Tải bản đầy đủ (.doc) (235 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố kiểm soát nội bộ tới chất lượng giáo dục đại học của các trường đại học ngoài công lập ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------



------

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------



------

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG THANH



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN TRUNG KIÊN

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Hoàng Phương Thanh



ii

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT................................................................................................................................... i
MỤC LỤC........................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT........................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI...................................... vii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
1.1.1. Giới thiệu đề tài............................................................................................................... 1
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB tới hoạt động trong đơn vị...............3
1.1.2.2. Ảnh hưởng của KSNB tới các hoạt động trong khu vực hoạt động phi
lợi nhuận................................................................................................................................... 9
1.1.2.3. Nghiên cứu về KSNB tới các hoạt động của các các tổ chức tại Việt
Nam......................................................................................................................................... 15
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả..................... 17
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................................. 18
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 18
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 18
1.4.3. Dữ liệu khảo sát............................................................................................................ 23
1.5. Những đóng góp mới của luận án.......................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ CHẤT

LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC................................................................................................ 29
2.1. Những vấn đề chung về KSNB trong các tổ chức.......................................... 29
2.1.1. Bản chất của KSNB..................................................................................................... 29
2.1.2. Phân loại KSNB............................................................................................................ 36
2.1.3. Sự thừa nhận đối với Khung KSNB COSO trong các tổ chức.......................... 38


iii
2.1.4. Những yếu tố của KSNB............................................................................................ 40
2.1.5. Ảnh hưởng của KSNB tới quản trị tổ chức và quản trị rủi ro............................ 47
2.2. Những vấn đề chung về CLGDĐH.......................................................................... 48
2.2.1. BẢn chất của CLGDĐH............................................................................................. 48
2.2.2. Đánh giá CLGDĐH...................................................................................................... 53
2.2.3. Những yếu tố cấu thành CLGDĐH.......................................................................... 55
2.3. Ảnh hưởng của KSNB đến CLGDĐH trong các trường ĐH....................... 60
2.3.1. Mục tiêu và đặc điểm của KSNB trong các trường ĐH...................................... 60
2.3.2. Lý thuyết giải thích quan hệ KSNB và CLGDĐH............................................... 62
2.3.2.1.Lý thuyết đại diện (Agency theory)................................................................... 62
2.3.2.2. Lý thuyết bất định của các tổ chức (Contingency theory of
Organizations)....................................................................................................................... 63
2.3.2.3. Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức (Social psychology of
organization theory)............................................................................................................. 63
2.3.2.4. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theoryeory)................................. 64
2.3.3. Ảnh hưởng của KSNB đến CLGDĐH..................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................. 67
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 68
3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................... 68
3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 68
3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính...................................................................... 69
3.3.1. Nghiên cứu tài liệu....................................................................................................... 69

3.3.2. Phỏng vấn sâu................................................................................................................ 69
3.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính.................................................................. 71
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng.................................................................. 87
3.4.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.................................... 87
3.4.1.1. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 87
3.4.1.2. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................. 89
3.4.1.3. Phương trình hồi quy tổng quát.......................................................................... 89
3.4.2. Thang đo các biến......................................................................................................... 90
3.4.2.1. Biến độc lập............................................................................................................ 90
3.4.2.2. Biến phụ thuộc....................................................................................................... 93
3.4.2.3. Kết quả đánh giá thang đo................................................................................ 102


iv
3.4.2.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................................... 108
3.4.3. Phân tích dữ liệu......................................................................................................... 108
3.4.3.1. Phân tích thống kê mô tả................................................................................... 108
3.4.3.2. Phương pháp hồi quy tương quan................................................................... 108
3.5. Phương pháp nghiên cứu khảo sát.................................................................... 109
3.5.1. Thiết kế phiếu khảo sát............................................................................................. 109
3.5.2. Đối tượng gửi phiếu khảo sát.................................................................................. 109
3.5.3. Quy trình khảo sát...................................................................................................... 110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................................... 111
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 112
4.1. Thực trạng về CLGDĐH và về KSNB trong các trường ĐHNCL ở Việt
Nam.............................................................................................................................................. 112
4.1.1. Tổng quan về các trường ĐHNCL ở Việt Nam................................................... 112
4.1.2. Thực trạng về CLGDĐH ngoài công lập ở Việt Nam....................................... 114
4.1.3. Thực trạng về KSNB tại các trường ĐHNCL ở Việt Nam............................... 116
4.2. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................... 118

4.2.1. Kiểm định các giả thuyết.......................................................................................... 118
4.2.2. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố KSNB đến CLGDĐH của các trường
ĐHNCL ở Việt Nam............................................................................................................. 125
4.2.2.1. Mức độ ảnh hưởng của MTSK đến CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở
Việt Nam.............................................................................................................................. 125
4.2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của ĐGRR đến CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở
Việt Nam.............................................................................................................................. 128
4.2.2.3.Mức độ ảnh hưởng của HĐKS đến CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở
Việt Nam.............................................................................................................................. 130
4.2.2.4. Mức độ ảnh hưởng của TTTT đến CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở
Việt Nam.............................................................................................................................. 132
4.2.2.5. Mức độ ảnh hưởng của GS đến CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở
Việt Nam.............................................................................................................................. 134
4.2.3. Kết quả kiểm định giả thuyết các yếu tố của KSNB có ảnh hưởng đến
CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở Việt Nam............................................................. 135
4.2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu tác động của các yếu tố KSNB đến
CLGDĐH của các trường ĐHNCL ở Việt Nam............................................................. 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................................... 141


v
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT
NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM............................................ 142
5.1. Kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................... 142
5.1.1. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................... 142
5.1.2. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................................ 145
5.2. Khuyến nghị cải thiện hiệu lực các yếu tố của KSNB nhằm nâng cao chất

lượng GDĐH của các trường ĐHNCL ở Việt Nam.................................................. 146

5.2.1. Cải thiện hiệu lực HĐKS......................................................................................... 146
5.2.2. Cải thiện hiệu lựcMTKS.......................................................................................... 148
5.2.3. Cải thiện hiệu lực ĐGRR......................................................................................... 150
5.2.4. Cải thiện hiệu lực GS................................................................................................ 151
5.2.5. Cải thiện hiệu lực TTTT........................................................................................... 152
5.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp.................................................................. 153
5.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước - BGD&ĐT................................................. 153
5.3.2. Đối với các trường ĐHNCL ở Việt Nam.............................................................. 153
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo....................... 154
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ..........................156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 157
PHỤ LỤCPHỤ LỤC................................................................................................................... 175
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 176


