Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tuyển dụng giảng viên trong các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.67 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THU HÀ

TUYÓN DụNG GIảNG VIÊN NGHệ THUậT
TRONG CáC TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HãA NGHÖ
THUËT
ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THU HÀ

TUYÓN DụNG GIảNG VIÊN NGHệ THUậT
TRONG CáC TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HãA NGHÖ
THUËT
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Thu Hà


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã

thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội........................................................................................3
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn......................................................................................................3
Tơi xin chân thành cảm ơn!............................................................................3
NGƯỜI CAM ĐOAN.......................................................................................3
Phạm Thị Thu Hà 3
MỤC LỤC

4

Trang phụ bìa

4

Lời cam đoan

4

Mục lục

4

Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Danh mục các bảng....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT:
HN:
HCM:

NCKH:
NSND:
NSƯT:
VHTT&DL:
VN:

Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Nghiên cứu khoa học
Nghệ sĩ nhân dân
Nghệ sĩ ưu tú
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Việt Nam


VBQPPL:

Văn bản quy phạm pháp luật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên


Error:
Refere
nce
source
not
found

Bảng 2.2 Chức danh của giảng viên theo văn bản quy phạm pháp luật

Error:
Refere
nce
source
not
found

Bảng 2.3 Sự cạnh tranh trong tuyển dụng giảng viên nghệ thuật

Error:
Refere
nce
source
not
found

Error:
Refere
Tổng hợp kỳ thi tuyển giảng viên nghệ thuật năm 2016
nce
Bảng 2.4

và 2017 của một số trường đại học văn hóa nghệ thuật
source
not
found



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, con người cũng là yếu tố
quan trọng mang tính then chốt. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng nói “Cán bộ là
cái gốc của mọi việc” [70]. Đối với giáo dục và đào tạo, yếu tố con người, yếu tố
“cán bộ” càng trở nên quan trọng hơn. Bởi sản phẩm của giáo dục chính là con
người - những người có tri thức, có kỹ năng, có văn hóa để xây dựng đất nước,
xã hội ngày càng văn minh, tiên tiến, nhân văn và công bằng.
Giáo dục được chia thành nhiều cấp, bậc đào tạo, tương ứng với mỗi
cấp, bậc đào tạo những cán bộ giáo dục nói chung và nhà giáo nói riêng được
gọi theo những chức danh cụ thể. Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của
nhà giáo làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Giảng viên
chính là người truyền thụ kiến thức, kỹ năng, định hướng tư duy, phát hiện và
hướng dẫn người học khám phá khả năng, năng lực của bản thân thông qua
các hoạt động giảng dạy, thông qua năng lực cũng như đạo đức, tác phong, lối
sống. Do vậy, giảng viên không chỉ là những người có trình độ chun mơn
đảm bảo, có khả năng truyền thụ, có khả năng nghiên cứu khoa học (NCKH)...
đồng thời cịn là những người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề và tận tâm
với công việc.
Tuyển dụng viên chức giảng dạy bậc đại học đã được Nhà nước quy
định trong Luật viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các văn
bản pháp luật có liên quan khác. Tuy nhiên, tuyển dụng viên chức nói chung
và giảng viên nói riêng ln là một vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt bởi

những yếu tố khách quan, chủ quan liên quan mật thiết đến chế độ, chính sách
của nhà nước và quyền lợi của những đối tượng tuyển dụng.
Hiện nay, tuyển dụng viên chức đang có nhiều luồng ý kiến trái chiều
xuất phát từ những quan điểm tuyển dụng khác nhau như: tuyển dụng theo
1


