Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

chuyên đề nguồn nước vùng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.16 KB, 31 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HP

Thành phố Hải Phòng

ĐH

Đại Học

NN&PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BYT

Bộ Y Tế

ĐHQG

Đại Học Quốc Gia

LHQ

Liên Hợp Quốc



FAO

Food and Agriculture Organization

WHO

World Health Organization

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

DHMT

Duyên Hải Miền Trung

VSMT

Vệ sinh môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

YHDP


Y học dự phòng

UNESCO

United Nations Educational Scientific Cultural
Organization

UNICEF
Emergency Fun

United Nations International Children’s


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một dạng tài nguyên, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả
hành tinh. Nó là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, là
khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể tồn tại và con người
cũng không là ngoại lệ. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe
và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các
ngành kinh tế khác. Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy
ngày 23/3 hàng năm làm ngày nước thế giới[1]. Tuy nhiên, trong những năm qua,
sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên
đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước, việc phát triển đô thị và công nghiệp

nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý chất thải theo yêu cầu cũng
đã làm ô nhiễm nguồn nước ở hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình trạng tồn ứ rác thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói bụi…thì người dân vùng
nông thôn ở nước ta, nhất là các thôn bản vùng cao, dân tộc thiểu số đang phải
đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước và đặc biệt khan hiếm nguồn
nước sạch. Cùng với công cuộc đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, các làng
nghề phát triển, các cụm công nghiệp được mở ra ở các vùng nông thôn đã làm
thay đổi bộ mặt xóm làng thôn bản, nền kinh tế khởi sắc đi lên. Tuy nhiên đắng
sau nó lại ẩn chứa những hiểm họa khôn lường của ô nhiễm không khí, ô nhiễm
môi trường và đặc biệt tài nguyên nước đang bị suy thoái nghiêm trọng. Còn đâu
những lũy tre làng bình yên xưa kia thay vào đó là những ống khói, những ống
nước thải tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự sống.


Không nhưng thế, ý thức của người dân nông thôn cũng chưa được nâng
cao. Việc sử dụng bừa bãi, không đúng cách hóa chất bảo vệ thực vật, xả rác thải
chất thải sinh hoạt, chăn nuôi trực tiếp vào nguồn nước cũng góp phần làm hủy
hoại sự trong lành của những nguồn nước mà chính họ đang cần phải dùng hàng
ngày. Các bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun, đường ruột
rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân dân.
Ngoài ra hiện nay các bệnh về da và ung thư cũng rất phổ biến tại vùng nông
thôn do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm tới thực
trạng này. Do đó, chúng ta đã triển khai nhiều dự án cung cấp nước sạch cho
vùng nông thôn và coi là nội dung quan trọng trong Chiến lược Quốc gia. Bởi
đảm bảo mục tiêu nước sạch cũng đồng nghĩa với thực hiện được các mục tiêu
về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn.
Chính vì vậy, ý thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nước đối với các
vùng quê nông thôn cũng như muốn hiểu sâu hơn về tình trạng nguồn nước tại

các vùng quê nông thôn hiện nay, em đã chọn chuyên đề: “Thực trạng nguồn
nước vùng nông thôn Việt Nam” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng ô nhiễm nguồn nước và vấn đề cung cấp nước sạch
tại vùng nông thôn Việt Nam.
2. Đề xuất một số giải pháp làm giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước tại các
vùng nông thôn trong giai đoạn hiện nay.


Page | 6

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

TỔNG QUAN
I-

KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.

Khái niệm về tài nguyên nước

Nước được coi là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng
cho sự tồn tại và phát triểncủa sự sống trên trái đất.Vậy tài nguyên nước là gì?
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và
trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Tài nguyên nước bao gồm các nguồn
nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ". Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là gây lợi và gây
hại[1].
1.2.


Sơ lược về chu trình nước trong tự nhiên

Nước ao, hồ, sông và đại dương…nhờ năng lượng mặt trời bốc hơi vào
khí quyển, hơi nước ngưng tụ lại rồi mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Nước chu
chuyển trong phạm vi toàn cầu, tạo nên các cán cân bằng nước và tham gia vào
quá trình điều hòa khí hậu trái đất. Hơi nước thoát từ các loài thực vật làm tăng
độ ẩm không khí. Một phần nước mưa thấm qua đất thành nước ngầm, nước
ngầm và nước mặt đều hướng ra biển để tuần hoàn trở lại, đó là chu trình nước.
Hiện nay hằng năm trên toàn thế giới mới chỉ sử dụng khoảng 4000 km 3 nước
ngọt, chiếm khoảng hơn 40% lượng nước ngọt có thể khai thác được[7].