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ (Tiếng Việt)

BGD&ĐT
BGH

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban giám hiệu

CLGDĐH


Chất lượng giáo dục đại học

ĐGRR

Đánh giá rủi ro

GS

Giám sát

HĐKS

Hoạt động kiểm soát

HĐQT

Hội đồng quản trị

HRECES

Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB

Kiểm soát nội bộ


MTKS

Môi trường kiểm soát

NCL

Ngoài công lập

TTTT

Thông tin và truyền thông

VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ (Tiếng Anh)

AACSB
ABET

Association to Advance Collegiate Schools of Business
Accreditation Board for Engineering and Technology


AICPA

American Institute of Certified Public Accountant

BASEL

The Basel Committee on Banking Supervision

CICA

Canadian Institute of Chartered Accountants

COCO

Canadian Institute of Chartered Accountants

COSO

The Committee of Sponsoring Organizations

CTI

Comité des Titres d'Ingénieur

GAO

General Accounting Office

HRECES


Haut Conseil de l'évaluation de la recherche et de l'enseignement supérieur

IFAC

International Federation of Accountant

INTOSAI

International Organization of Supreme Audit Institutions

INTOSAI GOV

INTOSAI Guidance for Good Governance

SAS

Statement of accounting standard

SOX

Sarbanes Oxley

UK APC

United Kingdom Auditing practice Committee


viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các trường đại học thực hiện khảo sát.................................................. 24
Bảng 1.2. Số năm kinh nghiệm của chuyên giađược phỏng vấn trong nghiên cứu định tính .. 25

Bảng 2.1. Bản chất của KSNB theo cách tiếp cận lý thuyết khác nhau.............................. 36
Bảng 2.2: Phân loại định nghĩa chất lượng giáo dục đại học................................................. 51
Bảng 2.3: Các loại chỉ tiêu chất lượng........................................................................................ 52
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến quan sát thuộc “MTKS”........................................................... 72
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến quan sát thuộc “ĐGRR”........................................................... 75
Bảng 3.3: Tổng hợp các biến quan sát thuộc “HĐKS”........................................................... 77
Bảng 3.4: Tổng hợp các biến quan sát thuộc “TTTT”............................................................. 79
Bảng 3.5: Tổng hợp các biến quan sát thuộc “GS”.................................................................. 80
Bảng 3.6: Tổng hợp các biến quan sát thuộc “CLGDĐH”..................................................... 83
Bảng 3.7: Tổng hợp các biến đo lường từ nghiên cứu định tính........................................... 87
Bảng 3.8: Thang đo các yếu tố KSNB có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học
tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.................................................................... 93
Bảng 3.9: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Môi trường kiểm soát........................... 103
Bảng 3.10: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Đánh giá rủi ro..................................... 103
Bảng 3.11: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát........................... 105
Bảng 3.12: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Thông tin&truyền thông....................106
Bảng 3.13: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Giám sát................................................ 106
Bảng 3.14: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo CLGDĐH.............................................. 107
Bảng 3.15. Đặc điểm mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng..................................... 110
Bảng 4.1: Số liệu thống kê Giáo dục Đại học giai đoạn 2013-2017.................................. 113
Bảng 4.2: Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường ĐH NCL từ năm 2013 – 2017.......114
Bảng 4.3: Kết quả tương quan (Môi trường kiểm soát - MTKS)....................................... 118
Bảng 4.4: Kết quả tương quan (Đánh giá rủi ro - ĐGRR)................................................... 118
Bảng 4.5: Kết quả tương quan (Hoạt động kiểm soát - HĐKS)......................................... 119
Bảng 4.6: Kết quả tương quan (Thông tin và truyền thông - TTTT)................................ 119

Bảng 4.7: Kết quả tương quan (Giám sát - GS)..................................................................... 119
Bảng 4.8: Kết quả tương quan KSNB - CLGDĐH............................................................... 120
b

Bảng 4.9: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary )...................... 121
Bảng 4.10: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)..............121


ix
a

Bảng 4.11: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients ) . 122
Bảng 4.12: Kiểm định giả thuyết không có mối tương quan giữa các biến độc lập.....123
b

Bảng 4.13: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary )....................126
Bảng 4.14: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)..............126
Bảng 4.15: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy................................ 127
b

Bảng 4.16: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary )....................128
Bảng 4.17: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)..............128
Bảng 4.18: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy................................ 129
b

Bảng 4.19: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary ).................... 130
Bảng 4.20: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)..............130
Bảng 4.21: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy................................ 131
b


Bảng 4.22: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary ).................... 132
Bảng 4.23: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)..............132
Bảng 4.24: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy................................ 133
b

Bảng 4.25: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary ).................... 134
Bảng 4.26: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)..............134
Bảng 4.27: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy................................ 135
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định giả thuyết các yếu tố của KSNB có ảnh hưởng đến
CLGDĐH của các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam........................................... 136
Bảng 4.29. Tầm quan trọng của các yếu tố KSNB ảnh hưởng đến CLGDĐH của các
trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.............................................................................. 138
Bảng 4.30. Tầm quan trọng của các yếu tố thuộc MTKS ảnh hưởng đến CLGDĐH của
các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam....................................................................... 139
Bảng 4.31: Tầm quan trọng của các yếu tố thuộc ĐGRR ảnh hưởng đến CLGDĐH của
các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam....................................................................... 139
Bảng 4.32. Tầm quan trọng của các yếu tố thuộc HĐKS ảnh hưởng đến CLGDĐH của
các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam....................................................................... 139
Bảng 4.33. Tầm quan trọng của các yếu tố thuộc TTTT ảnh hưởng đến CLGDĐH của
các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam....................................................................... 140
Bảng 4.34. Tầm quan trọng của các yếu tố thuộc GS ảnh hưởng đến CLGDĐH của các
trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.............................................................................. 140
Bảng 5.1: Tầm quan trọng của các yếu tố KSNB ảnh hưởng đến CLGDĐHcủa các
trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.............................................................................. 145


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các bước thực hiện nghiên cứu.................................................................................. 21

