Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP (DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÀ CHÂU
Địa chỉ: Xã Hà Châu– Huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hoá
SĐT: 0373741528
Email:

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC)

BÀI DẠY:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, ÂM NHẠC,
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY TIẾT 9 BÀI 7
“ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ” TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN 7

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: Lê Thị Thu Thành
Ngày sinh: 30/09/1981
Môn: GDCD

Hà Châu, ngày 19 tháng 12 năm 2016
0


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
TRƯỜNG THCS HÀ CHÂU

- Địa chỉ: Xóm 10 Hà Châu – Hà Trung – Thanh Hóa
Điện thoại: 0373741528 ; Email:


- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Lê Thị Thu Thành
Ngày sinh: 30/ 09/1981 Môn : GDCD
Điện thoại: 0941255884 ; Email:

1


1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, ÂM NHẠC, TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY BÀI 7 “ĐOÀN KẾT,
TƯƠNG TRỢ” TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Dạy học tích hợp các môn: Văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.
2.1. Kiến thức: Biết dùng kiến thức các môn Văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, hiểu biết xã hội vào giảng dạy bài “Đoàn kết,
tương trợ”.
Đối với môn Ngữ văn:
- HS thấy được tinh thần đoàn kết, tương trợ của dân tộc ta thông qua câu truyện
“ Bó đũa”, qua bài thơ như: “Bình ngô đại cáo”…
Đối với môn Lịch sử:
- HS biết được tinh thần đoàn kết, tương trợ được thể hiện trong Hội nghị Diên
Hồng và 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thời Trần.
- Trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân pháp và Đế quốc Mỹ: Đảng và Bác
Hồ đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân thông qua các mặt trận dân tộc thống nhất,
tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân giành nhiều thắng lợi, đặc biệt là chiến
thắng Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975, giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước.
- Thấy được tinh thần đoàn kết tương trợ còn được thể hiện thông qua lời kêu

gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ năm 1946 và một số bài thơ của Bác…
- Cũng thông qua môn lịch sử, học sinh thấy được trong 2 cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân ta đã đoàn kết với nhân dân tiến
bộ trên thế giới và đã nhận được sự ủng hộ to lớn về vật chất, tinh thần, chính
trị. Đặc biệt là sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba…Ngoài ra còn giúp
Lào và Cam Pu Chia giải phóng đất nước. Miền Bắc không chỉ là hậu phương
lớn chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam mà còn chi viện cho cả Lào và Cam
Pu Chia…

2


- Học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đối với môn Địa lí:
- Học sinh hiểu khí hậu và vị trí địa lý và những khó khăn của Miền Trung đất
nước khi vào mùa mưa lũ, Miền Nam đất nước khi bước vào mùa khô hạn hán
và xâm nhập mặn. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh đối với phong trào
ủng hộ đồng bào bị lũ lụt và xâm nhập mặn.
Đối với môn Âm nhạc:
- Biết được những bài hát ca ngợi đoàn kết có ý nghĩa vô cùng lớn trong đời
sống xã hội như: Nối vòng tay lớn, Lớp chúng ta đoàn kết, Dậy mà đi, Thanh
niên làm theo lời Bác…
Đối với Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
- Thông qua một số bài thơ như : Hòn đá to, hòn đá nặng; Con cáo và tổ ong,
Bài ca sợi chỉ… học sinh thấy được sức mạnh của đoàn kết, tương trợ.
- Thấy được lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, tương trợ của nhân dân ta
trong những hoàn cảnh khó khăn thông qua câu nói của Bác Hồ về tinh thần yêu
nước…
2.2. Kỹ năng:

- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè và mọi người trong sinh hoạt tập thể và
trong cuộc sống.
- Tham gia các phong trào ủng hộ, tương thân, tương ái.
- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện mất đoàn kết.
- Vận dụng kiến thức của các môn học khác và kiến thức thực tế để xây dựng
tinh thần đoàn kết mọi lúc, mọi nơi.
- Đoàn kết không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn đoàn kết quốc tế.
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách báo, ti vi, in ter net…
- Kỹ năng vận dụng bài vào thực tế cuộc sống.
2.3.Thái độ:
- Quan tâm, tôn trọng mọi người, chủ động giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
- Đối xử thân ái, bình đẳng với mọi người.
3


