đó, khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp còn kém, chưa

đầu tư nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu để tìm cho mình một phân khúc thị trường phù
hợp.
Bảng 2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Tổng doanh Số lao động Tổng doanh Số lao động Tổng doanh thu/ Số lao động
thu/ Tổng
thu/ Tổng
Tổng nguồn vốn
nguồn vốn
nguồn vốn

Khu vực
I. Nông, lâm Không quá 3 Không quá Không quá 50 Không quá
nghiệp và thủy
tỷ đồng
10 người tỷ đồng/20 tỷ 100 người
sản
đồng
II. Công nghiệp Không quá 3 Không quá Không quá 50 Không quá
và xây dựng
tỷ đồng
10 người tỷ đồng/20 tỷ 100 người
đồng
III. Thương mại Không quá 10 Không quá Không quá 100 Không quá 50
và dịch vụ
tỷ đồng/3 tỷ 10 người tỷ đồng/50 tỷ

người
đồng
đồng

Không quá 200 tỷ Không quá
đồng/100 tỷ đồng 200 người
Không quá 200 tỷ Không quá
đồng/100 tỷ đồng 200 người
Không quá 300 tỷ Không quá
đồng/100 tỷ đồng 100 người

Nguồn: Tổng hợp theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp mới 2014 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP ra đời
cho đến nay, số lượng các DNNVV thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng lên nhanh
chóng và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Theo thống
kê mới nhất , cả nước hiện có trên 500.000 DNNVV chiếm tới 97% tổng lượng doanh
nghiệp cả nước. Các DNNVV được phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, các
lĩnh vực và địa phương, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; đồng thời, hàng năm đã tạo ra gần
60% công ăn việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng
40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng
góp 29,3% cho ngân sách nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các DNNVV phải tập trung đào tạo, phát
triển đội ngũ lãnh đạo DNNVV để đáp ứng khả năng điều hành doanh nghiệp trong
1

1 />
2



điều kiện mới. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát
triển DNNVV, đặc biệt là các chính sách của ngành ngân hàng nhằm khơi thông nguồn
vốn cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển SXKD, qua đó góp phần hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế bền vững.
2. Đánh giá các chính sách, giải pháp hỗ trợ nguồn vốn cho DNNVV
2.1. Các chính sách, giải pháp hỗ trợ DNNVV đã được triển khai thực hiện
Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã ban hành và triển khai đồng
bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng, đầu tư phát triển SXKD như chính sách lãi suất ưu đãi, đơn
giản hóa thủ tục hồ sơ cho vay, cho vay không có tài sản bảo đảm, áp dụng các hình
thức hỗ trợ khác như gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, tháo
gỡ khó khăn vướng mắc cho DNNVV trong quan hệ tín dụng bằng việc đối thoại trực
tiếp.... Cụ thể:
Thứ nhất, ban hành các văn bản, chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp cận
nguồn vốn tín dụng.
- Theo quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV (số 04/2017/QH14) có hiệu lực thi
hành từ 01/01/2018 và các văn bản hướng dẫn Luật 2, các cơ chế hỗ trợ vốn cho
DNNVV được thực hiện thông qua các loại hình Quỹ như Quỹ phát triển DNNVV,
Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, NHNN đã
ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các tổ chức tín
dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định
số 34/2018/NĐ-CP (thay thế Thông tư 05/2015/TT-NHNN ngày 4/5/2015) về cơ chế
bảo lãnh qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại địa phương3.
- Theo Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ (trước đây
là Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập Quỹ Phát triển DNNVV), Quỹ phát triển DNNVV là quỹ tài chính nhà nước ngoài
ngân sách, vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng, hoạt động không vì mục tiêu
lợi nhuận, thực hiện các chức năng: (i) cho vay, tài trợ vốn cho DNNVV khởi nghiệp

sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; (ii) tiếp nhận và quản lý
nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ
DNNVV. Việc cho vay của Quỹ thực hiện qua 02 hình thức: cho vay trực tiếp DNNVV
hoặc cho vay gián tiếp thông qua giao vốn cho NHTM để cho vay DNNVV. Các quy
2 Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV, Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng
tạo, Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị
định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV.
3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP đã tháo gỡ một số vướng mắc trước đây như: nâng vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín
dụng dụng cho DNNVV lên tối thiểu là 100 tỷ đồng, phạm vi bảo lãnh cho DNNVV tối đa bằng 100% giá trị khoản
vay, bỏ quy định về giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại TCTD tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay...

