Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đánh giá tác dụng của điện châm , xoa bóp bấm huyệt trong hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi của chi dưới do đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.28 KB, 59 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh tăng đường huyết mạn tính gây tác
động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bệnh gia tăng hàng năm theo sự
phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo
đường quốc tế IDF (International Diabetes Federation), năm 2015 thế giới có
415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 và dự đoán sẽ tăng lên 642 triệu người
trong năm 2040 [1]. Bệnh ĐTĐ xảy ra khắp các châu lục, thường là ĐTĐ
type 2, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất
là các nước thuộc châu Phi và châu Á, dự báo tới năm 2030 số bệnh nhân
ĐTĐ chủ yếu ở hai châu lục này [2]. Theo dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế
giới WHO (World Health Organization), Việt Nam là một trong các quốc gia
có người mắc ĐTĐ gia tăng nhanh về tỷ lệ.
Biến chứng thần kinh ngoại vi (BCTKNV) do ĐTĐ là một biến chứng
phổ biến của bệnh ĐTĐ, bệnh ngày một gia tăng theo tuổi và thời gian mắc
bệnh ĐTĐ kèm theo hậu quả nặng nề nếu không điều trị và kiểm soát.
BCTKNV do ĐTĐ không chỉ mang lại gánh nặng bệnh tật mà còn làm giảm
chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trong các biến chứng của bệnh ĐTĐ, tổn thương thần kinh đóng vai trò
quan trọng, chính tởn thương thần kinh ngoại vi đã làm mất cảm giác bảo vệ,
tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến loét, hoại tử và cắt cụt chi dưới – một tổn
thương gây tàn phế thường gặp nhất ở người mắc bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu đa
trung tâm về sự phổ biến của bệnh thần kinh ngoại vi do ĐTĐ trên 6487 bệnh
nhân (BN) ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa Vương quốc Anh thì tỷ lệ bệnh nhân bị
biến chứng thần kinh do ĐTĐ là 28,5% [3]. Ở Mỹ có tới 50% - 70% trong số
trường hợp bệnh nhân bị biến chứng thần kinh do ĐTĐ bị cắt cụt chi mà
không do chấn thương. Ở Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Việt Đức
năm 2005 có tới 60% bệnh nhân cắt cụt chi dưới là bệnh nhân ĐTĐ.[4]



2
Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều bước tiến mới trong chẩn đoán sớm
và điều trị BCTKNV do ĐTĐ. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát tốt
đường huyết kết hợp điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau, tăng dẫn
truyền thần kinh, chống trầm cảm 3 vòng, chống co giật. Tuy nhiên việc điều
trị BCTKNV do ĐTĐ vẫn còn nhiều hạn chế do các tác dụng không mong
muốn của thuốc và việc không tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Y học cổ truyền (YHCT) từ lâu đã áp dụng các phương pháp châm cứu,
xoa bóp bấm huyệt trong điều trị triệu chứng bệnh thần kinh ngoại vi trong đó
có BCTKNV do ĐTĐ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tác dụng và hiệu
quả của phương pháp châm cứu và xoa bóp bấm huyệt (XBBH) trong điều trị
cũng như hỗ trợ điều trị BCTKNV do ĐTĐ. Nhằm hướng tới mở rộng các lựa
chọn trong điều trị bệnh thần kinh ngoại vi do ĐTĐ, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm , xoa bóp bấm huyệt
trong hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi của chi dưới do đái
tháo đường” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt trong hỗ trơ
điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của điện châm, xoa bóp bấm
huyệt trên lâm sàng, cận lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỞNG QUAN
1.1. Tởng quan về bệnh Đái tháo đường và BCTKNV do
ĐTĐ theo YHHĐ
1.1.1. Định nghĩa, phân loại bệnh ĐTĐ


 Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ĐTĐ là mợt hợi chứng có đặc tính
biểu hiện bằng tăng glucosse máu do hậu quả của việc thiếu/ hoặc mất hoàn
toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động
của insulin [5].

 Phân loại bệnh Đái tháo đường
- Đái tháo đường typ 1: thường gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin
hoặc đái tháo đường tuổi vị thành niên, là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn
dịch của cơ thể đã sinh ra các kháng thể chống lại và phá hủy tế bào beta của
tiểu đảo tụy sản xuất ra insulin dẫn đến tăng glucose máu và thường dẫn đến
những biến chứng lâu dài [5].
- Đái tháo đường typ 2: Do kháng insulin với thiếu insulin tương đối
hoặc sai sót về tiết insulin, dẫn tới tăng sản xuất glucose ở gan, giảm sử dụng
glucose ở tế bào ngoại vi dẫn tới tăng đường máu [6].
- Đái tháo đường thai kỳ: Là sự giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ được
phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (không loại trừ khả năng bệnh nhân có
giảm dung nạp glucose hoặc đái tháo đường từ trước nhưng chưa được phát
hiện). Với ĐTĐ thai kỳ tỷ lệ phát hiện cao ở giai đoạn muộn của thai kỳ hơn
là giai đoạn sớm. Phần lớn các trường hợp sau sinh đường máu có thể bình
thường trở lại. Tuy nhiên, những trường hợp có tiền sử ĐTĐ thai kỳ này có
nguy cơ phát triển thành ĐTĐ type 2 trong tương lai [7].


4
- Bệnh lý khác của tuyến tụy: Các phẫu thuật do chấn thương, viêm tụy
cấp phải cắt bỏ tụy, các khối u lành tính và ác tính, các bệnh xơ sỏi tụy, tụy đa
nang, nhiễm sắt huyết thanh…
- Các bệnh nội tiết khác: Các bệnh nội tiết khác liên quan đến ĐTĐ là các
bệnh của tuyến đối lập tiết ra các hormon có tác dụng ngược lại với tác dụng