chức nghiệp hay tuyển dụng theo vị trí việc làm, tuyển dụng theo truyền
thống hay ký hợp đồng làm việc, xóa bỏ biên chế trong giáo dục...việc đó sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đào tạo của các trường đại học ? Tuyển
dụng viên chức đã thực sự lựa chọn được những người có tài năng, có phẩm
chất hay chưa ? Làm thế nào để thu hút và giữ được nhân tài, nhất là trong
nhóm ngành nghệ thuật ?
Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực có tính đặc thù. Đó là ngành nghề
mang nhiều yếu tố năng khiếu, sáng tạo, thiên về thực hành, đề cao các kỹ
năng, kỹ xảo và có cách thức làm việc khác biệt so với đa số các lĩnh vực
giáo dục khác. Do vậy, trong công tác tuyển dụng giảng viên, bên cạnh các
điều kiện chung thì giảng viên nghệ thuật cịn phải đáp ứng những điều kiện
riêng thuộc từng lĩnh vực chuyên môn. Đôi khi, những quy định chung trong
tuyển dụng, sử dụng viên chức giảng dạy không thể áp dụng bắt buộc đối
với nhóm ngành nghề này như Khoản d, Điều 2, Quyết định số 1243/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2011 về việc phê duyệt đề án “Đổi
mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai
đoạn 2011-2020” quy định:
Xây dựng chính sách khuyến khích nhân tài (nghệ nhân nhân
dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, chuyên gia)
tham gia công tác đào tạo, huấn luyện ở các cơ sở đào tạo nhằm thu
hút, sử dụng nhân tài nghệ thuật ở quy mô quốc gia, tránh sự mất
cân đối về phát triển văn hóa nghệ thuật giữa các vùng, miền.
Từ thực tế nói trên cho thấy cơng tác tổ chức, quản lý, sử dụng nhân
lực trong các cơ sở giáo dục đại học của nhà nước hiện nay còn rất nhiều vấn

đề cần thống nhất và xác định rõ, đặc biệt là trong lĩnh vực tuyển dụng viên
chức giảng dạy. Từ thực tiễn đó, học viên chọn đề tài “Tuyển dụng giảng
viên trong các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề tuyển dụng viên chức hoặc thực hiện quy định pháp luật về viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, đề cập như: Nguyễn Huy Hoàng (2011), Tuyển dụng viên chức tại
các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Hương (2015), Thực hiện pháp luật về
viên chức trong trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Đức Lễ (2017), Chính sách phát triển đội
ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản
lý công, Học viện Hành chính quốc gia; Đinh Ngọc Giang và Vũ Khánh Hồn
(2016), Cơng tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay,
Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2016, HN; Nguyễn Hải Thập (2009), Thực trạng
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu
khi xây dựng Luật Viên chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 2/2009; Nguyễn
Thị Thu Hương (2015), Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức trong trường
đại học, Tạp chí Lý luận chính trị số 12-2015; Phạm Hồng Thái (2009), Sự
điều chỉnh của pháp luật về viên chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước Số 1, Bộ Nội
vụ; Trần Văn Tuấn (2011), Thực hiện tốt Luật Viên chức để tiếp tục đổi mới cơ
chế quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ của khu vực sự nghiệp cơng lập,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1.
Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên đã đề cập đến nhiều khía
cạnh về viên chức nói chung và về giảng viên nói riêng. Đó là các vấn đề như:
tuyển dụng, phát triển đội ngũ, chính sách đối với viên chức, đánh giá và sử

dụng giảng viên, chính sách đào tạo và bồi dưỡng giảng viên; chính sách đãi
ngộ và tơn vinh giảng viên hoặc việc hoạch định, thực thi, đánh giá thực trạng
chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập hiện nay... Tuy
nhiên, các cơng trình, bài viết mới đề cập đến viên chức nói chung (bao gồm
cả giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục) hoặc nghiên cứu về chính sách đối

3


với viên chức trong các trường đại học mà chưa nghiên cứu sâu về lĩnh vực
đặc thù nghệ thuật.
Với nhóm đối tượng là giảng viên chuyên ngành nghệ thuật, một số tác
giả đã đề cập dưới góc độ quản lý giáo dục, giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ như: Nguyễn Thị Hồng Thư (2010), Một số giải pháp phát triển đội ngũ
giảng viên Âm nhạc-Mỹ thuật ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW giai đoạn 2010
– 2015, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Vinh; Vũ Dương Dũng
(2016), Phát triển đội ngũ giảng viên Múa ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam, HN; Hồng Đình Hiển (2016), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân
lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo, Tổ chức nhà nước- Số
7/2016. Có thể nhận thấy, vấn đề tuyển dụng giảng viên chuyên ngành nghệ
thuật chưa được nghiên cứu hoặc rất ít. Đặc biệt, dưới góc độ luật học, đề tài
này gần như lần đầu tiên tổng hợp những kiến thức lý luận và thực tiễn về
tuyển dụng giảng viên chuyên ngành nghệ thuật bậc đại học ở Việt Nam hiện
nay. Luận văn này hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên
cứu về tuyển dụng giảng viên nói chung và giảng viên chuyên ngành nghệ
thuật nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích luận văn
Luận văn có mục đính nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về tuyển

dụng viên chức và giảng viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt
Nam hiện nay; đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn tuyển dụng
giảng viên trong các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay;
đưa ra những quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng giảng
viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung chính sau đây:

4


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tuyển dụng viên chức và viên
chức giảng dạy đại học chuyên ngành văn hóa nghệ thuật; đưa ra khái niệm,
đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng giảng viên giảng dạy
đại học chuyên ngành nghệ thuật.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động tuyển dụng
giảng viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay; các
chế độ, chính sách của nhà nước với lĩnh vực giáo dục văn hóa, nghệ thuật
mang tính đặc thù cao.
- Đưa ra được những quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng tuyển
dụng giảng viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan tới tuyển dụng giảng viên trong các trường đại học văn hóa
nghệ thuật của nước ta; sự tác động của một số yếu tố tới thực tiễn tuyển dụng
và những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển dụng giảng viên
các ngành nghệ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác tuyển dụng giảng viên
giảng dạy chuyên ngành nghệ thuật thuộc các trường đại học công lập văn
hóa nghệ thuật (trừ các trường trong lực lượng vũ trang nhân dân).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây
dựng đội ngũ viên chức, viên chức - giảng viên trong các trường đại học.
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung của luận văn các phương
pháp cụ thể được sử dụng:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu trong
tất cả các chương, mục của luận văn để phát hiện, luận giải về các nội dung
liên quan đến chủ đề luận văn.

5


Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái qt hóa
các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu
cụ thể có liên quan đến đề tài đã được cơng bố trên các ấn phẩm và báo cáo
khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tuyển dụng giảng viên trong các trường đại
học công lập, làm cơ sở nghiên cứu, luận giải những vấn đề của luận văn.
Phương pháp cấu trúc hệ thống: Nhằm nhận diện và đánh giá thực
trạng tuyển dụng giảng viên chuyên ngành nghệ thuật bậc đại học trong các
trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê: Tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài và thực trạng tuyển dụng viên chức nói chung và giảng viên
trong các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
6. Tính mới của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về
tuyển dụng giảng viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện
nay; đưa ra được khái niệm, đặc điểm, vai trò của tuyển dụng giảng viên
trường đại học văn hóa nghệ thuật và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng

đến tuyển dụng giảng viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam
hiện nay; đánh giá được thực trạng pháp luật, thực tiễn tuyển dụng giảng viên
các trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra được
những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; đưa ra được một
số quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng giảng viên các
trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
03 chương:

6


Chương 1. Những vấn đề lý luận về tuyển dụng giảng viên chuyên
ngành nghệ thuật
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn tuyển dụng giảng viên các
trường đại học văn hóa nghệ thuật hiện nay
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng
giảng viên các trường đại học văn hóa nghệ thuật

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN
CHUYÊN NGÀNH NGHỆ THUẬT

7


1.1. Khái niệm, đặc điểm của giảng viên chuyên ngành nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm giảng viên chuyên ngành nghệ thuật
Trong lịch sử phát triển của con người, có một nghề luôn được xã hội

tôn trọng, tôn vinh và không thể thiếu, đó là nghề dạy học. Dạy học là cơng
việc đặc biệt, gắn liền với tri thức, văn hóa nhân loại, là cầu nối, phương thức
truyền thụ kiến thức, kỹ năng, phong cách sống, những giá trị tư tưởng, tinh
thần...được tích lũy từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Người làm nghề dạy
học được gọi với nhiều danh xưng khác nhau qua các thời kỳ như: thầy, ông
đồ, ông giáo, giáo viên, giảng viên... Ngày nay, những người làm nghề dạy
học nói chung được gọi là nhà giáo. “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng
dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.” (Điều 70, Luật Giáo
dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm
2009 sau đây gọi chung là Luật Giáo dục).
Nhà giáo là danh từ chung dành cho những người làm nhiệm vụ
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau
đây: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về
chun mơn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản
thân rõ ràng.
Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học được gọi là giảng viên.
Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo làm công tác giảng dạy ở
các trường đại học, cao đẳng. Trên thế giới, giảng viên thường gắn với một
chức vụ khoa bảng hoặc do các trường đại học đề bạt hoặc do Chính phủ bổ
nhiệm. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật giáo dục, giảng viên được phân
chia thành các ngạch giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Trình
độ chuẩn của giảng viên được quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục: Có bằng
tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối
với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà

8


giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với
nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

