Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được đảm bảo như thế nào trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.74 KB, 13 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Kết hôn là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ
chồng, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy con, phát triển kinh tế. Kết hôn là
quyền của công dân. Kết hôn hay không ? Kết hôn với ai ? và kết hôn khi nào ? đều do
nam nữ tự quyết định. Tuy nhiên, khi kết hôn, công dân phải tuân thủ đầy đủ các quy
định của pháp luật về kết hôn. Một trong những điều kiện mà nam nữ phải tuân thủ khi
kết hôn là độ tuổi kết hôn. Ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau lại có những quy
định về độ tuổi kết hôn khác nhau.
Và để làm rõ hơn về những quy định của pháp luật Việt Nam cùng như pháp luật
của một số nước trên thế giới về độ tuổi kết hôn, em xin lựa chọn đề tài số 2: “Tuổi
kết hôn trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới” làm nội
dung cho bài tập học kỳ của mình.

Trang| 1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
NỘI DUNG
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của
Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp luật thể hiện dưới dạng các quy
phạm pháp luật buộc người kết hôn phải tuân thủ, nhằm mục đích thiết lập những cuộc
hôn nhân phù hợp với lợi ích của người kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hội
1.1. Các văn bản luật trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
ra đời. Nhà nước mới đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật mới. Năm 1946, bản
Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta lập được ban hành, đánh dấu một bước ngoặt mới
trong lịch sử lập pháp của Nhà nước Việt Nam. Với tính chất là đạo luật nguồn, Hiến
pháp năm 1946 là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước ta ban hành các văn bản pháp


luật, điều chỉnh những quan hệ xã hội, trong đó có lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Tuy
nhiên trong bối cảnh Nhà nước non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn để bảo vệ nền
độc lập, nên chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Vì vậy, ngày
10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 90/SL cho phép áp
dụng một cách chọn lọc quy lệ và chế định trong các Bộ dân luật cũ. Tiếp đến, ngày
22/5/1950, Sắc lệnh số 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
được ban hành.
Về độ tuổi kết hôn, cả hai Sắc lệnh chưa hề có nội dung nào quy định rõ ở mức
độ tuổi nào thì nam và nữ được phép kết hôn với nhau.
1.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
Luật Hôn nhân và gia đình 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt
thành hai miền nên cũng có hai hệ thống pháp luật song song tồn tại. Pháp luật ở miền
bắc của Nhà nước Việt Nam và pháp luật ở miền Nam của chế độ Ngụy quyền Sài
Gòn.
Ở miền Bắc: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp
thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959. Đây là đạo luật đầu tiên của Nhà nước ta về hôn
nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định về kết hôn có tính
bản lề mở ra cánh cửa bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1959 đã dành riêng một chương quy định về kết hôn. Về tuổi kết hôn: Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười
tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn ( Điều 5). Luật Hôn nhân và gia đình năm

Trang| 2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1959 cũng quy định cấm tảo hôn nhằm ngăn chặn trường hợp xác lập quan hệ hôn
nhân trước tuổi luật định.Như vậy, so với pháp luật trước đó, độ tuổi kết hôn trong
Luật này quy định ở mức cao hơn.
Trong khi đó, ở miền Nam chính quyền Sài Gòn ban hành một hệ thống pháp luật