của insulin. Ví dụ: U tiết somatostatin và aldosteron, cắt bỏ u sẽ hết ĐTĐ.
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo Hiệp hội Đái tháo đường của Mỹ
ADA (American Diabetes Association) năm 2010. Chẩn đoán xác định khi có
1 trong các tiêu chuẩn dưới đây [8]:
(1) Có các triệu chứng của ĐTĐ (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy
sút); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl)
(2) Mức glucose huyết tương lúc đói (nhịn ăn >8 – 14 giờ) ≥ 7,0 mmol/l
(126mg/dl) trong 2 buổi sáng khác nhau.
(3) Mức glucose huyết tương ≥ 11,2 mmol/l (200mg/dl) ở thởi điểm 2
giờ sau nghiệm phá dung nạp glucose bằng đường uống 75g đường (loại
anhydrous).
(4) HbA1c (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) > 6,5%
1.1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ
Theo hiệp hội ĐTĐ của Mỹ ADA năm 2016 đưa ra mục tiêu kiểm soát
đường huyết (KSĐH) đối với bệnh nhân ĐTĐ mà không phải là ĐTĐ thai kỳ
như sau [9]:
- Đường huyết lúc đói từ 80 – 130mg/DL (4,4 – 7,2 mmol/l).
- Đường huyết sau ăn dưới 180 mg/DL (10,0 mmol/l).
- HbA1c < 7,0%
Tùy từng cá thể lâm sàng mà có thể có những mục tiêu nghiêm ngặt hơn
hoặc ít nghiêm ngặt hơn, trong trường hợp bệnh nhân khơng có hạ đường
hút (ĐH) nghiêm trọng hoặc các vấn đề bất lợi khác


5
Bảng 1.1. Mức kiểm soát đường huyết theo ADA 2016
Mức kiểm soát tích cực

Mức kiểm soát nhẹ hơn


(HbA1c < 6,5%)
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ ngắn

(HbA1c < 8%)
Tiền sử hạ ĐH trầm trọng trước đó

T̉i thọ dài

T̉i thọ hạn chế

ĐTĐ type 2 được điều trị bằng kiểm Bệnh ĐTĐ kéo dài mà không đạt
soát lối sống hoặc dùng duy nhất được mục tiêu HbA1c
Metformin

Có biến chứng mạch máu nhỏ hoặc

Khơng có biến chứng tim/ mạch máu mạch máu lớn
đáng kể
Nhiều bệnh nặng kèm theo
Các mục tiêu trên có thể được cá thể hóa theo từng bệnh nhân dựa trên
các tiêu chí như: tuổi thọ, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, điều kiện kinh tế, tiền sử
hạ ĐH trước đó, các bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân. Tuy nhiên kiểm soát
HbA1c giảm xuống dưới hoặc khoảng 7,0% đã được chứng minh là giảm các
biến chứng vi mạch.
1.1.4. Biến chứng đái tháo đường
* Biến chứng cấp tính: Hôn mê do nhiễm toan ceton, toan acid lactic,
hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hạ đường huyết
* Biến chứng mạn tính
- Biến chứng mạch máu lớn: biến chứng mạch máu não (tai biến mạch

não do nhồi máu, xuất huyết não), mạch vành (nhồi máu cơ tim), động mạch
chi dưới (hoại tử khô ngọn chi, hoại tử ướt).
- Biến chứng mạch máu nhỏ: Biến chứng mắt (đục thủy tinh thể, tăng
nhãn áp,liệt dây vận nhãn), thận, thần kinh bao gồm tổn thương thần kinh
trung ương, thần kinh tự động (tim mạch, đường tiêu hoá, tiết niệu – sinh dục)
và thần kinh ngoại vi (TKNV).
Bảng 1.2 . Phân loại biến chứng thần kinh [16]
Bệnh đa dây thần kinh – bệnh lý thần kinh lan tỏa


6
Thần kinh vận động Thần kinh tự động

Bệnh lý thần kinh ổ

cảm giác đối xứng đoạn
xa
1) Tổn thương sợi nhỏ
2) Tổn thương sợi lớn
3) Tổn thương hỗn hợp

1) Bệnh lý tim mạch
1) Bệnh đơn dây TKNV
2) Bệnh lý dạ dày- ruột 2) Bệnh các dây thần
3) Bệnh lý đường niệu –
kinh sọ não
sinh dục
3) Bệnh lý rễ thần kinh
4) Bệnh lý rối loạn tiết 4) Bệnh lý đám rối thần
mồ hôi

5) Hạ đường

kinh
huyết 5) Bệnh đơn dây thần

không triệu chứng
kinh ở nhiều nơi.
Theo phân loại, biến chứng thần kinh do ĐTĐ có rất nhiều loại. Tuy
nhiên bệnh thần kinh vận động cảm giác đối xứng đoạn xa là gặp nhiều nhất
(chiếm số lượng ¾ các tởn thương thần kinh ở BN ĐTĐ). Vì vậy nghiên cứu
của chúng tôi can thiệp trên những BN mắc tổn thương này.
1.1.5. Tổn thương thần kinh ngoại vi do ĐTĐ
1.1.5.1. Định nghĩa
Bệnh TKNV do ĐTĐ là bệnh của các dây, rễ, đám rối dây thần kinh, tủy
sống và các dây thần kinh sọ não do sự rối loạn chuyển hóa và bệnh lý vi
mạch. Bệnh dẫn đến rối loạn chức năng vận động, cảm giác và thực vật dinh
dưỡng của sợi thần kinh [4].
Bệnh TKNV do ĐTĐ ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác, thần kinh vận
động và thần kinh tự động. Bệnh tác động đến các sợi thần kinh có đường
kính nhỏ. Đặc điểm của tổn thương thần kinh là sự mất myelin từng đoạn, có
tính chất đối xứng và lan tỏa dẫn đến làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh,
làm rối loạn tính nhạy cảm của cảm giác và rối loạn thần kinh tự động.
1.1.5.2. Các yếu tố nguy cơ của BCTKNV ở người ĐTĐ
Bảng 1.3. Các yếu tố nguy cơ biến chứng thần kinh [10]
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi Những yếu tố nguy cơ không thể


7
được


thay đổi được

Kiểm soát đường huyết kém
Uống rượu
Hút thuốc lá
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu

Tuổi
Chiều cao
Thời gian mắc bệnh
Dân tộc
Gene

1.1.5.3. Cơ chế bệnh sinh tổn thương TKNV ở bệnh nhân ĐTĐ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu, bài viết về BCTKNV ở bệnh nhân ĐTĐ.
Cho đến nay người ta cho rằng có những ́u tố chính gây tởn thương thần
kinh ở người ĐTĐ là: rối loạn chuyển hóa, bệnh lý vi mạch, mất cân bằng
giữa quá trình tổn thương và quá trình tự sửa chữa các sợi thần kinh [11].
* Cơ chế rối loạn chuyển hóa
Tăng glucose nội bào sẽ dẫn đến tăng dòng glucose chuyển thành sorbitol
qua con đường polyol, tăng glucosamin-6-phosphat qua con đường hexosamine
và hoạt hóa protein kinase C (PKC) qua con đường tổng hợp mới diacylglycerol
(DAG). Ngoài ra, glucose và các hợp chất dicarbonyl nguồn gốc glucose phản
ứng không enzym với các acid amin kiềm như lysin, argimin để tạo thành sản
phẩm cuối của sự glycat hóa (AGE) ở trong và ngoài tế bào [12]. Các con đường
chủn hóa gây tởn thương do sự tăng đường hút:
- Hoạt hóa quá trình đa chức rượu (polyol pathway action)
- Thiếu myoinositol.
- Glycat hóa khơng enzym

- Con đường hoạt hóa PKC
- Quá trình stress oxy hóa
* Cơ chế vi mạch
- Có hiện tượng dày màng đáy và tăng sản các tế bào nội mô các mạch
máu nuôi thần kinh xảy ra ở các tổn thương đối xứng ở người ĐTĐ.
- Các mạch máu nuôi TK bì dày lên gây hẹp lòng mạch, các mạch ni
bó sợi TK có thể bị tắc do huyết khối.


8
* Vai trò cơ chế tự sửa chữa sợi thần kinh
Quá trình tự sửa chữa thần kinh bị tổn thương ở bệnh nhân ĐTĐ mà
nguyên nhân là do giảm các chất peptide giúp phục hồi và tái sinh sợi thần
kinh như yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF), yếu tố dinh dưỡng thần kinh
nguồn gốc từ não (Brain Derived neurotropic factor), các yếu tố tăng trưởng
giống insulin (IGF- the insulin like growth factor), yếu tố tăng trưởng nội mạc
mạch (Vascular endothelia growth factor) [15].
1.1.5.4. Đặc điểm LS bệnh TKNV do ĐTĐ
BCTKNV do ĐTĐ là một trong những biến chứng hay gặp nhất, có khởi
phát âm ỉ, diễn biến từ từ, tăng dần với tính chất đối xứng ở ngọn chi, nổi bật
với các rối loạn cảm giác và phản xạ. Mức độ tổn thương liên quan đến thời
gian mắc bệnh và kiểm soát đường máu. Ở người ĐTĐ týp 2, thường thời
gian mắc bệnh thực tế dài hơn thời gian phát hiện bệnh nên nhiều khi bệnh
nhân đến khám vì những biến chứng thần kinh hoặc tổn thương thần kinh.
Các tổn thương này thường kết hợp với bệnh lý thận hoặc võng mạc.
Tổn thương TKNV do ĐTĐ gồm 2 hội chứng là hội chứng sợi lớn và hội
chứng sợi nhỏ [17].
Hội chứng sợi lớn: ảnh hưởng chủ yếu vào cảm giác sâu và cảm giác sờ
tinh vi với các biểu hiện lâm sàng là: giảm/ mất cảm giác rung, cảm giác tư
thế vị trí, phản xạ gân xương.

Ngoài ra, có thể gặp các dấu hiệu đau chói, mất điều hòa cảm giác sâu,
loét gan bàn chân do thần kinh.
Hội chứng sợi nho: tổn thương sợi trục của các sợi nhỏ có myelin và
khơng myelin chiếm ưu thế. Dấu hiệu lâm sàng đặc trưng là tổn thương ưu thế
ngọn chi và chi dưới, thường xuất hiện trước tổn thương sợi lớn và xuất hiện
ngay tại giai đoạn tiền ĐTĐ. Biểu hiện lâm sàng: giảm/ mất cảm giác đau và
nhiệt, thường có dị cảm kim châm,tê cóng, rát bỏng, cảm giác khó chịu với


9
các kích thích nhỏ (khó chịu khi chân chạm vào chăn lúc ngủ), đôi khi thấy
rát liên tục và cảm giác mạch đập ở hai bàn chân.
Tiến triển của tổn thương này là thoái hóa phần ngọn của các sợi thần
kinh dài trước, sau đó lan đến gốc chi và chi trên.
Bảng 1.4: Các giai đoạn:triệu chứng và dấu hiệu của BCTKNV
Giai đoạn
Đặc điểm lâm sàng
Khơng triệu chứng TK
Có triệu chứng TK
Rát bỏng, đau nhói, đau dữ dợi
Đau mạn tính
Tê bì, cảm giác như kim châm, kiến bò: giảm/mất
Đau cấp tính

cảm giác khi khám, giảm/mất phản xạ gân gót
Khởi phát cấp tính với các triệu chứng: đau dữ dội,
như bị bỏng, đau làm mất ngủ, xuất hiện trầm cảm,

Mất cảm giác


liên quan đến kiểm soát ĐH kém
Tê bì, cảm giác như chân bị chết: mất cảm giác khi

Biến chứng muộn

khám, mất phản xạ gân gót
Tởn thương bàn chân: chai chân, biến dạng bàn
chân (ngón chân hình búa, bàn chân Charcot, bàn
chân hình vuốt thú)

1.1.5.5. Các phương pháp khám đánh giá BCTKNV ở BN ĐTĐ:
- Phương pháp thăm dò điện sinh lý: đo điện cơ, đo dẫn truyền thần kinh.
- Phương pháp sinh thiết da
- Bộ dụng cụ khám tại giường: Monofilament, bút thử nhiệt Tip - therm,
kim Neurotip, âm thoa, búa phản xạ.
1.1.5.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng TKNV
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có tiêu chuẩn thống nhất để chẩn đoán
bệnh TKNV do ĐTĐ. Tuy nhiên, có sự đồng thuận cao cho rằng chẩn đoán
bệnh TKNV do ĐTĐ là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán loại trừ [18].


