Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện huyết học – truyền máu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.33 KB, 83 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những
bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu, đặc biệt ở những bệnh máu ác tính
[21]. Bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu thường có những bất thường
trong cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể, quá trình sinh máu bình thường của cơ
thể bị ức chế dẫn đến giảm bạch cầu hạt trung tính, mono bào và lympho bào,
gây giảm tổng hợp Imunoglobulin, gây thiếu hụt cả đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu và không đặc hiệu, do đó những bệnh nhân này được xếp vào nhóm có
nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn [14].Việc sử dụng hóa trị liệu trong điều trị các
bệnh máu ác tính sẽ ức chế mạnh tủy xương, gây ra tình trạng suy tủy, là
nguyên nhân giảm các dòng tế bào máu, đặc biệt là giảm nặng BCTT, đồng
thời gây ra những bất thường trong đáp ứng miễn dịch thể và tế bào, làm tổn
thương niêm mạc, từ đó càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở những bệnh
nhân này [14], [28]. Một lý do khác làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn ở những
bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính sau hóa trị liệu là tình trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện (nosocomial infection) và điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém về
nhiều mặt trong quá trình bệnh nhân nằm điều trị nội trú.
Chính những lý do trên làm thay đổi đặc điểm nhiễm khuẩn, thời gian
nhiễm khuẩn và hiệu quả điều trị kháng sinh ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ
quan tạo máu. Việc khống chế nhiễm khuẩn đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong chăm sóc hỗ trợ những bệnh nhân này. Vì vậy việc cân nhắc lựa chọn kháng
sinh được đặt ra ở mỗi cơ sở điều trị bệnh máu. Điều quan trọng là việc lựa chọn
kháng sinh phải phụ thuộc vào mô hình tác nhân gây bệnh vì tỷ lệ nhiễm khuẩn và
loại vi khuẩn thường gặp không giống nhau giữa những cơ sở điều trị, nó phụ thuộc
vào đối tượng bệnh và môi trường điều trị cụ thể ở từng nơi.
1
Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương, khoa lâm sàng C8 là
khoa điều trị hóa chất nên hiện tượng nhiễm khuẩn là rất phổ biến. Đặc biệt
hiện nay có rất nhiều phương pháp mới trong điều trị đang được áp dụng
nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Để có những hiểu biết về tình trạng nhiễm
khuẩn tại khoa, góp phần giúp các Bác sỹ lâm sàng có định hướng về loại vi


khuẩn gây nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả,
chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh
máu ác tính tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu
ác tính tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
2. Tìm hiểu mối liên quan một số xét nghiệm vi khuẩn với đặc điểm lâm
sàng ở những trường hợp nhiễm khuẩn.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính.
1.1.1. Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn có thể do vi khuẩn nội sinh trong cơ thể bệnh nhân thay đổi
nơi cư trú mà gây nhiễm khuẩn ở vị trí khác hoặc do vi khuẩn sống trong môi
trường bệnh viện xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn. Tỷ lệ bệnh nhân mang
vi khuẩn tăng lên từ 25% lúc vào viện đến gần 50% trong quá trình điều trị.
Nhiễm khuẩn bệnh viện (nosocomial infection) là tình trạng bệnh lý
toàn thân hay tại chỗ xảy ra trên bệnh nhân trong thời gian điều trị tại bệnh
viện do hậu quả nhiễm vi sinh vật hay độc tố của vi sinh vật, thời gian xuất
hiện sau 48 giờ kể từ khi nhập viện và sau khi ra viện, không có triệu chứng
lâm sàng hay đang ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện [36].
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang là vấn đề thời sự, là thách thức
không chỉ của ngành y tế trong nước mà còn là thách thức của cả nền y học
thế giới. NKBV gây ra những hậu quả nặng nề, làm nặng thêm tình trạng
bệnh, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tử vong [39]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước
tính ở bất kỳ thời điểm nào trên thế giới cũng có trên 1,4 triệu người mắc
NKBV [10].
Tỷ lệ NKBV là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng

chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của người bệnh và nhân
viên y tế.
3
Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện tại
47 bệnh viện thuộc 14 nước đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới
cho thấy NKBV xảy ra ở 8,7% bệnh nhân nhập viện [36]. Tỷ lệ NKBV trong
các bệnh viện thuộc khu vực Đông Nam Á cao hơn nhiều so với các bệnh
viện thuộc khu vực các nước phát triển.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Vụ Điều Trị, Bộ Y tế năm 2001, tỷ lệ
NKBV ở 11 bệnh viện trên toàn quốc là 6,8%. Các NKBV thường liên quan
tới các thủ thuật xâm nhập và tập trung chủ yếu ở các khu vực ngoại khoa, sản
khoa, và điều trị tích cực [2].
Các vi khuẩn có ở mọi nơi, trong không khí, thức ăn, nước, bề mặt môi
trường, trong các chủng vi khuẩn bình thường của người và súc vật. Do đó, vi
khuẩn có mặt trên bề mặt da, niêm mạc của bệnh nhân và nhân viên, ví dụ
trong mũi, miệng, bàn tay của nhân viên y tế và người bệnh, đường tiêu hóa
Khả năng gây bệnh của vi khuẩn tùy thuộc độc lực của chúng và đường
vào cơ thể. Nó cũng phụ thuộc vào sức đề kháng với nhiễm khuẩn của bệnh
nhân mà sức đề kháng này bị giảm đi nhiều ở BN trong bệnh viện. Do đó,
những vi khuẩn vô hại ở người khỏe mạnh có thể gây bệnh ở các bệnh nhân
nằm viện. Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường đề kháng với
kháng sinh cao hơn so với các vi khuẩn của nhiễm khuẩn mắc phải trong
cộng đồng.
Phần lớn tác nhân gây bệnh trong thời gian nằm viện là vi khuẩn Gr (-).
Vi khuẩn Gr (-) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn và tử vong.
Pseudomonas aeruginosa, Escherrichia coli, Klebsiella pneumoniae là những
loại vi khuẩn hay gặp nhất. E. coli và K. pneumonia là những vi khuẩn thường
cư trú trên đường tiêu hoá của người [3].
4
Vi khuẩn Gr (+) hay gặp nhất là Staphylococci epidermidis, Staphylococci