3


định tại Nghị định mới phần nào đã tháo gỡ khó khăn trong triển khai cho vay của Quỹ
theo Quyết định 601 trước đây .
4

Thứ hai, NHNN đã triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư
nhân nói chung, DNNVV nói riêng để tạo điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng nhằm duy
trì và mở rộng sản xuất kinh doanh.
- NHNN đã xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với
một số ngành/lĩnh vực, trong đó có các đối tượng thụ hưởng là các DNNVV như các
chương trình, chính sách tín dụng đối với ngành nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp
hỗ trợ, các địa bàn kinh tế khó khăn; các sản phẩm, chương trình tín dụng cho các
DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và DNNVV khởi nghiệp sáng tạo .
5

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh triển khai Chương

trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, nhất là các DNNVV trong quan hệ tín dụng
ngân hàng thông qua đối thoại trực tiếp nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho DNNVV trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được
tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý.
- NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai: (i) xây dựng quy
trình nội bộ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá
phương án SXKD của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay; (ii) quy trình,
thủ tục cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngày càng đơn giản, phù hợp tạo điều kiện
cho doanh nghiệp được tiếp cận vốn dễ dàng; (iii) triển khai các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; chủ động
nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với quy mô và hoạt
động của DNNVV; xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý cho
DNNVV bằng cả VND và ngoại tệ.
Theo đó, ngân hàng BIDV đã triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với
DNNVV với tổng quy mô các gói lên tới 90.000 tỷ như Gói tín dụng ngắn hạn tri ân
SMEs là khách hàng VIP và phát triển quan hệ với SMEs là khách hàng mới có tiềm
năng phát triển, Gói tín dụng ngắn hạn cạnh tranh 15.000 tỷ đồng dành cho DNNVV
trong năm 2018...; (ii) ACB triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV
với tổng quy mô các gói lên tới 10.000 tỷ như Chương trình ưu đãi "Vững bước thành
công", Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay SXKD ngắn hạn dành cho khách hàng
SMEs...; (iii) Ngân hàng VPBank cũng triển khai nhiều chương trình, gói tín dụng đối
với DNNVV như Chương trình cấp tín dụng dành cho khách hàng SMEs không có
4 Theo cơ chế tại Quyết định 601, các DNNVV vẫn phải tiếp cận vốn theo cơ chế cho vay thương mại thông
thường theo quy định nội bộ của các ngân hàng, Quỹ chưa thể hiện được vai trò quyết định trong việc hỗ trợ
DNNVV mà phụ thuộc phần lớn vào “khẩu vị” của ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ.
5 Văn bản 6627/NHNN-TD ngày 04/9/2018.

4



TSBĐ, cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp có chủ là phụ nữ, chương trình ưu đãi xuất
nhập khẩu...
Thứ ba, ban hành các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay DNNVV, trong đó
có DNNVV đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- NHNN đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với 05 lĩnh
vực ưu tiên phát triển, trong đó có DNNVV, nông nghiệp, nông thôn, thấp hơn 1%2%/năm so với các lĩnh vực SXKD thông thường và liên tục điều chỉnh giảm mức lãi
suất này để hỗ trợ người dân vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp (hiện nay là
6,5%/năm, giảm nhiều so với mức 14%/năm trong năm 2012). Theo đó, từ đầu năm
2019, 04 NHTM Nhà nước đã tiên phong giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên
xuống còn 6%/năm. Hiện nay, lãi suất cho vay của các TCTD phổ biến khoảng 69%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9-11%/năm (mặt bằng lãi suất cho
vay chỉ bằng khoảng 40% nửa cuối năm 2011, thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn
2005 – 2006), đây là yếu tố tích cực để giúp cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp
mở rộng, phát triển.
- NHNN đã tổng hợp và đăng tải thông tin về cơ chế, chính sách tín dụng, các
chương trình, gói tín dụng hỗ trợ DNNVV của ngành ngân hàng trên cổng thông tin
điện tử của NHNN và gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư để đăng tải lên cổng thông tin hỗ trợ
DNNVV6.
- Ngoài ra, các DNNVV còn được vay vốn theo các chương trình tín dụng đặc
thù và tín dụng chính sách như:
(i) Chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% để phát
triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55);
(ii) Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn từ 0,5%1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn;
(iii) Các DNNVV sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
được vay vốn tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức
bảo lãnh; (iv) Chính sách ưu đãi về lãi suất cho các DNNVV hoạt động tại các địa bàn
kinh tế khó khăn;

(v) Cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn sẽ được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại
6 Ngày 14/5/2019, NHNN có Văn bản 3492/NHNN-TD gửi các TCTD yêu cầu tiếp tục báo cáo các chương
trình, gói tín dụng đối với DNNVV triển khai trong năm 2019.