10
Chẩn đoán lâm sàng bao gồm: đánh giá lâm sàng là các triệu chứng và
các dấu hiệu của TKNV, khám cảm giác bằng Monofilament, âm thoa,
neurotips, tip-therm, búa gõ phản xạ. Theo khuyến cáo của ADA khi có từ 2
trong số các dụng cụ khám trên bất thường thì chẩn đoán biến chứng TKNV
với độ nhạy 87% [19].
1.1.5.7. Điều trị BCTKNV
* Kiểm soát đường huyết tích cực: KSĐH tính cực ở bệnh nhân ĐTĐ
giúp phòng ngừa có ý nghĩa sự xuất hiện của BCTKNV trên lâm sàng cũng

như giảm các bất thường về dẫn truyền thần kinh và ngưỡng cảm nhận rung,
làm giảm tỷ lệ mới mắc BCTKNV trên lâm sàng nhưng khơng có ý nghĩa
thống kê (p=0,06). Giảm có ý nghĩa bất thường về thần kinh và ngưỡng cảm
giác rung [20].
* Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
các phương pháp mới cho việc điều trị tổn thương nhiều dây thần kinh do
ĐTĐ như liệu pháp miễn dịch, yếu tố tăng trưởng thần kinh, ức chế men khử
aldose, ức chế Protein - kinase C beta… cho thấy kết quả khả quan. Tuy
nhiên, vấn đề quan trọng nhất được nhiều tác giả nhấn mạnh đến vẫn là việc
kiểm soát đường máu tốt. [21],[22]
* Điều trị giảm đau
- Thuốc chống trầm cảm: gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng như
Amitriptylin và thuốc chống trầm cảm như Duloxetine và venlafaxine
- Các thuốc kháng động kinh: Pregabalin, Gabapentin, Carbamazepin…
- Giảm đau cục bộ: Lidocain, kem Capsaicin…
- Vật lý trị liệu, tập luyện, kiểm soát cân nặng.
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt là mợt trong các phương pháp điều trị có
tác dụng giảm đau có hiệu quả đã được nhắc đến trong nhiều tài liệu về
BCTKNV do ĐTĐ.


11
1.1.6. Các nghiên cứu về biến chứng thần kinh ngoại vi

 Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1798, bác sĩ phẫu thuật người Anh John Rollo lần đầu tiên nhận thấy
có những biểu hiện tởn thương thần kinh do ĐTĐ nhưng đến 32 năm sau,
người ta vẫn cho rằng ĐTĐ là hậu quả của bệnh TK trung ương. Năm 1864,
Marchal de Calvi là người đầu tiên đưa ra quan niệm ĐTĐ là nguyên nhân gây
ra các biểu hiện tổn thương TK. Tiếp theo các tác giả này, một loạt các công

trình nghiên cứu đã mô tả bệnh cảnh khá chi tiết và ngày càng hoàn thiện hơn
về biểu hiện tổn thương TK ở người ĐTĐ. Chính vì vậy mới có nhiều thuật
ngữ để mô tả bệnh lý TK do ĐTĐ. Cuối thế kỷ 19, các tác giả coi tổn thương
đa dây TK do ĐTĐ (Diabetic polyneuropathy) chính là bệnh thần kinh cảm
giác - vận động đối xứng đoạn xa (Distal symmetric sensory-motor
polyneuropathy) hay còn gọi là bệnh TKNV do ĐTĐ (Diabetic peripheral
neuropathy) [23].
Năm 1993, Hendricksen và cộng sự nghiên cứu tốc độ dẫn truyền thần
kinh ở 60 bệnh nhân ĐTĐ phụ tḥc insulin, khơng có biểu hiện tởn thương
TK trên lâm sàng trừ rối loạn cảm giác rung. Tác giả thấy hầu hết bệnh nhân
đều có tởn thương thần kinh trên điện sinh lý [24].
Năm 2003, Macleod A.F và cộng sự nghiên cứu 664 bệnh nhân cho thấy
tỷ lệ biến chứng là 75,8% rối loạn cảm giác, 45% mất phản xạ gân xương,
21,1% có tởn thương bàn chân [25].
Năm 2005, Boulton và cộng sự nghiên cứu cho thấy tỉ lệ biến chứng thần
kinh ngoại vi do ĐTĐ là 64,3% [26].
Nghiên cứu Eurodiab chỉ ra rằng khi tăng mỗi độ lệch chuẩn về HbA1c
thì làm tăng 60% nguy cơ mắc BCTKNV, ngoài thời gian mắc bệnh, HbA1c
thì tăng triglycerid máu, BMI, tăng huyết áp, hút thuốc lá là những yếu tố làm
gia tăng đáng kể biến chứng thần kinh ngoại vi [11].


12
Trong nghiên cứu DCCT cho thấy kiểm soát đường huyết tốt giúp làm
giảm 60% - 69% nguy cơ có biến chứng thần kinh trong 6,5 năm [39].

 Các nghiên cứu trong nước
ĐTĐ là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Trong nước cũng đã có mợt số
tác giả nghiên cứu dịch tễ về bệnh ĐTĐ cũng như đề cập đến BCTKNV do ĐTĐ
Năm 1989, Thái Hồng Quang đã đưa ra các nhận xét về BCTKNV của

nhóm bệnh nhân nghiên cứu bị ĐTĐ, trong đó 88,8% có rối loạn cảm giác,
47,8% có biểu hiện yếu cơ, teo cơ, đau cơ và 27,7% có giảm phản xạ gân
xương [27].
Năm 1991, Lê Huy Liệu và cợng sự nhận thấy có 9,89% bệnh nhân ĐTĐ
ở Hà Nợi có biểu hiện tởn thương thần kinh [28].
Năm 1999, Lê Quang Cường trong nghiên cứu của mình nhận thấy 84%
bệnh nhân có tởn thương TKNV trên lâm sàng. Trong 100 bệnh nhân nghiên
cứu được làm điện cơ thì có 84 BN có ít nhất 1 chỉ số điện sinh lý thần kinh
bất thường [29].
Năm 2008, trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Mạnh trên các BN ĐTĐ
typ2 cho thấy tỷ lệ giảm phản xạ gân xương là 71,25% và rối loạn cảm giác là
67,5% là nhóm triệu chứng thường gặp, ít gặp hơn là yếu cơ với 33,75% và
teo cơ 32,5% [30].
Năm 2010, nghiên cứu của Phùng Văn Dũng trên các BN ĐTĐ týp 2
điều trị nội trú tại khoa Nội tiết ĐTĐ BV Bạch Mai cho thấy có 80% BN có
tởn thương TKNV [31].
Năm 2014, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương trên 102 BN ĐTĐ
typ2 mới phát hiện điều trị nội trú tại khoa Nội tiết ĐTĐ BV Bạch Mai bất
thường điện sinh lý chiếm tỷ lệ 42,9%, giảm hoặc mất cảm giác chạm với
Monofilament chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,8% [32].