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 7

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Chu trình tuần hoàn nước trên trái đất[7]
Chu trình tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất,
trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nó luôn vận động và chuyển
từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và
ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra hàng tỷ năm và tất cả cuộc
sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó. Trái Đất của chúng ta chắc chắn sẽ là
một nơi không có sự sống nếu không có nước.
1.3.

Đặc điểm về ô nhiễm nước


•Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá
học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước
là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất[7].

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 8

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải
trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi
các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát
sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản
xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt của con người
hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không
qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm
sạch của các loại ao, hồ, sông, suối[7]
Phân loại ô nhiễm nguồn nước
PHÂN LOẠI


Bản chất tác nhân

Nguồn gốc

Nhân
Nhân tạo:
tạo:
Tự
Tự nhiên:
nhiên:
-Bão,
-Bão, lũ

-Động
-Động đất
đất
-Sóng
-Sóng thần
thần
-Núi
-Núi lửa
lửa

-Sinh
-Sinh hoạt,
hoạt,

ôô nhiễm
nhiễm vô

vô cơ,
cơ,

Ô
Ô nhiễm
nhiễm hóa
hóa

Ô
Ô nhiễm
nhiễm

hữu
hữu cơ


chất
chất

sinh
sinh học
học

-Côngnghiệp
-Côngnghiệp

Ô
Ô nhiễm
nhiễm do
do

tác
tác nhân
nhân vật
vật
lý
lý

-Dịch
-Dịch vụ
vụ
-Nông
-Nông nghiệp
nghiệp
-- Y
Y tế
tế

Sơ đồ1: Phân loại ô nhiễm nước

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 9

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

(Ngoài ra người ta còn phân ra: Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm,
ô nhiễm nước biển…)

Nguyên nhân ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước[2]

Dân số tăng nhanh (dân số
tăng 1 lần nhu cầu nước tăng
3 lần)

Khoan, khai thác nước ngầm

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh

thiếu sự quản lý

NGUYÊN NHÂN

Rừng bị tàn phá, giảm khả

Tác động của biến đổi khí hậu

năng điều hòa nguồn nước

toàn cầu

Sơ đồ 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
II-

NHU CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI
CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
Nhu cầu về nước
Nhu cầu về số lượng


2.1.

Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, lượng nước cần
dùng cho các nhu cầu tăng mạnh trong tất cả các vùng. Trên phạm vi cả nước,
lượng nước cần dùng năm 1990 khoảng 64.889 triệu m3, tăng lên 92.116 triệu m3

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 10

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

vào năm 2000, 121.521 triệu m3 vào năm 2010 và có thể tới 259.540 triệu m 3
vào năm 2040[2]. Thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1: Lượng nước cần dùng trên phạm vi cả nước qua các năm[2]
Có thể phân thành hai loại nhu cầu sử dụng nước:
 Nhu cầu nước cho ăn uống và sinh hoạt là lượng nước sạch tối thiểu
để phục vụ cho các hoạt động của con người trong một ngày. Nhu cầu
tối thiểu là 60lit/người/24giờ. Tuy nhiên lượng nước có thể thay đổi
tùy theo tình hình kinh tế, từng vùng sinh thái, từng phong tục tập
quán khác nhau. Ở các nước có mức sống cao nhu cầu này có thể là
300lít/người/24giờ[6].
 Nhu cầu nước cho các ngành kinh tế cũng rất lớn:
• Đối với nông nghiệp, nước là nhu cầu cần thiết yếu cho sinh trưởng
và phát triển của cây trồng. Việc đảm bảo nhu cầu nước cho cây
trồng có tác dụng quyết định đối với năng suất cây trồng. Vì vậy
việc phát triển các biện pháp thuỷ lợi, đảm bảo chủ động tưới tiêu

nước là rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
• Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp cũng rất lớn nhất là trong các
nước công nghiệp phát triển đòi hỏi về nước cả về lượng và về chất
cũng rất lớn: đối với công nghiệp nặng yêu cầu về nước lại tăng lên
gấp bội: để sản xuất 1 tấn gang cần10-25 m 3 nước. Để sản xuất ra
một lượng điện 1,92.106 kw nhà máy thủy điện Hoà Bình cần có
một lượng nước trong hồ là 9,54 tỷ m3 nước[1].