- Không gây mâu thuẫn, không chia bè phái.
- Quý trọng đoàn kết, phản đối hành vi mất đoàn kết.
- Thông qua bài học giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học, ý
thức hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm và giữa các nhóm với nhau.
- Hiểu được giá trị của việc vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình học tập,
từ đó tránh thái độ học lệch do nhận thức chưa đúng về vai trò của từng môn
học.
4. Năng lực:
- Có năng lực giải quyết vấn đề.
- Có năng lực hoạt động nhóm, phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm
và giữa các nhóm với nhau.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Đối tượng học sinh: Là các em học sinh Lớp 7 trường THCS Hà châu -Hà
Trung.
- Những đặc điểm cần thiết của học sinh đã học theo bài học: Có kiến thức Giáo

dục công dân. Có những hiểu biết nhất định về xã hội, về Lịch sử, Địa lý, Âm
nhạc, Ngữ văn … Biết vận dụng kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lí, Âm
nhạc, Ngữ văn, hiểu biết xã hội… vào làm rõ những biểu hiện của truyền thống
đoàn kết, tương trợ.
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
- Đoàn kết, tương trợ là phẩm chất cao đẹp, biết sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp
ta vượt qua khó khăn, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn
kết, tương trợ còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, truyền thống đó vẫn còn nguyên giá trị. Tình
đoàn kết, hữu nghị, hợp tác còn là nguyên tắc đối ngoại, là nhiệm vụ quan trọng
để bảo vệ và giữ gìn hoà bình thế giới.
- Nước ta với hơn 4000 năm lịch sử. Nhưng hơn 2/3 chiều dài lịch sử ấy, dân tộc
ta đã phải đấu tranh để đánh lại những kẻ thù xâm lược mạnh hơn chúng ta rất
nhiều lần như: Giặc Mông- Nguyên, quân Thanh, thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ…mặt khác vị trí địa lý của Việt Nam bên cạnh những mặt thuận lợi thì vị trí
4


địa lý cũng khiến nước ta phải gánh chịu rất nhiều thiên tai, lũ lụt, hạn hán, triều
cường, xâm nhập mặn… Để chiến thắng những kẻ thù hung hãn đó và giảm nhẹ
hậu quả của thiên tai thì tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giữ vị trí vô
cùng quan trọng.
- Mặt khác, thông qua bài học, các em thấy được môn giáo dục công dân không
còn “ khô khan”, “ giáo điều” như mọi người vẫn nghĩ mà nó có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Các môn học, các hoạt
động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định, trong đó môn
giáo dục công dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình
cảm, lý tưởng, niềm tin, đạo đức, thẩm mỹ, văn hoá, lối sống, mà chính những
cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Góp
phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được nhu cầu của xã

hội hiện nay.
- Tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và
góp phần hình thành năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
THCS.
- Tạo cơ hội cho các em được thể hiện mình, giao tiếp được nâng lên.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu đa năng (đồ dùng được cấp) máy tính, bảng phấn.
- Học liệu sử dụng trong bài dạy: Giáo án soạn giảng bằng phần mềm
PowerPoint, các tài liệu hỗ trợ thêm về thông tin trong bài học.
- Giấy A1 để học sinh hoạt động nhóm, nam châm gắn bảng, bút dạ…
Ứng dụng CNTT trong dạy học: dạy bằng máy chiếu, ghi bảng với bài giảng
điện tử đã soạn thảo.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học trong lớp.

5


GIÁO ÁN DẠY HỌC:
Ngày soạn: 3/ 10/ 2016
Ngày dạy:
TIẾT 8 - BÀI 7 ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.
- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.
- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.
2. Kỹ năng:
- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể
và trong cuộc sống.

