Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn trong ao nuôi cá tra tại tỉnh cần thơ giai đoạn 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NGHIÊN

---------------

VŨ TUẤN LONG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH
CỦA VI KHUẨN TRONG AO NUÔI CÁ TRA TẠI TỈNH
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2014-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NGHIÊN

---------------

VŨ TUẤN LONG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH
CỦA VI KHUẨN TRONG AO NUÔI CÁ TRA TẠI TỈNH
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2014-2015

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60420107

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM ĐỨC NGỌC

Hà nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS. Phạm Đức Ngọc – Bộ môn Vi sinh vật học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và luôn
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm Kiểm
nghiệm kiểm chứng và Tƣ vấn chất lƣợng nông lâm thủy sản – Cục Quản lý chất
lƣợng nông lâm thủy sản đã giúp đỡ, cung cấp cơ sở vật chất và tạo điều thuận
lợi cho tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình. Luận văn đƣợc thực hiện trong
khuôn khổ của Dự án “thí điểm giám sát kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy
sản tại Việt Nam” do Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tƣ vấn chất
lƣợng nông lâm thủy sản làm chủ dự án dƣới sự hỗ trợ kinh phí từ Tổ chức y tế
thế giới WHO (thông qua Bộ NN&PTNT).
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các Công ty CP Thủy sản Sông
Hậu, Công ty TNHH Hải Sáng, Công ty TNHH Biển Đông, Công ty CP Công
nghiệp Thủy sản Miền Nam, Công ty Cổ phần Nam Việt đã hỗ trợ tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Tôi cũng vô cùng biết ơn các thầy cô Bộ môn Vi sinh vật học và Khoa Sinh
học – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã nhiệt tình chỉ bảo, truyền đạt
những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã khích
lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên


Vũ Tuấn Long


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN................................................................................................2
1.1.

Ngành nuôi trồng thủy sản ....................................................................................2

1.2.

Cá tra nuôi .............................................................................................................3

1.3.

Đặc điểm của một số vi khuẩn thƣờng trú trên cá tra ...........................................4

1.4.

Kháng sinh và hiện tƣợng kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ...............6

1.5.

Hiện trạng kháng kháng sinh hiện nay ................................................................10

1.6.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................12


Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ...............................................................13
2.1.

Vật liệu ................................................................................................................13

2.2.

Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................13

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................14

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................18
3.1.

Kết quả thu thập mẫu...........................................................................................18

3.2.

Kết quả phân lập vi khuẩn ...................................................................................18

3.3.

Kết quả phân tích kháng sinh đồ .........................................................................22

3.3.1. Kết quả phân tích tính kháng kháng sinh đối với E.coli .....................................22
3.3.2. Kết quả phân tích tính kháng sinh đối với Aeromonas spp. ................................25
3.3.3. Kết quả phân tích tính kháng sinh đối với Vibrio spp. ........................................28

3.3.4. Kết quả phân tích tính kháng sinh đối với Salmonella spp. ................................31
3.3.5. Tổng hợp tỉ lệ kháng kháng sinh ở 04 chủng vi khuẩn nghiên cứu ....................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37
PHỤ LỤC 1: Phƣơng pháp phân lập E. coli..................................................................40
PHỤ LỤC 2: Phƣơng pháp phân lập Salmonella spp. ..................................................43
PHỤ LỤC 3: Phƣơng pháp phân lập Aeromonas spp. ..................................................50
PHỤ LỤC 4: Phƣơng pháp phân lập Vibrio spp. ..........................................................54
PHỤ LỤC 5: Phƣơng pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán ..................................58


CHỮ VIẾT TẮT

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lƣơng
liên hiệp quốc)

OIE

World Organization for Animal Health (Tổ chức Thú Y
thế giới)

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ISO

International Organisation for Standardisation (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)

CLSI

The Clinical và Laboratory Standards Institute

DNA

Deoxyribonucleic acid

FFC

Florphenicol

OTX

Oxytetracyline

ENR

Enrofloxacine


NOR

Norfloxacin

SXT

Trimethoprim-sulfamethoxazole

SDM

Sulfadimidine

AMP

Ampicilline

AMO

Amoxycilline

GN

Gentamycine


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra ở Việt Nam phát triển nhanh đã
góp phần tích cực vào việc nâng cao nguồn thu nhập của cộng đồng và tăng kim
ngạch xuất khẩu. Song song với sự tăng sản lƣợng không ngừng thì tình hình
dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra và ngày càng phức tạp hơn nhƣ bệnh do ký sinh

trùng, bệnh đốm đỏ, bệnh trắng da, phù đầu phù mắt, bệnh gan thận mủ... do vi
khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas và Vibrio gây ra đã gây
thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Do hình thức nuôi thâm canh ngày càng phát triển nên việc sử dụng kháng
sinh để điều trị bệnh cá là điều không tránh khỏi. Mặt trái của việc lạm dụng
thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thủy sản nuôi nói chung và cá tra nuôi nói
riêng đã phát sinh nguy cơ kháng kháng sinh của các vi khuẩn thƣờng diện diện
trên cá tra nuôi.
Vi khuẩn kháng kháng sinh trên các đối tƣợng nuôi cũng đã đƣợc nhiều nhà
khoa học nghiên cứu. Bằng chứng năm 2006 và 2007 các tác giả Akinbowale và
Sarter đã phát hiện nhiều loài vi khuẩn gây bệnh trên tôm, cá kháng thuốc. Việc
kháng thuốc không chỉ trong cùng một loài mà cả các loài vi khuẩn khác, ngay
cả vi khuẩn gây bệnh cho ngƣời và các động vật trên cạn. Cá tra nuôi là sản
phẩm chủ lực của nghề nuôi, vì vậy việc thực hiện đề tài “nghiên cứu tình hình
kháng kháng sinh của vi khuẩn trong ao nuôi cá tra tại tỉnh Cần Thơ giai đoạn
2014-2015” là cần thiết nhằm mục tiêu cung cấp thông tin cho việc sử dụng
thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh cá có hiệu quả và đảm bảo an toàn sức khỏe
của con ngƣời.