5


sau khi dự án hoàn thành với mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so
với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm
xem xét hồ sơ hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP.
Thứ tư, NHNN đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ
để ổn định thị trường, hỗ trợ nguồn vốn, thanh khoản cho hệ thống TCTD, đồng thời
kiểm soát tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho
doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV ổn định kinh doanh.
Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 55, NHNN đã ban hành Thông tư hướng
dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các TCTD
cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (hiện nay là Thông tư 14/2018/TT-NHNN).
Theo đó, NHNN có biện pháp hỗ trợ TCTD cho vay nông nghiệp, nông thôn thông
qua công cụ dự trữ bắt buộc (áp dụng tỷ lệ DTBB hỗ trợ đối với tiền gửi bằng VND
thấp hơn so với tỷ lệ DTBB do NHNN quy định trong từng thời kỳ) ; Thông qua công
cụ tái cấp vốn nhằm hỗ trợ TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các
quy định về việc tái cấp vốn đối với TCTD.
7

Thứ năm, xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ vốn đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn các văn bản
hướng dẫn các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là một trong 3 đối tượng trọng tâm để hỗ
trợ8 thông qua các giải pháp về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, huấn

luyện chuyên sâu, hỗ trợ thông tin, thương mại hóa kết quả nghiên cứu... Do đó, được
áp dụng các chính sách hỗ trợ như sau:
(i) Tại Khoản 2đ, Điều 17 Luật Hỗ trợ DNNVV quy định: “Trong từng thời kỳ,
Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ
chức tín dụng” (Bộ Tài chính chủ trì, hướng dẫn);
(ii) Tại Điều 18 Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng
tạo quy định về khuôn khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư cho DNNVV
khởi nghiệp sáng tạo;
(iii) Tại Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày
10/5/2019 của Chính phủ đã điều chỉnh chức năng của Quỹ Phát triển DNNVV. Theo
7 Tỷ lệ DTBB hỗ trợ thực hiện theo đề nghị của TCTD nhưng không thấp hơn 1/5 tỷ lệ DTBB do NHNN quy
định áp dụng đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ bình quân
từ 40% đến dưới 70%; không thấp hơn 1/20 tỷ lệ DTBB do NHNN quy định đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ đối
với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ bình quân từ 70%trờ lên.
8 DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị.

6


đó, Quỹ phát triển DNNVV là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện chức năng
cho vay, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Trên cơ sở các quy định trên, NHNN cũng đã quy định các doanh nghiệp khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp khác khi tiếp
cận vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng.
2.2. Kết quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong điều kiện cấu trúc thị trường tài chính của Việt Nam chưa thực sự hài
hòa, thị trường vốn phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế
nên hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chủ lực cung ứng vốn tín dụng và tài trợ vốn chủ
yếu cho DNNVV phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, với sự chỉ
đạo quyết liệt của Chính phủ và NHNN nên chính sách tín dụng của các TCTD đối với
DNNVV đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, qua đó góp phần tạo thêm giá trị gia tăng cho
DNNVV. Theo đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV có xu hướng gia tăng
từ 2015 đến nay (bình quân giai đoạn 2012-2018 chiếm từ 21-25% tổng dư nợ cho vay
toàn bộ nền kinh tế). Đặc biệt, năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với
DNNVV đã cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, cụ thể: tính
đến cuối tháng 12/2018, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng,
tăng 15,57% so với cuối năm 2017; trong khi tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế
chỉ đạt 14%.
Bảng 3: Tình hình dư nợ cấp tín dụng đối với DNNVV giai đoạn 2015 - 6T/2019

Năm

2015
2016
2017
2018
6T/2019
Nguồn: Tổng hợp

Dư nợ tín dụng đối
với DNNVV
(nghìn tỷ đồng)

Tăng trưởng so với
cuối năm trước

(%)

Tăng trưởng tín dụng
nền kinh tế
(%)