Theo Điều 54 Luật Giáo dục đại học: Giảng viên trong cơ sở giáo dục
đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe
theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chun mơn, nghiệp vụ quy định tại
điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục; Chức danh của giảng viên bao
gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư; Trình độ
chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên.
Thuật ngữ “giảng viên” trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học
đã có những điểm khác nhau về trình độ chuẩn và chức danh giảng viên.
Trước đó, trong Quyết định số 202/TTCB-VP ngày 08/6/1994 của Ban
Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch cơng
chức ngành giáo dục có quy định: giảng viên là công chức chuyên môn đảm
nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên
ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Theo quy định này, giảng
viên là công chức chuyên môn của trường đại học.
Trong luận án của tác giả Ngô Thị Minh thì cho rằng:
Giảng viên là một cán bộ khoa học, nắm vững các phương
pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng thành thạo
các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, thường xuyên rèn luyện
để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình, tham gia tích cực vào
NCKH và đời sống xã hội [38].
Theo tác giả Vũ Đức Lễ:
Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học cơng lập là người có
nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe; có năng
lực, kỹ năng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm nhiệm công tác

9


giảng dạy, NCKH và các hoạt động khác thuộc một chuyên ngành
đào tạo của trường đại học công lập. Chức danh của giảng viên bao

gồm: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học
là thạc sĩ trở lên, giảng dạy trình độ cao học là tiến sĩ trở lên, hướng
dẫn nghiên cứu sinh từ phó giáo sư đúng chuyên ngành trở lên,
đồng thời có trình độ, năng lực về nghiệp vụ sư phạm, tin học và
ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [36].
Từ những quy định của pháp luật và những vấn đề nên trên, có thể
hiểu: Giảng viên là người thực hiện công tác giảng dạy, NCKH, giáo dục
trong cơ sở giáo dục đại học; có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức
tốt; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp; có trình độ đào tạo, năng lực
chun mơn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Giảng viên chuyên ngành nghệ thuật là gì?
Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực mang tính đặc thù cao, liên quan
nhiều đến sáng tạo, năng khiếu, sự cảm thụ nghệ thuật và tính cá nhân. Đó là
một q trình thực hành công việc giảng dạy và học tập một loại kiến thức
đặc biệt, một loại kỹ năng lao động đặc biệt chứ không thông dụng, phổ cập
như các loại kiến thức tự nhiên, xã hội thơng thường khác. Nó vừa mang chức
năng xã hội về phương diện nghề nghiệp: dạy và học một loại kiến thức và kỹ
năng đặc biệt. Nó lại vừa mang chức năng tâm sinh lý đặc thù khi tiêu chí về
năng khiếu bẩm sinh được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 50 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, 01
viện nghiên cứu là Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam có đào tạo
các chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Lĩnh vực văn hố nghệ
thuật có 06 nhóm ngành, gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu-Điện ảnh, Văn
hoá, Múa, Xiếc và Tạp kỹ, với nhiều ngành/chuyên ngành đào tạo ở trình độ
trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Ngồi ra, cịn rất nhiều cơ sở đào
10


tạo chủ yếu là các trường đại học và cao đẳng sư phạm, đồng thời một số

trường đại học, cao đẳng tổng hợp khác cũng đang triển khai đào tạo các
chuyên ngành Sư phạm mỹ thuật và Sư phạm âm nhạc.
Theo danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV – trình độ đại học do Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) ban hành, nghệ thuật có mã số 721 bao gồm 04
nhóm ngành chính: Mỹ thuật, Nghệ thuật trình diễn, Nghệ thuật nghe nhìn,
Mỹ thuật ứng dụng với 34 mã ngành đào tạo. Ngồi ra cịn nhóm ngành Khác
gồm những mã ngành mới [6].
Mỗi trường đại học văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam (sau đây gọi là trường
nghệ thuật) lại có chương trình đào tạo riêng cho mã ngành được phép tuyển
sinh. Theo chương trình đào tạo của một mã ngành nghệ thuật, sinh viên nghệ
thuật phải tích lũy đủ các khối kiến thức, đó là: Khối kiến thức chung, Khối
kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành, khối kiến thức cơ sở ngành, Khối
kiến thức chuyên ngành, Khối kiến thức thực tế và tốt nghiệp [64].
Giảng viên các trường nghệ thuật gồm giảng viên dạy các môn chung
và giảng viên dạy các môn chuyên ngành. Các giảng viên giảng dạy kiến thức
chuyên ngành và một số môn cơ sở ngành trong các trường nghệ thuật được
gọi là giảng viên chuyên ngành nghệ thuật.
Như vậy, theo tác giả, giảng viên chuyên ngành nghệ thuật là người
thực hiện công tác giảng dạy, NCKH, giáo dục các môn nghệ thuật/năng
khiếu trong cơ sở giáo dục đại học; có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo
đức tốt; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu giảng dạy; được đào tạo về nghệ thuật;
có trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ theo quy định tiêu chuẩn các
ngành đặc thù.
1.1.2. Đặc điểm giảng viên chuyên ngành nghệ thuật
Giảng viên chuyên ngành nghệ thuật trong các trường nghệ thuật ở Việt
Nam mang đầy đủ các đặc điểm của giảng viên được quy định trong Luật
Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Viên chức.
11



