Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu Luận Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam - Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng (bài 9 điể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.3 KB, 17 trang )

Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
A.LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưõng con người. “Gia đình có
tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình. Có rất nhiều cách hiểu
khác nhau về gia đình, nhưng nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc đó
là sự tự nguyện, bình đẳng, tin yêu, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong
gia đình, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và con cái. Luật hôn nhân và gia đình
ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài
sản. Một trong những nguyên tắc để xây dựng gia đình hạnh phúc đó chính là
nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng. Nguyên tắc đó được xây dựng từ khi
mà Luật hôn nhân và gia đình mới ra đời nhằm xoá bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn
nhân phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều khổ đau cho người phụ nữ. Hôn nhân
một vợ một chồng là điều quan trọng nhất làm cho cuộc sống chung của vợ
chồng trở nên lâu dài bền vững và thực sự hạnh phúc. Chính vì vậy trong bài viết
này em xin trình bày vấn đề: “ Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt
Nam - Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng”
Bài viết của em còn nhiều thiếu xót, em mong thầy cô giúp đỡ thêm để em
có thể hoàn thiện trong các bài viết lần sau. Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. Thế nào là nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin
Chủ nghĩa Mac – Lênin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là một hiện tượng
của xã hội, có quá trình phát sinh, phát triển và phụ thuộc vào hình thái kinh tế
xã hội. Trong tác phẩm : “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng:
Hình thức hôn nhân một vợ, một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chiếm
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã hội. Ngay từ khi
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
1
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã bộc lộ tính giả dỗi và tính tiêu


cực đối với người dân trong xã hội.
Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mại dâm công
khai và tệ ngoại tình. Chế độ hôn nhân thời kỳ này công khai quyền gia trưởng
của người chồng, người cha trong gia đình, hôn nhân dựa trên cơ sở tiền tài, địa
vị và danh vong trong xã hội, sự tính toán thiệt hơn về kinh tế.
Trong lòng xã hội tư sản, hôn nhân của người vô sản đã nảy sinh ngay trong
lòng xã hội và đó là tình yêu chân chính của nam và nữ và sự tồn tại vững chắc
trên cơ sở đó: “ Vì do bản chất của nó, tình yêu nam nữ là không thể chia sẻ
được cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam nữ, do ngay bản chất của
nó, hôn nhân là một vợ, một chồng”. Do đó ta phải thấy rằng đây là hình thức
hôn nhân tiến bộ nhất và ta cần phải tạo điều kiện để cho nó phát triển.
Chúng ta có thể thấy rằng những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình
của chủ nghĩa Mac là nền tảng để nhà nước ta xây dựng luật Hôn nhân và gia
đình trong đó có nguyên tắc: Hôn nhân một vợ, một chồng.
2. Cơ sở kinh tế - xã hội để hình thành luật hôn nhân và gia đình ở Việt
Nam nói chung và nguyên tắc một vợ một chồng nói riêng.
Năm 1959, lần đầu tiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được đưa
vào trong luật Hôn nhân và gia đình. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải
phóng, đất nước ta tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Để củng cố và góp
phần làm hoàn thiện hơn luật hôn nhân và gia đình năm 1959, luật năm 1896 ra
đời phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Năm 1986, Đảng và
nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Ta
có thể thấy rằng những yếu tố về mặt xã hội cũng có ảnh hưởng và tác động lớn
đối với quan hệ hôn nhân và gia đình, nét đặc trưng nhất đó chính là quan hệ hôn
nhân và gia đình mang nặng yếu tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
2
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
sâu đậm phong tục tập quán, truyền thống cảu dân tộc. Chính vì vậy khi xây