riêng. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình tập trung trong ba văn
bản pháp luật là: Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ Dân luật năm 1972.
Luật Gia đình năm 1959 quy đinh độ tuổi kết hôn giống như Bộ Dân luật Bắc Kỳ
và Bộ Dân Luật Trung kỳ: Độ tuổi kết hôn của nữ là đủ mười lăm tuổi và nam là đủ
mười tám tuổi (Điều 6). Bộ Dân luật năm 1972 và Sắc luật số 15/64 đều quy định độ
tuổi kết hôn của nữ là mười sáu tuổi và nam là đủ mười tám tuổi. Bên cạnh đó, thể
hiện sự linh hoạt của thực tiễn đời sống hôn nhân và gia đình trong việc thực thi pháp
luật về điều kiện tuổi kết hôn, nhà làm luật thời kỳ này cũng cho phép đặc cách hạ thấp
tuổi kết hôn trong những trường hợp đặc biệt.
Từ sự phân tích trên cho thấy, pháp luật Việt Nam về kết hôn dù được ban hành
trong những thời điểm nhạy cảm (ảnh hưởng của kỹ thuật lập pháp Pháp, sự giao thoa
của văn minh phương Tây hay lối sống Mỹ) thì pháp luật điều chỉnh việc kết hôn vẫn
giữ được nét bản sắc văn hóa của người Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Đây là
những đóng góp quý báu đối với di sản pháp luật nước nhà khi nhìn nhận dưới góc độ
bảo tồn truyền thống và văn hóa.
1.3.Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959 được thi hành thống nhất trên phạm vi cả nước theo Nghị
quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính Phủ. Các quy định về kết hôn
trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và các văn bản hướng dẫn thi hành được áp
dụng thống nhất trên cả nước. Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành thay thế Hiến
pháp năm 1959. Tình hình kinh tế xã hội cũng đã có những thay đổi, Luật hôn nhân và
gia đình năm 1959 bắt đầu thể hiện những bất cập cần phải được bổ sung để đáp ứng
việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong tình hình mới. Vì vậy, Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành thay thế Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959. Các quy định về điều kiện kết hôn trong đó có về độ tuổi kết hôn ở cả nam
và nữ về cơ bản vẫn giống như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 – “nam từ hai
mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn”.
1.4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000


Trang| 3


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Hiến pháp năm 1992 được ban hành, cùng với việc ghi nhận quyền tự do kết hôn
của mỗi cá nhân – đạo luật cơ bản của Nhà nước ta tiếp tục khẳng định vị trí quan
trọng của gia đình trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Bộ luật Dân sự được Quốc
Hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/1996 đã quy định việc bảo vệ quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân. Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 đã được Quốc Hội khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
9/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001 thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Có thể nói, chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có
một bước phát triển vượt bậc so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Về độ tuổi
kết hôn, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “ Nam
từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Có thể thấy, việc xác định tuổi
kết hôn của nam và nữ ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về cơ bản vẫn giống các
văn bản Luật hôn nhân và gia đình trước đó.
Về cách tính tuổi kết hôn, mà các văn bản Luật hôn nhân và gia đình từ năm
1959 đến năm 2000 quy định: “ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở
lên”. Quy định này có thể hiểu là: “không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở
lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang
tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện
về độ tuổi kết hôn” ( Mục 1 điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thẩm pháp Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, chỉ cần nam bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám là
đã có thể kết hôn. Ví dụ, anh Nguyễn Văn A sinh ngày 12/7/1991 thì đến ngày
12/7/2010 anh A tròn 19 tuổi. Từ sau ngày 12/7/2010, anh A sẽ bước sang tuổi 20, vì
vậy A sẽ có đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn đối với nam giới.
Việc quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là phù hợp. Bởi vì độ tuổi tối

thiểu được phép kết hôn thể hiện rõ giới hạn cần thiết đảm bảo cho sự an toàn của mỗi
cuộc hôn nhân xét từ phương diện sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của
người kết hôn, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của mỗi nam, nữ. Mức tuổi kết
hôn có tính kế thừa các quy định trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình từ Luật
hôn nhân và gia đình năm 1959 và không nằm trong nhóm các nước có quy định về
tuổi tối thiểu được phép kết hôn quá cao (ví dụ như Trung Quốc) hoặc nhóm các nước
quy định về tuổi tối thiểu được phép kết hôn quá thấp (ví dụ một số nước Hồi Giáo).