aureus, Steptococci nhóm D trong đó hay gặp nhất là S.faecalis và
Streptococus mutans hoặc S. viridan. Nhiễm khuẩn do S.aureus có xu hướng
gây ra nhiễm khuẩn nặng hơn và nhanh chóng chuyển thành shock nhiễm
khuẩn hoặc tạo những ổ mủ nằm sâu [3].
1.1.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung thư máu.
Nhiễm khuẩn được mô tả là phản ứng viêm của cơ thể khi vi sinh vật
xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn bao gồm: Sốt, rét run,
sưng nóng đỏ tại vị trí tổn thương. Ở bệnh nhân ung thư nguyên nhân chủ
yếu làm cho tình trạng bệnh nặng hơn và dẫn đến tử vong là do nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa chất, tia xạ, hoặc kèm theo cả phẫu
thuật làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ở
những bệnh nhân ung thư trong những năm 1900 giảm xuống do sự phát
triển của các loại thuốc kháng sinh mới, do sử dụng các yếu tố tăng trưởng
tạo máu (HGFs) kích thích sự nhân lên và trưởng thành của các dòng tế bào
máu, và do sử dụng tác nhân kháng nấm và kháng virus. Sử dụng hóa trị
liệu để điều trị cho bệnh nhân ung thư đã dẫn đến tình trạng suy tủy xương
làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Hầu hết các nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung
thư là do vi khuẩn, tuy nhiên, nhiễm nấm thường là nguyên nhân gây tử
vong [6], [7], [8], [12].
Nếu nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để có thể tiến triển thành
nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết là do sự xâm nhập của vi sinh vật vào
máu của bệnh nhân. Triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết bao gồm: nhiệt độ
cơ thể ≥ 38º5 hoặc ≤ 36ºC, nhịp tim ≥ 90 nhịp/ phút, nhịp thở ≥ 20 lần /phút.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân ung thư được ước tính là 45%. Tỷ lệ tử
vong do nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân ung thư vượt quá 30% [9].
5
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết và shock nhiễm khuẩn gia tăng khi tình trạng
giảm BCTT của bệnh nhân kéo dài hơn 7 ngày. Một số yếu tố làm cho tình
trạng bệnh tật của bệnh nhân ung thư nặng nề hơn có nguy cơ trở thành nhiễm
khuẩn huyết bao gồm: nhiễm khuẩn do trực khuẩn Gram (-) cùng với việc sử

dụng kim tiêm chọc tĩnh mạch, kèm theo nhiễm khuẩn trước đó, nhiễm khuẩn
bệnh viện, suy dinh dưỡng, tuổi cao, và đồng thời có một số bệnh khác nữa
như tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa, gan, phổi, và/ hoặc bệnh thận. Các vị trí
nhiễm khuẩn thường gặp dẫn đến nhiễm khuẩn huyết bao gồm nhiễm khuẩn
phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, các thủ thuật xâm nhập.
Nhiễm khuẩn huyết gây tổn thương đến rất nhiều hệ thống các cơ quan
trong cơ thể: Thần kinh, nội tiết, miễn dịch, và hệ thống tim mạch. Dấu hiệu
của nhiễm khuẩn huyết và shock nhiễm khuẩn bao gồm những thay đổi của
huyết áp, nhịp tim và nhịp thở v.v Nếu không điều trị kịp thời có thể tiến
triển thành shock nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong ngay cả khi các nguyên nhân
gây shock được xử lý. Những yếu tố làm tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân
bằng cách nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào tình trạng chăm sóc đặc biệt và
điều trị tích cực bằng kháng sinh [10], [11].
1.2. Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh máu
ác tính .
1.2.1. Giảm nặng bạch cầu hạt trung tính
1.2.1.1. Định nghĩa
Giảm BCTT là tình trạng khi số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi dưới
0.5 G/l hoặc từ 0.5 -1 G/l nhưng đang có xu hướng giảm dưới 0.5 G/l [13].
6
1.2.1.2. Nguyên nhân gây giảm BCTT
- Do ức chế tủy xương và suy tủy: Ở những BN mắc Leukemia, tủy
xương thường bị lấn át bởi tế bào non ác tính nên không thể sản xuất được
BCTT. Còn ở những BN suy tủy xương do suy giảm tế bào gốc vạn năng sinh
máu làm cho quá trình sản xuất BCTT giảm, làm giảm số lượng BCTT ở máu
ngoại vi [13].
- Do hóa chất: Hóa trị liệu những bệnh ác tính thường đi kèm với nhiều
mức độ giảm BCTT, giảm tiểu cầu và làm giảm sự hình thành hồng cầu.
Những biến chứng này liên quan đến nhiều mức độ diệt tế bào ở các giai đoạn
CFU. Sự hồi phục hoàn toàn thường cho thấy không có sự tổn thương ở mức