13
Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hưng trên BN BCTKNV do
ĐTĐ typ2 cho thấy có sự cải thiện đáng kể về rối loạn cảm giác chủ quan sau
điều trị Synapain, trong số 85 BN bị tê bì sau điều trị đã giảm còn 41 BN
chiếm tỷ lệ 48,24% với p = 0,006 [33].
1.2. Đái tháo đường và BCTKNV theo Y học cổ truyền
1.2.1. Đái tháo đường theo YHCT
Trong YHCT khơng có bệnh danh về bệnh “Đái tháo đường”. Tuy nhiên

khi đối chiếu các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi
chứng “Tiêu khát”.
1.2.1.1. Chứng tiêu khát
Tiêu khát là một chứng bệnh tạng hư suy mà nguyên nhân từ tình chí thất
điều, ẩm thực bất tiết…dẫn đến tạng phủ bị âm hư táo nhiệt, khí âm lưỡng hư,
tân dịch bị phân bố bất thường. Trên lâm sàng sẽ dẫn đến phiền khát, đa ẩm,
đa thực, đa niệu và dần hình thể sẽ gầy mòn. Bệnh thường gặp ở người trung
và cao tuổi, thường diễn biến nặng mà phát sinh ra các biến chứng: tâm thống,
huyễn vựng, trúng phong, ma mộc, ung nhọt…
Chứng tiêu khát của YHCT là chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra,
trên lâm sàng lấy các triệu chứng chính như uống nhiều, ăn nhiều, tiểu tiện
nhiều, gầy sút, mệt mỏi hoặc nước tiểu có vị ngọt, người gầy rợc đi gọi là
chứng “Tam đa nhất thiểu”(Nội kinh tố vấn) [34], [35].
1.2.1.2. Nguyên nhân
- Ẩm thực bất tiết, tích nhiệt thương âm
- Chính khí trong cơ thể suy giảm, ngũ tạng hư nhược
- Phòng lao quá độ làm thận tinh bị khuyết tổn:
- Tình chí thất điều, hỏa uất thương âm
- Sử dụng quá nhiều vị thuốc dương dược [36].
1.2.1.3. Cơ chế bệnh sinh


14
Trong thời kỳ đầu là do táo nhiệt làm hao tổn âm dịch, âm hư táo nhiệt là
cơ chế bệnh sinh chủ yếu. Táo nhiệt thương phế làm cho tân dịch không phân
bố được. Tân dịch không thể đưa lên trên được nên miệng khát, uống nhiều,
đi tiểu nhiều [36].
Nhiệt tích sẽ làm tổn thương đến tỳ vị, vị hảo làm tỳ âm bất túc nên
miệng khát uống nhiều, ăn nhiều mà vẫn đói. Vị hỏa mạnh, đại trường táo
nhiệt làm hao tổn tân dịch, dẫn đến phủ thực đại tiện táo kết. Hỏa nhiệt tổn

thương tạng tỳ làm tỳ mất kiện vận, chất tinh vi của thủy cốc và tân dịch
không được phân bố, nội sinh đàm thấp, uất kết mà hóa nhiệt, cuối cùng dẫn
đến thấp nhiệt trung trở [36].
Thận âm khuyết tổn thì hư hỏa nội sinh, thượng nhiễu tâm phế tất phiền
khát uống nhiều nước, trung nhiễu tỳ vị thì vị nhiệt gây ra mau đói, ăn nhiều.
Âm hư dương mạnh thì thận mất khai đóng, làm chất tinh vi của thủy cốc trực
tiếp hạ tiết mà bài xuất ra ngoài, vì thế mà nước tiểu có vị ngọt hoặc nước tiểu
nhờn đục.
Bệnh đến trung kỳ, táo nhiệt gây tổn thương âm phận và đồng thời có thể
nặng thêm mợt bước làm tiêu hao dương khí, xuất hiện khí âm lưỡng hư hay
chuyển đến tình trạng kiêm đàm trọc huyết ứ nội trở. Tính trạng hỏa vượng
thì khí âm tởn thương, có thể dẫn đến phế thận khí âm lưỡng hư, can thận âm
tổn, phế tỳ bất túc, tâm tỳ lưỡng hư dẫn đến bệnh biến tỳ vị khí hư.
Giai đoạn cuối, âm tổn ảnh hưởng đến dương, âm dương lưỡng hư, hoặc
có kèm theo đàm trọc, huyết ứ. Nếu như tâm mạch bị cản trở, khí huyết không
đến nuôi dưỡng được tạng tâm gây ra chứng tâm thống, đau tức ngực. Nếu
kinh mạch không điều hòa, huyết ứ trệ thì gây tê bì tay chân. Nếu can thận âm
hư không thể lên nuôi dưỡng mắt, tai thì gây ra thị lực giảm, thậm chí gây mù,
ù tai. Âm hư táo nhiệt, ứ huyết cản trở kinh mạch dễ cảm ngoại tà nhiệt độc,
kết hợp với nhau mà gây các chứng ung nhọt. Can thận âm hư, âm hư dương


15
kháng kết hợp với đàm trọc sinh nội phong mà phát triển thành trúng phong.
Tỳ thận lưỡng hư, tân dịch phân bố bất thường, nặng hơn gây phù thũng. Nếu
bệnh tình nặng, âm dịch hao tổn tới cực độ, hư dương phù việt ra ngoài gây
hôn mê, hoặc khi âm dương suy kiệt gây các chứng hôn mê, chân tay lạnh,
mạch vi muốn tuyệt [36].
1.2.1.4. Các thể bệnh trên lâm sàng:
Hiện nay, trong các tài liệu Nội khoa Y học cở trùn có nhiều cách chia

