Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ TRONG BỆNH ĐAU tủy XƯƠNG CHUỖI NHẸ tại VIỆN HUYẾT học TRUYỀN máu TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.3 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH
ĐA U TỦY XƯƠNG CHUỖI NHẸ TẠI
VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Huyết học- truyền máu
Mã số: 60720151

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG........................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐA U TỦY XƯƠNG...............................................3
1.1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh đa u tủy xương...........................................3
1.1.2. Protein Bence Jone và ĐUTX chuỗi nhẹ..........................................4
1.1.3. Dịch tễ bệnh ĐUTX..........................................................................6


1.1.4. Nguồn gốc và cơ chế bệnh sinh........................................................6
1.1.5. Triệu chứng bệnh ĐUTX chuỗi nhẹ...............................................11
1.1.6. Chẩn đoán.......................................................................................13
1.1.7. Một số vấn đề về điều trị................................................................16
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐUTX CHUỖI NHẸ TẠI VIỆT NAM
17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân......................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................20
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................20
2.3.2. Nội dung và các biến số nghiên cứu...............................................20
2.3.3. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu................................................21
2.3.4. Các kỹ thuật áp dụng và tiêu chuẩn đánh giá.................................22
2.3.5. Quy trình nghiên cứu......................................................................22
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................29


2.4.1. Mô tả kết quả..................................................................................30
2.4.2. Đánh giá sự khác biệt:....................................................................30
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................30
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................32
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............32
3.1.1. Đặc điểm về giới.............................................................................32
3.1.2. Đặc điểm về lứa tuổi.......................................................................32
3.1.3. Đặc điểm tỷ lệ ĐUTX chuỗi nhẹ Kappa và Lambda......................32
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ
33

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................33
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................33
3.2.4. Đặc điểm tình trạng tổn thương thận..............................................37
3.2.5. Mối liên quan giữa tăng loại chuỗi nhẹ và tình trạng suy thận.......37
3.2.6. Đặc điểm về giai đoạn bệnh............................................................38
3.2.7. Đặc điểm về xếp nhóm nguy cơ theo bất thường di truyền............38
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HÓA CHẤT.................38
3.3.1. Đáp ứng sau 3 đợt điều trị hóa chất................................................38
3.3.2. Kết quả điều trị sau 6 đợt hóa chất.................................................40
3.3.3. Các yếu tố liên quan tới đáp ứng điều trị........................................41
3.4. KẾT QUẢ THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ............................................42
CHƯƠNG 4....................................................................................................43
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................44


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Giai đoạn bệnh...............................................................................24
Bảng 2. 2: Xếp loại nguy cơ theo bất thường di truyền..................................25
Bảng 2. 3: Xếp loại thiếu máu dựa vào chỉ số Hemoglonbin (Hb).................25
Bảng 2. 4: Xếp loại suy thận theo chỉ số creatinin..........................................25
Bảng 2. 5: Đánh giá kết quả điều trị................................................................28
Bảng 3. 1: Đặc điểm chung về giới tính của nhóm nghiên cứu......................32
Bảng 3. 2: Đặc điểm về lứa tuổi của nhóm nghiên cứu..................................32
Bảng 3. 3: Đặc điểm về tỷ lệ chuỗi nhẹ kappa và chuỗi nhẹ Lambda............32
Bảng 3. 4: Đặc điểm lâm sàng.........................................................................33
Bảng 3. 5: Đặc điểm tế bào máu ngoại vi.......................................................33
Bảng 3. 6: Đặc điểm huyết tủy đồ, sinh thiết tủy xương.................................34
Bảng 3. 7: Đăc điểm sinh hóa máu..................................................................34

Bảng 3. 8: Đặc điểm xét nghiệm định lượng Ig, Kappa, lambda....................35
Bảng 3. 9: Đặc điểm xét nghiệm ĐQHT.........................................................35
Bảng 3. 10: Đặc điểm tổn thương xương........................................................36
Bảng 3. 11: Đặc điểm bất thương di truyền....................................................36
Bảng 3. 12: Tỷ lệ các bất thường di truyền.....................................................36
Bảng 3. 13: Đặc điểm cấy NST.......................................................................37
Bảng 3. 14: Đặc điểm tổn thương thận............................................................37
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa loại chuỗi nhẹ và suy thận............................37
Bảng 3. 16: Đặc điểm giai đoạn bệnh.............................................................38
Bảng 3. 17: Đặc điểm xếp nhóm nguy cơ.......................................................38
Bảng 3. 18: Tỷ lệ đáp ứng chung sau 3 đợt.....................................................38
Bảng 3. 19: Tỷ lệ đáp ứng với các phác đồ sau 3 đợt.....................................39
Bảng 3. 20: Tỷ lệ đáp ứng theo giai đoạn bệnh sau 3 đợt...............................39
Bảng 3. 21: Tỷ lệ đáp ứng chung sau 6 đợ40
Bảng 3. 22: Tỷ lệ đáp ứng với các phác đồ sau 6 đợt.....................................40
Bảng 3. 23: Tỷ lệ đáp ứng theo giai đoạn bệnh sau 6 đợt...............................41
Bảng 3. 24: Các yếu tố liên quan đến điều trị.................................................41
Bảng 3. 25: Tỷ lệ bệnh tái phát, tiến triển và tử vong.....................................42


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Bạch cầu

Hb

Hemoglobin (Huyết sắc tố)

TC


Tiểu cầu

TB
BN
ĐUTX

Tế bào
Bệnh nhân
Đa u tủy xương

K

Kappa

L

Lambda

FLCr
FISH

Free light chain ratio ( tỷ lệ chuỗi nhẹ tự do)
Fluorescence In Situ Hybridization (kỹ thuật lai

HTĐ

huỳnh quang tại chỗ)
Huyết tủy đồ


STTX
Ig

Sinh thiết tủy xương
Immunoglobulin (Globulin miễn dịch)