tế bào gốc vạn năng. Sự hồi phục thường tăng lên khi điều trị bằng GM - CSF
hoặc G - CSF [21].
1.2.1.3. Ý nghĩa của giảm bạch cầu trung tính
Trong một loạt những bất thường gặp trên các bệnh nhân mắc bệnh
máu ác tính, giảm BCTT có lẽ là biến đổi quan trọng nhất vì hai lý do:
. Giảm BCTT làm bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn bởi nhiều loại vi khuẩn.
. Quá trình nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm BCTT xảy ra nhanh chóng
và thường không có những triệu chứng và hội chứng điển hình [24], [26].
Những bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính có dùng hóa trị liệu thì mối
liên quan giữa giảm BCTT và nhiễm khuẩn đã được hiểu biết rõ ràng. Theo
Boydey năm 1976 những BN Leukemia cấp dành một nửa thời gian nằm viện
để điều trị nhiễm khuẩn khi số lượng BCTT dưới 1G/l hoặc thấp hơn, số ngày
bị nhiễm khuẩn giảm đi đáng kể khi số lượng BCTT tăng lên, tương tự như
vậy thời gian bị nhiễm khuẩn nặng có liên quan đến số lượng BCTT trong
máu [36]. Trên 60% nhiễm khuẩn nặng gặp ở những bệnh nhân Leukemia
7
cấp có liên quan đến giảm BCTT. Nguy cơ nhiễm khuẩn bắt đầu tăng đáng
kể khi số lượng BCTT giảm dưới 1G/l và biểu hiện nổi bật khi số lượng giảm
dưới 0,1G/l. Giảm BCTT không phải là yếu tố duy nhất tiên lượng nhiễm
khuẩn, nhưng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm BCTT thường rất nặng vì ở
những bệnh nhân giảm BCTT cơ thể không có khả năng khư trú ổ viêm do đó
thường bị nhiễm khuẩn ở những cơ quan quan trọng (nhiễm khuẩn huyết hoặc
nhiễm khuẩn phổi) và nhiễm khuẩn nhiều nơi [24]. Sự phục hồi của bệnh
nhân giảm BCTT sau nhiễm khuẩn liên quan đến khả năng đáp ứng của bệnh
nhân bằng cách tăng sản xuất BCTT. Tỷ lệ tử vong là 80% trong số những
bệnh nhân có giảm BCTT nặng (0,1G/l) kéo dài trong tuần đầu tiên của
nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu có thể điều trị để tăng số lượng BCTT lên trên
1G/l thì tỷ lệ tử vong giảm xuống tới 32% [14]. Trong một nghiên cứu của
Victorio năm 1976 ở những bệnh nhân tử vong do ung thư và viêm phổi,
10% trong 14 BN có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết có viêm phổi và giảm

BCTT, 36% trong 26 BN có viêm phổi và giảm BCTT. Mức độ giảm BCTT
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do viêm phổi, 8 trong số 10 BN
có số lượng BCTT dưới 0,1G/l mắc nhiễm khuẩn huyết trong khi chỉ có 6
trong số 20 bệnh nhân với số lượng BCTT từ 0,1 - 1G/l nhiễm khuẩn huyết có
viêm phổi [36].
Bên cạnh giảm số lượng BCTT thì thời gian bạch cầu giảm cũng là yếu
tố ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn. Vì số lượng BCTT giảm dưới 1G/l trong
khoảng thời gian ngắn dưới 1 tuần thì ít nguy cơ nhiễm khuẩn hơn những
trường hợp số lượng BC cũng ở mức đó nhưng kéo dài trên 4 tuần. Ngược lại,
số lượng BC giảm dưới 0,1G/l dù chỉ trong vài ngày cũng đi kèm với nguy cơ
nhiễm khuẩn cao. Số ngày nhiễm khuẩn cũng giảm một cách đáng kể khi số
lượng BCTT tăng cao [27]. Ở bất cứ số lượng BCTT nào thì nhiễm khuẩn
8
nặng thường xảy ra trên những bệnh nhân tái phát nhiều hơn những bệnh
nhân điều trị lần đầu.
1.2.2. Do vi khuẩn, nấm
Xu hướng đi tìm tỷ lệ nhiễm khuẩn và tác nhân gây bệnh thường gặp
bắt đầu có từ những năm 1950 và năm 1960 khi các hóa chất gây độc tế bào
bắt đầu được đưa vào sử dụng trong điều trị bệnh lý ung thư. Vào những năm
này cầu khuẩn Gram (+) là tác nhân gây bệnh hay gặp nhất. Đến những năm
1970 trực khuẩn Gram (-) lại là tác nhân gây bệnh hay gặp hơn cả ở những
bệnh nhân ung thư máu có kèm theo giảm BCTT [28].
Tuy nhiên, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus,
Streptococci, Corynebacteria và Clostridia đã tăng trong những năm 1990, có
thể là do sự gia tăng sử dụng cathether tĩnh mạch trung tâm và kháng sinh dự
phòng (là nơi vi khuẩn phát triển). Listeria, một nhiễm khuẩn nặng do vi
khuẩn Listeria monocytogenes gây ra, làm gia tăng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân
ung thư. Listeria đã trở thành một biến chứng thường gặp của cấy ghép tủy
xương đầu những năm 2000 và cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều
bệnh nhân.

