Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã thể hiện địa vị vai trò của mình trong gia
đình rất rõ nét. Trong gia đình dưới chế độ mẫu quyền, phụ quyền, trong xã hội
phong kiến hay trong xã hội hiện đại thì thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ
nữ cũng không hề thay đổi. Người phụ nữ với chức năng làm mẹ đã mang nặng đẻ
đau để duy trì nòi giống đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển.
Qua nhiều thời đại, trên tất cả các phương diện người phụ nữ Việt Nam đã có đóng
góp to lớn cho gia đình và xã hội. Ngoài việc chăm sóc con cái, người phụ nữ còn
quán xuyến cả những công việc khác như chăm sóc người , người ốm, làm các
công việc dọn dẹp nhà cửa, nội trợ, lo cái ăn, cái mặc…Chính sự đảm đang, gánh
vác việc làm này mà người phụ nữ có chức năng “nội tướng”.
Trong xã hội hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò “nội tướng”
có thể sẽ khác đi, lo toan có thể sẽ giảm đi, nhưng mọi việc trong nhà vẫn đều do
phụ nữ đảm nhận. Những công việc thoạt nhìn như không tạo nên của cải vật chất
hoặc thu nhập trực tiếp cho gia đình, nhưng lại tạo nên của cải tinh thần vô cùng to
lớn.
Có thể nói trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn giữ một vai trò trọng yếu,
nếu chưa nói là quyết định trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, trong việc tạo
nên tâm trạng gia đình hòa thuận êm ấm, tạo nên tổ ấm của mỗi người Việt Nam.
Truyền thống giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam:
Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng.
Người phụ nữ trong gia đình bên cạnh thiên chức làm mẹ, làm thầy, họ còn là ngọn
lửa quy tụ gia đình, họ cho chồng niềm vui, tình cảm, lòng nhân hậu, họ cho con
niềm tin, lòng tự hào, cho dòng sữa, nhịp thở, tình thương…..Vai trò “nội tướng”
với những đức hy sinh: khiêm nhường, lòng chung thủy, tinh thần trách nhiệm,
người phụ nữ khẳng định ưu thế nổi trội về vai trò trong việc quản lý, hoàn thiện
đời sống gia đình, tổ chức văn hóa, nền tảng của xã hội.
Hình ảnh người phụ nữ lao động-sản xuất nông nghiệp, đắp đê, đào mương, làm
thủy lợi, săn thú, khai hoang, lập ấp, tần tảo chăn nuôi, đảm đang việc chợ
búa….đã tạo nên giá trị hệ thống văn hóa lao động.
Người phụ nữ trong gia đình đã tạo nên, duy trì và hoàn thiện giá trị trong văn hóa
Ăn của người Việt. Người phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hóa “ ẩm
thực Việt Nam”
Hình ảnh các liệt nữ anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua
các thời đại: Bà Trưng-Bà Triệu – Bùi Thị Xuân….. và tuyên ngôn bất hủ “giặc
đến nhà, đàn bà cũng đánh”, người phụ nữ Việt Nam đã tạo nên giá trị đặc sắc nhất
của nền văn hóa truyền thống, đó là chủ nghĩa yêu nước, yêu tự do, độc lập.
Trong nền văn chương, từ thế kỷ XV-XVIII nổi lên hàng loạt những người phụ nữ
“văn hay, chữ tốt” như: bà Ngô Chi Lan , Đoàn Thị Điểm. Cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX, xuất hiện bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương...Trong nền văn chương
thời cổ, phụ nữ Việt Nam đã góp phần cống hiến lớn lao trong việc sáng tạo nên
một nền văn hóa dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đáu hy
sinh, trí tuệ, tài năng vô cùng nhân hậu trong nhiều thế kỷ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng với sự khởi sắc về kinh tế, ổn định về
chính trị, an toàn xã hội….Chúng ta cũng gặp nhiều vấn đề đối phó, ngăn chặn, bài
trừ như: Cờ bạc, mại dâm, nghiện hút….Song song với việc ngăn chặn đẩy lùi các
tệ nạn xã hội, người phụ nữ Việt Nam còn giữ vai trò tích cực trong việc xây dựng
nền văn hóa mới của dân tộc trên cơ sở phát huy những net văn hóa truyền thống .
và tiếp thu có chọn lọc để phát triển những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hình ảnh người Phụ nữ Việt Nam đã trở thành biểu tượng tuyệt vời của nền văn
hóa mới, trong thời đại mới. Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước
đã vạch sẵn những con đường: Xây dựng con người mới, lối sống mới, con người
mới bắt nguồn từ mỗi gia đình
Truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường, chống ngoại xâm của phụ nữ Việt
Nam: Trong những hoàn cảnh xã hội, bối cảnh địa lí khắc nghiệt, người phụ nữ đã
vất vả trăm bề, lo lắng ngược xuôi cho gia dình và dòng tộc, nên khi thống trị bị
bóc lột thì nỗi khổ cực tăng lên hàng trăm hàng nghìn lần hơn trước và cay đắng
nhất, đau khổ nhất là nhân phẩm bị chà đạp. Trắng trợn nhất, tàn bạo nhất nên sự
phản kháng quyết liệt, truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là tất yếu
của lịch sử.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là đỉnh cao nhất của phong trào kháng chiến chống
sự áp bức bóc lột của phong kiến phương Bắc. Tiếp Hai bà Trưng là bà Triệu Thị
Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa năm 248 ở Thanh
Hóa.
