Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI Ở VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH - BẾN TRE pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.49 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRẦN DUY PHƯƠNG







ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH
CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
NUÔI Ở VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH - BẾN TRE










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN












2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
LỜI CẢM TẠ
Xin bài tỏ long biết ơn sâu sắc và chân thành đến
Cô Từ Thanh Dung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đóng gớp nhiều ý kiến quý
báu và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Thầy cô và các anh chị bộ môn Sinh Học và Bệnh Học Thủy Sản-Khoa Thủy
Sản-trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Thầy cô và các bạn khoa Nông Nghiệp – Thủy Sản, trường Đại Học Trà Vinh
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tập thể lớp bệnh học thủy sản K31 đã giúp đỡ tận tình.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
i

MỤC LỤC
Trang
Mục lục i
Danh sách bảng iii
Danh sách hình iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 3
2.2. Các bệnh thường xuất hiện trên cá tra 3
2.3. Đặc điểm của vi khuẩn Edwardsiella và Aeromonas 4
2.4. Các nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn 5
2.5. Thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản. 7
2.6. Các nhóm kháng sinh thường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 9
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1. Vật liệu nghiên cứu 11
3.1.1 Đối tượng 11
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm 11
3.2. Hóa chất và môi trường 11
3.2.1 Hóa chất 11
3.2.2 Môi trường 11
3.3. Phương pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Phương pháp điều tra 11
3.3.2 Phương pháp thu mẫu 12
3.3.3 Phương pháp định danh vi khuẩn 12
3.3.4 Phương pháp lập kháng sinh đồ 12
3.3.5 Phương pháp xác định MIC 13
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
4.1 Kết quả điều tra 15
4.1.1 Thông tin chung 15
4.1.2 Thông tin về kỹ thuật nuôi: 16

4.1.3 Tình hình bệnh và sử dụng thuốc-hóa chất 17
4.2 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn 19
4.2.1 Kết quả phân lập và chỉ tiêu sinh hóa 19
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
ii
4.2.2 Kết quả định danh vi khuẩn E. ictaluri và Aeromonas sp bằng bộ kit
API 20E 21
4.3 Kết quả kháng sinh đồ 21
4.3.1 Kết quả làm kháng sinh đồ Aeromonas sp 23
4.3.2 Kết quả làm kháng sinh đồ E. ictaluri 25
4.4 Kết quả giá trị MIC 26
4.4.1 Giá trị MIC của vi khuẩn Aeromonas sp 27
4.4.2 Giá trị MIC của vi khuẩn E. ictaluri 27
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Đề xuất 29
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 34

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Diện tích mặt nước trung bình của các hộ nuôi 16
Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra các đặc điểm hình thái, sinh hóa của vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri và Aeromonas sp 19
Bảng 4.3. Giá trị MIC của vi khuẩn Aeromonas sp 27
Bảng 4.4. Giá trị MIC của vi khuẩn E. ictaluri 28
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các con đường trao đổi sự kháng thuốc của vi khuẩn giữa động vật
và con người (Prescott ., 2000). 8
Bảng 4.1 Bản đồ địa chính tỉnh Bến Tre và Trà Vinh 15
Hình 4.2 Các loại kháng sinh thường được sử dụng ở Trà Vinh và Bến Tre 18
Hình 4.3 Cá tra bị bệnh mủ gan. 20
Hình 4.4 Cá tra bị bệnh xuất huyết. 20
Hình 4.5 Khuẩn lạc Aeromonas spp phát triển trên môi trường TSA. 20
Hình 4.6 Khuẩn lạc E. ictaluri phát triển trên môi trường TSA 20
Hình 4.7 Vi khuẩn E. ictaluri gram âm, que ngắn 21
Hình 4.8 Vi khuẩn Aeromonas sp gram âm, que ngắn 21
Hình 4.9 Kết quả định danh Aeromonas spp bằng bộ kit API 20E 22
Hình 4.10 Kết quả kháng sinh đồ chủng Aeromonas sp 22
Hình 4.11 Tỷ lệ phần trăm kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn
Aeromonas sp 23
Hình 4.12 Tỷ lệ phần trăm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri 25
Hình 4.13 Kết quả MIC của Aeromonas sp ở nồng độ 2 µg/ml 28

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự kháng thuốc của hai loại vi khuẩn
Aeromonas spp và Edwardsiella ictaluri bệnh trên cá tra (pangasianodon
hypophthamus) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre. Kết quả khảo
sát ban đầu cho thấy 100% số hộ nuôi được phỏng vấn đều sử dụng thuốc
kháng sinh để phòng và trị bệnh. Kết quả phân lập, kiểm tra các chỉ tiêu cơ
bản và định danh bằng bộ kit API 20E xác định được 20 chủng vi khuẩn gây
bệnh trên cá tra trong đó có 12 chủng E. ictaluri và 8 chủng Aeromonas spp.
Để đạt được mục tiêu đề ra, phương pháp lập kháng sinh đồ với 7 loại thuốc
kháng sinh được thực hiện trên 20 chủng vi khuẩn đã tìm được. Kết quả cho

thấy đa số chủng E. ictaluri đã kháng với florfenicol (50%), chloramphenicol
(58%) và tetracycline (42%), nhưng với ampicillin và cefazoline đều nhạy với
100% số vi khuẩn E. ictaluri phân lập được. Kết quả không tìm thấy vi khuẩn
Aeromonas spp kháng với florfenicol và chloramphenicol, trong khi đó có tới
50% vi khuẩn Aeromonas spp kháng với streptomycine và 100% kháng với
cefazoline. Phương pháp pha loãng thuốc kháng sinh trên môi trường lỏng dựa
theo tài liệu Clinical and Laboratory Standards Institure (CLSI), (2006b) được
sử dụng làm MIC trên ba loại kháng sinh chloramphenicol, oxytetracycline và
streptomycine. Kết quả đã tìm thấy E. ictaluri kháng với chloramphenicol ở
mức cao (6/8 chủng).

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Những năm gần đây đã phát triển rất
nhanh, góp phần tích cực vào việc nâng cao nguồn thu nhập của cộng đồng và
tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005, diện tích
nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL đã tăng hơn 2,37 lần và sản lượng tăng vọt
hơn 3,68 lần (Lê Tuấn Anh, 2008).
Cùng với sự phát triển khá nhanh về sản lượng, diện tích nuôi và mô
hình nuôi thủy sản, nghề nuôi cá tra có tốc độ phát triển cao nhất. Theo thống
kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho thấy sự phát triển khá
nhanh về diện tích nuôi cá tra. Sáu tháng đầu năm 2007 tổng diện tích nuôi
gần 5.000 ha và đến sáu tháng đầu năm 2008, diện tích đã tăng lên đạt gần
6.000 ha, và sản lượng cá cũng tăng theo rất nhanh từ 1 triệu tấn của năm 2007
có thể tăng lên 1,2 triệu tấn trong năm 2008. Ngoài những tỉnh có truyền thống