Hình 2.1: KSNB theo COSOLiên hệ giữa các yếu tố của KSNB - Mục tiêu - Các đơn
vị/hoạt động....................................................................................................................................... 41
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................... 68
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án.................................................................. 86
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố KSNB đến CLGDĐH của các
trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam................................................................................. 89
Hình 4.1. Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa................................................................. 125


xi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Tổng hợp các nghiên cứu về Kiểm soát nội bộ trong các trường đại học. .176
Phụ lục 02: Danh sách Chuyên gia phỏng vấn....................................................................... 185
Phụ lục 03: Nội dung phỏng vấn sâu chuyên gia................................................................... 186
Phụ lục 04: Bảng hỏi chuyên gia sau khi thực hiện phỏng vấn.......................................... 187
Phụ luc 05: Bảng khảo sát chính thức....................................................................................... 194
Phụ luc 06: Công cụ đánh giá KSNB theo báo cáo COSO 2013....................................... 203
Phụ lục 07: Bộ công cụ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học được ban
hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDDT ngày 01/11/2007 và sửa đổi bổ sung theo

Thông tư số 37/2012/TT-BGDDT ngày 30/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo........208
Phụ lục 08: Bộ tiêu chuẩn kiểm định AUN - QA (2015)...................................................... 215
Phụ lục 09: Danh sách các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam đã hoàn thành
báo cáo tự đánh giá Chất lượng giáo dục đại học.................................................................. 219


1

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Giới thiệu đề tài
GDĐH là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt
quan tâm. Điều này được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp
hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong điều kiện nền Kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu của giáo
dục đại học (GDĐH) Việt Nam là tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất, nâng cao năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,
sáng tạo. Mục tiêu đến năm 2020, GDĐH Việt Nam có bước chuyển cơ bản về chất
lượng, quy mô, tiếp cận trình độ trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được các mục
tiêu trên, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của các trường đại học (ĐH) khối công lập thì
khối trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) hiện nay cũng đang góp phần nâng cao
năng lực giáo dục, đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.
Theo thống kê của BGD&ĐT, tính đến hết năm 2018, Việt Nam có 65 trường
ĐHNCL, chiếm 38,2% tổng số các trường ĐH trên toàn quốc. Cùng sự phát triển về số
lượng trường, số lượng sinh viên (SV) của các trường ĐHNCL cũng có quy mô tăng
tương ứng. Cụ thể, số SV tuyển mới hệ ĐH của các trường ĐHNCL năm học 2017-2018
là 84.174 SV, chiếm tỷ lệ 23,85% số SV của cả nước. Số lượng giảng viên (GV) trong
khối trường này năm học 2017-2018 là 15.759 người, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng số GV cả
nước. Hằng năm khối trường ĐHNCL cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động trẻ
có trình độ, kiến thức nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội
của đất nước.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục (CLGD) trong các trường ĐHNCL ở Việt Nam là
một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua
hơn 20 năm, chất lượng GDĐH (CLGDĐH) tại khối trường này còn bộc lộ những dấu
hiệu chưa đảm bảo. Cụ thể, trong khi quy mô, số lượng SV tăng nhanh chóng nhưng
điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo một số trường thì chưa tương xứng. Theo báo cáo
của GD&ĐT (2017), các trường ĐHNCL có vốn đầu tư ban đầu còn ít, nguồn thu chủ

yếu để phục vụ hoạt động của nhà trường là từ học phí. Năng lực đào tạo của một số
trường chưa đáp ứng được số lượng học viên mà các nhà trường hiện có. Cụ thể là các
sự đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thư viện,


2
đội ngũ GV, công nhân viên,… Chính vì vậy đã dẫn tới thực trang chất lượng đào tạo
một số ngành học không đạt tiêu chuẩn theo quy định của BGD&ĐT. Đặc điểm đội ngũ
GV cơ hữu tại các trường ĐHNCL thường tập trung ở 2 nhóm. Thứ nhất là đối tượng
cao tuổi là các GV có chức danh giáo sư và phó giáo sư, đã từng giảng dạy ở các trường
ĐH khác và chiếm khoảng 5% tổng số GV của hệ thống các trường ngoài công lập. Thứ
hai là đối tượng GV, cán bộ quản lý trẻ, mới tốt nghiệp các trường ĐH, do đó trình độ
chưa cao, thiếu kinh nghiệm,
Về cơ sở vật chất, tính đến thời điểm năm 2018, hiện có 12 trường ĐHNCL đang
phải đi thuê cơ sở đào tạo, trong đó có 05/12 trường là những cơ sở đào tạo đã được
thành lập trên 20 năm. Một số trường có quá nhiều cơ sở, diện tích của một cơ sở nhỏ
do các nhà quản lý chưa có tầm nhìn dài hạn để tạo ra một môi trường học thuật. Bên
cạnh đó, ở một số ngành thuộc khối ngành kỹ thuật, công nghệ các điều kiện về trang
thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành còn hạn chế và không được cập nhật liên
tục. Hệ thống thư viện của một số trường còn yếu, số lượng học liệu không đáp ứng
được nhu cầu nghiên cứu của GV và SV.
Về công tác nghiên cứu khoa học, hiện nay có 51/65 trường ĐHNCL chưa thực
hiện đề tài khoa học cấp nhà nước, trong đó có 50% số trường chưa tài trợ hay đầu tư
cho thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp trường. Ngoài ra, việc công bố các đề
tài nghiên cứu khoa học của khối trường này trên hệ thống tạp chí trong và ngoài nước
còn nhiều hạn chế, thậm chí một số trường không có bài báo trong nước. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy, do chất lượng đầu vào của SV không đồng đều và thường thấp hơn
mặt bằng chung, việc đào tạo tại các trường ngooài công lập còn gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, chương trình đào tạo theo đánh giá của SV là còn các bất cập về tỷ lệ giữa
lý thuyết - thực hành và lộ trình đào tạo.

Từ những dấu hiệu không đảm bảo về CLGDĐH tại các trường ĐHNCL nêu trên
có thể nhận thấy đây là một vấn đề trọng yếu, ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho đất nước và suy giảm niềm tin ở người dân về CLGD của nước
nhà. Thực tế trên cũng cho thấy sự yếu kém trong vấn đề quản trị tại các trường ĐH. Có
thể nhận thấy rõ ràng tính tuân thủ nguyên tắc, chế độ trong GDĐH ở một số trường
ĐHNCL chưa được đảm bảo và đồng thời hiệu quả trong công tác giáo dục đào tạo cũng
chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Nâng cao CLGDĐH là một trong
những yêu cầu cấp thiết hiện nay không chỉ đối với các trường ĐH công lập mà cả đối
với các trường ĐHNCL. Vậy yếu tố nào đã ảnh hưởng đến CLGD của các trường
ĐHNCL ở Việt Nam?