dựng luật hôn nhân và gia đình ngoài các yếu tố xã hội, kinh tế thì các nhà làm
luật cần phải chú ý đến phong tục tập quán, những gì đã đi vào nếp sống của
người lao động.
II. Lịch sử phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở
nước ta từ trước đến nay.
1.Những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trước
khi có luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
1.1 Chế độ đa thê cũ ở nhà nước phong kiến Việt Nam
Trước Cách mạng tháng 8, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, bị
thực dân Pháp đô hộ. Ngoài sự bóc lột trên tất cả mọi mặt, biến nhân dân ta
thành bù nhìn, tay sai cho chúng, thực dân Pháp cùng với bọn địa chủ phong
kiến đã lợi dụng chế độ đa thê tồn tại rất nhiều năm ở Việt Nam, đưa ra các bộ
luật riêng cho cả ba miền bắc, trung, nam nhằm củng cố địa vị thống trị cho
chúng ở Việt Nam.
Đó chính là bộ Dân luật Bắc kỳ (1931), Dân luật Trung kỳ (1936) và bộ dân
luật giản yếu ở Nam Kỳ. Ba bộ luật mà thực dân Pháp ban hành tại Việt Nam thì
đều dựa trên bộ Dân luật của Pháp (1804) kết hợp với những tập tục phong kiến
cổ hủ lạc hậu ở Việt Nam. Ba bộ luật này tuy quy định những điều khác nhau,
nhưng nếu đi tìm hiểu sâu xa thì ta có thể nhận thấy chúng đều có một điểm
chung đó là công nhận sự tồn tại của chế độ đa thê tại Việt Nam. Tại điều 80 -
Bộ Dân luật 1931 đã công nhận một cách minh thị rằng: “ chưa lấy vợ chính thì
không được lấy vợ thứ”. Chế độ đa thê đã gây rất nhiều đau khổ, bất công cho
chị em phụ nữ, tư tưởng : “đàn ông được năm thê, bảy thiếp, phụ nữ chính
chuyên một chồng” được xem là bình thường, và điều đó đã tạo nên rất nhiều
điều bất hạnh đối với phụ nữ thời bấy giờ. Chế độ đa thê cũng góp phần củng cố
quyền lực gia trưởng của người chồng và người cha trong gia đình.
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
3
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
Chính vì vậy mà ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, mở ra

một thời kỳ mới cho dân tộc, một vấn đề đặt ra đó chính là xoá bỏ chế độ đa thê
trong xã hội phong kiến Việt Nam, đòi lại quyền lợi cho chị em phụ nữ trong
tính yêu và trong cuộc sống gia đình.
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trước
khi có luật Hôn nhân và gia đình 1959.
Những năm đầu giành được chính quyền là những năm rất khó khăn đối với
nhà nước non trẻ, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và ra đình nhưng
nhà nước Việt Nam vẫn chưa thể ban hành một luật riêng trong vấn đề hôn nhân
và gia đình. Mãi đến năm 1950, những quy định về luật Hôn nhân và gia đình
được quy định rõ hơn trong sắc lệnh SL – 97 (22/5/1950) và sắc lệnh 159 –SL
(17/11/1950). Ta có thể thấy rằng, các văn bản pháp luật này thì chưa quy định
thành các chế định chung, các nguyên tắc cụ thể nhưng nhìn chung thì chúng
được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc hôn nhân tự do, tự
nguyện, nguyên tắc, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người phụ nữ và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho con. Như vậy, ta có
thể thấy rằng, mặc dù nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chưa được đề cập
tới, nhưng đây cũng là một trong những tư tưởng hết sức tiến bộ, góp phần xoá
bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến cũ thực hiện quan hệ hôn nhân hiện đại,
là nền tảng cho sự phát triển của luật hôn nhân và gia đình sau này.
2. Sự phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng qua các thời
kỳ luật Hôn nhân và gia đình 1959, 1986,2000.
2.1 Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong luật Hôn nhân và gia
đình năm 1959
Luật hôn nhân và gia đình 1959 - luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1959
nhằm thực hiện hai nhiệm vụ lớn đó chính là xoá bỏ những tàn dư của chế độ
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
4
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
phong kiến cũ, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới chủ nghĩa xã hội. Các

nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình mới đã thể hiện rõ quan điểm
của nhà nước ta.
Ngay tại điều 1 luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Nhà nước ta đã quy
định: “ Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến
bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con
cái nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc dân chủ và hòa thuận trong đó mọi
người đoàn kết thương yêu nhau giúp đỡ nhau tiến bộ”.
Tại điều 3 cũng quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn
nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ.
Cấm lấy vợ lẽ.”
Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiên kết hôn:
“Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”(Điều 5 luật hôn nhân
và gia đình năm 1959)
So với pháp luật thời khi trước thì luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã
có những bước tiến bộ rõ rệt. Pháp luật thời kỳ trước mặc dù đã xác định được
nhiệm vụ là xoá bỏ tàn dư của chế độ hôn nhân cũ lạc hậu nhưng nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng chưa hề được đề cập đến. Trong luật hôn nhân và gia
đình năm 1959 đã có những sự thay đổi tiến bộ cơ bản hơn những văn bản pháp
luật trước đó là hôn nhân không phải là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà, hôn
nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, điều đó đã phần
nào thể hiện rõ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong thời kỳ lúc bấy
giờ. Việc đưa ra quy định : “cấm lấy vợ lẽ” và “ cấm người đang có vợ, có chồng
kết hôn với người khác” đã một phần nào cụ thể hoá được nguyên tắc này ở luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959, góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc,
bền vững nhà nước dân chủ hơn, hoàn thiện hơn.
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
5
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
2.2 Sự phát triển nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong luật Hôn
nhân và gia đình năm 1986.

Năm 1986, hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều sự thay đổi, đất nước ta hoàn toàn
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1959 để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, phát huy
những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tàn tích của chế độ
hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu. Dự trên điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy
giờ, ta nhận thấy rằng Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không còn phù hợp
nữa, nên sự ra đời của luật hôn nhân và gia đình năm 1986 là một tất yếu khách
quan, chính vì vậy mà luật hôn nhân và gia đình 1986 đã được Quộc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày (29/12/1986) và có hiệu
lực ngày (3/1/1987). Luật hôn nhân và gia đình naă 1986 được xây dựng dựa
trên các nguyên tắc chung, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ , một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cho cha mẹ và con cái, bảo vệ quyền lợi cho
bà mẹ và trẻ em.
Ðiều 1 luật hôn nhân và gia đình 1986: “Nhà nước bảo đảm thực hiện chế
độ hôn nhân tự nguyện , tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm
xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững”.
Tại khoản a - điều 7 - luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cấm
kết hôn khi có vợ có chồng. Rõ ràng ta thấy rằng, việc quy định như vậy thì chỉ
có những người chưa có vợ có chồng, vợ chồng ly hôn hay mọt trong hai bên
chết thì mới có quyền kết hôn với người.
Nếu như luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ quy định: “ Cấm người
đang có vợ có chồng kết hôn với người khác” thì luật hôn nhân và gia đình năm
1986 quy định đầy đủ hơn: “ Cấm người đang có vợ có chồng kết hôn hoặc
chung sống như vợ như chồng với người khác” (điều 4). Qua đó ta thấy nguyên
tắc hôn nhân một vợ, một chồng đã được thể chế hoá cụ thể hơn, , phạm vi điều
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
6
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã có sự mở rộng, việc cấm kết hôn không chỉ là
những người “ đang có vợ có chồng” mà còn nghiêm cấm việc “chung sống như

vợ như chồng với người khác”.Chung sống như vợ chồng có thể hiểu là hành vi
của hai bên nam, nữ tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau, coi như
là vợ chồng một cách trái pháp luật. Người đang có vợ có chồng mà chung sống
như vợ chồng với người khác một mặt gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới
hạnh phúc gia đình, quyền lợi của người vợ, người chồng hợp pháp, quyền lợi
của những đưa con cũng không được đảm bảo khi gia đình bố mẹ chúng không
được hạnh phúc, mặt khác việc làm như vậy tác động xấu lên đời sống xã hội.
2.3 Nguyên tắc hôn nhân một vơ một chồng trong luật hôn nhân và gia đình
năm 2000
Sau hơn 10 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 1986, sự phát
triển của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa các quan hệ hôn nhân gia đình cũng có phần trở nên phức tạp hơn,
chính vì vậy sự ra đời của luật Hôn nhân và gia đình là một điều tất yếu. Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lưc ngày 1/1/2001 dựa trên những
nguyên tắc cơ bản mà luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 1986 đã xây dựng. Tại điều
64 - Hiến pháp 1992 đã quy đinh: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo
hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Để đảm bảo cho hôn nhân bền vững thì nguyên tắc hôn nhân một vợ, một
chồng là một trong những nguyên tắc làm nền quan trọng nhất, đặc biệt là trong
điều kiện của nền kinh tế, xã hội. Tại điều 4 luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Hơn nữa,
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
7
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng còn được cụ thể hoá trong điều kiện
cấm kết hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Ta có thể thấy rằng, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thời gian