nuôi cá tra như Đồng Tháp, An Giang, gần đây những tỉnh như Sóc Trăng, Trà
Vinh và Bến Tre cũng đầu tư phát triển.
Năm 2007, ngành thủy sản Bến Tre tập trung nuôi các đối tương: tôm
sú, tôm càng xanh, nghêu và cá da trơn. Tổng diện tích nuôi thủy sản năm
2007 là 43.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá da trơn 230 ha, với năng suất
35.000 tấn. (, cập nhật ngày 28/11/2008). Nuôi
trồng thủy sản đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh về diện tích nuôi,
mức độ thâm canh, loại hình nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng và chế biến sau thu
hoạch. Việc sử dụng thuốc, hóa chất đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của
ngành trong việc cải tạo, duy trì chất lượng môi trường nuôi và trong các
trường hợp bệnh bộc phát cần đến sự can thiệp của thuốc-hóa chất. Tuy nhiên,
việc sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản còn rất
nhiều hạn chế do trình độ của người nuôi và người cung cấp. Điều đó dẫn đến
việc sử dụng không đúng các loại thuốc kháng sinh. Theo điều tra của Mai
Văn Tài (2004) có tới 138 loại kháng sinh đã được sử dụng trong các loại hình
nuôi và sản xuất giống thủy sản ở Việt Nam.
Khi việc sử dụng kháng sinh quá mức, không được kiểm soát để trị
bệnh cho cá, tôm thì một điều tất yếu sẽ xảy ra đó là vấn đề kháng thuốc của
các chủng vi khuẩn gây bệnh đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người. Và như vậy thì việc phòng và xử lý bệnh cho động vật thủy sản củng
như con người sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vấn đề kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh trên
động vật thủy sản từ lâu cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã xác
được nhiều nhóm vi khuẩn phân lập được từ các ao nuôi cá da trơn đã kháng
với nhiều loại kháng sinh như Oxytetracycline, Tetracycline, Ampiciline,
…(Depaola et al, 1995; Matyar et al., 2004; Mohamed Nawaz et al., 2006). Ở
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

2
Việt Nam sự kháng thuốc kháng sinh của các dòng vi khuẩn phân lập từ các ao

nuôi thủy sản ở ĐBSCL cũng đã được nghiên cứu và cũng tìm thấy được 169
dòng vi khuẩn kháng với 6 loại kháng sinh thường dùng để trị bệnh cho động
vật thủy sản (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2005). Gần đây, Từ Thanh Dung
và ctv (2008) nghiên cứu sự kháng thuốc của 64 chủng Edwardsiella ictaluri
gây bệnh trên cá tra đã tìm ra đa số kháng với streptomycin (83%),
oxytetracyline (81%)…
Trong thời gian gần đây thì cá tra cũng đã được nhiều người dân ở các
tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng đưa về nuôi ở những vùng nước lợ, hiện
nay việc kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra nuôi ở vùng nước ngọt
khá phổ biến vậy còn cá tra nuôi ở vùng nước lợ thì sự kháng thuốc của vi
khuẩn gây bệnh sẽ như thế nào? Do đó, vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay là
nghiên cứu sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra nuôi ở vùng nước
lợ xảy ra như thế nào để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tăng năng
suất và sản lượng cá tra do sự kháng thuốc của vi khuẩn gây ra. Vì vậy mà đề
tài “Đánh giá sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và
Bến Tre” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh mủ gan, xuất huyết
trên cá tra nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre đồng thời tìm những
loại thuốc đặc hiệu để tạm thời điều trị 2 loại bệnh nguy hiểm này khi cần thiết
nhằm làm giảm thiệt hại cho người nuôi.
1.2.1 Nội dung thực hiện:
Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh của các hộ nuôi cá tra ở vùng
nước lợ hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
Phân lập, định danh và lập kháng sinh đồ của 20 chủng vi khuẩn gây
bệnh (E.ictaluri và Aeromonas spp).
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chủng vi khuẩn gây bệnh
trên.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


3
PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Nghề nuôi trồng thủy phát triển rất mạnh ở nước ta nói chung và ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng trong thời gian gần đây làm cho môi
trường nuôi ngày càng xấu đi nghiêm trọng, sự bùng phát của dịch bệnh xảy ra
ngày càng nhiều. Sự lan truyền dịch bệnh trong thủy sản đã dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường và thương mại quốc tế
khó mà tính toán được. Tại Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn hộ dân nuôi
luân canh tôm lúa bị thua lỗ do tôm bị chết, tổng thiệt hại trên 4,5 tỉ đồng,
trong các năm 1995-1997 có khoảng 4.000 trong số 5.000 lồng nuôi cá trắm cỏ
bị bệnh đốm đỏ gây thiệt hại 500.000 USD (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản I., 1998, trích dẫn bởi www.fistenest.gov.vn cập nhật ngày
31/10/2008).
Trong số các bệnh của thuỷ sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn
gây ra với những vụ dịch bệnh có qui mô lớn. Thông thường, người ta sử dụng
thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không
đúng cách và quá nhiều các loại thuốc kháng sinh được sử dụng sai nên đã gây
ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong
thịt thuỷ sản. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc
là việc sử dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ trong thức ăn của thuỷ
sản như một chất kích thích sinh trưởng (Mai Văn Tài và ctv., 2004).
Đối với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thì các loài vi khuẩn gây bệnh
cho một số đối tượng nuôi quan trọng mà Việt Nam phải đối mặt đó là Vibrio
harveyi, Aeromonas hydrophila, Pseudomonas flouresent, Streptococcus sp.,
Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri…(Bùi Quang Tề, 2006). Riêng đối
với cá tra một số tác giả đã tìm thấy một số bệnh phổ biến như: bệnh gan thận
mủ do vi khuẩn E. ictaluri, bệnh xuất huyết do vi khuẩn A. hydrophila, A.

sobria và A. caviae. Trong đó, vi khuẩn E. ictaluri là nguyên nhân gây thiệt
hại kinh tế nguy hiểm nhất trong các mô hình nuôi công nghiệp ở ĐBSCL. Ký
sinh trùng thuộc nhóm nội ký sinh protozoa bao gồm vi bào tử trùng
(Microsporidium), bào tử trùng (Myxobolus spp., Henneguya spp.), trùng roi
(Trypanosoma sp.), trùng lông nội ký sinh (Balantidium, Ichthyonyctus sp.),.
Nhóm ngoại ký sinh gồm trùng quả dưa (Ichthyophthirius multifiliis), trùng
mặt trời (Trichodina spp.) và trùng loa kèn (Epistylis sp.). Một số loài ký sinh
trùng thuộc nhóm ký sinh đa bào như Metazoa đã tìm thấy trên cá như
Monogenea (Thaparocleidus spp.) và 1 số loài khác thuộc nhóm trematoda.
Một số bệnh chưa rõ tác nhân như hội chứng thịt philê có những đốm đỏ hoặc
vàng da (Dung et al., 2008).
2.2 Các bệnh thường xuất hiện trên cá tra
Dịch bệnh trên cá tra nuôi xảy ra quanh năm, kể cả mùa khô và mùa
mưa nhưng nặng nhất vào lúc giao mùa, thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột
kế đó là mùa mưa và mùa nước đỗ (Từ Thanh Dung và ctv., 2005). Các bệnh
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

4
thường gặp trên cá tra là: bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết, bệnh đốm đỏ, bệnh
gan thận có mủ, lở loét, bệnh ký sinh trùng…(Bùi Quang Tề, 2006).
Bệnh mủ gan trên cá tra xuất hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 ở các
tỉnh nuôi thâm canh cá tra phát triển như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Sau đó bệnh lây lan sang các vùng nuôi cá tra lân cận. Đặc biệt, những năm
gần đây bệnh xuất hiện cả một số tỉnh mới phát triển nuôi cá tra như Trà Vinh,
Bến Tre và Sóc Trăng. Bệnh mủ gan đã được nghiên cứu và mô tả đầu tiên ở
Việt Nam vào năm 2001 do Fugerson và ctv. Qua nghiên cứu của Từ Thanh
Dung và ctv (2004) cho thấy bệnh xuất hiện cuối năm 1998 và trở nên trầm
trọng vào năm 1999. Ở ĐBSCL bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa lũ. Tuy
nhiên, bọc phát cao điểm vào tháng 7-8. Bệnh xuất hiện và gây thiệt hại chủ
yếu ở giai đoạn cá con, cả cá nuôi ao và nuôi bè.