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 11

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Mô hình đơn giản về các đối tượng sử dụng nước[10]
• Nhu cầu về chất lượng:
Tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng mà có các yêu cầu về chất lượng
khác nhau:
• Tính chất cảm quan tốt: nhiệt độ thích hợp, trong, không màu, không
mùi, không vị
• Thành phần hóa học: Không có các yếu tố gây hại cho sức khỏe con
người, không chứa các chất độc hại quá liều cho phép
• Không chứa các tác nhân gây bệnh
2.2. Vai trò của nước
Theo quan điểm cổ đại: “Mọi sự sống đều có nguồn gốc từ nước”, nước
là cội nguồn của sự tồn tại.Vai trò của nước trong thiên nhiên là muôn màu,
muôn vẻ, nước là nhân tố quyết định yếu tố khí hậu của toàn trái đất. Nước rất

cần thiết cho sự sống của con người và sinh vật. Theo học thuyết Đác-uyn, cuộc
sống của sinh vật bắt nguồn từ dưới nước. Người ta có thể nhịn ăn nhiều ngày
nhưng không thể nhịn khát (ngừng uống nước) quá 1 ngày[6].

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 12

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

 Đối với cơ thể con người[6]
 Nước là thành phần tham gia cấu tạo cơ thể.
 Nước tham gia cân bằng kiềm toan, điều hòa áp lực thẩm thấu, cân
bằng nồng độ các ion.
 Nước tham gia vào tất cả các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Trong
quá trình chuyển hóa, nước không chỉ đóng vai trò là chất dung môi
mà còn trực tiếp tham gia phản ứng.
 Nước đem các chất dinh dưỡng đi khắp cơ quan trong cơ thể đồng
thời thải trừ các chất cặn bã ra ngoài. Bản thân nước cũng là một
loại thực phẩn cần thiết cho cơ thể. Nước thiên nhiên cung cấp
nhiều chất có lợi như: iode, canxi, Fluo…
 Nước tham gia điều nhiệt cho cơ thể: 1g mồ hôi bay hơi giúp cơ thể
thải lượng nhiệt là 580 calo.
 Dịch tễ học: Nước tuy rất nhiều tác dụng nhưng nó cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ bệnh tật. Nó là con đường trung gian truyền bệnh hết
sức nguy hiểm như: tả, lỵ, giun sán, viêm gan A-E,...Nước hòa tan
các chất độc từ nước thải công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật,

chất phóng xạ.
 Đối với sinh vật:
 Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 -90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ
cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang
 Nước là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
 Đối với nền kinh tế:

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 13

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

 Nước là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho hoạt động của các
ngành kinh tế đặc biệt trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành
nghề khác. Bởi vậy tài nguyên nước có giá trị kinh tế và được coi là
một loại hàng hóa.
 Trong quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời cha ông ta đã có câu:
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", đã cho ta thấy vai trò to
lớn của nước. Nước có tác dụng hoà tan chất dinh dưỡng, muối
khoáng trong đất, giúp cây vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi cây,
nước tham gia vào quá trình quang hợp của cây. Không có nước cây
sẽ bị chết.
 Trong công nghiệp: nước dùng để rửa sạch các chất bẩn trong các
vật liệu sản xuất, để nhào rửa vật liệu, làm dung môi cho các phản
ứng hoá học trong quy trình sản xuất, làm nguội thiết bị, làm lạnh

các sản phẩm...
 Trong tự nhiên
 Nước có vai trò điều hòa khí hậu, giữ ẩm cho không khí và đất
 Nước tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
 Trong chiến tranh hóa học, chiến tranh vi sinh vật nguyên tử nước rất
cần cho khử độc, khử trùng và khử xạ.
III- TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

3.1. Tiềm năng về tài nguyên nước
Bảng1: Ước lượng nước trên thế giới theo UNESCO(1978)[5]
Khu vực
1. Đại dương

TRẦN THỊ HUẾ

Diện tích
(106km2)

Thể tích
(km3)

