Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Đề cương tuyên truyền Biển, đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.87 KB, 34 trang )


®Ò C­¬NG
TUYªN TRUYÒN
**********
T×nh h×nh biÓn, ®¶o
vµ ho¹t ®éng b¶o vÖ
chñ quyÒn biÓn, ®¶o
cña HQND ViÖt Nam
trong thêi gian võa
qua ..

Phần thứ nhất: Tình hình an ninh trật tự trên các vùng biển đảo
và thềm lục địa của nước ta trong thời gian gần đây
*Một số nét về biển , đảo Việt nam : Việt nam là quốc gia ven biển , có bờ biển dài
hơn 3260 km (đứng thứ 27/157 nước có biển) chiều dài bờ biển và diện tích đất liền
là 1km/100km2. Biển Việt nam nằm giũa Biển đông với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ
và 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Diện tích biển Việt nam khoảng 1,3 triệu
km2 gấp 4 lần diện tích đất liền , biển nước ta rất giàu tài nguyên, khoáng sản( nhất
là dầu khí với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ mét khối quy đổi; hải sản ước khoảng 3-4
triệu tấn).
-Biển đảo còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất
nước, nhất là trong thời kỳ CNH,HĐH ( trong l.sử đã có 14 cuộc chiến tranh xâm lư
ợc của nước ngoài vào nước ta thì có 2/3 các cuộc xâm lược từ hướng biển) điều đó
cho thấy biển đảo là của ngõ , là phên dậu của đất nước.
-Hiện nay kinh tế biển và vùng ven biển nước ta đóng góp khoảng 48% GDP cả nư
ớc, trong đó kinh tế biển chiếm khoảng 22% (đến 2020 nước ta trở thành q.gia
mạnh về biển, làm giàu lên từ biển, KT biển đóng góp 53-55% tổng GDP.
-Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, xét cả về mặt chủ quan và
khách quan, thực tế cho thấy nhận thức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của biển ,
đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các cấp các ngành và nhân
dân chưa đầy đủ; khai thác những lợi ích về biển còn hạn chế, khó khăn và yếu


kém. Quy mô kinh tế biển của nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị
tổng sản phẩm hàng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung quốc, 1/94 của Nhật
Bản, và bằng 1/260 của kinh tế biển thế giới.

A.Tình hình an ninh trật tự trên các vùng biển đảo và
thềm lục địa của nước ta trong thời gian gần đây.
*Khu vực Đông Nam á - Biển Đông, ngày càng trở lên quan trọng trong lợi ích
chiến lược của các nước lớn; do đó luôn có sự tranh giành quyết liệt về lợi ích, làm
cho tình hình khu vực Đông Nam á, đặc biệt là khu vực Biển Đông trong thời gian
gần đây, nhất là những tháng đầu năm 2009 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lư
ờng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chủ quyền các nước quanh Biển Đông, trong
đó có Việt Nam. Thời gian gần đây, trên các vùng biển , đảo nước ta tiếp tục có
những diễn biến phức tạp, căng thẳng, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định và
có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, nhất là trên các vùng biển trọng điểm.
I- Tình hình khu vực Vịnh Bắc Bộ:
-Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung quốc ký hiệp định phân định Vịnh Bắc
bộ và hiệp định hợp tác nghề cá (như vậy VN và TQ đã giải quyết xong 2/3 vấn đề
về biên giới lãnh thổ vốn đã tồn tại lâu nay Biên giới trên bộ, Vịnh Bắc Bộ đã xong
còn lại Biển Đông chưa xong ). Đến ngày 30/6/2004, các hiệp định trên đã có hiệu
lực. Do vậy mà tình hình trong Vịnh Bắc bộ có ổn định hơn.
*Tuy nhiên vẫn còn nổi lên một số vấn đề đáng chú ý là:
-Hoạt động của tàu cá Trung Quốc ở Vịnh Bắc bộ tăng hơn so với trước. Tàu
củaTrung Quốc có công xuất cao, trang bị hiện đại. Nhiều khi tàu đi đánh bắt tại
vùng đánh cá chung chưa chấp hành và tuân thủ các quy định như: Treo cờ, xin
giấy phép... theo quy định của hiệp định tại vùng đánh cá chung.

