Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

chuyên đề mô hình viện dưỡng lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.27 KB, 25 trang )

Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

CHUYÊN ĐỀ

MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO
TUỔI TẠI NHÀ DƯỠNG LÃO
I-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Người ta nói : Già là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi khi tuổi đã
khá cao, già không phải là bệnh lý nhưng tạo điều kiện cho bệnh tật phát
sinh, phát triển. Vậy làm sao để có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh cho
những người già để họ có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và sống có ích hơn
cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như phòng chống
mọi yếu tố nguy hại dẫn đến sự phát sinh bệnh tật? Đây là vấn đề không chỉ
các nước trên thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng đang cần phải có các chính
sách phù hợp nhằm đối phó với tình trạng già hóa dân số đang ngày càng
một tăng cao. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Nếu chúng ta biết
cách “chủ động già hoá” thì sẽ tránh khỏi những khó khăn trong tương lai.
Điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận tuổi già không phải như một thời kỳ
giảm sút sức khỏe không thể tránh khỏi mà phải như là một cuộc sống năng
động, ý nghĩa và hữu ích. Chính vì vậy các mô hình chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi ( NCT) đã ra đời để phục vụ nhu cầu tất yếu ấy của xã hội.
Đây cũng chính là nội dung mà nhóm I chúng em xin được trình bày trong
chuyên đề: “ CÁC MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO
TUỔI”. Mục tiêu của việc nghiên cứu chuyên đề nhằm:
1- Tìm hiểu nhu cầu CSSK của người cao tuổi Việt Nam.
2- Tìm hiểu hoạt động của các mô hình CSSK NCT đang được triển khai tại


Việt Nam.
3 - Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng các mô hình đó trong xu hướng
hiện nay.
1
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

II. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Khái niệm về người cao tuổi
Trước hết ta cần hiểu NCT là những ai và bao nhiêu tuổi được coi là
NCT? Theo các nhà dân số học, những người từ 60 tuổi trở lên, không phân
biệt nam nữ được gọi là NCT. Tuy nhiên, khái niệm và cách phân chia NCT
ở mỗi một quốc gia, một dân tộc, một vùng đất và ở mỗi một thời lại có sự
khác biệt và còn nhiều ý kiến tranh cãi. Nếu như một số quốc gia ở phương
Tây cho rằng những người trên 65 tuổi mới được coi là NCT thì ở Việt
Namvà một số quốc gia phương Đông lại khác.
6>
=
0-

PHÂN CHIA

7
40
tu
ổi


T
N
gru
n
ư
g
ời
cth
óọ
>
tu
=
ổi
6
>
0
=
9tu
0PHÂN CHIA
ổi

tu
H
ổi


th
rấ
tọ


Sơ đồ cách phân chia NCT

>
gi
=
à,
đ8
NHÓM
I
0
ại
tu


2



>
T
=
6h


hình CSSK người cao tuổi


Bộ môn sức khỏe lứa tuổi



tu
n
ổi
g

th
N
gọ
>
ư

Pháp lệnh NCT ở Việt Nam năm 2000 cũng nhận định rằng: “ NCT có

=
ời
công
sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò
c9

quan
trọng trong gia đình và xã hội”. Trong quan niệm của cộng đồng quốc
a0
otu
tế,
NCT (còn gọi là người già, người cao niên) là một nhóm xã hội
ổi
tu

trong

nhóm dễ bị tổn thương bởi những đặc điểm về tâm, sinh lý và nhất là

ổi
7Đ những quan niệm không đúng của xã hội đối với họ. Nói cách khác họ
về
ại
5-

thường
bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Do đó, người cao tuổi thường bị mất đi
8th
9ọ
các
quyền và lợi ích chính đáng của mình và mất đi cả cơ hội để tiếp tục
>
tu

cống
hiến. Còn trên phương diện gia đình và xã hội, vai trò của NCT đặc
=
ổi
1

biệt
quan trọng. Họ là hạt nhân, là lực hấp dẫn, giữ vững cấu trúc gia đình,
0
N

ổn
định và phát triển xã hội, vì vậy họ cần phải được hưởng sự quan tâm

g0
tu
ư
chăm
sóc đặc biệt từ xã hội.
ổi
ời

gi
àĐ
ại
W

2. Xu hướng già hóa dân số và tình trạng sức khỏe NCT tại Việt
Nam


H
o
O

Hiện nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống kinh tế được

(V

cải thiện, những tiến bộ của y học cũng như công tác chăm sóc y tế ngày
I

càng
được nâng cao, vì vậy tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng


T
tăng.
Chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ trên
N

phạm
vi toàn thế giới. Trong thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình của loài người
A
M
đã
tăng thêm hơn 30 năm. Đây là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của

loài người và đồng nghĩa với số người cao tuổi trên thế giới sẽ tăng theo.
Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỷ lệ người cao tuổi tăng cao nhất
và nhanh nhất. Mặc dù hiện tại, cấu trúc dân số của nước ta vẫn thuộc loại
3
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

trẻ, song tỷ lệ NCT đang có xu hướng tăng nhanh. Chúng ta có thể thấy rất
rõ điều này qua biểu đồ:

Có thể nói, sự gia tăng quá nhanh số lượng NCT và vấn đề NCT đang đặt
ra những thách thức lớn về kinh tế, xã hội, thậm chí là một vấn đề chính trị
và văn hoá toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình đó - phải đối

diện với vấn đề NCT trong một thời gian không xa.
Tuy Việt Nam đã có nhiều chính sách về NCT và là một trong số ít nước
trên thế giới có Luật Người cao tuổi, nhưng sự gia tăng nhanh NCT khiến
việc chăm sóc đang và sẽ là một áp lực, nhiệm vụ không thể lơ là của toàn
xã hội. Bởi lẽ, già hóa dân số thì sức lao động giảm, trong khi hệ thống công
ăn việc làm, an sinh xã hội cho nhóm này vẫn chưa đáp ứng được và ngày
càng đòi hỏi nhiều hơn, chất lượng hơn. Ngay cả những thành viên trong gia
đình và cộng đồng cũng thiếu kiến thức và nhận thức trong chăm sóc sức
khoẻ NCT. Bên cạnh đó, nhịp sống xã hội, sự đô thị hoá đang ngày càng
cuốn người lao động trẻ vào vòng xoáy kiếm sống tất bật hơn, thường xuyên
đi làm ăn xa nhà. Sự di chuyển lao động này dẫn đến hệ quả mô hình gia
đình truyền thống nhiều thế hệ đang chuyển thành gia đình hạt nhân, không
có người già, một bộ phận không nhỏ NCT đang phải sống cô đơn. Điều này
tất yếu dẫn đến NCT (ông bà, cha mẹ của họ) sẽ thiếu đi sự chăm sóc chu
đáo. Khi đó, họ dễ mặc cảm rằng mình bị bỏ rơi hoặc cảm thấy bị tổn
thương... tuổi già .Theo nguồn: Điều tra mức sống Dân cư (Hộ gia đình) giai
đoạn 1993 – 2008