Khi các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại triều đình, chống lại sự bất công thì họ
tham gia đông đảo và chiến đấu anh dũng đến lạ thường: Đô đốc Bùi Thị Xuân, vợ
anh hùng Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ….đã trực tiếp cầm gươm giết giặc. Còn
trên thi đàn, bằng ngòi bút, trí tuệ thì phụ nữ cũng là người kiệt xuất: Bà chúa thơ
Nôm đã nói rằng “ ví đây đổi phận làm trai được”, công chúa Ngọc Hân với tác
phẩm “ Ai tư vãn” – người đã giúp Nguyễn Huệ làm nên lịch sử văn hóa Quang
Trung Nguyễn Huệ đặc sắc nhất cho khởi nghĩa Tây Sơn.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ có biết bao gương
phụ nữ anh dũng chiến đấu, hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, cho
độc lập dân tộc như: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Thập….đã khắc sâu
thêm nét đẹp truyền thống yêu nước, tinh thần hy sinh yêu tổ quốc của phụ nữ Việt
Nam. Trong hòa bình mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng họ vẫn giữ được
phẩm chất cao đẹp, tiếp tục âm thầm cống hiến sức lực vào công cuộc xây dựng
phát triển đất nước. Họ xứng đáng với truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt
Nam.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường,
cùng với ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Một
trong những truyền thống quan trọng nhất của phụ nữ Việt Nam đó là truyền thống
cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất. Bởi lẽ, với tốc độ phát triển
kinh tế hiện nay, quỹ đất sản xuất ngày càng thu hẹp , nhu cầu của con người ngày
càng cao, người phụ nữ để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, ngoài việc lo ăn lo
mặc người phụ nữ còn phải lo đủ thứ. Vì vậy, nếu chỉ lao động chân tay thuần túy
sẽ không đảm bảo được hạnh phúc gia đình mà người phụ nữ cần có trình độ, cần
phát huy hiệu quả truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo.
Tuy nhiên , cuộc sống luôn có thách thức mà con người không thể đoán trước do
đó người phụ nữ cần biết kết hợp hài hòa giữa truyền thống cần cù thông minh
sáng tạo với các truyền thống khác, không xén bỏ một truyền thống nào. Có vậy
người phụ nữ càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả trong gia đình, góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh.
Câu 2: Quan điểm của Đảng và Bác Hồ kính yêu về phụ nữ:
* Quan điểm của Bác Hồ về phụ nữ:
Năm 1925 chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Cách mạng Nga thành công mau như
thế, đứng vững như thế cũng nhờ đàn bà, con gái giúp vào. An Nam cách mạng
cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công. Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng
lần nào mà không có đàn bà, con gái tham gia...Vậy nên muốn tiến hành cách
mạng thành công thì phải vận động đàn bà, con gái công nông cả nước”.
Trong tác phẩm “ Đường kách mệnh” (1927), Người viết “ Việt Nam kách mệnh
cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”.
Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân, dù ở nước ngoài hay
về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng, lúc nào Người cũng coi trọng vai trò,
sức mạnh của chị em phụ nữ. Tháng 8/1945 Người kêu gọi toàn thể quốc dân đồng
bào, không phân biệt già trẻ, gái trai đem sưc ra để giải phóng cho ta.
Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược ở miền Nam, Bác luôn quan tâm đến lực
lượng quần chúng nữ. Người viết: “ Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh
chính trị gồm hàng vạn chiến si toàn là phụ nữ, họ rất mưu trí và dũng cảm, làm
cho địch phải khiếp sợ và gọi là “ đội quân tóc dài”. Ở miền Bắc trong thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Bác cũng nói “Muốn có nhiều sức lao động phải giải phóng
sức lao động của phụ nữ”.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1960 trong thư gửi cho phụ nữ,
Người viết : “ Đảng và chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ,
Hiến pháp quy định rõ “ Nam nữ bình đẳng” và luật lấy vợ lấy chồng đều nhằm
mục đích ấy. “ Giải phóng người đàn bà là đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong
kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông”. Vì vậy cần xây dựng thiết chế văn hóa
nhằm giải phóng con người, giải phóng phụ nữ. Người còn nói: “ Nói đến phụ nữ
là nói đến phân nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng
một nửa loài người, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa”
Trong Di chúc, trước lúc đi xa Bác còn dặn: “ Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch
để thiết thực bồi dưỡng cân nhắc và giúp đỡ cho ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ
trách nhiều công việc, kể cả công việc lãnh đạo”; “ Đối với nạn nhân của chế độ xã
hội cũ như trộm cắp, gái điếm….thì Nhà nước phải vừa giáo dụ, vừa dùng pháp
luật để cải tạo họ, giúp họ trở thành người lao động lương thiện”.