1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lƣơng thực, cung cấp dinh dƣỡng cho con ngƣời cũng nhƣ góp phần tạo công ăn
việc làm, đóng góp vào nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống
kê của Tổ chức Nông Lƣơng Liên Hợp Quốc (FAO), trong năm 2008, gần 81%
(115 triệu tấn) sản lƣợng cá trên thế giới đƣợc sử dụng làm thực phẩm cho con
ngƣời, phần còn lại (27 triệu tấn) đƣợc sử dụng cho các mục đích phi thực phẩm

nhƣ sử dụng làm sản phẩm trang trí (6,4 triệu tấn), sản xuất bột và dầu cá (20,8
triệu tấn) cung cấp thức ăn cho động vật khác hoặc sử dụng làm dƣợc phẩm.
Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản đóng góp tới 46% sản lƣợng cá trên toàn
cầu. Trong thời gian từ năm 1976 đến 2008, trung bình hàng năm thƣơng mại
thủy sản trên toàn cầu tăng 8,3% tổng sản lƣợng kim nghạch.
Nhu cầu về thuỷ sản trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng khi dân số thế giới
không ngừng phát triển. Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên không thể gia
tăng khi việc khai thác quá mức chƣa đƣợc kiểm soát, thì hoạt đông nuôi trồng
thuỷ sản chính là nguồn cung cho tƣơng lai. Nuôi trồng thuỷ sản có thể làm
giảm áp lực đối với thuỷ sản tự nhiên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã
hội.
Tại Việt Nam, trong hơn 15 năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển
mạnh mẽ và hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất thuỷ sản
lớn nhất trên thế giới. Ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một phần quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân và sự phát triển gần đây đã giúp cải thiện sinh kế cho
ngƣời dân, đăc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung hầu hết các hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản của nƣớc ta.
Theo số liệu thông kê của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Vasep (Hình 1.1),
tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam tăng gần 6 lần, từ
1,3 triệu tấn (năm 1995) lên 6,7 triệu tấn (năm 2017). Đặc biệt trông đó, tỉ lệ
nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lƣợng, từ xấp xỉ
30% (năm 1995) lên tới trên 50% (năm 2017) và sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn
trong các năm tiếp theo khi nguồn thủy sản tự nhiên đang dần cạn kiệt.

2


Hình 1.1: Sản lƣợng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam (Vasep, 2017)
1.2. Cá tra nuôi
Giới (regnum)


Animalia

Ngành (phylum)

Chordata

Phân ngành(subphylum)

Vertebrata

Lớp (class)

Actinopterygii

Phân lớp (subclass)
Liên bộ (superordo)
Bộ (ordo)
Họ (familia)
Loài

Neopterygii
Ostariophysi
Siluriformes
Pangasiidae
Pangasius hypophthalmus

Cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) là một loài cá da trơn trong
họ Pangasiidae phân bố ở lƣu vực sông Mê kông, có mặt ở cả bốn
nƣớc Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Đây là loài cá đại diện cho họ cá

tra (Pangasiidae) và đƣợc nuôi nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng
Sông Cửu Long.
Cá tra có hình dáng thân thon dài về phía sau, lƣng xám đen, bụng hơi bạc,
miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nƣớc ngọt, có thể sống
đƣợc ở vùng nƣớc hơi lợ (nồng độ muối 7-10 o/oo), có thể chịu đựng đƣợc nƣớc
phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dƣới 15 0C, nhƣng chịu nóng tới 390C.
Cá tra có số lƣợng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ
quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng đƣợc
3


môi trƣờng nƣớc thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngƣỡng oxy của cá tra thấp
hơn 3 lần so với cá mè trắng.
Cá tra có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lƣợng nhanh hơn so với tăng
chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất
ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðộ béo của cá tăng dần theo
trọng lƣợng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thƣờng có độ béo cao hơn
cá cái và độ béo thƣờng giảm đi khi vào mùa sinh sản. Trƣớc đây, cá giống đƣợc
bắt từ tự nhiên về nuôi đến 2,5-3 năm tuổi mới thành thục sinh dục, còn cá giống
hiện nay đƣợc sinh sản nhân tạo và chỉ cần nuôi từ 10-12 tháng tuổi là đã thành
thục.

Hình 1.2: Cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus)
Trong số các sản phẩm thủy sản nuôi tại Việt Nam, cùng với tôm nƣớc lợ,
thì cá tra là một sản phẩm đóng vai trò chủ lực trong ngành thủy sản nuôi Việt
Nam. Từ việc bắt đầu nuôi cá tra từ năm 1940, cho đến nay sản phẩm cá tra Việt
Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia trên thế giới với các thị trƣờng khó
tính nhƣ châu Âu, Mỹ và Nga với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1,7 tỉ đô,
sản lƣợng trên 1 triệu tấn.