3
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng CLGD không chỉ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên
ngoài như thể chế chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, xu hướng phát triển kinh tế
(Dobre, Iuliana, 2015) mà còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong các trường ĐH.
Một trong nhiều nguyên nhân được nhắc tới từ khía cạnh nội bộ là KSNB đã không có
hiệu lực, mất tác dụng trong việc ngăn ngừa, phát hiện sớm để làm giảm ảnh hưởng của
hành vi gian lận hoặc bất tuân thủ. Các nghiên cứu của Duh Rong-ruey, Chen Kuo-tay,
Lin Ruey-ching, Kuo Li-chun (2014); Popescu, M. Dascalu, A. Bulletin (2012); Wang,
Weixing (2010),… đã chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ (KSNB) có quan hệ chặt chẽ với hiệu
quả hoạt động và CLGD của các trường ĐH. Chính vì vậy việc KSNB trong các trường
ĐHNCL ở Việt Nam chưa có hoặc còn thiếu các hoạt động kiểm soát (HĐKS), giám sát
(GS) hiệu quả, để vi phạm các quy định về GDĐH, làm cho các trường không đạt
CLGDĐH chính là một trong những hạn chế mà KSNB trong khối trường này cần phải
khắc phục.
Do đó, việc nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cũng như đo lường mức độ ảnh
hưởng KSNB đến chất CLGDĐH tại các trường ĐHNCL ở Việt Nam để nhằm đảm bảo
và nâng cao CLGD là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ tính cấp thiết này tác
giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố kiểm soát nội

bộ tới chất lượng giáo dục đại học của các trường đại học ngoài Việt Nam”
làm luận án tiến sỹ của mình.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu cứu và tìm hiểu các tài liệu khác nhau đối với những
khía cạnh có liên quan đến luận án mà tác giả dự định nghiên cứu, tác giả nhận thấy đã
có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của KSNB đến các hoạt động,
hiệu quả hoạt động, quản trị tổ chức, quản trị rủi ro trong đơn vị (gồm các đơn vị vì lợi
nhuận và các đơn vị phi lợi nhuận). Các nghiên cứu này được thực hiện tại nhiều quốc
gia trên thế giới ở những giai đoạn thời gian khác nhau, tác giả xin trình bày một số
công trình tiêu biểu như sau:

1.1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB tới hoạt động trong đơn vị
Nghiên cứu công bố về ảnh hưởng của KSNB tới các hoạt động trong phạm vi
đơn vị được thực hiện theo một số hướng sau đây:
i). Ảnh hưởng của KSNB tới quản trị doanh nghiệp
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng tồn tại mối quan hệ theo
hướng tích cực giữa KSNB và quản trị doanh nghiệp.


4
Figen Canbay và các đồng sự (2018) cho rằng KSNB là yếu tố cơ bản để doanh
nghiệp đạt được các mục tiêu trong quản lý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối
quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa chỉ số quản trị doanh nghiệp và KSNB, đồng thời từng
yếu tố thuộc KSNB đều có mối quan hệ tích cực với quản trị doanh nghiệp.
Dumitrascu Mihaela và cộng sự (2012) khi thực hiện phân tích hiệu quả của
KSNB trong các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bucharest ở
Romanian đã chứng minh được rằng KSNB hiệu quả dẫn đến việc trình bày báo cáo tài
chính một cách minh bạch và chính xác. Điều này làm gia tăng sự tin tưởng của các bên
liên quan đến báo cáo tài chính của các công ty. Nghiên cứu cũng cho rằng quản trị

doanh nghiệp và KSNB không nên được xem xét và duy trì một cách độc lập mà phải
trên quan điểm song hành nhau. Một tổ chức nếu không có những quan điểm dài hạn về
quản trị dài hạn, thì cũng không thể có một cơ chế KSNB hiệu quả và bền vững. Vì vậy,
quản trị doanh nghiệp sẽ hoàn toàn hiệu quả nếu có KSNB tốt.
Inaam Al-Zwyalif (2015) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa KSNB và
quản trị doanh nghiệp tại các công ty bảo hiểm tại Jordan. Dựa trên kết quả phân tích
thống kê, nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các yếu tố của KSNB như môi trường kiểm soát
(MTKS), đánh giá rủi ro (ĐGRR), hoạt động giám sát (HĐKS), thông tin truyền thông
(TTTT) và giám sát (GS) góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp
(bao gồm tính công bằng, trách nhiệm và minh bạch) ở mức độ cao. Những kết quả này
cho thấy KSNB có một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả quản trị tại
các công ty bảo hiểm Jordan, và để có sự thành công của quản trị doanh nghiệp đòi hỏi
phải tuân thủ tất cả các yếu tố của KSNB.
Trên một góc độ khác, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, KSNB có quan hệ chặt
chẽ với quá trình quản trị doanh nghiệp. Điều này thể hiện trong việc KSNB có ảnh
hưởng đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp và đóng vai trò định
hướng thị trường cho sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Quan điểm này được trình bày
trong các nghiên cứu của Merchant, K.A (1985) về “Kiểm soát trong tổ chức kinh
doanh”; Anthony, R.N và Dearden, J.Bedford (1989) về “Kiểm soát quản lý”. Và được
nghiên cứu ở phạm vi hẹp hơn trong các nghiên cứu của Laura F.Spira và Micheal Page
(2002) về “Nghiên cứu quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB”; Yuan Li, Yi Liu,
Younggbin Zhao (2006) về “Nghiên cứu định hướng thị trường của doanh nghiệp và ảnh
hưởng KSNB đến việc phát triển sản phẩm mới”.
ii). Ảnh hưởng của KSNB tới quản trị rủi ro
Trên cơ sở báo cáo COSO năm 1992, tổ chức COSO đã tiến hành nghiên cứu về
“hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp” (ERM). Trong nghiên cứu này, ERM được xây
dựng gồm 8 bộ phận bao gồm: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện,
ĐGRR, đối phó rủi ro, các HĐKS,



5
TTTT



GS.