- Giảng viên là công dân Việt Nam và thường có độ tuổi từ 22 tuổi trở
lên. Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (sau đây gọi là
trường đại học) là người có quốc tịch Việt Nam. Những người này có nhân
thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt, không phạm tội theo quy định pháp
luật. Giảng viên có độ tuổi từ 22 trở lên là phù hợp với quá trình đào tạo
chung của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại, đáp ứng yêu cầu chuyên môn
cần thiết theo tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định trong Luật Giáo dục.
- Giảng viên được tuyển dụng theo vị trí việc làm bằng hợp đồng lao
động. Vị trí việc làm là cơng việc giảng dạy theo chuyên môn cụ thể gắn liền với
chức danh giảng viên do trường đại học xác định. Cơ sở pháp lý để giảng viên
thực hiện nhiệm vụ cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình
đó là hợp đồng làm việc ký với trường đại học phù hợp với các quy định pháp
luật. Tuy nhiên, một số giảng viên tuyển dụng trước ngày 01/7/2003 không phải
ký hợp đồng làm việc. Những người này là giảng viên trong biên chế.
- Nhiệm vụ chính của giảng viên là giảng dạy, NCKH và định kỳ học
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Điều 55, Luật Giáo
dục đại học quy định về nhiệm vụ và quyền của giảng viên:
(1) Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực
hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
(2) Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao
công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
(3) Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chun mơn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
Thông thường, giảng viên được giảng dạy theo đúng chuyên môn được
đào tạo. Trong một số trường hợp ngoại lệ, giảng viên phải giảng dạy không
đúng chuyên môn nhưng điều này đã được khắc phục để tiến tới đảm bảo cơ
cấu giảng viên đúng chun mơn, đúng trình độ. NCKH là nhiệm vụ bắt buộc
của giảng viên giảng dạy đại học. Tùy theo chức danh của giảng viên mà yêu
cầu về NCKH khác nhau. Trên thực tế, các trường đại học khuyến khích giảng


12


viên tham gia NCKH để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ giảng dạy.
- Tiêu chuẩn của giảng viên là các yêu cầu về trình độ đào tạo, về
nghiệp vụ và các tiêu chuẩn khác nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của giảng viên.
Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đang có sự chưa thống nhất trong các
văn bản quy phạm hiện nay. Theo Luật giáo dục và Thơng tư liên tịch số
36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV: giảng viên (hạng III) có bằng tốt nghiệp đại
học trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy. Giảng viên giảng dạy đại
học cần có trình độ cơ bản là đại học. Nhưng theo Luật Giáo dục đại học và
Điều lệ trường đại học năm 2014: trình độ chuẩn của giảng viên đại học là
thạc sĩ trở lên. Với quy định chưa thống nhất này, về lý thuyết, các trường đại
học có thể áp dụng tiêu chuẩn trình độ nào cũng được
Tiêu chuẩn về nghiệp vụ: có nghiệp vụ sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm là
yêu cầu cần thiết của giảng viên đại học. Quy định này giữa Luật Giáo dục và
Luật Giáo dục đại học cũng có điểm chưa thống nhất.
- Ngồi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụ ra, giảng viên còn
phải đáp ứng các yêu cầu khác như các yếu tố: nhân thân, phẩm chất đạo đức,
năng lực giảng dạy, sức khỏe, ngoại hình...
- Giảng viên có các quyền và nghĩa vụ cơ bản đươc quy định cụ thể trong
các văn bản quy phạm pháp luật như: được trả lương, được hưởng phụ cấp giảng
dạy, được học tập nâng cao trình độ, được tham gia NCKH, phải đảm bảo đúng
mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy, giữ gìn đạo đức nhà giáo...
Đối với giảng viên chuyên ngành nghệ thuật (sau đây gọi là giảng viên
nghệ thuật), họ có những đặc điểm riêng như:
- Giảng viên nghệ thuật được đào tạo chuyên môn trong các cơ sở giáo
dục về văn hóa nghệ thuật. Đó là các trường chuyên biệt trong và ngoài nước
về nghệ thuật: Học viện Âm nhạc Quốc gia VN, Đại học Mỹ thuật VN, Đại
học Sân khấu – Điện ảnh, Nhạc viện quốc gia Moskva (Nga), Học viện Múa