1.3. Đặc điểm của một số vi khuẩn thƣờng trú trên cá tra
a. Escheriachia coli
Escheriachia coli (E.coli) là một vi khuẩn gram âm, kị khí không bắt buộc,
hình que. Vị trí phân loại học của vi khuẩn E.coli nhƣ sau:
Giới (regnum)

Bacteria
4


Ngành (phylum)

Proteobacteria

Lớp (class)

Gammaproteobacteria

Bộ (ordo)

Enterobacteriales

Họ (familia)

Enterobacteriacease

Chi (genus)

Escheriachia


Loài (species)

E.coli

Hầu hết E. coli có tự nhiên trong ruột của con ngƣời cũng nhƣ động vật và
đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể vật chủ tiêu hóa thức ăn. Tuy
nhiên có một số serotype có thể gây ngộ độc, tiêu chảy, trong đó tiêu biểu nhất
là chủng E. coli O157:H7. E. coli bị thải ra môi trƣờng qua phân. Chúng sinh
trƣởng mạnh trong phân tƣơi ở điều kiện yếm khí trong 3 ngày, nhƣng dần suy
giảm số lƣợng dần sau đó.
b. Aeromonas spp
Aeromonas spp. là nhóm vi khuẩn gram âm, kị khí không bắt buộc, hình
que, một số loài có khả năng di động (A. hydrophyla, A. caviae, A. sobria). Vị trí
phân loại học của vi khuẩn Aeromonas spp. nhƣ sau:
Giới (regnum)

Bacteria

Ngành (phylum)

Proteobacteria

Lớp (class)

Gammaproteobacteria

Bộ (ordo)

Aeromonadales


Họ (familia)
Chi (genus)

Aeromonadaceae
Aeromonas

Vi khuẩn Aoeromonas spp. phân bố chủ yếu tại môi trƣờng nƣớc ngọt và
nƣớc lợ. Trong đó các chủng vi khuẩn có khả năng di động (A. hydrophyla, A.
caviae, A. sobria) là những tác nhân gây bệnh quan trọng. Hai bệnh chính liên
quan đến Aoeromonas spp. là viêm dạ dày và nhiễm trùng vết hở.
c. Vibro spp
Vibrio spp. là nhóm vi khuẩn gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong
hình dấu phẩy, kị khí tùy nghi, không có khả năng hình thành bào tử và có khả
năng di chuyển nhờ một hoặc nhiều tiên mao. Vị trí phân loại học của vi khuẩn
Vibrio spp., nhƣ sau:
Giới (regnum)

Bacteria
5


Ngành (phylum)

Proteobacteria

Lớp (class)

Gammaproteobacteria

Bộ (ordo)


Vibrionales

Họ (familia)

Vibrionaceae

Chi (genus)

Vibrio

Phần lớn các chủng Vibrio spp. biết đến đƣợc phân lập tự nhiên từ môi
trƣờng nƣớc biển và vùng cửa biên. Một số chủng thuộc nhóm này đƣợc công
bố là tác nhân gây bệnh trên một số đối tƣợng thủy sản và trên ngƣời nhƣ bệnh
hoạt tử gan cấp trên tôm do Vibrio parahaemolyticus gây ra, bênh tiêu chảy do
Vibrio Cholerae.
d. Salmonella spp
Vi
khuẩn
Salmonella
spp.

nhóm
vi
khuẩn thuộc
họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đƣờng ruột) có dạng hình que, trực khuẩn gram
âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống
trong đƣờng ruột, có đƣờng kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm, dài từ 2 µm đến
5 µm và có vành lông rung hình roi. Vị trí phân loại học của vi khuẩn
Salmonella spp. nhƣ sau:

Giới (regnum)

Bacteria

Ngành (phylum)

Proteobacteria

Lớp (class)

Gammaproteobacteria

Bộ (ordo)
Họ (familia)

Enterobacteriales
Enterobacteriacease

Chi (genus)

Salmonella

Vi khuẩn Salmonella spp có thể tìm thấy ở khắp nơi, từ môi trƣờng đến
trong cơ thể động vật. Các chủng vi khuẩn Salmonella gây ra các bệnh trên
ngƣời nhƣ thƣơng hàn (do Salmonella typhi), phó thƣơng hàn, nhiễm trùng máu
(do Salmonella choleraesuis) và ngộ độc thực phẩm (Salmonellosis). Các triệu
chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn xuất hiện
sau 12 - 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm Salmonella.
1.4. Kháng sinh và hiện tƣợng kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
a. Kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản:


6


Kháng sinh là những hợp chất có thể giúp tiêu diệt hoặc kiềm chế sự tăng
trƣởng của các vi sinh vật nhƣ vi khuẩn, vi rút, nấm mốc hay động vật nguyên
sinh (Giguère et al., 2013).
Với nỗ lực tăng nhanh sản lƣợng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các
nƣớc đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt đƣợc sản
lƣợng và lợi nhuận cao nhất, nhiều ngƣ dân hiện đang áp dụng các phƣơng thức
nuôi thâm canh. Nhƣng các vật nuôi lại bị ảnh hƣởng nhiều hơn bởi những áp
lực và bệnh tật dẫn đến những vụ dịch bệnh gây chết hàng loạt.
Trong số các bệnh của thuỷ sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây
ra với những vụ dịch bệnh có qui mô lớn. Thông thƣờng, ngƣời ta sử dụng thuốc
kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh.
Các loại kháng sinh đƣợc sử dụng thông dụng nhất trong nuôi trồng thuỷ
sản là:
- Nhóm Sulfonamid: bao gồm các tác nhân kháng khuẩn có tác dụng kìm
hãm hoạt động của axit folic và có thể hình thành tác dụng hiệp đồng
(synergism). Các kháng sinh nhóm sulfonamid kết hợp trimethoprim đƣợc sử
dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Nhóm Tetracycline : là một nhóm gồm nhiều kháng sinh chủ yếu có tác
dụng kìm hãm vi khuẩn có trong tự nhiên. Chúng làm ảnh hƣởng đến quá trình
tổng hợp protein trong cả các vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dƣơng
(+). Những kháng sinh này đƣợc sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Nhóm Quinolone : Chúng có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn Gram
(+) và đƣợc sử dụng nhiều tại Nhật Bản. Tác dụng kháng khuẩn bao gồm cả tác
dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn do chúng ức chế tác dụng của enzyme DNA
helicase làm cho hai mạch đơn của DNA không thể duỗi xoắn, qua đó làm ngăn
cản quá trình nhân đôi của DNA.