các thể bệnh trong chứng bệnh Tiêu Khát. Trên lâm sàng YHCT lấy ba bộ vị:
Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu mà phân tích để đưa ra pháp điều trị [37].
Nhưng thực tế lâm sàng, triệu chứng 3 bộ vị này thường kết hợp với nhau, chỉ
biểu hiện các triệu chứng này nặng, nhẹ khác nhau mỗi thể . Để chính xác và
cụ thể hơn chứng tiêu khát được chia thành các thể bệnh như sau:
* Thể táo nhiệt thương tân
- Triệu chứng: miệng khô khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều,
mau đói, ăn nhiều nhưng người gầy dần, đại tiện táo kết, người mệt mỏi, da
khô, lưỡi đỏ, chất lưỡi khô, rêu vàng mỏng hoặc ít rêu, mạch hoạt sác hoặc
huyền tế, tế sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt sinh tân
- Phương: “Bạch Hổ gia nhân sâm thang’’ kết hợp “Ngọc dịch thang”
* Thể âm tinh hư tổn
- Triệu chứng: đi tiểu nhiều, nước tiểu vẩn đục, miệng khô muốn uống
nước, người gầy, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, cốt chưng, chóng mặt, ù tai,
nhức mỏi lưng gối, người mệt mỏi, di tinh, mất ngủ, đạo hãn, da khô, ngứa da,
chất lưỡi đỏ hoặc lưỡi gầy khô, rêu ít hoặc trắng mỏng, mạch tế hoặc tế sác.
- Pháp điều trị: tư bổ can thận, ích tinh dưỡng huyết.
- Phương: Lục vị hoàn gia giảm
* Thể khí huyết lưỡng hư


16
- Triệu chứng: Khát nước, uống nhiều nước, mau đói, ăn nhiều, đi tiểu
nhiều, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt, hoặc miệng khơ nhưng khơng muốn
uống, hoặc chóng mặt, hay ngủ mơ, lòng bàn chân, bàn tay nóng, chán ăn, đầy
bụng, đại tiện phân nát hoặc nhức mỏi lưng gối, tay chân tê bì hoặc đạo hãn,
tự hãn, chất lưỡi đỏ hoặc nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
- Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm.
- Phương: bài “Sinh mạch tán” kết hợp với “Lục vị hoàn”.

* Thể âm dương lưỡng hư
- Triệu chứng: uống nhiều lại đái nhiều, nước tiểu đục dính, họng khô,
lưỡi khô, sắc mặt sạm đen, sợ lạnh tay chân lạnh nhưng lòng bàn chân, bàn
tay nóng. Nam giới di tinh, xuất tinh sớm, người mệt mỏi, tự hãn hoặc ngũ
canh tả, hoặc xuất hiện phù, nước tiểu ít. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch
trầm tế, vô lực.
- Pháp điều trị: Tư âm ôn dương ích thận
- Phương: bài “Kim quỹ thận khí hoàn”
* Thể huyết ứ
- Triệu chứng: bệnh nhân miệng khô, đi tiểu nhiều, người gầy, sắc mặt
xạm, chân tay tê bì hoặc có điểm đau chói, đau nhiều về đêm, mơi nhợt, chất
lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi rõ, rêu trắng mỏng
hoặc ít rêu, mạch huyền hoặc trầm sáp, kết đại.
- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ
- Pháp: bài thuốc “Huyết phủ trục ứ thang” gia giảm.
1.2.1.5. Biến chứng bệnh Tiêu khát
Các biến chứng thường gặp của tiêu khát bao gồm hung thống, thủy
thũng, trúng phong, ma mợc, thoát thư, ung nhọt. Trong đó biến chứng ma
mộc là chứng bệnh hay gặp nhất ở bệnh nhân Tiêu khát.


17
1.2.2. Biến chứng thần kinh ngoại vi trong YHCT.
Trong các tài liệu YHCT khơng nói rõ bệnh danh của biến chứng thần
kinh ngoại vi do ĐTĐ, dựa vào những biểu hiện lâm sàng của bệnh như tê bì
tay chân, cảm giác kim châm, kiến bò, đau rát như bỏng…được xếp vào bệnh
danh là Ma mộc. Bệnh chia làm 2 mức tê (ma) là mức độ nhẹ là cơ phu bất
nhân (chân tay khơng nhận biết được cảm giác), song có lúc cảm thấy khí lưu
hành, bì (mộc) mức độ nặng khơng biết đau ngứa, do chân khí khơng đến nơi
đó được. Đây là biểu hiện của rối loạn cảm giác trong y học hiện đại. Chân

tay “Ma” thuộc khí hư, chân tay “Mợc” là có thấp đàm, hút ứ. Mười ngón
tay tê là trong vị có thấp đàm và huyết ứ [38].
Về nguyên nhân bệnh do vệ khí thương phong, dinh huyết bị thương hàn,
cơ nhục bị thương thấp rồi đến khí hư không vận hành tốt hoặc khí trệ gây bế tắc,
hoặc khí huyết hư da cơ không được ni dưỡng tốt, hoặc có hút chết ở trong
mạch, hoặc đàm thấp. Trên lâm sàng Ma mộc chia thành 06 thể bệnh :

 Tê bì do khí hư khơng vận hành
- Triệu chứng: chân tay tê bì, mệt mỏi, kém ăn, phân nhão lỏng, mạch phù.
- Pháp điều trị: Bồi bổ trung khí
- Phương: “Tứ quân tử thang” hoặc “Bổ trung ích khí thang”
 Tê bì do vệ khí hành ở trong âm không thể vận hành ở ngoài dương
- Triệu chứng: toàn thân tê bì, nhắm mắt thì nặng lên, mở mắt thì tê bì
giảm, ngày nhẹ đêm nặng, mạch huyền sác.
- Pháp điều trị: kiện tỳ vận khí
- Phương: “Bổ khí hòa trung thăng dương thang”
 Tê bì do hút hư dịch táo, vệ khí khơng thể vận hành
- Triệu chứng: chân tay tê bì co quắp, duỗi khó, mạch sáp và hỗn
- Pháp điều trị: tư âm nhuận táo
- Phương : “Tứ vật thang” gia Hà thủ ô, Mộc qua, Kỷ tử, Tần giao.
 Tê bì khí trệ làm tắc lạc mạch ở da cơ


18
- Triệu chứng: chân tay tê nặng nề, ê ẩm, xoa bóp thì dễ chịu, mạch phù sáp
- Phép điều trị: lý khí thông lạc
- Phương: “Khương phòng hành tý thang”
 Tê bì do huyết ứ hoặc thấp đàm
- Triệu chứng: tê bì khơng có cảm giác, hoặc ấn chỡ bệnh mà không đau
- Phép điều trị: + do huyết ứ làm tắc mạch: khứ ứ thông lạc

+ do thấp đàm làm tắc mạch lạc: trừ thấp hóa đàm
- Phương: + do huyết ứ: dùng bài “Thân thống trục ứ thang”
+ do thấp đàm: dùng bài “Nhị trần thang” gia vị
 Tê bì do dinh vệ bất hòa do thương phong.
- Triệu chứng: tê bì, có thể tê tê hoặc chi nền, mạch phù.
- Phép điều trị: điều hòa dinh vệ
- Phương: “Quế chi thang” gia vị
Trong các thể bệnh ở trên các thể ma mợc do khí hư, hút hư, huyết ứ, đàm
thấp có triệu chứng và pháp điều trị tương xứng với các thể bệnh của tiêu khát.