-Đã xảy ra hiện tượng tranh dành ngư trường và xâm phạm trái phép vùng
biển của hai nước để đánh bắt trộm hải sản. Do vậy mà tàu đánh cá của hai
nước bị xử phạt tương đối nhiều ( Chỉ tính riêng tàu cá của Trung Quốc,
hàng ngày có khoảng 300 tàu hoạt động trong khu vực đánh cá chung,

trong đó có khoảng 30% số tàu cá đã hoạt động sang phía tây đường phân
định và có 30% trong số đó vi phạm hiệp định ký kết).
-Thời gian gần đây đông thái quyết liệt nhất mà Trung Quốc raó riết
thực hiện là: Đã nhiều lần thuê tàu thăm dò nước ngoài, có sự bảo vệ của
tàu Hải giám và Hải cảnh tiến hành thăm dò, nghiên cứu, khai thác dầu khí
vùng cửa Vịnh Bắc bộ ( thuộc khu vực vùng biển miền Trung của Việt
Nam), với tính chất ngoan cố, trắng trợn, khiêu khích và chủ động đâm va
vào các tàu làm nhiệm vụ ngăn cản của ta, làm cho tình hình diễn biến hết
sức phức tạp và căng thẳng, hàng năm phía TQ thường khoanh vùng có
phạm vi lấn sang vùng biển phía Việt Nam ở ngoài cửa Vịnh Bắc bộ để tập
trận, bắn đạn thật và quy định cấm đánh bất cá từ tháng 6 đến tháng 8.
Năm 2004 khoan thăm dò ở đông bắc đảo Cồn cỏ ta kịp thời ngăn chặn.
Năm 2005 liên tục thăm dò địa chấn ở khu vực quần đảo Hoàng sa và phía
đông Quảng ngãi, có lúc cách Đảo Lý sơn khoảng 48 lý. Những ngày vừa
qua Trung Quốc liên tục đưa lực lượng tàu hộ vệ tên lửa, hảI cảnh thăm dò
phía đông đảo Cồn cỏ cách khoảng từ 80-100m. (để giải quyết vấn đề cửa
vịnh, vừa qua Việt Nam và Trung Quốc đã có 3 cuộc đàm phán nhưng đến
nay vẫn chưa giải quyết xong).

II. Tình hình Biển Đông và khu vực Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
*Quần đảo Hoàng Sa cách Đà nẵng gần 210 hảI lý; cách Quần đảo
Trường Sa gần 200 hải lý; diện tích khoảng 215.000 km2 bao gồm 37 đảo,
bãi đá ngầm lớn nhỏ.(Năm 1956 Trung quốc đánh chiếm phần phía đông,
năm 1974 đánh chiếm phần phía tây.).
*Quần đảo Trường Sa ở phía Nam Quần đảo Hoàng Sa có gồm 134
đảo nhỏ và bãi đá ngầm, bãi san hô, rộng khoảng hơn 180.000km2 trong
đó có 23 đảo và bãi San hô nhô lên khỏi mặt nước. Cách Cam Ranh
khoang 250 hải lý.
-Về mặt lịch sử và pháp lý, Việt Nam khẳng định là nhà nước đầu
tiên, từ thời kì trước năm 1884, đã chiếm hữu trước tiên về thực hiện chủ

quyền đối với 2 quần đảo này thực sự liên tục và hòa bình, phù hợp với
luật pháp quốc tế. Các đảo của Việt nam trên 2 quần đảo này có lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
-Những năm gần đây, nhất là năm 2007 và những tháng đầu năm
2009, tình hình trên Quần đảo Trường Sa diễn biến hết sức phức tạp do
có sự tranh chấp chủ quyền của nhiều nước đối với Việt Nam ( hiện nay
Trung quốc, Philippin và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền của mình đối
với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Còn ma-lay-xi-a và Brunei chỉ tuyên bố
chủ quyền từng phần trên quần đảo này).

-Trên Quần đảo Trường Sa hiện đang có 4 nước 5 bên là:
+Việt Nam: Đang quản lý 21 đảo ( gồm 9 đảo nổi và 12 đảo chìm,
với 33 điểm đóng quân) là: Song Tử tây, Đá Nam, Nam Yết, Sơn
Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn đông, Cô Lin, Len Đao, Đá Lớn, Phan
Vinh, Núi Le, Tốc Tan, Tiên Nữ, Trường Sa, Trường Sa đông, Đá
Tây, Đá Lát, Đá Đông, Thuyền Chài, An Bang, Đá Thị.
+Trung Quốc: Chiếm 7 bãi đá ngầm là: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc
Ma, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Vành Khăn.
+Malaixia: Chiến 5 đảo: Chim én, Kỳ Vân, Kiêu Ngựa, Thám
Hiểm, én Ca.
+Đài Loan: Chiếm Đảo Ba Bình ( là đảo lớn nhất). Đến năm 2004
họ lại tiếp cắm cờ và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn Bàn Than.
+Philippin: Chiếm 8 đảo là: Song Tử đông, Đảo Dừa, Thị Tứ, Pa-
na-ta, Loai Ta, Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Công Đo.
+Brunei: Tuy hiện nay họ chưa đóng giữ đảo nào nhưng tuyên bố
có chủ quyền trên Quần đảo Trường Sa.