- Erythromycin : đƣợc sử dụng rộng rãi trong nuôi cá hồi, nó là loại thuốc
rất hiệu quả để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Chloramphenicol : đƣợc sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và Pháp. Việc sử
dụng chúng trong nuôi trồng thuỷ sản bị hạn chế tại nhiều nƣớc bởi vì nó là một
loại thuốc dùng để chữa bệnh cho ngƣời.
b. Hiện tƣợng kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản:
Do việc sử dụng không đúng cách và quá nhiều các loại thuốc kháng sinh
trong nuôi trồng thủy sản đã gây ra hiện tƣợng vi khuẩn kháng thuốc hay kháng
7


kháng sinh (antibiotic resistence) và tích tụ dƣ lƣợng thuốc kháng sinh trong thịt
thuỷ sản. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tƣợng vi khuẩn kháng thuốc là việc
sử dụng các loại kháng sinh với hàm lƣợng nhỏ trong thức ăn của thuỷ sản nhƣ
một chất kích thích sinh trƣởng.
Mặc dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
chống lại nhiều bệnh tật cho con ngƣời và các loài động vật thuỷ sinh, nhƣng
việc sử dụng bừa bãi trong nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng nhƣ gây độc, biến đổi hệ vi khuẩn của ngƣời tiêu dùng hoặc làm
cho ngƣời tiêu dùng cũng bị kháng thuốc.
Theo định nghĩa, kháng kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể chịu
đƣợc tác động của một hoặc nhiều loại kháng sinh nào đó. Thực tế nghiên cứu
cho thấy có 4 cơ chế chủ yếu sau gây ra sự kháng thuốc của vi sinh vật:
(1) sản xuất enzyme làm bất hoạt kháng sinh;
(2) thay đổi điểm tiếp nhận làm giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp
nhận;
(3) giảm hấp thu kháng sinh vào tế bào vi khuẩn;
(4) đẩy kháng sinh ra ngoài bằng bơm thoát dòng, làm giảm nồng độ kháng
sinh trong tế bào vi khuẩn.


Hình 1.3: Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn (Andersson, 2004)
Hiện tƣợng kháng kháng sinh có thể chia làm 2 loại: kháng kháng sinh tự
nhiên và kháng kháng sinh thu đƣợc.

8


- Kháng kháng sinh tự nhiên: là tình trạng giống hoặc loài vi khuẩn nào đó
không nhạy cảm với một hoặc một số loại kháng sinh.
Đối với các kháng sinh tự nhiên (do vi sinh vật tạo ra), các gen kháng thuốc
thƣờng có sẵn trong các loài vi sinh vật tạo ra kháng sinh nhằm bảo vệ chúng
khỏi tác động của chính thuốc kháng sinh này.
Ở một số loài vi sinh vật lại có sẵn khả năng chịu đƣợc một số loại kháng
sinh nhất định. Sự kháng thuốc kháng sinh có thể coi nhƣ là đặc tính vốn có
hoặc có thể đƣợc hình thành của các vi sinh vật này.
Một số loại kháng sinh nhất định, chẳng hạn nhƣ penicillin chỉ tác dụng lên
lớp thành tế bào nên không có hiệu quả đối với những vi sinh vật không có
thành tế bào (ví dụ vi khuẩn Mycoplasma).
Có những sinh vật không cho phép một số loại kháng sinh nhất định ngấm
vào bên trong, do vậy làm mất tác dụng của kháng sinh đó (ví dụ nhƣ một số vi
khuẩn Gram âm không cho phép penicillin ngấm vào nên chúng có khả năng
kháng penicillin).
Một số vi sinh vật lại có sẵn khả năng kháng kháng sinh nhƣ sản sinh ra
enzyme làm biến đổi thuốc kháng sinh qua đó làm cho nó mất hoạt tính (Ví dụ :
vi khuẩn Staphylococcus có chứa gen sinh enzym β-lactamase làm gãy vòng β lactam của hầu hết các penicillin và làm chúng mất hoạt tính).
- Kháng kháng sinh thu đƣợc: là kết quả của sự thay đổi trong hệ thống
gene bởi đột biến hoặc sự truyền ngang thông tin di truyền từ vi khuẩn khác
(Guardabbasi và Couvalin, 2006).
Hiện tƣợng kháng kháng sinh thu đƣợc trong vi sinh vật có thể hình thành
thông qua các gen nhiễm sắc thể hoặc thông qua các plasmit.

Sự kháng kháng sinh hình thành gián tiếp thông qua các gen nhiễm sắc thể
xảy ra do sự đột biến trong các gen nhiễm sắc thể. Tần số xuất hiện của loại đột
biến này là rất thấp (từ 10-5 đến 10-7) và thƣờng xuất hiện khi vi khuẩn chịu một
hàm lƣợng kháng sinh nhỏ hơn mức có thể tiêu diệt đƣợc chúng. Hình thức
kháng kháng sinh tƣơng tự có thể xẩy ra trong môi trƣờng thuỷ sinh khi vi
khuẩn chịu một lƣợng kháng sinh nhỏ hơn mức có thể tiêu diệt chúng do việc sử
dụng kháng sinh không đúng cách và những kháng sinh bị tan ra từ những thức
ăn có trộn thuốc. Do biến đổi trong cấu trúc của các gen nhiễm sắc thể sẽ làm
thay đổi cấu trúc các phân tử protein hoặc enzym mà chúng tổng hợp ra. Nếu
các phân tử này là đích tác dụng của một kháng sinh nào đó thì làm cho kháng