1.2.3. Điều trị Ma mộc bằng điện châm, XBBH
1.2.3.1. Điện châm
*) Khái quát về điện châm
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của
châm cứu với tác dụng của dòng điện qua một máy điện châm (là loại máy
phát ra dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung, có nhiều đầu kích thích,
tính năng ởn định, an toàn). Kích thích của dòng điện một chiều hoặc dòng
điện xung có tác dụng giảm làm dịu đau, ức chế cơn đau điển hình, kích thích
hoạt động của cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm
giảm viêm, giảm sung huyết, giảm phù nề tại chỗ [40].
*) Điện châm điều trị Ma mộc
Trong các tài liệu YHCT về châm cứu điều trị Ma mợc có đưa ra công
thức huyệt chung để điều trị bao gồm cả chi trên và chi dưới: Bát liêu, khúc


19
trì, ngoại quan, bát phong, túc tam lý, tam âm giao [41]. Tuy nhiên, trên thực
tế lâm sàng tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Nội tiết trung ương chúng tôi
quan sát thấy BN bị tê bì ở chi dưới thường biểu hiện ở 02 vị trí:
- BN tê bì từ mặt trước chân, cẳng chân lan đến mu chân, đầu ngón chân.

Về mặt giải phẫu tương xứng với đường đi của dây thần kinh hông khoeo
ngoài (dây mác).
- BN tê bì từ mặt sau chân, bắp chân lan đến gan bàn chân, đầu ngón
chân. Về mặt giải phẫu tương xứng với đường đi của dây thần kinh hông
khoeo trong (dây chày).
Chính vì vậy, chúng tôi áp dụng phương pháp chọn huyệt tại chỗ và các
huyệt xa theo đường tuần hành kinh mạch kết hợp công thức huyệt chung
điều trị Ma mộc để đưa ra công thức huyệt riêng cho từng nhóm bệnh. Cụ thể:
Tên huyệt Mã số Đường kinh
Vị trí
Tởn thương thần kinh hơng khoeo ngồi
Chỡ lõm ngang với củ cơ cẳng chân
Túc tam lý
Dương lăng
tuyền

III.36

Vị

trước và xương chày, cách mào trước
xương chày 01 khoát ngón tay
Chỡ hõm phía trước trong đầu dưới

XI.34

Đởm

xương mác, giữa cơ mác bên ngoài và
cơ d̃i các ngón chân.

Bờ lời mắt cá ngoài đo lên 3 thốn, ngay

Huyền chung XI.39
Tam âm giao VII 54

Đởm
Tỳ

Địa ngũ hội

XI.42

Đởm

Bát phong

VII 36

Kỳ huyệt

lõm bờ sau xương mác, giữa 2 cơ mác
bên dài và mác bên ngắn.
Chính giữa lồi cao mắt cá trong xương
chày đo lên 3 thốn
Giữa xương bàn chân 4 và 5 ngay mé
trong gân cơ d̃i ngón chân út
Nằm trên đường tiếp giáp da gan – mu

chân và đầu nếp kẽ giữa 5 ngón chân
Tởn thương thần kinh hông khoeo trong



20
Điểm giữa đường nối huyệt Thừa phù
Ân môn

VII.37

Ủy trung
Thừa cân

VII.40
VII.56

Thừa sơn

VII.57

Côn lôn

VII.60

Tam âm giao VII 54

Bàng quang (chính giữa nếp lằn mông) và Ủy trung
(chính giữa nếp lằn khoeo)
Bàng quang Chính giữa nếp lằn khoeo chân
Bàng quang Chính giữa bụng cơ sinh đôi (cơ dép)
Ở giữa bắp chân nơi hợp của 2 cơ sinh
Bàng quang

đôi, huyệt ở trên cơ dép
Chỗ trũng ngay sau ngang mắt lời mắt
Bàng quang
cá ngoài ½ thốn
Chính giữa lồi cao mắt cá trong xương
Tỳ
chày đo lên 3 thốn

1.2.3.2. Xoa bóp bấm huyệt
*) Khái quát về XBBH
Xoa bóp y học cở trùn dân tợc là mợt phương pháp phòng bệnh và chữa
bệnh của y học cổ truyền. Xoa bóp thơng qua tác đợng vào huyệt và kinh lạc, có
thể đ̉i ngoại tà, điều hòa dinh vệ, thơng kinh lạc, điều hòa chức năng tạng phủ
và lập lại cân bằng âm dương. Tác dụng của XBBH theo YHHĐ:
- Tác dụng đới với hệ thần kinh: Xoa bóp kích thích các ngọn dây thần
kinh, kích thích các trung khu thần kinh, ảnh hưởng đối với hệ thần kinh thực
vật, nhất là đối với hệ giao cảm, qua đó gây ra những thay đổi trong một số
hoạt động nội tạng và mạch máu.
- Tác dụng đới với da: xoa bóp có tác dụng trực tiếp lên da, làm cho hơ
hấp của da tốt hơn, giãn mạch ở da làm cho tăng cưỡng dinh dưỡng ở da.
Thông qua tác dụng trực tiếp tại da mà có tác dụng đến toàn thân thông qua
phản xạ thần kinh.
- Tác dụng đối với cơ, gân, khớp: xoa bóp có tác dụng tăng sức bền của
cơ, tăng dinh dưỡng cho cơ, vì vậy có tác dụng chữa teo cơ rất tốt. Đồng thời


