SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ……………
CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: ĐỊA LÍ
Tên chuyên đề:
CÁCH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 08 tiết
Người viết: ………………..
Chức vụ: Giáo viên
Tổ:Văn- Sử - Địa …….
Đơn vị công tác: ………..
Năm học: ………..
CHUYÊN ĐỀ : CÁCH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
I.Mục đích yêu cầu.
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm và vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam trong quá
trình học môn Địa lí.
- Khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam. Từ đó biết đánh giá, tổng hợp kiến
thức địa lí một cách lôgic.
2. Về kỹ năng :
- Khai thác Atlat thành thạo.
-Vận dụng trả lời được các câu hỏi thông qua atlat.
3. Về thái độ:
- Yêu thích môn Địa lí, tích cực học tập để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
II.Nội dung chuyên đề
1.Tại sao các tập bản đồ thế giới và Việt Nam được gọi là Atlats
Atlas : "tên chung chỉ các tập bản đồ địa lí, lịch sử, thiên văn v.v...vì trên bìa
của những tập bản đồ xuất bản lần đầu tiên có vẽ tượng thần Atlas vác quả cầu trên
vai (Trong thần thoại Hi lạp, Atlas là con của một vị thần Titans- Iapetus và là anh
em ruột với thần Prometheus, người đã đem ngọn lửa cho loài người. Do thần Atlas
chống lại Zesu, vị thần chúa tể thế giới, nên đã bị trừng trị phải giơ vai gánh đỡ cả
bầu trời). Tất cả các tập bản đồ in sau này, tuy bìa không vẽ tượng thần Atlas nữa,
nhưng theo thói quen, người ta vẫn gọi chung là Atlas.
2.Khái niệm Atlat Địa lí Việt Nam
Atlat Địa lí Việt Nam là một dạng bản đồ giáo khoa, có tính thống nhất cao về
cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ khá phù hợp với chương trình địa lí 12. Nó
diễn giải vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự
nhiên đến kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận và thể hiện mốiq uan
hệ giữa chúng. Hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ
cho mục đích dạy học. Nội dung Atlat địa lí gồm 3 phần chính:
- Các bản đồ địa lí tự nhiên
- Các bản đồ địa lí kinh tế - xã hội
- Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam.
3. Vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam
-Atlat không chỉ dùng làm tài liệu học tập mà còn để tra cứu, nên trong bản đồ có
thêm các bổ sung và chỉ dẫn địa danh hoặc bảng tra cứu ( ví dụ bảng độ cao núi, chiều
dài sông, diện tích của các nước, dân số của một số quốc gia...)
- Átlát là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức: Át lát là hình ảnh trực
quan thể hiện sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí, do đó Átlát là một
phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, tìm hiểu sự phân bố và giải thích mối
quan hệ của các yếu tố địa lí.
2
- Átlát Địa lí Việt Nam là tài liệu không thể thiếu được đối với học sinh trong học về
Địa lí Việt Nam. Atlat là nguồn tri thức cần thiết đối với học sinh trong học tập trên
lớp cũng như ở nhà.Hiện nay, kĩ năng sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam được đánh giá
qua các kì thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi lớp 12 THPT( cấp tỉnh, cấp quốc
gia)
- Atlat có vai rò hết sức quan trọng. Nó giúp cho người học cụ thể hóa về mặt không
gian, sự phân bố của các sự vật hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế trên đất nước ta,
đồng thời biết được cơ cấu , tình hình phát triển của dân cư, của ngành kinh tế Việt
Nam. Vì vậy, trong quá trình học và ôn tập Địa lí Việt Nam, người học nên thường
xuyên sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam trên cơ sở đó mà có những hiểu biết sâu sắc, cụ
thể về địa lí Tổ quốc, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ, lòng say mê nghiên cứu địa lí
và tình yêu quê hương đất nước.
4. Để sử dụng atlat Địa lí Việt Nam có hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên và học sinh
cần phải
* Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ danh mục, hiểu rõ nội dung, công dụng của từng bản đồ để phục vụ
cho từng bài cụ thể.
- Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, GV cần chú ý dự kiến những kiến thức sẽ
được khai thác từ Atlat, cách thức khai thác những kiến thức đó; dự kiến cả những
kĩ năng HS cần sử dụng.
- Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những hoạt
động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học; chú ý việc khai
thác kĩ năng địa lý của HS để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển phương
pháp tự học địa lý.
- Atlat cần được khai thác cho cả khâu HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới, rèn kĩ
năng địa lý, kể cả kĩ năng trình bày, báo cáo trước tập thể và đánh giá, ôn tập, khái
quát hóa kiến thức cũng như khi làm bài thi.
* Đối với HS:
- Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa.
- Nắm vững nội dung từng trang Atlat.
- Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì?
- Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy
nằm ở đâu?
- Tìm đến trang bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ qua việc
làm này, trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung
khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau.
(Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội dung về các ngành,
các vùng nằm ở các trang sau)
- Xem trong bản chú thích: Các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào?
Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các biểu đồ
trên bản đồ, các kí hiệu... nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)
3
- Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của đề thi –
đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được 1 kết
luận, một nhận xét cần thiết.
5.Quy trình đọc Atlat Địa lí Việt Nam
5.1.Nắm chắc các ký hiệu trong chú thích của bản đồ
Học sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công
nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat
không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công
nghiệp chung trang 21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19…
5.2. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat:
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường,
tròn…) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với
các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS cần biết cách khai thác các
biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.
5.3. Đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat
Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ
ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi
có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành
này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong
Atlat.