- GD HS các kỹ năng sống như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thể hiện sự
cảm thông, kỹ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm...
3. Thái độ
- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD7, Chuẩn kiến thức kỹ năng. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn
nói về đoàn kết, tương trợ...
III. PHƯƠNG PHÁP
- Xử lý tình huống, đóng vai, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là tôn sư trọng đạo? Cho ví dụ? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?
2. Bài mới
*Giới thiệu bài
Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn:
- Gv: chiếu câu chuyện “bó đũa”
- HS: Đọc truyện

Câu chuyện bó đũa

6


Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ anh em rất hoà
thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn
hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông
đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, râu, rể lại
và bảo:

- Ai bẻ gẫy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt
bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gẫy được. Người cha bèn cởi bó
đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy
các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức
mạnh.
Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM

- GV: Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện trên?
- GV: Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì?
- HS: Trả lời
- GVKL: Câu chuyện trên khuyên chúng ta phải biết thương yêu, đùm bọc, đoàn
kết với nhau. Chỉ có đoàn kết, hợp lực mới tạo nên sức mạnh. Vậy thế nào là
đoàn kết tương trợ? Biểu hiện và ý nghĩa của nó ra sao? Mời các em cùng tìm
hiểu: tiết 8, bài 7- Đoàn kết, tương trợ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm 1. HS tìm hiểu thế nào là đoàn kết,
hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ
tương trợ
Tìm hiểu truyện đọc “Một buổi lao
động” trong SGK.
GV: Chiếu ảnh một buổi lao động
GV: Cho HS đọc truyện bằng cách
phân vai.
HS: Đọc truyện


GV: Chia nhóm cho HS hoạt động
7


Nhóm 1:
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A - Gặp phải khu đất khó làm. Có nhiều
gặp phải khó khăn gì.
mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt,
phần vì lớp có nhiều bạn nữ.
Nhóm 2:
? Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn, - Lớp trưởng 7B nói: Việc của các cậu
các bạn lớp 7B đã làm gì.
còn nhiều, hết buổi chưa chắc đã
xong, các cậu nghỉ một lúc sang bên
bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cả 2 lớp
chúng ta cùng làm.
- Cả 2 lớp người cuốc, người đào,
người xúc đất chuyển đi, chỉ trong
khoảng hơn 1giờ, các rễ cây đã được
dọn sạch, mô đất cao đã được san
Nhóm 3:
phẳng.
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính - Thể hiện đức tính đoàn kết, tương
gì của các bạn 7B.
trợ.
HS: Đại diện các nhóm trả lời
Lớp: Nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Lớp 7B đã biết giúp đỡ
lớp 7A khi gặp khó khăn- đó chính là
biểu hiện của tinh thần đoàn kết, tương trợ. Sự giúp đỡ của lớp 7B đã

giúp lớp 7A hoàn thành nhiệm vụ và
tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 lớp.
? Vậy thế nào là đoàn kết, tương trợ.
- Là sự thông cảm, chia sẻ và có việc
làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn
? Theo em, sau buổi lao động đó, - Sẽ trở nên gần gũi, thân ái, đoàn kết
quan hệ giữa 2 lớp sẽ như thế nào
hơn.
GV: Chiếu các tình huống để HS phân biệt đoàn kết, tương trợ với kéo bè, kéo
cánh, gian dối trong học tập.
Tình huống 1 Tuấn và Hải học cùng một lớp. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình,
Tuấn đã chửi Hải và nhờ mấy anh học lớp trên đến hợp sức, giúp đỡ để đánh
Hải. Việc làm của tuấn và mấy anh học lớp trên có đúng không? Đó có phải là
đoàn kết, tương trợ không?
Tình huống 2 Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học
kém toán. Mỗi khi có bài kiểm tra là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị
điểm kém. Việc làm của Tuấn có phải là đoàn kết, tương trợ không? Vì sao?
HS: Trả lời
Tình huống 1: Đó không phải là đoàn kết, tương trợ mà là kéo bè, kéo cánh để
làm việc xấu, đáng bị lên án. Vi phạm nội quy đạo đức học sinh.

8


Tình huống 2: Việc làm của Tuấn không phải là đoàn kết, tương trợ mà là việc
làm gian dối, vi phạm nội quy, lừa dối thầy, cô giáo. Tuấn làm vậy không phải là
giúp Hưng mà còn khiến Hưng học kém đi...
? Ngược lại với đoàn kết, tương trợ là
gì.

GVKL: trong cuộc sống, lao động
học tập, sinh hoạt tập thể, con người
luôn phải có sự hợp tác, tương trợ lẫn
nhau. Vậy biểu hiện cụ thể của sự
đoàn kết, tương trợ đó là gì, chúng ta
sang phần 2
*Hoạt động 2: Kể được một số biểu
hiện của đoàn kết, tương trợ trong
cuộc sống...
GV: Cho HS tìm một số ví dụ về đoàn
kết, tương trợ trong học tập, lao động,
sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống
bằng cách chia lớp thành 3 nhóm thảo
luận
Nhóm 1: Nêu biểu hiện của đoàn kết,
tương trợ trong học tập, lao động.