9


sinh này không còn tác dụng nữa vì bị mất đích tác dụng. Sự đề kháng này là
vững bền và vi khuẩn có thể truyền lại cho các thế hệ sau.
Tuy nhiên, sự kháng kháng sinh hình thành gián tiếp thông qua thể Rplasmit (resistant-plasmid) mới đƣợc cho là “vũ khí” nguy hiểm nhất của vi
khuẩn chống lại kháng sinh.
Plasmit là các vòng ADN ngoài nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Các R-plasmit
là loại plasmid chứa một hay nhiều gen có khả năng sản xuất các loại protein
(chủ yếu là các enzym) kháng lại kháng sinh. Các R-Plasmit có thể làm trung
gian cho sự kháng một hay nhiều loại thuốc kháng sinh thông qua các gen mã
hoá theo cơ chế bất hoạt hoá một hay nhiều loại kháng sinh. Điểm đặc biệt nhất
của các plasmid là có khả năng truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác theo
kiểu bơm do thực khuẩn thể (kiểu phage) hoặc hợp nhất 2 vi khuẩn, qua đó
chuyển những yếu tố di truyền chứa gen kháng kháng sinh, làm số lƣợng cũng
nhƣ chủng loại vi khuẩn kháng kháng sinh tăng mạnh.
1.5. Hiện trạng kháng kháng sinh hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã trở thành
đề tài nóng hổi trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo,

tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn
cầu.
Cụ thể, theo báo cáo năm 2016 phản ánh về các mối đe dọa nền kinh tế
trong tƣơng lai từ Ngân hàng Thế giới, từ nay đến năm 2050, hiện tƣợng kháng
thuốc kháng sinh có thể làm tăng chi phí y tế trên thế giới lên đến 1 nghìn tỉ đô
la Mỹ mỗi năm. Báo cáo này cũng cho biết, trƣớc thời điểm năm 2050, sự đề
kháng đối với kháng sinh có thể đẩy thêm 28,3 triệu ngƣời vào cảnh nghèo cùng
cực.
Còn trong báo cáo rà soát về hiện tƣợng kháng thuốc kháng sinh năm 2014,
chuyên gia kinh tế Jim O’Neil cho biết, đến trƣớc năm 2050, kháng thuốc kháng
sinh có thể gây ra cái chết cho 10 triệu ngƣời mỗi năm – số lƣợng này còn cao
hơn số lƣợng ngƣời tử vong mỗi năm vì bệnh ung thƣ.
Cũng trong một khảo sát đƣợc tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Biến
động bệnh dịch, Kinh tế và Chính sách (Center for Disease Dynamics,
Economics and Policy – CDDEP) năm 2015, số liệu cho thấy trƣớc năm 2030,
lƣợng kháng sinh sử dụng trong ngành nông nghiệp sẽ tăng thêm 2/3 so với năm
2010. Số liệu năm 2010 cho thấy, lƣợng kháng sinh sử dụng cho động vật là

10


63.200 tấn, và năm 2030 sẽ là 105.600 tấn – một con số quá lớn cho lƣợng
kháng sinh đƣợc sử dụng cho động vật.
Tuy nhiên, kiểm soát việc chủ động sử dụng kháng sinh chỉ đóng một vai
trò rất nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trực tiếp, việc bị động đƣa kháng sinh
vào cơ thể qua thức ăn mà cụ thể là thịt động vật mới là nguyên nhân chủ yếu
gây ra hiện tƣợng kháng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, ngày nay, nền công nghiệp và thƣơng mại thế giới tạo ra cơ hội
du lịch và vận chuyển cho cả con ngƣời, động vật và thực phẩm, mà theo đó, vi
khuẩn cũng di chuyển khắp nơi trên thế giới. Chính vì thế, hiện tƣợng kháng

thuốc kháng sinh không phải là một vấn đề của riêng một quốc gia hay một khu
vực, mà thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn cầu cần có sự kết hợp chặt chẽ từ
các quốc gia trên thế giới để giải quyết.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của gánh nặng ngày một gia tăng cao do sự
lây lan của vi sinh vật kháng kháng sinh cũng nhƣ đóng góp của việc sử dụng
kháng sinh trên động vật nuôi lấy thịt, nhiều chiến lƣợc cấp quốc gia, khu vực và
toàn cầu đã đƣợc xây dựng nhằm giảm thiểu những nguy cơ phát sinh từ việc sử
dụng kháng sinh trong thú y.
Ở cấp độ quốc tế, Tổ chức Nông Lƣơng LHQ (FAO) và Tổ chức Thú y Thế
giới (OIE), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hợp tác bằng một thỏa thuận ba
bên, xác định rõ rằng kháng kháng sinh là một trong ba chủ đề ƣu tiên cho các
hành động phối hợp (theo FAO/OIE/WHO, 2011) và xây dựng một Kế hoạch
Hành động Toàn cầu về phòng chống kháng kháng sinh (WHO, 2015).
Tại Việt Nam, tháng 6/2013, Bộ Y tế Việt Nam (MoH) đề ra các hoạt động
quốc gia để xử lý kháng kháng sinh với việc công bố Chƣơng trình Hành động
Quốc gia về chống kháng thuốc từ 2013 đến 2020 (Bộ Y tế(MoH, 2013). Mục
tiêu chung của kế hoạch là tăng cƣờng phòng chống kháng thuốc, góp phần nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát
thuốc và điều trị y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngƣời dân.
Kế hoạch này gồm 6 mục tiêu cụ thể, trong đó có việc đẩy mạnh việc sử dụng
kháng sinh hợp lý trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy
sản.
Tháng 6/2015, Bản ghi nhớ về “Sự tham gia của các bên để phòng chống
kháng kháng sinh tại Việt Nam” đã đƣợc ký kết bởi Bộ y tế, Bộ NN&PTNT,Bộ
Công Thƣơng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, và các đối tác phát triển bao gồm
WHO, FAO và OUCRU (Nhóm nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford). Tất cả
các bên liên quan đều cam kết sẽ thực hiện các hành động nêu trong Kế hoạch
11