Theo điều tra của Trần Anh Dũng (2005), tần số xuất hiện bệnh mủ gan
do Edwadsiella ictaluri gây ra chiếm 61%. Nguyễn Tấn Duy Phong (2008),
tần số này lên đến 93,8% số hộ nuôi cá ở Cần Thơ và An Giang, tỉ lệ cá chết
khi bị bệnh này có thể lên đến 90,0%. Ngoài ra, trên cá tra còn có một số bệnh
như bệnh xuất huyết đốm đỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi, tần số 75,0% số hộ nuôi.
Bệnh trắng mang, bệnh vàng da, lồi mắt, nổ mắt có tần số xuất hiện thấp hơn.
2.3 Đặc điểm của vi khuẩn Edwadsiella và Aeromonas
2.3.1 Vi khuẩn Edwadsiella
Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae có đặc điểm Gram âm, hình
que mãnh, yếm khí tuỳ tiện, catalase dương, Cytocrom oxidase âm oxy hoá âm
và lên men trong môi trường O/F glucose. Thường gặp hai loài: E. tarda và E.
ictaluri (Bùi Quang Tề, 2006)
Vi khuẩn E. ictaluri được báo cáo đầu tiên vào năm 1979, là tác nhân
gây bệnh viêm ruột nhiễm khuẩn huyết (ESC-Enteris Septicaemia of Catfish)
trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) (Hawke, 1979). Năm 2001, ở Việt Nam
E. ictaluri đã được Fugerson và ctv (2001) phân lập và ghi nhận xuất hiện đầu
tiên trên cá tra bị bệnh mủ gan ở ĐBSCL vào năm 1998 (Fugerson et al.,
2001; Crumlish et al., 2002; Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan,
2007). Ngoài ra, theo Từ Thanh Dung và ctv (2005) vi khuẩn này là tác nhân
gây bệnh mủ gan trên cá tra ở cá tỉnh nuôi cá tra thâm canh như An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, sau đó bệnh lan dần sang các vùng nuôi lân cận. Đặt
biệt, trong thời gian gần đây bệnh này cũng đã xuất hiện ở một số tỉnh mới
nuôi cá tra như Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng…gây thiệt hại lớn cho người
nuôi.
2.3.2 Vi khuẩn Aeromonas
Giống Aeromonas thuộc Aeromonadaceae gồm 2 nhóm: không di động
(A. salmonicada) và di động (A. hydrophyla, A. caviae, và A. sobria). Đặc tính
chung của ba loài vi khuẩn thuộc nhóm di động là vi khuẩn Gram âm, dạng
hình que ngắn, yếm khí tùy tiện. Vi khuẩn Aeromonas di động phân lập từ cá
nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A. hydrophyla.(Bùi Quang Tề,

2006)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

5
Trong các chủng vi khuẩn gây bệnh thuộc giống Aeromonas thì A.
hydrophyla được xem là loài gây bệnh cho cá nước ngọt quan trong nhất. Vi
khuẩn này gây bệnh đốm đỏ trên cá tra và basa (Từ Thanh Dung và ctv.,
2005), bệnh treo râu trên cá trê và bệnh tuột nhớt trên cá bống tượng, bệnh lở
loét và xuất huyết trên baba (Bùi Quang Tề, 2006)

2.4 Các nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên
động vật thủy sản.
Sự kháng thuốc của vi khuẩn nói chung và của vi khuẩn gây bệnh trên
trên động vật thủy sản nói riêng đã được quan tâm, nghiên cứu từ rất lâu. Từ
những năm 50 của thế kỉ XX các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nghiên cứu tới
sự lan truyền rộng rãi của các loài vi khuẩn có khả năng kháng cùng lúc nhiều
loại thuốc kháng sinh thông dụng (Bùi Thị Tho, 2003)
Việc sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy có
thể dẫn đến sự hình thành các mầm bệnh vi khuẩn kháng kháng sinh và gây
tác hại đến động vật nuôi và con người (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2005).
Vì vậy, vấn đề sử dụng kháng sinh từ lâu đã được nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm kiểm soát nhưng cũng không triệt để.
Từ lâu việc sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh cho động vật thủy
sản đã được nhiều người dân sử dụng một cách rộng rải, không đúng qui định.
Trong một nghiên cứu phỏng vấn ở Thái Lan vào năm 2000 cho thấy 20% số
người nuôi tôm đã sử dụng kháng sinh để phòng chống lại các bệnh về vi rút,
thêm vào đó hơn 60% các trại nuôi đã sử dụng kháng sinh để phòng bệnh
(Aquaculture., 2002 trích dẫn bởi vietlinh.com, truy cập ngày 6/11/2008). Còn
ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nghề nuôi tôm biển ngày
càng gia tăng nhất là việc sử dụng kháng sinh do sự chuyển đổi nhanh chống

từ nuôi quảng canh sang thâm canh. Theo một điều tra của Mai Văn Tài và ctv
(2004) có ít nhất 373 loại thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
thì có 138 loại kháng sinh và Huỳnh Thị Tú và ctv (2006) cho thấy có 74 loại
thuốc và hóa chất được sử dụng trong nuôi tôm, trong đó có 19 loại kháng
sinh. Theo kết quả khảo sát về việc sử dụng kháng sinh ở các nước Châu Á
của Mudd (2003), (Trích dẫn bởi Tangtrongpiros., 2005). cho thấy lượng
kháng sinh các nước sử dụng là khá lớn: Trung Quốc 1.500 tấn, Nhật Bản
1.100 tấn, Hàn Quốc 550 tấn, Thái Lan 420 tấn, Ấn Độ 400 tấn, Philippine
350 tấn, Pakistan 200 tấn, Đài Loan 180 tấn, Malaysia 150 tấn, Bangladesh
100 tấn, Việt Nam 50 tấn và Indonesia 20 tấn.
Các kết quả nghiên cứu đó đã cho thấy sự sử dụng sai rộng rãi các loại
thuốc kháng sinh. Từ đó đã tạo ra nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Miranda et.al (2003) đã tìm ra 25 chủng vi khuẩn khác nhau đã kháng
với Oxytetraxyline từ 4 nông trại nuôi cá ở Chile. Ở ĐBSCL đã phân lập được
169 dòng vi khuẩn từ các ao nuôi thủy sản và thử với 6 loại kháng sinh và kết
quả cho thấy 2% kháng với Chloramphenicol, có 59% dòng vi khuẩn kháng
với 4 hay 5 loại kháng sinh trong đó có Chloramphenicol. Có 34% kháng
nhiều loại kháng sinh như Chloramphenicol, Ampicilline, Tetracycline,
Trimethoprim + Sulfamchoxazole, Nitrofurantion (Nguyễn Thanh Phương và
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

