Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp thu hút vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH VIỆT CƢỜNG

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

HUỲNH VIỆT CƢỜNG

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS-TS. Dƣơng Thị Bình Minh

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019




MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN VÀ CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
GIỚI THIỆU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3
3. Ðối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
3.1. Ðối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu ...................................................................4
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................4
4.2. Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................................4
4.3. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................6
4.4. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................7
5. Kỳ vọng kết quả thực hiện đề tài ........................................................................7
6. Kết cấu đề tài ......................................................................................................8
Tóm tắt giới thiệu....................................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ VỐN CHO
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CCN ...........................................9
1.1. Tổng quan về Cụm công nghiệp ......................................................................9
1.1.1. Khái niệm Cụm công nghiệp ........................................................................9
1.1.2. Đặc điểm Cụm công nghiệp .......................................................................12

1.1.3. Vai trò của CCN .........................................................................................12


1.2. Tổng quan về vốn đầu tƣ và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ ...........................14
1.2.1. Khái niệm vốn đầu tƣ..................................................................................14
1.2.2. Các nguồn vốn đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ ..............................................14
1.2.2.1. Vốn Ngân sách nhà nƣớc .........................................................................15
1.2.2.2. Vốn Tín dụng ngân hàng .........................................................................15
1.2.2.4. Thị trƣờng tài chính .................................................................................18
1.2.2.5. Nguồn vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp .................................................19
1.2.2.6. Vốn trong khu vực dân cƣ .......................................................................19
1.2.2.7. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài .............................................................................19
1.2.2.7.1. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) ..................................................19
1.2.2.7.2. Vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) ....................................................................21
1.2.2.7.3. Vốn đầu tƣ gián tiếp (FPI) ....................................................................23
1.2.2.7.4. Tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ......................................24
1.3. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN
tại Đồng Tháp ............................................................................................................24
1.3.1. Nghiên cứu trong nƣớc ...............................................................................24
1.3.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài ...............................................................................25
1.4. Kinh nghiệm các địa phƣơng về đầu tƣ phát triển CCN ...............................26
1.4.1. Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................26
1.4.2. Ðồng Nai .....................................................................................................27
1.4.3. Bình Dƣơng ................................................................................................28
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp ..................................................29
Tóm tắt chƣơng 1 ................................................................................................30
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ....................31
2.1. Ðặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội tác động đến khả năng thu hút
đầu tƣ vào tỉnh Đồng Tháp........................................................................................31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................31
2.1.1.1. Diện tích tự nhiên ....................................................................................31


2.1.1.2. Vị trí địa lý ...............................................................................................31
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.............................32
2.1.2.1. Nguồn lao động........................................................................................32
2.1.2.2. Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu ngƣời ...........................................33
2.1.2.3. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp .........................33
2.2. Khái quát về CCN tỉnh Đồng Tháp ...............................................................34
2.2.1. Quy hoạch CCN ..........................................................................................34
2.2.2. Thực trạng đầu tƣ CCN tỉnh Đồng Tháp ....................................................35
2.2.2.1. Những mặt làm đƣợc ...............................................................................35
2.2.2.2. Những mặt hạn chế ..................................................................................35
2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ HTKT CCN tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 2018 ...........................................................................................................................37
2.4. Phân tích thực trạng các công cụ thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng HTKT
CCN tại Đồng Tháp ..................................................................................................43
2.4.1. Kế hoạch, quy hoạch...................................................................................43
2.4.2. Công cụ hành chính ....................................................................................43
2.4.3. Công cụ chính sách .....................................................................................44
2.4.4. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ ...........................................................................46
2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ HTKT CCN tại tỉnh
Đồng Tháp .................................................................................................................46
2.5.1. Tiềm năng phát triển của địa phƣơng .........................................................46
2.5.2. Vị trí, địa điểm kêu gọi đầu tƣ ....................................................................47
2.5.3. Hạ tầng giao thông địa phƣơng ...................................................................48
2.5.4. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ ...........................................................................49
2.5.5. Lực lƣợng lao động .....................................................................................50
2.5.6. Chất lƣợng dịch vụ hành chính ...................................................................50
2.5.7. Giá thuê đất .................................................................................................51

2.5.8. Khoa học công nghệ ...................................................................................52
2.5.9. Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ .................................................................53


Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG THÁP .......................56
3.1. Mục tiêu, định hƣớng và quan điểm phát triển CCN tại tỉnh Đồng Tháp .....56
3.1.1. Mục tiêu phát triển CCN.............................................................................56
3.1.2. Quan điểm phát triển CCN .........................................................................56
3.1.3. Định hƣớng phát triển CCN ........................................................................56
3.2. Các giải pháp về Cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp .....................................57
3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý, phát triển CCN ................................................57
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch.............58
3.2.2.1. Quy hoạch phát triển CCN đồng bộ, hiện đại và bảo vệ môi trƣờng ......58
3.2.2.2. Quy hoạch phát triển HTKT CCN phù hợp với quy hoạch ngành nghề
đầu tƣ vào CCN .........................................................................................................59
3.3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng HTKT CCN tại tỉnh Đồng
Tháp ...........................................................................................................................60
3.4. Các giải pháp khác .........................................................................................62
3.4.1 Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo động lực cho đầu tƣ xây dựng HTKT CCN
...................................................................................................................................62
3.4.2. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực..........................................63
3.4.3. Giải pháp khoa học công nghệ....................................................................64
3.4.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển CCN tại tỉnh Đồng Tháp ........65
3.4.4.1. Thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp hiện có tại địa phƣơng ...........65
3.4.4.2. Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thu hút đầu tƣ ........................................66
3.4.4.3. Giải pháp về đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu và các giải pháp đảm
bảo vật tƣ nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến ......................66
3.4.4.4. Giải pháp về thị trƣờng và liên kết sản xuất kinh doanh .........................67

Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN VÀ CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là sản phẩm của quá trình học tập và trải nghiệm thực tế từ
công việc của bản thân trong suốt thời gian theo học chƣơng trình đào tạo sau đại
học lớp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính công Khóa 27 mở tại Đồng Tháp
của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng sự cố gắng nổ lực của bản thân và sự ủng hộ, sự nhiệt tình giúp đỡ, với tinh
thần trách nhiệm cao của các quý Thầy, Cô đã giảng dạy, đặc biệt là GS.TS. Dƣơng
Thị Bình Minh – Giảng viên hƣớng dẫn tôi làm luận văn và các bạn tại cơ quan,
ban, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn nhƣ ngày hôm nay.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích
dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và đƣợc trích dẫn đầy
đủ theo quy định. Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải pháp thu hút vốn cho đầu tƣ
xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN tại tỉnh Đồng Tháp” là công trình do tôi nghiên
cứu thực hiện. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả là
hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu
nào khác.
Cuối lời, tôi xin gửi đến GS.TS. Dƣơng Thị Bình Minh cùng tất cả quý Thầy, Cô
và các bạn tại cơ quan, ban, ngành tỉnh Đồng Tháp lời biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất. Xin cảm ơn Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã tạo điều kiện về cơ
sở vật chất để Lớp học hoàn thành chƣơng trình theo quy định.

TÁC GIẢ

Huỳnh Việt Cƣờng



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

CCN
CCNLN

Cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp lớn nhỏ

CCNNT
CNHT
CSHT

Cụm công nghiệp nông thôn
Công nghiệp hỗ trợ
Cơ sở hạ tầng

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership)
DN
Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐT

Đƣờng tỉnh
ĐTTN
Đầu tƣ trong nƣớc
ĐTNN
FDI
FPI
GO
GDP
GRDP

Đầu tƣ nƣớc ngoài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (Foreign Portfolio Investment)
Giá trị sản xuất
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HTKT
ICOR
KCN

Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời (Gross Regional Domestic
Product)
Hạ tầng kỹ thuật
Hệ số đầu tƣ tăng trƣởng (Incremental Capital - Output Ratio)
Khu công nghiệp

KT-XH
NSNN
NSTW
NSĐP

NHNN
NHTM
NHTW
ODA

Kinh tế, xã hội
Ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách trung ƣơng
Ngân sách địa phƣơng
Ngân hàng nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng trung ƣơng
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)


PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PAR Index Chỉ số cải cách hành chính
PAPI
QL
SIPAS
TTTC
TPP

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
Quốc lộ
Chỉ số hài lòng về dịch vụ hành chính công (Satisfaction Index of
Public Administration Services)
Thị trƣờng tài chính


TW
UBND

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific
Partnership Agreement)
Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân

VA
WTO

Giá trị tăng thêm
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới(World Trade Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê mẫu khảo sát .............................................................................5
Bảng 2.1.2.2: Tốc độ tăng trƣởng GRDP tỉnh Đồng tháp giai đoạn 2014-2018 ..33
Bảng 2.2.1: Tiêu chí xác định thu hút vốn đầu tƣ vào CCN.................................35
Bảng 2.3.1: Vốn NSNN đầu tƣ HTKT CCN tỉnh Đồng Tháp giai đọan 2014 –
2018 ...........................................................................................................................37
Bảng 2.3.2: Vốn của doanh nghiệp đầu tƣ HTKT CCN tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2014 - 2018 ...............................................................................................................39
Bảng 2.3.3: Thực trạng thu hút vốn ODA tại tỉnh Đồng Tháp .............................40
Bảng 2.3.4: Thực trạng phân bổ vốn ODA tỉnh Đồng Tháp ................................40
Bảng 2.3.5: Doanh nghiệp FDI đầu tƣ dự án trong CCN tỉnh Đồng Tháp...........42
Bảng 2.4.3: Một số chính sách hỗ trợ đầu tƣ vào CCN tỉnh Đồng Tháp .............44
Bảng 2.5.1: Đánh giá của DN đối với tiềm năng phát triển của tỉnh Đồng Tháp 47
Bảng 2.5.2: Đánh giá của DN đối với vị trí, địa điểm quy hoạch CCN của tỉnh
Đồng Tháp .................................................................................................................48

Bảng 2.5.3: Đánh giá của DN đối với hạ tầng giao thông tỉnh Đồng Tháp .........48
Bảng 2.5.4: Đánh giá của DN đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ tỉnh Đồng Tháp
...................................................................................................................................49
Bảng 2.5.5: Đánh giá của DN đối với lực lƣợng lao động của tỉnh Đồng Tháp ..50
Bảng 2.5.6: Đánh giá của DN đối với chất lƣợng dịch vụ hành chính của tỉnh
Đồng Tháp .................................................................................................................51
Bảng 2.5.7: Đánh giá của DN đối với giá thuê đất của tỉnh Đồng Tháp ..............52
Bảng 2.5.8: Đánh giá của DN đối với khoa học công nghệ của tỉnh Đồng Tháp 52
Bảng 2.5.9: Đánh giá của DN đối với chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh
Đồng Tháp .................................................................................................................53
Bảng 2.5.10: Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp ......................54


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Quy trình nhiên cứu ...................................................................................6
Hình 2: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................7
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Đồng Tháp .............................................................31


TÓM TẮT
Đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật CCN là tiền đề thực hiện tốt quy hoạch phát triển CCN
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, Đồng Tháp hiện đang gặp khó khăn trong
việc thu hút vốn vào đầu tƣ xây dựng HTKT CCN, với 14/30 CCN thành lập theo
quy hoạch hầu hết sử dụng nguồn vốn NSĐP để đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật
CCN, chƣa thu hút đƣợc các nguồn vốn ngoài NSNN. Vì vậy, Tác giả nghiên cứu
“Giải pháp thu hút vốn cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” nhằm đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ, các
công cụ vốn và các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ xây dựng HTKT CCN
tại tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, khuyến nghị các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ xây dựng
hạ tầng kỹ thuật CCN tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu giúp

nâng cao năng lực quản lý, quy hoạch và phát triển CCN ngày càng tốt hơn.
Từ khóa: Cụm công nghiệp (CCN), hạ tầng kỹ thuật, vốn đầu tƣ.

ABSTRACT
Investing in technical infrastructure of IC is the premise for good implementation
of IC development plan in Dong Thap province. However, Dong Thap is currently
facing difficulties in attracting capital to invest in the construction of ICs, with
14/30 ICs established under the plan of almost using local state budget to invest in
construction of ICs technical infrastructure, has not attracted capital from non-state
budget. Therefore, the author studies "Solutions to attract capital for investment in
building technical infrastructure of industrial complexes in Dong Thap province" to
assess the current situation of using investment capital, capital tools and individuals.
factors affecting the attraction of investment in construction of ICs in Dong Thap.
Thereby, recommending solutions to attract investment capital to build technical
infrastructure in Dong Thap province in the coming time. The research results help
improve the capacity of IC management, planning and development.
Key words: Industrial clusters, technical infrastructure, investment capital.


1

GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực ĐBSCL, vốn từng đƣợc ví
von là “vùng đất khuất nẻo”, khó khăn về điều kiện tự nhiên và hạ tầng. Thế nhƣng,
với sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng, từng bƣớc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ,
thực hiện các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào tỉnh
và từ năm 2008 đến nay, Đồng Tháp vẫn luôn xếp hạng cao về PCI, đứng thứ ba cả
nƣớc về tổng sản lƣợng lúa với trên 3 triệu tấn/năm, đứng đầu cả nƣớc về sản lƣợng
cá tra xuất khẩu và đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng có chất lƣợng