Hành động Quốc gia và sử dụng phƣơng pháp tiếp cận Một Sức khỏe, để xây
dựng một hệ thống giám sát kháng kháng sinh quốc gia và sẽ tăng cƣờng giáo
dục nhằm nâng cao nhận thức ngƣời dân về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh. Để hỗ trợ hơn nữa phƣơng pháp tiếp cận đa ngành nhằm kiểm soát kháng
kháng sinh ở Việt Nam, tháng 10/2016, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc
gia về ngăn ngừa kháng kháng sinh giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số
5888/QD-BYT ban hành ngày 10/10/2016).
1.6. Mục tiêu nghiên cứu
Dƣới sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới WTO (thông qua Bộ NN&PTNT),
nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “nghiên cứu tình hình kháng
kháng sinh của vi khuẩn trong ao nuôi cá tra tại tỉnh Cần Thơ giai đoạn 20142015”, với mục đích thống kê tần suất xuất hiện một số vi khuẩn thƣờng trú trên
ao nuôi cá tra và tỉ lệ kháng kháng sinh của chúng đối với một số loại kháng
sinh thƣờng đƣợc sử dụng. Các kết quả thu đƣợc sẽ bổ sung thêm vào kho dữ
liệu về mức độ kháng kháng sinh của vi sinh vật, tạo định hƣớng cũng nhƣ dữ
liệu thống kê cho các nghiên cứu tiếp theo.

12


Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
a. Đối tƣợng vi khuẩn nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu tính kháng kháng
sinh của 4 vi khuẩn thƣờng trú trên cá tra và môi trƣờng nuôi cá tra là E.coli,
Salmonella spp., Aeromonas spp. và Vibrio spp.
b. Đối tƣợng kháng sinh nghiên cứu
Để lựa chọn ra các loại kháng sinh phục vụ cho việc nghiên cứu tính kháng
kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ cá tra và môi trƣờng nuôi cá tra,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành một số hoạt động khảo sát, thu thập thông tin, cụ
thể:

-Thu thập thông tin từ khảo sát thực tế: Tiến hành khảo sát thực địa thông
qua đánh giá hiện trạng và phỏng vấn hộ nuôi, cơ sở sản xuất giống, đại lý bán
thuốc thú y, thức ăn để thu thập thông tin về việc sử dụng kháng sinh. Đánh giá
hiện trạng việc sử dụng kháng sinh trong nuôi cá tra, xác định các loại kháng
sinh đang đƣợc sử dụng phổ biến trong quá trình nuôi. Đánh giá ảnh hƣởng của
các nguồn lây nhiễm kháng sinh khác từ các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm
tập trung, từ nguồn nƣớc thải bệnh viện, …
-Thu thập thông tin từ Chƣơng trình kiểm soát dƣ lƣợng: Xem xét các kết
quả phân tích phát hiện kháng sinh trong thuỷ sản nuôi của Chƣơng trình kiểm
soát.
-Thu thập thông tin từ các đề tài nghiên cứu khoa học về hiện tƣợng kháng
kháng sinh của các chủng vi sinh vật trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Xem xét danh sách các kháng sinh quan trọng cho sức khỏe con ngƣời
của WHO.
Kết quả đã lựa chọn đƣợc 09 loại kháng sinh hiện đang đƣợc sử dụng phổ
biến để tiến hành nghiên cứu sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân
lập từ cá tra và môi trƣờng nuôi cá tra là: Florphenicol, Oxytetracyline,
Enrofloxacine, Norfloxacin, Trimethoprim-sulfamethoxazole, Sulfadimidine,
Ampicilline, Amoxycilline, Gentamycine.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đƣợc tiến hành trên sáu vùng nuôi trên địa bàn Thành
phố Cần thơ, bao gồm:
13


1) Trang trại 1: Trang tại nuôi cá tra của Công ty CP Thủy sản Sông Hậu,
huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ. Đặc điểm của điểm lấy mẫu này là nằm trong sâu
trong đồng ruộng. Việc cấp và thoát nƣớc đều trên cùng một kênh.
2) Trang trại 2: Trang tại nuôi cá tra của Công ty CP Thủy sản Sông Hậu,
Quận Ô Môn, Tp Cần Thơ. Đặc điểm của điểm lấy mẫu này là nằm trong sâu

trong đồng ruộng. Việc cấp và thoát nƣớc đều trên cùng một kênh.
3) Trang trại 3: Trang trại cá tra nuôi của Công ty TNHH Hải Sáng, Quận
Thốt Nốt, Tp Cần Thơ. Nằm trên cồn Tân Lộc, giữa sông Hậu, cấp và thoát
nƣớc trực tiếp từ sông Hậu.
4) Trang trại 4: Trang trại cá tra nuôi của Công ty TNHH Biển Đông, Quận
Thốt Nốt, Tp Cần Thơ. Nằm trên cồn Tân Lộc, giữa sông Hậu, cấp và thoát
nƣớc trực tiếp từ sông Hậu.
5) Trang trại 5: Trang tại cá tra nuôi của Công ty CP Công nghiệp Thủy sản
Miền Nam, nằm trên cồn Sơn, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
6) Trang trại 6: Trang trại cá tra nuôi của Công ty Cổ phần Nam Việt,
huyện Vĩnh Thạnh, Tp Cần Thơ. Nằm gần sông Hậu, cấp và thoát nƣớc trực tiếp
từ sông Hậu.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp lấy mẫu:
Tham khảo theo bộ Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6663 (ISO 5667).
Tiến hành lấy 03 loại mẫu: mẫu nƣớc, mẫu cá và mẫu bùn đáy của ao nuôi
tại 03 thời điểm khác nhau trong ngày.
Việc lấy mẫu tiến hành trong 13 đợt (5 đợt vào các tháng mùa khô, Từ
tháng 11 đến tháng 4; 7 đợt vào các tháng mùa mƣa, từ tháng 5 – 10)
Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc:
 Tại mỗi ao nuôi tiến hành lấy mẫu ở 03 điểm trên đƣờng cắt chéo ao,
gồm 01 điểm ở giữa ao và 02 điểm cách góc ao từ 3 đến 5 m.
 Tại mỗi điểm lấy mẫu nƣớc, cán bộ lấy mẫu dùng gầu chuyên dụng để
lấy nƣớc ở độ sâu 1 m so với bề mặt nƣớc ao, rồi đổ 500 ml nƣớc này vào bình
thuỷ tinh đựng mẫu.
Phƣơng pháp lấy mẫu trầm tích:
 Tại mỗi ao nuôi tiến hành lấy mẫu trầm tích ở 03 điểm trên đƣờng cắt
chéo ao, gồm 01 điểm ở giữa ao và 02 điểm cách góc ao từ 3 đến 5 m.
14