6
ctv., 2005). Trong thời gian gần đây, Pender et al (2008) đã nghiên cứu sự
kháng thuốc của Aeromonas được phân lập từ môi trường nước của các ao
nuôi cá da trơn, cá chình và trại sản xuất giống ở Hà Lan, kết quả cho thấy sự
kháng thuốc của Aeromonas như sau ampicilin và oxytetracyclin là 100%,
sulfamethoxazole 24%, trimethoprim 3% và ciprofloxacin và chloramphenicol
là 0%.
Depaola et al., (1988) khảo sát sự kháng thuốc kháng sinh Tetracycline
và Oxytetracycline của vi khuẩn Aeromonas gây bệnh trên cá nheo nuôi ở Mỹ

(Ictalurus punctatus) đã phân lập được 146 dòng vi khuẩn của giống
Aeromonas. Trong đó, có 89 dòng vi khuẩn kháng với Oxytetracycline chiếm
61% và 32 dòng vi khuẩn kháng với Tetracycline chiếm 22%. Ở Mỹ,
Mohamed et.al., (2006) đã phân lập được 81 (90%) dòng vi khuẩn thuộc giống
Aeromonas đã kháng với Tetracycline. Qua kết quả cho thấy sự kháng thuốc
của vi khuẩn đã tăng lên về số lượng chủng vi khuẩn kháng và loại kháng sinh
bị kháng. Waltman and Shotts (1986) đã kiểm tra sự kháng thuốc trên 118
chủng vi khuẩn E. ictaluri phân lập được ở Mỹ với 37 loại kháng sinh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, đa số các vi khuẩn Gram âm nhạy với hầu hết các loại
thuốc đã thí nghiệm. Tuy nhiên, hơn 90% số chủng vi khuẩn kháng với
colistin và sulfamid. Khi được kiểm tra sự nhạy cảm tự nhiên đối với 71 loài
kháng sinh của 102 dòng vi khuẩn Edwarsiella (trong đó có 41 chủng E.
ictaluri) cho rằng tất cả các dòng Edwarsiella đều nhạy cảm tự nhiên với
nhóm kháng sinh tetracycline, β-lactamin, quinolone, chloramphenicol,
nitrofurazion… Đồng thời tất cả các chủng đều kháng tự nhiên với nhóm
kháng sinh macrolid và kháng sinh oxonilic acid (Stock et. al., 2001)
Đối với bệnh mủ gan trên cá tra nuôi ở Việt Nam thì vi khuẩn phân lập
được từ cá bệnh là vi khuẩn E. ictaluri và nghiên cứu sự kháng thuốc của loài
vi khuẩn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài vi khuẩn này thể hiện tính đề
kháng và đa kháng với các loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị
bệnh. Tuy nhiên, số lượng, tỷ lệ chủng đề kháng và loại kháng sinh bị kháng
khá khác nhau theo địa phương có bệnh xảy ra (Nguyễn Hữu Thịnh và Trương
Thanh Loan., 2007) điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu của Crumlish
et. al (2002). Kết quả nghiên cứu này cho rằng vi khuẩn E. ictaluri phân lập
trên cá tra nuôi thuộc tỉnh An Giang chỉ kháng với oxolinic acid trong khi vi
khuẩn được phân lập từ cá nuôi thuộc tỉnh Cần Thơ lại cho kết quả kháng với
oxytetracycline và sulphomamid. Đồng thời, cùng với nghiên cứu của Depaola
et al (1995) còn cho thấy số lượng và tỉ lệ chủng đề kháng khác nhau theo mùa
vụ nuôi. Ngoài ra, thì sự kháng kháng sinh cũng rất khác nhau giữa các loài vi
khuẩn gây bệnh ví dụ như sự kháng Aminoglycoside của E. coli được phân lập

vào mùa xuân thì cao hơn các loài khác (Depaola et al., 1995). Theo một điều
tra của Matyar et.al (2004) sự kháng thuốc của vi khuẩn còn khác nhau tùy
theo vị trí phân lập được chúng. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy vi khuẩn phân
lập từ mang của cá thì đã kháng với 7 loại kháng sinh trong khi vi khuẩn phân
lập được trong nội tạng thì chỉ kháng với 5 loại kháng sinh.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

7
2.5 Thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản.
2.5.1 Tổng quan về kháng sinh
Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo hóa học phức tạp mà
hiện nay chúng ta mới biết được một số chất, phần lớn chúng do vi trùng, nấm
và xạ khuẩn sinh ra. Có tác dụng diệt hay ngăn cản sự phát triển của các vi
sinh vật gây bệnh và không gây bệnh cho vật chủ (Bùi Quang Tề và ctv.,
2005). Hiện tượng kháng sinh được Alexender Fleming phát hiện từ năm 1928
thông qua phát hiện qua chất penicillin do một loại nấm có tên là penicillium
notatum sản sinh ra. Đến năm 1940 người ta đã sản xuất thành công penicillin,
thử nghiệm trên động vật đã cho kết quả tốt, đến năm 1946 đã sản xuất được
penicillin kết tinh, từ đó đã bắt đầu thời kỳ mới của kháng sinh (Prescott,
2000; Bùi Quang Tề và ctv., 2005).
Việc phát minh ra kháng sinh đã làm thay đổi mang tính cách mạng
trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Lúc mới phát hiện chúng được xem
như một loại thần dược để trị bệnh nhiễm khuẩn trên cơ thể người và trên
động vật. Trong nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị
bệnh do vi khuẩn, nấm…đã góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất và
sản lượng của ngành. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh như là sử dụng một
con dao hai lưỡi: nếu biết rõ tính chất, tác dụng, dùng đúng bệnh, đúng liều
đúng cách, nó giúp ta trị được nhiều bệnh nguy hiểm mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Ngược lại, sử dụng bừa bãi không đúng nguyên tắc sẽ gây ra những hậu

quả nghiêm trọng, chẳng những không trị được bệnh mà còn dẫn đến hiện
tượng lờn thuốc của vi khuẩn, nghiêm trọng hơn là có thể làm chết sinh vật và
biến đổi hệ vi khuẩn của người tiêu dùng hoặc làm cho người tiêu dùng cũng
bị kháng thuốc (Bùi Thị Tho, 2003).
Ảnh hưởng của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trên động vật nuôi
đến sức khỏe con người là một vấn đề hết sức gay gắt và còn nhiều tranh luận.
bằng nhiều con đường khác nhau, vi khuẩn gây bệnh trên động vật nuôi có thể
truyền gen kháng thuốc kháng sinh sang vi khuẩn gây bệnh ở người. Khi đó,
việc điều trị bệnh cho con người trở nên khó khăn và phức tạp hơn. (Prescott,
2000).
Sự trao đổi của vi khuẩn gây bệnh giữa con người và động vật với nuôi
trồng thủy sản (hình 2.1).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