4
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Không những thế, phần lớn NCT chỉ sử dụng dịch vụ y tế khi đã quá đau
yếu. Chỉ gần 10% NCT được kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Điều tra sức khoẻ
NCT ở Việt Nam qua các năm như sau:


Như vậy, từ thực trạng trên ta thấy cùng với sự phát triển chung của xã
hội, số NCT đang tăng cao quá nhanh kéo theo đó là những thay đổi trong
cách sống của NCT, mức an sinh xã hội chưa được đảm bảo và hệ quả tất
yếu là chất lượng cuộc sống giảm sút. Mặc dù, tình trạng sức khoẻ của người
cao tuổi những năm gần đây đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp số
NCT có sức khoẻ vào loại trung bình vẫn chiếm đa số (năm 1998 là 70%)và
những người có sức khỏe tốt còn hạn chế( 5% năm 1998). Vì vậy, trong xu
hướng hiện nay cần thiết phải đưa ra được những giải pháp cụ thể, hiệu quả
trong công tác chăm sóc sức khoẻ để nâng cao sức khỏe cho NCT và việc
hình thành các mô hình CSSK NCT là nhu cầu tất yếu của xã hội.
3. Các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT

Mặc dù Luật Người cao tuổi đã chú trọng rất nhiều đến những quyền lợi
mà NCT được hưởng như chính sách phụng dưỡng, chăm sóc sức khỏe
NCT, chính sách bảo trợ xã hội… nhưng kết quả thực hiện trên thực tế chưa
cao. Hiện tại, ngoài chính sách của nhà nước, việc thực hiện công tác chăm
sóc NCT đang dựa rất nhiều vào các mô hình CLB gắn với NCT của các tổ
chức xã hội, các đội tình nguyện viên, các trung tâm , nhà dưỡng lão....

5
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Chăm sóc sức khoẻ cho NCT không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao
chất lượng cuộc sống, giúp NCT tiếp tục sống vui – khỏe và có ích cho xã
hội. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ "uống nước nhớ nguồn", vừa là thể

hiện sự văn minh tiến bộ của chế độ xã hội. Vậy làm sao để NCT được quan
tâm, được chăm sóc đầy đủ?
Chúng ta đã và đang áp dụng nhiều mô hình CSSK NCT tại Việt Nam
trong đó có 3 mô hình được triển khai một cách có hiệu quả đó là mô hình
CSSK NCT tại gia đình, tại nhà dưỡng lão và tại cộng đồng. Mỗi một mô
hình có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Việc áp dụng mô hình nào ở tại
địa phương, tại thành phố nào phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, trình độ phát
triển cũng như phong tục tập quán của nơi đó.
3.1. Mô hình CSSK NCT tại gia đình
Với mô hình này chúng ta đã xây dựng, triển khai có hiệu quả tại một vài
địa điểm ở Hà Nội và được nhân rộng ở Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh
và một số tỉnh khác. Các trung tâm có nhiều hoạt động như đào tạo tình
nguyện viên phục vụ NCT tại nhà, giúp đỡ những người già nghèo, cô đơn
không nơi nương tựa, thành lập các câu lạc bộ chăm sóc NCT, tổ chức vui
chơi giải trí,.....Đây là mô hình có tính nhân đạo, nhân văn và có khả năng áp
dụng rộng rãi tại vùng nông thôn.
3.2.

Mô hình CSSK NCT tại cộng đồng

Một mô hình chăm sóc nữa được coi là có tính khả thi cao và bền vững rất
phù hợp với đặc điểm của Việt Nam đó là mô hình CSSK cho NCT tại cộng
đồng. Nó được xây dựng trên nguyên tắc dự phòng, dựa vào cộng đồng,
phục vụ nhu cầu của đa số và nhằm giúp NCT tự CSSK cho bản thân. Điển
6
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi


Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

hình nhất là mô hình CSSK NCT ở 4 xã thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải
Dương, đã được triển khai toàn diện với sự tham gia tích cực và hưởng ứng
nhiệt tình của tất cả các ban ngành, mọi người dân trong cộng đồng trong đó
có NCT và các thành viên trong gia đình. Sau 4 năm hoạt động , mô hình đã
góp phần cải thiện một cách rõ rệt tình trạng sức khỏe của NCT trong địa
bàn nghiên cứu và có khả năng nhân rộng tại các địa phương khác.
3.3.

Mô hình CSSK NCT tại nhà dưỡng lão

Đây được coi là mô hình điển hình trong xu hướng hiện nay. Mô hình này đã
được triển khai từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát
triển như Anh, Nhật, Thụy Điển,....và nó cũng đang được áp dụng tại Việt
Nam đặc biệt là khu vực phía Nam do hoạt động từ thiện ở đây phát triển
mạnh mẽ. Trước cuộc sống bộn bề lo toan, không ít người làm con đã chọn
cách gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão là một giải pháp. Thế nhưng ở nước ta
việc này vẫn còn gặp không ít rào cản về đạo đức. Nhiều người cho rằng làm
thế là bất hiếu với đấng sinh thành. Vậy hoạt động của các trung tâm này
như thế nào? Việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão trong xu thế thời đại ngày
nay được coi là “TẤT YẾU” hay “BẤT HIẾU”??? Và liệu nó có phù hợp
với xã hội Việt Nam hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây.
II-

MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NCT TẠI
DƯỠNG LÃO
2.1.Khái niệm viện dưỡng lão?
Thế nào là viện dưỡng lão?