TNF
IL
LBHT
LBMPRT
LBMP

Tumor necrosis factor ( yểu tố hoại tử khối u)
Interleukin
Lui bệnh hoàn toàn
Lui bệnh một phần rất tốt
Lui bệnh một phần

BOĐ
LDH
NST
OS
PFS

Bệnh ổn định
Lactic Dehydrogenase (men phân hủy acid lactic)
Nhiễn sắc thể
Overall survival (Thời gian sống thêm toàn bộ)
Progression free survival (Thời gian sống thêm bệnh


Protein M
XQ
β2 M

không tiến triển).
Protein đơn dòng (Monoclonal protein)
X quang
β2 microglobulin

ĐQHT

độ quánh huyết tương


IMWG

International Myeloma Working Group ( hiệp hội
nghiên cứu đa u tủy xương quốc tế)

ISS

International Staging System (hệ thống phân loại
quốc tế)

R- ISS

Revised- ISS (Hệ thống phân loại quốc tế sửa đổi)


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa u tuỷ xương (ĐUTX) là một bệnh tăng sinh ác tính tương bào
(Plasma cells) chủ yếu trong tuỷ xương. Những tế bào này được biệt hoá từ
các tế bào lympho B và có khả năng sản xuất ra các globulin miễn dịch (Ig),
gây ra những rối loạn đặc trưng của bệnh [1], [2], [3].
Do tăng sinh các tương bào ác tính trong tuỷ xương, chế tiết các Ig bất
thường từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bộ phận như cơ quan tạo máu, hệ thống
xương, thần kinh tâm thần… gây ra các biến loạn trong cơ thể như đau
xương, thiếu máu, suy thận… Biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu rất nghèo
nàn, dễ bị bệnh nhân bỏ qua vì thế bệnh nhân thường được chẩn đoán và điều
trị khi đã ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng vì thế tiên lượng và điều trị
rất khó khăn [3].
Bệnh chiếm 1,8% trong các bệnh ác tính nói chung và khoảng 15%
trong các bệnh máu ác tính. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi từ 65 đến 74,
trung bình khoảng 69, phân bố đều ở cả 2 giới. Theo thống kê của hội Ung
Thư Hoa Kỳ có trong năm 2016 có khoảng 30330 ca mắc mới và 12650 ca tử
vong tại Mỹ [4].
Trong mỗi trường hợp ĐUTX , chỉ một loại Ig được sản xuất quá mức.
Điều này khác nhau giữa các bệnh nhân. Trong đó, IgG là phổ biến nhất, hay
gặp thứ hai là IgA . IgM, IgD và IgE rất hiếm. Các Ig có thể được phân thành
một trong 5 lọai phụ thuộc chuỗi nặng của chúng. Tuy nhiên trong khoảng 1520% những người mắc ĐUTX không được sản xuất các Ig một cách hoàn
chỉnh mà chỉ sản xuất một phần của Ig là các chuỗi nhẹ kappa và lambda, loại
ĐUTX nay được gọi là ĐUTX chuỗi nhẹ [2], [3], [5], [6].


2

ĐUTX chuỗi nhẹ là một thể hiếm gặp, được đặc trưng bởi các tế bào
plasma chỉ sản xuất các chuỗi nhẹ mà không có sự tăng của các Ig hoàn chỉnh

[7], [8], [9].
ĐUTX chuỗi nhẹ là một thể bệnh khó chẩn đoán ở các tuyến không
phải chuyên khoa, do không định lượng được chuỗi nhẹ tự do trong huyết
thanh cũng nhưng không làm được điện di miễn dịch do vậy bệnh nhân
thường đến ở giai đoạn rất muộn, nhiều biến chứng, tiên lượng xấu do vậy
nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn [8].
Ở Việt Nam có nhiều các nghiên cứu về bệnh lý ĐUTX nhưng chưa có
nghiên cứu nào nghiên cứu về dưới nhóm ĐUTX chuỗi nhẹ. Nhằm mục tiêu
đưa ra những hiểu biết về bệnh một cách hệ thống giúp chẩn đoán sớm, tiên
lượng tốt về bệnh và đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân ĐUTX chuỗi
nhẹ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị trong bệnh đa u tủy xương chuỗi nhẹ tại
Viện Huyết học- Truyền máu Trung Ương” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh đa u tủy xương
chuỗi nhẹ.
2. Đánh giá kết quả và một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị
bằng hóa chất của bệnh đa u tủy xương chuỗi nhẹ tại Viện Huyết
học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2014-2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐA U TỦY XƯƠNG
1.1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh đa u tủy xương
Mặc dù bệnh ĐUTX có thể đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước đó
nhưng đến năm 1944 trường hợp đầu tiên được Samuel Solley mô tả ở một
người phụ nữ 39 tuổi có biểu hiện đau xương và gãy xương, vài năm sau đó
William MacIntyre đã mô tả và ghi lại các đặc tính của bệnh xuất hiện ở một

người đàn ông 46 tuổi. Cả hai bác sĩ MacIntyre và Bence Jones đã tìm thấy
một loại protein đặc biệt trong nước tiểu của bệnh nhân này đó là khi đun sôi
thì kết tủa còn khi để nguội thì biến mất, protein trong nước tiểu đó được gọi
theo tên của ông là protein Bence- Jones [10], [11], [12].
Năm 1873, thuật ngữ đa u tủy xương “Multiple myeloma” được đặt ra
bởi Rustizky Người mô tả độc lập một bệnh nhân tương tự nhấn mạnh sự có
mặt của nhiều khối u xương [9], [12].
Năm 1889, Kaler đã báo cáo triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X-quang
(XQ) xương về bệnh ĐUTX. Hội chứng này được mang tên ông (đa u tủy
xương hay còn gọi là bệnh Kahler) [5], [12].
Năm 1895, Marschalko, đã công bố mô tả đầy đủ nhất về các tế bào
plasma là các tế bào hình tròn hoặc bầu dục, nhân tròn nằm lệch một phía, bào
tương rộng ưa base, một số có 2 nhân [5], [12].
Năm 1957, điện di độ phân giải cao trên gel agarose được sử dụng
trong hầu hết các phòng thí nghiệm. Điện di miễn dịch huyết thanh và điện di
miễn dịch cố định có thể phát hiện một lượng nhỏ các chuỗi nhẹ đơn dòng
không nhận diện được trên điện di protein huyết thanh. Và nhờ vào đó người
ta có thể phân biệt được các dưới nhóm của ĐUTX [12].