5.4. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi:
Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, HS
có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối
cuốn Atlat (trang 31).
*Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời như:
“Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta”. Với câu hỏi này chỉ sử dụng
bản đồ “Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ. “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư
nước ta?”. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15 là đủ.
*Lựa chọn những bản đồ phù hợp và loại bỏ những bản đồ không phù hợp ra
ngoài
- Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, HS có thể sử dụng bản đồ: đất,
địa hình, khí hậu, dân cư… nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
- Khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không
cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu…
*Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như:
Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, HS không những
chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp
này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành
công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện…
-Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng kinh tế như:
4
Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, HS cần dựa vào
bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng trang
26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về vị trí
vùng. Đồng thời HS phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ khác
(như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư…) nhằm xác định được đầy đủ các thế mạnh về
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.
6. Hướng dẫn đọc Atlat Địa Lí Việt Nam phần địa lí tự nhiên
Đối với phần địa lí tự nhiên, để khai thác tốt các trang atlat học sinh cơ bản là
biết trả lời các câu hỏi dạng nhận biết như kể tên, cho biết, sự phân bố của các đối
tượng địa lí trên bản đồ. Vì vậy,học sinh chỉ cần nhớ được chú thích củ các đối tượng
để trả lời. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào Atlat để trả lời mà còn phải biết kết hợp kiến
thức cơ bản từ sách giáo khoa mới có thể đảm bảo kiến thức yêu cầu.
6.1. Bản đồ hành chính Việt Nam
* Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 4,5 – Atlát địa lí Việt Nam .
* Nội dung chính
- Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo,
vùng trời.
- Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia
- Diện tích biển: > 1 triệu km2
- Diện tích đất liền : 331.212 km2
- Diện tích đảo; quần đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh
giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực
thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông.
* Nội dung phụ
- Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam Á.
- Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố.
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ.
Bước 2: Xác định ranh giới: ? Địa giới ? Màu sắc ? Tên tỉnh ? Tỉnh lỵ (trung tâm) ?
Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó.
Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách cho học sinh tra bảng diện
tích, dân số các tỉnh.
* Phương pháp sử dụng: Sử dụng cho bài 2- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; Sử dụng
số liệu diện tích và dân số để tính mật độ dân số áp dụng cho bài 16.
Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ bằng cách cho học sinh
tự đặt câu hỏi từ trang atlat đó.Học sinh có thể đưa ra một số câu hỏi như sau:
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
- Kể tên các nước giáp với nước ta trên biển và trên đất liền.
- Kể tên các cửa khẩu của nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
5
Hướng dẫn làm bài
- Kể tên các nước giáp với nước ta trên biển và trên đất liền.
+ Các nước giáp với đất liền với Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
+ Các nước giáp biển với nước ta: Trung Quốc, Campuchia, Brunay, Malaixia,
Indonexia, Xingapo, Philippin, ThaiLan.
- Một số của khẩu quốc tế của nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia
-Các cửa khẩu trên đường biên giới với TQ: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị
(Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai)
-Các cửa khẩu trên đường biên giới với Lào: Tây Trang (Điện Biên), Nậm Cắn
(Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y
(Kon Tum)
-Các cửa khẩu trên đường biên giới với CPC: Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương
(Kiên Giang)
Câu 2: Cho biết tên thủ đô và các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
Hướng dẫn làm bài
- Tên thủ đô: Hà Nội.
- Các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Câu 3: Kể tên các tỉnh (thành), thị xã, các điểm dân cư, tỉnh lị của nước ta, cho
biết tỉnh thành nào giáp biển, xác định vị trí tiếp giáp của một tỉnh nào đó.
Hướng dẫn làm bài
Câu hỏi này: HS chỉ cần dựa vào bảng phụ để trả lời hoặc đọc từ bản đồ hành chính
để kể. Quan sát từ bản đồ chỉ ra được các tỉnh thành nào giáp với biển Đông.
Câu 4: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy rút ra những thuận lợi và khó
khăn do vị trí địa lí đem lại.
Hướng dẫn làm bài
a.Thuận lợi.
-Nước ta nằm trong vành đai của khí hậu nhiệt đới nên thời tiết nóng, nhiệt độ
cao, ánh nắng chan hoà, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió
tín phong và gió mùa Châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt. Vị trí tiếp giáp biển
Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào cho các khối khỉ thổi vào đất liền. Đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền nông, lâm, thuỷ sản nhiệt đới quanh năm, với khả
năng xen canh, tăng vụ gối vụ cao
-Nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với 2 đại dương
lớn( Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển, khí hậu mang tính hải dương điều hoà hơn khác xa các nước
cùng vĩ độ như ở Tây Á và Bắc Phi. Nước ta còn có nguồn tài nguyên biển phong
phú, đó là nguồn hái sản, muối biển, dầu mỏ, khí đốt…đồng thời rất thuận lợi phát
triển GTVT biển và du lịch biển…
6
-Nước ta là nơi gặp gỡ, hội tụ, giao thoa của nhiều luồng sinh vật từ Bắc xuống,
từ Nam lên, từ Tây sang… tạo nên sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật về giới
và thành phần loài.
-Vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh
khoáng Địa Trung Hải tạo nên sự giàu có và đa dạng về khoáng sản là điều kiện
thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng…
-Vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ toạ nên sự phân hoá thiên nhiên đa dạng từ BN, Đ-T, từ thấp lên cao…
-Nước ta là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá, dân tộc khác nhau, các dân tộc
Việt Nam được hình thành có nguồn gốc từ 3 dòng ngôn ngữ khác nhau (Nam Á,
Nam Đảo, Hán Tạng) vì thế tạo nên 1 nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc dân tộc. Vị
trí nằm gần trung tâm của ĐNA thuận lợi để nước ta chung sống hoà bình, hợp tác
hữu nghị với các nước láng giềng và khu vực.
-Nước ta nằm ở trung tâm Đông Nam Á , ngã tư đường hàng hải và hàng không
quốc tế thuận lợi trong giao lưu quan hệ với các nước trong khu vực bằng đường
biển, đường bộ, đường hàng không.
-Nước ta nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế sôi động của thế giới (gần các
con rồng Châu Á, gần Trung Quốc, Nhật Bản, Ôxtraylia là những nước có nền kinh
tế phát triển mạnh ở Châu Á- Thái Bình Dương) thuận lợi trong giao lưu học hỏi
kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài…
- Vị trí gần trung tâm khu vực ĐNA, VN là cầu nối giữa ĐNA lục địa và ĐNA
biển đảo, là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam TQ
b.Khó khăn
-Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, lũ lụt, hạn
hán…đã ảnh hưởng lớn tới người và tài sản gây khó khăn trong sản xuất.
-Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên là điều kiện
thuận lợi cho sâu bệnh và dịch bệnh phát triển gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt
và sức khoẻ con người.
-Đường biên giới trên đất liền và trên biển dài, chung với nhiều quốc gia gây
nhiều khó khăn trong bảo vệ an ninh quốc phòng.
-Nước ta nằm gần trung tâm ĐNA khu vực có nền kinh tế sôi động của thế giới
nên chịu sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6.2. Bản đồ hình thể Việt Nam
* Tên bản đồ: Bản đồ hình thể Việt Nam trang 6,7– Atlát địa lý Việt Nam.
* Nội dung chính
- Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi cả nước, biển, đảo
* Nội dung phụ : Thể hiện một số hình ảnh các miền ở nước ta.
* Phương pháp sử dụng: Sử dụng cho bài 2 và bài 6 để xác định lãnh thổ và đặc
điểm chung của địa hình nước ta(phần lớn là đồi núi )
7
GV Cho học sinh sử dụng bản đồ với các gợi ý:
- Bản đồ này thể hiện từ khái quát tổng thể đến chi tiết
- Thể hiện địa hình đồng bằng, vùng đồi núi bằng các màu sắc
- Nhận xét các đồng bằng.
- Vùng núi: Các dãy núi lớn ; Hướng các dãy núi ; Các sơn nguyên, cao nguyên
- Đặc điểm hình thái biển Đông ? ý nghĩa kinh tế?
- Nhận xét 4 cảnh quan tiêu biểu ở nước ta: Vùng núi cao, Cao nguyên, Đồng bằng,
Biển
HS có thể đặt một số câu hỏi dưới dạng sau:
Câu 1: Phân tích sự đa dạng của địa hình đồi núi Việt Nam.
Hướng dẫn làm bài
Phân tích sự đa dạng của địa hình đồi núi qua sự phân hóa thành các vùng đồi núi
khác nhau với những đặc điểm địa hình đặc trưng.
+ Vùng núi Đông Bắc (phân tích)
+ Vùng núi Tây Bắc (Phân tích)
+ Vùng Trường Sơn Bắc
+ Vùng núi cao nguyên Trường Sơn Nam
+ Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
Câu 2: Kể tên các đồng bằng, các dãy núi, các cánh cung, các đỉnh núi cao trên
2000 m, các cao nguyên đá vôi, cao nguyên badan của nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Câu hỏi này HS chỉ cần dựa vào chú thích, màu sắc, phân tầng độ cao để trả lời
6.3. Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam
* Tên bản đồ: Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam trang 8
* Nội dung chính
- Thể hiện các mỏ khoáng sản chính của nước ta
- Thể hiện địa chất, địa tầng nước ta
- Các đối tượng địa chất khác như phun trào axít; maphic; xâm nhập axít; trung tính
…
- Bản đồ nhỏ thể hiện địa chất biển Đông và các vùng kế cận
*Nội dung phụ : Bản đồ nhỏ góc trái trên thể hiện địa chất biển Đông và các vùng kế
cận; dưới cùng trang thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
* Phương pháp sử dụng:
- Bản đồ này được sử dụng nhằm khai thác các nội dung địa chất, khoáng sản Việt
Nam có thể sử dụng cho nhiều bài nhằm đánh giá nguồn lực phát triển và sự phân bố
các ngành công nghiệp của cả nước hoặc phát triển công nghiệp ở các vùng kinh tế.
Giáo viên có thể cho học sinh khai thác theo gợi ý:
- Nhận xét đặc điểm phân bố các mỏ khoáng sản Việt Nam?
- Dựa vào bản đồ khoáng sản kết hợp với các trang công nghiệp để nhận xét và giải
thích tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp như: Năng lượng. cơ khí,
khai thác…
8
Trên cơ sở GV gợi ý HS có thể đặt ra một số câu hỏi của trang địa chất khoáng
sản.
Câu 1: Cho biết các loại (mỏ) khoáng sản của nước ta. Chứng minh nước ta có
nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
Hướng dẫn làm bài
-Các loại khoáng sản của nước ta
+ Năng lượng: than, dầu,khí
+ Kim loại: sắt , thiếc, kẽm..
+ Phi kim loại: apatit, lipit, đất hiếm..
+ Vật liệu xây dựng: đá vôi, đất sét, đất cao lanh..
- Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạn
+Kể tên các loại
+Chỉ ra sự phân bố và trữ lượng tập trung ở đâu.
Câu 2: Dựa vào trang địa chất khoáng sản cho biết các mỏ khoáng sản của từng
vùng.
Hướng dẫn làm bài
Câu hỏi này HS chỉ cần xác định được phạm vi ranh giới của từng vùng để trình bày
các loại khoáng sản của vùng đó.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nhận xét đặc điểm địa lí nguồn tài
nguyên khoáng sản nước ta.
Hướng dẫn làm bài
-Phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình
+ Nhóm khoáng sản nhiên liệu, năng lượng: than, dầu khí (dẫn chứng)
+ Khoáng sản kim loại (dẫn chứng)
+ Khoáng sản phi kim loại (dẫn chứng)
-Quy mô không đều về trữ lượng:
+ Phần lớn quy mô nhỏ
+ Một số mỏ có quy mô lớn: dầu khí, than, đá vôi, đá vôi, sắt, boxit…
-Phân bố không đều và phân tán.
+Phần lớn các mỏ tập trung ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số ở Tây Nguyên,
ở Nam Bộ nghèo khoáng sản.
+ Phân bố chủ yếu ở nơi khó khai thác như miền núi, trung du, thềm lục địa
(dẫn chứng)
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh
tương ứng) của các loại khoáng sản: than đá, sắt, bôxit, thiếc.
Hướng dẫn làm bài
-Than đá: Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Quỳnh Nhai (Điện Biên),
Phấn Mễ (Thái Nguyên), Lạc Thủy (Hòa Bình), Nông Sơn (Quảng Nam)
-Sắt: Trại Cau (Thái Nguyên), Tùng Bá (Hà Giang), Văn Bàn, Quý Xa (Yên Bái),
Thạch Khê (Hà Tĩnh)
-Bôxit: Măng Đen (Kon Tum), Đăk Nông (Đăk Nông), Di Linh, Đà Lạt (Lâm Đồng)
9
-Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Nguyên), Quỳ Châu (Nghệ An)
6.4. Bản đồ khí hậu
* Tên bản đồ : Bản đồ khí hậu trang 9 Atlát địa lý Việt Nam
* Nội dung chính: Thể hiện khí hậu chung Việt Nam
* Nội dung phụ: Các bản đồ phụ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, các
tháng trong năm
Ví dụ :
- Mũi tên màu đỏ thể hiện chế độ gió mùa mùa Hạ
- Mũi tên màu xanh thể hiện chế độ gió mùa mùa Đông
- Màu mũi tên thể hiện bản chất gió (nóng, lạnh)
- Hướng mũi tên chỉ hướng gió
- Độ lớn, chiều dài mũi tên chỉ cường độ, hiện tượng gió mạnh, yếu khác nhau, loại
gió khác nhau
- Hướng gió và tần suất gió biểu hiện: Biểu đồ gió, lượng mưa, nhiệt độ: Phương
pháp biểu đồ định vị
- Biểu đồ phụ: Phương pháp thể hiện nền định lượng
+ Phương pháp sử dụng: Sử dụng cho bài 9- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa phần
c, Gió mùa và làm các bài tập cuối bài; Bản đồ này cũng có thể sử dụng cho các bài
11 phần1- thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam, phần 4. Các miền địa lý tự nhiên để
xác định đặc điểm khí hậu các miền; Bài 15 phần một số thiên tai chủ yếu-Bão…
GV cho học sinh tiến hành các bước:
Bước 1: Đọc các miền khí hậu nước ta về: Nhiệt độ. Lượng mưa. Hướng gió. Mối
quan hệ giữa chúng
Bước 2 : Phân tích từng yếu tố khí tượng có sự phân hoá: Theo mùa. Theo vĩ độ. Theo
độ cao
Bước 3: Nhận xét hoạt động của các loại gió(Hướng, thời gian, phạm vi hoạt
động);So sánh và giải thích đặc điểm thời tiết, khí hậu ở một số địa điểm…
Trên cơ sở GV gợi ý HS có thể đặt ra một số câu hỏi của trang khí hậu.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam nêu ra những trung tâm mưa nhiều và các
khu vực mưa ít của nước ta.
Hướng dẫn làm bài
-Các trung tâm mưa nhiều của Việt Nam: Khu vực Huế - Quảng Nam – Kon Tum,
khu vực Thượng nguồn sông Chảy, khu vực Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt – Trung ở
Tây Bắc, khu vực Móng Cái, khu vực Đông Trường Sơn, khu vực Nam Tây Nguyên
và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
-Các khu vực mưa ít: Ninh Thuận – Bình Thuận, Sơn La, thung lũng sông Ba, khu
vực Lạng Sơn – Bắc Giang, Mường Xén (Nghệ An)
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy nêu các miền khí hậu của nước ta và
các vùng trong mỗi miền.
Hướng dẫn làm bài
-Miền khí hậu phía Bắc (4 vùng khí hậu)
10
+ Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ
+ Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ
+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ
-Miền khí hậu phía Nam
+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên
+ Vùng khí hậu Nam Bộ.
Câu 3:
a. Nêu tên các trạm, xác định trạm đó thuộc vùng, miền khí hậu nào ?
b. Nêu đặc điểm khí hậu của trạm
Hướng dẫn làm bài
a. Nêu tên các trạm, xác định trạm đó thuộc vùng, miền khí hậu nào
- Dựa vào bản đồ để kể, xác định được trạm đó thuộc vùng miền khí hậu nào?
b. Nêu đặc điểm khí hậu của trạm
– Về nhiệt độ :
+ Nhiệt độ trung bình năm (có thể lấy số liệu dựa vào nền nhiệt độ trung bình
năm), nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, bao nhiêu, vào tháng mấy, biên độ nhiệt ?