Bắc Kinh (Trung Quốc), Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Quốc Gia Stuttgart
(Đức)... Giảng viên nghệ thuật hầu như được đào tạo bài bản tại các trường

13


chuyên biệt trong và ngoài nước. Ngoại lệ, một số trường hợp không được
đào tạo bài bản trong các cơ sở nghệ thuật chuyên ngành nhưng thành danh
trong thực tế, được xã hội ghi nhận, được giới chuyên môn đánh giá cao...vẫn
có thể trở thành giảng viên nghệ thuật. Tuy nhiên, họ là số ít và thơng thường
là giảng viên thỉnh giảng hoặc cộng tác viên của các trường nghệ thuật.
- Một số chuyên ngành, giảng viên nghệ thuật chưa có trình độ đào tạo
sau đại học. Do đặc thù là các môn thực hành, các cơ sở giáo dục nghệ thuật
trong và ngồi nước chưa (hoặc khơng) đào tạo trình độ sau đại học đối với
một số mã ngành như: Diễn viên múa (hiện đại, dân gian), Diễn viên sân khấu
(Chèo, Tuồng, Múa rối...), Quay phim (Điện ảnh, Truyền hình), Đạo diễn, Biên
kịch.... Để phù hợp với yêu cầu về trình độ, các giảng viên nghệ thuật học sau
đại học các chuyên ngành gần hoặc Quản lý giáo dục hoặc Quản lý văn hóa.
- Giảng viên nghệ thuật đồng thời là một nghệ sĩ. Đa số giảng viên
nghệ thuật thuộc các chuyên ngành biểu diễn, sáng tác còn là nghệ sĩ. Họ có
thể là giảng viên kiêm ca sĩ, nhạc công, diễn viên, đạo diễn, họa sĩ, nhà điêu
khắc... Đối với lĩnh vực biểu diễn, giảng viên thực hành nhiều trên sân khấu
vừa là nhu cầu vừa đem lại cho họ những kinh nghiệm thực tế quan trọng và
phong phú để “truyền nghề” cho người học. Đối với lĩnh vực sáng tác, các tác
phẩm nghệ thuật như: tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, kịch bản, trang trí sân
khấu... vừa là tác phẩm vừa là tài liệu học tập, giảng dạy trực quan sinh động
và hữu ích. Năng lực sáng tạo và hoạt động thực tế chính là cách thể hiện rõ
nhất về chuyên môn của giảng viên nghệ thuật.
Phát hiện, đào tạo học sinh, sinh viên có năng khiếu vượt trội
để trở thành những nghệ sĩ tài năng trong biểu diễn, sáng tác, giảng

dạy; tham gia biểu diễn, dự thi các chương trình, cuộc thi nghệ thuật
chuyên nghiệp trong nước và quốc tế; phát triển tài năng trẻ văn hóa
nghệ thuật có trình độ chun mơn sâu, có đức, có tài, có khả năng
sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật chất lượng cao mang