điều hành cao nhất nƣớc. Kết quả đạt đƣợc là do sự nỗ lực của Ðảng bộ, chính
quyền, cộng đồng Doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã góp phần làm cho
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phƣơng phát_triển ổn_định. “
Với thành tựu đạt đƣợc, Đại hội X Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 20152020 đặt mục tiêu, phƣơng_hƣớng phát-triển KT-XH đến năm-2020, trong đó công
nghiệp giữ vai trò rất quan trọng góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân, tăng số thu cho NSNN, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động,
việc phát triển công nghiệp trong đó việc xây dựng, phát triển các KCN, CCN theo
hƣớng tập trung là nhiệm vụ then chốt, bƣớc đột phá đƣa lĩnh vực công nghiệp làm
chủ đạo trong phát triển kinh tế. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), ban hành Quyết
định số 1317/QĐ-UBND.HC ngày 11/11/2016 Quy hoạch phát triển công nghiệp
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 toàn tỉnh có 07 KCN với
tổng diện tích 1.266 ha và 30 CCN với tổng diện tích là 1.290 ha. Tuy nhiên, theo
báo cáo số 351/BC-SCT ngày 13/3/2019 Sở Công Thƣơng tỉnh Đồng Tháp, tính đến
nay Đồng Tháp chỉ thành lập đƣợc 3 KCN và 14 CCN (tổng diện tích 523 ha), một
con số khá khiêm tốn; còn lại 16 CCN (tổng diện tích 638 ha) đã lập quy hoạch định
hƣớng nhƣng chƣa quyết định thành lập, vì không có nhà đầu tƣ. Qua đó cho thấy,
việc đầu tƣ xây dựng, phát triển CCN tại Đồng Tháp còn nhiều tồn tại và hạn chế
đặc biệt là khâu đầu tƣ xây dựng HTKT cho CCN, HTKT là tiền đề cho phát triển
CCN, nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Ngân sách địa phƣơng có hạn, không đáp


2

ứng đƣợc nhu cầu vốn cho đầu tƣ HTKT CCN. Do đó, để phát triển CCN, Đồng
Tháp cần phải có những giải pháp chính sách để thu hút các nguồn vốn khác (vốn
ODA,Vốn FDI, vốn doanh nghiệp trong nƣớc,…) ngoài vốn NSNN vào đầu tƣ
HTKT các CCN tại Đồng Tháp. Một khi, HTKT CCN đƣợc đầu tƣ đúng mức thì
việc thu hút các dự án đầu tƣ vào CCN sẽ gia tăng, góp phần thúc đẩy phát triển
công nghiệp nói chung, CCN nói riêng tạo nguồn thu NSNN, giải quyết việc làm
cho nhân dân địa phƣơng.”

Thời gian qua, có rất nhiều nghiên cứu về phát triển công nghiệp địa phƣơng
nhƣ: Nguyễn Nam Chƣơng (2011): “Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ vào các
khu công nghiệp, CCN tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”; Trịnh Minh Hiếu (2010):
“Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp Tây Ninh”;
Phạm Nguyễn Ngọc Anh (2018): “Tác động của các khu công nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng”, Trần Dzũng Phong (2018): “Cảm nhận
của ngƣời dân về tác động của nguồn vốn viên trợ phát triển chính thức (ODA) đối
với phúc lợi của ngƣời dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 – 2017”,… Tuy nhiên,
chƣa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp thu hút đầu tƣ vào đầu tƣ kinh doanh
CCN địa phƣơng nói chung và hạ tầng CCN nói riêng bởi quy định, chính sách hỗ
trợ, ƣu đãi đầu tƣ CCN địa phƣơng hiện vẫn còn nhiều vƣớng mắc: tiêu chí về lựa
chọn chủ đầu tƣ kinh doanh HTKT CCN chƣa rõ ràng; nhu cầu vốn lớn, nhƣng thời
gian hoàn vốn chậm; Quyền hạn của nhà đầu tƣ kinh doanh hạ tầng CCN đối với
thu hút các dự án đầu tƣ thứ cấp còn hạn chế nên chƣa thể hấp dẫn nhà đầu tƣ đăng
ký đầu tƣ kinh doanh HTKT CCN,...
Từ thực tiễn trên, bản thân nhận thấy cần phải phân tích, đánh giá thực trạng
việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN tại Đồng Tháp để kiểm chứng
nhận định của mình, qua đó đề xuất các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ xây dựng hạ
tầng kỹ thuật vào các CCN, tạo tiền đề xúc tiến, mời gọi nhà đầu tƣ, DN đầu tƣ
sản xuất, kinh doanh tăng tỷ lệ lắp đầy đất công nghiệp tại các CCN trong thời
gian tới, do vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp thu hút vốn cho đầu tư xây dựng HTKT
CCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.”