này đã có những bước phát triển, tiến bộ hơn so với luật trước đó. Nếu như luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy định cấm người có vợ, có chồng kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì tại luật năm 2000 đã quy định
thêm, không phải chỉ những người chưa có vợ, chưa có chồng hoặc đã có vợ, có
chồng nhưng hôn nhân của họ đã chấm dứt, việc kết hôn của họ phải với người
đang không có vợ, đang không có chồng mà nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng còn điều chỉnh cả hành vi chung sống như vợ chồng: “chỉ những người
đang không có vợ, không có chồng mới được quyền chung sống như vợ, như
chồng với người đang không có vợ, không có chồng”.
Nội dung của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có liên quan đến một
số vấn đề và cần được hiểu như sau:
Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại trong một quan hệ hôn
nhân được xác định bằng Giấy chứng nhận kết hôn hoặc hôn nhân thực tế ( nam
và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng vẫn
được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng). Đó là những trường hợp:
Nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng ( không vi phạm các
điều kiện kết hôn do Luật định) trước ngày 3/1/1987 nhưng không đăng ký kết
hôn.
Nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/ 1987 đến
trước ngày 1/1/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam 2000 và trong thời hạn vó nghĩa vụ đăng ký kêt hôn (
đến ngày 1/1/ 2003).
Những người đang ở trong trường hợp kể dưới đây thì bị pháp luật cấm kết
hôn:
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
8
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
Người đang có vợ, có chồng nhưng hôn nhân đã chấm dứt người thuộc các
trường hợp kể trên nhưng đã có bản án cho ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp
luật; vợ ( chồng) của họ đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.

Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ coi nhau như vợ chồng, chung
sống với nhau, chăm sóc giúp đó nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung. Theo
thông tư liên tịch số 01/ 2001/ TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BTP ngày 3/1/
2001 của tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp
hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/ 2000/ QH10 của quốc hội, được coi được
coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để
kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 và thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
Việc họ về chung sống với nhau được gia đình ( một bên hoặc cả hai bên)
chấp nhận.
Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây
dựng gia đình.
Một điều cần phải chú ý là: Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số
35/ 2000/ QH10 của quốc hội nên hướng dẫn về nam nữ chung sống với nhau
như vợ như chồng chỉ đúng trong trường hợp đó mà không đúng trong những
trường hợp khác. Khi giải quyết những trường hợp có liên quan đến việc nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng cần phải có cách nhìn nhận toàn diện.
Việc kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng phải bi xử hủy theo
luật hôn nhân và gia đình, người vi phạm có thể bị xử lý về hình sự theo quy
định của bộ luật hình sự. Tuy nhiên, do xuất phát từ tình hình xã hội nước ta,
việc thực hiện nguyên tắc một vợ, một chồng có ngoại lệ trong một số trường
hợp như trong luật hôn nhân và gia đình 1986 đã thực thi và áp dụng.
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
9
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước
ta từ khi có luật hôn nhân ra đình năm 1959, 1986, 2000.
Luật Hôn nhân và gia đình ra đời đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ

trong xã hội, những hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình, làm trái với các
chuẩn mực đạo đức thì đều bị xã hội lên án. Việc thực hiện luật Hôn nhân và gia
đình đã góp phần xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa, ý
thức pháp luật quần chúng ngày càng được nâng cao.
Ở trên những vùng núi cao, nơi vẫn còn đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, họ chưa ý thức được rằng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một
nguyên tắc tiến bộ mà Đảng và nhà nước ta đề ra nhằm cải thiện nâng cao đời
sống xã hội, họ vẫn quan niệm rằng gia đình đông con mới có phúc, nên họ vẫn
cưới rất nhiều vợ. Nhằm xoá bỏ những hủ tục lạc hậu này và giữ gìn phong tục
tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những mê tìn dị đoan, Đảng và nhà nước ta
đã có những hình thức vận động, tuyên truyền giáo dục, có những buổi toạ đàm
nhằm tuyên truyền cho bà con ở nơi đây, xoá bỏ nhừng khu tự trị (1959) , nhằm
nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho con em dân tộc.
Ta nhận thấy rằng, từ khi luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực,
đã có rất nhiều trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
khiến phải huỷ bỏ việc kết hôn hoặc huỷ việc chung sống nhưu vợ chồng trái
pháp luật, nhưng có một số trường hợp thì Toà án không huỷ việc kết hôn đó.
Một người kết hôn với nhiều người trước ngày 13/01/1959 ( ngày Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực). Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959, chúng ta chưa thực hiện được chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Cho nên, mặc dù việc thực hiện những quan hệ hôn nhân này không phù hợp với
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nhưng vẫn được thừa nhận là có giá trị
pháp lý.
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
10
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
Đối với trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra
Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. Theo thông tư số 60DS- TATC ngày 22-2-1978 của
Tòa àn nhân dân tối cao, đây là trường hợp đặc biệt, là hậu quả của chiến tranh.
Phương châm giải quyết là thừa nhận việc chung sống “tay ba”. Nếu có mâu

thuẫn và yêu cầu giải quyết thì tòa án có thể xử ly hôn mà không cần đặt ra vấn
đề hủy kết hôn trái nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà pháp luật quy
định, trừ trường hợp người tập kết đã có vợ có chồng) lừa dối là chưa có vợ
(chồng) để người kia lầm tưởng nên mới đồng ý kết hôn.Trường hợp vợ chồng
chưa li hôn xong nhưng một bên đã đi lấy người khác. Theo hướng dẫn của Nghị
quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao thì: “Nếu xét hôn nhân trước trong thực tế đã không còn tồn tại, hai bên
không thể đoàn tụ được nữa mà một bên hoặc cả hai bên đã xin li hôn thì mặc dù
hôn nhân sau là không hợp pháp, nhưng không máy móc mà xử hủy hôn nhân
sau mà có thể chỉ hủy li hôn với hôn nhân”.
Sau nhiều năm thực hiện luật Hôn nhân và gia đình, chế độ hôn nhân một
vợ môt chồng là một nguyên tắc quan trọng của cuộc sống được mọi người tôn
trọng thực hiện góp phần đẩy lùi những rơi rớt của chế độ đa thê cũ. Chế độ hôn
nhân một vợ một chồng được thực hiện để làm rõ bản chất của tình yêu là: “
không thể chia sẻ được” là cơ sở để duy trì hạnh phúc gia đình, duy trì sự bền
vững của chính quan hệ hôn nhân. Hiện tượng vi phạm nguyên tắc một vợ một
chồng ở địa phương nào cũng xảy ra với mức độ và hình thức khác nhau. Tỉ lệ
ngoại tình, hoặc người đang có vợ có chồng nhưng lại chung sống công khai
chung sống như vợ như chồng với người khác đã gây ra những rối loạn về trật tự
xã hội, ảnh hửơng tới sự ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Theo báo cáo tổng kết thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000,
bằng những số liệu thống kê được, có thể thấy được thực trạng thực hiện nguyên
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
11
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
tắc một vợ một chồng trong những năm qua. Nguyên tắc một vợ một chồng còn
bị vi phạm khá nghiêm trọng ở nhiều địa phương: Kiên Giang có 1.450 vụ, thành
phố Hồ Chí Minh có 4.418 trường hợp, Hà Nội có 152 trường hợp Đặc biệt có
những trường hợp một người đàn ông chung sống như vợ chồng với nhiều người
phụ nữ ( với 9 người phụ nữ ở Thái Bình, với 16 người phụ nữ ở Long An, với