Trong khi ý nghĩa của những thay đổi về loại vi khuẩn thường gặp rất
có tác dụng trên lâm sàng, thì vẫn không thể áp dụng một mô hình nhiễm
khuẩn chung ở tất cả những trung tâm điều trị bệnh máu. Thực tế, một số
trung tâm đang điều trị bệnh nhân ung thư máu vẫn thấy trực khuẩn Gram (-)
là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi Bác sỹ lâm sàng đang điều
trị bệnh nhân ung thư máu nên có những hiểu biết cập nhật về tác nhân gây
bệnh thường gặp ở chính những nơi làm việc của họ [33].
9
1.2.2.1.Vi khuẩn Gram (-)
Vi khuẩn Gram (-) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn và tử
vong. Những bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính có kèm theo tình trạng giảm
BCTT thường có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn Gram (-), trong
đó Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsilla pneumoniae là
những vi khuẩn hay gặp nhất [24]. Nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân ung thư
có kèm theo tình trạng giảm BCTT thường do các vi khuẩn từ đường tiêu hóa
gây ra, các vi khuẩn từ đường hô hấp và đường tiết niệu có thể là tác nhân
gây nhiễm khuẩn huyết nhưng hiếm gặp hơn.
Vào những năm của thập kỷ 60 và 70, Pseudomonas aeruginosa là loại
vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn nặng ở những bệnh nhân ung thư máu,
nhưng theo Viện nghiên cứu Ung thư quốc gia Mỹ thì gần đây nhiễm khuẩn
do Pseudomonas aeruginosa đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên ba loại vi khuẩn
có thể gây ra nhiễm khuẩn nặng và gây tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác
tính là loại: Enterobacter, Citrobacter và Serratina marcescens đang ngày
càng nhiều. Các loại vi khuẩn Gr (-) ít gặp hơn gồm Acinetobacter,
Hemophilius influenzae.
Những bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính có giảm BCTT nặng và kéo
dài hoặc điều trị kháng sinh phổ rộng có thể bị thay đổi vi khuẩn chí ở các
khoang tự nhiên trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tương
ứng của các loài vi khuẩn Gram (-) yếm khí như: Escherichia coli, Klebsiella
pneumonia, loài Enterobacter và Pseudomonas aeruginosa. Những thay đổi

này được quan sát thấy ở cả những bệnh nhân mắc bệnh máu không phải là
Leukemia cũng như những bệnh nhân mắc Leukemia. Tuy nhiên hầu hết các
bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa thường biểu hiện triệu
chứng rầm rộ hơn và chắc chắn gây nhiễm khuẩn huyết sau khi xâm nhập vào
cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn BCTT giảm nặng [21].
10
1.2.2.2. Vi khuẩn Gram (+):
Hay gặp nhất là Staphylococci coagulase (+) (S.Epidermidis), Staphylococci
coagulase (-) (S. aureus), Steptococsi nhóm D, trong đó hay gặp nhất là S.faecalis
và Streptococus α (S.mutans hoặc s. viridan) [51].
Nhiễm khuẩn do Staphylococci coagulase (+) hoặc coagulase (-) thường
gặp ở những bệnh nhân đã đặt catheter tĩnh mạch hoặc hàng rào da bị tổn
thương do nhiều nguyên nhân. S. aureus có xu hướng gây ra nhiễm khuẩn
nặng hơn và có thể nhanh chóng chuyển thành shock nhiễm khuẩn hoặc tạo
những ổ nhiễm khuẩn mủ sâu. Hầu hết những nhiễm khuẩn do Staphylococci
coagulase (-) thường tương đối nhẹ hơn so với S. aureus, hiếm khi thấy shock
nhiễm khuẩn. Steptococsi nhóm D bình thường nằm trên đường tiêu hóa, phần
lớn nằm trong khoang miệng và là tác nhân thường gặp của nhiễm khuẩn
trong ổ bụng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu (hay gặp thứ hai sau trực khuẩn
Gr (-) đường ruột). Nhiễm khuẩn do Steptococci nhóm D gặp với tỷ lệ ngày
càng tăng lên sau khi dùng hóa chất gây ra tổn thương niêm mạc miệng (ví dụ
liều cao Ara – C) [51]. Vi khuẩn Gram (+) khác gặp ở bệnh nhân giảm BCTT
gồm loài Bacillus, C. jeikeium, S. faecium và Lactobacillus. Nhóm vi khuẩn
này hầu hết đều cư trú trên da và đường tiêu hóa ở người bình thường, trong
khi một số khác như S. aureus kháng methicillin và Corynebacterium
jeikeium thường không nằm trong các khoang tự nhiên mà thường mắc phải
từ nguyên nhân bên ngoài, đặc biệt hay ở những bệnh nằm viện lâu. Nhiễm
khuẩn huyết do những vi khuẩn cư trú trên da thường do việc sử dụng kim
tiêm chọc tĩnh mạch [20]. Một nghiên cứu của Klastersky và cộng sự (Anh)
năm 1998 cho thấy nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn sống trên đường tiêu

hóa gây ra nhiều hơn những vi khuẩn nằm trên da [17].
11
1.2.2.3.Vi khuẩn yếm khí:
Cũng có thể gặp ở những bệnh nhân giảm BCTT, tuy nhiên ít gặp hơn
các vi khuẩn ái khí, nó chỉ chiếm 5 - 10 % các nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Phần
lớn những vi khuẩn kỵ khí này cư trú bình thường trong đường tiêu hóa,
chiếm tỷ lệ 90% vi khuẩn trong phân. Các vi khuẩn yếm khí thường gặp nhất
là B. flagilis và Clostridium, cả hai loại này bình thường đều sống trong
đường tiêu hóa người. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí thường hay gặp nhất
ở những bệnh nhân có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, thường là hậu
quả của hóa trị liệu và sự xâm lấn của tế bào ác tính. Nhiễm khuẩn do
Closstridium dificile là nguyên nhân hay gặp và thường gây tử vong ở bệnh
nhân ung thư máu có kèm theo giảm BCTT. Nó ít gây nhiễm khuẩn huyết
hoặc tổn thương khu trú mà thường gây ra ỉa chảy do tác dụng của độc tố.
Những vi khuẩn yếm khí trên khi phân lập được thường là tác nhân của
viêm lợi hoại tử hoặc của những ổ nhiễm khuẩn trong ổ bụng gồm viêm phúc
mạc, áp xe trong ổ bụng, viêm mô tế bào hoặc áp xe quanh trực tràng. Nhiễm
khuẩn do vi khuẩn kỵ khí thường là nhiễm khuẩn thứ phát.
1.2.2.4. Nấm:
Nấm là tác nhân gây bệnh hay gặp thứ hai sau vi khuẩn. Những bệnh
nhân ung thư máu có giảm BCTT kéo dài trên một tuần và những bệnh nhân
được dùng kháng sinh phổ rộng trước đó có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn cả.
Mặc dù có nhiều loại nấm có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính
nhưng Candida và Aspergillus là hay gặp hơn cả [24]. Bình thường Candida
cư trú trong đường tiêu hóa, nhưng một số tác nhân nhất định tác động tới
bệnh nhân làm thay đổi môi trường sống bình thường của loại nấm này. Nấm
Candida có thể gặp trong nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
ở những bệnh nhân ung thư máu có thời gian giảm BCTT kéo dài. Nấm
12
Aspergillus bình thường không nằm trên đường tiêu hóa của người nhưng dễ