+ Tiến trình nhiệt dạng chí tuyến hay cận xích đạo ?
+ Mùa nhiệt : mùa hè vào tháng nào, niệt độ trung bình bao nhiêu; mùa đông
vào tháng nào, niệt độ trung bình bao nhiêu ?
– Về độ ẩm :
+ Lượng mưa trung bình năm (có thể dựa vào bản đồ Lượng mưa) ?
+ Mùa ẩm : mùa mưa (về thời gian), tháng mưa nhiều nhất, cường độ mưa;
mùa khô (về thời gian), tháng kiệt nhất ?
– Về gió : loại gió thổi về hướng, thời gian, tần suất và tính chất ?
– Các đặc điểm khác.
Câu 4: Đọc bản đồ nhiệt độ và lượng mưa
Hướng dẫn làm bài
* Bản đồ Nhiệt độ
– Nêu đặc điểm khái quát về nhiệt độ trung bình trên lãnh thổ nước ta, sự biến
đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam, từ thấp lên cao ?
– Nêu thang bậc nhiệt độ từ cao nhất đến thấp nhất ? Nhiệt độ bao nhiêu, phân
bố ở đâu ?
– Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó ?
* Bản đồ Lượng mưa
– Nêu đặc điểm khái quát nhất về lượng mưa trên toàn lãnh thổ nước ta ?
– Nêu thang bậc lượng mưa từ cao nhất đến thấp nhất (dựa vào bảng chú
giải). Bao nhiêu ? Phân bố ở đâu ?
Câu 5: Đọc bản đồ các loại gió của nước ta
11
Hướng dẫn làm bài
* Phân tích hướng Gió
– Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai loại gió mùa rất đặc
trưng.
+ Gió mùa mùa Hạ
-Có tính chất nóng ẩm, đem nhiều mưa đến cho nước ta. Gió có nguồn gốc từ
vịnh Bengan và khối khí xích đạo (gió tín phong nam bán cầu vượt qua xích đạo). Cả
2 loại gió này đều có tính chất nóng ẩm, thổi theo hướng TN vào VN tạo nên gió mùa
mùa hạ.
-Riêng khu vực Bắc Bộ gió mùa hạ có hướng Đông Nam là do địa hình và áp
thấp Bắc Bộ hút làm cho gió đổi hướng.
-Trong mùa hạ còn có gió Phơn TN (gió Lào), tính chất khô, nóng hoạt động
mạnh ở miền Trung và Tây Bắc vào các tháng 6,7,8. Đây là loại gió mùa TN nóng ẩm
vượt qua núi gây ra hiện tượng Phơn.
+ Gió mùa mùa Đông
-Khối khí cực đới có nguồn gốc từ áp cao Xibia đến VN theo 2 hướng :
-Hướng Bắc, Tây Bắc qua lãnh thổ Trung Quốc vào VN hoạt động mạnh vào
nữa đầu mùa đông đem theo không khí lạnh và khô, gọi là khối khí cực đới biến tính
qua đất liền.
-Hướng Đông Bắc qua biển Nam Trung Hoa, vịnh Bắc Bộ vào VN gây nên
dạng thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn, hoạt động mạnh vào nửa sau mùa đông, gọi là khối
khí cực đới biến tính qua biển.
=> Cả 2 hướng gió trên tạo nên thời tiết đặc biệt cho mùa đông miền Bắc.
-Từ 160B trở vào Nam cũng có hướng ĐB, nhưng chủ yếu là gió Tín phong
Bắc bán cầu, gió này hoạt động mạnh vào mùa đông gây nên dạng thời tiết hanh khô
cho mùa đông Nam Bộ.
-Tuy nhiên cả khối khí cực đới biển, tín phong Bắc bán cầu, frong cực và dải
hội tụ nội chí tuyến lại là nguyên nhân gây mưa chính cho DHMT vào mùa thu
đông.
Câu 6: Trình bày hướng, tần suất của bão nước ta.
Hướng dẫn làm bài
* Phân tích hướng bão,
– Bão thường xuất phát từ biển tây Thái Bình Dương hay từ biển Đông.
– Mùa bão từ tháng 5 đến tháng 12, bình quân hàng năm có từ 9 – 10 cơn bão
đổ bộ vào VN.
+ Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam, tháng 6 -7 đổ bộ vào Bắc
Bộ, tần suất 0,3 – 1 cơn bão/tháng, sau đó lùi dần xuống phía nam khu vực Ninh Bình
– Thanh Hóa vào tháng 8, tần suất 1 – 1,3 cơn bão/tháng.
12
+ Khu vực hoạt động mạnh nhất vào tháng 9 là Bắc Trung Bộ, tần suất lên tới
1,3 – 1,7 cơn bão/tháng. Sau đó giảm dần, tần suất chỉ còn 1 – 1,3 cơn bão/tháng vào
Huế, Đà Nẵng tháng 10, tháng 11 – 12 là 0,3 – 1 cơn bão/tháng ở DHNTB
+ Khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới.
Câu7: Phân tích các miền khí hậu nước ta
Hướng dẫn làm bài
* Phân tích Miền khí hậu
a. Nêu khái quát vị trí địa lí, lãnh thổ vùng miền khí hậu.
b. Nêu đặc điểm nhiệt độ :
– Nhiệt độ trung bình năm.
– Nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ.
– Biến trình nhiệt.
– Mùa nhiệt.
c. Nêu đặc điểm về ẩm :
– Lượng mưa trung bình năm.
– Mùa mưa và mùa khô từ tháng nào đến tháng nào, tháng mưa nhiều nhất,
tháng mưa ít nhất (nguyên nhân mưa, kiểu mưa).
d. Về gió, bão
– Loại gió thổi thịnh hành về hướng, tính chất, thời gian, cường độ và nguyên
nhân hình thành.
– Bão hoạt động vào thời gian nào, cường độ.
e. Các đặc điểm khác.
Câu 8 : So sánh các trạm khí hậu, miền khí hậu
Hướng dẫn làm bài
a. Nêu vị trí trạm và đặc điểm khái quát các yếu tố khí tượng của trạm, từ đó nêu đặc
điểm miền khí hậu.
b. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau :
– Về nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ,
mùa nhiệt, biến trình nhiệt…).
– Về ẩm (lượng mưa, tháng mưa nhiều, tháng mưa ít, mùa mưa, kiểu mưa,
nguyên nhân mưa…).
– Về gió, bão (loại gió, đặc điểm gió, cường độ, thời gian và tần suất hoạt
động…).
– Đặc điểm khác.
6.5. Bản đồ các hệ thống sông
* Tên bản đồ: Bản các hệ thống sông trang 10 Atlát địa lý Việt Nam
* Nội dung chính: Thể hiện lưu vực chín hệ thống sông lớn và lưu vực các sông nhỏ
chảy trực tiếp ra biển; các trạm thủy văn nước ta
*Nội dung phụ: Thể hiện tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông và lưu lượng nước
trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công
- Thể hiện các hệ thống sông, mỗi hệ thống sông chiếm vùng phân bố riêng
13
- Các lưu vực sông nhỏ đổ trực tiếp ra biển phân bố các vùng hẹp ven biển
- Thể hiện các lưu vực sông thông qua màu sắc
- Các trạm thủy văn kí hiệu tam giác màu đỏ có tên.
* Phương pháp sử dụng:Sử dụng cho bài 10-phần b.Sông ngòi; bài 11-phần 4. các
miền địa lí tự nhiên để xác định đặc điểm sông ngòi; Bài 13- Thực hành phần c.Các
dòng sông ; Bài 27 để giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta…
GV cho học sinh tiến hành các bước
Bước 1: Đọc các hệ thống sông nước ta: Mạng lưới sông, hướng chảy, tỉ lệ diện tích
lưu vực…
- Các trạm thủy văn chính
Bước 2 : Nhận xét từng lưu vực, mối quan hệ với địa hình về hướng chảy và chế độ
nước.
Trên cơ sở GV gợi ý HS có thể đặt ra một số câu hỏi của trang cá hệ thống sông.
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy xác định các phụ lưu lớn nhất, các chi
lưu và các cửa sông đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình
Hướng dẫn làm bài
-Các phụ lưu lớn nhất: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
- Các chi lưu: Sông Văn Úc, sông Kinh Thầy.
- Các cửa sông đổ ra biển: Thái Bình, Văn Úc, Cửa Cấm
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy kể tên và sắp xếp thứ tự diện tích lưu
vực giảm dần của 9 hệ thống sông lớn ở nước ta.
Hướng dẫn làm bài
-Kể tên:
1. Sông Hồng
2.S. Mê Công
3.S. Đồng Nai
4. S. Cả
5. S. Mã
6. S. Thái Bình
7. S. Ba
8. S. Kì Cùng
9. S. Thu Bồn
Câu 3. Xác định các nhà máy thủy điện chính trên các sông chính
Hướng dẫn làm bài
-Lưu vực sông Hồng: Hòa Bình, Sơn La (trên Sông Đà), Thác Bà (S. Chảy), Tuyên
Quang (S. Gâm)
-Lưu vực sông Ba (Đà Rằng): Sông Hinh, Vĩnh Phúc
-Lưu vực sông Đồng Nai: Trị An (S. Đồng Nai), Thác Mơ (S. Bé), Hàm Thuận – Đa
Mi (S. La Ngà), Đa Nhim (S. Đồng Nai), Cần Đơn (S. Bé)
-Lưu vực sông Mê Công: Yaly (S. Xê Xan), Xê Xan 3, Xê Xan 3A…
14
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định mùa lũ, mùa cạn trên sông
Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê Công.
Hướng dẫn làm bài
-S. Hồng: 5 tháng mùa lũ là các tháng từ tháng VI đến tháng X và 7 tháng mùa cạn từ
XI đến tháng V.
-S. Đà Rằng: có 4 tháng mùa lũ là các tháng IX đến tháng XII và 8 tháng mùa cạn là
các tháng từ tháng I đến tháng VIII.
-S. Mê Công có 6 tháng mùa lũ là các tháng từ tháng VII đến tháng XII và 6 tháng cạn
là các tháng từ tháng I đến tháng VI.