Trang| 4


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Tuy nhiên, quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
cũng bộc lộ những bất cập nhất định. Đặt trong mối liên hệ với quy định của pháp luật
Dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, có thể nhận thấy tuổi kết hôn đối với nữ theo Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 tạo ra sự thiếu đồng bộ với các quy định trong hệ
thống pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người có năng lực hành vi dân sự
là người đủ mười tám tuổi ( Điều 18-19). Tương tự như vậy, theo Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004, người đủ mười tám tuổi trở lên là người có đầy đủ năng lực hành vi tố
tụng dân sự (Khoản 3 Điều 57). Trong khi đó, nữ bước sang tuổi mười tám là được
phép kết hôn. Như vậy, một người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vẫn có thể
bày tỏ ý chí tự nguyện khi kết hôn. Sau khi kết hôn, muốn chấm dứt hôn nhân bằng ly
hôn thì người vợ chưa đủ mười tám tuổi vẫn được xác định là đương sự của vụ án ly
hôn. Với những quy đinh này, người phụ nữ có thể trở thành “người yếu thế” hơn khi
đưa ra quyết định, nhất là việc cung cấp các chứng cứ cần thiết với tư cách là đương sự
trong vụ án ly hôn. Vì thế, quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
1.5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Hiến pháp năm 2013 được ban hành thể hiện nhiều nội dung mang tính đột phá
trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người cũng như tiếp tục khẳng định tầm quan
trọng của gia đình đối với sự phát triển chung của xã hội. Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000, qua hơn 10 năm thi hành áp dụng cũng đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc
trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, điều chỉnh việc kết
hôn nói riêng. Trong bối cảnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được ban
hành thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có bước ngoặt lớn trong việc quy định
điều kiện về độ tuổi kết hôn. Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Đây là
một quy định hoàn toàn mới so với quy định tương tự ở các Luật hôn nhân và gia đình
trước đó.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi
thay vì bước sang tuổi 18 như quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2000. Sở dĩ có
việc thay đổi này là vì để thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Đó
là, theo Bộ luật dân sự người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên(khoản 1 Điều
21 BLDS 2015), khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý… Còn theo Bộ luật tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18
tuổi trở lên mới có đầy đủ nâng lực hành vi tố tụng dân sự.

Trang| 5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Mặt khác, độ tuổi kết hôn phải gắn liền với trách nhiệm của vợ chồng trong hôn
nhân. Một cá nhân khi chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành nhất định không thể có nhân
thức tốt về vai trò của mình và về hôn nhân. Hôn nhân không chỉ là việc đăng ký kết
hôn mà chủ yếu là ở trách nhiệm của người vợ, người chồng trong hôn nhân và xa hơn
là gia đình. Một cá nhân không thể vừa học xong phổ thông đã là chủ gia đình và với
tư cách là tế bào xã hội. Độ tuổi quá trẻ không thể đủ để nam, nữ đủ chín chắn để ý
thức được trách nhiệm của người chồng, người vợ và có đủ điều kiện về kinh tế để
nuôi sống gia đình cũng như áp lực từ xã hội. Đối với nữ giới, sự chưa trưởng thành
chắc chắn họ chưa sẵn sàng làm mẹ, chưa có kiến thức để nuôi dưỡng, chăm sóc và

giáo dục con. Thực tiễn cho thấy tảo hôn không chỉ là gánh nặng của xã hội, gia đình
mà còn ảnh hưởng tới cả sự phát triển của toàn xã hội.
Độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với chức năng tái sản xuất ra con người. Chức
năng quan trọng của gia đình là duy trì nòi giống. Thông qua sự kiện sinh đẻ, gia đình
tạo ra con người, duy trì phát triển xã hội, nòi giống. Hay nói cách khác, gia đình sản
sinh ra những thế hệ tương lai của đất nước. Lấy vợ, lấy chồng khi tuổi còn quá trẻ sẽ
đẩy các chủ nhân tương lai của đất nước thực hiện chức năng của gia đình quá sớm
trong khi đó, lẽ ra nhiệm vụ này phải do những người trưởng thành thực sự đảm
nhiệm. Về sinh sản, nam nữ không cần phải đủ tuổi nhưng họ phải đủ sự trưởng thành
về sinh học, hiểu biết về xã hội, kinh nghiệm sống, ý chí và ý thức xây dựng gia đình.
Đất nước ta ngày nay kinh tế phát triển nhưng sự phát triển này chỉ so sánh với những
năm trước đây chứ không phải so sánh với thế giới, với yêu cầu của phát triển xã hội.
Nếu căn cứ vào sự phát triển kinh tế như hiện nay để làm căn cứ hạ thấp độ tuổi kết
hôn là không đúng với mục tiêu phát triển xã hội, con người.
Độ tuổi kết hôn phải gắn liền với khả năng giáo dục trong gia đình. Chúng ta đều
biết, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách. Gia đình có một sự tác động rất lớn đến việc hình thành
những con người tốt, có ích cho xã hội. Để thực hiện được vai trò này, những người
làm cha, làm mẹ cần có một trình độ nhận thức nhất định, có những suy nghĩ chín chắn
để dạy bảo con cái nên người. Việc giáo dục không phải là chuyện dễ đối với cả những
người trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sống. Vậy thì hệ quả sẽ như thế nào khi
trọng trách đó đặt lên vai những ông bố, bà mẹ trẻ con, những người học hành chưa
đầy đủ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, suy nghĩ chưa chín chắn? Kết hôn sớm làm
chậm quá trình phát triển của xã hội khi những cá nhân là chủ nhân của đất nước, gia

Trang| 6


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
đình bị hạn chế về cơ hội học hành, lập thân, lập nghiệp của các ông bố, bà mẹ trẻ con.