mắc phải từ những tác nhân bên ngoài có trong môi trường bệnh viện,
Aspergillus thường gây nhiễm khuẩn ở phổi nhiều hơn.
Nhiễm khuẩn nấm ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính có thể gặp hai loại:
Nhiễm khuẩn nấm toàn thể cấp tính: khởi phát đột ngột, cấy máu thấy
nấm, tụt huyết áp, có kèm theo tổn thương trên da, bệnh tiến triển nhanh và tử
vong trong vòng vài ngày.
Nhiễm khuẩn nấm toàn thể mạn tính tiến triển dần ngày càng nặng
trong vòng nhiều tháng, đây là loại nhiễm khuẩn nấm hiện đang được quan
tâm [12]. Hội chứng này được Bodey mô tả lần đầu tiên vào năm 1976, là
nhiễm khuẩn nấm gan và lách [6]. Ở trường hợp điển hình triệu chứng nhiễm
khuẩn ở gan và lách bắt đầu khi BCTT giảm kéo dài mà bệnh nhân vẫn sốt
dai dẳng mà không một vị trí nhiễm khuẩn nào được tìm thấy, điều trị bằng
nhiều loại kháng sinh phổ rộng không mang lại hiệu quả, bệnh nhân vẫn sốt
mặc dù có thể đã qua giai đoạn giảm BCTT, số lượng BCTT đã phục hồi về
bình thường. Giai đoạn này, nồng độ alkalin phosphattase huyết thanh sẽ tăng
cao, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, gan lách to. Siêu âm và CT scan thấy
nhiều ổ áp xe nhỏ ở gan, lách, thận. Chẩn đoán bằng hình ảnh tổ chức học từ
mẫu sinh thiết gan hoặc lách thấy có nhiều hạt nhỏ chứa nấm bên trong,
nhưng không phân lập được nấm khi cấy mẫu sinh thiết này [18]. Theo Elias
(1991), gần đây tỷ lệ nhiễm khuẩn nấm toàn thể ngày càng tăng lên và là
nguyên nhân hạn chế hiệu quả các phác đồ điều trị bệnh máu ác tính, làm tăng
tỷ lệ tử vong, khó chẩn đoán và điều trị.
13
1.3. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh máu
ác tính.
Sự suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân ung thư và tình trạng suy tủy sau
điều trị hóa trị liệu đã làm cho BCTT giảm, cơ thể không tạo được một đáp
ứng viêm đầy đủ nên việc chẩn đoán nhiễm khuẩn rất khó. Hậu quả là các
triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn như rales phế nang, có BC trong dịch
cơ thể và sự hình thành ổ apxe có thể không có. Bằng kỹ thuật đo cửa sổ da,

nhiều nghiên cứu đã cho thấy chức năng di chuyển và thực bào của BCTT ở
những bệnh nhân giảm BCTT bị tổn thương nặng nề [19]. Do đó bệnh nhân
có thể bị viêm phổi mà không có biểu hiện trên lâm sàng hay đám mờ trên
phim XQ, viêm thận bể thận mà không có BC niệu, hoặc viêm màng não
không có BC trong dịch não tủy. Những triệu chứng XQ cổ điển của nhiễm
khuẩn, đặc biệt trong khi viêm phổi thường hình ảnh giống như viêm phổi lan
tỏa. Nghiên cứu giải phẫu bệnh ở những bệnh nhân bị tử vong do nhiễm khuẩn
cho thấy hình ảnh giải phẫu bệnh học của nhiễm khuẩn có những mô hoại tử có
dịch tiết ngoại bào và biến mất gần như hoàn toàn của các tế bào viêm cùng vô
số vi khuẩn nằm trên thành mạch máu và khắp vùng tổn thương.
Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính thường kèm theo tình trạng
giảm BCTT không có khả năng tạo ra một đáp ứng viêm đầy đủ, vẫn có biểu
hiện sốt trong thời gian nhiễm khuẩn. Sốt thường là triệu chứng báo trước
nhiễm khuẩn mặc dù một số bệnh nhân giảm BCTT có nhiễm khuẩn nặng mà
không biểu hiện sốt, 60% những trường hợp sốt là do nhiễm khuẩn đã có
trước [14]. Sốt ≥ 39ºC hoặc cao hơn gặp ở hầu hết các bệnh nhân có nhiễm
khuẩn Gram (-) nặng, 90 - 97% có nhiễm khuẩn huyết do Pseunomonas và
Klebsiella có biểu hiện sốt 39ºC hoặc cao hơn vào lúc bắt đầu nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có sốt nhưng không tìm thấy
14
nhiễm khuẩn [20]. Sốt không tìm thấy nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể do
các nguyên nhân sau [32].
- Nhiễm khuẩn do virus simplex (herpes simplex, cytomegalovirus)
- Nhiễm khuẩn nấm (Candida, Aspergillus)
- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng lại loại kháng sinh đang sử dụng
- Có nhiễm khuẩn thứ phát.
- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn không bị tiêu diệt hết do nồng độ kháng
sinh trong máu và trong mô không đủ.
1.4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh
máu ác tính.