14


tầm quốc gia và quốc tế; trở thành lực lượng văn nghệ sĩ nòng cốt,
chủ đạo trong hoạt động văn hóa nghệ thuật của đất nước [56].
- Độ tuổi, sức khỏe và hình thể ảnh hưởng nhiều đến chun mơn của
giảng viên nghệ thuật, đặc biệt là các giảng viên nghệ thuật thực hành. Các
mơn địi hỏi cao về sức khỏe, hình thể như: Múa, Thanh nhạc, Diễn viên sân
khấu (Chèo, Tuồng, Cải lương...), Biểu diễn nhạc cụ (Ghita, Piano, Sáo,
Trống...). Môn Thanh nhạc, Diễn viên sân khấu cần một giọng hát có lực, dầy
dặn, lấy hơi tốt... Do vậy, các ca sĩ, diễn viên luôn bảo vệ giọng hát, bảo vệ
thanh quản nghiêm ngặt. Nghệ thuật liên quan nhiều đến hứng thú, cảm xúc
và các yếu tố tinh thần. Một cơ thể không khỏe mạnh ảnh hưởng nhiều đến
hứng thú, đến khả năng sáng tác hoặc biểu diễn. Về độ tuổi, tuổi càng cao sự
linh hoạt, dẻo dai của các cơ quan vận động càng giảm, quá trình lão hóa như
cơ, xương, khớp, thanh đới... khiến cho giảng viên khó có thể thực hiện tốt
những kỹ thuật chun mơn, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, chất lượng
đào tạo hay nói theo cách khác là giảng viên đã hết tuổi làm nghề mà chưa
đến tuổi nghỉ hưu.
- NCKH không phải là thế mạnh của giảng viên nghệ thuật thực hành.
Hoạt động nghệ thuật cũng là hoạt động sáng tạo nhưng thiên nhiều về cảm
xúc, cảm nhận tinh thần, sự tự do, phóng khống hơn là yếu tố khoa học, logic
và lý trí. Trước một tác phẩm nghệ thuật, mỗi người sẽ có những cảm nhận,
rung cảm khác nhau tùy theo xu hướng, hứng thú, cảm xúc của cá nhân.
Trong khi đó, NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,

quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn mang tính duy lý, rõ ràng và chính xác cao.
Cùng là hoạt động sáng tạo nhưng nghệ thuật và khoa học rất khác biệt. Đối
với hoạt động NCKH của giảng viên nghệ thuật, với tính chất ngành nghề,
nhiều giảng viên nghệ thuật có thể sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, biểu diễn

15


nghệ thuật đỉnh cao, dàn dựng các chương trình nghệ thuật hồnh tráng nhưng
khó khăn khi thực hiện một đề tài NCKH. Bởi ngôn ngữ của nghệ thuật và
ngôn ngữ khoa học khác nhau, cách thức thực hiện cũng khác nhau. Họ
thường chọn giải pháp quy đổi giờ NCKH sang giờ dạy hoặc bằng việc tham
gia các hoạt động biểu diễn, sáng tác để hoàn thành nhiệm vụ [60]. Do đó,
khơng nhiều giảng viên nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật thực hành có thể trở
thành những người NCKH giỏi.
- Điều kiện và môi trường làm việc của giảng viên nghệ thuật có nhiều
khác biệt so với các ngành nghề đào tạo khác. Đối với các giờ lý thuyết, giảng
viên nghệ thuật thực hiện các quy định về giờ vào/ra lớp như các giảng viên
bình thường nhưng quy mơ lớp học luôn hạn chế ở mức dưới 40 sinh viên. Đối
với các giờ thực hành, giảng viên nghệ thuật làm việc với các nhóm sinh viên
từ 01 cho tới dưới 10 sinh viên/nhóm tùy từng mơn học [7]. Giờ vào lớp cũng
khác nhau giữa các môn học. Thanh nhạc, Piano, Ghita, Kèn... thường bắt đầu
sau 8h00 sáng và sau 13h30 chiều. Đối với các môn chuyên ngành Mỹ thuật,
yếu tố ánh sáng, độ ẩm và thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới mỗi giờ học. Trong
các giờ học về mỹ thuật (Hình họa, Trang trí, Bố cục, Sơn dầu, Lụa, Điêu
khắc...) sinh viên và giảng viên được di chuyển thoải mái, ngồi, đứng theo
hướng/góc u thích hoặc phù hợp với mỗi người. Một số mơn học được thực
hiện ngồi trời như Ký họa (phong cảnh, hoa lá), Nhiếp ảnh... Các môn thuộc
nghệ thuật biểu diễn luôn đi kèm với âm thanh, sân khấu và sự sôi động.