8



Hình 2.1: Các con đường trao đổi sự kháng thuốc của vi khuẩn giữa động vật và con người
(Prescott ., 2000)
2.5.2 Sự kháng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản
Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể
chịu được tác động của các loại kháng sinh. Các gen kháng thuốc thường có
sẵn trong các loài vi sinh vật tạo ra kháng sinh bảo vệ chúng khỏi tác động của
thuốc kháng sinh này. Những gen này có thể được hình thành trong các loài vi
khuẩn khác thông qua sự trao đổi gen với một vi khuẩn tạo ra kháng sinh, do
vậy chúng có khả năng tạo ra cơ chế làm trung hoà hoặc phá huỷ các loại
thuốc kháng sinh (Bùi Thị Tho, 2003).
2.5.3 Cơ chế của sự kháng thuốc
Một số loài vi sinh vật có sẵn khả năng chịu được một số loại kháng

sinh nhất định. Sự kháng thuốc kháng sinh có thể coi như là đặc tính vốn có
hoặc có thể được hình thành của các vi sinh vật này. Có nhiều cách khác nhau
gây ra sự kháng thuốc của vi sinh vật. Có ba cơ chế thường gặp của hiện tượng
đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn: Thay đổi vị trí đích tác động; Thay đổi sự thu
nhận kháng sinh, và bất hoạt kháng sinh (Bùi Kim Tùng, 2001). Ngoài ra, hiện
tượng kháng thuốc có thể xảy ra theo một trong những cơ chế sau đây.
Ø Làm thay đổi mục tiêu tác động của thuốc trên vi khuẩn ví dụ làm thay
đổi protein trên vi khuẩn mà thuốc kháng sinh sẽ bám vào để tác động.
CON NGƯỜI
Bệnh viện, thành
phố, nông thôn

ĐỘNG VẬT
TRÊN CẠN
Cừu, Ngựa, Heo,
Gia Cầm, Bò
Sông, su
ối

Thịt
Chế
biến

ớc uống

U
ỐNG

HỆ THỰC VẬT
Rau

Cây ăn quả

ớc uống

Nước
th
ải

Bơi lội
Th
ức ăn
gia súc
Biển
MÔI TRƯỜNG
NUÔI THUỶ SẢN
(cá và giáp xác)


mổ
Tiếp xúc trực tiếp
Chu
ẩn
bị, nấu,
nướng
Vật nuôi trong nhà
P
h
ế phẩm

Ngu

ồn n
ư
ớc ,
chất thải của
nông trại
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

9
Ø Vô hiệu hóa thuốc bằng enzyme bêta lactamase.
Ø Làm giảm độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn nên thuốc không tác
động được.
2.6 Các nhóm kháng sinh thường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
2.6.1 Nhóm beta-lactamin.
Là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn có phổ kháng khuẩn hẹp,
chủ yếu có tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) và một ít vi khuẩn Gram (-). Do
màng tế bào của vi khuẩn Gram (-) có tỉ lệ lipit cao nên nó kỵ nước, còn nhóm
β-lactamin phải khuếch tán qua các ống dẫn protein nằm trên bề mặt màng
(Prescott, 2000; Bùi Kim Tùng, 2001). β-lactamin không có ảnh hưởng độc
đối với cơ thể, trừ một số cơ thể có cơ địa dị ứng. Đối với kháng sinh thuộc
nhóm này có thể sử dụng liều cao. Liều độc gấp 7.600 lần so với liều điều trị
(Bùi Thị Tho, 2003). Đại diện của nhóm này thường được dùng trong thủy sản
là Amoxilline, ampicillin (Lê Thị Kim Liên và Nguyễn Quốc Thịnh, 2005)
Ampicillin
Là thuốc kháng sinh có phổ tác dụng rộng, có tác dụng với mốt số
lượng lớn vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Có thể so sánh ampicillin với các
thuốc có phổ tác dụng rộng như chloramphenicol, tetracyclin…Thuốc có tính
acid, khi ở dạng muối rất dể tan trong nước (Bùi Thị Tho, 2003). Khi được
dùng để điều trị, thuốc phân tán điều trong cơ thể nhưng tập trung nhiều ở gan,
thận, một phần nhỏ ngấm vào dịch não tủy. Thuốc được thải trừ qua thận ở
dạng nguyên thủy (Võ Văn Ninh, 2001) ra môi trường ngoài nên rất dễ gây ra

hiện tượng kháng với loại thuốc này của vi khuẩn.
2.6.2 Nhóm Tetracyclin
Là thuốc ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.
Nó phụ thuộc vào độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Đây là nhóm kháng
sinh có phổ hoạt rất rộng. Tác dụng cả đối với nhóm vi khuẩn Gram (-) và
Gram (+) nhưng vi khuẩn Gram (+) mẫn cảm với thuốc hơn là Gram (-), virus
có kích thướt lớn, ký sinh trùng (Bùi Thị Tho, 2003; Bùi Quang Tề và ctv.,
2005)
Nhóm này gồm các loại kháng sinh tetracyclin (oxytetracycline,
clortetracyclin, dimeclocyclin, methylencyclin) doxycyclin, minocyclin…
Trong đó, doxycyclin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong ruột và hấp thu
qua ruột cao gấp 10 lần so với các kháng sinh khác cùng nhóm. Do đó các
kháng sinh thuộc nhóm này ngoài doxycyclin thì không nên điều trị bằng cách
trộn vào thức ăn. Tetracycline dùng để trị nhiễm khuẩn toàn thân và nhiễm
trùng ruột. khi điều trị bệnh bằng các kháng sinh thuộc nhóm này không nên
kết hợp với ampicillin, erythromycin, colistin… như thế sẽ gây ra tác dụng đối
kháng làm giảm tác dụng của thuốc chẳng những không khỏi bệnh mà còn gây
ra hiện tượng kháng thuốc (Bùi Kim Tùng, 2001). Clortetracyclin, doxycyclin
khi được dùng để kiểm tra kháng sinh đồ kết quả vẫn còn nhạy với nhóm vi
khuẩn Vibrio sp. Nên được dùng để điều trị bệnh phát sáng trên tôm sú và
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

10
dùng để thay thế các thuốc bị cấm như chloramphenicol, nitrofuran…(Bùi
Quang Tề và ctv., 2005)
Theo Bùi Thị Tho (2003) thì thuốc thuốc kháng sinh thuộc nhóm này
đã bị nhiều loài vi khuẩn kháng lại do nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị
cũng như dùng làm thức ăn bổ sung. Thực tế đã phân lập được nhiều chủng vi
khuẩn kháng với tetracycline (Depaola el al., 1995; Waltman et al., 1996;
Mohamed Nawaz et al., 2006)