B- Âm mưu, ý đồ và hoạt động của một số nước đối với Biển Đông nổi lên những
vấn đề đáng chú ý sau:
1-Đối với một số nước lớn;

a- Đối với Mỹ:
-Luôn coi Đông Nam á là Vành đai đồng minh chiến lược quan trọng. Biển
Đông là nơi kiềm chế, bao vây ngăn chặn, các nước lớn đang trỗi dậy Rào cản
vị trí siêu cường bá chủ của Mỹ.
-Mỹ đã tuyên bố: Bất kỳ xung đột nào trên Biển Đông đều đe doạ đến lợi ích,
an ninh chiến lược của Mỹ và đồng minh, sẽ buộc Mỹ phải can thiệp, duy trì tự do
cho tuyến đường hàng hải quan trọng này.
-Hiện nay đang sử dụng biện pháp, chính sách ngoại giao Mềm mỏng, Đa
phương hơn và có thể có những thỏa hiệp (khi cần) kết hợp với Sức mạnh mềm,
thủ đoạn lấy mở rộng quan hệ, thúc đẩy hợp tác kinh tế là chính, đẩy nhanh quan
hệ quân sự, cùng con bài Dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo gây sức ép,
chuyển hóa các nước đồng thời gấp gáp tìm cách quay trở lại ĐNA.
-Thường xuyên duy trì sự có mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương nói chung,
Biển Đông nói riêng. Mỹ đang hình thành liên minh Lực lượng tác chiến phối
hợp dưới danh nghĩa Chống cướp biển ở eo Ma-lác-ca và vùng biển lân cận (lực
lượng Hải quân, Cảnh sát biển các nước Ma-lai-xi-a; Xin-ga-po; In-đô-nê-xi-a) dưới
sự bảo trợ và chỉ huy của Mỹ.

-Ngoài ra, hàng năm tiến hành hàng trăm cuộc huấn luyện, diễn tập song, đa
phương; thăm viếng với các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương và các
nước Đông Nam á, các nước quanh Biển Đông; sử dụng các biên đội tàu chiến
di chuyển đi lại; máy bay trinh sát nắm tình hình khu vực Biển Đông.
-Tháng 3/2009, tàu chiến của Mỹ đến khu vực Biển Đông để trinh sát, nắm các
hoạt động của Trung Quốc và tàu của 2 nước đã xảy ra va chạm. Đây là bước
tiến mới của Mỹ để tìm cách có mặt và can dự sâu hơn vào khu vực này, đồng
thời cảnh báo về âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
b- Đối với Nhật Bản:
-Nhật Bản luôn coi Đông Nam á là Phạm vi thế lực truyền thống và coi
Biển Đông là yết hầu trong giao lưu ngoại thương (70% dầu khí của Nhật Bản
nhập khẩu từ nước ngoài qua Biển Đông).

-Đẩy mạnh quan hệ đồng minh với Mỹ, hỗ trợ các hoạt động quân sự của
Mỹ tại Nhật, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước lớn khác, để mở rộng ảnh
hưởng ra các khu vực, nhất là khu vực Đông Nam á; đầu tư nâng cao tiềm lực
quốc phòng; tích cực tham gia các hoạt động huấn luyện diễn tập chung với các
nước để đưa Quân đội ra hoạt động ở nước ngoài nâng cao vị thế tương xứng
với kinh tế đất nước.
-Mở rộng phòng thủ 1.000 hải lý (gần 2.000 km) cách lãnh thổ vươn về
Nam Thái Bình Dương, ký với Mỹ kiểm soát Tây Thái Bình Dương.
-Chuyển Quốc gia đảo thành Quốc gia biển, xây dựng Tiểu
NATO ở khu vực Đông Nam á (thông qua Chiến lược thông thương).

