Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THEO dõi KIỂM TRA GIÁM sát NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.27 KB, 24 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ THỦY SẢN

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU THỰC TẾ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC THEO DÕI – KIỂM TRA – GIÁM SÁT
NGHỀ CÁ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Giáo viên bộ môn: ThS. Nguyễn Văn Nhuận
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Phạm Thị Quy
Lớp: 58 Quản lý thủy sản
Mã số sinh viên: 598133052

Khánh Hòa, 11/2019

1


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Viện Khoa Học và Công Nghệ Khai Thác Thủy Sản và Thầy
Nguyễn Văn Nhuận bộ môn theo dõi – kiểm tra – giảm sát nghề cá đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tìm
hiểu thực tế về Đồng quản lý, thực trạng công tác quản lý, thực trạng đánh bắt bất hợp pháp IUU, thực
trạng công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nghề cá tỉnh Khánh Hòa.
Em cũng xin cảm ơn chân thành đến các anh chị cán bộ phòng Chi cục thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đã
nhiệt tình chỉ dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tế ở địa phương.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới: Anh Đào Thanh phòng khai thác thủy sản tại Chi
cục thủy sản Khánh Hòa.
Nhờ sự nhiệt tình, quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của các cán bộ Chi cục, và anh Đào Thanh đã cho
em học hỏi được thực tế về công tác quản lý và kiến thức thực tiễn hiện nay để em hoàn thành bài báo cáo


chuyên đề trên.
Em xin cảm ơn và kính chúc tất cả quý thầy (cô), các cán bộ quản lý, anh (chị) trong đơn vị thật
nhiều sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng

năm 2019

Người thực hiện

Phạm Thị Quy

2


MỤC LỤC

DANH MUC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮC

3


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ


5


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

6


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1.1. Nội dung chuyên đề
1.1.1. Thực trạng thực hiện các mô hình ĐQL tại tỉnh Khánh Hòa
1.1.1.1 Thực trạng tình hình chung khi triển khai mô hình ĐQL tại tỉnh Khánh Hòa
1.1.1.2 Tìm hiểu về mô hình ĐQL nghề cá ven bờ phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
1.1.2. Thực trạng công tác quản lý nghề cá tại tỉnh Khánh Hòa
1.1.2.1 Bộ máy quản lý nghề cá tại tỉnh Khánh Hòa
1.1.2.2 Quản lý tàu thuyền theo nhóm chiều dài, thống kê số lượng tàu thuyền theo nhóm chiều dài.
1.1.2.3 Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa.
1.1.2.4 Các văn bản luật áp dụng quản lý nghề cá theo luật thủy sản 2017.
1.1.3. Thực trạng việc đánh bắt bất hợp pháp IUU tại tỉnh Khánh Hòa.
1.1.4. Thực trạng công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nghề cá tại tỉnh Khánh Hòa.
1.1.4.1 Các hoạt động trong công tác theo dõi (M)
1.1.4.2 Các hoạt động trong công tác kiểm tra (C)
1.1.4.3 Các hoạt động trong công tác giám sát (S)
1.2. Phương pháp thu thập số liệu
1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Khảo sát, trao đổi và thảo luận với các bên liên quan như: Cán bộ của Ban quản lý cảng cá, Bộ đội
Biên phòng, Chi cục thủy sản Khánh Hòa, thanh tra thủy sản, cán bộ giám sát nghề cá tỉnh Khánh Hòa.
1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Dữ liệu từ các văn bản quy định về chống đánh bắt IUU mà trung ương và địa phương đã ban
hành. Số liệu về thực trạng khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa (sản lượng, tàu thuyền). Thu thập thông
tin, số liệu về các mô hình ĐQL tại tỉnh Khánh Hòa.
- Sử dụng nguồn thông tin từ những tài liệu tham khảo như từ báo cáo kết quả hằng năm của cơ
quan quản lý, giáo trình, bài giảng, các trang website sở công thương chuyên ngành liên quan đến thủy
sản, các văn bản quy phạm pháp luật.

7


PHẦN III: KẾT QUẢ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
3.1 Thực trạng thực hiện các mô hình ĐQL tại tỉnh Khánh Hòa
3.1.1 Thực trạng đồng quản lý tại tỉnh Khánh Hòa
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 15 mô
hình (15 tổ) đồng quản lý nghề cá ven bờ ở các địa phương ven biển. Các mô hình này đã phát huy vai trò
gắn kết cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, ngăn chặn, tiến tới loại bỏ nghề
cấm trong khai thác thủy sản.
Mỗi năm, các tổ đồng quản lý đã phối hợp thực hiện hàng trăm chuyến tuần tra trên biển nhằm ngăn
chặn những phương tiện hoạt động nghề cấm trong các vùng đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua,
các mô hình này đã phát huy được vai trò gắn kết cộng đồng ngư dân bằng những thỏa ước tập thể, ngăn
chặn, tiến tới loại bỏ nghề cấm trong khai thác thủy sản. Nhờ đó, hoạt động nghề cấm ở các vịnh, đầm trên
địa bàn tỉnh trong khoảng 3 năm gần đây đã giảm nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì toàn tỉnh có hơn 5.500 ghe, tàu có công suất dưới 20CV,
chuyên khai thác vùng ven bờ. Đội tàu công suất nhỏ rất lớn, nếu ngư dân khai thác không kết hợp với bảo
vệ, thậm chí sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thì sẽ khiến cho nguồn lợi ven bờ nhanh chóng suy kiệt;
đồng thời, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngư dân hoạt động các nghề khai thác thân thiện khác. Theo đại
diện một số tổ đồng quản lý, hợp phần xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ (thuộc dự án
CRSD) được triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho ngư dân các địa phương
ven biển để họ có thể được hưởng các quyền lợi, có nghĩa vụ trong việc duy trì lâu dài hoạt động. Kinh phí
để duy trì các hoạt động của tổ đều do dự án hỗ trợ. Tuy nhiên, đến nay, hợp phần này đã kết thúc, các tổ