2.6.3 Nhóm Quinolone
Là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, chúng có tác dụng ức chế
tổng hợp AND. Các thuốc thuộc nhóm này được phát triển qua 2 thế hệ với
phổ kháng sinh và cơ chế kháng khuẩn khác nhau. Thế hệ thứ nhất có phổ
kháng khuẩn hẹp, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram (-). Thế hệ thứ hai có
phổ kháng khuẩn vừa nhanh vừa mạnh, phổ kháng khuẩn được mở rộng trên
vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Các loại kháng sinh thuộc nhóm này là
enrofloxacin, norfloxacin, ofloxacin,ciprofloxacin, oxonilic acid… (Bùi Thị
Tho, 2003).
Trong nuôi trồng thủy sản các kháng sinh thuộc nhóm Quinolone được
sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri như
enrofloxacin, norfloxacin rất có hiệu quả (Từ Thanh Dung và ctv., 2005).
Trong điều trị bệnh phát sáng trên tôm do vi khuẩn Virio sp thì các loại kháng
sinh norfloxacin và oxonilic acid thường được sử dụng (Đỗ Thị Hòa và ctv.,
2005).
2.6.4 Nhóm phenicol
Đây là nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn nhưng cũng có tác
dụng diệt khuẩn trong một số trường hợp bệnh truyền nhiễm với những điều
kiện nhất định và nồng độ cao hơn. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn với
nồng độ thấp. hoạt phổ của nó rất rộng, tác dụng trên nhiều loài vi khuân
Gram (+) và Gram (-), vi rút có kích thướt lớn ( Bùi Thị Tho, 2003).
2.6.5 Nhóm Sulphamid (sulfonamide)
Đây là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên vi khuẩn Gram
(-) và một số vi khuẩn Gram (+). Sulphamid với liều kiềm khuẩn sẽ ức chế sự
sinh sản phát triển của vi khuẩn do thuốc cạnh tranh với acid para
amonozenzoic một yếu tố sinh trưởng cần cho sự phát triển của mọi loại tế bào
trong đó có cả tế bào vi khuẩn (Bùi Thị Tho, 2003).
Các loại thuốc thuộc nhóm này thường được dùng trong thủy sản là
trimethoprim, sulfamethizole và dạng kết hợp để trị bệnh đỏ mỏ, viêm ruột,
xuất huyết, đốm đỏ, trắng đuôi do vi khuẩn gây ra trên cá và phát sáng do vi

khuẩn gây ra trên tôm (Đỗ Thị Hòa và ctv., 2004), (Bùi Quang Tề, 2002).

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

11
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng
Cá tra có dấu hiệu bệnh nuôi ở vùng nước lợ trên địa bàn hai tỉnh Trà
Vinh và Bến Tre.
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm
Bộ tiểu phẩu, khay nhựa, đèn cồn, bình xịt cồn, que cấy, giấy vệ sinh,
cốc thủy tinh, bút lông dầu, cân, thước đo, pipet, micropipette, hộp đầu col,
đầu col, đĩa Petri, ống nghiệm, chai nấu môi trường.
Dụng cụ thu mẫu, chai nút mài 100 ml, chai nhựa 1 lít, bao nilon, dây
thun, dụng cụ thu mẫu cá.
Tủ ấm, tủ cấy vi khuẩn, tủ lạnh, nồi autoclave, tủ sấy.
3.2 Hóa chất và môi trường
3.2.1 Hóa chất
Nước cất, muối NaCl, dung dịch nhuộm Gram, cồn tuyệt đối, Chlorine
viên, paraffin
3.2.2 Môi trường
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: TSA (Tryptone soya agar), EMB (Eosin
methylen blue Lactose sucrose Agar), BHI (Brain heart in broth), EIA
(Edwadsiella ictaluri agar), MHA (Mueller-Hinton Agar), glycerol…(các môi
trường có nguồn gốc từ Merck)
Các hóa chất môi trường test sinh hóa: O/F test, H
2
O

2
, giấy test
oxidase, Bộ kit API 20E (BIOMÉRIEUX)
Các loại kháng sinh dùng trong nghiên cứu kháng sinh đồ ): Cefazoline
(CEZ), Chloramphenicol (CHL), Tetracycline (TE), Flofenicol (FFC),
Doxyciline (DO), Streptomycine (SM), Ampiciline (AM). (các đĩa khnág sinh
mua từ Biorad)
Kháng sinh tinh dùng trong xác định MIC: Chloramphenicol,
Oxytetracycline, Streptomycine (nguồn gốc Oxoid).
Các loại dụng cụ và hóa chất cần thiết khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra
Tiến hành điều tra những hộ nuôi cá tra trên vùng nước lợ ở Trà Vinh
và Bến Tre về tình hình dịch bệnh trên cá và những loại thuốc/hóa chất thường
được dùng để phòng và xử lý khi có bệnh xảy ra bằng các phiếu câu hỏi đã
chuẩn bị trước (phiếu điều tra xem phụ lục 1).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

12
Địa điểm thu mẫu và điều tra được chọn theo vùng có nuôi thâm canh
cá tra cao ở Trà Vinh và Bến Tre.
Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mền Excel.
3.3.2 Phương pháp thu mẫu
Chọn điểm thu mẫu: ao nuôi cá tra thịt thâm canh ở vùng nước lợ hai
tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
Mỗi lần thu 5 con cá tra. Nếu ao bệnh thì thu 3-4 con cá bệnh và 1-2
con cá khỏe. Đồng thời với việc thu mẫu cá phân tích thì cũng cần ghi nhận
thông tin thêm về kỹ thuật nuôi, hiện trường ao nuôi, dấu hiệu bên ngoài, bên
trong của cá (phiếu thu thập thông tin xem phụ lục 2).
Phương pháp thu mẫu cá theo tài liệu của Furones (2001)

Khi mẫu được tiến hành thu tại chỗ, tối thiểu 5-10 con cá có biểu hiện
lờ đờ được lấy mẫu. Giết chết cá bằng cách ấn mạnh lưỡi dao mổ xuyên qua
đỉnh hộp sọ hoặc gây chết cá với phương pháp hủy tỷ bằng kim mũi giáo.
Mẫu được chuyển đến phòng thí nghiệm, tối thiểu 5-10 con cá còn sống
phải được lựa chọn cẩn thận được chứa trong các thùng chứa nước thích hợp
với nồng độ oxy bão hòa. Nếu như cá được chuyển đi sau khi chết, chúng
được đóng gói riêng và để trong nước đá.
Gan, thận và tỳ tạng của từng con cá được cấy trên môi trường TSA
(Tryptone soya agar), trong điều kiện tiệt trùng. Những khuẩn lạc rời và hình
dạng đặc trưng của Edwardsiella và Aeromonas được tách ròng và lưu giữ để
định danh, lập kháng sinh đồ và MIC.
3.3.3 Phương pháp định danh vi khuẩn
Phương pháp định danh vi khuẩn: xác định các đặc điểm về hình thái ,
sinh hóa, kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản và sử dụng bộ kit API 20E
(BIOMÉRIEUS)
Vi khuẩn được định danh theo phương pháp của Frerichs và Millar
(1993)
v Các bước thực hiện ( phụ lục 3)
3.3.4 Phương pháp lập kháng sinh đồ
Phương pháp làm kháng sinh đồ của hai nhóm vi khuẩn Aeromonas spp
và E.ictaluri bằng phương pháp Kirbry-Bauer, sử dụng môi trường MHA
(Mueller-Hinton Agar), chọn 7 loại kháng sinh: cefazoline (CEZ),
chloramphenicol (CHL), tetracycline (TE), florfenicol (FFC), doxyciline
(DO), streptomycine (SM), ampicilline (AM).
v Các bước lập kháng sinh đồ theo phương pháp của Kirbry-Bauer,
1966
Ø Mật số vi khuẩn được xác định dựa vào phương pháp so màu trên
máy quang phổ
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