 Tại mỗi điểm lấy mẫu trầm tích, cán bộ lấy mẫu dùng dụng cụ múc
trầm tích chuyên dụng để lấy 500 gram trầm tích (bao gồm bùn và nƣớc) rồi đổ
vào túi PE.
Phƣơng pháp lấy mẫu cá:
 Sử dụng lƣới quăng hoặc các dụng cụ phù hợp để bắt cá tra sống tại
mỗi ao nuôi.
 Khối lƣợng của 01 mẫu cá tra phải đảm bảo tối thiểu là 01 kg và ít nhất
02 cá thể.
Mẫu sau khi lấy đƣợc bao gói, đánh số nhận diện, bảo quản lạnh bằng đá
vảy và vận chuyển đến phòng kiểm nghiệm ngay trong ngày để phân tích.

Hình 2.1: Một số hình ảnh lấy mẫu
b. Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn
Các chủng vi khuẩn đƣợc phân lập, định danh bằng cách sử dụng các bộ kít
chuẩn theo các phƣơng pháp tiêu chuẩn: E. coli (ISO 7251: 2005), Salmonella
spp. (ISO 6579: 2002), Aeromonas spp (NWFHS - 2004) và Vibrio spp.
(ISO/TS 21872 – 1: 2007).
15


Quy trình phƣơng pháp phân lập chi tiết xem tại Phụ lục 1, 2, 3, 4.

E.coli /TBX

Aero. /GSP

Sal. /XLD

Vibrio. /TCBS


Hình 2.2: Một số hình ảnh phân lập vi khuẩn trên môi trƣờng chọn lọc
c. Phƣơng pháp lập kháng sinh đồ
Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn đƣợc xác định theo phƣơng pháp
của Kirby – Bauer (1966). Vi khuẩn đƣợc phục hồi trên môi trƣờng TSA
(CASO Agar; Merck, Đức) hoặc môi trƣờng TSA 2% NaCl (đối với Vibrio
spp.) ở 37°C trong vòng 24 giờ. Mỗi đợt lập kháng sinh đồ đều có chủng vi
khuẩn đối chứng E. coli ATCC 25922. Vi khuẩn sau khi phân lập và làm thuần
sẽ đƣợc kiểm tra bằng cách quan sát sự đồng nhất về hình dạng, kích thƣớc, màu
sắc của khuẩn lạc và nhuộm Gram. Các khuẩn lạc ở mỗi đĩa TSA hoặc TSA 2%
NaCl sau 24 giờ nuôi cấy đƣợc nhặt bằng que cấy và cho vào ống nghiệm có
chứa 5ml dung dịch 0.85% NaCl để tạo dung dịch vi khuẩn có độ đục tƣơng ứng
với dung dịch chuẩn 0.5 McFarland. Pha loãng 100 lần dịch khuẩn có độ đục
tƣơng đƣơng độ đục McFaland để đƣợc dịch khuẩn nồng độ 10 6 vi khuẩn /ml.
Sau đó, chuyển 1ml dịch khuẩn nồng độ 106 vi khuẩn /ml sang đĩa thạch MHA
(Muller Hinton Agar) hoặc MHA 2% NaCl. Trải đều dịch mẫu trên bề mặt thạch
bằng que cấy thủy tinh hình tam giác. Sau 15 phút, 09 loại kháng sinh (bảng 2.1)
đƣợc đặt trên mặt thạch và ủ 24 giờ ở 28°C. Đƣờng kính vòng ức chế vi khuẩn
16


đƣợc đo bằng mm, chủng vi khuẩn trên đĩa MHA tƣơng ứng sẽ đƣợc xác định là
kháng, nhạy hay trung gian với kháng sinh thử nghiệm dựa theo hƣớng dẫn của
tiêu chuẩn “The Clinical và Laboratory Standards Institute (CLSI), 2010”.
Phần mềm Microsoft Excel đƣợc sử dụng để tính toán và thể hiện các đồ thị tỉ lệ
phần trăm các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
Quy trình phƣơng pháp lập kháng sinh đồ xem tại Phụ lục 5
Bảng 2.1: Các kháng sinh dùng trong thử nghiệm kháng sinh đồ
Tên Kháng sinh


Tên viết tắt

Hàm lƣợng

Florphenicol

FFC

30 µg

Oxytetracyline

OTX

30 µg

Enrofloxacine

ENR

5 μg

Norfloxacin

NOR

10 μg

Trimethoprimsulfamethoxazole


SXT

1.25/23.75 μg

Sulfadimidine

SDM

10 μg

Ampicilline

AMP

10 μg

Amoxycilline

AMO

30 μg

Gentamycine

GN

10 μg

Hình 2.3: Một số hình ảnh thử nghiệm kháng sinh đồ


17


Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thu thập mẫu
Kết quả thu thập mẫu: nhằm thu thập mẫu phục vụ cho việc khảo sát các vi
khuẩn thƣờng gặp trên cá tra, có 575 mẫu gồm cá tra, nƣớc nuôi cá và bùn đáy
trong ao nuôi đƣợc thu thập tại sáu trang trại nuôi cá tra khác nhau, đƣợc trình
bày chi tiết tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thông tin về mẫu khảo sát
Loại mẫu/số lƣợng
Nƣớc

