Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Cơ chế giới hạn quyền lực trong các mô hình nhà nước tập quyền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.29 KB, 122 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

L TH HI YN

CƠ CHế GIớI HạN QUYềN LựC
TRONG CáC MÔ HìNH NHà NƯớC TậP QUYềN ở
VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

L TH HI YN

CƠ CHế GIớI HạN QUYềN LựC
TRONG CáC MÔ HìNH NHà NƯớC TậP QUYềN ở
VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s Nh nc v phỏp lut
Mó s: 8380101.01

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TSKH O TR C



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lã Thị Hải Yến


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả
các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.......................................................................................................1

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.. 1
Tôi xin chân thành cảm ơn!....................................................................................................1
Chương 1..............................................................................................................................11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC TẬP QUYỀN VÀ CƠ CHẾ
GIỚI HẠN QUYỀN LỰC TRONG MÔ HÌNH...................................................................11
NHÀ NƯỚC TẬP QUYỀN.................................................................................................11
1.1. Nhà nước tập quyền.......................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm tập quyền...................................................................................................11
1.1.2. Nguồn gốc hình thành mô hình Nhà nước tập quyền.................................................14
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước tập quyền................................................................21
1.1.4. Phân loại các chế độ tập quyền..................................................................................23
1.2. Các cơ chế giới hạn quyền lực trong mô hình Nhà nước tập quyền.............................25
1.2.1. Quan niệm về hạn chế quyền lực Nhà nước..............................................................25
1.2.2. Các phương thức và khả năng hạn chế quyền lực Nhà nước.....................................27
1.2.3. Nhận thức về sự cần thiết của cơ chế hạn chế quyền lực Nhà nước trong mô hình
Nhà nước tập quyền.............................................................................................................30
Chương 2..............................................................................................................................45
CÁC MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC TẬP QUYỀN Ở VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ GIỚI HẠN
QUYỀN LỰC TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐÓ.....................................................................45
2.1. Nhà nước phong kiến tập quyền....................................................................................45
2.1.1. Mô hình Nhà nước.....................................................................................................45
2.1.2. Cơ chế giới hạn quyền lực trong mô hình đó.............................................................54
2.2. Nhà nước Việt Nam thời kì sau cách mạng tháng 8/1945 đến trước Đổi mới..............63
2.2.1. Mô hình Nhà nước.....................................................................................................63
2.2.2. Cơ chế giới hạn quyền lực trong các mô hình đó.......................................................68
2.3. Những yếu tố tập quyền trong cơ chế quyền lực Nhà nước Việt Nam hiện nay và cơ
chế giới hạn quyền lực đó....................................................................................................74
2.3.1. Những yếu tố tập quyền trong cơ chế quyền lực Nhà nước Việt Nam hiện nay........74
2.3.2. Cơ chế giới hạn quyền lực trong Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay..............76
Chương 3..............................................................................................................................86

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG...............................................................................86
HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ GIỚI HẠN QUYỀN LỰC TRONG........................................86
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC...........................................86


PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..........................................................86
3.1. Các giải pháp kinh tế xã hội..........................................................................................86
3.2. Xây dựng và đảm bảo thực hiện chủ nghĩa Hiến pháp – cơ chế quan trọng của Nhà
nước pháp quyền..................................................................................................................93
3.3. Bảo đảm tự chủ và tự chịu trách nhiệm của địa phương...............................................99
3.4. Xây dựng nền tư pháp độc lập, liêm chính.................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................109