1.4.1. Thay đổi về giải phẫu
Dù chỉ rộng 2m², da là hàng rào vật lý ngăn cách nội môi với ngoại
môi. Niêm mạc với diện tích rộng 400m², cấu trúc tương đối mỏng mảnh là
nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và nấm nhất, chủ yếu qua đường tiêu hóa, hô
hấp[1]. Da và niêm mạc là hàng rào bảo vệ đầu tiên rất quan trọng giúp cơ thể
chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn cả bên trong và bên ngoài cơ thể.
Những bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu thường có những tổn thương ở
hàng rào da và niêm mạc có thể do sự xâm nhập của tế bào ác tính hoặc là hậu
quả sau điều trị hóa trị liệu, tiêm chọc tĩnh mach nhiều lần, hoặc là hậu quả
những nhiễm khuẩn khư trú gây tổn thương niêm mạc. Những vị trí tổn
thương trên niêm mạc như vậy sẽ tạo vị trí thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, sinh
sôi và xâm nhập vào cơ thể. Loại vi khuẩn hay gặp tại vị trí tổn thương trên
da và niêm mạc sẽ phụ thuộc vào vị trí tổn thương và sự có mặt hay không
các yếu tố đi kèm khác. Ví dụ da bị chọc do tiêm tĩnh mạch hoặc đặt catheter
tĩnh mạch sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng do cầu khuẩn Gram (+), thường là
15
cầu khuẩn coagulase (-). Tuy nhiên ở những bệnh nhân nằm viện lâu hoặc
những bệnh nhân có số lượng BCTT giảm nặng hoặc đã được dùng kháng
sinh phổ rộng trước đó thì nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm chọc thường gây ra do
nhiều loại vi khuẩn. Chúng gồm những vi khuẩn Gram (+) khác như loài
Bacillius, nhiều loại vi khuẩn Gram (-) Pseudomonas aeruginosa hoặc các
trực khuẩn Gram (-) đường ruột [48].
Bình thường đường tiêu hóa cũng tồn tại các loại vi khuẩn ái khí và kỵ
khí. Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa có thể dẫn đến nhiễm khuẩn do các
tác nhân gây bệnh khác nhau và đôi khi còn nhiễm khuẩn do nhiều loại vi
khuẩn một lúc. Phát hiện vị trí trên niêm mạc đường đường tiêu hóa có thể
giúp dự đoán được loại vi khuẩn gây bệnh từ hiểu biết về vi khuẩn chí tại
vùng tổn thương đó và định hướng phương pháp điều trị thích hợp thích hợp
trước khi có kết quả vi khuẩn học. Ví dụ nấm Candida albican và Aspergillus
phát triển mạnh trong môi trường acid, chúng có thể xâm lấn gây nhiễm

khuẩn toàn thể tạo ổ viêm khu trú ở vùng dạ dày thực quản, đặc biệt là ở bệnh
nhân suy giảm miễn dịch. Trong những năm gần đây những vi khuẩn đường
ruột đang trở lên chiếm ưu thế [20], trong khi một số vi khuẩn đường ruột gây
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trước đây như loài Salmonela, loài Shigella thì
hiện nay đã tỏ ra ít quan trọng hơn.
Một trong những nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc đường tiêu
hóa là các loại hóa chất điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính. Bởi
vì tác dụng của hóa chất nhằm vào tất cả những tế bào có khả năng sinh sản
nhanh và thường xuyên được đổi mới như tế bào ung thư, tế bào niêm mạc
đường tiêu hóa, tế bào chân tóc. Chính vì vậy biểu hiện lâm sàng thường gặp ở
bệnh nhân điều trị hóa chất là rụng tóc, viêm miệng, tiêu chảy những loại thuốc
gây tổn thương niêm mạc nặng gồm anthacycline (daunorubicin và doxorubicin),
methotrexate, mecaptopurin, fluorouracil [32].
16
1.4.2. Yếu tố môi trường
Môi trường xung quanh bệnh nhân là những nguồn vi khuẩn bên ngoài
cơ thể tới cư trú hoặc gây ra nhiễm khuẩn trên bệnh nhân giảm BCTT. Tác
nhân nhiễm khuẩn có thể thể mắc phải từ người, ví dụ từ bệnh nhân khác hoặc
nhân viên y tế, hoặc từ môi trường ví dụ những đồ vật bị nhiễm khuẩn trên
bệnh nhân giảm BCTT. Bất cứ vị trí ẩm ướt nào trong môi trường bệnh viện
cũng là một một môi trường màu mỡ cho sự tồn tại và nhân lên của các trực
khuẩn Gr(-), đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa và các vi khuẩn thuộc
nhóm Klebsiella - Enterobacter - Serratia. Ví dụ Pseudomonas aeruginosa
không phải là loại vi khuẩn cư trú trên đường tiêu hóa, nhưng chúng lại tăng
sinh ở những môi trường tiêu hóa, đặc biệt khi có môi trường tạo điều kiện
cho chúng phát triển như các loại rau quả [14]. Trên 50% bệnh nhân bị
Leukemia cấp trở thành người mang Pseudomonas aerugiginosa trong khi
đang được điều trị trong môi trường bệnh viện. Số bệnh nhân là người mang
trùng tăng lên từ 25% lúc mới nhập viện tới gần 50% sau 2 - 4 tuần điều trị.
Loại vi khuẩn này được phân lập từ phân nhiều hơn từ họng và việc có những