7
NHÓM I

NHÀ


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Viện dưỡng lão hay Nhà dưỡng lão,Trung tâm dưỡng lão (còn gọi bằng
những tên khác là nhà điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng) là những khu vực, tòa
nhà được xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dưỡng, khám chữa bệnh hay
chăm sóc tập trung những NCT có hoàn cảnh về tuổi tác, sức khỏe, bệnh
tật đau yếu. Viện dưỡng lão (VDL) do nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do tư
nhân xây dựng. Đây là một trong những công trình mang tính phúc lợi, an
sinh xã hội và có ý nghĩa đối với công tác chăm sóc người NCT. Thông
thường thì VDL thường được bố trí xây dựng ở những nơi tương đối yên
tĩnh, tránh xa sự ồn ào, sôi động của thành phố như vùng nông thôn, ngoại
ô, đồng quê, hoặc những nơi thanh tĩnh khác.
Tuổi già đến với Trung tâm dưỡng lão có hai loại: Chủ động và thụ động.
Ở lớp người chủ động, là những người già không thích nghi được với cách
sống “tốc độ chóng mặt” và “âm thanh tưng bừng náo động” của lớp trẻ thì
trung tâm dưỡng lão là nơi sống lý tưởng: thanh bình, yên tĩnh. Còn lớp
người già đến với Trung tâm dưỡng lão thụ động đa phần cần phải chăm sóc
y tế bởi họ ở độ tuổi “ bệnh tật đầy mình”. Các trung tâm dưỡng lão cần
được trang bị một hệ thống trang thiết bị y tế cùng đội ngũ bác sĩ, điều
dưỡng viên chuyên nghiệp tương đương một bệnh viện tuyến 2. Những tiêu
chuẩn ấy chắc chắn sẽ làm nên sự hấp dẫn tuyệt vời với những NCT hiện
nay. Và những trung tâm đặc biệt như vậy sẽ trở thành mối quan tâm đặc

biệt của xã hội. Vậy những người đến với trung tâm dưỡng lão, họ là ai?
Qua khảo sát tại các trung tâm dưỡng lão và qua ý kiến của cộng đồng, chủ
yếu những người sống trong trung tâm dưỡng lão là những người có hoàn
cảnh đặc biêt như: họ không có con cái, họ chỉ có con gái không có con trai
và không thích sống với con rể, con cái họ đi làm ăn xa, người có bệnh nặng
không thể tự chăm sóc cho mình trong khi con cái lại quá bận. Ngoài ra
8
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

những người đến trung tâm vì những lý do và nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ
rất thấp.
2.2 Mô hình VDL trên thế giới
Tại các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu, châu
Mỹ, châu Úc…, dân số già đi sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc
cho người già. Nếu như ở phương Đông, theo truyền thống, cha mẹ khi tuổi
cao sức yếu sẽ được con cái phụng dưỡng tại nhà, thì ở phương Tây, những
người cao niên được đưa vào sống trong các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở
chăm sóc NCT. Tại Hoa Kỳ, hiện nay người ta ước lượng cả nước có khoảng
1.4 triệu người sống trong 15,800 “Viện Dưỡng Lão”. Các “Viện Dưỡng
Lão” này đặt dưới sự kiểm soát của Bộ y tế. Đây là một cơ quan dịch vụ
(dịch vụ tư nhân hoặc dịch vụ công) mang tính phúc lợi và an sinh xã hội.
Những nơi này dành cho những người cao niên già yếu, không thể tự chăm
sóc chính mình được nữa. Những người già có thể đến các cơ sở dưỡng lão,
những cơ sở này phải có giấy phép, chứng chỉ hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền cấp.

Tại các trung tâm dưỡng lão này, NCT được chăm sóc về y tế với chế độ
dinh dưỡng đặc biệt mỗi ngày. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý và tùy điều
kiện từng trung tâm mà họ được phân thành những khu riêng biệt. Ngoài
việc cho người già uống thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ mỗi ngày, các điều
dưỡng viên còn giúp đỡ họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Mọi việc khác như
giặt giũ quần áo, ra giường, ăn uống, vui chơi giải trí...cũng đều có các nhân
viên lo liệu. Ngoài chế độ chăm sóc chuyên nghiệp thì cơ sở vật chất cũng
rất tốt. Các cụ ông, cụ bà được ở trong những căn phòng riêng tươm tất, đầy
đủ các tiện nghi cơ bản như giường nệm, bàn ghế, tivi, tủ lạnh. Họ có những
9
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

không gian sinh hoạt chung như phòng tiếp khách, nhà cầu nguyện, nhà ăn,
phòng giải trí... Hàng ngày, mỗi người đều có thời khóa biểu sinh hoạt riêng
như tham gia luyện tập, xoa bóp, đi bộ ngoài trời, dự buổi lễ cầu nguyện,
tập dưỡng sinh, chơi trò chơi, tập hát, đọc sách báo…
Bên cạnh đó, VDL cũng là mái nhà chung nơi người già có thể gặp gỡ và
sinh hoạt cùng với những người đồng thế hệ để giảm đi nỗi cô đơn vào tuổi
xế chiều. Những cụ bà mạnh khỏe có thể ngồi cùng nhau đan lát, vẽ tranh…
trong khi các cụ ông được đưa đi chơi games. Những buổi tiệc được tổ chức
trong năm. Ở Trung Quốc, năm 1965, đã có viện dưỡng lão dành cho công
nhân về hưu. Các công xã cũng có khu dưỡng lão cho người già nông thôn
và viện dưỡng lão là nơi nghỉ ngơi tự nguyện, có sự hỗ trợ của nhà nước.
Tuy nhiên, việc chăm sóc NCT rất vất vả, đòi hỏi không chỉ chuyên môn
cao mà quan trọng nhất là chữ “ TÂM” do hoạt động ở các VDL chủ yếu vẫn

mang tính nhân đạo. Chính vì thế, nguồn nhân lực tình nguyện làm việc ở
các VDL luôn trong tình trạng khan hiếm dẫn đến khó có thể khắt khe trong
quá trình tuyển dụng. Nhà nước có thể giám sát các tiêu chuẩn về cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị, trình độ nhân lực và quy trình chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi tại các VDL. Nhưng họ khó lòng kiểm soát được tình yêu thương và
trách nhiệm của các điều dưỡng viên đối với người cao niên tại đây.
Bên cạnh những mặt tích cực nó còn nhiều những hạn chế. Theo thống kê
có khoảng hơn một nửa số người già tại Mỹ rất sợ vào VDL. 38% người cao
niên tại Mỹ sẽ cố nán lại ở nhà chừng nào có thể, kể cả khi phải xoay sở mọi
thứ một mình (vì ở tách biệt với con cái). Đó là nơi cuối cùng mà bất đắc
dĩ họ phải đi vào. Hơn 1/4 số viện dưỡng lão tại Mỹ bị chỉ trích là làm gia

10
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

tăng bệnh và tỷ lệ tử vong ở người cao niên. Ở bang California, chỉ có
khoảng 2% các VDL được tin tưởng về khía cạnh đạo đức nghề nghiệp.