3

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ HTKT

CCN tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị các
chính sách tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ xây dựng HTKT CCN trong thời gian tới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Vận dụng lý luận về vốn đầu tƣ, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ,“vai trò của
nguồn vốn đầu tƣ và khung pháp lý về chính sách cho phát triển CCN tỉnh Đồng
Tháp để hình thành khung lý thuyết cho đề tài.
- Thống kê, mô tả thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ, các công cụ thu hút vốn và các
nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ xây dựng HTKT CCN tỉnh Đồng Tháp.
- Khuyến nghị các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN
tỉnh Đồng Tháp.”
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ liệu có“đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng kỹ
thuật các CCN tỉnh Đồng Tháp?
- Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật
CCN tỉnh Đồng Tháp là gì?
- Cần những giải pháp nào để thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng
HTKT các CCN tỉnh Đồng Tháp?”
3. Ðối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Ðối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các
CCN tại tỉnh Đồng Tháp, mô hình quản lý và các chính sách để thu hút vốn đầu tƣ
vào CCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn
2014-2018 về tình hình thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật phát triển


4

CCN, các giải pháp hoặc khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

thu hút các nguồn vốn tham gia đầu tƣ hạ tầng và đầu tƣ sản xuất, kinh doanh phát
triển CCN tại Đồng Tháp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thống kê mô tả và phân tích
dữ liệu thu thập để phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn và các nhân tố
tác động đến thu hút vốn đầu tƣ xây dựng HTKT CCN tại Đồng Tháp.
Áp dụng thống kê mô tả để phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng các
nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2018. Đồng
thời, đánh giá kết quả hoạt động các CCN để thấy rõ những mặt đƣợc và hạn chế
trong đầu tƣ, phát triển CCN tại tỉnh Đồng Tháp.
Áp dụng thống kê mô tả dữ liệu thu thập qua khảo sát để phân tích, đánh giá tác
động của các nhân tố nhƣ hạ tầng giao thông, vị trí địa điểm, nguồn lao động, các
chính sách hỗ trợ và tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng,… đến thu hút vốn đầu tƣ
hạ tầng kỹ thuật CCN tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, nhìn nhận thực chất mặt đƣợc và
hạn chế, tồn tại trong phát triển CCN thời gian qua.
Tác giả sử dụng“kỹ thuật diễn dịch, dự báo trực quan tổng hợp từ kết quả phân
tích, để xây dựng các giải pháp thu hút vốn, giải pháp quản lý cho đầu tƣ HTKT các
CCN tại tỉnh Đồng Tháp.”
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu đƣợc công bố: kết quả các nghiên cứu liên quan đến
đề tài; báo cáo, thống kê về sử dụng các nguồn vốn tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2014 – 2018; tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 – 2018 và quy
hoạch, định hƣớng phát triển tỉnh đến năm 2030; quy hoạch phát triển Công nghiệp
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số liệu công khai của các
Bộ, Ngành Trung ƣơng, UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh và các Tổ chức trong nƣớc
và quốc tế có liên quan đến nội dung nghiên cứu.



5

Thu thập qua sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học, Internet, Niên giám thống kê
tỉnh Đồng Tháp và các chuyên gia quản lý thuộc lĩnh vực công thƣơng, Ban Quản lý
khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính,... Các thông tin đƣợc tổng hợp
và phân tích phục vụ cho nội dung nghiên cứu luận văn.
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là phiếu khảo sát gồm các câu hỏi đƣợc in sẵn trên giấy bao gồm
những nhân tố tác động đến thu hút vốn vào đầu tƣ HTKT CCN tại tỉnh Đồng Tháp.
Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính nhƣ sau thông tin về doanh nghiệp
hoặc cơ sở; các nhân tố tác động việc thu hút vốn đầu tƣ nhƣ: tiềm năng, thế mạnh
của Đồng Tháp, vị trí địa điểm đầu tƣ, hạ tầng giao thông, công tác xúc tiến đầu tƣ,
nguồn lao động, đất đầu tƣ, khoa học công nghệ và chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ
của tỉnh Đồng Tháp.
Cỡ mẫu khảo sát
Cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức: n 

p (1  p ) 2
Z1 /2
e2

Trong đó:
n: là cỡ mẫu khảo sát
p: là tỷ lệ xuất hiện các phần tử trong đơn vị lấy mẫu (0
Z: là độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95

p

1)


thì giá trị Z là 1,96…)

e: tỷ lệ sai số cho ph p ( 3 , 4 , 5 , 7 , 10 )
Trong đề tài, tác giả chọn tỷ lệ p

70 ; Z 1,96 và sai số cho ph p là 7

Theo công thức trên, ta có cỡ mẫu nghiên cứu n là 165.
Để đảm bảo thu thập đủ số lƣợng quan sát nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát
200 đối tƣợng để dự phòng thu đủ cỡ mẫu cần nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để lấy đủ số mẫu cần thiết.
Bảng 1: Thống kê mẫu khảo sát