Địa điểm


Tổng
Bùn

Nƣớc ao
nuôi

Nƣớc cấp

Trang trại 1

48

48


5

48

149

Trang trại 2

41

41

5

41

128

Trang trại 3

41

41

5

41

128


Trang trại 4

7

7

7

21

Trang trại 5

7

7

7

21

Trang trại 6

41

41

41

128


Tổng

185

185

575

5
205

3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn
Để xác định các vi khuẩn thƣờng gặp trên cá tra, 4 nhóm vi khuẩn đƣợc chỉ
định phân lập gồm E.coli, Salmonella spp., Aeromonas spp. và Vibrio spp.. Kết
quả phân tích đƣợc trình bày qua Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu cá, nƣớc và bùn đáy ao nuôi cá tra
E.coli
TT

Aeromonas spp.

Vibrio spp.

Salmonella spp.

Loại mẫu
Pos(*)

%


Pos(*)

%

Pos(*)

%

Pos(*)

%

18


1

Nƣớc

204/205

99.5

185/205

90.2

130/205

63.4


43/205

21

2

Bùn

184/185

99.4

182/185

98.3

134/185

72.4

31/185

16.7

3



185/185


100

169/185

91.3

77/185

41.6

18/185

9.7

573/575

99.6%

536/575

93.2%

341/575

59.3%

92/575

16.0%


TỔNG CỘNG

(*)Pos: phát hiện.

Mức độ phổ biến của hai chỉ tiêu vi khuẩn E.coli và Aeromonas spp. trong
cả ba nhóm mẫu cá, nƣớc và bùn đáy ao nuôi là tƣơng đối lớn. E.coli hiện diện
100% trong mẫuu cá tra, 99,4% trong mẫu bùn và 99,5% trong mẫu nƣớc.
Aeromonas spp. cũng hiện diện 98,3% trong mẫu bùn, 91,3% trong mẫu cá và
90,2% trong mẫu nƣớc. Tiếp đến là Vibrio spp. xuất hiện trong mẫu nƣớc là 63,4
%, mẫu cá là 41,6 % và mẫu bùn là 72,4 %. Salmonella spp. có tỷ lệ thấp nhất
(16 %), trong đó chỉ có 43/205 mẫu nƣớc phát hiện Salmonella spp., 31/185 mẫu
bùn và 18/185 mẫu cá phát hiện vi khuẩn này (chi tiết tại Bảng 3.3).
Nhƣ đã biết, E. coli là một trong những vi khuẩn đƣờng ruột và Aeromonas
spp. (gồm Aeromonas hydrophila, A. sobria và A. caviae) là một trong những
tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá tra, vì vậy các vi khuẩn này thƣờng xuất
hiện trên cá tra với tần suất cao. Một số nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả
khác cũng cho thấy rằng Aeromonas spp. và vi khuẩn nhóm Coliform hiện diện
trên cá tra nuôi với mật số cao (Công và cộng sự, 2009) [19]. Trong kết quả
khảo sát này mức độ phổ biến của Vibrio spp. trong các đối tƣợng mẫu khác
nhau là không giống nhau và tần suất xuất hiện thấp hơn so với E.coli và
Aeromonas spp. Năm 2009, một số tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát trên
cá tra nuôi tại tỉnh Đồng Tháp đã cho thấy Vibrio spp. hiện diện trên cá tra nuôi
nhƣng có mật độ thấp (Công và cộng sự, 2009) [19].

19


Bảng 3.3: Mức độ phổ biến của 4 vi khuẩn tại các trang trại khảo sát
E.coli

TT

Trang
Trại

Aeromonas spp.

Vibrio spp.

Salmonella spp.

Mẫu nƣớc
ao

Mẫu
nƣớc
cấp

Mẫu
bùn

Mẫu cá
tra

Mẫu nƣớc
ao

Mẫu
nƣớc
cấp


Mẫu
bùn

Mẫu cá
tra

Mẫu nƣớc
ao

Mẫu
nƣớc
cấp

Mẫu
bùn

Mẫu cá
tra

Mẫu
nƣớc ao

Mẫu
nƣớc
cấp

Mẫu
bùn


Mẫu cá
tra

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)

Pos(*)


Pos(*)

Pos(*)

1

Trang
trại 1

47/48

5/5

47/48

48/48

47/48

5/5

47/48

48/48

24/48

5/5


35/48

20/48

15/48

3/5

8/48

1/48

2

Trang
trại 2

41/41

5/5

41/41

41/41

40/41

5/5

40/41


37/41

34/41

3/5

34/41

19/41

9/41

2/5

11/41

4/41

3

Trang
trại 3

41/41

5/5

41/41


41/41

32/41

3/5

40/41

31/41

19/41

3/5

30/41

15/41

9/41

0/5

7/41

7/41

4

Trang
trại 4


7/7

7/7

7/7

7/7

7/7

7/7

4/7

3/7

5/7

0/7

1/7

1/7

5

Trang
trại 5


7/7

7/7

7/7

7/7

7/7

7/7

0/7

0/7

0/7

0/7

0/7

0/7

6

Trang
trại 6

41/41


5/5

41/41

41/41

37/41

2/5

41/41

39/41

36/41

2/5

32/41

18/41

4/41

1/5

4/41

5/41


TỔNG

184/185

20/20

184/185

185/185

170/185

15/20

182/185

169/185

117/185

13/20

134/185

77/185

37/185

6/20


31/185

18/185

%

99,4%

100%

99,4%

100%

91,9%

75%

98,4%

91,3%

63,2%

65%

72,4%

41,6%


20%

30%

16,7%

9,7%

(*)Pos: phát hiện.

20


×