c-Đối với Nga:
-Từ những năm cuối thập kỷ 20 (Thế kỷ XX) và những năm đầu của Thế
kỷ XXI, Nga đã điều chỉnh chiến lược thực hiện chính sách Đại bàng hai đầu
vừa coi trọng phương Tây vừa hướng tới Châu á - Thái Bình Dương, bằng các
biện pháp bán vũ khí, hợp tác khoa học kỹ thuật cao và năng lượng; theo đó
Nga xác định các nước quan hệ truyền thống Việt Nam; Ma-lai-xi-a là mũi
nhọn đột phá và mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước ASEAN, để
quay lại Đông Nam á - Biển Đông; mặt khác Nga coi trọng quan hệ với các nư
ớc lớn, để bảo vệ quyền lợi chiến lược, lợi ích quốc gia của Nga.
-Kêu gọi đàm phán hợp tác, ngăn chặn các vụ tranh chấp bất ổn định ở
Biển Đông; là lực lượng có khả năng răn đe và can thiệp khi cần thiết.
d- Đối với ấn Độ:
-Với tư cách là nước lớn nhất Nam á, ấn Độ đang thực hiện Chính sách
hướng Đông lấy an ninh quân sự, mở rộng quan hệ với các nước ASEAN, nhất
là các nước quanh Biển Đông, để phòng thủ từ xa ngăn chặn, cạnh tranh ảnh
hưởng với các nước lớn khác là lĩnh vực quan trọng để ấn Độ thực hiện mục
tiêu kiểm soát ấn Độ Dương, nâng cao vị thế nước lớn.
e- Đối với ô-trây-li-a:
-Với chiến lược Thoát Âu nhập á từ những năm cuối thập kỷ 20, Ôx-trây-li-a

luôn cho rằng, cộng đồng các nước ASEAN đã trở thành trung tâm khu vực.
Đặc biệt là khu vực Biển Đông, là tâm điểm thúc đẩy an ninh, ổn định phát
triển khu vực, can dự toàn diện với các nước Asean có tầm quantrọng, là một
trong ba trụ cột, trong chiến lược Châu á-Thái Bình Dương của Ôtx-trây-li-a.

2- Đối với các nước ASEAN:
* Đánh giá chung:
-Các nước ASEAN đã có bước phát triển tích cực trên nhiều mặt cả về tổ
chức, đoàn kết nội bộ khối cũng như hợp tác với các nước.
-Các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển
Đông - Quần đảo Trường Sa, cơ bản có sự thống nhất chủ trương giải quyết
tranh chấp bằng hoà bình, giữ nguyên hiện trạng và hầu hết các nước đều nhận
thức được sự cần thiết phải có sự thống nhất chung để giải quyết tranh chấp với
Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa, nhưng vì quyền lợi dân tộc, từng nước
đã có những bước đi riêng (song phương) để đạt lợi ích lớn nhất.
-Các nước đều ngấm ngầm mua sắm trang bị cho Hải quân và Không
quân hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền; đồng thời nâng cấp, xây dựng các công
trình, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị trên các đảo đã chiếm đóng, phục
vụ hoạt động quân sự và dân sự hoá, khẳng định chủ quyền.
* Về hoạt động cụ thể của các nước:
a- Đối với Phi-líp-pin:
-Hiện nay, Phi-líp-pin thường sử dụng các diễn đàn quốc tế và khu vực để thực
hiện chủ trương Quốc tế hoá vấn đề Biển Đông - Trường Sa; ủng hộ quan
điểm của Mỹ là duy trì lực lượng quân sự ở khu vực, ngầm kéo Mỹ và dựa vào
Mỹ để yêu sách và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình; mặt khác Cảnh
giác với Trung Quốc đồng thời dựa vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc để
đạt lợi ích lớn nhất, Phi-líp-pin đã có bước điều chỉnh quan trọng và đã có
những Thoả hiệp và chấp nhận chủ trương Cùng khai thác của T. Quốc.