không còn kinh phí để tổ chức tuần tra, xua đuổi các tàu địa phương khác xâm nhập ngư trường, trong khi
việc đóng góp kinh phí của cộng đồng ngư dân nhằm duy trì hoạt động này rất hạn chế.
Thời gian tới, các mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các khu vực
ven biển, từng bước hỗ trợ ngư dân khai thác ven bờ chuyển đổi sinh kế, tránh phụ thuộc vào nguồn lợi
thủy sản ven bờ.
Theo lãnh đạo Hội Nghề cá tỉnh, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ một cách hiệu quả, bền vững
cần triển khai đồng bộ việc đồng quản lý nghề cá nhỏ ven bờ. Hướng đi này phù hợp với quy định của
Luật Thủy sản năm 2017. Bên cạnh đó, phải xác định đồng quản lý trên tất cả các lĩnh vực gồm: tái tạo,
bảo vệ nguồn lợi, phát triển cộng đồng, tổ chức cộng đồng và hỗ trợ thể chế. Triển khai đồng bộ tất cả các
vấn đề này thì mô hình đồng quản lý nghề cá mới tồn tại, phát triển bền vững.
3.1.2 Các mô hình đồng quản lý tại tỉnh Khánh Hòa
3.1.2.1 Một số mô hình đồng quản lý tại tỉnh Khánh Hòa
Hiện tại tỉnh Khánh Hòa đã thành lập 15 mô hình Đồng quản lý. Một số mô hình đồng quản lý tại
Thị xã Ninh Hòa và Thành phố Nha Trang ở tỉnh Khánh Hòa như:
8


Đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
3.1.2.2 Mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
a) Lịch sử hình thành
Kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Ninh Hải, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được xây
dựng dựa trên nhu cầu thực tế của cộng đồng ngư dân ven biển phường Ninh Hải thông qua các buổi tham
vấn nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và họp xây dựng kế hoạch của chính quyền địa phương và bà con ngư
dân ở các cụm Đông Hải (tổ dân phố số 01 và 02); cụm Đông Hà (tổ dân phố số 03 và 04); cụm Đông Hòa

(tổ dân phố số 05); cụm Bình Tây (tổ dân phố số 06 và 07) và cụm Đông Cát (tổ dân phố số 09).
- Phạm vi thực hiện:

Hình 3.1 Khu vực ĐQL nghề cá ven bờ phường Ninh Hải
- Điểm ĐQL1: 12°34'35.98"N ; 109°12'20.43"E
- Điểm ĐQL2: 12°36'10.82"N; 109°13'4.76"E

9


- Điểm ĐQL3: 12°37'28.37"N; 109°14'41.66"E
- Điểm ĐQL4: 12°35'0.53"N; 109°16'55.83"E
- Điểm ĐQL5: 12°32'1.58"N; 109°15'55.84"E
Mục đích chính của kế hoạch đồng quản lý nhằm xác định các nguy cơ, mối đe dọa đi cùng với các
giải pháp và các hoạt động tương ứng nhằm hỗ trợ cho những hoạt động của cộng đồng ngư dân ven biển
phường Ninh Hải trong quá trình quản lý, khai thác, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản trên vùng biển
ven bờ của phường. Đồng thời cũng xác định rõ quy tắc đánh bắt thủy sản một cách an toàn, bền vững
thông qua Quy ước cộng đồng nhằm đảm bảo được nguồn sinh kế lâu dài cho ngư dân địa phương.
Việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ được xây dựng trong kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ
phường Ninh Hải nằm trong khuôn khổ của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD)
do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ trong giai đoạn từ 2012 - 2017. Theo chương trình đánh giá tác động
các mô hình đồng quản lý (ĐQL) tại Khánh Hòa của WB thì phường Ninh Hải là một trong các địa
phương nằm trong nhóm màu xanh nước biển (BLUE) (NS + HI). Cụ thể nội dung của nhóm màu xanh
này là: 1) Hoạt động tuần tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng tại khu vực đồng quản lý phường Ninh
Hải được tiến hành bình thường (NS) và 2) Cộng đồng thực hiện Kế hoạch ĐQL do mình xây dựng và
được phê duyệt nhưng được báo trước về việc nếu thực hiện tốt kế hoạch thì sẽ có phần thưởng là 50%
tổng kinh phí của Kế hoạch ĐQL để xây dựng thêm các hạ tầng chung của cộng đồng (HI).
Để đảm bảo tính thích ứng và linh hoạt trong quá trình thực hiện, kế hoạch đồng quản lý nghề cá
ven bờ phường Ninh Hải có thể được bổ sung, chỉnh sửa hàng năm theo nhu cầu thực tế và phù hợp với
những biến động của kinh tế - xã hội, nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

b) Phương pháp xây dựng kế hoạch
Phương pháp tiếp cận là sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng
đồng – Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal)
c) Các bước thành lập mô hình đồng quản lý
Bước 1: Giới thiệu về Dự án và tham vấn tìm kiếm sự đồng thuận
Triển khai các cuộc họp ở cấp phường và các cụm tổ dân phố nhằm giới thiệu dự án CRSD tới cán bộ
cấp phường, tổ dân phố và những người dân địa phương làm nghề khai thác thủy sản ven bờ. Qua đó,
cộng đồng và chính quyền địa phương thấy được hiện trạng nguồn lợi thủy sản, tình hình khai thác thủy
sản tại khu vực này và tính cấp thiết của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ hiện nay. Đồng thời, tham
vấn với các ngư dân về những nguy cơ, các mối đe dọa hiện nay của nghề cá ven bờ tại địa phương. Từ
đó, giới thiệu về mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ và nhận được sự đồng thuận của 246 hộ ngư dân có
tàu cá dưới 20 CV tại địa phương về việc triển khai mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch Đồng quản lý
Tập huấn cho nhóm hướng dẫn viên cộng đồng về sử dụng các phương pháp Đánh giá nhanh nông
thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) nhằm tạo ra một lực lượng nòng cốt ở cấp phường, cấp tổ dân
phố để hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch.
10


Nhóm hướng dẫn viên cộng đồng đã qua tập huấn cùng với sự hỗ trợ tư vấn, cán bộ PPMU Khánh
Hòa tổ chức họp và tổng hợp ý kiến của cộng đồng ngư dân để xây dựng kế hoạch Đồng quản lý phường
Ninh Hải. Quy trình thực hiện cụ thể như sau:
i.