Chúng ta nghĩ gì khi những đứa con ra đời mà cha mẹ chúng chưa ý thức được trách
nhiệm của những người làm chủ gia đình, không đủ khả năng lo toan gánh nặng kinh
tế gia đình, con cái không được chăm lo, giáo dục?
Độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với khả năng tham gia lao động tạo ra thu
nhập nuôi sống gia đình, gánh vác trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và đối
với xã hội của vợ chồng. Việc kết hôn ở độ tuổi sớm, hậu quả là hầu hết các gia đình
đều rơi vào túng quẫn, thiếu thốn và nằm trong danh sách xóa đói giảm nghèo vì thuộc
diện “3 không”: không nghề nghiệp, không đất đai, không vốn liếng. Những trường
hợp lập gia đình khi chưa đủ tuổi này còn làm tăng khả năng sinh con sớm và dân số
tăng. Trong khi đó, Việt Nam không phải là một nước có dân số ít, nguồn lao động
hiếm hoi. Khi mà các ông bố, bà mẹ trẻ con chưa được tạo công ăn việc làm kịp thời
thì đã xuất hiện thêm một bộ phận lao động trong tương lai không xa là những đứa trẻ
được sinh ra. Những người này hầu hết là lao động giản đơn, trình độ văn hóa thấp.
Lúc này, gia đình không những không đóng góp của cải vật chất cho xã hội mà còn trở
thành gánh nặng với nhiều vấn đề nảy sinh buộc xã hội phải giải quyết như việc làm,
hỗ trợ điều kiện phát triển kinh tế, các tệ nạn xã hội khác phát sinh từ thất nghiệp, điều
kiện vật chất khó khăn. Tảo hôn đã biến gia đình từ yếu tố thúc đẩy thành là yếu tố cản
trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội, đất nước đã nghèo lại càng thêm nghèo.
Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện về độ tuổi kết
hôn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp đối với mỗi cá nhân nam, nữ nói riêng và đối
với sự phát triển của xã hội, đất nước nói chung.
2. Độ tuổi kết hôn với Luật của một số nước trên Thế giới.
Tuổi kết hôn luôn là nội dung pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và
gia đình ở tất cả các nước và cũng đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quy định
về vấn đề này:
- Đa số các nước quy định nguyên tắc tròn đủ trong tính tuổi kết hôn, ví dụ: Bộ
luật dân sự Pháp quy định “Nam chưa tròn mười tám tuổi, nữ chưa tròn mười lăm tuổi
không được kết hôn” (Điều 144) (từ năm 2006, ở Pháp, để tránh phân biệt đối xử giữa
nam và nữ, tuổi kết hôn của cả hai giới được quy định đều từ đủ 18 tuổi); Luật hôn
nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật Gia đình Australia, Luật Gia đình Liên bang

Nga, Bộ luật dân sự Nhật Bản, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, Luật Gia đình