Việc bê bối của các VDL không phải là vấn đề riêng của Mỹ mà nó cũng
xảy ra ở các nước khác như Canada và Úc. Viện nghiên cứu thông tin y tế
Canada cũng có những báo cáo cho biết, trong số những người già của
Canada sống lâu dài tại VDL, có tới 44% mắc chứng trầm cảm, tình trạng
thể chất và chất lượng cuộc sống đều không tốt đẹp.
Rõ ràng VDL tại các nước phát triển phương Tây có thể cung cấp cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản và quy trình

CSSK được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, những điều ấy chưa hẳn đã đủ
để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho NCT. Trên hết, nó đòi hỏi
một trái tim nhân hậu, lòng biết ơn thế hệ đi trước của những người làm
công tác điều dưỡng và quản lý các VDL, các trung tâm CSSK người già.
Như vậy, mô hình VDL ra đời không còn là xa lạ ở các nước tiên tiến, nơi
ấy NCT được chăm sóc "đúng nghĩa" có nghĩa như một gia đình. Họ được
quan tâm từ miếng ăn, giấc ngủ, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, đến sức khỏe,
thuốc thang. Nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay liệu
đã theo kịp?

2.3.Một số mô hình VDL tại Việt Nam
2.3.1 Trung tâm CSSK NCT Phú Diễn

11
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Ở Việt Nam, ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn tại các VDL, đa
phần người ta gửi bố mẹ vào các trung tâm vì các cụ mắc bệnh về thần kinh,
gia đình khó quản lý và VDL ở Việt Nam dường như còn là một điều khá
mới lạ, là một chốn đáng bỏ đi trong suy nghĩ của nhiều người.. Họ có định
kiến rằng: con cái bất hiếu mới để bố mẹ vào VDL, các cụ sống trong đó có
cuộc sống buồn chán… Nhưng trên thực tế có một “viện dưỡng lão” tại Hà
Nội hoạt động hơn 10 năm nay đã trở thành địa chỉ tin cậy và là mái nhà
chung cho các cụ già. Đó là Trung tâm CSSK NCT Phú Diễn ở Từ Liêm
(Hà Nội). Đây là trung tâm đầu tiên được thành lập tại Hà Nội vào tháng

4/2001 theo phương thức tự hạch toán. NCT tự nguyện đóng góp kinh phí
đặc biệt ưu tiên NCT thuộc diện chính sách như bà mẹ Việt Nam anh hùng,
mẹ liệt sĩ...Từ năm 2001 đến nay trung tâm này đã xây dựng được hai cơ sở
ở xã Minh Khai và Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội). Hai trung tâm có tất cả
160 cụ, riêng trung tâm này có 100 cụ. Đối tượng vào trung tâm có rất nhiều
hoàn cảnh khác nhau như: bại liệt, sống thực vật, ốm yếu… Ngoài ra có
nhiều cụ, con cái rất thành đạt, nhưng ở nhà rất buồn vì con cái đi làm suốt
ngày sống thui thủi trong bốn bức tường...
Trước khi quyết định sống ở trung tâm, phần lớn người cao tuổi đều có
chung những băn khoăn, lo lắng không hiểu mình có thể thích nghi cuộc
sống ở đó hay không. Đối với họ, vào nhà dưỡng lão là phải thay đổi môi
trường sống mới, phải bắt đầu một cuộc sống mới. Thế nhưng bằng sự tận
tụy, chu đáo, ân cần và bằng cái tâm dành cho người già, các cán bộ trung
tâm đã tạo nên một môi trường thân thiện, vui vẻ và tràn đầy tình yêu
thương ở đây. Điều này đã xua tan đi những lo lắng của các cụ và giúp các
cụ hòa nhập với cuộc sống mới ở trung tâm. Sống ở đây, ngoài việc quan
trọng nhất là được chăm sóc và theo dõi sức khỏe, các cụ còn có cơ hội để
12
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

bầu bạn với những người cùng lứa tuổi, được tham gia vào các hoạt động tập
thể như câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ vũ quốc tế, câu lạc bộ sống vui - khỏe - có
ích,được chia sẻ những kinh nghiệm sống quý báu trong cuộc sống. Ngoài
ra, Trung tâm còn sắp xếp, tổ chức lại cuộc sống của các cụ, giúp các cụ tạo
được cân bằng trong cuộc sống để cảm thấy yên tâm như đang sống ngay

chính nhà mình. Với hơn 30 nhân viên có trình độ chuyên môn về điều
dưỡng, hàng ngày các cụ được phục vụ ăn uống ngủ nghỉ rất bài bản. Ở đây
còn có cả phòng cho các cụ tập thể dục lẫn nơi thờ Phật phục vụ cho nhu cầu
tâm linh.

Các căn phòng ở trung tâm được thiết kế khác nhau theo đặc điểm bệnh lý
của từng cụ. Những cụ có tình trạng bệnh lý cực kỳ yếu và không thể tự lo
sinh hoạt được như người bị bại liệt hoặc sống thực vật được bố trí vào
những phòng riêng, thường xuyên có nhân viên chăm nom. Còn những cụ
vẫn minh mẫn khỏe mạnh thì 4 hoặc 8 cụ ở chung một phòng tùy theo mức
phí. Mức phí cho mỗi cụ dao động từ 3 đến 10 triệu đồng. Bình thường chi
phí cho mỗi cụ ở tại trung tâm là 3 đến 4 triệu/tháng (bao gồm tất cả các chế
độ ăn uống, tập luyện…) Mỗi tuần con cháu của các cụ sẽ đều nhận được
một bản thông báo về tình hình sức khỏe của các cụ. Nếu thấy có dấu hiệu
bệnh nặng, trung tâm sẽ thông báo ngay cho gia đình để có phương án kịp
thời.