1.052
1.202
1.376
1.590
1.686

12,1
14,2
14,5
15,6
6,03

17,3
18,7
18,17
14
7,33

Trong 6 tháng đầu năm 2019, dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế tăng
7,33% so với cuối năm 2018, trong đó tín dụng SXKD chiếm 79,91% tổng dư nợ toàn
nền kinh tế và tín dụng phục vụ đời sống chiếm 20,09% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Trong đó, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt khoảng gần 1.700 nghìn tỷ đồng, tăng
6,03% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng khoảng 18,2%/tổng dư nợ toàn nền kinh
tế với khoảng 180.000 DNNVV còn dư nợ. Trong đó ước tính khoảng 54% dư nợ cho


7


vay DNNVV trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, 41% lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng và 5% cho vay lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Tuy nhiên, trên thực tế các DNNVV vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc
tiếp cận vốn. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), hiện vẫn còn khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được vốn
vay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt
Nam so với các quốc gia khác (theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm
2018 của WB, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 xếp hạng 29/190 nền
kinh tế). Vì vậy, thời gian tới cần có những giải pháp quyết liệt giúp DNNVV tiếp cận
nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn
định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững của quốc gia.
2.3. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong tiếp cận và hỗ trợ vốn tín dụng đối
với DNNVV
* Khó khăn, vướng mắc
- Tỷ trọng cho vay đối với DNNVV trên tổng dư nợ toàn nền kinh tế còn thấp,
chiếm khoảng khoảng 18,2% trong năm 2018, giảm so với tỷ lệ 21,7% của năm 2017;
nguyên nhân do năm 2018 Chính phủ đã thay đổi các quy định về tiêu chí xác định
DNNVV theo hướng thu hẹp hơn về đối tượng (giảm tiêu chí số lao động trong
DNNVV tối đa từ 300 người theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP xuống tối đa
200 người theo quy định mới tại Luật Hỗ trợ DNNVV và thay đổi về phương thức xác
định DNNVV.
- Thị trường vốn mặc dù đã phát triển nhất định nhưng nhu cầu vốn trung, dài
hạn cho nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng khiến cho các TCTD
đang phải đối mặt với rủi ro về chênh lệch kỳ hạn, trong khi việc xử lý tài sản bảo đảm
còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới việc khơi thông nguồn vốn cho vay. Đồng thời, hệ
thống thông tin về DNNVV còn hạn chế, các TCTD chủ yếu khai thác thông tin qua

tìm hiểu trực tiếp doanh nghiệp và qua CIC, chưa khai thác được tối đa các thông tin
từ các hiệp hội, ngành nghề, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, giao dịch bảo
đảm,… do chưa có cơ chế liên thông giữa các đơn vị này.
- Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua bảo lãnh của quỹ bảo
lãnh tín dụng, hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển DNNVV chưa đạt được như kỳ vọng.
Hiện cả nước có khoảng 27 Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV hoạt động trên địa
bàn các tỉnh, thành phố , tuy nhiên, việc triển khai cơ chế bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV vẫn còn một số vướng mắc như: (i) Chưa thực hiện chuyển đổi và đưa các
Quỹ bão lãnh tín dụng cho DNNVV hoạt động theo quy định tại Nghị định
9

9 Được thành lập và hoạt động theo các quy định tại Quyết định 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013.

8


34/2018/NĐ-CP UBND được do các tỉnh, thành phố đang tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ
chức, quy trình nghiệp vụ và kế hoạch tăng vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương
theo các quy định mới; Bộ Tài chính chưa ban hành quy chế xử lý rủi ro đối với Quỹ
bảo lãnhtín dụng cho DNNVV để hướng dẫn Nghị định 34; (ii) Bảo lãnh của Quỹ vẫn
là bảo lãnh có điều kiện và Quỹ được quyền từ chối nghĩa vụ bảo lãnh, đây là khó
khăn phát sinh từ Quyết định 58 đến nay khiến bảo lãnh thực hiện bởi Quỹ bảo lãnh
tín dụng cho DNNVV không hấp dẫn các TCTD.
- Việc cho vay đối với DNNVV còn nhiều khó khăn xuất phát từ phía bản thân
DNNVV, cụ thể:
+ Các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ
chức hạch toán kế toán theo quy định, báo cáo tài chính chưa minh bạch, số liệu thiếu
chính xác, nên vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay
vốn, chưa thoả mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng. Mặt khác, do thói quen giao
dịch của DNNVV vẫn thanh toán bằng tiền mặt, không có hoá đơn chứng từ nên khó