vi khuẩn này ở trong phân càng làm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Gồm 132 bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính đang được điều trị tại khoa
điều trị hóa chất C8 thuộc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
- Các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là:
+ Leukemia cấp dòng tủy
+ Leukemia cấp dòng Lympho
+ Leukemia kinh
+ U lympho
+ Đa u tủy xương
- Các bệnh nhân trên có tình trạng nhiễm khuẩn (Theo tiêu chuẩn của
CDC).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
2.2.2. Chọn mẫu
- Theo phương pháp: Chọn mẫu thuận tiện
- Cách chọn mẫu: trong thời gian nghiên cứu những bệnh nhân nào đủ
tiêu chuẩn thì đưa vào nhóm nghiên cứu.
18
2.2.3. Các bước tiến hành:
- BN được chẩn đoán xác định bệnh
- Sốt sau 48 giờ nhập viện.
- Nếu bệnh nhân có sốt và tìm được vị trí nhiễm khuẩn, tùy vào vị trí
nhiễm khuẩn mà làm các xét nghiệm:
+ Cấy máu khi BN sốt ≥ 38º5 kéo dài trên một giờ.
+ Cấy nước tiểu nếu bệnh nhân có biểu hiện đái buốt, đái rắt hoặc đái

đục hoặc xét nghiệm tế bào nước tiểu thấy bạch cầu.
+ Chụp XQ tim phổi nếu BN có biểu hiện ho, đau ngực hoặc khó thở.
Cấy đờm nếu bệnh ho có đờm.
+ Cấy vết loét nếu BN có biểu hiện viêm loét ở vùng họng miệng
+ Cấy mủ ở vị trí áp xe nếu ổ áp xehóa mủ hoặc cấy mủ vết loét cạnh
hậu môn.
+ Cấy phân nếu BN có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
- Nếu BN có sốt nhưng không tìm thấy vị trí nhiễm khuẩn trong 24 giờ
đầu, đồng thời làm các xét nghiệm:
+ Cấy máu
+ Chụp XQ tim phổi
+ Cấy nước tiểu
- Tiếp tục theo dõi nhiệt độ và biểu hiện nhiễm khuẩn. Nếu trong những
ngày sau BN có biểu hiện NT ở một cơ quan nào đó thì tùy thuộc vào vị trí
NT mà làm các xét nghiệm như trên.
- Sau khi được đưa vào nghiên cứu, các BN được khám lâm sàng hàng ngày.
19
- Tất cả các XN đã được làm lần 1, nếu cho kết quả (-), trên lâm sàng
BN còn sốt và còn triệu chứng NT ở các vị trí, lặp lại các XN.
- Cấy máu lần 2. Những bệnh nhân vẫn sốt kéo dài được chỉ định cấy
máu hàng tuần.
- XQ tim phổi được lặp lại hàng tuần
- Cấy nước tiểu kiểm tra ở những BN cấy lần đầu cho kết quả (+), trên
lâm sàng đã hết sốt. Lặp lại cấy nước tiểu hàng tuần.
- Tế bào máu ngoại vi được làm 2 lần / tuần.
20
SƠ ĐỒ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
BN nghiên cứu
Sốt sau 48 giờ nhập viện

Sốt + tìm thấy vị trí NK
Tuỳ thuộc vị trí bị NK mà
thực hiện các xét nghiệm
- Tế bào máu ngoại vi
- Chụp XQ tim phổi
- Cấy đờm
- Cấy máu
- Cấy nước tiểu
- Cấy vết loét miệng
- Cấy mủ ở vị trí apxe
- Cấy phân
Sốt + không thấy vị trí NK
Làm đồng thời các XN:
- Tế bào máu
ngoại vi
- Chụp XQ tim
phổi
- Cấy máu
- Cấy phân
- Cấy nước tiểu
- Tiếp tục theo dõi
nhiệt độ và biểu hiện
NK.
2.3. Biện pháp kỹ thuật:
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Sốt: Khi nhiệt độ đo ở miệng hoặc nách ≥ 38,5ºC một lần, hoặc ít nhất
là 38ºC trên hai lần hoặc nhiều lần cách nhau ít nhất 1 giờ trong khoảng 12
giờ. Loại trừ tất cả các trường hợp sốt do thuốc hoặc do truyền máu [52].
- Biểu hiện tại nơi tổn thương:
+ Nhiễm khuẩn đường họng miệng: Miệng có những vết trợt, loét trên

lưỡi, lợi, hoặc trên niêm mạc má. Vùng quanh chân răng sưng đỏ.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Ho có đờm, đau tức ngực, khó thở,
nghe phổi có rales. Chụp XQ tim phổi có đám mờ không liên quan đến những
nguyên nhân không phải là nhiễm khuẩn. Những bệnh nhân có ho nhưng
không có đám mờ được coi là viêm thanh khí phế quản.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đái buốt, đái dắt, đái đục. Trong nước
tiểu có bạch cầu trung tính, số lượng vi khuẩn ≥ 10
5
vi khuẩn/ml nước tiểu
hoặc cấy nước tiểu tìm thấy nguyên nhân gây bệnh.
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá: Tiêu chảy hoặc phân nhầy máu mũi, có
thể có đau quặn, mót rặn.
Soi phân thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu. Cấy phân có thể tìm thấy tác
nhân gây bệnh.
+ Viêm mô tế bào hoặc áp xe mô mềm: Sưng nóng đỏ đau tại vùng mô
mềm, có sự hình thành mủ trong quá trình tiến triển.
+ Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh cảnh trên lâm sàng thường nặng nề.bệnh
nhân phải có ít nhất một lần cấy máu tìm thấy nguyên nhân gây bệnh mà bác
sỹ lâm sàng cho là nguyên nhân gây bệnh.
22
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn cộng đồng
- Bệnh nhân mắc các bệnh máu ác tính khác không thuộc đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
2.3.3. Bệnh phẩm xét nghiệm
- Máu tĩnh mạch: Lấy 2ml máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA, lắc
đều. Máu được xét nghiệm trong vòng 6 giờ đầu để kiểm tra BCTT ở máu
ngoại vi.
- Chất loét miệng - họng: lấy bằng tăm bông vô trùng, cho vào ống vô