4

Năm 1972, trong danh pháp của tổ chức Y tế Thế Giới , Mathe và
Rappaport định nghĩa ĐUTX là một bệnh “ ung thư hóa hệ thống tương
bào” , gây ra u có tính chất khu trú hoặc thâm nhiễm lan tỏa, chủ yếu vào
tủy xương. Bệnh thường kết hợp với hiện tượng tăng Ig đơn dòng (IgG,
IgA, IgD, hoặc chuỗi nhẹ trong huyết thanh và nước tiểu). Tiếp đó, có
nhiều bằng chứng khẳng định cá Ig tham gia vào quá trình sinh bệnh học
của bệnh, gây rối loạn bệnh lý ở nhiều cơ quan như thận, hệ thần kinh, hệ
miễn dịch [2], [10], [12], [13].

1.1.2. Protein Bence Jone và ĐUTX chuỗi nhẹ
Mặc dù Heller năm 1846 mô tả một protein trong nước tiểu mà kết
tủa khi nóng lên trên 50°C và sau đó biến mất khi được làm lạnh. Thuật
ngữ "protein Bence Jones" lần đầu tiên được sử dụng bởi Fleischer vào
năm 1880 [12].
Năm 1956, Korngold và Lipari, kỹ thuật viên của ông, xác định các
lớp khác nhau của Protein Bence Jone là kappa và lambda [10], [12].
Năm 1962, Edelman và Gally cho thấy các chuỗi nhẹ được chuẩn bị từ
một protein đơn dòng trong huyết thanh và protein Bence Jones từ nước tiểu
của bệnh nhân cùng một thành phần amino acid giống hệt nhau và giống với
các nhóm ĐUTX khác. Các chuỗi nhẹ có cùng một nhiệt tính như protein
Bence Jones, do đó giải quyết những bí ẩn của nguồn gốc của protein độc
nhất này 115 năm sau phát hiện của Henry Bence Jones [12].
Năm 1966 tác giả William phát hiện ra khoảng 20% bệnh nhân trong số
các bệnh nhân ĐUTX nghiên cứu của ông không có biều hiện tăng
gamaglobulin trên điện di huyết thanh nhưng lại thấy tăng các chuỗi nhẹ tự do
trong huyết thanh [7].
Nghiên cứu của Hyang Eun Sohn năm 1989 trên 10 BN ĐUTX chuỗi
nhẹ thấy rằng ở các BN này chỉ số protein toàn phần huyết thanh không tăng


5

cao mà 40% các trường hợp nghiên cứu có lượng protein toàn phần giảm,
Albumin giảm chỉ gặp ở 10% bệnh nhân nghiên cứu, tuy nhiên thấy tình trạng
tổn thương chức năng thận ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu [14].
Các nghiên cứu sau này đều cho thấy một tỷ lệ tương tự từ 15-20%
ĐUTX chuỗi nhẹ trong tổng số ĐUTX mới mắc, và các tác giả đều cho thấy
rằng ĐUTX chuỗi nhẹ là một thể có tiên lượng xấu hơn so với các nhóm
ĐUTX khác [8], [9], [15].

Trong nghiên cứu của tác giả Ríos-Tamayo R và cộng sự năm 2015 tác
giả thấy rằng so với các nhóm ĐUTX khác thì ĐUTX chuỗi nhẹ có các đặc
điểm lâm sàng, tình trạng tổn thương thận cũng như chỉ số LDH, giai đoạn
bệnh nặng hơn đáng kể so với nhóm ĐUTX khác tại thời điểm chẩn đoán.
Cũng trong nghiên cứu này tác giả thấy rằng thời gian trung bình sống thêm
toàn bộ (OS) của nhóm ĐUTX chuỗi nhẹ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
các nhóm ĐUTX khác với p = 0,014 [9].

Trong ĐUTX chuỗi nhẹ các nghiên cứu còn thấy rằng thường gặp một
tỷ lệ biểu hiện bằng việc xuất hiện các khối u ngoài tủy ở thời điểm chẩn đoán
[16], [17].


6

1.1.3. Dịch tễ bệnh ĐUTX
ĐUTX chuỗi nhẹ chiếm 15-20% ĐUTX nó chung [6], [9], [18].
Có một số yếu tố nguy cơ của bệnh như tỷ lệ mắc ĐUTX tăng theo
tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ và người da đen nhiều hơn người da trắng [19].
Nhiều tác giả cho rằng tia xạ có thể là một yếu tố gây bệnh, sự tiếp xúc với
hóa chất như benzene, amian hay chất độc công nghiệp và nông nghiệp cũng
có thể là yếu tố gây bệnh [2], [3].
1.1.4. Nguồn gốc và cơ chế bệnh sinh
1.1.4.1. Nguồn gốc và sự ác tính hóa của tương bào
Tương bào là dạng tế bào trưởng thành nhất của lympho dòng B. Tế
bào lympho B có nguồn gốc từ tế bào gốc vạn năng tại tủy xương trải qua các
giai đoạn biệt hóa từ tiền lympho B, lympho B chín, lympho B trưởng thành
và cuối cùng biệt hóa thành tương bào có khả năng sản xuất ra các globulin
miễn dịch (Ig) [5].
Quá trình tăng sinh và biệt hóa thành tương bào của các lympho B được