-Những năm gần đây Phi-líp-pin đã triển khai các hoạt động nhằm

dân sự hoá các đảo đã chiếm đóng. Cụ thể:
+Nâng cấp sân bay, cầu cảng, hạ tầng cơ sở.
+Thành lập cơ quan hành chính: Tiểu Thị chính, Thị Tứ; đưa 300 dân ra
làm ăn sinh sống.
+Phủ sóng điện thoại di động.
+Thường xuyên duy trì tàu quân sự, máy bay, tàu vận tải, tàu cá, du lịch.
+Tổ chức cho lãnh đạo Nhà nước và Quân đội ra thăm.
-Đặc biệt, năm 2009 nước này đã ra tuyên bố Luật đường cơ sở trong
đó vi phạm trực tiếp đến chủ quyền một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa
của ta.
-Tháng 5/2009, Bộ Ngoại giao Philíppin đã sang gặp Bộ Ngoại giao
Việt Nam cùng đề xuất nộp báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa với
LHQ.
-Cũng trong tháng 5 Philippin đã sử dụng 3 máy bay hoạt động ở
Quần đảo Trường Sa (từ TB Núi le -:- ĐN Tốc tan -:- ĐB Phan vinh -:- Đ
Đá đông) với độ cao ~ 2000m cách đảo 2000-3000m. ngày 6/5 dùng 01 máy
bay F27 bay từ ĐB Song tử -:- TN Đá nam cách 2000-3000m ở độ cao
1000m và từ Đ Thị tứ 5km-:-Đông Nam yết 10km. đưa tàu tuần tiễu PS70
thay quân tiếp tế định kỳ ở các đảo đã chiếm đóng.

b- Đối với Ma-lai-xi-a:
-ủng hộ chủ trương hợp tác đa phương để đi đến giải pháp toàn bộ quần
đảo Trường Sa, không tán thành Trung gian và Quốc tế hoá; ủng hộ chủ
trương của Trung Quốc Gác tranh chấp, cùng khác thác với phương châm
của Malaixia là:Khai thác trước, chủ quyền sau; vừa ủng hộ lập trường Trung
Quốc, vừa hợp tác song phương với các nước ASEAN để đạt lợi ích lớn nhất.
-Mặt khác đã và đang củng cố, xây dựng các đảo đã chiếm đóng (đường
băng, khách sạn, điểm du lịch, vui chơi trên đảo Chim én, khoanh vùng cấm
đánh bắt cá, tăng cường tiềm lực quân sự, duy trì tàu, máy bay tuần tiễu bảo vệ
các khu vực đã chiếm, xua đuổi vây bắt tàu cá nước ngoài ở khu vực;

-Ngày 6/5/2009, Ma-lai-xi-a và Việt Nam đã cùng nộp Báo cáo lên Liên
Hợp Quốc đề xuất về thềm lục địa.
c- Đối với Bru-nây:
-Là nước nhỏ, dân số ít, nhưng có trữ lượng dầu mỏ lớn. Bru-nây chủ trư
ơng coi trọng khai thác tài nguyên biển để phát triển đất nước.
-Tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.
-Không có đảo nào ở T. Sa, nhưng lại yêu sách chủ quyền ở T. Sa và DKI.
-Công khai ủng hộ vai trò, sự hiện diện của Mỹ và tăng cường hợp tác với
các nước lớn để bảo vệ quyền lợi và có ý định tham gia vào chủ trương Gác
tranh chấp, cùng khai thác do Trung Quốc đề xướng.
-Tháng 5/2009, B.thư Thường trực VP Chính phủ đã sang gặp Bộ Ngoại giao
Việt Nam cùng đề xuất nộp báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa với LHQ.

d- Đối với In-đô-nê-xi-a: Là quốc đảo với 17.000 đảo.
-Đã tích cực phối hợp, hợp tác với các nước, tìm kiếm các giải
pháp để giải quyết bất đồng ở Biển Đông, là nước chủ động khởi xư
ớng Hội thảo về xung đột ở Biển Đông; nhưng mặt khác In-đô-
nê-xi-a đẩy mạnh hoạt động thăm dò, tranh thủ khai thác tài
nguyên trên các vùng tranh chấp .
-Tại Hội nghị 18 các nước thành viên Công ước của LHQ về
Luật biển 1982, In-đô-nê-xi-a đề nghị: Coi đánh cá bất hợp pháp là
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia phải được trừng trị thích đáng
của Công ước LHQ (các nước dự Hội nghị này đã phê phán hoạt
động trên, đồng thời thống nhất không coi đánh bắt cá bất hợp
pháp là tội phạm, mà cho đó là liên quan đến an ninh thuỷ phần).
-Lo ngại mối đe doạ, bành trướng của Trung Quốc và luôn cực
lực phản đối quan điểm Gác tranh chấp, cùng khai thác do
Trung Quốc đề xướng.
-Bắt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển, phạt nặng (tịch
thu ngư cụ, đốt tàu, phạt tiền, xử tù).

×