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CP

Chính phủ

2

HĐND


Hội đồng nhân dân

3

QH

Quốc hội

4

TAND

Tòa án nhân dân

5

TW

Trung ương

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử mấy nghìn năm xây dựng và phát triển, đất nước ta đã trải
qua một số kiểu nhà nước khác nhau: từ mô hình tổ chức bộ máy nhà nước là
những liên minh làng xã thời Văn Lang - Âu Lạc, mô hình tổ chức bộ máy
nhà nước phong kiến từ nhà Nguyễn, đến hiện nay chúng ta lựa chọn và sử
dụng tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn lịch sử đầu
tiên của “nhà nước” Việt Nam, sự liên kết giữa các bộ tộc bộ lạc tạo thành nhà
nước “Siêu làng” với sự hình thành quyền lực của cộng đồng, vì cộng đồng –
một hình thức tổ chức bộ máy nhà nước không có biểu hiện rõ ràng của quyền
lực, quyền uy mà được xây dựng trên niềm tin và sự tự giác. Giai đoạn tiếp
theo, trong mô hình nhà nước phong kiến, quyền lực lúc này đã được thu lại
từ nhân dân, nằm gói gọn trong tay của triều đình mà đại diện cho thứ quyền
lực khổng lồ ấy là nhà vua phong kiến: “quân chủ chuyên chế”. Giai đoạn
hiện nay, chúng ta đã và đang đề cập rất nhiều đến nhà nước pháp quyền, đến
tập trung dân chủ. Vậy làm thể nào để quyền lực tập trung nhưng vẫn phải
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân để thực hiện mục tiêu, cái đích của nhà
nước pháp quyền là vì con người?
Khi viết những dòng đầu tiên của luận văn này, có câu hỏi đã khiến tôi
phải suy nghĩ rất nhiều. Thứ nhất là vấn đề về tính tập trung của quyền lực
nhà nước: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phải là nhà nước
tập quyền không? Câu hỏi thứ hai xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và
nhân dân. Dù trong mô hình nhà nước tập quyền hay các mô hình nhà nước
tản quyền và phân quyền, luôn tồn tại câu hỏi xoay quanh vấn đề: Ai kiểm
soát ai? Và kiểm soát như thế nào? Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã khẳng định:

1


1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân
làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức. … [15, Điều 2].
Như vậy nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, Hiến Pháp cũng quy định:
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước [15, Điều 6].
………..
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước [15, Điều 69].
Vậy quyền lực nhà nước là tập trung tại cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân là Quốc hội. Như vậy nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn tồn tại dưới hình thức tập quyền dân. Nhân dân
thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc kiểm soát cơ quan quyền
lực cao nhất nhà nước. Từ những điều Hiến định và thực tiễn đất nước, ta có
thể khẳng định: một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong mô hình nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thời điểm hiện tại là yêu cầu
không thể thiếu.


2


Nhìn một cách tổng quát, từ khi nhà nước Việt Nam ra đời đến nay,
vấn đề tập trung quyền lực, sử dụng và kiểm soát thứ quyền lực khổng lồ ấy
là vấn đề chính trị sống còn gắn với sự tồn vong, phát triển của từng kiểu
nhà nước nhất định. Lịch sử khách quan về sự cần thiết cũng như vai trò của
khả năng hạn chế quyền lực của nhà vua trong chế độ quân chủ chuyên chế
ở Việt Nam có giá trị hết sức thiết thực và ý nghĩa với việc chế ước quyền
lực tập trung của nhà nước trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, xuất phát từ nhu cầu khách quan của thời đại, trong xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hướng đến việc thừa nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm, thúc đẩy, phát triển tối đa các quyền con người, quyền công dân,
việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Cơ chế giới hạn quyền lực trong các mô
hình nhà nước tập quyền ở Việt Nam”, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp
thiết trong bối cảnh hiện nay
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả nhận thấy có một số câu
hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu như sau:
- Tập quyền là gì? Nguồn gốc ra đời hay lý do tồn tại của mô hình nhà
nước tập quyền? Các đặc trưng cơ bản của một nhà nước tập quyền? Các hình
thức của nhà nước tập quyền?
- Quyền lực nhà nước có thể bị giới hạn bởi những cơ chế nào? Tư
tưởng, nhận thức về sự cần thiết của việc giới hạn quyền lực nhà nước được
nhìn nhận như thế nào từ xưa tới nay ở trên thế giới và ở cả Việt Nam?
- Biểu hiện của tính tập quyền và cơ chế hạn chế quyền lực các trong
các mô hình nhà nước ở Việt Nam?
- Cần làm gì để xây dựng được các cơ chế hạn chế quyền lực nhà
nước phù hợp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt

Nam hiện nay?