Giảng viên làm việc trực tiếp với từng sinh viên ở nội dung
luyện kỹ thuật, sửa bài hát… Hai giảng viên làm việc với 01 sinh
viên khi thực hiện nội dung dựng bài và ghép đàn, nhiều giảng viên
làm việc với 01 sinh viên trong buổi học có giảng viên hướng dẫn,
chuyên gia, người phiên dịch, người đệm đàn… Ngồi ra hình thức
tổ chức lớp học phối hợp cá nhân và nhóm là con đường để sinh

16


viên tiếp cận với nội dung môn học đa dạng hơn, tiết học sẽ sinh
động hơn [71, tr. 116].
- Định mức giờ dạy của giảng viên nghệ thuật thực hành cao hơn các
môn lý thuyết và cao hơn giảng viên các ngành khác. Trước đây, định mức
giờ chuẩn của giảng viên (khơng phải giáo sư, phó giáo sư) nghệ thuật từ 280
– 360 giờ/năm [8]. Hiện nay, định mức giờ chuẩn đã về mức chung là 270
giờ/năm [9]. Trên thực tế, một số trường nghệ thuật vẫn quy định giờ chuẩn
đối với các môn nghệ thuật thực hành cao hơn mức quy định do yếu tố đặc
thù về tính chất công việc và tỉ lệ sinh viên/giảng viên [66, 17].
1.2. Khái niệm, đặc điểm tuyển dụng giảng viên giảng viên chuyên
ngành nghệ thuật
1.2.1. Khái niệm tuyển dụng giảng viên chuyên ngành nghệ thuật
Một trong những khâu quan trọng của công tác nhân sự đó là tuyển
dụng. Tuyển dụng là lựa chọn nhân lực đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn
mà nhà tuyển dụng hoặc người sử dụng lao động đưa ra để thực hiện một
hoặc một số công việc cụ thể. Trong phần lớn các lĩnh vực, số lượng việc làm
được tạo ra thường ít hơn số lao động tìm việc. Với vị trí việc làm ít hơn so
với số lượng các ứng viên nên nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội để lựa chọn
những người phù hợp và giữa các ứng viên sẽ xuất hiện sự cạnh tranh. Việc
tuyển dụng nếu tuân thủ các quy định, đảm bảo cơng khai, minh bạch, tiêu chí

rõ ràng và cơng bằng thì kết quả đạt được sẽ là những người có trình độ
chun mơn tốt nhất, xứng đáng nhất.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, việc tuyển dụng viên chức
nói chung và viên chức giảng dạy nói riêng lại càng quan trọng hơn. Giảng
viên có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học hiện đại, kỹ
năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nhất định; phát triển trí tuệ và năng lực hoạt
động trí tuệ, tư duy sáng tạo, tiếp thu cái mới, hình thành thế giới quan khoa

17


học, các chuẩn mực xã hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Giảng viên
phải là người có năng lực chun mơn tốt, có kiến thức chun sâu, tích lũy
tri thức mới và khơng ngừng tìm tịi, học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng,
nghiệp vụ. Bởi vậy, kết quả tuyển dụng sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng
giáo dục và đào tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của cơ sở giáo dục.
Luật Viên chức giải thích về tuyển dụng là "việc lựa chọn người có
phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp
công lập" (Khoản 4, Điều 3). Các yêu cầu đối với cá nhân được tuyển dụng
làm viên chức nói chung và giảng viên nói riêng trong các đơn vị sự nghiệp
công lập cần đảm bảo các yếu tố: tư cách đạo đức, trình độ đào tạo và năng
lực chuyên môn.
Tuyển dụng viên chức giảng dạy (sau đây gọi là tuyển dụng giảng viên)
có những khác biệt so với tuyển dụng công chức và tuyển dụng nhân lực
ngồi khu vực cơng khác.
Cơng chức với tính chất là người mang quyền lực nhà nước, thực thi
công vụ nên các yêu cầu về tuyển dụng khắt khe, chặt chẽ hơn từ chỉ tiêu biên
chế, hình thức tuyển dụng, các yêu cầu về lý lịch... Trong khi đó, tuyển dụng
nhân sự ngồi khu vực cơng lại khá “thống”. Nhà tuyển dụng có thể tự đặt ra
các tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với vị trí cơng việc họ cần. Số lượng nhân sự

cũng rất linh động tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng. Hình thức
tuyển dụng khá đơn giản (gửi hồ sơ, phỏng vấn hoặc thử việc...). Nhà tuyển
dụng quan tâm nhiều đến năng lực, khả năng đáp ứng công việc của ứng viên
hơn là các yêu cầu thủ tục khác.
Đối với tuyển dụng giảng viên, cơ sở giáo dục đại học công lập căn cứ
vào vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế và quỹ lương để xây dựng kế hoạch. Với
đặc thù về giáo dục - đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cơng lập cần người
có trình độ chun mơn kỹ thuật hoặc kỹ năng đặc biệt, được đào tạo bài bản

18


×