Vào

năm

2004,

COSO

chính

thức

ban

hành

ERM làm nền tảng trong việc quản trị rủi ro doanh nghiệp.
Kế thừa các quan điểm của COSO về quản trị rủi ro, Dumitrascu Mihaela và
cộng sự (2012) đã khẳng định quan điểm rủi ro kiểm soát là rủi ro mà kiểm toán viên
không thể loại bỏ nó, nhưng có thể làm giảm nó thông qua một hệ thống KSNB hiệu
quả.
Trong một công bố của Rini Lestari (2015), tác giả cho rằng bằng cách thực hiện
các nguyên tắc của KSNB đối với quản trị rủi ro trong việc quản lý quỹ hưu trí sẽ làm

cải thiện hiệu quả hoạt động của quỹ hưu trí. Nghiên cứu này đã kiểm tra tính hiệu quả
của KSNB đối với việc thực hiện quản trị rủi ro và ý nghĩa của nó đối với hiệu quả hoạt
động của tổ chức. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng quản trị tổ chức và KSNB có ảnh
hưởng đáng kể đến đến quản lý rủi ro của tổ chức.
Danescu cùng cộng sự (2011) cũng cho rằng khi các HĐKS đạt hiệu quả và hiệu
lực thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa các rủi ro đã được xác định. Các nhà nghiên cứu này
cũng chỉ ra việc xây dựng và triển khai hoạt động KSNB một cách đầy đủ sẽ đảm bảo
kiểm soát rủi ro ở mức hợp lý, điều này sẽ dẫn đến hiệu quả quản trị tốt hơn cho các tổ
chức.
iii). Ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả hoạt động
Có nghiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng KSNB hiệu lực giúp đơn vị đạt
được các mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động. Điều này được chứng mình
bằng các nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Salehi và các cộng sự (2013), Wang,
Jun (2015), Srisawangwong và các cộng sự (2015), Qiang Cheng và các cộng sự (2015)
… Các nghiên cứu này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau thư Iran, Trung Quốc,
Thái Lan, Mỹ,…
Cụ thể, Salehi Mahdi và các cộng sự (2013) khi thực hiện khảo sát tại các ngân
hàng tại Iran đã chỉ rõ KSNB đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho
tổ chức. Nghiên cứu này tiến hành điều tra hiệu quả của KSNB trong ngành ngân hàng
của Iran trong năm 2011 với tham chiếu đặc biệt cho Ngân hàng Mellat. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, MTKS, ĐGRR và HĐKS kém hiệu quả làm nảy sinh các nhiều hành vi gian
lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, KSNB tốt sẽ là công cụ ưu việt
trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận và sai sót, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng tại Iran.


6
Wang, Jun (2015) bằng việc phân tích dữ liệu từ các công ty niêm yết tại Trung
Quốc trong cũng khẳng định đối với các công này việc thiết lập hệ thống KSNB tốt hơn
nhằm cải thiện hiệu quả của KSNB. Đồng thời khi công ty đang ở trong trạng thái tăng

trưởng, việc cải thiện KSNB sẽ cho phép đạt được các kết quả hoạt động kinh doanh tốt
hơn.
Srisawangwong Papapit và cộng sự (2015) cũng thực hiện nghiên cứu về mối
liên hệ giữa hệ thống KSNB và việc đạt được mục tiêu hoạt động ở các doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm tiện lợi ở Thái Lan. Các kết quả phân tích OLS đã chỉ ra rằng cơ
cấu tổ chức phù hợp với quy mô doanh nghiệp và loại hình kinh doanh sẽ làm cho
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra TTTT tốt cũng làm tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Và hơn hết, KSNB giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực
hiện có, tiết kiệm được chi phí, đạt được mục tiêu trong hoạt động.
Qiang Cheng và các cộng sự (2015) trong nghiên cứu của mình, đã kiểm tra mối liên
hệ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng mẫu lớn của các công ty (có báo
cáo về KSNB theo SOX 404) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2011. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng khi KSNB đạt được tính hiệu lựcsẽ làm cho hiệu quả hoạt động của đơn vị
cao hơn. Điều này được thể hiện thông qua việc (i) làm giảm khả năng chiếm dụng nguồn
lực doanh nghiệp và (ii) nâng cao chất lượng các báo cáo nội bộ, dẫn đến các quyết định
hoạt động của đơn vị sẽ tốt hơn. Đồng thời nghiên cứu cũng chứng minh được khi KSNB
trong các doanh nghiệp nhỏ (đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường khoảng
từ 75 triệu $ đến 250 triệu $) hiệu lực thì các doanh nghiệp này càng có lợi trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa khẳng định KSNB có ảnh hưởng
tích cực đến việc đạt được hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động tài chính của các
đơn vị kinh doanh có hệ thống KSNB vững mạnh là tốt hơn so các đơn vị có hệ thống
KSNB yếu. Đồng thời các doanh nghiệp có KSNB yếu thì có giá trị thị trường thấp hơn
(Tseng, C.Y, 2007; Chirwa, E.W, 2003; Greenley, O.E. và cộng sự, 1997). IFAC (2012)
khẳng định các tổ chức thành công sẽ biết tận dụng các cơ hội và đối phó được với các
rủi ro thông qua việc ứng dụng có hiệu quả của KSNB, và từ đó cải thiện được hiệu quả
hoạt động của tổ chức.
Trên khía cạnh nghiên cứu về ảnh hưởng của từng yếu tố thuộc KSNB đến hiệu
quả hoạt động của đơn vị có các nghiên cứu tiêu biểu như sau:



7
Về MTKS : Theo Ramos (2004), MTKS là yếu tố quan trọng trong KSNB của
một tổ chức bởi nó cấu thành nên môi trường văn hóa của tổ chức đó. MTKS có ảnh
hưởng đến ý thức của mọi thành viên trong tổ chức và là yếu tố hạt nhân cho các yếu tố
khác của KSNB. Đồng quan điểm với Ramos, trong nghiên cứu của mình, Rae và
Subramaniam (2006) cũng cho rằng con người là nhân tố chính điều khiển mọi hoạt
động của tổ chức. Tính liêm chính và giá trị đạo đức của mỗi cá nhân là yếu tố làm nên
sự thất bại hay thành công của tổ chức. Lightle Susan S và các cộng sự (2007) cũng thực
hiện nghiên cứu về MTKS tại một công ty tư nhân chuyên về sản xuất và phân phối ở
khu vực Bắc Mỹ. Kết quả khảo sát khẳng định rằng hầu hết nhân viên nhận thức được
các quy tắc ứng xử và đạo đức và tin rằng họ có được sự hướng dẫn đầy đủ để xác định
hành vi thích hợp. Điều này làm hiệu quả hoạt động của đơn vị tốt hơn.
Về ĐGRR : Lannoye (1999) cho rằng mỗi một đơn vị, tổ chức đều có những
phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau, tuy nhiên các phương pháp đó phải thiết kế
phù hợp để có thể quản lý được rủi ro thông qua việc xem xét cân đối giữa chi phí và lợi
ích. Armour, Mark (2000) trong nghiên cứu mình cũng cho rằng các doanh nghiệp cần
xác định và phân loại được các loại rủi ro theo 2 khía cạnh là khả năng xảy ra và ảnh
hưởngcủa nó đến mục tiêu của đơn vị. Tác giả này cũng cho rằng ĐGRR là một quá
trình liên tục mà thông qua đó các nhà quản lý có thể cải thiện được chất lượng của các
quá trình hoạt động và việc quản lý doanh nghiệp của họ.
Về HĐKS : Trong nghiên cứu của mình, Ramos (2004) cho rằng bằng việc thực
hiện đồng thời và hàng loạt các HĐKS thì tình chính xác và đầy đủ của thông tin báo
cáo cũng như sự ủy quyền của các giao dịch mới được đảm bảo. Jenkinson (2008) đã đề
cập HĐKS chính là hệ thống các thủ tục, chính sách mà các nhà quản lý thiết lập ra
nhằm đảm bảo việc thực thi các chỉ thị của nhà quản lý. Tác giả cũng khẳng định rằng
đơn vị đạt được mục tiêu hoạt động một cách hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào việc các
HĐKS được thiết lập và thực thi. Khi khảo sát ở lĩnh vực tư nhân, Lenghel, Radu Dorin
(2015) cũng đã khẳng định các HĐKS được thực hiện trong toàn bộ tổ chức, ở các cấp

và ở mọi vị trí sẽ giúp đơn vị đạt được mục tiêu hoạt động.
Về TTTT : Hevesi (2005) khi nghiên cứu về yếu tố TTTT đã cho rằng đây là yếu
tố quan trọng, ảnh hưởngrất lớn đến tính hữu hiệu của KSNB trong một tổ chức. Việc
thông tin được truyền đạt trong tổ chức một các thông suốt và việc thu thập, tạo mới hay
xử lý thông tin phải được kiểm định về tính tinh cậy và chính xác. TTTT giúp các cá
nhân trong tổ chức hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của mình. Cũng cùng quan điểm trên,
Steihoff (2001) cho rằng việc các đơn vị phải xây dựng các bảng mô tả vè công viêc cụ
thể cho từng cá nhân và bộ phận. Điều này sẽ giúp cung cấp các thông tin


8
cần thiết khi có yêu cầu từ phía các nhà quản lý. Ngoài ra tác giả cũng cho rằng các bộ
phận thuộc đơn vị phải chuẩn bị các báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ đầy đủ để cung
cấp thông tin cho các nhà quản lý, phục vụ cho việc ra quyết định một cách kịp thời và
chính xác.
Về GS : Theo Muhota (2005), GS là hoạt động thường xuyên để xác định các thủ
tục kiểm soát đã được thực hiện theo yêu cầu của nhà quản lý. Và một hệ thống GS đạt
hiệu lực khi nó chỉ ra được những khiếm khuyết của hệ thống KSNB và phản hồi kịp
thời cho các nhà quản lý để tiến hành điều chỉnh (Calomiris và Khan,1991). Ionescu,
Luminita (2011) trong nghiên cứu của mình cũng cho rằng GS được thiết kế để đảm bảo
KSNB tiếp tục hoạt động và hiệu quả, đồng thời hệ thống KSNB cần được theo dõi để
đánh giá chất lượng hoạt động theo thời gian. Các tác giả cũng cho rằng phạm vi và tần
số của các đánh giá riêng biệt nên phụ thuộc chủ yếu vào việc ĐGRR và hiệu quả của
các quy trình GS liên tục. GS bao gồm các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo các kết
quả của cuộc kiểm toán và các đánh giá khác được đầy đủ và kịp thời giải quyết.
iv). Ảnh hưởng của KSNB tới chất lượng dịch vụ của một tổ chức
Ofer Barkai (2013) khi thực hiện nghiên cứu của mình tại các công ty viễn thông
cho rằng chất lượng dịch vụ được đo lường thông qua các quy trình KSNB và từ đó nó
được chuyển đến các nhân viên trực tiếp tham gia dịch vụ khách hàng. Nghiên cứu này
tập trung nghiên cứu việc thực hiện các quy trình kiểm soát và quy trình cung cấp dịch

vụ cho khách hàng tại các công ty viễn thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB làm
gia tăng chất lượng dịch vụ trong các tổ chức này.
Barry (2006) trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng việc doanh thu của
các khách sạn đạt được ở mức thấp là kết quả của chất lượng dịch vụ khách sạn kém.
Mặt khác việc đạt được doanh thu trong các khách sạn lại chịu ảnh hưởng lớn từ KSNB,
trong đó HĐKS, TTTT và GS là các nhân tố có tác động tích cực đến việc gia tăng
doanh thu của khách sạn (Mesfin Yemer cùng đồng sự, 2017). Vì vây, thể nhận thấy
rằng, KSNB cũng có có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các đơn vị này.
Qua nghiên cứu các việc nghiên cứu ảnh hưởngcủa KSNB tập trung ở khu vực
hoạt động vì lợi nhuận. Các nghiên cứu đã làm rõ được mối quan hệ và ảnh hưởngcủa
KSNB đến quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, hiệu quả hoạt động cũng như đến chất
lượng dịch vụ của các tổ chức. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới nghiên cứu ảnh
hưởng của KSNB theo từng yếu tố và xem xét ảnh hưởng đơn lẻ đến hiệu lực, đồng thời
cũng chưa có nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB tới chất lượng dịch vụ trong khu


9
vực công ích. Do vậy việc nghiên cứu KSNB trong khu vực công ích sẽ được tác giả tập
trung nghiên cứu.