Trong CCN

Tổng số mẫu
khảo sát
59

Tổng số mẫu
thu về
59

Số mẫu hợp
lệ
59

Số mẫu kiểm
định
59


Ngoài CCN

141

125

125

125


6

Tổng cộng

Tổng số mẫu
khảo sát
200

Tổng số mẫu
thu về
184

Số mẫu hợp
Số mẫu kiểm
lệ
định
184
184

Nguồn: Tác giả tổng hợp(2019)

4.3. Quy trình nghiên cứu
Luận văn đƣợc tác giả thực hiện theo quy trình sau:
GIỚI THIỆU

Về Cụm
công nghiệp

Vốn đầu tƣ
Công cụ huy động và
thu hút vốn đầu tƣ
Các kinh nghiệm

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu
Thu thập số liệu
từ các báo cáo
của Bộ, ngành,
UBND tỉnh, các
sở, ngành, doanh
nghiệp có liên
quan và các đề tài
nghiên cứu tại
Đồng Tháp

Dữ liệu
thứ cấp


Phân tích, đánh giá thực trạng thu
hút và sử dụng vốn cho đầu tƣ
HTKT CCN tại Đồng Tháp

Dữ liệu
sơ cấp

Khảo sát các
doanh nghiệp,
CSSX trong và
ngoài CCN tại
tỉnh Đồng
Tháp

Phân tích, đánh giá các nhân tố
tác động đến thu hút vốn đầu tƣ
HTKT CCN tại Đồng Tháp

Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ HTKT các CCN tại Đồng Tháp
Hình 1: Quy trình nhiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất(2019)


7

4.4. Mô hình nghiên cứu
Kề thừa các nghiên cứu trƣớc và ý kiến các nhà quản lý, tác giả nhận thấy giải
pháp vốn cho đầu tƣ HTKT CCN phụ thuộc vào hai vấn đề chính: Một là, đẩy mạnh
thu hút vốn đầu tƣ; Hai là, sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn. Do đó,
tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
Các nhân tố tác động:
1. Tiềm năng phát triển của địa phƣơng
2. Vị trí, địa điểm kêu gọi đầu tƣ
3. Hạ tầng giao thông địa phƣơng
4. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ
5. Lực lƣợng lao động
6. Chất lƣợng dịch vụ hành chính
7. Giá thuê đất
8. Khoa học công nghệ
9. Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ

Đầu tƣ HTKT CCN
tỉnh Đồng Tháp

CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH:
- Ngân sách nhà nƣớc
- Tín dụng ngân hàng
- Các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nƣớc
- Thị trƣờng tài chính
- Vốn đầu tƣ của doanh nghiệp
- Tiết kiệm của dân cƣ
Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ODA, FDI, FPI,
NGO)

Hình 2: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất(2019)
5. Kỳ vọng kết quả thực hiện đề tài
Đề“tài luận văn đƣợc thực hiện thông qua thực tiễn công tác của tác giả và kế
thừa trên nền tảng các lý luận cơ bản vè bản chất, nội dung, vai trò của thu hút vốn



8

đầu tƣ từ kết quả các công trình nghiên cứu trƣớc, phân tích thực trạng sử dụng
nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 20142018 và khuyến nghị các giải pháp chính sách nhằm:
- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ phát triển CCN của địa
phƣơng nhằm đạt mục tiêu phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp tỉnh Đồng
Tháp nói riêng trong thời gian tới.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong quá trình hoạch
định chiến lƣợc, xây dựng chính sách ƣu đãi, tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh tạo
môi trƣờng đầu tƣ hợp lý để thu hút vốn vào đầu tƣ phát triển CCN của Tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Đồng Tháp.”
6. Kết cấu đề tài
Ngoài danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, hình, lời cam đoan và cảm
ơn, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 03 chƣơng, nhƣ sau: “
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ VỐN CHO ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CCN
Chƣơng 2. PHÂN TÍCH THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT CCN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT CCN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Việc thu hút vốn vào đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN là nhiệm vụ cấp
thiết đối với tỉnh Đồng Tháp hiện nay. Bởi vì, HTKT là tiền đề để thu hút đầu tƣ
vào CCN thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. Tuy nhiên,
nội dung luận văn cũng còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn đóng
góp của quý Thầy, Cô.”
Tóm tắt giới thiệu
Giới thiệu, tác giả trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi

nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu,
kỳ vọng kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu.”