3


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số nội dung của đề tài trước đây đã được nghiên cứu nhưng hầu
hết đều là những nội dung riêng biệt, chuyên sâu về một hoặc một vài nội
dung cụ thể. Thực tế tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả cho thấy chưa có đề
tài nào mang tầm bao quát như định hướng nghiên cứu của tác giả. Cụ thể có
thể đề cập đến một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, về những điều kiện đã dẫn đến sự ra đời và tồn tại, phát triển
và khả năng hạn chế quyền lực nhà vua trong nhà nước quân chủ chuyên chế
ở Việt Nam.
- Bài viết “Làng xã xưa và nay” của TS. Nguyễn Minh Tuấn trên Tạp
chí Khoa học và Tổ quốc, số 11 và số 12 năm 2004 và bài viết “Nhà nước
Văn Lang nhà nước siêu làng” của TS. Nguyễn Minh Tuấn đăng trên chuyên
san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007. Trong những bài viết này, tác giả
đã chỉ ra đặc điểm về lịch sử, điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội khiến cho mô
hình cấu trúc nhà nước thời kì sơ khai của chúng ta mang bản chất là một cái
làng lớn – nghĩ là tính cộng đồng làng xã cao, quyền lực của những người
cầm quyền chỉ mang tính chất sử dụng trong những công việc cộng đồng. Nói
cách khác, tính tập trung quyền lực cho một người và chỉ một người không
quá rõ nét. Điều này đã ăn sâu vào tiềm thức của không chỉ những người cầm
quyền mà còn đậm nét hơn trong cả suy nghĩ của nhân dân. Hai nghiên cứu
tuy không đặt vấn đề chính diện vào khả năng hạn chế quyền lực của nhà vua
nhưng đã gián tiếp chỉ ra cho chúng ta thấy điều kiện nguyên sơ nhất dẫn đến
việc hạn chế quyền lực tập trung trong nhà nước quân chủ chuyên chế.
- Bài viết “Dân chủ trong chế độ phong kiến Việt Nam” của TS Nguyễn
Minh Tuấn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 10 (45), 2004, tr.62 –

67 cũng đã đề cập đến khái niệm tưởng chừng như không thể tồn tại lúc bấy
giờ: “dân chủ” trong nhà nước quân chủ. Bài viết đã đề cập đến tiền đề lý luận

4


cơ bản nhất làm nền tảng cho sự “dân chủ” ấy là tư tưởng “thân dân”, từ đó
chỉ ra được sự tồn tại của quá trình điều tiết ngược giữa nhà nước với người
dân. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một trong số nhiều lý do để kiềm chế thứ quyền
lực của nhà vua phong kiến.
- Bài viết “Một góc nhìn về vua Việt Nam thời phong kiến” của T.s.
Nguyễn Minh Tuấn đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 1, Số Chào
Xuân năm 2008, tr.49 - 52 cũng đã nhìn nhận sự hạn chế quyền lực của nhà
vua nhưng mới chỉ ở góc độ những biểu hiện của sự hạn chế quyền lực đó và
có đề cập đến một số cơ sở dẫn đến sự hạn chế quyền lực. Nhưng bài viết này
đứng ở góc độ “quyền lực nhà vua bị hạn chế” nhiều hơn là góc độ “cơ chế
hay khả năng hạn chế quyền lực của nhà vua”.
- Bài viết “Kiểm soát và hạn chế quyền lực nhà nước thời Lê Thánh
Tông - những giá trị hiện đại” của T/s Phạm Thị Duyên Thảo đăng trên tạp
chí