1.1.2.2. Ảnh hưởng của KSNB tới các hoạt động trong khu vực hoạt động
phi lợi nhuận
i) Ảnh hưởng của KSNB tới quản trị tổ chức
Duncan et al. (1999) sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra ảnh hưởng của quy mô và
thứ hạng của giáo hội đối với KSNB ở Hoa Kỳ. Họ tìm thấy rằng điểm đánh giá của
KSNB khác nhau đáng kể đối với quy mô của nhà thờ và cấu trúc chính trị, phân cấp
của giáo hội.
Bowrin (2004) kiểm tra các hệ thống KSNB ở các tổ chức tôn giáo Trinidad và
Tobago bằng cách phỏng vấn các cán bộ tài chính của mỗi tổ chức tôn giáo. Nghiên cứu
cho thấy rằng các tổ chức tôn giáo thường có các hệ thống KSNB không đầy đủ,“chắp

vá” và tính toàn diện của KSNB trên tất cả các tổ chức tôn giáo là ở mức trung bình.
Gallagher và Radcliffe (2002) sử dụng một nghiên cứu điển hình để điều tra lý
do đằng sau 1 vụ gian lận của Bộ phận Ohio - Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu này đã đưa ra các khuyến nghị cho việc thiết kế các hệ thống KSNB
với chất lượng cao hơn để phát hiện các gian lận đó càng sớm càng tốt. Những khuyến
nghị này bao gồm kiểm tra lý lịch của tất cả nhân viên, phân chia nhiệm vụ, hệ thống ủy
quyền, thành lập ủy ban kiểm toán, GS hội đồng quản trị và kế hoạch phản hồi gian lận.
Các khuyến nghị được đề cập có tác dụng trong vệc quản trị tổ chức, giúp hạn chế và
kiểm soát được các gian lận có thể xảy ra, gây ảnh hưởngđến hoạt động của tổ chức.
Mặc dù các đề xuất của nghiên cứu cũng áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận khác,
tuy nhiên KSNB của các trường ĐH không được kiểm tra.
ii) Ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận

Petrovits cùng các cộng sự (2011) trong một nghiên cứu cũng đã chỉ ra nguyên
nhân và hậu quả của việc thiếu hụt KSNB trong các tổ chức phi lợi nhuận. Bằng việc
khảo sát 27.495 tổ chức từ thiện công cộng từ năm 1999 đến 2007, các nhà nghiên cứu
đã chứng minh rằng việc KSNB yếu trong các tổ chức này sẽ làm cho các hoạt động liên
quan đến công tác tài trợ của cơ quan Chính phủ và các nhà tài trợ đối với các tổ chức
này bị suy giảm. O'Hare, P. (2002) cũng cho rằng các tổ chức phi lợi nhuận cần


10
được khuyến khích tạo ra các biện pháp KSNB hiệu quả để đảm việc lập các báo cáo tài
chính được trung thực và chính xác.
Kamaruddin cùng các cộng sự (2018) cho rằng việc thực hiện KSNB một cách
hiệu quả là một trong những cơ chế để đảm bảo quản lý đúng cách đối với các tổ chức
phi lợi nhuận Hồi giáo. Dựa trên những phát hiện, có thể nói rằng các hoạt động KSNB
rất quan trọng đối với các tổ chức phi lợi nhuận Hồi giáo vì chúng có ảnh hưởngđáng kể
đến trách nhiệm tài chính. Nghiên cứu cũng chứng minh tồn tại một mối quan hệ tích
cực giữa KSNB và trách nhiệm tài chính trong các tổ chức phi lợi nhuận Hồi giáo. Công

khai tài chính cũng được nêu bật như là một trung gian kết nối giữa KSNB và trách
nhiệm tài chính. Bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp KSNB, các tổ chức phi lợi
nhuận Hồi giáo có thể giải quyết được các vấn đề về trách nhiệm tài chính đối của họ.
Nghiên cứu KSNB trong các nhà thờ ở Lagos (Nigeria), Michael Olusegun Ojua
(2016) cũng cho rằng KSNB có tầm quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức này.
Nghiên cứu được thiết kế để điều tra vấn đề về kiểm soát và gian lận bằng cách đánh giá
xem các nhà thờ có KSNB hiệu quả hay không và liệu điều đó có thể ngăn chặn gian lận
hay không. Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu kết luận rằng mặc dù có sự hiện diện
của KSNB nhưng để ngăn chặn các gian lận có thể xảy ra, các nhà thờ cần vẫn thiết lập
các quy định về ủy quyền và kiểm soát nhân sự hiệu quả.
iii) Ảnh hưởng của KSNB tới chất lượng dịch vụ của một tổ chức phi lợi
nhuận
Norazlina Ilias cùng các cộng sự (2016) thực hiện nghiên cứu về chất lượng dịch
vụ tại các cơ quan chính quyền địa phương ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại
những cơ quan chính quyền địa phương có KSNB hiệu quả sẽ có chất lượng dịch vụ cao
hơn so với cơ quan chính quyền địa phương mà KSNB ít hiệu quả.
Khalid (2010) phát hiện ra rằng việc KSNB được sử dụng như là chỉ số đo lường
mức độ hoàn thành công việc (KPI) sẽ làm cho chất lượng dịch vụ của cơ quan chính
quyền địa phương được cải thiện.
Quan điểm này được tiếp tục chứng minh bởi Ilias và các cộng sự (2016). Các
nhà nghiên cứu đã xác minh có tồn tại mối quan hệ tích cực, có ý nghĩa giữa KSNB và
chất lượng dịch vụ trong chính quyền địa phương Malaysia.
iv) Ảnh hưởng của KSNB tới CLGD trong các trường ĐH:
CLGDĐH được tạo nên từ nhiều thành phầnnhư chất lượng GV, đặc điểm SV,
nhân viên, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy,