361,3

1.338.000.00

Phần trăm
của tổng
lượng nước
96,5


Phần trăm
của nước
ngọt

LỚP YHDP6-K3


Page | 14

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

0
2.Nước ngầm
- Nước ngọt
-Nước nhiễm mặn
-Lượng ẩm trong đất
3.Băng tuyết
-Băng ở các cực
-Các băng tuyết khác
4.Hồ đầm
-Nước ngọt
-Nhiễm mặn
-Đầm lầy
5.Sông ngòi
6.Nước sinh học
7.Nước trong khí quyển

134,8
134,8
82,0


10.530.000
12.870.000
16.500

0,76
0,93
0,0012

30,1

16,0
0,3

24.023.500
340.600

1,7
0,025

68,6
1,0

1,2
0,8
2,7
148,8
510,0
510,0


91.000
85.400
11.470
2.120
1.120
12.900
1.385.984.61
0
35.029.210

0,007
0,006
0,0008
0,0002
0,0001
0,001

0,26

Tổng cộng

510,0

Nước ngọt

148,8

0,05

0,03

0,006
0,003
0,04

100
2,5

100

Nước là tài nguyên có thể tái tạo được và cần phải sử dụng một cách hợp
lý để duy trì khả năng tái tạo của nó. Trên hành tinh của chúng ta nước tồn tại
dưới nhiều dạng và nhiều khu vực khác nhau như: Nước ngoài đại dương, sông
suối ao hồ, nước ngầm, không khí, băng tuyết và các dạng liên kết khác. Sự phân
bố nước theo ước tính của UNESCO năm 1978 như sau:Tổng lượng nước trên
trái đất vào khoảng 1.385.984.610 km3 trong đó nước trong đại dương khoảng
1.338.000.000 km3 chiếm 96,5%. Nước ngọt trên trái đất rất ít chỉ khoảng 2,5%,
phân bố dưới dạng băng tuyết (68,6%), nước ngầm (30,1%), hệ thống sông suối
chỉ chiếm 0,006% tổng lượng nước ngọt trên trái đất[5]
Đối với Việt Nam, nhìn chung tài nguyên nước là khá phong phú. Nước
ta có khoảng 830 tỷ m3nước mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m 3 được tạo ra do mưa
rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37%, còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ
chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới mặt đất chưa

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 15


BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

kể hải đảo ước tính 60 tỷ m 3/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò
sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13% tổng dự trữ)[11].
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng
2000mm/năm; gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng
lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km3/ năm, tạo ra dòng chảy mặt trong
vùng nội địa là 324 km3/năm. Vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4000-5000
mm/năm,vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận vào khoảng 600700mm/năm. Đối với nước dưới đất, hình thức sử dụng phổ biến hiện nay là cấp
nước sinh hoạt và tưới tiêu. Hiện nay khoảng 70-80% nguồn nước sinh hoạt cấp
cho nông thôn là nước từ dưới đất bằng các loại công trình giếng đào, giếng
khoan và mạch lộ. Khả năng khai thác nước dưới đất để phục vụ cho tưới tiêu là
khá lớn, chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế như: cà phê ở
Tây Nguyên, vải ở Bắc Giang…Ngoài dòng chảy phát sinh trong nội địa, hàng
năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào với số
lượng khoảng 550 km3[3].
3.2. Hiện trạng tài nguyên nước
Tình trạng ô nhiễm nước và khan hiếm nước sạch trên thế giới
Nước thiết yếu là như vậy, nhưng loài người hiện nay đang đứng trước
nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng, chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.
Nó đã và đang gây ra những tác hại rất lớn đối với sức khỏe và đời sống con
người. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị
trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê
của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World
Water Week) khai mạc tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 5/9 [8]. Thực tế trên khiến

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3



Page | 16

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một
nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận
những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước.
Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu
trẻ em mỗi năm.Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ
có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân
trên hành tinh có thể bị thiếu nước[8].
Năm 2008, trong nhận xét về báo cáo của các quốc gia UNICEF và
WHO về “Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu nước uống và vệ sinh”, ông
David Agnew, chủ tịch kiêm tổng giám đốc UNICEF Canada phát biểu như sau:
“Báo cáo này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng thế giới. Hiện
nay chúng ta phải chứng kiến 40% dân số thế giới thiếu nước sạch cho sinh hoạt
và điều kiện vệ sinh tối thiểu. Chúng ta mất đi 4000 trẻ em mỗi ngày- đó là một
thực trạng đau lòng và bức xúc hiện nay”[3]
Tình hình chung về ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước phong phú,
dồi dào nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở nước ta đang trong tình trạng suy
thoái cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, Việt Nam hiện nay đang lâm
vào tình trạng thiếu nước do tài nguyên nước phân bố không đều theo thời gian
trong năm và giữa các năm. Cùng với sự phân bố không đều giữa các vùng trong
cả nước cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nước.
Hàng năm hiện tượng mưa bão gây ra lũ lụt cũng như tình trạng hạn hán, khan
hiếm nguồn nước vẫn còn xảy ra phổ biến ở nhiều vùng, địa phương đặc biệt
vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo.


TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 17

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Về chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về
mức độ và quy mô đang là vấn đề cơ bản, bức xúc hiện nay. Sự tác động của
nhiều yếu tố như: sự bùng nổ dân số, chất thải sinh hoạt khu dân cư, chất thải
bệnh viện, công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen không hợp vệ
sinh của con người… chúng đã trở thành nguyên nhân khiến cho nguồn nước sử
dụng cho ăn uống và sinh họat của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của hàng triệu người dân ở cả thành thị và
nông thôn. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có
biểu hiện ô nhiễm do các chất hưu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao,
bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, …Việc khai thác quá mức và không có quy
hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp và cũng sẽ dẫn đến hiện tượng
xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển
Việt Nam đã bị ô nhiễm bi chất rắn lơ lửng (ĐBSCL và sông Hồng), nitrat, nitrit,
colifom (chủ yếu là ĐBSCL), dầu và kim loại kẽm[8].

NỘI DUNG
I-

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÙNG NÔNG THÔN
1.1. Tình hình chung

Hiện nay, khu vực nông thôn Việt nam chiếm 75% dân số cả nước và

nông nghiệp luôn là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân . Tuy
nhiên, người dân nông thôn nói chung còn nghèo, và trong quá trình cải cách
kinh tế đang có xu hướng ngày càng tụt hậu so với dân thành thị cả về phát triển
kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống. Do điều kiện kinh tế phát triển còn khó khăn,
cùng với thói quen sinh hoạt truyền thống nên hiện nay đa phần người dân nông
thôn vẫn thường sử dụng các nguồn nước như: nước giếng, ao hồ, nước mưa,

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 18

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

nước sông, kênh rạch…để sử dụng hàng ngày và chứa nước trong các dụng cụ
thô sơ như bể, lu, chum, vại…sau khi đã sử dụng các biện pháp lọc thô, đánh
phèn…Trong khi không xác định rõ về chất lượng nguồn nước mà mình sử dụng.
Việc sử lý thô sơ của người dân chỉ tránh được một số kim loại nặng
trong nước như sắt, làm giảm độ đục của nước,…nhưng nó không thể lọc hết
được những chất độc đặc biệt là Asen. Các giếng đào thường là những giếng
ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được chứa trong bể hay lu thường không
được che đậy; dùng gầu hay gáo để múc nước là phổ biến. Các giếng khoan có
đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất lượng nước nói chung không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng
tối thiểu chứ chưa nói đến chất lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển,
hải đảo, vùng núi cao, vùng đá vôi castơ và trong thời gian gần đây là các vùng

bị hạn hán như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…
Hơn nữa một vấn đề có thể coi là rất đáng báo động là tình trạng ô nhiễm
của các sông ngòi, ao hồ, kênh rạch...đã và đang khiến cho nguồn nước sử dụng
cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn càng trở nên ô nhiễm trầm
trọng. Đáng lưu ý, trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 có nêu,
nước dưới đất bị ô nhiễm còn do việc chôn gia cầm bị dịch không đúng quy
cách, điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu
hủy gia cầm đầy bệnh dịch là rất cao, nhất là trong mùa mưa[3]. 1.2.