13
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Mặc dù điều kiện chăm sóc của trung tâm khá tốt nhưng không phải tất
cả các cụ vào đây đều đã chấp nhận ngay. Có những người sau khi vào chỉ
muốn về vì nhớ con cháu. Nhưng theo như lời kể của các nhân viên thì rất ít
có trường hợp cụ nào đã đến trung tâm mà vẫn nhất quyết đòi về. Một số cụ
còn tâm sự là từ ngày vào đây còn được gặp con cháu nhiều hơn ở nhà. Các

cụ đến sống tại VDL không chỉ cất được gánh nặng cho con cái mà bản thân
các cụ có điều kiện để hoạt động, giao lưu với bạn già... Tuy vậy mức chi phí
của trung tâm so với thu nhập của người dân vẫn còn khá cao. Với mức chi
phí hiện tại thì chỉ những gia đình khá giả mới có thể gửi bố mẹ, ông bà vào
trung tâm.
2.3.2. Chùa Lâm Quang – tổ ấm của những cụ già neo đơn
Tuy mặt bằng, cơ sở vật chất của chùa Lâm Quang không bề thế, chưa
được khang trang lắm, nhưng hơn 17 năm nay, đây là địa chỉ từ thiện, nuôi
dưỡng, săn sóc cho hàng trăm cụ già neo đơn, không con cháu, không nơi
nương tựa…
Nằm trong một con hẻm nhỏ ở số 301 Bến Bình Đông, phường 14, quận 8,
thành phố Hồ Chí Minh, nhà dưỡng lão chùa Lâm Quang vẫn luôn mở rộng
tấm lòng để thường xuyên đón nhận chở che những người già neo đơn, cô
độc, những số phận cần sự sẻ chia. Năm 1995, khi sư cô Thích Nữ Huệ
Tuyến, hiện đang là Trụ trì chùa Lâm Quang, nhận tiếp quản ngôi chùa này
đã thấy có 4 cụ bà hành khất ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây xin tá
túc. Xúc động trước những cảnh đời bất hạnh, sư cô đã đem các cụ vào chùa
chăm sóc. Từ ngày đó càng có thêm nhiều cụ xin đến với cửa chùa. Ở đây,
các cụ được nuôi ăn uống , điều trị bệnh tật miễn phí. Tuy điều kiện vật chất
còn thiếu thốn, có thể chỉ là những bữa cơm canh đạm bạc rất đỗi bình
thường nhưng nó lại chứa đầy tình yêu thương, niềm cảm thông chia sẻ của
14
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

những tấm lòng thơm thảo. Suốt hơn 17 năm qua, chùa Lâm Quang đã nhận

chăm sóc gần 200 cụ bà. Mỗi năm cũng có nhiều cụ mất đi, nhưng số lượng
các cụ xin vào luôn tăng lên. Hiện có 132 cụ, chủ yếu là các cụ bà từ 65 đến
90 tuổi đang được chăm sóc tại nhà dưỡng lão của chùa. Mỗi tháng đều có
bác sỹ của bệnh viện 115 và bệnh viện Nguyễn Trãi xuống thăm, khám các
cụ. Cụ nào bệnh nặng phải nằm viện thì bác sỹ cho nhập viện ngay. Có nhiều
lúc 3-4 cụ bệnh cùng lúc, nằm ở nhiều bệnh viện khác nhau, nhà chùa phải
"cử" các ni đến túc trực, nuôi bệnh các cụ. Để có kinh phí để chăm sóc tốt
cho các cụ già, những ngày đầu các ni sư của chùa phải làm thêm nhiều việc
từ làm nhang, bán xôi, hủ tiếu chay đến nhận nấu thức ăn chay cho các gia
đình phật tử khi có ma chay, đám giỗ… Và hàng ngày đều có gần 20 sư cô
chăm sóc cho các cụ bà với những công việc như: cho ăn uống, thuốc thang,
tắm giặt… tiết kiệm mọi chi phí, và công việc từ thiện của nhà chùa cũng
được bà con Phật tử nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó, nhà chùa đã mạnh dạn mở
rộng 2 khu nhà dưỡng lão: Khu dành cho những cụ lớn tuổi bệnh nặng và
khu dành cho những cụ còn khỏe, với diện tích gần 300m 2 . Nhà dưỡng lão
của chùa Lâm Quang bây giờ luôn được mọi người nhắc đến như một ngôi
nhà chung chở che cho nhiều mảnh đời bất hạnh. Những nghĩa cử cao đẹp
của nhà chùa và các nhà hảo tâm trong công tác này suốt hơn 17 năm qua
thật đáng trân trọng.
Còn nhiều lắm những viện dưỡng lão ở Việt Nam đang hướng theo mô
hình tiên tiến: Tận tình, nhiệt thành và có tâm huyết và rất nhiều những nhà
tình thương cưu mang những người già neo đơn không nơi nương tựa như
Trung tâm chăm sóc NCT Thiên Đức, trung tâm Nhân Ái và có các nhà
dưỡng lão khác như Nhà tuổi Vàng, Trung tâm chăm sóc NCT, hưu trí Phù
Đổng (Gia Lâm). Một số khu du lịch sinh thái cũng đầu tư xen giữa mô hình
15
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi


Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

dưỡng lão và khu nghỉ dưỡng cao cấp như khu nghỉ dưỡng Vườn Xoài
(Đồng Nai), khu điều dưỡng Medicoat (Vũng Tàu)...Chỉ mong sao khi xã
hội phát triển thì mọi "xu hướng" cũng phát triển theo, và người già sẽ được
yêu thương, được chăm sóc tận tình hơn.
3.

Xu thế của thời đại : Viện dưỡng lão là tất yếu hay bất hiếu?