Tổ

chức

nhà

nước

online


của

Bộ

nội

vụ

( />
/

125/0/1010067/0/20192/Kiem_soat_va_han_che_quyen_luc_nha_nuoc_thoi_
Le_Thanh_Tong_nhung_gia_tri_hien_dai) đã đề cập đến chủ đề mà luận văn
hướng tới. Tuy nhiên, phạm vi bài viết mới chỉ dừng lại ở hai lĩnh vực tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và áp dụng pháp luật trong thời địa Vua
Lê Thánh Tông mà chưa nhìn nhận ở các yếu tố tự nhiên, xã hội, tư tưởng... ở
các triều đại phong kiến nói chung. Cùng ở góc độ này, còn có bài viết “Tìm
hiểu về tổ chức thanh tra thời kỳ phong kiến ở Việt Nam” của Ths.Bùi Thị
Thanh Thúy & CN.Nguyễn Thị Thục đăng trên trang thông tin điện tử của
học viện Hành chính quốc gia ( Tuy nhiên
bài viết cũng mới chỉ đặt vấn đề về sự tồn tại của một cơ quan trong tổ chức
bộ máy nhà nước lúc bấy giờ thực hiện chức năng thanh tra cả quan lại, can

5


gián cả vua mà chưa nhìn nhận ở vai trò và ý nghĩa tồn tại của những cơ quan
đó. Ngoài ra, trong nội dung này còn có Luận văn “Vai trò kiểm soát quyền
lực nhà nước của Ngự sử đài trong lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến

Việt Nam” của Thạc sĩ Phạm Văn Tài năm 2011.
- Sách chuyên khảo “Nhà nước và pháp luật thời Hậu Lê với việc bảo
vệ quyền con người” do TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng
chủ biên) đã nhìn nhận những điểm tiến bộ trong tổ chức nhà nước triều Hậu
Lê bằng cơ chế giám sát quyền lực và phân công nhiệm vụ cũng như sử dụng
thiết chế tự quản – tự trị làng xã. Sách “Các giá trị nhân văn tiến bộ của
Quốc triều hình luật” tác giả Lương Văn Tuấn do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia năm 2017 cũng có những nội dung đi sâu phân tích trách nhiệm bảo
vệ quyền con người, quyền công dân cũng đã chỉ ra sự thấp thoáng hình bóng
của khả năng giới hạn quyền lực nhà vua phong kiến.
- Giáo trình “Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam” (năm 2017) do
TS. Nguyễn Minh Tuấn chủ biên đã khái quát các đặc trưng trong mô hình
nhà nước phong kiến ở Việt Nam.
Thứ hai, về cơ chế giới hạn quyền lực trong mô hình nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Cơ chế giới hạn quyền lực hiện nay ở nước ta được nhìn nhận dưới
góc độ kiểm soát là chủ yếu. Một số nghiên cứu đã phân tích hoạt động này
đối với từng nhánh quyền lực: Tác giả Vũ Thư có bài viết “Về kiểm soát
quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện
nay”, trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2006. Hai tác giả Lê Văn
Cảm và Dương Bá Thanh có 2 bài “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và
cả quyền lập pháp) trong Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận cơ
bản”, trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1/2010 và bài “Cơ chế kiểm soát
quyền lực Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận và thực
trạng ở Việt Nam”, trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2010. Bên cạnh
6


đó, tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải - Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình, cũng có bài viết
“Quan niệm về kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta

hiện nay” đăng trên trang tin của Bộ tư pháp ( />/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1929). Tuy nhiên, bài viết mới chỉ
đưa ra phân tích khái niệm kiểm soát và quan niệm thế nào là cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước chứ chưa đi vào cơ chế cụ thể.
- GS. TS Nguyễn Đăng Dung với sách chuyên khảo “Sự hạn chế quyền
lực nhà nước” đã đưa ra những lập luận cụ thể về sự cần thiết của sự tồn tại
nhà nước, lý giải tại sao cần sự hạn chế quyền lực nhà nước cũng như các
cách thức hạn chế quyền lực trong nhà nước nói chung chứ không đi sâu vào
mô hình nhà nước tập quyền, cũng như liên hệ thực tiễn xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam.
- GS. TSKH Đào Trí Úc trong giáo trình “Nhà nước pháp quyền” (năm
2015) cũng đã đề cập đến các biện pháp để xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam trên tinh thần làm thế nào để quyền lực nhà
nước được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả tối đa, tiến tới cái đích là xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Thứ ba, về nguồn gốc hình thành của nhà nước tập quyền trên thế giới
và nhận thức về cơ chế giới hạn quyền lực nhà nước trong các mô hình này
- Lịch sử hình thành cơ chế hạn chế tập quyền ở phương Tây đã được
TS Nguyễn Minh Tuấn trình bày cụ thể trong giáo trình “Lịch sử nhà nước và
pháp luật thế giới”, 2016, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nhận thức về cơ chế giới hạn quyền lực nhà nước trong các mô hình
này được trình bày và đề cập xen kẽ trong nội dung giáo trình “Lịch sử tư
tưởng chính trị - pháp lý” do GS Hoàng Thị Kim Quế và GS Nguyễn Đăng
Dung chủ biên.
Ngoài những nội dung nghiên cứu cụ thể trên, cũng có thể kể đến Ths
Luật so sánh Nguyễn Xuân Tùng, “Tập quyền XHCN: một học thuyết đã lỗi
7


thời?” đăng trên trang thông thin của Bộ tư pháp ( />Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1476) về việc vận dụng, lý giải nội
dung học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời buổi kinh tế

thị trường hiện nay. Tuy nhiêu, đây là bài viết năm 2012, trước khi Hiến pháp
2013 ra đời và có hiệu lực
Tác giả Nguyễn Cửu Việt cũng có bài viết “Khái niệm tập quyền, tản
quyền và phân quyền” đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 2
(2010). Bài viết bàn về mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong
việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở các đặc điểm của các
hình thức phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương, bài viết đưa ra
các khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Đây là những khái niệm
có tính học thuật và thực tiễn cao có thể vận dụng trong quá trình phân cấp
quản lý Nhà nước ở Việt Nam. Đây là bài viết cụ thể từ khái niệm đến những
biểu hiện cụ thể của những khái niệm này trong đời sống chính trị quốc gia.
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu khác…
Những nghiên cứu trên đều thể hiện tính chuyên môn ở mặt lý luận cao,
trong nghiên cứu này của mình, tác giả sẽ tổng hợp những tri thức đã được
chứng minh trước đó để rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
công cuộc xây dựng cơ chế hạn chế quyền lực trong mô hình nhà nước tập
quyền, tiến đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là đề
tài tác giả mới bắt đầu nghiên cứu, là viên gạch đầu tiên mà tác giả hi vọng
rằng có thể làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
3. Đối tượng và và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng của luận văn
Những biểu hiện của tính tập quyền trong các mô hình nhà nước ở Việt
Nam và cơ chế giới hạn quyền lực trong các mô hình đó.

8


3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Lý giải được nguyên nhân ra đời của mô hình nhà nước tập quyền
trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng và những đặc trưng, hình thức

tồn tại của nó.
- Chứng minh được sự cần thiết của việc phải tồn tại những cơ chế hạn
chế quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước tập quyền.
- Chỉ ra được những yếu tố đã giới hạn quyền lực tuyệt đối của quyền
lực nhà vua trong mô hình quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
- Xác định được và phân tích được trong mô hình nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa thì cơ chế giới hạn quyền lực được xây dựng và thực hiện
như thế nào.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm từ lịch sử và trên thế giới để hoàn
thiện cơ chế giới hạn quyền lực trong mô mình nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nhà nước Việt Nam từ khi ra đời và phát triển đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp cùng các kiến thức khoa
học pháp lý hiện đại cùng cách tiếp cận lịch sử khách quan để ứng dụng
vào lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học như phân tích
tổng hợp lý thuyết, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sánh…
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn nhằm đi tìm lời giải đáp cho thực tiễn xây dựng và sử dụng
quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
9


7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mô hình Nhà nước tập quyền và cơ
chế giới hạn quyền lực trong mô hình Nhà nước tập quyền.
Chương 2: Các mô hình Nhà nước tập quyền ở Việt Nam và cơ chế giới
hạn quyền lực trong các mô hình đó.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hiệu quả của cơ chế giới hạn
quyền lực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