13
Vi khuẩn sau khi được phục hồi và tách ròng đến thuần thì tiến hành
kiểm tra kháng sinh đồ.
Dùng que cấy tiệt trùng lấy khuẩn lạc trên đĩa vi khuẩn cho vào ống
nghiệm chứa 10 ml nước muối sinh lý (0,85% NaCl) đã tiệt trùng. Trộn đều
trên máy voxtec sau đó đem đo trên máy so màu quang phổ ở bước sóng
610nm, điều chỉnh độ đục ở mức OD=0,1 ± 0,02. Khi đó mật độ vi khuẩn
trong ống nghiệm vào khoảng 1x10
8
cfu/ml.
Ø Sau khi đã xác định mật số vi khuẩn thì tiến hành cho vi khuẩn lên
môi trường thạch
Sử dụng tăm bông tiệt trùng nhúng vào dung dịch vi khuẩn, quét đều
lên môi trường thạch MHA. Sau đó để yên khoảng 1 phút rồi dùng pel tiệt
trùng lấy đĩa thuốc kháng sinh đặt vào đĩa Petri sao cho khoảng cách giữa 2
tâm của các đĩa thuốc kháng sinh khoảng 24 mm và khoảng cách giữa tâm đĩa
kháng sinh với mép đĩa Petri 10-15 mm. Mỗi đĩa Petri (Φ 100 mm) môi trường
đặt tối đa 6 đĩa kháng sinh.
Ø Đọc kết quả
Đo đường kính vòng vô trùng (mm) dựa vào chuẩn đường kính vòng vô
trùng của tài liệu CLSI (2006b) để xác định loại kháng sinh nhạy, trung bình
nhạy và kháng.
3.4.5 Phương pháp xác định MIC
Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn dựa
trên phương pháp pha loãng môi trường loãng (Clinical and Laboratory
Standards Institute (CLSI). 2006b), Các bước tiến hành như sau:
Ø Chuẩn bị môi trường-hóa chất
Vi khuẩn được lấy từ tủ âm 80
o
C sau khi rã đông thì được cấy lên môi

trường TSA, ủ trong tủ ấm từ 28
o
C sau 24 giờ với vi khuẩn Aeromonas và 48
giờ với vi khuẩn Edwardsiella. Riêng với vi khuẩn đối chứng E. coli (ATCC
25922), ủ ở 37
o
C trong 24 giờ.
Kiểm tra và ghi nhận các đặc điểm hình thái của vi khuẩn, hình dạng,
kích thước màu sắc khuẩn lạc và nhuộm Gram để xác định tính thuần. Nếu vi
khuẩn chưa thuần thì tiếp tục tách ròng cho đến khi đạt được đĩa cấy thuần.
Khi vi khuẩn đã thuần, lấy lấy một ít khuẩn lạc trên đĩa TSA cho vào
ống nghiệm chứa 5 ml BHIB, ủ ở 28
o
C, trong 18-20 giờ.
Ø Chuẩn bị dung dịch thuốc
Sau khi lập kháng sinh đồ chọn 3 loại kháng sinh kháng làm MIC.
Chuẩn bị dung dịch thuốc gốc: Chuẩn bị 2 chai dung dịch thuốc gốc có
nồng độ 1024 và 256 µg/ml bằng dung môi thích hợp cho mỗi loại thuốc
kháng sinh.
Pha loãng 2 lần để có các nồng độ: 0,25; 0,5; 1; 2; 4; 8; 16; 32; 64; 128;
256; 512; 1024 µg/ml. Pha loãng bằng nước muối sinh lý (Bảng 8 phụ luc 4)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

14
Chú ý:
Ống nghiệm có nồng độ thuốc 512 và 256 µg/ml sẽ được pha loãng từ
dung dịch thuốc gốc 1024 µg/ml.
Những ống nghiệm thuốc còn lại 128; 64; 32;…;0,25 µg/ml được pha
loãng từ dung dịch thuốc gốc 256 µg/ml.
Cần lắc đều dung dịch thuốc trước khi pha loãng các dung dịch thuốc

tiếp theo.
Nồng độ thuốc sẽ giảm đi một nữa khi cho dung dịch vi khuẩn vào.
Ghi tên thuốc và nồng độ trước khi bắt đầu thí nghiệm.
Ø Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn
Xác định mật số vi khuẩn bằng máy so màu quang phổ ở bước sóng
610 nm và điều chỉnh mật độ vi khuẩn bằng môi trường BHIB (không dùng
nước cất) ở điểm OD = 0,1 ± 0,02 (mật số vi khuẩn khoảng 1x10
8
CFU/ml) rồi
pha loãng xuống 1000 lần để mật độ vi khuẩn còn khoảng 1x10
5
CFU/ml. Sau
đó, mỗi chủng vi khuẩn đều được cấy trên môi trường TSA để kiểm tra sự
thuần chủng và được ủ trong điều kiện với các ống MIC.
Cho 3 ml dung dịch vi khuẩn vào từng ống nghiệm có chứa 3 ml dung
dịch thuốc ở các nồng độ khác nhau: 0,25; 0,5…1024 µg/ml (cần lắc đều ống
kháng sinh trước khi cho vào ống nghiệm).
Thí nghiệm có 2 đối chứng:
Đối chứng âm: (3 ml BHIB + 3 ml nước muối sinh lý)
Đối chứng dương: (3 ml dung dịch vi khuẩn + 3 ml nước muối sinh lý)
Tất cả các ống nghiệm được ủ ở 28
o
C, trong 20-24 giờ.
Ø Đọc kết quả
Kiểm tra sự thuần chủng của vi khuẩn, nếu có tạp khuẩn thì loại bỏ kết
quả hoặc loạt ống nghiệm của chủng vi khuẩn nào phát triển không liên tục,
làm lại thí nghiệm.
Đọc kết quả bằng cách so sánh độ đục của ống MIC với ống đối chứng
âm và dương.
Giá trị nồng độ MIC được xác định là nồng độ thấp nhất của thuốc

kháng sinh, ở đó không có sự phát triển của vi khuẩn.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

15
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra

Bảng 4.1 Bản đồ địa chính tỉnh Bến Tre và Trà Vinh (địa điểm điều tra và thu mẫu được
khoanh tròn)
4.1.1 Tình hình chung
Bến Tre là một tỉnh giáp biển phía đông có nghề nuôi cá tra mới phát
triển, năm 2008 diện tích nuôi là 720 ha trong đó diện tích nuôi ở vùng nước
lợ đạt 112 ha, chiếm gần 1/5 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh, năng suất 150
tấn/ha.
Trà Vinh là tỉnh ven biển phía đông, nghề nuôi cá tra chỉ mới bắt đầu
trong những năm gần đây (2003), năm 2008 diện tích nuôi cá tra của tỉnh là
104 ha với tổng sản lượng cá tra thương phẩm là 4.700 tấn.
Nhưng do tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra gần đây của Trà Vinh và
Bến Tre không ổn định nên có xu hướng giảm diện tích, sản lượng. Nguyên
nhân do những năm qua đa phần người nuôi cá tra đều không có lãi, giá thành
giá thành sản xuất cao nhưng giá bán cá không đủ bù chi. Bên cạnh đó, các hộ
nuôi chưa liên kết được với nhà máy chế biến, số cơ sở nuôi đã cho thuê hoặc
sang nhượng cho doanh nghiệp có nhà máy chế biến xuất khẩu. Nguyên nhân
sâu xa là do thiếu thông tin về thị trường nên việc bố trí sản xuất chưa hợp lý,
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