Người ta vẫn nói: “Một mẹ nuôi được mười con chứ mười con không
nuôi nổi một mẹ” để nói về công ơn của người mẹ không chỉ như trời, như
biển mà còn có ý là ngay cả chuyện báo hiếu mẹ nhiều khi cũng trở nên khó
khăn với cả đàn con. Việc báo hiếu, chăm sóc, đối xử tốt với cha mẹ già
không chỉ là trách nhiệm, bổn phận của con cái mà còn thể hiện đạo đức làm
người. Ngày nay, việc bỏ tiền đưa cha mẹ già vào VDL nhờ chăm sóc, hàng
tháng vẫn đến thăm nom đã là một lựa chọn của nhiều người con bận việc,
thường phải công tác xa, không đủ điều kiện ở bên chăm sóc cha, mẹ. Thế
nhưng, nhiều người nói đến chuyện đưa cha mẹ già vào VDL đã nổi cáu,
hoặc tỏ ý khinh thường. Vấn đề này đã và đang diễn ra các cuộc tranh luận ở
nhiều diễn đàn, với những ý kiến trái ngược nhau rất gay gắt. Nhưng so sánh
số người ủng hộ và không thì số không ủng hộ vẫn trội hơn.
Có gia đình, người ủng hộ, người không nên đã phải dùng cách bỏ phiếu
để đi đến thống nhất. Tuy nhiên, nhiều người phản ứng, nói rằng cha mẹ đã
có công sinh thành, lại vất vả cả đời để nuôi nấng những đứa con, nay gặp
chút khó khăn trong cuộc sống lại đẩy cha mẹ vào VDL để “nhờ tay người
khác” là tội bất hiếu. Điều đó hoàn toàn đúng với đạo lý. Nhưng nếu để cha
mẹ cô quạnh trong bốn bức tường suốt cả ngày, không thể chăm sóc được
đến nơi đến chốn, khiến họ cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, bên cạnh


16
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

những người ruột thịt của mình liệu những đứa con ấy có phải là vạn lần bất
hiếu hay không? ?
Không ít chuyên gia xã hội cho rằng, việc bỏ tiền đưa cha mẹ vào VDL
để hưởng một dịch vụ, có điều kiện chăm sóc sức khỏe khác với chối bỏ
trách nhiệm và xã hội cần “nghĩ thoáng” hơn về vấn đề này. Bởi lẽ nếu đến
trung tâm, VDL, người già sẽ được giao lưu, có người trò chuyện, được sinh
hoạt văn hóa, khám chữa bệnh. Rồi có sự cố gì về sức khỏe còn có người kịp
thời biết để xử lý. Thực tế có nhiều người cảm thấy hài lòng, sống khỏe hơn
khi được sống tại đó, thậm chí có những cụ già không muốn về vì sống ở
trung tâm, viện đã có người “tâm đầu ý hợp”. Bên cạnh đó, cũng phải nói
thêm, đã có những đứa con đặt hết trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già cho
trung tâm. Nhưng đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Chúng ta nên
cởi mở, nghĩ thoáng để thấy rằng, đảm bảo sức khỏe, an toàn và một đời
sống thanh thản, vui vẻ cho đấng sinh thành là trách nhiệm của con cái, dù
các cụ ở nhà hay VDL. Bởi Có nhiều cách nhìn nhận về báo hiếu, nếu hiểu
đơn giản thì là chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ khi về già, nhưng cái Hiếu lớn
nhất chính là con cái tu dưỡng đạo đức, làm ăn tử tế, thành đạt và kính hiếu
với bố mẹ. Để đạt được điều đó thì khi làm bất cứ điều gì, con cái cũng đã
luôn nghĩ đến bố mẹ.
Hiếu kính mẹ cha, là một trong “tứ quý phẩm chất” “Trung – Hiếu – Tiết
– Nghĩa” của người Việt từ xa xưa. Mà nay, nó vẫn được coi là “Chân dung

tâm hồn Việt”. Chỉ khác là nó được thể hiện theo phương cách hiện đại. Nếu
như xưa kia 90% dân Việt có cách sống làng ấp, lao động thuần nông, gia
đình là “đại gia đình” dòng tộc bốn năm thế hệ, thì khi về già bố mẹ, ông bà
phải dựa vào con cháu hoàn toàn từ kinh tế đến CSSK nếu như nhà nào mà
bố mẹ bị con cái đưa vào VDL thì coi như “nhà vô phúc, con cái mất dạy,
17
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

không có hiếu”. Còn bây giờ, muốn vào nhà dưỡng lão, con cái phải có khả
năng kinh tế, phải khá giả. Bởi VDL ngày nay không phải là ăn của bố thí
hay “trại tế bần” như trước đây. Với đồng tiền bỏ ra các cụ sẽ được hưởng
một dịch vụ “đáng đồng tiền, bát gạo”. Từ CSSK đến các hình thức giải trí,
nghỉ ngơi thư giãn lại được sống trong môi trường lý tưởng cho NCT, có bạn
bè để giao tiếp … Điều này không thể phủ nhận. Nhưng có vẻ việc gửi bố
mẹ vào viện dưỡng lão chưa thực sự thuyết phục được số đông người Việt?
Nó chưa trở thành một nếp nghĩ chung của xã hội nên vẫn có người nói ra
nói vào. Nhưng rồi nó sẽ trở thành nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại.
Bởi trong xã hội ngày nay cuộc sống bộn bề công việc, bộn bề lo toan, bộn
bề tham vọng, mà tuổi thọ trung bình ở nước ta hiện đang nâng lên ở mức
trên “lão” khá cao. Xã hội học gọi đó là “dân số già”. Thì mô hình Nhà
dưỡng lão cho người già “cô đơn không nơi nương tựa” không còn phù hợp.
Nó cần trở thành các Trung tâm dưỡng lão cho cả người già “không cô đơn
và có nơi nương tựa”.
Như vậy, xu hướng đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão là tất yếu. Nhưng việc
đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão ngày càng phải gắn chặt với trách nhiệm của

