Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

truyền thông về bệnh giun ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.04 KB, 4 trang )

TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH GIUN TRẺ EM

CHỦ ĐỀ
TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH GIUN Ở TRẺ EM
Kính thưa toàn thể bà con!
Như chúng ta đều biết, nhiễm giun là tình trạng khá phổ biến ở các nước
đang phát triển ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam, do khí hậu nóng ẩm, tập
quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới cho
thấy, toàn cầu có khoảng 1 tỷ người nhiễm giun đũa, 500 triệu người nhiễm giun
tóc, 900 triệu người nhiễm giun móc và khoảng 100.000 người chết hàng năm do
các giun nói trên gây nên. Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt ở trẻ em Việt Nam hiện nay là
khá cao. Theo kết quả điều tra của Bộ Y Tế, hiện Việt Nam có 70% đến 90% trẻ bị
nhiễm giun. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn,
suy dinh dưỡng và thiếu máu. Những loại giun thường gặp nhất là giun đũa, giun
tóc, giun móc. giun kim. Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị nhiễm giun và các giải
pháp phòng ngừa giun cho bé là gì? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số loại
giun phổ biến thường gặp ở trẻ và các biểu hiện khi trẻ mắc bệnh.
 Giun đũa:
Ở nước ta, trẻ em bị nhiễm giun đũa chiếm tới 80-90%. Giun đũa sống ở
ruột non của người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất,
nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng
thành. Biểu hiện khi bị nhiễm giun đũa:
• Trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn, buồn nôn, đi ngoài ra giun, đại tiện
lỏng, phân sống, bụng ỏng, gầy yếu, ngủ ít, hay quấy khóc. Nếu chứa số lượng
giun nhiều và kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, tắc ruột…

1
TRẦN THỊ HUẾ


TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH GIUN TRẺ EM



• Ấu trùng của giun có thể di chuyển đến phổi gây ra hội chứng Loeffler có
những dấu hiệu như ho, đau ngực,...ngoài ra ấu trùng của giun còn có thể cư
trú ở não, tủy sống, mắt…thì sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm hơn.
 Giun kim:
Sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở hậu môn vào ban đêm. Đường lây
nhiễm từ hậu môn vào miệng qua bàn tay, quần áo, giường chiếu. Nhiễm giun kim
hay gặp ở trẻ nhỏ.Trẻ thường có biểu hiện:
- Ngứa hậu môn, trẻ thường bị ngứa vào buổi tối do giun cái bò ra để đẻ trứng.
- Gây viêm mãn tính ở ruột nên làm cho trẻ đi ngoài thất thường, táo hoặc lỏng
- Hay quấy khóc, ít hoạt bát, nằm ngủ hay nghiến răng.
- Trẻ bị nhiễm giun trong thời gian dài sẽ xanh xao, bụng to, biếng ăn, chậm lớn
 Giun móc:
Trẻ em nhiễm giun móc chiếm khoảng 10%. Giun móc ký sinh ở tá tràng,
miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình mỗi ngày, một con giun móc
có thể hút 0,2ml máu. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu
trùng. Ấu trùng vào máu lên phổi rồi xuống ruột non trở thành giun trưởng thành.
Ðường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay
bẩn, đất bụi và qua da. Nhiễm giun móc hay gặp ở trẻ em lớn sống ở vùng nông
thôn do tiếp xúc nhiều với đất cát, phân bón… Khi ấu trùng chui qua da thì tại chỗ
cơ thể hay thấy nốt hồng ban dị ứng hoặc các mụn nhỏ gây ngứa. Ở giai đoạn ấu
trùng qua phổi thì xuất hiện ho, ngứa họng, viêm họng. Trẻ nhiễm giun móc
thường đau bụng vùng trên rốn, phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc nhợt.
Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng, suy tim và có thể tử vong nếu
không được điều trị kịp thời
 Giun tóc:

2
TRẦN THỊ HUẾ



TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH GIUN TRẺ EM

Giun cư trú ở ruột già. Đường lây nhiễm là sau khi ăn phải trứng có ấu
trùng, trứng này theo thức ăn nước uống vào ruột, ấu trùng thoát vỏ rồi trở thành
giun trưởng thành sống ở ruột già. Khi nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện
rõ có thể gây ra những dấu hiệu kích thích như đau bụng, mót rặn, buồn nôn, rối
loạn tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột già gây hội chứng
lỵ. Trẻ đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân ít có chất nhầy lẫn máu, nặng
hơn có thể gây trĩ sa trực tràng, viêm ruột thừa hoặc thiếu máu nặng.

Phòng bệnh giun:
o Tăng cường vệ sinh cá nhân:
- Trẻ cần tạo thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại
tiện, sau khi đi học về, tránh chơi lê la đất cát bẩn.
- Ăn chín, uống nước đã đun sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch.
- Không đi chân đất, tránh ấu trùng giun móc chui qua da.
- Cắt móng tay ngắn, sạch cho trẻ.
- Khi bị nhiễm giun kim, phải rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng
nhất là vào các buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
o Đối với người chăm sóc trẻ:
- Điều quan trọng là giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ.
- Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ăn uống của trẻ.
- Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi đại tiện.
- Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào.
o Vệ sinh môi trường
- Quản lý và xử lý phân người, gia súc chặt chẽ là vấn đề rất quan trọng trong
biện pháp đề phòng nhiễm giun. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, chỉ đi đại tiện


3
TRẦN THỊ HUẾ


TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH GIUN TRẺ EM

vào hố xí, trẻ nhỏ ỉa vào bô. Không được dùng phân chưa được xử lý tôt để
bón các loại cây trồng, nhất là rau xanh.
- Xử lý rác hợp vệ sinh, không để rác thải bừa bãi gần trẻ.
- Thường xuyên rửa tẩy trùng đồ chơi cho trẻ bằng Cloramin B

Xử trí:
 Nguyên tắc điều trị bệnh giun.
Khi điều trị, cần tập trung dùng thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh
đến các loại giun. Muốn thực hiện được vấn đề này, cần cho trẻ uống thuốc vào lúc
đói nhưng không đói quá vì dễ gây nên ngộ độc thuốc. Sau đợt điều trị giun, nên có
kế hoạch điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 tháng đến 12 tháng một lần để phòng chống
tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
 Điều trị
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng hai loại thuốc bảo
đảm an toàn, có hiệu quả, ít tác dụng phụ là mebendazole và albendazole:
• Mebendazol 500mg (fugacar, vermox…): Uống 1 lần duy nhất. Liều lượng
thuốc không phụ thuộc vào tuổi và cân nặng. Nếu nhiễm giun móc nặng có
thể dùng 500mg x 3 ngày. Liều lượng thuốc không phụ thuộc vào tuổi và
cân nặng. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
• Albendazol 400mg: Uống 1 lần duy nhất. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể
dùng 2 ngày liền mỗi ngày 400mg. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ
nữ có thai.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Vì một tương lai tốt đẹp cho con em mình, kính mong các bậc phụ huynh

nên thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh và điều trị kịp thời cho trẻ khi có biểu
hiện mắc bệnh.
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của bà con!
4
TRẦN THỊ HUẾ



×