10


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC TẬP QUYỀN
VÀ CƠ CHẾ GIỚI HẠN QUYỀN LỰC TRONG MÔ HÌNH
NHÀ NƯỚC TẬP QUYỀN
1.1. Nhà nước tập quyền
1.1.1. Khái niệm tập quyền
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong các hình thức tổ
chức xã hội loài người, thì chỉ duy nhất hình thái kinh tế xã hội Cộng sản
nguyên thủy là chưa hình thành Nhà nước do các điều kiện khác quan cần và
đủ cho sự ra đời của Nhà nước vẫn đang trong quá trình hình thành và hoàn
thiện. Khi ấy, con người nhỏ bé, yếu ớt và dễ bị tổn thương trước tự nhiên
buộc phải hợp quần, liên kết lại với nhau để tự bảo vệ mình, để thực hiện các
nhiệm vụ chung của xã hội. Từ đó, xã hội loài người được tổ chức theo một
trật tự nhất định trên cơ sở là ý chí, nguyện vọng chung của cả cộng đồng
hình thành nên quyền lực xã hội chỉ để phục vụ các mục tiêu chung. Ngay cả
khi thứ quyền lực xã hội ấy là của chung thì nó cũng đã được cộng đồng tin
tưởng và giao cho những người đứng đầu mô hình này như thủ lĩnh, tộc
trường, tù trưởng… Điểm khác biệt lớn nhất của thứ quyền lực của nhiều

người nhưng nằm trong tay một người này so với các giai đoạn phát triển sau
đó của loài người là nó được dùng khi và chỉ khi vì lợi ích cộng đồng. Chỉ khi
xã hội loài người đi một bước tiến dài hơn trên con đường phát triển của
mình, có bước tiến qua những điểm nút quan trọng để tiến lên một xã hội có
giai cấp thì thứ quyền lực đó mới mất đi ý nghĩa xã hội ban đầu, đặt ra điều
kiện cho sự hình thành Nhà nước. Nói cách khác, theo quan điểm của Mác-Lê
Nin thì Nhà nước không thể ra đời và phát triển trong một xã hội chưa có giai
cấp – một xã hội bị cào bằng mọi quyền và lợi ích và nghĩa vụ giống hệt nhau

11


giữa các thành viên trong xã hội. Chỉ khi có sự khác biệt về quyền lợi và
nghĩa vụ, chỉ khi có sự phân tầng xã hội rõ nét với những mâu thuẫn không
thể điều hòa thì Nhà nước mới ra đời để điều hòa những mâu thuẫn đó, hoặc ít
nhất giữ cho các mâu thuẫn không vượt quá giới hạn mà dẫn đến xung đột.
Nhà nước ra đời với những đặc điểm trước nay chưa từng có, khác với bất kì
mọi cách thức tổ chức xã hội trước đó vì nó mang trong mình thứ quyền lực
cưỡng chế và ép buộc đối với tất cả các thành viên trong xã hội.
Tư tưởng này cũng được Will Durant thừa nhận và khái quát lại trong
tác phẩm “Nguồn gốc văn minh” của mình. Mặc dù tư tưởng của Mác – Lênin
chỉ là một trong số rất nhiều các tư tưởng khác nhau lý giải về sự ra đời của
Nhà nước, có ý kiến đồng tình hoặc phản đối, nhưng có một sự thật chúng ta
không thể chối bỏ rằng: với học thuyết của mình, hai ông cũng như mọi nhà
tư tưởng khác trên thế giới đều đã khẳng định: sự ra đời của Nhà nước trong
xã hội loài người luôn đi cùng với sự ra đời của quyền lực Nhà nước và đồng
nghĩa với nó là câu hỏi quyền lực Nhà nước được tổ chức và sử dụng như thế
nào để đạt được hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu được
Nhà nước đặt ra? Trong lịch sử văn minh nhân loại, khi bàn về các nguyên
tắc, phương thức tổ chức quyền lực Nhà nước thì có nhiều dòng tư tưởng khác