10 phụ nữ ở Đồng Tháp, ở Quảng Trị). Về số tuyệt đối, số vụ ly hôn vào năm
2004 ở Việt Nam là khoảng 60.000, tính trên dân số là 0.75 trêm 1000 dân. So
với con số trên thế giới: 4.95 ở Mỹ, 3.36 ở Nga, 0.79 ở Trung Quốc; 0.58 ở Thái
Lan. Tính theo số vụ hôn nhân trên số đám cưới, không tìm được số liệu trung
bình cho cả Việt Nam. Nhưng số liệu cho thành phố Hồ Chí Minh, là có khoảng
40% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn (tăng gấp đôi so với năm 1998).
Nếu so sánh thì tỷ lệ này trung bình cho Mỹ là 49%, cao nhất trên thế giới, cho
các nước phát triển khác cũng trong khoảng trên 40%. Như vậy là tuy thua kém
nhiều về thu nhập nhưng tần suất ly hôn trong các gia đình Việt Nam ở đô thị lớn
nhất nước cũng không kém gì ở các nước phát triển. Không có số liệu cho Hà
Nội nhưng có thể dự đoán là cũng trên 30% (3 đám cưới, 1 vụ ly hôn). Vấn đề
đưa ra ở đây là 5% là do ngoại tình. Nhưng tỷ lệ ly hôn do ngoại tình trên thực
tế hẳn cao hơn con số 5% này. Thực tế thế nào, rất khó biết vì điều tra hành vi
ngoại tình một cách chính xác là việc rất khó khăn, nó phụ thuộc rất nhiều vào
việc chọn mẫu, về cách thức tiến hành điều tra…Do đó các kết quả thống kê này
có độ sai lệch rất lớn. Theo một điều tra sơ bộ thì tỷ lệ quan hệ tình dục ngoài
hôn nhân với đàn ông ở Việt Nam là 66% (chắc cho khu vực đô thị nguồn trên
RFA dẫn lại từ VNN), không thấy nêu số liệu cho phụ nữ, chắc chắn là ít hơn
nhưng cũng không thể dưới 30%. Nói chung cứ 3 cuộc hôn nhân thì ít nhất có 2
cuộc hôn nhân sẽ có dấu hiệu ngoại tình.Những số liệu trên đây đã phản ánh
phần nào sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam trong
những năm gần đây.Việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã gây ra
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
12
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
nhiều hậu quả nghiêm trọng: làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, con cái bị
bỏ mặc, thiếu sựu chăm sóc của bố mẹ ( thực tế này cho thấy có khoảng 40 % số
trẻ không được chăm sóc, giáo dục khi bố mẹ các cháu lâm vào tình trạng trên),
cóc trường hợp con bị khủng hoảng về tâm lý sinh ra những thói hư tật xấu, kinh
tế gia đình sa sút nghiêm trọng , nhưng đáng tiếc không phải trường hợp nào

cũng được xử lý.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng dựa trên tình yêu chân chính của
nam nữ cùng nhau xây dựng một hạnh phúc gia đình. Việc tuân thủ nguyên tắc
hôn nhân một vợ, một chồng góp phần làm cho cuộc sống trở nên văn minh, tốt
đẹp hơn. Trong một số trường hợp thì nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
trong gia đình chưa được áp dụng một cách triệt để. Một phần là do chính người
các đương sự, họ không muốn đưa ra pháp luật, muốn tự giải quyết với nhau,
một phần là do ý thức về pháp luật, quan niệm về chế độ cũ vẫn còn rơi rớt trong
đầu họ. Chính vì vậy mà việc áp dụng nguyên tắc một vợ, một chồng trong luật
hôn nhân và gia đình còn rất nhiều vướng mắc.
IV. Những điều còn vướng mắc trong Luật hôn nhân và gia đình và
một số phương hướng giải quyết cụ thể.
1.Những điều còn khó khăn vướng mắc trong việc đảm bảo tuân thủ nguyên
tắc hôn nhân.
Thứ nhất, việc thực hiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong điều
kiên hiện nay là rất khó khăn do việc thừa nhân quan hệ chung sống như vợ
chồng của nam và nữ có giá trị pháp lí như quan hệ vợ chồng. Theo luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, không thừa nhận nữa nhưng chúng ta vẫn phải chấp
nhận sự tồn tại của những quan hệ chung sống như vợ chồng đã xảy ra từ trước
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
13
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
ngày 01/01/2001. Theo nghị quyết số 35/2000/QH10, những trường hợp nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng kí kết hôn trong thời
hạn 2 năm( tức kể từ ngày 01/01/2003), nếu trước thời điểm này mà họ vẫn chưa
đăng kí kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ chồng của nhau. Vậy nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng điều chỉnh cả với trường hợp này. Nhưng hiện nay
chúng ta chưa có cơ chế kiểm sát những đối tượng này. Cho nên nhiều ủy ban
nhân dân cấp xã đã tiến hành đăng kí kết hôn cho những người đang có vợ, có