- Ngược lại với đoàn kết là chia rẽ,
ngược lại với tương trợ là ích kỷ.

2. Biểu hiện của đoàn kết, tương
trợ
VD: Nhân dân ta đoàn kết chống giặc
Pháp, giặc Mỹ xâm lược, HS khá
giúp bạn học yếu hơn mình, tập thể
lớp hoà thuận, không có xích mích,
bất hoà...

Nhóm 2: Nêu biểu hiện của đoàn kết,
tương trợ trong sinh hoạt tập thể.


9


Nhóm 3: Nêu biểu hiện của đoàn kết,
tương trợ trong cuộc sống.
HS: Các nhóm thảo luận. Trong quá
trình HS hoạt động nhóm, GV tiếp
cận các nhóm đôn đốc, nhắc nhở
những em hoạt động thiếu tích cực
cũng như giải đáp các thắc mắc( nếu
có) của HS.

GV: Thu bảng nhóm, ghi thời gian
hoàn thành đối với mỗi nhóm. Treo
bảng nhóm cho đại diện các nhóm
nhận xét bài làm của nhóm khác. GV
nhận xét và sửa chữa những sai sót.
Nhóm nào hoàn thành bài nhanh và có
nhiều ý đúng hơn là nhóm đó được
khen thưởng.
Tích hợp môn âm nhạc
- Để cho không khí lớp sôi nổi, vui vẻ
hơn, phần thưởng cho nhóm thắng là
một bài hát có chủ đề về đoàn kết,
tương trợ đó là bài “lớp chúng ta
đoàn kết”
GV: Các em có cảm xúc gì khi hát và
thưởng thức bài hát trên?
HS: Phát biểu cảm xúc.

GV: Bài hát trên nói về một tập thể
lớp thân ái, vui vẻ, hoà thuận, đoàn
kết keo sơn như anh em một nhà.
Mong rằng lớp ta sau khi học xong
bài này cũng xây dựng một tập thể lớp
hoà thuận , đoàn kết như vậy....
GV: Sau khi HS hát xong GV chiếu một số hình ảnh về đoàn kết, tương trợ

10


11


12


Quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

Đoàn kết đắp đê chống lũ

13


Tinh thần đoàn kêt, tương trợ đã làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám 1945 và chiến thắng mùa xuân 1975.
GV: Em có nhận xét gì khi quan sát một số hình ảnh trên.
HS: Trả lời
Tích hợp môn địa lý:
Những hình ảnh trên thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, đặc biệt là đối

với bạn bè, những người kém may mắn, hoạn nạn, những đồng bào Miền Trung
lũ lụt, đồng bào bị hạn hán và xâm nhập mặn, phát huy truyền thống lá lành đùm
lá rách của dân tộc ta.
Tích hợp môn Lịch sử: Giao cho HS tìm hiểu trước về truyền thống đoàn kết
của dân tộc ta trong lịch sử, trong thơ văn...
GV: Có thể nói đoàn kết, tương trợ là một truyền thống quý báu xuyên suốt
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cụ thể là:
? Đoàn kết, tương trợ được thể hiện như thế nào qua Hội nghị Diên Hồng và 3
cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên.
HS: Trước hoạ xâm lăng của quân Mông Nguyên (quân Mông Cổ lúc đó là đội
quân bách chiến, bách thắng, thế mạnh như trẻ tre, xâm lược từ Á sang Âu) nhà
Trần đứng trước sự lựa chọn nên ĐÁNH hay nên HOÀ. Hội nghị Diên HồngHội nghị các bô lão đại diện cho ý chí và quyết tâm của cả dân tộc đã kiên quyết
ĐÁNH. Từ đó đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân làm nên sức mạnh vô địch đánh
tan 3 lần quân xâm lược Mông Nguyên 1258, 1285, 1288.
? Trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ đoàn kết,
tương trợ được thể hiện như thế nào.
HS: Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Đảng và
Bác Hồ đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân thông qua các mặt trận dân tộc
thống nhất tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân giành nhiều thắng lợi vĩ đại
như: Cách mạng Tháng Tám 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 thống nhất đất nước.
GV: Trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ Đảng và
Bác Hồ không chỉ đoàn kết được các tầng lớp nhân dân “mỗi người dân là một
14


chiến sỹ, mỗi làng xã là một pháo đài” mà còn thực hiện đoàn kết quốc tế. Từ
đó nhận được sự ủng hộ to lớn về vật chất, chính trị , tinh thần của các nước và
nhân dân tiến bộ yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đặc biệt là sự giúp đỡ của
Liên Xô(cũ), Trung Quốc, Cu Ba, nhân dân tiến bộ Pháp, Mỹ ( hình ảnh chị Ray