con cái, vì việc này được diễn ra một cách chủ động và có sự chuẩn bị kỹ
càng, thống nhất giữa hai bên.Tuy vậy, để sự thay đổi này diễn ra suôn sẻ
con cái nên làm “công tác tư tưởng” kỹ càng trước khi đưa các cụ đến VDL,
tránh trường hợp các cụ cảm thấy bị ép buộc, gây ra những phản ứng không
tốt.Và khi gửi cha mẹ ở lại rồi, thì việc thường xuyên đến thăm nom nên
được duy trì thường xuyên, để các cụ cảm thấy ấm áp. Nếu như ngày xưa,
đứa con bất hiếu là đứa “Đi đâu bỏ mẹ ở nhà/ Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai
dâng?”, thì ngày nay, cuộc sống hiện đại là thế, mọi người đều phải lao vào
cuồng quay ấy. Nếu thương yêu cha mẹ mình thì nên làm tất cả những gì để
18
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

họ được sống khỏe mạnh, được chăm sóc đầy đủ tốt nhất. Có ai đó nói rằng
“viện dưỡng lão là một dấu chấm than vui vẻ”. Nếu không thể tự mình chăm
sóc cha mẹ một cách tốt nhất hãy đưa họ đến cho những người có thể thay ta
sửa gối, dâng trà. Có lẽ, ấy mới là hiếu thuận.
2.

Đánh giá về mô hình viện dưỡng lão
Nhìn chung mô hình VDL thể hiện các chính sách ưu đãi của xã hội đối

với NCT và là xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay. Khi có nhu cầu và
nhận ra xu thế xã hội thì nhiều trung tâm, VDL đã ra đời ở khắp cả nước chủ
yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một
số đã cải tiến chất lượng dịch vụ, phục vụ để bảo đảm việc chăm sóc NCT

được tốt hơn.
Tuy nhiên mặt hạn chế của mô hình này là đòi hỏi lượng ngân sách lớn của
xã hội để duy trì hoạt động, phần lớn chúng ta dựa vào kinh phí hỗ trợ của
nhà nước, các nguồn hỗ trợ của nước ngoài và của các nhà hảo tâm. Mặt
khác nó cũng có những tác động tiêu cực tới tâm lý NCT. Đối với các nước
đang phát trển như Việt Nam và ảnh hưởng đậm nét truyền thống Á Đông thì
tính phù hợp của mô hình này chưa cao. Hơn nữa mô hình này chủ yếu cũng
chỉ mới tập trung phát triển ở khu vực thành thị trong khi khoảng 80% dân
số Việt Nam sống ở vùng nông thôn. Xét trong đặc thù tâm lý, truyền thống
xã hội Việt Nam, không dễ và không nên thấy mô hình nào hay của nước
ngoài cũng bắt chước được. Bởi, tâm lý người Việt Nam đa số người già
thích chăm sóc tại nhà. Đây là vấn đề truyền thống, đặc biệt là tại nông thôn.
NCT nước ta thường có tâm lý sống với con cháu dù khó khăn mấy cũng
vẫn thấy ấm lòng. Hơn nữa, những người có chấp nhận được mô hình điều

19
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

dưỡng tập trung thì lại vướng giá cả thường cao, vượt quá khả năng chi trả
của họ.
Qua các cuộc điều tra nghiên cứu của nhiều chuyên gia cho thấy: Suy
nghĩ, quan điểm, thái độ của cộng đồng về vấn đề này có sự khác biệt đáng
kể giữa những khu vực sinh sống. Những người sống ở thành phố và ở khu
đô thị có cái nhìn tiến bộ và người cao tuổi thành thị dễ dàng thích nghi hơn
với cuộc sống trong trung tâm dưỡng lão hơn những người cao tuổi sống ở

nông thôn. Ngoài định kiến xã hội, tập quán sinh hoạt thì nghiên cứu còn
cho thấy yếu tố kinh tế cũng là rào cản lớn đối với thái độ, nhu cầu của NCT
và gia đình khi họ muốn sống ở trung tâm dưỡng lão. Để vào sống ở đây, họ
phải đóng góp một khoản kinh phí không nhỏ và không phải ai cũng có thể
có được. Mô hình này chỉ thực sự đáp ứng nhu cầu của một đại bộ phận dân
chúng có tiền.
Theo thống kê của trung tâm dưỡng lão Từ Liêm, số người cao tuổi có sức
khỏe tốt chỉ chiếm 20%. Thực tế cho thấy mô hình này ở nước ta hiện nay
mới chỉ là mô hình dành cho người già bệnh tật, không thể tự chăm sóc, phải
có người phục vụ 24/24. Một mô hình trung tâm dưỡng lão cho người cao
tuổi khỏe mạnh gửi gắm cuộc sống để hưởng không gian yên tĩnh, thanh
bình hiện nay vẫn chưa có. Chính vì thế, NCT kỳ vọng vào một mô hình
trung tâm dưỡng lão hoạt động và tổ chức theo đúng nghĩa. Mô hình này đã
được thiết lập tại các nước phương Tây từ rất lâu. Hiện tại ở nước ta, nhu
cầu sống trong các trung tâm dưỡng lão của NCT chưa thực sự là cấp thiết.
Tuy nhiên trong vòng 10- 15 năm nữa, thế hệ già kế tiếp sẽ rất quan tâm đến
vấn đề này. Vì vậy, ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng cũng như nhà
nước nên nghiên cứu và đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp.
20
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở Việt Nam, một số mô hình trung
tâm dưỡng lão do tư nhân quản lý đã được hình thành nhưng chưa có sự điều
tiết của nhà nước và thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng. Vì vậy bên
cạnh một số mô hình hoạt động tốt, có hiệu quả thì vẫn tồn tại mô hình hoạt