chứng minh tài chính theo yêu cầu của các TCTD, dẫn tới TCTD yêu cầu cần có tài
sản bảo đảm cho khoản vay. Đây chính là một trong những rào cản trong tiếp cận vốn
của các doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng.
+ Hầu hết các DNNVV có năng lực quản trị, điều hành còn hạn chế, đội ngũ
lãnh đạo của DNNVV chưa được đào tạo bài bản, khả năng lập kế hoạch, phương án,
dự án sản xuất - kinh doanh hạn chế; đồng thời, bộ máy nhân sự thường thay đổi nên
việc quản lý thiếu sự thống nhất và ổn định dẫn tới rủi ro cho ngân hàng khi thời gian
cho vay dài.
+ Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn gặp một số khó khăn khi tiếp cận
nguồn vốn tín dụng do thiếu vốn tự có và khó chứng minh khả năng tham gia vốn tự
có; khó khăn về chứng minh năng lực kinh doanh, năng lực tài chính; khó khăn trong
việc thẩm định doanh nghiệp; khả năng và trình độ quản trị doanh nghiệp, cũng như
hiểu biết về thủ tục vay vốn ngân hàng còn hạn chế.
* Nguyên nhân
- Việc duy trì và phát triển SXKD của doanh nghiệp đã và đang phụ thuộc rất
nhiều vào các nguồn vốn vay ngân hàng, tạo ra áp lực cho hệ thống TCTD, trong khi
TCTD không có đủ thông tin về doanh nghiệp, không kiểm soát được dòng tiền nên
dẫn đến tâm lý e dè khi quyết định cho vay các DNNVV.
- Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo
lãnh tín dụng cho DNNVV, hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển DNNVV thời gian qua chưa
thực sự phát huy hiệu quả.

9


- Mặc dù các NHTM đều đã triển khai các sản phẩm như cho vay theo hạn mức
tín dụng, thấu chi tài khoản, thẻ tín dụng để người dân có thể sử dụng linh hoạt, tuy
nhiên do phần lớn người dân chưa quen và ngại tiếp xúc với ngân hàng nên đại đa số
người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa chưa sử dụng các sản phẩm này.
- Việc cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu cấp bách vẫn

còn nhiều hạn chế do NHTM chưa đáp ứng được đòi hỏi về thời gian xử lý nhanh và
thủ tục đơn giản.
- Quy mô vốn của DNNVV nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế,
trình độ quản trị doanh nghiệp bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu
thiếu chính xác, thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản bảo đảm; DNNVV chưa có sự
hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ.
- DNNVV chủ yếu là DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo.... Trong khi đó,
các DN khởi nghiệp đều xuất phát điểm từ tích lũy vốn cá nhân nên bị hạn chế về năng
lực vốn tự có. Do vậy, khó đáp ứng điều kiện tỉ lệ vốn tự có tham gia vào phương
án/dự án đầu tư khi vay vốn ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp này mới đi vào
sản xuất kinh doanh, xâm nhập thị trường, tìm kiếm khách hàng nên đa số các doanh
nghiệp khởi nghiệp chưa có lãi hoặc lãi ít, doanh thu thấp, năng lực tài chính yếu nên
khó có thể chứng minh tài chính hoàn trả vốn vay với các TCTD.
Mặt khác, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đều mới
xuất hiện trên thị trường nên các TCTD khó khăn trong việc đánh giá tính khả thi của
dự án. Các doanh nghiệp thường không có tài sản bảo đảm, đối với tài sản bảo đảm là
quyền sở hữu phát minh/sáng chế, các tổ chức tín dụng rất khó khăn trong việc định
giá để cho vay.
Ngoài ra, do đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là có tính rủi ro cao
và tính gia nhập, rút lui khỏi thị trường nhanh chóng, do đó, việc đầu tư vốn đối với
loại hình doanh nghiệp này có tính chất mạo hiểm (lợi nhuận tiềm năng thường đi đôi
với rủi ro lớn), nên thường phù hợp với các nhà đầu tư mạo hiểm (các nhà đầu tư thiên
thần), các Quỹ đầu tư, các hình thức gọi vốn cộng đồng, cũng như là các hình thức
Quỹ hỗ trợ phát triển hơn là hình thức tài trợ vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng.
3. Một số đề xuất, kiến nghị với NHNN, các Bộ ngành và đơn vị liên quan
Tại Việt Nam, cũng như ở quốc gia khác trên thế giới, các DNNVV hoạt động
trong môi trường chính sách và pháp lý phù hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Chính vì vậy, để phát huy hơn nữa vai
trò của DNNVV trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, đòi hỏi phải có hệ
thống các chính sách đồng bộ để khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNVV phát