Xác định mối nguy cơ, đe dọa

ii.

Xếp thứ tự ưu tiên các mối nguy cơ, đe dọa này.
- Hoạt động khai thác trái phép và mang tính hủy diệt

- Ô nhiễm môi trường ven biển
- Phụ nữ địa phương thiếu việc làm
- Hoạt động của lực lượng tuần tra yếu
- Xung đột giữa các nghề khai thác

iii.

Xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng mối nguy cơ đe dọa

- Hoạt động khai thác trái phép và mang tính hủy diệt
Thành lập Mô hình ĐQL. Khoanh vùng bảo vệ và tăng cường tái tạo nguồn lợi thủy sản ở khu vực
Rạn Bầu. Tập huấn về kỹ thuật khai thác thủy sản.
Tổ chức tuyên truyền, vận động và lồng ghép các hoạt động về bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào các
buổi sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.
- Ô nhiễm môi trường ven biển
Truyền thông về bảo vệ môi trường biển.
Hỗ trợ dụng cụ và tổ chức thu gom rác thải ven bờ.
- Phụ nữ địa phương thiếu việc làm
Đào tạo, tập huấn về các kỹ năng trong hoạt động du lịch, dịch vụ và kỹ thuật nấu ăn
Mở các lớp đào tạo và xây dựng mô hình may mặc, đan lát
- Hoạt động của lực lượng tuần tra yếu
Tăng cường hoạt động của lực lượng chức năng trên vùng biển ven bờ của phường
Tăng cường công tác tuần tra của các tổ giám sát trên biển của các Đội ĐQL
Trang bị dụng cụ tuần tra thiết yếu cho tổ giám sát sát trên biển ở các tổ đồng quản lý
- Xung đột giữa các nghề khai thác
Quy hoạch liên ngành ven bờ ISP
Hỗ trợ các cơ sở hạ tầng nhỏ để phục vụ cho cộng đồng ngư dân nghèo, khai thác thủy sản ven bờ
Tuyên truyền về các văn bản luật có liên quan về khai thác thủy sản
Bước 3: Xây dựng Quy chế hoạt động của Mô hình đồng quản lý


11


Tổ chức và hướng dẫn cho cộng đồng, chính quyền địa phương trực tiếp tham gia xây dựng Quy
chế hoạt động của mô hình ĐQL nghề cá ven bờ của phường Ninh Hải. Quy chế này sẽ được UBND
phường Ninh Hải chính thức phê duyệt khi Ngân hàng Thế giới không phản đối về Kế hoạch ĐQL phường
Ninh Hải.
d) Thành phần tham gia

Ban điều phối ĐQL nghề cá ven bờ
phường Ninh Hải

Ban đại diện cộng

Các cơ quan quản lý nhà nước liên

đồng

quan

Thành viên ĐQL phường
Ninh Hải

UBND phường Ninh Hải

UBND TX Ninh Hòa -

Chi cục Khai thác &

Phòng Kinh tế


BVNL TS

Thanh tra Sở NN&PTNT

d.1) Cơ cấu tổ chức Ban điều phối
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức Ban điều phối ĐQL nghề cá ven bờ phường Ninh Hải
Ban điều phối (BĐP) Đồng quản lý
-

Nhiệm vụ của BĐP:
Ban điều phối ĐQL có nhiệm vụ chỉ đạo chung các vấn đề liên quan đến hoạt động tàu cá, công tác
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi trường biển, các hoạt động sinh kế bền vững tại địa phương;
Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát các trường hợp vi phạm
trong hoạt động khai thác thủy sản;
Thực hiện hòa giải và đề xuất xử lý các vụ vi phạm ở mức độ nghiêm trọng trong hoạt động thủy
sản trên vùng biển địa phương;
Tham mưu cho lãnh đạo UBND phường Ninh Hải lồng ghép và tăng cường hỗ trợ cho các hoạt
động trong kế hoạch ĐQL;
Tham gia xây dựng và phát triển các mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng;
Thực hiện các báo cáo tổng hợp hàng năm về kết quả thực hiện các hoạt động ĐQL của địa phương
cho BQL Dự án CRSD tỉnh Khánh Hòa.
-

Cơ cấu tổ chức của Ban điều phối (BĐP):
Ban điều phối ĐQL nghề cá ven bờ phường Ninh Hải bao gồm:

12



Ban đạicho
diệncộng
Cộng
đồng
diện
cộngHải,
đồngĐông
(05 người):
Đại diện
đồng
khai thác thủy sản ven bờ
Tổ giám sát trên biểnBan
cácđại
cụm
Đông
Hà, Đông
Hòa, Đông
Cát,
vàngư
BìnhdânTây
phường Ninh Hải.
Đại diện Lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (04 người) bao gồm: UBND phường
Ninh Hải; UBND Thị xã Ninh Hòa; Chi cục Khai thác & BVNLTS; Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT.
-

Tổ chức hoạt động

Ban điều phối ĐQL phường Ninh Hải họp định kỳ 01 lần/quý và họp đột xuất khi cần thiết để thảo
luận và quyết định các vấn đề liên quan.
d.2) Cơ cấu tổ chức Ban đại diện cộng đồng


Tổ hạt nhân trên bờ các cụm Đông Hải, Đô
Cộng đồng ngư dân phường Ninh Hải

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Ban đại diện


Nhiệm vụ của Ban đại diện:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ
môi trường biển;
Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát các trường hợp vi phạm
trong hoạt động khai thác thủy sản;
Thực hiện hòa giải các vụ xung đột trong hoạt động khai thác thủy sản giữa các thành viên trong
phường Ninh Hải.
Thu thập thông tin dữ liệu nghề cá tại vùng biển địa phương;
-

Cơ cấu tổ chức của Ban đại diện

Gồm 01 Trưởng ban; 03 Phó ban và 01 thư ký tổng hợp và các tổ chuyên môn: Tổ giám sát trên
biển và Tổ hạt nhân trên bờ. Tất cả các chức danh trong Ban đại diện được cộng đồng ngư dân đề cử và
bầu chọn.