trùng bao quản.
- Đờm: lấy vào buổi sáng, bệnh nhân ngủ dậy đánh răng xúc miệng, sau
đó khạc đờm vào lọ vô khuẩn.
- Nước tiểu: lấy nước tiểu vào buổi sáng. Bệnh nhân nhịn tiểu cả đêm
hoặc trước đó 2 giờ. Rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng. Lấy
nước tiểu giữa dòng vào ống vô khuẩn. Bệnh phẩm được gửi tới phòng xét
nghiệm trong vòng 2 giờ đầu.
- Cấy máu tĩnh mạch: Lấy 5ml máu tĩnh mạch bằng bơm tiêm vô
khuẩn cho vào canh thang theo tỷ lệ 10%.
- Mủ:
+ Với vị trí ổ áp xe chưa vỡ: Dùng kim tiêm vô khuẩn cho mủ vào lọ vô trùng.
+ Với ổ áp xe đã vỡ: Sát trùng da quanh nơi tổn thương, dùng tăm
bông vô khuẩn chấm vào mủ, bảo quản trong ống vô khuẩn.
23
- Phân: lấy phân qua bô. Bô không có chất sát trùng và tráng bằng nước
sôi để nguội. Chọn chỗ phân có nhầy máu mũi hoặc lợn cợn trắng. Dùng tăm
bông lấy một lượng phân ít nhất 1g (khoảng bằng ngón tay út). Lấy xong gửi
ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ.
2.3.4. Dụng cụ làm xét nghiệm:
- Lọ vô khuẩn để đựng sinh phẩm gồm: Lọ đựng mủ, ống đựng nước
tiểu, lọ đựng phân, lọ có tăm bông vô trùng để lấy sinh phẩm.
- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Khoanh giấy kháng sinh đồ do hãng
Biorad cung cấp. Tất cả các xét nghiệm định danh vi khuẩn đều được thực
hiện tại labo vi sinh của Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương .
- Máy đếm tế bào tự động Sysmex, kính hiển vi quang học Nikon, xét
nghiệm tế bào được thực hiện tại Khoa tế bào của Viện Huyết học - Truyền
máu - Trung Ương .
- Chụp XQ tim phổi được thực hiện tại Khoa chẩn đoán hình ảnh của
Viện Huyết học - Truyền máu - Trung Ương .
2.3.5. Kỹ thuật xử lý, phân lập và xác định vi khuẩn

2.3.5.1. Cấy chất loét miệng - họng
- Nuôi cấy trên thạch máu.
- Soi trực tiếp: Phết lam, nhuộm Gram, để khô, soi kính hiển vi vật kính
dầu tìm sự có mặt của vi khuẩn.
2.3.5.2. Cấy đờm
- Xem tính chất, màu sắc của đờm.
- Rửa đờm 2 lần bằng nước muối sinh lý.
24
Đếm số lượng BCTT: nếu thấy có trên 2 tế bào /ml thì mới cấy. Sau khi
soi trực tiếp để lam khô tự nhiên, cố định, nhuộm Gram để xem vi khuẩn.
- Cấy: dùng mảnh đờm đã được rửa trên cấy 1/2 đĩa thạch máu và 1/2
đĩa thạch Chocolate, để tủ ấm CO
2
/37
0
C qua đêm.
2.3.5.3. Cấy nước tiểu
- Nhận định độ đục, màu sắc. Chắt lấy cặn, phết 2 lam nhuộm xanh
Methylene và Gram.
- Soi dưới vật kính dầu xem tế bào và vi khuẩn. Cấy bệnh phẩm khi có
tế bào viêm hoặc và khi có 1 - 2 loại vi khuẩn.
- Cấy cặn vào 1/2 đĩa thạch máu, để tủ ấm 37
0
C qua đêm.
- Cấy đếm: Trên thạch thường
- Đọc kết quả: Thạch thường: Đếm số lượng khuẩn lạc có mặt.
+ Nếu ≥ 50 khuẩn lạc (nghĩa là trên 100.000 VK/ml ) thì chắc chắn vi
khuẩn phân lập được gây bệnh.
+ Nếu từ 10 – 49 khuẩn lạc, nếu có BCTT hoặc triệu chứng lâm sàng rõ
thì nghĩ đến vi khuẩn gây bệnh.

+ Nếu dưới 10 khuẩn lạc thì coi như âm tính.
2.3.5.4. Cấy máu
- Lấy vô trùng 5 ml máu tĩnh mạch cho vào canh thang BHI. Tỷ lệ máu
so với canh thang là 10%, để tủ ấm 37
0
C, đọc bình máu hàng ngày.
- Nếu sau 4 ngày theo dõi không thấy vi khuẩn mọc thì trả kết quả sơ
bộ là âm tính, nhưng vẫn theo dõi bình máu đến hết ngày thứ 7.
25

×