Mông Điêng nằm ngang đường tàu, chặn không cho đoàn tàu chở vũ khí, quân
lính sang xâm lược Việt Nam. Anh No- man Mo- ri- xơn tự thiêu để phản đối
cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền Mỹ ở Việt Nam)
Trong chiến tranh, Miền Bắc không chỉ là hậu phương lớn của tiền tuyến
lớn Miền Nam mà còn chi viện cho cả Lào và Cam- Pu- Chia ( hạt thóc chia làm
ba). Ngoài ra bộ đội tình nguyện Việt Nam còn giúp Lào và Cam- Pu -Chia giải
phóng đất nước ( thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt).
Tích hợp môn ngữ văn:
? Tinh thần đoàn kết, tương trợ được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Bình
Ngô đại cáo”
HS: Tinh thần đoàn kết được thể hiện:
Tướng sỹ một lòng phụ tử
Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Đã tạo nên sức mạnh:
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh 2 trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ mối hổng sụt toang đê vỡ
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng…
Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh:
Trong “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” 19/12/1946 Bác Hồ nói “....Hỡi
đồng bào, chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người dân Việt Nam thì
phải đứng lên đánh Thực dân Pháp...”
Hay để kêu gọi tinh thần đoàn kêt toàn dân tộc, tiến tới Cánh mạng Tháng Tám
Người nói: Khuyên ai nên nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Trước lúc đi xa, Bác dặn “ Phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của
mắt mình”...

? Em hãy lấy ví dụ về chưa biết đoàn kết, - Gây xích mích, bè phái
tương trợ
- Nói xấu nhau
HS: Trả lời
- Ích kỷ
- Tập thể lớp chia rẽ, mất đoàn
kết
- Thói thờ ơ, vô cảm trước nỗi
đau, bất hạnh của người khác
GV: Chiếu cảnh “bạo lực học đường”
- Bạo lực học đường

15


HS: Nêu nhận xét của mình về tình trạng
trên.
GV: Nhấn mạnh hơn về vấn nạn “bạo lực
học đường ” hiện nay. Trước kia ta thường
nghĩ chỉ có con trai mới đánh nhau, nhưng
hiện nay bạo lực học đường đã và đang xảy
ra với cả những bạn gái với tính chất ngày
càng nguy hiểm, có tổ chức và mật độ ngày
càng tăng. Bạo lực học đường đang là vấn
đề nhức nhối đối với toàn xã hội...
GV: Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta vẫn
16


còn bắt gặp những biểu hiện, những việc

làm chưa đoàn kết, tương trợ, thói thờ ơ, vô
cảm trước những khó khăn, bất hạnh của
người khác. Đó là những biểu hiện không tốt
đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta. Chúng ta cần tránh những việc
làm chưa tốt đó và có thái độ không đồng
tình, phê phán với những biểu hiên chưa
biết đoàn kết, tương trợ.
GV: Có thể nói, đoàn kết, tương trợ là một
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Có ý
nghĩa tích cực đối với sự phât triển của mỗi
cá nhân và đất nước. Cụ thể ý nghĩa đó là gì,
chúng ta sang phần 3.
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của đoàn kết, tương
trợ
? Thông qua “câu chuyện bó đũa”, và sự
giúp đỡ của lớp 7B đối với lớp 7A em thấy
đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa gì.
- HS: Trả lời
Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
? Sức mạnh của đoàn kết, tương trợ được thể
hiện thông qua những bài thơ nào của Bác
Hồ. Em hãy nêu tên và đọc những bài thơ
ấy. ( GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà
sưu tầm)
HS: Trả lời
- Được thể hiện trong bài thơ “ Hòn đá to,
hòn đá nặng”
Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng

Hòn đá to, hòn đá nặng
Nhiều người nhấc, nhấc lên đặng
Biết đồng sức, biết đồng long
Việc gì khó
Làm cũng xong.
- Được thể hiện thông qua bài thơ “ Con cáo
và tổ ong”
Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trông đầy mật nhộng ngon lành lắm thay
Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định giằng lấy được ăn ngay cho giòn
Ong thấy cáo muốn cướp con
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta
Châm đầu, châm mắt cáo già
17

3. Ý nghĩa của đoàn kết, tương
trợ
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà
nhập, hợp tác với mọi người
xung quanh, được mọi người
yêu quý.
- Tạo nên sức mạnh, vượt qua
được khó khăn.

- Được thể hiện thông qua bài
thơ “ Hòn đá to, hòn đá nặng”,
“Con cáo và tổ ong”, Bài ca sợi
chỉ”.



Cáo già đau quá phải sa xuống rồi
Ong kia yêu giống, yêu nòi
Đồng tâm, hiệp lực đuổi loài cáo đi
GV: Ở đây Bác đã dùng hình ảnh con cáo dể
chỉ bọn xâm lược, còn nhân dân được ví
giống đàn ong. Con ong tuy bé nhỏ, yếu ớt
nhưng nếu biết đoàn kết và có lòng yêu
nước thương nòi thì nhất định sẽ đánh thắng
bất kỳ kẻ thù nào, dù kẻ thù đó có mạnh đến
đâu…
- Được thể hiện thông qua “ bài ca sợi chỉ”
Khi chưa được dệt thành vải thì:
… Xưa kia yếu ớt vô cùng
Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời
Khi tôi đã thành chỉ rồi
Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không an
Mạnh gì sợi chỉ con con
Khuôn thiêng có biết vuông tròn cho chăng
Càng dài lại càng mong manh
Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng
Khi đã đoàn kết, đã được dệt thành vải thì:
Nhờ tôi có lắm đồng bang
Hợp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều
Dệt nên tấm vải mỹ miều
Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da
Đố ai bứt xé cho ra
- Là truyền thống quý báu của
Đó là lực lượng, đó là vẻ vang
dân tộc ta.

- Tư tưởng Đoàn kết, tương trợ của Bác Hồ
còn được thể hiện qua lời nói của Bác Hồ
khi Bác nói về lòng yêu nước của dân tộc ta:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó
là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
- GV: Đó là những bài thơ, những câu nói
của Bác kêu gọi, ca ngợi truyền thống đoàn
kết của dân tộc ta. Chỉ có đoàn kết mới làm
nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, nguy
hiểm đưa con người, đất nước đi đến mọi
vinh quang...
GV: Cho HS liên hệ bản thân
? Bản thân em đã biết đoàn kết, tương trợ chưa?
18


HS: Trả lời
3. Củng cố:
- GV nhấn mạnh lại trọng tâm kiến thức của bài
4. Đánh giá:
- Để kiểm tra sự kết quả tiếp thu kiến thức của HS và khả năng vận dụng kiến
thức vào thực tế, GV cho HS làm các bài tập sau:
GV: Chiếu bài tập
Bài tập 1: Trung là bạn học cùng tổ, lại ở gần nhà Thuỷ. Trung bị ốm phải nghỉ
học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?

HS: Trả lời:
Em sẽ giúp Trung chép bài, giảng bài cho bạn. Kể chuyện vui ở lớp cho bạn
nghe. Thăm hỏi, động viên để bạn khỏi ốm, tiếp tục đi học.
Bài tập 2: Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đoàn kết
tương trợ
HS: Trả lời
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(ca dao)
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công
( Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
( ca dao)
- Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt.
( Chủ tịch Hồ Chí Minh)
5. Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới.
6. Các sản phẩm của học sinh:
Sản phẩm của học sinh là các bảng nhóm, các phiếu học tập, bài trình bày
trên bảng đen, sự tham gia tích cực trong các tình huống giáo viên đưa ra.
Kết quả học tập: Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận
dụng kiến thức liên môn. Học sinh hoạt động sôi nổi, tích cực, chủ động tiếp thu
kiến thức có tinh thần hợp tác trong nhóm và hứng thú trong học tập. Kết quả
học tập của học sinh đảm bảo mục tiêu của bài dạy.
GIÁO VIÊN

Lê Thị Thu Thành

19



×