Trang| 7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
của Philipines, Bộ luật dân sự Campuchia, Luật hôn nhân Thụy Điển... cũng có cách
tính tuổi tương tự;
- Nhiều nước quy định người chưa thành niên có thể được kết hôn và khi họ kết
hôn thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp. Kể từ thời
điểm kết hôn, người chưa thành niên được coi là người có năng hành vi đầy đủ trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Ví dụ:
+ Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định người đã thành niên là người đủ 18 tuổi trở
lên (Điều 3), nhưng tuổi kết hôn của nam là từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi (Điều 731),
trong trường hợp người chưa thành niên kết hôn thì việc kết hôn đó phải có sự đồng ý
của bố hoặc mẹ (Điều 737), đồng thời nếu một người chưa thành niên kết hôn, thì
thông qua việc kết hôn, người đó được coi là người thành niên (Điều 753);
+ Bộ luật dân sự của Campuchia cũng quy định nam nữ nếu chưa đến tuổi thành
niên thì không được phép kết hôn. Tuy nhiên, trường hợp một bên đã đến tuổi thành
niên và bên kia là người vị thành niên từ 16 tuổi trở lên thì có thể kết hôn nếu có sự
đồng ý của người có quyền - cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ vị thành niên đó (Điều
948) và trẻ vị thành niên nếu đã kết hôn thì sẽ được xem là người thành niên theo quy
định của luật này (Điều 968);
+ Luật Gia đình Nga cũng quy định đối với một số trường hợp ngoại lệ và khi có
yêu cầu của đương sự, chính quyền địa phương sẽ cho phép công dân kết hôn khi đủ
16 tuổi (Điều 13);
+ Ở hầu hết các bang cảu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều quy định về tuổi kết hôn
trước tuổi đã thành niên và khi người chưa thành niên kết hôn thì phải có sự đồng ý
của cha mẹ, ví dụ: Bang South Carolina quy định, nữ từ đủ 14 tuổi, nam từ đủ 16 tuổi

được kết hôn và người nào kết hôn dưới 18 tuổi (tuổi đã thành niên) phải có sự đồng ý
của cha mẹ...;
- Một số nước quy định, Tòa án có thể cho phép tuổi kết hôn thấp hơn tuổi kết
hôn theo luật định
Ví dụ:
+ Điều 1448 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định “việc đính hôn chỉ
có thể được thực hiện khi người đàn ông và người đàn bà đã đủ 17 tuổi. Nhưng Tòa án
có thể, trong trường hợp có lý do chính đáng, cho phép họ kết hôn trước tuổi 17”;
+ Luật hôn nhân năm 1987 của Thụy Điển quy định tuổi kết hôn của nam, nữ là
từ đủ 18 tuổi, nhưng Tòa án có thể công nhận việc kết hôn của người dưới 18 tuổi nếu
có lý do chính đáng;

Trang| 8


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
- Một số ít nước quy định độ tuổi kết hôn theo nguyên tắc chỉ người đã thành
niên mới được kết hôn, ví dụ: Luật hôn nhân Trung Quốc quy định tuổi kết hôn của
nam là từ đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi (Điều 6)...
3. Thực trạng và giải pháp trong việc thực hiện việc kết hôn theo đúng độ
tuổi ở nước ta hiện nay
3.1.Thực trạng về việc kết hôn trước tuổi ở nước ta hiện nay
Theo kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014 do
Tổng cục Thống kê và UNICEP thực hiện cho thấy, tỷ lệ nữ giới (ở độ tuổi 20 – 49)
kết hôn trước 18 tuổi chiếm 11,2%, nữ giới đang trong độ tuổi 15 – 19 đã kết hôn là
10,3%.
Tỷ lệ kết hôn trẻ em đặc biệt phổ biến trong các tộc người thiểu số. Tỷ lệ tảo hôn
chung trong các dân tộc thiểu số là 26,6%, cao gấp 18 lần so với dân tộc Kinh (1,4%)
và gấp 10 lần so với tỷ lệ chung của cả nước (2,5%). Theo khảo sát của Ủy ban Dân
tộc vào năm 2015, trong 53 cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trung bình cứ 4

cuộc hôn nhân thì có một cặp tảo hôn. Có tới 40 trong số 53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ
tảo hôn trên 20%. Đặc biệt có 6 tộc người thiểu số có tỷ lệ này lên tới 50 – 60%, đó là:
Mông, Xinh Mun, La Ha, Gia Rai, Raglay và Bru - Vân Kiều.
Theo một số liệu thống kê khác cho thấy: 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1%
trẻ em ở độ tuổi 14 - 16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà
Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc
Liêu 2,1%. Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký vi phạm
Luật Hôn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định.
Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, có 0,2% đối
tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15
tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, có tỷ
lệ tảo hôn khá cao so với cả nước. Điển hình là ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
có tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2% đây cũng là huyện có số vụ tảo hôn cao nhất
của tỉnh Yên Bái. Trong bản danh sách các trường hợp tảo hôn ở xã Khau Mang,
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2006 xã Khau Mang đã có 28 trường hợp tảo
hôn, 6 tháng đầu năm 2007 đã có 6 trường hợp tiếp tục vi phạm. Điều đáng chú ý là họ
yêu nhau và đăng kí kết hôn không có sự tự nguyện mà là do ép buộc của các bậc làm
cha và làm mẹ, đó chính là tảo hôn.