13


+ Trưởng ban:
Chịu trách nhiệm trước cộng đồng ngư dân của phường Ninh Hải và trước Ban điều phối về việc
triển khai kế hoạch đã được phê duyệt;

Phân công trách nhiệm cho các Phó ban và các thành viên trong Ban và được phép huy động thành
viên trong Ban để triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch;
Chủ trì tổ chức các cuộc họp với các thành viên của Ban đại diện để cùng thảo luận và giải quyết
những vấn đề liên quan;
+ Phó ban 1: Giúp Trưởng ban trong việc quản lý và điều hành các hoạt động ĐQL của các tổ giám
sát trên biển và giải quyết các công việc khác theo sự phân công của Trưởng ban.
+ Phó ban 2: Giúp Trưởng ban trong việc quản lý và điều hành các hoạt động ĐQL của các tổ hạt
nhân trên bờ và giải quyết các công việc khác theo sự phân công của Trưởng ban.
+ Phó ban 3: Giúp trưởng ban trong công tác điều hành và phụ trách việc lên kế hoạch và chuẩn bị
các nội dung báo cáo về hoạt động của Mô hình ĐQL.
+ Thư ký: Thư ký tổng hợp kiêm thủ quỹ
-

+ Tổ giám sát trên biển (7 thành viên/tổ)
Nhiệm vụ của Tổ giám sát trên biển:

Tổ giám sát trên biển có trách nhiệm tham gia cùng với lực lượng chức năng: MCS, Biên phòng,
Kiểm ngư... tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trong vùng biển phường Ninh Hải.
Tổ chức thực hiện các cuộc tuần tra giám sát trên vùng biển theo như Kế hoạch đồng quản lý nghề
cá ven bờ đã được phê duyệt.
Tổ giám sát trên biển khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong khai thác thủy
sản, báo cáo theo đường dây nóng để các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Phát hiện các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng ngư dân trên vùng biển, báo cáo và đề xuất
các biện pháp giải quyết cho Trưởng ban đại diện.
-

Cơ cấu tổ chức:

Tổ giám sát trên biển do cộng đồng ngư dân bầu chọn từ các ngư dân của các tổ dân phố, giàu kinh
nghiệm, có sức khỏe tốt, và tự nguyện tham gia hoạt động.

Tổ Trưởng: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến tuần tra
giám sát trên biển; huy động các thành viên của Tổ tham gia tuần tra, kiểm soát tàu cá trên biển theo kế
hoạch được phân công và đột xuất khi cần thiết; Tổng hợp số liệu về tình hình vi phạm trong tháng để báo
cáo về Ban đại diện.
Thành viên: Nhiệm vụ của các thành viên của Tổ giám sát trên biển do Tổ trưởng phân công.
+ Tổ hạt nhân trên bờ (7 thành viên/tổ)
-

Nhiệm vụ của Tổ hạt nhân trên bờ:

14


Tổ hạt nhân trên bờ có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cộng đồng địa phương về việc nghiêm
chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi
trường biển.
Thu thập thông tin dữ liệu nghề cá tại vùng biển địa phương.
Tổ hạt nhân trên bờ có trách nhiệm tham gia với các cơ quan liên quan trong việc vận động người
dân từ bỏ các nghề cấm, hạn chế sử dụng các nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
Tham gia hỗ trợ triển khai các mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng.
-

Cơ cấu tổ chức: Tổ hạt nhân trên bờ được thành lập ở các cụm dân phố

Tổ Trưởng: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến tuyên
truyền, vận động ngư dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác, bảo
vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển; báo cáo kết quả hoạt động hàng tháng của Tổ hạt nhân trên bờ
về Ban đại diện.
Thành viên: Nhiệm vụ của các thành viên của Tổ hạt nhân trên bờ do Tổ trưởng phân công.
- Tổ chức hoạt động

Ban đại diện họp định kỳ ít nhất 01 lần/tháng để đánh giá tình hình triển khai các hoạt động đã
được thống nhất trong kế hoạch ĐQL phường Ninh Hải.
d.3) Thành viên cộng đồng
Thành viên cộng đồng là tất cả các hộ tham gia hoạt động khai thác thủy sản ven bờ trên vùng biển
phường Ninh Hải có nhu cầu và tự nguyện tham gia mô hình ĐQL và được Ban đại diện chấp thuận.
Thành viên cộng đồng tham gia ĐQL được tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đồng quản lý
nghề cá ven bờ đã được phê duyệt, có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: không đánh bắt
vi phạm, theo dõi diễn biến vi phạm và báo cáo về Ban đại diện và cơ quan chức năng; hỗ trợ Tổ giám sát
trên biển, cơ quan chức năng kiểm soát vi phạm, giám sát tàu cá, vệ sinh môi trường… và tuân theo các
Quy ước của cộng đồng.
e} Kết quả triển khai
Sau 3 năm thành lập mô hình ĐQL đi vào hoạt động từ năm 2015 – 2017 đến nay,đã cải thiện không
phát sinh, sắm mới các nghề hủy diệt, khai thác trái phép, năm 2016 đã giảm 20% số vụ vi phạm, năm
2017 giảm 30% số vụ vi phạm. Về ô nhiễm môi trường, 30% ngư dân của phường được nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường biển năm 2015. Năm 2015 thì 50% ngư dân và năm 2017 là 70% ngư dân của
phường được nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển, đến nay nhận thức của ngư dân đã trên 80%.
Tìm việc làm cho phụ nữ năm 2017 đã được 30% phụ nữ là vợ hoặc con em được đào tạo nghề bổ sung.
Hoạt động của Lực lượng tuần tra yếu, năm 2015 hoạt động của lực lượng chức năng diễn ra bình
thường (10 chuyến) để đảm bảo đúng theo chương trình đánh giá tác động. Đến nay, hoạt động của lực
lượng chức năng đã tăng cường thêm theo kế hoạch MCS được phê duyệt. Xung đột giữa các nghề khai
thác trên địa bàn địa phương đến nay đã giảm trên 30% số vụ xung đột giữa các nghề khai thác với nhau.
Đây đã là sự thành công lớn khi triển khai mô hình. Đến nay, mô hình vẫn đang được tiếp tục thực hiện, tổ

15


đồng quản lý đã phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác tuần tra, xử lý những trường hợp
khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt; ý thức bảo vệ nguồn lợi của ngư dân cũng được nâng cao, trên địa
bàn không còn ghe hoạt động các nghề cấm như: giã cào, khai thác bằng chất nổ, xung điện… Các tổ đồng
quản lý còn là cầu nối hữu hiệu giữa ngư dân với các cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở.