21
xoa bóp làm tăng tính co giãn của dây chằng, gân, thúc đẩy việc tiết dịch
trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp.
- Tác dụng đới với hệ t̀n hồn: xoa bóp có tác dụng chủn mợt

lượng máu từ nợi tạng ra da và ngược lại; làm cho máu tĩnh mạch được lưu
thông dễ dàng và làm tăng lượng bạch cầu đến nơi được xoa bóp.
- Tác dụng đới với hơ hấp, tiêu hoá và quá trình trao đởi chất: xoa bóp
có tác dụng chữa các bệnh như hen phế quản, khí phế thũng… Có tác dụng
tăng cường nhu đợng của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá. Đờng thời
xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra.
*) XBBH điều trị Ma mộc:
Các động tác thường được áp dụng trong điều trị Ma mộc ở chi dưới
- Xát: dùng gốc bàn tay, mơ ngón tay cái/út xát lên da chân theo hướng
thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, trái).
- Xoa: dùng vân ngón tay, gốc bàn tay xoa tròn lên da chỗ đau.
- Day: dùng gốc bàn tay, mơ ngón tay út/cái hơi dùng sức ấn xuống da
của người bệnh và di chuyển theo hướng tròn, chủ yếu làm ở vùng nhiều cơ
như cẳng chân, bắp chân, gan bàn chân.
- Lăn đùi và cẳng chân: dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc các khớp giữa
bàn tay và ngón tay vận đợng nhẹ nhàng khớp cở tay với một sức ép nhất định
trên da cơ BN.
- Bóp: dùng các ngón tay hoặc bàn tay 2 bên vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên
nhẹ nhàng, chủ yếu áp dụng cho vùng bắp chân, vùng đùi.
- Điểm: dùng đầu ngón tay cái hoặc đốt ngón 2 ngón trỏ hoặc giữa, dùng
sức ấn thẳng góc vào các huyệt Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Dũng tuyền và
các vị trí ở gan bàn chân.
- Vê: dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng 10 ngón chân


22


23


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Nội Tiết Trung ương
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN
- BN đã được chẩn đoán ĐTĐ typ2 theo Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
theo ADA (Hiệp hội ĐTĐ Mỹ) năm 2010. Hiện tại BN có mức HbA1C < 9%,
ĐH tại thời điểm điều trị < 11,1 mmol/l.
- BN ĐTĐ typ2 có BCTKNV được khám theo bợ sàng lọc từ Vương
q́c Anh (phụ lục 1) với các thang điểm khám lâm sàng và điểm triệu chứng:
+ Điểm khám lâm sàng có mức độ vừa và nặng (≥6 điểm), ngay cả khi
không có triệu chứng.
+ Hay điểm khám lâm sàng có dấu hiệu nhẹ (≥3 điểm) với điểm triệu
chứng ở mức độ vừa (≥5 điểm).
- Không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tuổi ≥ 18
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu .
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- BN chẩn đoán ĐTĐ có BCTKNV kèm các yếu tố sau:
+ Yếu tố gia đình: loại trừ các bệnh thần kinh di truyền
+ Bệnh thận: loại trừ suy thận gây tổn thương thần kinh
+ Tiền sử nghiện rượu: loại trừ bệnh đa dây thần kinh do rượu
+ Chế độ dinh dưỡng: quá thiếu thốn gây suy dinh dưỡng
+ Biểu hiện thiếu vitamin nhóm B: tê phù, sa sút trí tuệ, tiền sử cắt dạ
dày gây bệnh Biemer, ỉa chảy, bệnh ngoài da.
+ Phụ nữ có thai


24
+ Tiền sử dùng thuốc gây độc TK ngoại biên: INH, vincristin,
metronidazol

+ Các bệnh lý ác tính kèm theo: bệnh máu, ung thư, nhiễm khuẩn.
+ Bệnh nhân không khám được bằng dụng cụ.
+ Bệnh nhân được chẩn đoán BCTKNV do ĐTĐ có kèm theo biến
chứng loét bàn chân, ĐH cao > 20mmol/l.
- Loại trừ những bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nội tiết trung ương
- Thời gian: từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019
2.3. Phương tiện nghiên cứu:
- Máy điện châm Đông Á SDZ – II, kim châm cứu hãng Đông Á kích
thước 25 x 25mm

- Bông, cồn sát khuẩn
- Kim thử Semmes-Weinstein (Semmes-Weinstein monofilament) 10g.
- Kim Neurotips
- Bút thử nhiệt độ TIP-THERM
- Búa phản xạ
- Âm thoa 128Hz
- Máy điện cơ nhãn hiệu NIHON KOHDEN của Nhật Bản
- Máy đo huyết áp, thước đo chiều cao, cân điện tử.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:


25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh kết quả trước sau điều
trị, so sánh với nhóm chứng.
2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, các BN thỏa mãn
tiêu chuẩn mục 2.2.1 và 2.2.2 .

- Công thức ước tính cỡ mẫu khi so sánh 2 trung bình:
n = Z2(α,β)
Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
s là độ lệch chuẩn. Trong trường hợp này độ lệch chuẩn của 2 nhóm được
giả sử là như nhau, chúng tôi lấy giá trị s = 1,2 dựa vào các nghiên cứu trước
là khoảng sai lệch theo mong muốn ( = 0,3)
Z(α,β) = 1,96 với độ tin cậy 95% mức ý nghĩa thống kê p ≤ 0.05
Sau khi thay các giá trị chúng tôi tính toán được n = 122,9 làm tròn là
124 BN
2.4.3. Quy trình nghiên cứu
BN đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu. Chia thành 02 nhóm
theo phương pháp ghép cặp về mức đợ ĐH, mức độ tổn thương thần kinh theo
bộ sàng lọc Vương quốc Anh
- Nhóm chứng (nhóm C):
+ Kiểm soát ĐH bằng Insulin, thuốc viên hạ
+ Neurotin Cap (Gabapentin) 300mg x 02 viên uống sáng, chiều
- Nhóm nghiên cứu (nhóm NC):
+ Kiểm soát ĐH bằng Insulin, thuốc viên hạ ĐH
+ Neurotin Cap (Gabapentin) 300mg x 02 viên uống sáng, chiều
+ Điện châm 20 phút/lần/ngày
+ Xoa bóp bấm huyệt vùng chi tởn thương 20 phút/lần/ngày.


×