chồng( do không thể biết được là họ đang có vợ có chồng vì việc chung sống
như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ tịch). Vậy là nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng bị vi phạm do chính cơ chế mà chúng ta đặt ra.
Thứ hai, trình độ dân trí nói chung, hiểu biết về luật hôn nhân và gia
đình nói riêng trong nhân dân còn ở mức độ thấp dẫn đến trình trạng vi phạm
pháp luật. Thực tế ở nhiều vùng xâu vùng xa, việc thực hiện quan hệ hôn nhân
và gia đình chỉ đơn thuần theo phong tục tập quán, trong đó có những phong tục
tập quán không phù hợp với luật hôn nhân và gia đình. Đồng thời chúng ta
không phát huy được vai trò phát hiện tố cáo kịp thời của nhân dân về những
hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình. Có trường
hợp người vợ “ làm tròn bổn phận của mình” tới mức đã mua sắm đồ lễ để đi hỏi
vợ bé cho chồng mình.
Thứ ba, việc xử lí những cá nhân có hành vi vi phạm quy định của
luật hôn nhân và gia đình chưa kịp thời nghiêm minh, thậm chí còn bị coi nhẹ
nên không phát huy được tác dụng giáo dục và phòng ngừa. Trên thực tế những
trường hợp vi pham nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng xảy ra không ít, tuy
nhiên con số phản ánh những vụ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn quá
khiêm tốn.
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
14
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
Trong những năm tới việc xét xử về hình sự những hành vi vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng sẽ giảm xuống do chính ngay trong quy định của bộ
luật hình sự năm 1999 đã bổ sung dấu hiệu của hành vi vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ một chồng( so với bộ luật Hình sự cũ) là: “Gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm” (khoản 1
điều 147).
Thứ 4, trình độ của độ ngũ cán bộ chưa đồng đều, còn yếu kém, chưa thực
sự khách quan
2. Một số phuơng hướng cụ thể nhằm hoàn thiện luật Hôn nhân và gia đình

Phổ biến, tuyên truyền. Giáo dục luật hôn nhân và gia đình một cách sâu
rộng đối với mọi đối tượng
Đổi mới trong công tác đăng kí hộ tich và đổi mới về tổ chức và hoạt động
của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các án tranh chấp hôn nhân và gia đình
Việc xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình cần
phải được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm túc kịp thời và đúng
pháp luật để phát huy tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật hôn nhân và
gia đình.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp,
thẩm phán có phẩm chất, năng lực….
C. KẾT LUẬN
Những nguyên tắc của hôn nhân gia đình ở Việt Nam nói chung và nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng nói riêng có một ý nghĩa thực sự rất to lớn, góp
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
15
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
phần thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tiến lên. Gia đình có hạnh phúc
ấm no thì xã hội mới ổn định được, chính vì vậy việc thực hiện nguyên tắc hôn
nhân một vợ, một chồng là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân. Đó là tư tưởng
vững chắc cho việc xoá bỏ tận gốc những tàn dư của chế độ phong kiến cũ, củng
cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì vậy,
chúng ta, những con người của thế kỷ mới, cần phải có ý thức tôn trọng và thực
hiện tốt nguyên tắc này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần để ra những
đảm bảo cho nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được đảm bảo thực hiện
một cách chặt chẽ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - trường đại
học Luật Hà Nôi – nxb Công an nhân dân – 2005.
2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam các năm 1959, 1986,
2000.

3. Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000 - Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp luật – Đinh Thị Mai Phương –
nxb Chính trị Quốc gia.
4. Những nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2000 - luận văn thạc sỹ luật học năm 2001 – Bùi Minh Hồng.
5. www.thongtinphapluatdansu. Wordpress.com
Và một số tài liệu tham khảo khác
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
16
Bài tập lớn học kỳ - bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình
MSV 351558 - Lớp NO4 – Nhóm 08
17

×