10


triển; đồng thời, cần có sự phối hợp nhịp nhàng từ các cơ quan, Bộ, ngành, hiệp hội và
bản thân các doanh nghiệp, cụ thể:
Một là, các Bộ, ngành liên quan cần sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn
Luật Hỗ trợ DNNVV, bảo đảm các chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai đồng
bộ, có hiệu quả, trong đó có các Thông tư hướng dẫn Nghị định 34/2018/NĐ-CP, nhằm
tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DNNVV; hướng dẫn Nghị định số
39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 nhằm đẩy mạnh hiệu quả việc triển khai chính sách
hỗ trợ tiếp cận vốn đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thông qua hỗ trợ vốn của
Quỹ phát triển DNNVV; chính sách về hỗ trợ vốn đối với DNNVV khởi nghiệp sáng
tạo đã được quy định tại Luật và Nghị định 38/2018/NĐ-CP.
Song song với đó, cần chú trọng phát triển thị trường tài chính (nhất là thị
trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) để tạo kênh dẫn vốn đa
dạng cho DNNVV.
Hai là, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các TCTD xây dựng quy trình thu thập, khai
thác thông tin, hoạt động của khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá
mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, qua đó tăng cường khả năng cho vay không có
bảo đảm bằng tài sản; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm, chương trình tín
dụng với lãi suất hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đơn giản hóa
thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh triển khai Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các
địa phương nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là các
DNNVV trong quan hệ tín dụng ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV
có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp
khó khăn về tài chính vay được vốn ngân hàng để phục vụ SXKD.
Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong triển khai các cơ chế,
chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đã được quy định tại Luật Hỗ trợ

DNNVV và các văn bản hướng dẫn Luật, đặc biệt là triển khai các chính sách hỗ trợ
vốn cho đối tượng doanh nghiệp này thông qua các Quỹ như Quỹ Bảo lãnh tín dụng
cho DNNVV, Quỹ Phát triển DNNVV.
Ba là, các Bộ, ngành đẩy mạnh xây dựng, hình thành các mạng lưới về khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo gồm: mạng lưới nhà đầu tư và quỹ đầu tư cho khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo, mạng lưới tư vấn, cố vấn, chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế, thu hút nguồn lực và nhân lực
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ DNNVV trong việc nâng cao trình độ quản trị,
đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn kinh doanh thông qua các chương
11


trình hỗ trợ, xúc tiến thương mại để DNNVV có khả năng thích ứng và phản ứng trước
các biến động vi mô và vĩ mô trong và ngoài nước, tăng khả năng cạnh tranh và đáp
ứng được các yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và
công nghệ hóa.
Bốn là, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tích cực triển khai có hiệu quả
các chính sách hỗ trợ DNNNV quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV và hướng dẫn của các
Bộ, ngành trung ương. Phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong việc triển khai
Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn trong các
lĩnh vực đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng... khi doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng để
phát triển SXKD.
Năm là, các Hiệp hội ngành nghề cần nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của
mình để làm cầu nối cho các DNNVV tiếp cận với các TCTD; đầu mối hỗ trợ cho các
DNNVV các thông tin về thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm và
bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp thành viên.
Sáu là, các DNNVV cần phải tự hoàn thiện, tuân thủ quy định của pháp luật và
chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực để nâng cao uy tín đối với các TCTD;
tham gia hoạt động SXKD theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo điều kiện cho các

TCTD kiểm soát dòng tiền và tình hình tài chính của doanh nghiệp mình trong quá
trình vay vốn.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Chuyên mục cơ chế chính sách của NHNN hỗ trợ DNNVV
/>2. Báo cáo “Việt Nam: Tăng Cường Năng lực Cạnh Tranh Và Liên Kết Của Doanh
Nghiệp Vừa Và Nhỏ” của Ngân hàng Thế giới, 2017.
3. Các văn bản, chính sách có liên quan.
4. Các bài báo liên quan trên mạng internet có uy tín: vneconomy; cafef;
vietnamfinance…
Tiếng Anh
1. World Bank and Ministry of Planning and Investment of Vietnam. 2016. Vietnam
2035: Towards Prosperity, Creativity, Equity, and Democracy. Washington, DC: World
Bank.
2. World Bank. 2014. Big Business of Small Enterprises: Evaluation of the World
Bank Group Experience with Targeted Support to Small and Medium-Size Enterprises,
2006–12, IEG. Washington, DC: World Bank
3. OECD and World Bank. 2014. Science, Technology and Innovation in Viet Nam.
OECD Reviews of Innovation Policy. Paris: Organization for Economic Co-operation
and Development.

12



×