3.2 Thực trạng công tác quản lý nghề cá tại tỉnh Khánh Hòa
3.2.1 Bộ máy quản lý nghề cá tại tỉnh Khánh Hòa
Bộ máy quản lý nghề cá tỉnh Khánh Hòa được thể hiện bảng sau đây:
Bảng 3.1 Bộ máy quản lý nghề cá tỉnh Khánh Hòa
BỘ MÁY QUẢN LÝ NGHỀ CÁ TỈNH KHÁNH HÒA
Cơ quan và các đơn vị trực thuộc sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa
Họ và tên
( Cơ quan- phòng
ban)

Cơ quan sở

Bộ phận
thanh tra

Địa chỉ
cơ quan

Số điện thoại
Cơ quan

Di động

Giám đốc: Lê Tấn
Bản

3.822.109

905.222.079


Phó giám đốc:
Lê Bá Ninh

3.825.376

983.874.484

Phó giám đốc:
Võ Nam Thắng

3.821.104

909.161.262

Chánh thanh tra:
Lê Văn Dũng

3.561.389

935.858.155

04- Pha Chu
Trinh
Nha Trang

85, Đường 2/4,
Vạn Thắng
Nha Trang

Phó Chánh TT:

Lê Biên Cương
Phó Chánh TT:
Lê Văn Lĩnh

913.454.532

Cơ quan Hành chính sự nghiệp thuộc sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa

Chi cục
thủy sản

Chi cục trưởng:
Nguyễn Trọng Chánh

3.810.015

905.111.893

P.CC trưởng:
Nguyễn Như Đào

3810085

903.573.635

P.CC trưởng:
Võ Khắc Én

3.810.047


908.803.434

Phòng QL khai thác
nguồn lợi và NT
TT quả lý
khai thác

Giám đốc:
Lê Hải Dũng

85, Đường 2/4,
Vạn Thắng
Nha Trang

3.810.047
3.706.211

16

936.150.207

217C Đường 2/4
Nha Trang


P. Giám đốc:
Đỗ Trung Hiệp

905.138.422


Cảng cá Hòn Rớ

3.714.193

Hòn Rớ

Cảng cá
Vĩnh Trường

3.822.210

Vĩnh Trường

Cảng cá Đá Bạc

3.951.986

Đá Bạc

Cảng cá
Vĩnh Lương

3.728.758

Vĩnh Lương

các công trình
thủy sản

(Nguồn: Phòng KTTS tại Chi cục thủy sản Khánh Hòa năm 2018)

3.2.2 Quản lý tàu thuyền theo nhóm chiều dài, thống kê số lượng tàu thuyền theo nhóm chiều dài.
Bảng thống kê số lượng tàu thuyền theo công suất và chiều dài tàu trong các nhóm nghề năm 2018
thể hiện sau đây:
Bảng 3.2 Số lượng tàu thuyền theo công suất trong nhóm nghề năm 2018
Nghề khai thác

Số tàu khai thác cá ngừ theo công suất (CV)
50 - 89

90 - 149

150 - 249

250 - 399

> 400

Tổng cộng

Nghề câu

0

4

7

66

271


348

Vây

0

0

1

1

23

25



0

1

1

55

109

166


(Nguồn: Phòng KTTS tại Chi cục thủy sản Khánh Hòa năm 2018)
Bảng 3.3 Số lượng tàu thuyền theo chiều dài trong nhóm nghề năm 2018
Nghề
khai thác

Số lượng tàu khai thác cá ngừ
theo chiều dài lớn nhất của tàu (m)

Tổng cộng

06-12 m

12 - 15 m

15- 24 m

> 24m

Nghề câu

4

73

263

8

348


Vây

0

1

20

4

25



1

41

123

1

166

(Nguồn: Phòng KTTS tại Chi cục thủy sản Khánh Hòa năm 2018)
Bảng 3.4 Thống kê sản lượng cá ngừ trong nhóm nghề
Sản lượng (tấn)
Nghề khai thác


Nghề Câu cá ngừ
đại dương

Cá ngừ
sọc dưa

Cá ngừ
vây vàng

Cá ngừ
mắt to

Tổng các loài
cá ngừ

0

2,915

288

3,203

17


Nghề Vây

1,658


187

94

1,939

Nghề Rê

13,572

264

125

13,961

(Nguồn: Phòng KTTS tại Chi cục thủy sản Khánh Hòa năm 2018)

Biểu đồ 3.1 Tổng sản lượng các loài cá ngừ theo nhóm nghề
Nhận xét: Hiện nay chi cục thủy sản Khánh Hòa đã triển khai thống kê số lượng tàu theo chiều dài theo
Luật Thủy Sản 2017. Qua các bảng thống kê trên cho thấy, thế mạnh tỉnh Khánh Hòa là cá ngừ với sản
lượng cá ngừ theo nghề lưới rê chiếm 73%, nghề lưới vây chiếm 10% và nghề câu cá ngừ đại dương
chiếm 17%. Nhóm tàu nghề câu có công suất lớn nhất >400 CV với 271 tàu. Số lượng tàu có chiều dài
phổ biến từ 15 – 24 mét, nghề câu cá ngừ có 263 tàu chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các nghề lưới vây và lưới rê ít
hơn, thấp nhất là nghè lưới vây có tổng số lượng 25 tàu và cũng có sản lượng thấp nhất 10%.

3.2.3 Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa.
3.3. Thực trạng đánh bắt bất hợp pháp IUU
Khánh Hòa là tỉnh có nghề cá phát triển, trong đó có số lượng tàu khai thác thủy sản tương đối lớn,
số lượng tàu thuyền biến động qua các năm. Cụ thể, từ 9.534 tàu năm 2010 lên 9.817 tàu trong năm 2018.