động không ngoài mục đích thu lợi nhuận.Việc tiếp nhận NCT vào sống
trong trung tâm dưỡng lão tư nhân hiện nay quá thông thoáng, nhiều khi chỉ
cần có sự thỏa thuận giữa gia đình và trung tâm, bỏ qua cả sự đồng ý của
chính bản thân NCT. Điều này vô hình chung đã làm sai với pháp lệnh NCT
và có thể là điều kiện cho những người con hư dễ dàng chối bỏ bố mẹ,
không làm tròn trách nhiệm và bổn phận làm con của mình.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ của các trung tâm hiện nay đa phần chưa
đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các cụ về mô hình dưỡng lão lý
tưởng. Do không được nhà nước hỗ trợ, ưu tiên bất cứ điều gì cho nên các
trung tâm hiện nay hoạt động còn rất khó khăn. Nguồn kinh phí chủ yếu có
được là do đóng góp của các gia đình, hoạt động theo phương thức lấy thu
bù chi nên họ không đầu tư vốn và mặt bằng. Vì vậy, trung tâm thường hẹp,
ít có chỗ vui chơi ngoài trời cho các cụ và cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn
nhiều.
Ở Việt Nam có thuận lợi trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi khi văn hóa
truyền thống coi trọng đạo lý "kính già" “ Uống nước nhớ nguồn”. Tuy
nhiên vấn đề này cũng có khá nhiều khó khăn, tồn tại. Khi ngày nay các giá
trị gia đình khủng hoảng, mâu thuẫn thế hệ gia tăng đã dẫn đến tình trạng
nhiều người cao tuổi không sống cùng với con cháu hay con cháu bỏ rơi cha
mẹ, chối bỏ trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi. Ở góc độ xã hội, nhà
dưỡng lão, cơ sở xã hội, dịch vụ của chúng ta còn thiếu, phát triển còn lộn
xộn, thiếu quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn
21
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi


chăm sóc. Trình độ, năng lực của cán bộ y tế, điều dưỡng viên cũng còn hạn
chế. Giá các dịch vụ tư nhân còn quá cao so với túi tiền của người cao
tuổi...."
Có lẽ, việc chăm sóc NCT tại các trung tâm dưỡng lão chưa thực sự cấp
thiết nên Nhà nước chưa đầu tư để đào tạo ra đội ngũ nhân viên có chuyên
môn và nghiệp vụ. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Có thể khẳng định xu hướng đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là tất yếu, dự
báo trong tương lai, mô hình các trung tâm CSSK NCT chất lượng cao sẽ
tiếp tục được mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân đối
với dịch vụ “đặc biệt” này. Bởi hiện nay, các trung tâm chăm sóc NCT do
Nhà nước lập ra mới chỉ giải quyết được một phần nhu cầu dành cho những
người neo đơn, không nơi nương tựa hoặc người nghèo. Còn một bộ phận
rất lớn là những người có điều kiện kinh tế tốt nhưng không đủ thời gian,
sức lực “kham” hết cả việc chăm sóc cha mẹ già và họ là những đối tượng
thực sự có nhu cầu về các địa chỉ chăm sóc NCT chất lượng cao với dịch vụ
phong phú, toàn diện.
Nhiều năm qua, ở nước ta có nhiều mô hình về chăm sóc NCT, mô hình
nào cũng thành công ở mức độ nhất định và cũng tồn tại nhiều nan giải, đặc
biệt là kinh phí, đội ngũ tình nguyện viên, sự rắc rối chồng chéo từ trên
xuống dưới để rồi “cha chung không ai khóc” là luật, quy chế, chế tài xử

22
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi


Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

lý,...Vì vậy việc xây dựng mô hinh CSSK NCT muốn mang tính bền vững
và hiệu quả cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
Có tính khả thi: Dựa vào tổ chức/ hệ thống sẵn có
Căn cứ các chính sách ban hành
Dễ tổ chức thực hiện
Kinh phí thấp
Bền vững:

Đáp ứng được nhu cầu của NCT
Địa phương tự làm được
Dựa vào cộng đồng

Khả năng tiếp cận: Mọi NCT đều được chăm sóc
Viện dưỡng lão với tiêu chuẩn quốc tế là giải pháp tốt nhất cho những gia
đình có điều kiện kinh tế nhưng không có thời gian. Bên cạnh đó, việc mở
VDL cũng là tạo điều kiện công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động dư thừa
ở nước ta.
Thành lập nhà dưỡng lão đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu
hồi vốn lại rất chậm. Thực tế cho thấy chủ yếu chỉ có các cụ sức khoẻ yếu
mới vào nhà dưỡng lão. Phần lớn các cụ lại không có bảo hiểm nên mọi chi
phí đều do gia đình tự bỏ ra. Trung tâm dưỡng lão hiện nay còn phải thuê đất
không chủ động được trong việc sử dụng quỹ đất đó.

23
NHÓM I


Mô hình CSSK người cao tuổi


Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

Nhà nước đã có chính sách ưu đãi NCT nhưng trên thực tế còn quá nhiều bất
cập. Nhân viên làm tại nhà dưỡng lão chưa thực sự được coi là một nghề, vì
vậy họ chưa tâm huyết với công việc. Bên cạnh đó, quan niệm của người
Việt Nam vẫn còn khá nặng nề về việc “con cái đưa bố mẹ vào nhà dưỡng
lão là bất hiếu”.
4.2. Một số khuyến nghị
Nhà nước cần tập trung vào lĩnh vực này để đảm bảo an sinh xã hội vì trên
thực tế còn rất nhiều cụ già không có điều kiện vào trại dưỡng lão cao cấp.
Họ cần được tạo điều kiện để sống tốt trong những trung tâm do Nhà nước
lập ra phù hợp với điều kiện kinh tế của mình và con cái
Việc chăm sóc các cụ là vô cùng vất vả và nguồn nhân lực trong lĩnh vực
này luôn là một bài toán khó không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều các quốc
gia trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Đức, úc, Mỹ. Để công tác chăm
sóc Người cao tuổi đạt hiệu quả cao, đề nghị Chính phủ có những chính sách
ưu đãi cụ thể, thực sự khuyến khích những người làm công việc này, đồng
thời tạo hành lang pháp lý cho nghề mới: “Chăm sóc Người cao tuổi”. Cụ
thể Nhà nước cần:
- Giao đất cho các dự án xây dựng nhà dưỡng lão.
- Cho các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà dưỡng lão được vay vốn ưu đãi,
thời hạn vay dài và lãi suất thấp.
Có chế độ ưu đãi cho người làm nghề chăm sóc Người cao tuổi để khích lệ
nguồn nhân lực cho nghề này.

24
NHÓM I



Mô hình CSSK người cao tuổi

Bộ môn sức khỏe lứa tuổi

- Xem xét tạo điều kiện cho người cao tuổi được chi trả bảo hiểm trong
những trường hợp bị Alzheimer, rối loạn tâm thần ở các nhà dưỡng lão…

25
NHÓM I


×