kích thích bởi các kháng nguyên. Những tương bào ác tính trong ĐUTX là
những tế bào kém biệt hóa, những tế bào này có chứa các thụ thể với
interleukin 6 (IL-6), khi kết hợp với IL6 tạo thành yếu tố thuận lợi cho sự phát
triển và là kéo dài đời sống của các tế bào tương bào ác tính. Những tế bào ác
tính chủ yếu khu trú trong tủy có mối liên quan chặt chẽ với tổ chức đệm tủy
xương, thông qua tương tác với các phân tử dính, tiết ra các cytokine để hỗ
trợ cho sự tồn tại và phát triển của tương bào ác tính dẫn đến những biến
chứng liên quan đến bệnh như phá hủy xương gây tăng calci huyết, tăng acid
uric máu và gây ra các rối loạn do tiết Ig bệnh lý [1], [5], [20].


7

1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh
a. Rối loạn bài tiết Ig
Cấu trúc của phân tử globulin miễn dịch:
Phân tử Ig miễn dịch gồm một hay nhiều đơn vị hợp thành, chúng có
cấu trúc tương đối giống nhau. Mỗi phân tử là một phân tử protid có 4 chuỗi
polypeptid giống nhau từng đôi một: 2 chuỗi nhẹ, 2 chuỗi nặng, được nối với
nhau bằng cầu nối disulfua [21], [22].
Chuỗi nhẹ: Có hai loại chung cho tất cả các lớp Ig miễn dịch là kappa
(κ) và lambda (λ). Ở người tỷ lệ người mang chuỗi nhẹ lambda và chuỗi nhẹ
kappa là 2:1. Một phân tử Ig miễn dịch chỉ chứa một trong hai chuỗi nhẹ
kappa hoặc lambda không bao giờ mang cả hai loại [21], [22].
Chuỗi nặng: được chia thành 5 lớp: γ, α, μ, δ, ε. Mỗi lớp có quyết định
kháng nguyên riêng. Do tính khác biệt này mà có 5 loại Ig tương ứng: IgG,
IgA, IgM, IgD và IgE [21].
Rối loạn bài tiết Ig trong ĐUTX
Sự tăng sinh ác tính của các tương bào sẽ làm tăng tổng hợp Ig và do
đó lượng protein toàn phần trong máu cũng tăng lên rất nhiều, thường cao hơn

80g/l và có thể vượt qua 100g/l [23]. Tuy nhiên lượng trong trường hợp
protein bình thường cũng không loại trừ ĐUTX, đặc biệt là trường hợp
ĐUTX chuỗi nhẹ thường thấy protein trong giới hạn bình thường đôi khi còn
thấp [14]. Protein đó là những protein đơn dòng bệnh lý (protein M). Các
protein đơn dòng này sẽ xuất hiện trong huyết thanh hoặc trong nước tiểu của
các BN ĐUTX và phát hiện nhờ phương pháp điện di miễn dịch [3], [24].
ĐUTX đầy đủ là sự xuất hiện các kháng thể đơn dòng bao gồm có cả
chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. Trong trường hợp ĐUTX chỉ chuỗi nhẹ được tổng


8

hợp quá nhiều gọi là ĐUTX chuỗi nhẹ. Các chuỗi nhẹ có trọng lượng phân tử
thấp (25.000 Dalton) chúng lọt qua cầu thận đi vào trong nước tiểu. Loại
protein này được gọi là protein nhiệt tán (Bence Jones Protein). Có hai loại
protein nhiệt tán: là chuỗi kappa và chuỗi Lambda. Tuy nhiên trong trường
hợp ĐUTX đầy đủ vẫn có khoảng 30-35% vừa có Ig đầy đủ lại tổng hợp dư ra
một lượng chuỗi nhẹ do đó cũng có thể thấy trong nước tiểu [5], [6], [23].
Hậu quả của tăng các Ig bệnh lý
Sự tăng sinh ác tính của tương bào trong tủy xương gây lấn lát các
dòng tế bào sinh máu bình thường, phá hủy xương gây tăng canxi huyết, acid
uric máu tăng và gây ra những rối loạn do tăng tiết Ig bệnh lý [2], [5], [12].
Nồng độ Ig bệnh lý tăng cao làm thay đổi nhiều đặc tính huyết thanh,
lưu huyết động, đông máu thông thường tăng Ig này cũng đưa đến những ứ
đọng ở các cơ quan, đặc biệt ở thận [2], [12], [25].
Hậu quả lý hoá: tăng protein máu trong ĐUTX làm độ nhớt huyết
tương tăng do đó hồng cầu lắng nhanh hơn bình thường. Nhưng dấu hiệu này
không phải là hằng định, nhất là trong trường hợp chuỗi nhẹ [12], [26].
Ứ đọng của protein M: protein dư ra có thể là nguồn gốc của sự ứ đọng,
cơ chế này hiện nay chưa rõ ràng, nếu hiện tượng này xảy ra ở các ống thận

thì đó là yếu tố quan trọng trong việc tiên lượng bệnh thông qua chức năng
thận. Ngoài ra, chúng còn có thể lắng đọng trong các vỏ bọc thần kinh hoặc
dưới dạng những đám tinh bột hoá ở một số cơ quan [3], [25].
Các rối loạn thận: là những rối loạn cần được quan tâm. Suy thận là
biến chứng thường gặp trong 50% các trường hợp ĐUTX mà tác nhân của nó
là do protein chuỗi nhẹ. Protein này có trọng lượng phân tử thấp nên xuyên
qua màng lọc cầu thận một cách dễ dàng. Sự thay đổi đặc tính lý hoá của
nước tiểu sơ cấp ở các ống thận có thể làm cho protein chuỗi nhẹ tủa lại dưới