Số lượng tàu thuyền tăng lên đồng nghĩa với việc cường lực khai thác gia tăng, gây áp lực lên nguồn lợi
thủy sản. Bên cạnh đó, số lượng tàu thuyền nhiều và tăng theo thời gian sẽ gây khó khăn trong việc giám
sát hành trình và hoạt động của tàu khai thác trên biển để khắc phục IUU của EC.
Theo số liệu thống kê, số lượng tàu thuyền hoạt động theo từng vùng tính đến năm 2018 được thể
hiện dưới đây:
Bảng 3.5 Số lượng tàu thuyền tính theo từng vùng năm 2018
TT

Địa phương

Vùng bờ

Vùng lộng

Vùng khơi
131

1

Cam Ranh

1.431

399

2

Cam Lâm

518


54

3

Nha Trang

1.381

1.293

1.019

4

Ninh Hòa

917

310

90

5

Vạn Ninh

1.255

881


130

Tổng

5.502

2.937

1.378

Tỷ lệ

56%

29,97%

14,03%

8

(Nguồn: Phòng KTTS tại Chi cục thủy sản Khánh Hòa năm 2018)
Bảng 3.5 cho thấy, tàu cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chủ yếu công suất nhỏ, khai thác ở vùng ven
bờ và vùng lộng là một trong những nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, dẫn đến
xu hướng đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài và đánh bắt vi phạm pháp luật.
Toàn tỉnh Khánh Hòa có trên 550 tàu cá thường xuyên khai thác vùng biển xa như: Trường Sa, vùng

18



DK1 và một số ít tàu khác ở vùng biển Hoàng Sa đến vùng tiếp giáp ranh giới vùng biển Malaysia,
Philipine, Indonesia, Brunei. Các nghề khai thác vùng khơi dài ngày như: nghề câu cá Ngừ đại dương,
nghề lưới rê, nghề chụp mực và nghề vây khơi.

Khi nguồn lợi thủy sản ở vùng gần bờ đã cạn kiệt thì xu hướng tàu cá đánh bắt ở vùng khơi, vùng
giáp ranh với biển các nước láng giềng ngày càng tăng. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát, giám
sát hoạt động đánh bắt; dễ xảy ra nhiều vụ việc vi phạm đánh bắt trái phép vùng biển nước ngoài.
Mức độ hiểu biết hiểu biết của ngư dân tỉnh Khánh Hòa về quy định IUU được thể hiện dưới đây:
Bảng 3.6 Mức độ hiều biết của ngư dân về IUU

TT

Mức độ hiểu biết về IUU

Không

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Biết và hiểu tương đối đầy đủ về IUU

6


6,45

87

93,55

2

Biết thông tin cơ bản qua tập huấn

93

100

0

0

3

Biết thông tin qua báo đài

8

6,6

85

93,4


4

Tự tìm hiểu thông tin

0

0

0

0

Bảng 3.6 cho ta thấy, có rất ít chủ tàu/thuyền trưởng biết và hiểu tương đối đầy đủ về IUU, chỉ 6/93
(chiếm 6,45%), còn lại 93,55% ngư dân còn xa lạ hoặc chỉ nghe đến cụm từ này mà không hiểu chính xác
về IUU là như thế nào. Tất cả thuyền trường/ chủ tàu biết sơ qua về quy định thông qua các đợt tập huấn
và tuyên truyền hoặc qua lời các chủ tàu, ngư dân khác khoảng 6,6% số ngư dân biết đến quy định thông
qua báo đài, ti vi. Đặc biệt, không có ngư dân nào tự tìm hiểu các quy định.
Mặc dù, cơ quan quản lý nghề cá cố gắng truyền thông về quy định nhưng phần lớn ngư dân chưa
nhận thức và hiểu một cách rõ ràng về quy định IUU. Thực tế thấy rằng, họ khá thờ ơ với vấn đề đang
nóng và nổi cộm này có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chính thân họ nhưng họ coi việc giải quyết vấn
đề IUU là của các cơ quan quản lý nhà nước.
Từ đầu tháng 01/8/2017 đến hết năm 2017 (thành lập phòng Thanh tra chuyên ngành thủy sản): Số
đoàn thanh tra, kiểm tra: 6 đoàn, số đợt tuần tra, kiểm tra: 73 đợt, phát hiện và xử lý phương tiện vi
phạm: 48 phương tiện, số tiền xử phạt đến 30/12/2017: 88.550.000 đồng. Tịch thu: 94 lồng cào sò, 09
cào lưới. Trong đó: Ninh Hòa: 30 lồng cào sò vô chủ, 02 bộ giã cào lưới (đã tổ chức tiêu hủy); Cam
Ranh: 58 lồng cào sò vô chủ với 46 lồng (đã tổ chức tiêu hủy); Vạn Ninh: 07 cào lưới, 06 cào sò. Các
hành vi vi phạm chủ yếu là không đăng ký, đăng kiểm, khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác.
Năm 2018, Chi cục đã thực hiện 506 đợt tuần tra trên các vùng biển Cam Ranh, Nha Trang, Ninh
Hòa và Vạn Ninh, tạm giữ và tịch thu 68 tang vật vi phạm bao gồm: lồng cào sò, súng điện, bộ phát điện
và dây, lưới giã cào… trong đó phương thức dùng súng kết hợp bộ phát điện để khai thác thủy sản là hành

vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật được phát hiện tại vùng biển Ninh Hòa.
Nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện: Đóng mới tàu cá thuộc diện cấm phát triển, không có hồ
sơ đóng mới, không ký hợp đồng giám sát, sử dụng xung điện trong khai thác thủy, giã cào sò trong vùng
vịnh, đầm, không mang giấy tờ, bằng thuyền trưởng, máy trưởng … được xử phạt hành chính theo quy
19


định tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013, Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 103.
Vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài năm 2017, Khánh Hòa đã có 8 trường hợp tàu cá và 85
thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ. Trong đó, 7 tàu bị Indonesia bắt giữ và 1 tàu bị Brunei bắt giữ. Từ
01/2018 đến 12/2018, tỉnh Khánh Hòa có 04 trường hợp tàù cá vi phạm khai thác tại vùng biển nước
ngoài. Nguyên nhân chính là do phần lớn do ngư dân mải mê đuổi theo đàn cá nên có thể xâm phạm vùng
biển nước ngoài hoặc khai thác ở những vùng biển chồng lấn, bị tàu nước ngoài bắt giữ, đưa về nước họ
xử lý. Ngoài ra, cũng có một số tàu cố tình đi vào vùng biển nước ngoài để khai thác vì nguồn lợi dồi dào
và các loài thủy sản có giá trị kinh tế trong khi vùng biển nước ta nguồn lợi cạn kiệt.
Khánh Hòa vẫn đang tồn tại một số hoạt động đánh bắt sai vùng khai thác và mùa vụ khai thác
theo quy định, đặc biệt là đánh bắt ở vùng biển nước ngoài hoặc khu vực chồng lấn và tranh chấp.
Trong khi đó, là đối tượng tàu khai thác xa bờ có 51,6% tàu thuyền có kích thước không theo quy
định, sử dụng ngư cụ có tính hủy diệt trong khai thác (ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ). Thực trạng
ngư dân Khánh Hòa đánh bắt các loài thủy sản cấm vẫn còn duy trì, nhất là loài cá heo... vì vậy Chi
cục Thủy sản Khánh Hòa đã thu hồi lại và yêu cầu nhà cung cấp khắc phục. Bên cạnh đó, Chi cục
cũng hỗ trợ máy VX-1700 cho 452 tàu cá đánh bắt vùng khơi của tỉnh theo chính sách phát triển thủy
sản của Chính phủ.
Việc quy định IUU làm cho bà con ngư dân thấy khó khăn trong việc khai thác. Phần lớn ngư dân
cảm thấy các quy định về IUU làm cho ngư trường đánh bắt bị thu hẹp, một phần vì việc phân định
ranh giới biển giữa nước ta và các nước trong khu vực chưa rõ ràng và không có phao ranh giới ngoài
biển mà chỉ dựa vào khoảng cách tính bằng hải lý. Hơn 45% số ngư dân cho rằng họ bị kiểm tra, kiểm
soát nhiều hơn trước và thường xuyên dẫn đến hoạt động khai thác bị ảnh hưởng. Đặc biệt, có gần 13%
người dân đánh giá về cách làm việc của cán bộ quản lý thủy sản còn chậm trễ, có thái độ khó chịu với

ngư dân, ít quan tâm đến tâm lý của ngư dân, chỉ tuyên truyền phổ biến qua hình thức chứ không mang
lại sự hiểu biết cho ngư dân, các thủ tục kiểm tra chỉ mang tính hình thức và không hỗ trợ được nhiều
cho ngư dân trong việc khắc phục một cách đúng bản chất vấn đề khai thác IUU. Chính vì thế, đa số
ngư dân chấp hành các quy định pháp luật chỉ theo hình thức đối phó, ngư dân có thực hiện hoạt động
ghi chép nhật ký khai thác đầy đủ nhưng việc ghi chép nhật ký khai thác của ngư dân chỉ mang tính
chất hình thức đối phó để được nhận hỗ trợ. Có đến 91/93 chủ tàu/thuyền trưởng (chiếm 98%) ghi nhật
ký khai thác khi đã về bờ mà không ghi trực tiếp trên biển. Tâm lý sợ mất ngư trường nên muốn dấu
ngư trường đánh bắt, bên cạnh đó là trình độ học vấn của ngư dân còn thấp, điều này gây khó khăn lớn
trong việc ghi chép nhật ký khai thác của ngư dân trên biển.
3.4 Thực trạng công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nghề cá tại tỉnh Khánh Hòa.
3.4.1 Các hoạt động trong công tác theo dõi (M) tại tỉnh Khánh Hòa
Hoạt động theo dõi (M) là hoạt động thu thập, đo đạc và phân tích các thông số của nghề cá bao
gồm sản lượng, thành phần loài, cường lực khai thác, ngư trường, nguồn lợi, các loài khai thác không chủ
đích. Đây là những dữ liệu ban đầu mà nhà quản lý cần có để hoạch định các chính sách quản lý nghề cá.
Nếu không chính xác, nhà quản lý rất khó để đưa ra các quyết sách đúng đắn.
Trong ngành khai thác, Chi cục tỉnh Khánh Hòa đã thu thập thông tin các thông số kĩ thuật như sau:

20


 Về cơ cấu tàu thuyền và sản lượng
Toàn tỉnh hiện có 9.808 tàu cá với tổng công suất là 653.687CV; Trong đó tàu cá khai thác có công
suất > 90CV là 1.336 tàu; Số tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên là 768 tàu. Tổng sản lượng thuỷ sản bình
quân hàng năm đạt 110.000 tấn, trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm 87% (khoảng 97.000 tấn) và
nuôi trồng thuỷ sản chiếm 13% (khoảng 13.000 tấn).
 Cơ cấu lao động
Lao động thủy sản toàn tỉnh khoảng 82.988 người chiếm gần 10% tổng lao động toàn tỉnh trong đó
lao động trực tiếp trong ngành khai thác thuỷ sản khoảng 33.000 lao động; nuôi trồng thuỷ sản 28.372 lao
động và dịch vụ, chế biến thuỷ sản là 21.616 người.
 Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

