Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4 5 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.47 KB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 4-5
TUỔI THEO HƯỚNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”

Lệ Thủy, tháng 12 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 4-5
TUỔI THEO HƯỚNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”

Họ và tên: Lê Thị Ngọc Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Sơn Thủy

Lệ Thủy, tháng 12 năm 2018


1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu
đối với trẻ thơ, nhất là trẻ mẫu giáo. Ở giai đoạn này sự phát triển nhân cách của trẻ
qua các tác phẩm văn học vô cùng quan trọng, bởi văn học là một loại hình nghệ
thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân
cách, và làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, niềm tin và hành động nhân đạo của con


người trong môi trường tự nhiên và xã hội. Các tác phẩm văn học còn là phương
tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua các tác phẩm văn học trẻ nhận thức được
cái hay, cái đẹp ở thế giới xung quanh qua đó tâm hồn trẻ thơ càng thêm bay bổng,
trí tưởng tượng càng thêm phong phú đồng thời cũng yêu quý cái hay, cái đẹp, trân
trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái hay cái đẹp đó.
Tác phẩm văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung
quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống, thông qua
đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Đồng thời nuôi dưỡng và phát
triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với tác
phẩm văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của
trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến
cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là
nguồn tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát
triển, qua các tác phẩm văn học có ý nghĩa giáo dục trẻ hiểu việc gì tốt, việc gì
chưa tốt, việc gì làm, việc gì không nên làm một cách dễ hiểu nhất. Chính vì vậy là
một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tôi nhận thấy mình cần giúp trẻ cảm nhận
các tác phẩm văn học một cách tốt nhất, có hứng thú nhất để từ đó phát triển nhân
cách tốt nhất cho trẻ.
Các tác phẩm văn học không chỉ giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật mà còn
phát triển ngôn ngữ làm tăng thêm vốn từ cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ là phát triển


khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày lôgic, có trình tự, chính xác và
có hình ảnh của một nội dung nhất định. Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ thông
qua việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học là sự chuẩn bị cho trẻ học tiếng mẹ
đẻ, học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ phong phú, học những mẫu câu
hoàn chỉnh, sinh động, giàu sức biểu cảm, thông qua đó giúp trẻ yêu mến, trân
trọng tiếng nói dân tộc.
Để làm cho quá trình này phát triển có phương hướng, có mục đích đòi hỏi

cô giáo phải có trình độ chuyên môn, nắm chắc phương pháp của bộ môn hiểu biết
về giá trị của các tác phẩm văn học và luôn tìm tòi sáng tạo những hình thức tổ
chức phong phú trên quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Với mục đích
mong muốn tổ chức cho trẻ nắm được những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm
văn học. Vậy làm thế nào để giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học thì mỗi giáo
viên luôn chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp, xây dựng kế hoạch
và tiến hành triển khai thực hiện để việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của trẻ ngày càng được nâng lên, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó, trẻ có tính
chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấu thi đua nhau để việc tham gia vào hoạt
động đạt kết quả tốt nhất nhằm đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục mầm
non hiện nay.
Với thực tế tại nhóm lớp mình đang phụ trách, tôi đã nhận thức và xác định
rõ những việc cần làm để giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. Vì
vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho
trẻ 4-5 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Nội dung sáng kiến này lần đầu tiên tôi nghiên cứu nhưng cũng sẽ có nhiều
người lựa chọn để viết. Song mỗi giáo viên, mỗi trường và mỗi vùng miền sẽ có
một đặc trưng, giải pháp riêng không ai viết giống ai. Riêng bản thân tôi, với đề tài
này tôi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thiết thực và có hiệu quả trong việc tổ
chức hoạt động với quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Vì vậy tôi đi sâu
vào việc nghiên cứu, vấn đề cốt lõi tôi chú trọng là hoạt động cho trẻ làm quen với


các tác phẩm văn học ở trường mầm non một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất thông
qua các thời điểm trong ngày và các hoạt động khác ở trường mầm non. Qua các
tác phẩm văn học tôi giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp chân, thiện, mĩ, phát triển
ngôn ngữ mạch lạc, hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:
Là đề tài được nghiên cứu trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi

làm quen với các tác phẩm văn học tại trường mầm non nơi địa bàn xã nhà tôi đang
công tác và được áp dụng rộng rãi trong Huyện.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu :
Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế
ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới
phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Nhưng, nhiều giáo viên sử
dụng phương pháp dạy học còn lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học
tập của trẻ dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao.
Trong qúa trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có thể phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo cho trẻ thông qua rất nhiều hoạt động bằng các phương tiện
khác nhau. Nhưng, là giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo nhỡ, qua quá trình thực
hiện tôi tự nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
Năm học 2017 - 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy
lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, với sĩ số 30 cháu; Đa số cháu đã được học lớp mẫu giáo bé.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, xã và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát,
tận tình của lãnh đạo phòng GD&ĐT Lệ Thuỷ và bộ phận chuyên môn cấp học
mầm non chỉ đạo tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và chú trọng nhất là chuyên đề “giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm” Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện được bổ sung theo
hướng hiện đại và chuẩn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai


đoạn hiện nay: Phòng học rộng rãi, thoáng mát có đủ ánh sáng, mát mẻ về mùa hè,
ấm áp về mùa đông. Có đầy đủ phòng chức năng với đồ dùng phục vụ các hoạt
động khá phong phú phù hợp theo từng chủ đề, từng nội dung hoạt động. Khuôn
viên có sân bãi và khu vui chơi đầy đủ đồ dùng đồ chơi, dụng cụ cho cô và trẻ tham
gia vào các hoạt động một cách dễ dàng, thoải mái và tự tin hơn.

Bản thân tôi thích thú với bộ môn văn học, luôn yêu nghề mến trẻ, say sưa với
công việc. Không ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Phụ huynh luôn quan tâm, nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu sẳn có ở địa
phương để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho bộ môn văn học.
b. Khó Khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì bản thân tôi gặp không ít những khó khăn
đó là: Trẻ cùng độ tuổi nhưng là lớp học ở khu vực lẽ nên đa số trẻ còn rụt rè chưa
mạnh dạn khi tham gia vào hoạt động đọc thơ, kể chuyện diễn cảm… Một số trẻ
tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa có cảm xúc khi tham gia vào hoạt động làm
quen các tác phẩm văn học. Trẻ chưa tích cực hoạt động nhóm, một số cháu chưa
mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân của mình, trẻ trả lời chưa trọn câu, đọc thơ chưa
được diễn cảm, ngắt nghĩ chưa đúng. Trẻ thiếu tự tin mạnh dạn trong giao tiếp, kinh
nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức của trẻ còn hạn chế. Thời gian cho
việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi khám phá các bài thơ, câu chuyện trong và
ngoài chương trình chưa nhiều. Các thể loại văn học, trò chơi dân gian và cách gây
hứng thú trẻ chưa được chú ý đưa vào hoạt động giảng dạy hàng ngày. Giáo viên
còn cứng nhắc, dạy theo lối mòn, lặp đi lặp lại các hình thức cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học dẫn đến trẻ nhàm chán với các giờ học văn học.
Một số phụ huynh do hoàn cảnh phải đi làm ăn xa nhà nên chưa có điều kiện
để quan tâm đến việc học của con trẻ, Đa số phụ huynh là nông dân, nhận thức tầm
quan trọng của các tác phẩm văn học đối với trẻ ở chưa cao.











.
VD:




,



3.






×