Trang| 9


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
3.2. Đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt việc kết hôn theo đúng độ tuổi
Luật định.
- Hầu hết việc tảo hôn xảy ra ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng thuộc kinh tế nghèo, phong tục tập quán lạc hậu. Việc cần thiết phải thực hiện là
Nhà nước cần có sự đầu tư phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân, nâng cao
nhận thức pháp luật bằng các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo,

khuyến khích nhân dân tham gia có hiệu quả các dự án phát triển sản xuất, phát triển
kinh tế.
- Cần có chính sách kích cầu học tập đối với việc học tập của con em đồng bào
dân tộc thiểu số và con em ở nông thôn. Nhà nước cần có nhiều chính sách nhằm thu
hút, khuyến khích sự học tập của các em như nâng mức học bổng, cử tuyển, nâng cấp,
xây dựng nhà trường khang trang hơn. Về lĩnh vực y tế, cần có sự quan tâm đào tạo
nguồn nhân lực tại chỗ đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, chú trọng phòng
suy dinh dưỡng cho trẻ em ngay từ giai đoạn thai nhi. Tùy thuộc vào từng cấp học,
điều kiện kinh tế của từng khu vực mà Nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp về chế
độ ăn, mặc, sách vở. Chú trọng công tác đào tạo giáo viên có chuẩn kiến thức và biết
tiếng dân tộc nơi mình công tác, có chính sách khuyến khích giáo viên giảng dạy vùng
sâu, vùng xa.
- Học sinh là người phải được giáo dục giới tính, tình dục một cách khoa học và
đầy đủ. Song song đó phải giáo dục cho người chưa thành niên về giới tính, tâm lý,
sức khỏe sinh sản để họ biết cách xử lý khi bản thân mình gặp phải những tình huống
có liên quan đặc biệt là trẻ em nữ. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội
trong việc theo dõi sự phát triển về tâm sinh lý, đời sống tình cảm của học sinh để họ
vượt qua được những rào cản của tâm lý vấn đề giới tính.

Trang| 10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
KẾT LUẬN
Mặc dù ở nước ta đang có xu hướng độ tuổi kết hôn cao hơn nhiều nước khác
trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy nhà nước đang ngày càng nhìn nhận rõ hơn tới
việc phát triển tâm sinh lý của cả nam và nữ. Tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của
mỗi cá nhân trong việc tạo lập, xây dựng một môi trường gia đình hoàn thiện và tiến
bộ.
Như vậy, điều kiện về độ tuổi kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

đã bắt kịp với xu thế chung của pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước trên thế
giới hiện nay cũng như phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trang| 11


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2017;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia
đình, vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn tiến sỹ Luật học - Bùi Thị Mừng, Hà Nội,
2015;
3. TS. Nguyễn Văn Tiến – Nguyễn Phương Thảo, Độ tuổi kết hôn trong luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam;
4. Luật Hôn nhân và gia đình 199, 1986, 2000, và 2014
6.Nghị định số 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình
năm 2014;
7. TS. Nguyễn Văn Tiến, Độ tuổi kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, />ộ_tuổi_kết_hôn_trong_luật_hôn_nhân_và_gia_đình__việt_nam,
14/3/2019;
8. Giảm

thiểu

tảo

hôn




hôn

nhân

ngày
cận

truy

huyết

cập
thống,

ngày truy cập 14/3/2019;
9. Độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất,
ngày truy cập 15/3/2019.

Trang| 12


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG...................................................................................................................2
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn.............................................2
1.1. Các văn bản luật trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời..........2
1.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959...............................................................2

1.3.Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986................................................................3
1.4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000...............................................................4
1.5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014...............................................................5
2. Độ tuổi kết hôn với Luật của một số nước trên Thế giới.........................................7
3. Thực trạng và giải pháp trong việc thực hiện việc kết hôn theo đúng độ tuổi ở
nước ta hiện nay.........................................................................................................9
3.1.Thực trạng về việc kết hôn trước tuổi ở nước ta hiện nay.................................9
3.2. Đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt việc kết hôn theo đúng độ tuổi Luật
định....................................................................................................................... 10
KẾT LUẬN................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang| 13



×