11
đánh giá khóa học, nguồn lực học tập, nghiên cứu khoa học, hợp tác với doanh nghiệp…
CLGD không chỉ bị ảnh hưởng từ yếu tố như bên ngoài như thể chế chính trị, xã hội,

văn hóa, tôn giáo, xu hướng phát triển kinh tế (Dobre, Iuliana, 2015), mà còn chịu ảnh
hưởng từ các yếu tố bên trong các trường ĐH, mà cụ thể ở đây chính là KSNB. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản
lý của các trường ĐH nói chung và ảnh hưởng đến CLGDĐH nói riêng.
Khi xem xét dưới góc độ sự cần thiết của việc thiết kế, xây dựng và triển khai
KSNB trong các trường ĐH nhằm giúp các trường ĐH đạt được mục tiêu đặt ra, một số
nghiên cứu đã bước đầu đã hình thành được nền tảng lý thuyết cũng như dự kiến các nội
dung cơ bản để thiết kế một hệ thống KSNB. Tiêu biểu là nghiên cứu của Wang,
Weixing (2010). Trong nghiên cứu của mình, Wang đã nhấn mạnh KSNB có quan hệ
chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của các trường ĐH, cao đẳng ở Trung Quốc. Nghiên
cứu này đã chỉ ra rằng chìa khóa để thiết lập khung hệ thống KSNB của các trường ĐH
là việc xác định các mục tiêu KSNB và các yếu tố kiểm soát. Mục tiêu KSNB được đề
cập là tính hiệu lực, hiệu quả; an toàn, toàn vẹn của tài sản; tính có thực, đầy đủ, hữu
dụng của thông tin kế toán, thông tin quản lý và việc tuân thủ luật, quy định quốc gia.
Nghiên cứu này cũng đã cung cấp một thiết kế sơ bộ cho hệ thống KSNB trong các
trường cao đẳng nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của khối trường này.
Trên khía cạnh nghiên cứu các biện pháp để cải thiện KSNB nhằm đạt hiệu quả
quản lý chất lượng của các trường ĐH, Popescu và các cộng sự(2012) khi thực hiện
nghiên cứu của mình tại các trường ĐH ở Romania đã chỉ ra mối liên hệ giữa KSNB và
quản lý chất lượng ở các trường ĐH ở nước này. Nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu từ
các tài liệu về tình hình thực hiện KSNB trong các trường ĐH khu vực công. Tác giả đã
phân tích các yêu cầu của quy định quốc gia về các hệ thống KSNB cho các tổ chức
công cộng cũng như các yêu cầu về đảm bảo chất lượng trong GDĐH. Từ đó chỉ ra các
giải pháp cải thiện hệ thống KSNB trong các trường ĐH công ở Romania. Một trong
những giải pháp đó là dựa trên mối liên hệ giữa KSNB và quản lý chất lượng. Tác giả
khuyến nghị rằng cần xây dựng một khuôn khổ chung để cải thiện cấu trúc và công cụ
của KSNB cho các trường ĐH đồng thờicân nhắc về việc tích hợp hệ thống quản lý rủi
ro và quản lý chất lượng để đạt hiệu quả quản lý cao nhất.
Dorcas Titilayo Adetula và các cộng sự (2016) khi nghiên cứu về KSNB tại 4
trường ĐH tư thục ở Nigeria đã phát hiện ra rằng nhiều thành phần của hệ thống KSNB

được đặt đúng vị trí, ngoại trừ đơn vị kiểm toán nội bộ của các tổ chức đó không độc
lập. Do đó, nghiên cứu khuyến nghị đơn vị kiểm toán nội bộ nên có một bộ phận độc lập
và người đứng đầu bộ phận đó nên báo cáo trực tiếp lên cấp quản lý cao


12
nhất trong tổ chức nhằm đảm bảo cho KSNB đạt hiệu lực, giúp các trường ĐH đạt được
mục tiêu hoạt động.
Tsedal Lemi (2015) thực hiện đánh giá hiệu quả của KSNB tại 5 trường ĐH công
lập ở Ethiopia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo các các thống kê mô tả, giá trị trung
bình của từng thành phần của KSNB nhỏ hơn 4. Nghiên cứu cũng chỉ ra KSNB trong
các trường ĐH không đủ hiệu quả để đạt được các mục tiêu kiểm soát mà các trường
ĐH đã đề ra. Đặc biệt việc ĐGRR chỉ là lý thuyết và là vấn đề mới đối với các trường
ĐH.
Tại Trung Quốc, Dan Xia và cộng sự (2017) cũng cho rằng KSNB của các
trường cao đẳng và ĐH là các phương pháp, thủ tục và biện pháp phòng ngừa và kiểm
soát rủi ro của các hoạt động trong quản lý nội bộ của các trường cao đẳng và ĐH.
KSNB nhằm đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và các công việc liên
quan khác, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy tốt hơn sự phát
triển lành mạnh và bền vững của các trường cao đẳng và ĐH.
Trên khía cạnh tài chính ở các trường ĐH, Francis và cộng sự (2018) trong
nghiên cứu của mình đã xem xét hệ thống KSNB như một công cụ để quản lý quỹ hiệu
quả của các trường ĐH ở bang Bayelsa (Nigeria). Do sự suy thoái kinh tế đã khiến hoạt
động của các trường ĐH bị ảnh hưởng, đội ngũ GV đình công, cơ sở vật chất thiết bị
không đảm bảo cho công tác dạy học và nghiên cứu,… Xuất phát từ thực trạng trên, hệ
thống KSNB như một cơ chế quản lý quỹ hiệu quả của các trường ĐH ở bang Bayelsa.
Nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của hệ thống KSNB đối với hiệu quả quản lý quỹ
tại các trường ĐH bang Bayelsa và khuyến nghịmột số biện pháp khắc phục sự rủi ro
của việc quản lý quỹ yếu kém,đề xuất phương pháp kiểm toán nội bộ để quản lý nguồn
tài chính trong các trường ĐH nhằm đạt được mục tiêu của các tổ chức đó. Các nhà

nghiên cứu cũng đề nghị GS các quy trình KSNB đã được đặt ra.
Cũng nghiên cứu về khía cạnh này Holter và các cộng sự (2014) khi thực hiện
nghiên cứu về KSNB ở các trường ĐH và cao đẳng ở Mỹ cho rằng với việc tăng học phí
còn nhanh hơn tốc độ lạm phát thì việc kiểm soát chi phí tại các trường ĐH ngày càng
được đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu đề cập đến một số giải pháp điều chỉnh KSNB
nhằm đạt được hiệu quả về việc tiết kiệm chi phí. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất một
trình tự để đánh giá các thủ tục hành chính của các trường ĐH.Việc tự đánh giá KSNB
nhằm tìm ra các quá trình hoạt động kém hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro xảy ra và tìm
cách tiết kiệm chi phí.


×