9

dạng các trụ ưa acid có cấu trúc lá mỏng. Khi tiếp xúc với các trụ này, biểu
mô ống thận sẽ trở nên teo và thoái hoá... [25], [27].
Thoái hoá dạng tinh bột: xảy ra ở khoảng 10-15% trường hợp ĐUTX.
Cơ chế chưa rõ ràng, có thể do chuỗi nặng polyme hoá và tủa dưới dạng một
chất tinh thể.Thoái hoá dạng tinh bột có thể là nguyên nhân của những biến
chứng ở tim hoặc đường tiêu hoá do thâm nhiễm lan toả [28].
Hậu quả miễn dịch: trong ĐUTX cơ thể tạo ra một lượng Ig cao trong
máu nhưng đó là các Ig không bình thường. Những Ig này không có hoạt
tính kháng thể để phục vụ cho sự bảo vệ cơ thể. Ngược lại chúng còn gây
trở ngại cho việc tổng hợp kháng thể có ích, vì tế bào sinh kháng thể bình
thường bị lấn át và sự tiêu thụ gần hết các nguyên liệu để tổng hợp kháng
thể bất thường, hậu quả là giảm nghiêm trọng các Ig bình thường dễ gây
nhiễm trùng [2], [29].
b. Do bất thường di truyền
Các yếu tố di truyền trong ĐUTX là những bất thường về số lượng
hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (NST). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất
nhiều các bất thường di truyền có thể liên quan đến bệnh. Ngoài ra, những
tiến bộ gần đây trong công nghệ và việc lập bản đồ bộ gen của con người

đã cho phép các nhà khoa học khám phá ra rằng những bất thường trong
biểu hiện hoặc mức độ của một số gen cụ thể có liên quan đến nguy cơ tái
phát sớm của ĐUTX. Kết quả các bất thường di truyền giúp trong việc
đánh giá tiên lượng thời gian sống thêm, đáp ứng điều trị và nguy cơ tái
phát [3], [12], [30].
Bằng kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) người ta đã phát hiện ra
sự thay đổi về gen ở 90% ở các bệnh nhân bị ĐUTX ở thời điểm chẩn đoán,
nhiều hơn rất nhiều lần so với kỹ thuật NST thông thường. Bất thường hay
gặp nhất là mất cánh dài NST 13 (del 13q) chiếm tỷ lệ 48%, tiếp theo là đa


10

bội (39%), chuyển đoạn NST 11 và 14( t(11;14)) chiếm (21%),chuyển đoạn
NST 4 và 14( t(4; 14)) chiếm (14%), chuyển đoạn gen MYC (13% ), và mất
cánh ngắn NST 17 (del (17p)) chiếm (11%) [30].
Bất thường NST 13 trong ĐUTX là một bất thường gặp với tỷ lệ tương
đối cao khoảng 50% các trường hợp phát hiện bất thường và 10-20% ở tấ cả
các bệnh nhân [30].Theo các nghiên cứu trước đây, bất thường NST 13 cho
một tiên lượng xấu. Tuy nhiên, bất thường NST 13 không phải là một nhân tố
tiên đoán độc lập trong phân tích đa biến. Trên thực tế, phần lớn tiên lượng
của bất thường NST 13 liên quan đến t(4; 14) và del 17p [30], [31].
Bất thường NST liên quan t(4; 14) và del 17p cho một tiên lượng rất
xấu. ở những bệnh nhân có các bất thường di truyền trên đền có thời gian
sống thêm không bệnh là 20,6 tháng và thời gian sống thêm toàn bộ là
40,3 tháng ngắn hơn đáng kể so với những bệnh nhân không có bất thường
[30], [31].
Các thay đổi di truyền khác có tác động thấp hơn đến sự tiến triển
của bệnh.
Chuyển đoạn NST (11; 14) và chuyển đoạn MYC có tiên lượng tốt

không tác động lên sự sống còn của bệnh [30], [31].
c. Vai trò của các cytokin trong ĐUTX.
Các nghiên cứu về cytokin trong ĐUTX cho thấy IL- 4 có tác dụng
kích thích lympho B tổng hợp DNA, IL-5 kích thích sự tăng sinh lympho B
và IL-6 có vai trò làm cho lympho B biệt hoá thành tương bào.
Trong ĐUTX, khi tương bào ác tính xâm lấn tuỷ xương sẽ kết dính vào
tế bào đệm kích thích sản xuất ra IL-6. Đồng thời tế bào ác tính trong tuỷ
xương sẽ sản xuất ra một số cytokine như IL-1β, yếu tố hoại tử khối u (tumor
necrosis factor alpha : TNFα) thúc đẩy sản xuất IL-6 từ tạo cốt bào. IL-6 tham
gia vào quá trình kích thích tăng sinh các tương bào ác tính nhưng lại không


11

có tác dụng trong quá trình biệt hoá của các tế bào này, do đó ngăn các tế bào
ác tính chết theo chương trình. Mặt khác IL-6 còn thúc đẩy phá huỷ xương
thông qua sự ức chế hình thành xương và kích thích tăng sinh huỷ cốt bào.
Nồng độ IL-6 tăng ở BN ĐUTX trong giai đoạn tiến triển là một dấu hiệu tiên
lượng xấu. Một số các cytokin khác như IL-1β, TNFα, IL-5, TNFβ còn kích
thích hoạt hoá huỷ cốt bào gây nên tình trạng tiêu huỷ xương và gãy xương
bệnh lý [3], [32].
1.1.5. Triệu chứng bệnh ĐUTX chuỗi nhẹ
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Cũng như các nhóm khác của ĐUTX, ĐUTX chuỗi nhẹ cũng có thể
thấy các biểu hiện lâm sàng sau tùy mức độ của bệnh:
Các biểu hiện bệnh lý xương:
- Đau hệ thống xương khớp chiếm 60%. BN thường đau các
xương dẹt như đốt sống thắt lưng, xương sườn, xương ức, xương
sọ, xương chậu, có khi đau kiểu chèn ép rễ [2], [24], [33].
- Gãy xương : gặp ở 50% các bệnh nhân đa u tuỷ xương, thường là