* Quan điểm của Đảng về phụ nữ:
Tại hội nghị của Đảng cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 về phụ nữ vận động
đã nhận định: “Trong đám lao khổ ở thành phố và quê nhà, phụ nữ chiếm một phần
lớn. Tình trạng của hai loại phụ nữ ấy rất cực khổ. Ngoài những cảnh bóc lột như
nhiều giờ làm, ít tiền lương, họ lại bị phong tục bó buộc, bị coi như một hạng
người tôi mọi rất đê tiện trong xã hội không một tự do nào hết”. “Phải làm cho
quần chúng phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng của
công nông, đó là điều cốt yếu nhất, nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách
mạng của công nông thì sẽ không bao giờ đạt mục đích phụ nữ giải phóng được”.
Trong Luận cương chính trị đấu tranh của Đảng đã chú trọng đến tổ chức vận động
phụ nữ công nông: “Phải đem phụ nữ công nông vào cùng hội nông hội cho đông,
lại cần đem họ vào cơ quan chỉ huy để tập làm công việc lãnh đạo quần chúng”.
Nghị quyết 153 NQ/TƯ ngày10/01/1967 của Ban Bí thư trung ương Đảng đã
khẳng định: “Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm chung của toàn Đảng,
của Nhà nước, của xã hội. Lực lượng phụ nữ, trong đó đội ngũ xung kích là lực
lượng cán bộ phụ nữ ở tất cả các lĩnh vực, phát huy vai trò chủ động của mình”.
Năm 1980, Việt Nam là nước thứ 6 ký công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử của phụ nữ(CEDAW).
Đại hội Đảng lần thứ VI-tháng 12/1986 được gọi là Đại hội đổi mới, với mục tiêu
khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, cải thiện đời
sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế-xã hội, phát huy yếu tố con người. Con
người được coi là mục tiêu và động lực phát triển xã hội. Đại hội Đảng lần thứ VI
đánh giá cao vai trò phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp chung của đất nước.
Đối với phụ nữ, tất cả các cấp nghành cần thấm nhuần sâu sắc 3 quan điểm cơ bản
đó là:
+ Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là
một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ
nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên
của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời
sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của
thế hệ tương lai. Vì vậy, phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung
quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.
+ Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình
đẳng. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người
phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu
chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu.
+ Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng và các
đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình. Đường lối giải phóng phụ nữ
phải được thể chế hóa và cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, chính sách của Đảng
và Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam là tổ chức đại diện cho lợi ích phụ nữ, là trung
tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam, vì sự phát triển và hạnh phúc của phụ nữ,
vì sự nghiệp đổi mới thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Báo cáo chính trị tại đại hội VI của Đảng đã nêu: Phụ nữ nói chung và lao động nữ
nói riêng có những đặc điểm cần được chú ý. Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ
trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng
được thông suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành
chính sách, pháp luật… cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng luật Hôn
nhân và gia đình. Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ của công dân
với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “ Đối với phụ nữ, thực
hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp,
nâng cao học vấn; có cơ chế và chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều
vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp các nghành; chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ;
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Báo cáo chính trị tại Đại
hội toàn quốc lần thứ X “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống
vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt
vai trò của người công dân, người lao động, người thầy đầu tiên của con người.
Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội,
các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm lo và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ
em. Bổ sung và hoàn thành các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội,
thai sản, chế độ đối với người lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn
xã hội, các hành vi xâm hại và xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ”.
Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã trải qua 10 kỳ Đại hội:
* Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ I(Nhiệm kỳ 1950-1956):
Đại hội được diễn ra từ ngày 18-29/4/1950 tại chiến khu Việt Bắc. Đại hội bầu ra
01 đ/c Chủ tịch, 03 đ/c Phó chủ tịch:
- Chủ tịch: Bà Lê Thị Xuyến
- Phó chủ tịch: Bà Hoàng Thị Ái
- Phó chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Thục Viên
- Phó chủ tịch: Bà Lê Thu Trà
* Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ II(Nhiệm kỳ 1956-1961):
Đại hội được diễn ra từ ngày 26-31/5/1956 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu ra 01
đ/c Chủ tịch, 05 đ/c Phó chủ tịch:
- Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Thập
- Phó chủ tịch: Bà Lê Thị Xuyến
- Phó chủ tịch: Bà Hoàng Thị Ái
- Phó chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Thục Viên
- Phó chủ tịch: Bà Bùi Thị Cẩm
- Phó chủ tịch: Bà Hà Thị Quế
* Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ III(Nhiệm kỳ 1961-1974):
Đại hội được diễn ra từ ngày 08-11/03/1961 tại Thủ Đô Hà Nội. Đại hội bầu ra 01
đ/c Chủ tịch, 05 đ/c Phó chủ tịch:
- Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Thập
- Phó chủ tịch: Bà Hoàng Thị Ái
- Phó chủ tịch: Bà Lê Thị Xuyến
- Phó chủ tịch: Bà Hà Thị Quế
- Phó chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Thục Viên
- Phó chủ tịch: Bà Hà Giang
* Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ IV( Nhiệm kỳ 1974-1982):
Đại hội được diễn ra từ ngày 04-07/03/0974 tại Thủ đô Hà Nội.