6.6. Bản đồ đất – thực vật và động vật
* Tên bản đồ: Bản đồ đất, thực vật và động vật trang 11,12 Atlát địa lý Việt Nam
* Nội dung chính: Thể hiện đất, thực vật và động vật nước ta
- Đất: Thể hiện các loại đất chính ở nước ta
- Thực vật: Các thảm thực vật
- Động vật: Các loại động vật chính
* Nội dung phụ: Thể hiện phân khu địa lí động vật, mạng lưới sông
- Thể hiện các loại đất, mỗi loại đất chiếm vùng phân bố riêng
- Vùng phân bố thông qua các ký hiệu: Thảm thực vật; không có đường viền đứt
đoạn
- Riêng rừng quốc gia, điểm dân cư dùng phương pháp ký hiệu định vị đặt đúng vị
trí nơi đối tượng đó
- Ký hiệu dạng đường: Thể hiện sông
*Phương pháp sử dụng: Sử dụng cho bài 10 phần c.Đất; Bài 22 để giải thích sự phân
bố cây lúa, các loại cây công nghiệp; Bài 25 để xác định điều kiện sinh thái nông
nghiệp của 7 vùng nông nghiệp nước ta
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ này bằng cách đi từ toàn thể đến cục
bộ theo gợi ý:
- Nhìn màu sắc tỷ lệ loại đất nào chiếm nhiều nhất
- Đọc từng loại đất
- Nhận xét sự phân bố các thảm thực vật nước ta
- Sự phân khu vực động vật, đọc tên các động vật chính trong khu vực này
- Giải thích sự phân bố các loại cây trồng (Lúa, các cây công nghiệp…)
GV và HS đưa ra một số câu hỏi vận dụng
Câu 1.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nêu các loại đất ở nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Nước ta có 3 loại đất:
- Nhóm đất feralit gồm: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi và đất feralit
trên các loại đá mẹ khác.
- Nhóm đất phù sa gồm: phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển và đất xám trên
phù sa cổ.
- Nhóm đất khác gồm các loại đất khác và núi đá.
15
Câu 2. Phân tích các loại đất và phân bố của chúng ở miền tự nhiên Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ.
Hướng dẫn làm bài
Trong miền tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có 3 nhóm đất chính:
-Nhóm đất phù sa gồm:
+ Đất phù sa sông chiếm diện tích khá lớn, phân bố tập trung ở đồng bằng Bắc
Bộ
+ Đất phèn chiếm diện tích nhỏ phân bố dọc ven biển đồng bằng Bắc Bộ
+ Đất cát chiếm diện tích nhỏ phân bố ở phía nam ĐB Bắc Bộ
-Nhóm đất feralit
+ Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ phân bố ở một số vùng núi Đông
Bắc, các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng
+ Đất feralit trên đá vôi chiếm diện tích nhỏ phân bố ở Lạng Sơn, Bắc Cạn
+ Đất feralit trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn phân bố rộng khắp ở
vùng đồi núi.
-Các loại đất khác chiếm diện tích nhỏ phân bố ở vùng núi cao Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1.Nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long
2.Vì sao ĐBSCL lại có nhiều đất mặn, đất phèn.
Hướng dẫn làm bài
1.Đặc điểm phân bố
Có 3 loại đất chính:
-Đất phù sa ngọt, diện tích khoảng 1,2 triệu ha, phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu
-Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất khoảng 1,6 triệu ha, phân bố ở Đồng Tháp Mười,
tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau
- Đất mặn ven biển diện tích 75 vạn ha
- Ngoài ra còn một số loại đất khác:
+ Đất xám phân bố dọc biên giới Campuchia
+Đất feralit chủ yếu ở đảo Phú Quốc
+Đất cát ven biển tập trung ở Sóc Trăng, Trà Vinh
2.Giải thích
- Do có 3 mặt giáp biển
- Địa hình thấp nhiều ô trũng ngập nước, có hệ thống kênh rạch chằng chịt
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng làm tăng cường độ chua mặn trong
đất.
-Thủy triều lấn sâu vào trong đất liền làm nhiễm mặn.
Câu 4. Kể tên các kiểu thảm thực vật ở nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Ở nước ta có các kiểu thảm thực vật sau:
-Rừng kín thường xanh
16
-Rừng thưa
-Rừng tre nứa
-Rừng ngập mặn
-Rừng trên núi đá vôi
-Rừng ôn đới núi cao
-Rừng trồng
-Trảng cỏ, cây bụi
-Thảm thực vật nông nghiệp
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các phân khu địa lí động vật
Hướng dẫn làm bài
Các phân khu động vật nước ta là:
-Khu Đông Bắc
-Khu Tây Bắc
-Khu Bắc Trung Bộ
-Khu Trung Trung Bộ
-Khu Nam Trung Bộ
-Khu Nam Bộ
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các vườn quốc gia của miền
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ và Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Hướng dẫn làm bài
•
•
•
•
•
•
Bái Tử Long (Quảng Ninh)
Ba Bể (Bắc Cạn)
Ba Vì (Hà Nội)
Bến En (Thanh Hóa)
Cát Bà (Hải Phòng)
Cúc Phương (Ninh Bình –
Thanh Hóa – Hòa Bình)
• Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
• Xuân Sơn (Phú Thọ)
• Xuân Thủy (Nam Định)
• Hoàng Liên (Lai Châu –
Lào Cai)
• Phong Nha – Kẻ Bàng
(Quảng Bình)
• Vũ Quang (Hà Tĩnh )
• Pù Mát (Nghệ An)
• Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các vườn quốc gia của miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Hướng dẫn làm bài
17
•
•
•
•
•
•
Chư Mom Ray (Kon Tum)
Chư Yang Sin (Đăk Lăk)
Kon Ka Kinh (Gia Lai)
Yok Đôn (Đăk Lăk)
Bù Gia Nhập (Bình Phước)
Bidoup – Núi Bà (Lâm
Đồng)
• Phước Bình (Ninh Thuận)
• Lò Gò – Xa Mát (Tây
Ninh)
• Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm
Đồng, Bình Phước)
• Tràm Chim (Đồng Tháp)
• U Minh Thượng (Kiên
Giang)
• Núi Chúa (Ninh Thuận)
• U Minh Hạ (Cà Mau)
• Phú Quốc (Kiên Quốc)
• Mũi Cà Mau (Cà Mau)
• Côn Đảo (Bà Rịa Vũng
Tàu)
Câu 8. Kể tên các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam
Hướng dẫn làm bài
-Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (2001)
-Khu dự trữ sinh quyển vườn quốc gia Cát Tiên (2001)
-Khu DTSQ quần đảo Cát Bà (2004)
-Khu DTSQ vùng đất ngập mặn ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (2004)
-Khu DTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006)
-Khu DTSQ miền Tây Nghệ An (2007)
-Khu DTSQ cù lao Chàm (2009)
-Khu DTSQ vườn quốc gia Mũi Cà Mau (2009)
-Khu DTSQ vườn quốc gia Cát Bà (2011)
6.7. Bản đồ các miền tự nhiên
* Tên bản đồ: Các miền tự nhiên trang 13,14.