9

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP
VÀ VỐN CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CCN
1.1. Tổng quan về Cụm công nghiệp
1.1.1. Khái niệm Cụm công nghiệp
Khái niệm CCN “Geographical clusters” hay “Industrial districts” xuất hiện vào
cuối thế kỷ 19 bởi Alpred Marshall (1980), nghiên cứu về sự tập trung sản xuất
công nghiệp ở miền Bắc nƣớc Anh. Theo Marshall, các CCN có ba lợi thế cơ bản từ
sự tập trung, đó là: sự lan toả của thông tin, sự chuyên môn hoá và phân công lao
động giữa các cơ sở với nhau và sự phát triển của thị trƣờng lao động đa dạng có
tay nghề cao. Tiếp đó, khái niệm này đã đƣợc phát triển thành hai trƣờng phái tiếp
cận công nghiệp khác nhau. Các nhà nghiên cứu theo trƣờng phái Pháp nhƣ Courlet
et Pecqueur, Colletis ... gọi là các hệ thống sản xuất địa phƣơng. Các nhà nghiên
cứu theo trƣờng phái Anh, Mỹ gọi là CCN “Industrial Cluster” hoặc “Industrial
districts” với cách tiếp cận của Michael Porter (1998)...
Theo GS. Michael Porter (1998), CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công
ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm các ngành
gắn kết với nhau. CCN tập trung các nhà cung cấp đầu vào, các khách hàng tiêu thụ
sản phẩm, cũng nhƣ các nhà sản xuất các sản phẩm khác có liên quan. Các CCN
cũng có thể bao gồm các tổ chức nhƣ trƣờng đại học, viện nghiên cứu, trƣờng đào
tạo nghề và các hiệp hội thƣơng mại.
Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp (METI) của Nhật Bản (2001), cho rằng
CCN là "sự tập trung công nghiệp với một mạng lƣới phát triển bao gồm các liên
kết về công nghiệp giữa các công ty, các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu để
tiến hành các cải tiến".

Theo Kuchiki (2005), CCN là "sự tập trung về mặt địa lý các công ty, các nhà
cung cấp đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức có liên quan chặt chẽ với
nhau trong một lĩnh vực nào đó trong phạm vi một nƣớc hoặc một khu vực".


10

Sonobe và Otsuka (2006), định nghĩa “CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các
DN sản xuất các sản phẩm tƣơng tự hoặc có liên quan với nhau trong một khu vực
nhỏ”. Khái niệm này coi CCN không đơn thuần chỉ là sự tập trung của các DN ở
một khu vực nhất định mà phải là sự tập trung của các DN sản xuất các sản phẩm
tƣơng tự nhau hoặc có liên quan gần gũi với nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm CCN đƣợc định nghĩa tại công văn 17/CP-KCN ngày
15/10/1998 của Chính phủ, chấp thuận việc xây dựng thí điểm 02 CCN vừa và nhỏ
thuộc huyện Gia Lâm và Thanh trì theo đề nghị UBND Thành phố Hà Nội để di dời
một số nhà máy, xí nghiệp vào đây quản lý tập trung, chống ô nhiễm môi trƣờng
thành phố. Và khai niệm “CCN là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo
lãnh thổ, nó ra đời gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nƣớc”.
Trƣớc khi có quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, các địa phƣơng gọi
tên CCN rất khác nhau, nơi thì gọi là CCNLN, nơi gọi là CCNNT, nơi gọi là CCN
vừa và nhỏ ...
Tại Bắc Ninh, CCN đƣợc xem là nơi tập trung các đơn vị chuyên sản xuất các
sản phẩm công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo quyết định
của UBND tỉnh. Bắc Ninh còn sử dụng khái niệm “CCN LN” để nói đến các KCN
nhỏ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
Tại Nam Định, CCN đƣợc xem là nơi tập trung các đơn vị chuyên sản xuất các
sản phẩm công nghiệp, các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, đƣợc thành lập theo quyết định của UBND tỉnh.
Nam Định, sử dụng cụm từ “CCN trên địa bàn nông thôn” vì gắn với chủ trƣơng

thu hút đầu tƣ từ bên ngoài làng nghề. Do đó trong phạm vi CCN trên địa bàn nông
thôn vừa có CCN tập trung của làng nghề, vừa có KCN vừa và nhỏ để thu hút đầu
tƣ từ nơi khác đến.
Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, “CCN là khu vực tập
trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở
dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác


11

định, không có dân cƣ sinh sống; đƣợc đầu tƣ xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp
xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia
đình ở địa phƣơng vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng thành lập.”
Đến nay, theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 “CCN là nơi sản
xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống, đƣợc đầu tƣ xây dựng nhằm thu
hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tƣ sản xuất
kinh doanh.”
Những khái niệm liên quan về CCN, nhƣ: “
Hệ thống HTKT CCN bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa
hè, cây xanh, cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu
sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình
khác phục vụ hoạt động của CCN.
Chủ đầu tƣ xây dựng HTKT CCN là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị đƣợc thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện đầu tƣ xây dựng,
quản lý, khai thác hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật CCN.
CCN làng nghề là cụm công nghiệp phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình,
cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, phát triển

nghề, làng nghề ở địa phƣơng.
Ban Quản lý cụm công nghiệp cấp huyện là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện, do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để giao hoặc ủy
quyền nhiệm vụ chủ đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa
bàn.
Tổ chức, cá nhân đầu tƣ sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp bao gồm
các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam; các cá nhân và hộ gia đình (đối với cụm công nghiệp làng nghề) có đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.


12

Tỷ lệ lấp đầy CCN là tỷ lệ

diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá

nhân thuê, thuê lại để sản xuất, kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của
CCN.”
1.1.2. Đặc điểm Cụm công nghiệp
Mục đích quy hoạch CCN “
Di dời các đơn vị kinh tế đã tồn tại, hoạt động lâu đời trong các KDC, KĐT làm
ô nhiễm môi trƣờng vào CCN để quản lý tập trung, xây dựng văn minh đô thị.
Thu hút vốn đầu tƣ của doanh nghiệp vào đầu tƣ tại các CCN, quản lý theo “vùng
lãnh thổ”, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho
nhân dân và phát triển KT-XH địa phƣơng.
Tháo gỡ khó khăn về nhu cầu mặt bằng đầu tƣ đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Phát triển các ngành nghề, sản phẩm thế mạnh của địa phƣơng hoặc các lĩnh vực,
ngành nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phƣơng.

Mô hình quản lý
Ban quản lý CCN cấp huyện, Chủ đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật CCN.
Đối tƣợng thuê đất trong CCN
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các cá nhân và hộ gia đình (đối với
CCN làng nghề) của địa phƣơng có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật, hoạt động quy mô nhỏ và vừa.
Thủ tục thành lập
Sở Công Thƣơng các địa phƣơng tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập
CCN (thành lập mới hoặc mở rộng) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng quyết định thành lập.”
1.1.3. Vai trò của CCN
Theo nhƣ đặc điểm CCN, thì việc hình thành các CCN đóng góp vai trò rất lớn
đối với sự phát triển công nghiệp cấp tỉnh, nhƣ: “
CCN góp phần thu-hút-vốn-đầu-tƣ
CCN hình thành gắn liền với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phƣơng, gắn với


13

nhu cầu và mục tiêu sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tƣ.
Thu hút vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp theo đúng quy hoạch: việc địa
phƣơng đầu tƣ hay doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng HTKT CCN để doanh nghiệp thứ
cấp thuê, làm cho CCN trở thành công cụ hữu hiệu để thu hút vốn đầu tƣ, giúp các
hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Bởi vì, các đối tƣợng này thƣờng gặp khó ở hai vấn đề là vốn và mặt
bằng sản xuất.
CCN thúc đẩy việc năng cao năng lực sản xuất nhờ ứng dụng khoa học công
nghệ “
Trong sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp tất yếu phải ứng dụng công nghệ,
khoa học kỹ thuật, có kế hoạch tiếp cận KHCN mới, tiên tiến để thay thế các trang

thiết bị kỹ thuật cũ, lạc hậu để tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ
môi trƣờng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, các nƣớc đang phát triển đặc biệt quan tâm
trong sản xuất công nghiệp, tăng cƣờng xây dựng các KCN, CCN để thu hút vốn
đầu tƣ, mở rộng sản xuất tạo điều kiện áp dụng khoa học công nghệ phát triển, nâng
cao trình độ và khả năng quản lý nguồn lao động. Đây là điều rất quan trọng đối với
các DNVVN ở nƣớc ta khi xuất phát điểm thấp và trình độ tƣơng đối thấp so với
các nƣớc phát triển.
Khi đầu tƣ vào các cụm công nghiệp các nhà đầu tƣ sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi
riêng của nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp và lợi ích từ các công trình hạ
tầng, kỹ thuật đồng bộ sẵn sàng việc hoàn thiện dự án, với những lợi thế nhƣ vậy,
các doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm thiểu đến mức tối đa đầu tƣ ban đầu và chi
phí sản xuất. Điều đó dẫn đến giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp
ứng đƣợc các yêu cầu, nhu cầu của thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.”
CCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao tỷ trọng giá
trị sản xuất công nghiệp “
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu,


×