gãy xương dài, xương sườn.
- U xương: gặp ở 10% bệnh nhân.
- Xơ cứng xương: gặp ở 60% bệnh nhân.
- Loãng xương, mềm xương: gặp ở 20% bệnh nhân.
- Không phát hiện tổn thương xương: 20% số bệnh nhân.
Thiếu máu: gặp ở 80% bệnh nhân đa u tuỷ xương, thường thiếu máu
đẳng sắc do các tế bào u tuỷ chèn ép xương bình thường hoặc các yếu tố từ
khối u ức chế sinh máu. Tình trạng sản xuất quá nhiều IL- 1,TNFβ, IL- 6 của
các tế bào đệm của tuỷ, hoặc các tế bào khối u gây giảm sản xuất
Erythropoietin, hoặc giảm tác dụng của các chất này cũng gây nên tình trạng
thiếu máu [2], [3], [34].


12

Xuất huyết: gặp ở 15% BN ĐUTX. Nguyên nhân do thiếu oxi tắc mạch vi
quản, giảm tiểu cầu khi có suy tuỷ, rối loạn chức năng ngưng tập tiểu cẩu [2].
Lâm sàng: còn thấy gan to 20%, lách to 5%, hiếm khi thấy hạch to [1].
Nhiễm khuẩn gặp ở hơn 75% bệnh nhân ĐUTX, trong đó 25% là nhiễm
trùng tái diễn. Thường gặp viêm phổi do Streptococus Pneumonia,
Staphilococus, Klebsiella pneumonia là thường gặp. Sau phổi là nhiễm trùng
tiết niệu ngược dòng do Echerichia coli là chủ yếu. Ngoài ra còn gặp viêm
vùng tai mũi họng, nhiễm trùng huyết.Nguyên nhân gây nhiễm trùng trong
ĐUTX là do thiếu hụt các globulin miễn dịch bình thường và tăng globulin
bệnh lý gây suy giảm miễn dịch. Ở giai đoạn muộn của bệnh, nhiễm trùng còn
có thể do nguyên nhân giảm bạch cầu đoạn trung tính.Toàn thân có thể thấy
gầy sút, mệt mỏi, suy nhược [1], [29].
Các biểu hiện do tăng độ quánh huyết tương(ĐQHT): ít gặp trong
ĐUTX chuỗi nhẹ [12].
1.1.5.2. Các triệu chứng cận lâm sàng

Huyết học:
- Có thể thấy số lượng hồng cầu, huyết sắc tố giảm, hồng cầu lưới
thấp phản ánh tình trạng thiếu máu không hồi phục.
- Có thể thấy bạch cầu bình thường hoặc giảm, ít khi thấy tương
bào ra máu ngoại vi.
- Tiểu cầu giảm nhẹ ở giai đoạn muộn, có thể do cơ chế miễn dịch
hoặc hậu quả của điều trị hoá chất.
- Tuỷ đồ thường thấy tăng tỷ lệ tương bào trên 10%, có tác giả
thấy tăng trên 30%, các tương bào có thể thấy hình thái trưởng
thành hoặc ở dạng non chưa biệt hoá hoặc ở dạng trung gian [2],
[12], [35], [36].
Thay đổi thành phần protein huyết tương:


13

- Nồng độ protein trong ĐUTX chuỗi nhẹ đa số trong giới hạn
bình thường, đôi khi còn giảm [14].
- Giảm các Ig bình thường [14]
- Tăng đơn độc nồng độ chuỗi nhẹ tự do trong huyết thanh [9],
[14].
- Tăng LDH, β2 microglobulin (β2M), tăng calci máu [9].
Tổn thương thận:
- Biểu hiện tăng chỉ số ure, creatinin, xuất hiện protein niệu.
- Trong ĐUTX chuỗi nhẹ tỷ lệ gặp suy thận cao hơn các nhóm
khác của ĐUTX, do tăng tổng hợp chuỗi nhẹ vượt quá ngưỡng
đào thải của thận, gây tổn thương tế bào ống thận [27], [37].
- Mặt khác protein Bence-Jones lắng đọng do thay đổi đặc tính
nước tiểu sơ cấp tạo thành trụ có cấu trúc lá mỏng, khi tiếp xúc
với trụ này biểu mô ống, thận sẽ bị teo, hoại tử, đồng thời trụ còn

tắc ống thận gây suy thận cấp [27].
- Ngoài ra suy thận còn là hậu quả của tăng canxi máu, tăng acid
uric máu, lắng đọng dạng bột ở cầu thận, nhiễm trùng tái diễn ở
đài bể thận [12], [28].
X.Quang xương: tổn thương xương do tiêu xương hoặc loãng xương,
hình ảnh gãy xương bệnh lý gặp ở 75% BN [33], [35].
Các xét nghiệm miễn dịch: thấy hình hảnh tăng đơn dòng chuỗi nhẹ
kappa hoặc Lambda [38].
Xét nghiệm di truyền: del 13q, del 17p, t(4;14), del p, dup 1… [30].
1.1.6. Chẩn đoán
1.1.6.1. Chẩn đoán xác định