* Nội dung chính : Thể hiện các miền tự nhiên nước ta
* Nội dung phụ
- Bản đồ nhỏ thể hiện vị trí địa lý các miền tự nhiên nước ta
- Lát cắt địa hình ở một số vị trí đặc biệt
- Hệ thống sông ngòi:
- Để định hướng địa hình
- Các điểm quần cư; đường giao thông
*Phương pháp sử dụng:
Sử dụng cho bài 12-phần 4. các miền địa lý tự nhiên
GV hướng dẫn học sinh đọc bản đồ miền với gợi ý:
- Địa hình nào là chính; phụ
- Các dãy núi chính ở Việt Nam: Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn ...
- Các sơn nguyên; cao nguyên: Tên; vị trí, hướng
- Các ngọn núi cao > 2000m
- Các đồng bằng lớn, nhỏ
18
- Đọc các lát cắt: Từ nơi xuất phát (cao nhất) đến thấp nhất qua những dạng địa hình
nào
GV và HS đưa ra một số câu hỏi vận dụng
Câu 1: Cho biết ranh giới của các vùng núi nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Chỉ ra ranh giới của các vùng:
+ Vùng Đông Bắc
+ Vùng Tây Bắc
+ Vùng Trường Sơn Bắc
+ Vùng Trường Sơn Nam
Câu 2: Trình bày đặc điểm của các vùng núi nước ta.
Hướng dẫn làm bài
*Vùng núi Đông Bắc.
-Ranh giới: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng
-Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế -Địa hình nổi bật với 4 cánh cung lớn là
Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều mở rộng về phía Đông Bắc quy tụ ở
Tam Đảo.
-Đặc điểm cụ thể : Nằm ở thượng nguồn Sông Chảy là các núi cao trên 2000m,
giáp biên giới Việt-Trung là dãy núi đá vôi >1000m của Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
Sơn. Trung tâm là đồi núi thấp 500-600m.
-Hướng các dãy núi là hướng Vòng cung
*Vùng núi Tây Bắc
-Ranh giới:Nằm từ S.Hồng đến S.Cả.
-Là khu vực địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta -Đặc điểm cụ thể:
+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt
Lào(kể tên)
+Ở giữa là các dãy núi thấp hơn xen lẫn các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ
Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình- Thanh Hoá.
+Phía Đông là dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước với nhiều đỉnh vượt trên 3000m
như: Phanxipang (3143m)…
-Hướng núi chính là TB- ĐN
*Vùng núi Trường Sơn Bắc
-Rang giới: Từ phía nam S.Cả đến dãy Bạch Mã
-Địa hình núi thấp và hẹp ngang
-Các dãy núi song song và so le nhau theo hướng TB-ĐN
-Đặc điểm cụ thể: Địa hình cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. Phía bắc là vùng núi Tây
Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây TT.Huế, ở giữa là vùng trũng thấp núi đá vôi
Quảng Bình, Quảng Trị.
-Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với Trường
Sơn Nam.
*Vùng núi Trường Sơn Nam
19
-Ranh giới: Từ phía nam dãy Bạch Mã gồm các khối núi và cao nguyên badan ở
cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
-Tính chất bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây hết sức phức tạp:
+Phía Đông là khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ . Nhiều đỉnh
trên 2000m dốc đứng chênh vênh, nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển.
+Phía Tây là các bề mặt cao nguyên badan bằng phẳng xếp tầng như: Plây Ku,
Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh độ cao từ 500- 800 -1000m và các bán bình nguyên xen
lẫn đồi trung du.
-Hướng địa hình phức tạp, khối núi cực Nam Trung Bộ là một cánh cung lớn
quay bề lồi ra biển .
Câu 3: Kể tên các đồng bằng, các dãy núi, các cánh cung, các đỉnh núi cao trên
2000 m, các cao nguyên đá vôi, cao nguyên badan của nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Câu hỏi này HS chỉ cần dựa vào chú thích, màu sắc, phân tầng độ cao để trả lời.
III.Kết luận
Trên đây là nội dung chuyên đề “ Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam phần địa lí
tự nhiên”. Trong quá trình viết chuyên đề sẽ không tránh khỏi thiếu xót. Tôi rất mong
sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thiện chuyên đề hơn nữa.
Lập Thạch, ngày 10 tháng 10 năm 2015
Người viết chuyên đề
Dương Thị Hồng Thắm
20