16
sản phẩm có lúc thừa, lúc thiếu; giá cả con giống, thức ăn, thuốc thủy sản ngày
càng cao, đặc biệt là môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng

nhiều, khả năng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây bệnh ngày càng tăng
gây khó khăn trong việc điều trị.
4.1.2 Thông tin về kỹ thuật nuôi
Kết quả điều tra cho thấy diện tích nuôi cá tra trung bình ở Trà Vinh và
Bến Tre là tương đối nhỏ (2.132 ± 975m
2
) hơn so với các tỉnh có truyền thống
nuôi các tra như Cần Thơ và An Giang (15.439 ± 25.436 m
2
) (Nguyễn Tấn
Duy Phong, 2008). Diện tích nuôi của các hộ ở đây còn nhỏ là do nơi đây vừa
mới chuyển đổi từ làm ruộng, vườn sang nuôi cá và hiệu quả mang lại từ nuôi
cá trong thời gian gần đây không cao nên nhiều người dân khu vực này chưa
dám mạnh dạng đầu tư nuôi với diện tích lớn. Bên cạnh đó, diện tích nuôi nhỏ
và đa số các ao nuôi lại nằm giữa các vườn cây ăn trái nên làm cho ao nuôi
kém thông thoáng, không tạo được sự ổn định của các yếu tố môi trường nước
nhất là khi thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi dẫn đến cá
dễ bị bệnh.
Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích nuôi trung bình của các hộ ở Trà Vinh
(1.910 ± 1.009 m
2
) là nhỏ hơn và có sự dao động lớn về diện tích giữa các hộ
nuôi hơn so với Bến Tre (2.483 ± 932 m
2
)
Bảng 4.1 Diện tích mặt nước trung bình của các hộ nuôi
Địa điểm Diện tích trung bình (m
2
)
Trà Vinh 1910,53 ± 1009,34

B
ến Tre

2483,33 ± 932,39

Chung 2132,26 ± 975,83
Độ sâu mực nước trong ao có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình sinh
trưởng và phát triển của cá (Phạm Minh Thành, 2008), thông qua tác động trực
tiếp lên các yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan,
pH…Theo kết quả điều tra của Nguyễn Chính (2005) thì độ sâu trung bình của
ao nuôi cá tra vùng An Giang, Cần Thơ là từ 2,5-5 m và trung bình là 3,8m
(Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008), trong khi độ sâu trung bình của các ao nuôi ở
Trà Vinh và Bến Tre là 3.17 ± 0.58 (m), so với các tỉnh có truyền thống và
nhiều kinh nghiệm nuôi cá tra thì độ sâu mực nước ở đây có thấp hơn không
lớn. Theo ý kiến của các hộ nuôi nơi đây độ sâu ao thấp hơn là do điều kiện
địa lý nơi đây có lớp đất phèn tiềm tàng, nếu đào sâu sẽ ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe cá nuôi.
Theo kết quả điều tra về mật độ nuôi ở An Giang và Cần Thơ của
Nguyễn Chính (2005) là 26 con/m
2
, Trần Anh Dũng (2005) là 27,7 con/m
2
, thì
mật độ nuôi trung bình của hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre là tương đối cao
(34.58 ± 8.78 con/m
2
). Mật độ nuôi ở đây cao là do tâm lý chung của đa số các
hộ nuôi là họ muối thả cá giống để trừ hao lượng cá hao hụt sau khi thả và các
hộ lại cho rằng trên cùng diện tích thì thả mật độ cao thì sẽ cho năng suất cao
dù không tốn nhiều công chăm sóc hơn thả thưa. Mặc khác, diện tích nuôi của

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

17
các hộ ở đây là tương đối nhỏ, chi phí đầu tư con giống ban đầu thấp nên họ
thường thả với mật độ cao.
Mật độ nuôi của các hộ dân ở Trà Vinh và Bến Tre là tương đối cao mà
kinh nghiệm và kiến thức về nuôi cá của họ là không cao nên rất dễ dẫn đến ô
nhiễm môi trường nuôi, thường xuyên xuất hiện bệnh trên cá nuôi từ đó dẫn
đến hiệu quả đầu tư thấp.
4.1.3 Thông tin về tình hình dịch bệnh và sử dụng thuốc-hóa chất
Cũng như nhiều hộ nuôi ở các tỉnh khác, các hộ nuôi cá ở Trà Vinh và
Bến Tre đều mua con giống từ cá trại ương cá tra giống ở tại địa phương và
các tỉnh lân cận, 100% số hộ được điều tra đều không có ương cá giống tại nhà
do đó nguồn con giống không ổn định và tỉ lệ hao hụt cao trong quá trình vận
chuyển.
Theo kết quả điều tra 100% hộ nuôi đều sử dụng thức ăn viên trong khi
ở An Giang chỉ có 80% và Cần Thơ 50% (Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008). Tất
cả các hộ nuôi cá ở đây đều dùng thức ăn công nghiệp là do nơi này không có
nguồn thức ăn tự chế hoặc có nhưng giá thành cao sử dụng không kinh tế.
Việc sử dụng thức ăn viên tạo điều kiện dễ dàng cho các hộ nuôi ở đây trong
việc quản lý chất lượng môi trường nước và chủ động được nguồn thức ăn.
Chi phí thức ăn chiếm khoảng 80% tổng chi phí đầu tư nuôi cá, do đó quản lý
tốt nguồn thức ăn và khâu cho ăn sẽ mang lại hiệu quả cao trong nuôi cá, điều
này rất cần thiết cho những tỉnh mới đầu tư nuôi cá như Trà Vinh và Bến Tre.
Thời gian nuôi cá trung bình của cá hộ nuôi ở Trà Vinh và Bến Tre là
6,95 ± 0,55 tháng cao hơn so với thời gian nuôi của các hộ nuôi ở An Giang
6,7 tháng và Cần Thơ 6,9 tháng (Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008). Thời gian
nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ con giống ban đầu, dịch bệnh,
thời tiết, giá cả thị trường, trong đó giá cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến
thời gian nuôi. Trong đợt khảo sát và thu mẫu lần này vào thời điểm giá cá

nguyên liệu đang sụt giảm mà giá thức ăn lại tăng cao nên nhiều người dân đã
hạn chế cho ăn hoặc cho ăn cầm chừng làm thời gian nuôi kéo dài.
Biện pháp phòng và xử lý bệnh của người nuôi ảnh hưởng lớn đến
thành công trong quá trình nuôi, như nhiều hộ nuôi cá có kinh nghiệm ở cá
tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ thì các hộ nuôi ở đây cũng sử dụng các
loại thuốc và hóa chất thông dụng để cải tạo ao trước khi nuôi như vôi (87%),
BKC (87%), Zeolite (51,61%)…Biện pháp cải tạo ao của những người nuôi
của hai tỉnh này đều là cải tạo ước, không phơi đáy ao trong quá trình xử lý, và
khi lấy nước vào ao nuôi đa số không dùng lưới lọc dẫn đến lượng cá tạp trong
ao nuôi khá nhiều sẽ cạnh tranh thức ăn và chổ ở với cá nuôi.
Từ việc cải tạo ao không tốt, nguồn nước cấp không qua xử lý và nhiều
nguyên nhân chủ quan khác làm cho cá nuôi dễ xảy ra bệnh. Qua kết quả khảo
sát của các hộ dân ở đây thì trong suốt vụ nuôi hầu hết đều có bệnh xảy ra.
Các bệnh nhiễm khuẩn mà các hộ nuôi ở Trà Vinh và Bến Tre thường gặp
phải là bệnh gan thận mủ (100% hộ nuôi đều gặp phải), bệnh xuất huyết
(70,96%), hai loại bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn cá nhỏ (dưới 3 tháng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

×