14

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội nghiên cứu đa u tủy xương quốc tế năn
IMWG năm 2014 có dựa trên các tiêu chuẩn năm 2009. (IMWG:
International Myeloma Working Group năm 2014) [39], [40].
1.1.6.2. Chẩn đoán phân biệt
a. Những type khác của ĐUTX
Có biểu hiện của tăng đơn dòng các chuỗi nặng trên điện di miễn dịch
cố định như IgG, IgA, IgM…
b. Những thể khác nhau của ĐUTX
Đa u tủy xương âm ỉ: chẩn đoán khi nồng độ protein M trong huyết
thanh >30g/l và tỷ lệ tương bào ác tính trong tủy xương >10% nhưng không
có tổn thương cơ quan đích [40].
U tương bào ngoài tủy: chẩn đoán dựa trên sự phát hiện u tương bào
ngoài tủy xương và không có bằng chứng của sự tăng sinh tương bào trong
tủy xương [39].
Bệnh MGUS chuỗi nhẹ: Tỷ lệ FLC bất thường (< 0,26 hoặc >1,65),

Không có biểu hiện đơn dòng chuỗi nặng trên điện di miễn dịch cố định,
Không có tổn thương cơ quan đích như tăng calci huyết, suy thận, thiếu máu
và tổn thương xương, tế bào plasma tủy xương <10%, Protein niệu đơn dòng
<500mg/ 24h [28].
c. Phân biệt với các bệnh khác
Cần phân biệt với các trường hợp tăng tương bào phản ứng do nhiễm
virus, bệnh huyết thanh, bệnh u hạt, xơ gan. Trong những trường hợp này, hình
thái tương bào không rối lọan, và không có mặt của protein đơn dòng [5].
1.1.6.3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Trước năm 1975 có nhiều quan điểm phân chia giai đoạn của bệnh
ĐUTX. Từ năm 1975 phân loại giai đoạn theo Durie- Salmon (D-S) được
dùng có giá trị trong dự đoán tế bào u phát triển, gồm những chỉ số như


15

hemoglobin, calcium, protein đơn dòng, mức độ tổn thương xương, tuy nhiên
có nhiều vấn đề nảy sinh khi phân loại giai đoạn theo D-S như phức tạp, khó
khăn trong việc ước lượng tổn thương phá huỷ xương, những chỉ số quan sát
phụ thuộc với nhau.
Từ năm 2005, có một hệ thống phân loại đơn giản hơn, chính xác hơn
trong việc tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đó là hệ thống
phân loại quốc tế ISS (International Staging System). Phân loại dựa vào 2 chỉ số,
nồng độ β2 microglobulin và albumin huyết thanh là những yếu tố tiên lượng có
giá trị và độc lập nhau [41]. Điểm số ISS xác định ba nhóm bệnh nhân với các
tiên đoán khác nhau. Thời gian sống trung bình (OS) là 62 tháng ở giai đoạn I,
44 tháng ở giai đoạn II và 29 tháng ở giai đoạn III (p < 001) [41].
Tuy nhiên phân loại này cũng tồn tại một số hạn chế đó là không đánh
giá được sự phát triển của khối u, không phân tầng được nguy cơ, và một số
thuốc áp dụng điều trị theo ISS không có hiệu quả [30].

Các bất thường về di truyền được xác định bằng kỹ thuật lai huỳnh
quang tại chỗ FISH là một yếu tố quan trọng để xác định tiên lượng trong
ĐUTX [24],[31]. Trong các BN ĐUTX mới chẩn đoán, bệnh nguy cơ tiêu
chuẩn được đặc trưng bởi sự del13q, t(11;14), và t(6;14) có thời gian sống
thêm trung bình là 50,5 tháng , trong khi bệnh có nguy cơ cao được đặc trưng
bởi sự hiện diện của ít nhất là một trong những bất thường sau del 17p, t(4,
14) (p16, q32), t(14,16) (q32, q23) có thời gian sống thêm trung bình là 24,5
tháng (p < 001) [30].
Chỉ số lactate dehydrogenase (LDH) là một yếu tố khác có liên quan
trong ĐUTX. Mức LDH trên giới hạn trên của bình thường có nghĩa là tăng
cường sự tấn công của bệnh và cho thấy tỷ lệ phát triển bệnh và / hoặc sự hiện
diện của khối u, đặc biệt là u ngài tủy. Các nghiên cứu được thực hiện cho


16

thấy sự cá bênh nhân có tăng cao nồng độ LDH cho thấy thời gian sống thêm
ngắn hơn so với BN không có tăng LDH [32], [33], [34].
Do vậy năm 2015 bằng các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm các tác
giả đã đưa ra bảng xếp loại tiên lượng quốc tế sửa đổi ( Revised- ISS) bằng
cách kết hợp 3 yếu tố ISS, chỉ số LDH và bất thường di truyền là 3 chỉ số độc
lập. đây là một hệ thống xếp loại cải tiến hơn giúp đánh giá chính xác và tiên
lượng chính xác hơn [31].
1.1.6.4. Xếp loại nguy cơ
Xếp loại nguy cơ trong MM là quan trọng để dự đoán sự sống còn và
xác định một chiến lược điều trị. Các bất thường về di truyền học được xác
định bằng kỹ thuật FISH hiện nay là các yếu tố tiên lượng quan trọng trong
ĐUTX. Theo hội ĐUTX quốc tế 2015 dựa trên các bằng chứng cụ thể đã đưa
ra bảng phân tầng nguy cơ theo di truyền [24], [30], [31].
1.1.7. Một số vấn đề về điều trị

1.1.7.1. Điều trị đặc hiệu
Trong bốn thập kỷ qua, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thuốc có
hiệu quả đối với bệnh ĐUTX và nhận thấy trong điều trị trong điều trị ĐUTX
nên sử dụng phác đồ đa hoá trị liệu [10], [12], [42].
Ngày nay, điều trị ĐUTX đã có nhiều thay đổi. Việc nghiên cứu ra
nhiều nhóm thuốc mới mang đến nhiều hy vọng cho bệnh nhân ĐUTX:
thalidomide (1999), bortezomib ( 2003), lenanidomide (2005) [12], [43].
Bortezomib (Velcade) là thuốc ức chế chọn lọc men protease, men có vai trò
quan trọng trong kiểm soát sự phát triển và sống sót của tế bào u. Một số
nghiên cứu cũng đã chứng minh bortezomib có hiệu quả với nhóm bệnh có
tiên lượng xấu kể cả bất thường NST 13 [44].