Trên địa bàn tỉnh có 07 cảng cá, gồm có: Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Đá Bạc, Đại Lãnh, Ninh Vân, Bình
Ba, Vũng Ngán và 01 khu neo đậu tránh trú bão Ninh Hải đã được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng.
Trong đó một số cảng cá vừa là khu neo đậu tránh trú bão vừa là nơi lên cá như:
- Cảng cá Hòn Rớ với 25.000 lượt tàu/năm/ tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng 20.000 tấn/năm.
- Cảng cá Đá Bạc với 12.000 lượt tàu/năm/ tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng 15.000 tấn/năm.
- Cảng cá Vĩnh Lương với 8.000 lượt tàu/năm/ tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng 14.000 tấn/năm.
- Cảng cá Đại Lãnh với 6.000 lượt tàu/năm/ tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng 13.000 tấn/năm.
- Cảng cá Hòn Rớ với 25.000 lượt tàu/năm/ tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng 20.000 tấn/năm.
* Khu neo đậu Ninh Hải với 1.200 lượt tàu vào cập cảng. Công suất cao nhất khi cập cảng là 200 CV
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Khánh Hòa
được xác định là 1 trong 6 Trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Trong đó, cảng cá Đá Bạc - Cam Ranh
được đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Trường Sa, tạo sự đột phát
trong chiến lược phát triển thủy sản, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển
vùng Nam Trung Bộ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.
3.4.2 Các hoạt động trong công tác kiểm soát (C) tại tỉnh Khánh Hòa
Kiểm soát (C) là việc đặt ra các thông số kĩ thuật, các điều khoản và điều kiện để được phép khai
thác nguồn lợi.Các thông số này thường được đưa vào hệ thống văn bản luật của quốc gia (Luật, nghị
định, thông tư,…) hoặc các quy định , yêu cầu cấp tiểu vùng,cấp vùng hay quốc tế. Khánh Hòa cũng triển
khai hoạt động này bằng các thực hiện theo các quy định của Luật thủy sản mới 2017 và đưa ra các quy
định cấp tỉnh nhằm quản lý có hiệu quá nghề cá trong tỉnh, góp phần giúp nghề cá Việt Nam khắc phục
được tình trạng khai thác bất hợp pháp IUU.
Dưới đây là các văn bản pháp luật mà các sở ngành, đơn vị và địa phương liên quan thực hiện
nghiêm túc theo chỉ đạo của UBND tỉnh:

21


- Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 “Kế hoạch tiếp tục thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg
và Công điện 1329/CĐ-TTg; Công điện 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ nhằm
giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân Khánh Hòa bị nước ngoài bắt giữ, xử lý”;

- Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 26/02/2018 về “Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề
cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”;
- Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 04/4/2018 “Về việc thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm
soát nghề cá tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”;
- Kế hoạch số 4701/KH-UBND ngày 15/5/2018 “V/v thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017
của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Uỷ ban
Châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa”;
- Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 “Phê duyệt Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn,
giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm
2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”;
- Công văn số 1652/UBND-KT ngày 09/2/2018 “V/v chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận
thuỷ sản khai thác”;
- Công văn số 6885/UBND-KT ngày 29/7/2018 “V/v tăng cường chỉ đạo, thực hiện chống khai thác
IUU” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 4903/BNN-TCTS ngày
27/6/2018.
- Tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả triển khai chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Khánh
Hoà (ngày 18/10/2018).
- Thông báo Kết luận Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu số 713/TB-UBND ngày 06/11/2018.
- Công văn số 81/UBND-KT.m ngày 11/3/2019 về triển khai các biện pháp trọng tâm chống khai thác IUU
để chuẩn bị đón Đoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu.
- Công văn số 3246/UBND-KT ngày 08/4/2019 về việc tổ chức triển khai Luật Thuỷ sản và văn bản
hướng dẫn.
- Công văn số 3247/UBND-KT ngày 08/4/2019 về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện chống khai thác
IUU.
- Công văn số 4128/UBND-KT ngày 06/5/2019 về việc báo cáo kết quả triển thực hiện các khuyến nghị
của EC về chống khai thác hải sản IUU.
- Công văn số 4901/UBND-KT ngày 24/5/2019 về triển khai thực hiện Kết luận của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng”

của Ủy ban Châu Âu để khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định.

22


- Công văn số 7163/UBND-KT ngày 22/7/2019 về việc triển khai kết luận của Phó Thủ tướng
Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 235/TB-VPCP ngày 11/7/2019. Hiện nay đang tiến hành
thành lập Ban chỉ đạo IUU của địa phương trên cơ sở kiện toàn lại Tổ công tác 689 trước đây.
3.4.3 Các hoạt động trong công tác giám sát (S) tại tỉnh Khánh Hòa
Giám sát (S) là hoạt động nhằm đảm bảo các điều khoản, điều kiện và thông số kĩ thuật ở trên phần
kiểm soát được thực thi hiệu quả.
Văn Phòng Đại diện kiểm tra và kiểm soát hoạt động nghề cá đã góp phần quan trọng trong việc
kiểm tra, kiểm soát hoạt động đánh bắt thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa. Cơ chế hoạt động được thể hiện qua sơ
đồ dưới đây:

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý nghề cá, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết
định số 885/QĐ-UBND thành lập 04 Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá
(Hòn Rớ, Đá Bạc, Vĩnh Lương, Đại Lãnh) và đi vào hoạt động từ ngày 13/4/2018. Kết quả hoạt động
kiểm tra, kiểm soát như sau:
- Kết quả kiểm tra tàu cá rời cảng, cập cảng lên cá của các Văn phòng Đại diện như sau:
+ Năm 2018: 2.852 lượt, với sản lượng là 40.807 tấn.
+ Tính đến 15/9/2019, các Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá đã kiểm tra tàu cá rời cảng,
cập cảng lên cá 7.542 lượt, với tổng sản lượng là 16.294 tấn.

23


Số liệu tàu cá qua cảng được cập nhật thường xuyên và đăng công khai trên Website của Sở Nông
nghiệp & PTNT Khánh Hòa (Snnptntkh.gov.vn)
- Công tác tuần tra trên biển: Lực lượng thanh tra chuyên ngành Thủy sản thường xuyên phối hợp

với lực lượng Biên phòng, Cảnh sát đường thủy và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm tra trên biển. Cụ
thể:
+ Năm 2018 tổ chức 599 đợt tuần tra. Xử phạt vi phạm hành chính 51 trường hợp/110,75 triệu
đồng; Tạm giữ 61 tang vật vi phạm (giã cào tuýp, lồng cào sò, lưới giã cào…); Tang vật tịch thu: 12 súng
bắn điện, bộ kích điện và dây.
 Nhận xét:
+ Đến 15/9/2019 đã thực hiện 609 đợt tuần tra, kiểm tra trên biển, Xử phạt vi phạm hành chính 72
trường hợp/169.8 triệu đồng; Tạm giữ 21 tang vật vi phạm (giã cào tuýp, lồng cào sò, lưới giã cào…);
Tịch thu: 29 tang vật (lồng cào sò, lưới giã, công cụ kích điện…).

24



×