Kết quả

một số cuộc điều tra
Kết quả điều tra VSMT nông thôn của BYT năm 2007 cho thấy cơ cấu
nguồn nước ăn uống sinh hoạt chính ở cá hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay
thể hiện qua biểu đồ sau:

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 19

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước tại vùng nông thôn năm 2007[4]
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài do Cục quản lý môi trường y tế
phối hợp với UNICEF thực hiện năm 2010 cho thấy: điều kiện về nguồn nước ở
các địa bàn kiểm tra không đồng đều và còn nhiều khó khăn: 15,1% số gia đình
hiện vẫn đang sử dụng nước sông suối/ao, hồ làm nguồn nước chính cho ăn

uống, sinh hoạt; 30,4% có nguồn nước chính không hợp vê sinh; 4,6% và 15,3%
nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm cao và rất cao: cao nhất là An Giang(54,1%);
thấp nhất Hà Tĩnh (3,6%)[4]

Biểu đồ 3: Tỷ lệ gia đình có nguồn nước chính được đánh giá cảm quan là hợp
vệ sinh[4]
(Nguồn: Cục quản lý môi trường y tế-UNICEF, 2010)
Qua một số cuộc khảo sát của các cơ quan chức năng cho biết mức độ ô
nhiễm cao đối với nguồn nước ở một số tỉnh như: Hà Nam (64,03%); Hà Nội
(61,63%), Hải Dương (51,99%); Đông Tháp (37,26%)…thậm chí có những mẫu
nước hàm lượng Asen vượt quá 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép[3]
Kết quả nghiên cứu phân tích phòng xét nghiệm, được thực hiện tại 112
trạm cấp nước khu vực nông thôn ở Hải Phòng, 2009–2010 như sau: 83,04% số
trạm có nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm; 4,46% trạm có nguy cơ cao nguồn nước

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 20

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

bị ô nhiễm; 98,18% trạm có bể lọc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tỷ lệ mẫu nước
xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 34,82%.; hàm lượng Clo dư 28,57%;
độ đục 8,93%; hàm lượng clorua 2,68%, Coliforms tổng số 5,36% và Coliforms
chịu nhiệt 3,57[9]. Kết quả kinh hoàng này cho thấy người dân nông thôn đang
thực sự phải đối mặt với nguồn nước “tử thần”.
Cũng theo kết quả nghiên cứu khảo sát nguồn nước tại 3 xã của tỉnh Hà

Nam (Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trụ) khi lựa chọn ngẫu nhiên 208 hộ gia đình sử
dụng nước giếng khoan cho ăn uống và sinh hoạt để nghiên cứu và khám bệnh
cho thấy tình hình ô nhiễm Asen trong nguồn nước giếng khoan ở khu vực
nghiên cứu thí điểm là rất nghiêm trọng (94,4%), cao hơn tiêu chuẩn[3].
1.3.Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vùng nông thôn và các
biện pháp giảm thiểu
• Nguyên nhân
Hoạt
Hoạt động
động nông
nông nghiệp
nghiệp
(Hóa
(Hóa chất
chất bảo
bảo vệ
vệ thực
thực vật)
vật)

Chất
Chất thải
thải từ
từ các
các khu
khu công
công nghiệp
nghiệp

Chất

Chất thải
thải từ
từ các
các làng
làng nghề
nghề truyền
truyền thống
thống

Chất
Chất thải
thải sinh
sinh hoạt
hoạt hàng
hàng

Ô
Ô NHIỄM
NHIỄM NGUỒN
NGUỒN NƯỚC
NƯỚC

Chất
Chất thải
thải trong
trong chăn
chăn nuôi
nuôi gia
gia


hàng:
hàng: tắm
tắm giặt,
giặt, vệ
vệ sinh
sinh

NÔNG
NÔNG THÔN
THÔN

súc
súc gia
gia cầm
cầm

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 21

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Sơ đồ 3: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vùng nông thôn
• Các biện pháp
Tùy theo hoàn cảnh, đặc điểm của từng khu vực, từng vùng mà có áp
dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khác nhau. Quan trọng nhất là phải nâng
cao nhận thức cho người dân để họ chủ động tích cực tham gia bảo vệ nguồn

nước-nguồn sự sống của loài người trên trái đất này.
Bảng 2: Tóm tắt một số ảnh hưởng và biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm nước vùng nông thôn[2]
S
T
T

1

2

Các hoạt
động

Ảnh hưởng đến nguồn
nước

- Tích đọng nước thải
- Tập trung rác thải đổ thẳng
Sinh hoạt
ra sông ngòi ao hồ, ngấm vào
hàng ngày:
nước ngầm
ăn uống,
- Nhà vệ sinh không đạt tiêu
tắm rửa, vệ
chuẩn hoặc tạm bợ, thói quen
sinh môi
đi vệ sinh ra ao, sông suối
trường

(đặc biệt khu vực ĐBSCL)

Sản xuất
nông
nghiệp

TRẦN THỊ HUẾ

Các hóa chất dùng trong
nông nghiệp: thuốc trừ sâu,
phân bón…thải ra làm ô
nhiễm nguồn nước mặt,
ngấm xuống gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm đồng thời
gây tình trạng thoái hóa đất.

Biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm
- Không xả nước thải, rác thải
vào nguồn nước
- Xây dựng hệ thống thu gom,
tách, xử lý nước thải.
- Xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu
chuẩn nếu có điều kiện. tuyệt
đối không đi ra sông, ao
- Tăng cường tuyên truyền
nhận thức cho cộng đồng
- Chọn các giống cây có tính
kháng bệnh cao, bảo vệ mùa
màng bằng biện pháp sinh học

- Khuyến cáo nông dân sử
dụng phân bón vi sinh, sử dụng
thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
có thời gian phân giải ngắn.
- Không vứt bừa bãi chai lọ, vỏ
bao thuốc bảo vệ thực vật
ra môi trường.

LỚP YHDP6-K3


Page | 22

3

4

5

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

- Chất thải chăn nuôi, thức ăn
thừa, phân gia súc thải vào
nguồn nước gây ô nhiễm
Chăn nuôi nguồn nước mặt, nước ngầm.
gia súc, gia - Vứt xác gia cầm chết ra
cầm, thủy sông suối ao hồ hoặc chôn
sản
lấp không đúng quy định.
- Hệ thống cống thoát nước

không đạt tiêu chuẩn.

Các làng
nghề truyền
thống, các
khu công
nghiệp

Khai thác
nguồn nước
ngầm

Thải các chất, nguyên liệu
thừa vào nguồn nước mà
không có biện pháp xử lý
trước. Hiện nay cả nước có
khoảng 1.500 làng nghề gây ô
nhiễm nguồn nước trầm trọng
đặc biệt: giấy, nhuộm
- Khai thác quá mức, thiếu
quản lý làm mực nước ngầm
hạ thấp gây sút lún đất, nguồn
nước ven biển bị nhiễm mặn.
- Các chất ô nhiễm có nguy
cơ xâm nhập qua lỗ khoan
làm ô nhiễm nước ngầm nằm
trong các tầng sâu hơn

- Thu gom xử lý tiêu hủy chất
thải, không thải bừa bãi

- Quản lý gia súc, gia cầm
- Chôn lấp, tiêu hủy gia cầm
chết theo đúng quy định,
không vứt xác ra ao, hồ, sông
- Ủ chất thải tạo phân bón
- Khu chuồng trại chăn nuôi
cách xa nguồn nước

- Xây dựng hệ thống thu gom,
xử lý rác thải, nguyên liệu thừa
- Kiểm tra chất lượng nước
trước khi đổ ra sông, suối
- Quản lý cấp phép việc khoan
khai thác nước ngầm
- Bảo vệ tốt các giếng khoan,
khi không sử dụng các lỗ
khoan phải được lấp cẩn thận
- Không khai thác quá mức
làm cạn kiệt nguồn nước ngầm

1.4.Hậu quả của nguồn nước bị ô nhiễm
Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nông thôn
Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, đã phát hiện thấy có hơn 300
mầm bệnh lây truyền qua nước. Có 2 nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe liên
quan đến nước đó là do các vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3



Page | 23

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

do các chất hóa học, chất phóng xạ gây ra. Ở Việt Nam, tình trạng mắc các bệnh
liên quan đến nước ngày càng gia tăng. Thống kê của BYT cho thấy có 10/26
bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước, vệ sinh môi trường[3].
 Bệnh đường tiêu hóa
Vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) lây truyền qua nước gây nên
hầu hết các bệnh ở đường tiêu hóa. Chúng xâm nhập vào cơ thể trực tiếp qua
đường nước uống và nước dùng cho chế biến thực phẩm. Những bệnh này có thể
gây thành dịch lớn làm cho số người mắc và tử vong tăng cao. Tỷ lệ mắc bệnh về
đường tiêu hóa khá cao như lỵ, tiêu chảy, tả, thương hàn... và không ngừng tăng
cao trong vài năm trước, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4: Số ca mắc bệnh đường tiêu hóa qua các năm[3]
 Bệnh mạn tính khác: Ung thư, da, thần kinh, thiếu máu…
Khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hóa học từ sản xuất, sinh hoạt
của con người, từ các làng nghề truyền thống, từ các khu công nghiệp thường
gây ra các bệnh mạn tính đặc biệt về da, các bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sinh
sản và di truyền. Thời gian vừa qua, báo chí đã nói rất nhiều đến tình trạng ô
nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc
biệt những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, chế xuất và làng nghề[3]
Nếu ai đã một lần đến làng ung thư tại Thạch Sơn-Lâm Thao-Phú Thọ thì
đều có thể thấy sự kinh hoàng mà những người dân nơi đây phải gánh chịu từ
những nguồn nước chết thải ra từ các khu công nghiệp quanh đó. Nguồn nước
xung quanh khu vực này đã bị nhiễm độc nghiêm trọng ngay cả nguồn nước
ngầm. Ở đây cây cối, rau quả vẫn mọc lên xanh mướt nhưng đó là màu xanh của
chết chóc. Nó đã cướp đi sinh mạng của biết bao người[3].


TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 24

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Sau Thạch Sơn chúng ta đã kinh hoàng phát hiện ra hàng loạt những làng
ung thư như ở Hà Tây, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, Thùy Nguyên (Hải
Phòng). Theo khảo sát của bệnh viện K trong 5 năm, trung bình ở nước ta mỗi
năm có khoảng 150.000 bệnh nhân K mới phát hiện, có khoảng 70.000 người bị
chết vì căn bệnh này. Bệnh ung thư giờ đây không còn hiếm hoi ở nông thôn Việt
Nam và hầu như đều liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và tác nhân chính là do nguồn nước không đảm bảo[3]
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để
ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước
có hàm lượng asen 0,1mg/l. Mà hiện nay nhiều khu vực nông thôn có hàm lượng
Asen trong nước khá cao mà chưa có biện pháp xử lý[8].
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm
Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Hợp
chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Kim loại
nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh,
thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu[8]
Ảnh hưởng đến đời sống:[7]
a) Sinh hoạt thường ngày:

Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm xáo
trộn cu ộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Một số nơi ở nông thôn, nhân dân lấy
nguồn nước sông làm nước sinh hoạt hàng ngày như ở: huyện Hưng Hà, Đông
Hưng, Vũ Thư, người dân ở đây lấy nước sinh hoạt từ hệ thống sông phía Bắc

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


Page | 25

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

của tỉnh Thái Bình, sông Sa Lung. Vậy mà giờ đây nguồn nước đó lại bị ô nhiễm
làm cho đời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây phần nào bị xáo trộn do nguồn
nước sinh hoạt hàng ngày của họ đã không còn giữ được như xưa.
Ở các xã Quảng Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái, huyện Quảng Xương
(Thanh Hoá), nhiều năm qua, gần 100 hộ dân ở một số thôn phải đi hàng km chở
nước về sinh hoạt vì nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các hồ
nuôi tôm trên cát. Hàng ngày, những hộ dân ở thôn 1 xã Quảng Lưu phải dùng xe
đạp mang theo can, thùng đi hàng km để thồ nước sạch về sinh hoạt. Trong khi
đó những chiếc giếng khoan phải bỏ phí vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Do
hàng ngày phải tắm rửa bằng nguồn nước bị ô nhiễm nên nhiều người trong thôn,
nhất là trẻ con có hiện tượng bị ngứa, nổi mẩn.
Không những vậy ô nhiễm nguồn nước còn làm cho bốc mùi hôi thối ở
các khu vực này làm cho đời sống người dân không còn ổn định như trước.
Người dân buộc phải sống chung với ô nhiễm, thậm chí họ phải “bán nhà” đi nơi
khác sinh sống để đảm bảo sức khỏe cho người thân của mình. Tại một số vùng
nông thôn hệ thống xả nước thải được xây dựng tạm bợ giờ đây trở nên ứ đọng,

tràn ra xung quanh làm ô nhiễm môi trường không những thế nó còn gây trở
ngại cho lưu thông, đi lại của nhân dân trong vùng. Mặt khác nó còn làm cho
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng[7]
b) Hoạt động sản xuất:
Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất. Nhiều nơi
bị ô nhiễm nặng mà vẫn chưa tìm ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu nào để cứu
đất, cứu lúa. Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có
những khu đất phải bỏ không vì ô nhiễm quá nặng. Trước đây tại ấp 1, xã Phước
Thái, huyện Long Thành - gần Vedan, có một cánh đồng với diện tích trên 10 ha

TRẦN THỊ HUẾ

LỚP YHDP6-K3


×