17

Sau rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy để đạt được
thời gian lui bệnh tốt nhất hạn chế tái phát thì sau các phác đồ hoá chất hóa trị
liệu phải ghép tế bào gốc tự thân [45].
Việc quyết định bắt đầu điều trị là xác định rõ giai đoạn bệnh, nhóm
nguy cơ tiên lượng. Lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, đối với bệnh nhân
trẻ (tuổi <65), không có các bệnh lý khác kèm theo thì lựa chọn phác đồ hoá
chất liều cao và ghép tế bào gốc tự thân. Bệnh nhân ≥ 65 tuổi kèm theo các
bệnh lý khác cần phải cân nhắc thường dùng phác đồ MPT ( Melphanlan,
Prednisolon và Thalidomide), hoặc MP kết hợp với Bortezomib (VMP) [31],
[45], [46].
1.1.7.2.

Điều trị hỗ trợ

Là biện pháp không thể thiếu bên cạnh việc điều trị đặc hiệu [47], [48].

BN thiếu máu: truyền khối hồng cầu hoặc dùng erythropoietin.
Chăm sóc chức năng thận: giảm canxi, giảm acid uric, trao đổi
huyết tương.
Điều trị tổn thương xương: khuyến khích BN vận động nếu có thể
nhưng tránh gây ra chấn thương. Dùng biphosphonate làm tăng chuyển hoá
của xương và tránh gây huỷ xương. Trường hợp BN đau nhiều và có tính khu
trú có thể dùng tia xạ.
Chống nhiễm trùng: có thể dùng gamaglobulin, nếu có nhiễm trùng thì
phải điều trị ngay.
Chăm sóc: vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ chống nhiễm khuẩn. Hỗ
trợ tâm lý cho bệnh nhân.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐUTX CHUỖI NHẸ TẠI VIỆT NAM
Trước đây có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về ĐUTX tại Việt Nam
nhưng đề nghiên cứu chung trên tất cả các nhóm của ĐUTX như:


18

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Ân ( 1992 ) ở 4 bệnh nhân
được chẩn đoán đa u tuỷ xương thấy: đau xương biểu hiện sớm ở cả 3 bệnh
nhân [49].
Theo tác giả Trần Thị Minh Hương tổng kết tại bệnh viện Bạch Mai số
BN ĐUTX chiếm tỷ lệ 1,9% ( 1997- 1999) [50].
Nghiên cứu hoá miễn dịch tiến hành trên 800 mẫu phẩm của tác giả
Nguyễn Chí Tuyển, với các kỹ thuật điện di protein, điện di miễn dịch huyết
thanh đã phát hiện ra trường hợp bất thường về sinh hoá và miễn dịch góp
phần chẩn đoán xác định bệnh ĐUTX, trong đó đơn dòng IgG có 6/11 [23].
Nghiên cứu về một số biểu hiện lâm và xét nghiệm ở bệnh ĐUTX có
tác giả Hữu Thị Chung ở 20 bệnh nhân đa u tuỷ xương ( 1998 ) thấy: 85% BN
ở độ tuổi 40- 70, dưới 40 và trên 70 tuổi ít gặp. Trong thời kỳ toàn phát, thiếu

máu 100%, đau xương 70% và suy thận 83% [33].
Tác giả Võ Thị Thanh Bình nghiên cứu sự có mặt của một số cytokin
và β2M trong bệnh ĐUTX ( 2001) ở 21 bệnh nhân [32].
Tác giả Trần Thị Hằng đã Nghiên cứu một số đặc điểm đông cầm máu
ở bệnh nhân đa u tủy xương tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương và
đưa ra một số đặc điểm đông cầm máu đặc trưng tỏng bệnh ĐUTX [26].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lan Phương ( 2010 ) trên 83 bệnh nhân
đã tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng theo giai đoạn bệnh nhận thấy các yếu tố
tiên lượng xấu chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh (giai đoạn II và
III theo ISS). Nghiên cứu này bước đầu giúp cho việc lựa chọn phương pháp
điều trị thích hợp [36].
Nghiên cứu của tác giả Suzanne MCB Thanh Thanh về đặc điểm lâm
sàng và xét nghiệm của bệnh ĐUTX tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011, nghiên
cứu trên 87 BN ĐUTX [35].


19

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai về Nghiên cứu hiệu quả điều
trị ban đầu đa u tuỷ xương bằng bortezomib kết hợp dexamethasone tại Viện
Huyết học-Truyền máu Trung Ương cho thấy hiệu quả lui bệnh vượt trội ở
bệnh nhân được dùng Bortezomid so với các phác đồ hóa chất kinh điển trước
đó [51].
Nghiên cứu của tác giả Bạch Quốc Khánh về Nghiên cứu hiệu quả của
ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương và u lympho ác tính
không Hodgkin trên 44 BN đa u tủy xương đã đánh giá ghép tế bào gốc tự
thân là biện pháp hiệu trong điều trị ĐUTX có chỉ định ghép [46].
Nhìn chung những nghiên cứu trong nước mới đi vào nghiên cứu trên
tất cả các nhóm bệnh của ĐUTX mà chưa có nghiên cứu nào trên nhóm
ĐUTX chuỗi nhẹ là nhóm chẩn đoán và tiên lượng điều trị khó khăn nên

nghiên cứu này sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán cũng như tiên lượng tốt hơn để
bệnh nhân được chẩn đoán sớm cũng như điều trị kịp thời tránh được các tai
biến do chẩn đoán muộn.


×