nhau như học thuyết về tập quyền, phân quyền, tản quyền, kết hợp giữa tản
quyền và phân quyền… Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài nghiên cứu của luận
văn, chúng ta sẽ chỉ cùng nhau tìm hiểu và phân tích kĩ lưỡng về khái niệm
tập quyền hay Nhà nước tập quyền.
Trong thực tế, quyền lực Nhà nước luôn tồn tại và chúng ta hoàn toàn
khẳng định được sự hiện hữu của nó nhưng lại rất khó để khái quát được hình
dáng cụ thể, khả năng tác động của thứ quyền lực có tồn tại nhưng khó để
hình dung này. Nhà nước chứng minh sự hiện diện của nó thông qua bộ máy
thực thi của riêng mình mà nếu không có bộ máy đó thì quyền lực Nhà nước

12


không thể thực thi, nói cách khác đó là mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội
dung – hình thức theo triết học Mác – Lênin. Và tập quyền là một trong
những hình thức thể hiện quyền lực phổ biến trong số các sự lựa chọn của lịch
sử, đặc biệt ở những xã hội có tính cộng đồng, đại diện cao. Tập quyền hiểu
một cách ngắn gọn trong tiếng Việt là tập trung quyền lực hay quyền lực tập
trung. Theo tiếng Anh và tiếng Pháp, thuật ngữ tập quyền được sử dụng là
“centralization of power” vì “centralization” nghĩa là “tập trung hóa”. Như
vậy, Nhà nước tập quyền là Nhà nước áp dụng nguyên tắc tập trung quyền lực
nhà nước vào một cơ quan hoặc một người đứng đầu tùy vào từng hình thức
Nhà nước khác nhau. Nói đến tập quyền là để phân biệt với phân quyền, đó là
sự khác biệt giữa việc có một chủ thể cao nhất đại diện cho quyền lực và việc
các nhánh quyền lực khác nhau được giao cho các cơ quan khác nhau tạo nên
thế đối trong và kiểm soát.
Hoặc ta cũng có thể đề cập đến tập quyền dưới góc độ bàn về mối quan
hệ giữa cơ quan trung ương (TW) và địa phương trong việc tổ chức sử dụng
quyền lực Nhà nước. Các cơ quan TW hoặc người đứng đầu này sẽ nắm giữ
quyền quyết định mọi vấn đề từ TW đến địa phương. Các cơ quan ở địa

phương chịu sự điều khiển, kiểm soát mọi hoạt động bởi các cơ quan TW, nói
cách khác các cơ quan này không có hoặc bị hạn chế quyền sáng tạo, chỉ tuân
thủ, phục tùng mọi quyết định từ cấp trên đưa xuống. Tùy vào việc áp dụng
nguyên tắc tập quyền triệt để hay tập quyền có phân chia trách nhiệm mà
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tư cách pháp nhân, tính
chịu trách nhiệm của của cơ quan địa phương là khác nhau.
Khi nói đến tập quyền nhiều người hay hình dung, lo ngại các vấn đề
như tập quyền dễ dẫn đến lạm quyền, dẫn đến thiếu dân chủ… Nhưng chúng ta
cần phải hiểu, tập quyền không có nghĩa là phi dân chủ hay độc tài bởi lời giải
khoa học cho vấn đề này nằm ở bên trong và phức tạp hơn: Nhà nước sử dụng

13


thứ quyền lực tập trung đó như thế nào? Để thực hiện các mục tiêu gì? Đáp ứng
các nhu cầu của ai? Nói tóm lại, tập quyền là một cách thức tổ chức quyền lực
Nhà nước, và hiệu quả của việc lựa chọn cách thức này nằm ở cách vận hành
của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước. Sau
đây, chúng ta sẽ cùng xem xét những khía cạnh cụ thể hơn của vấn đề này.
1.1.2. Nguồn gốc hình thành mô hình Nhà nước tập quyền
Mô hình Nhà nước tập quyền xuất hiện cùng với những Nhà nước đầu
tiên, kéo dài đến hết phong kiến ở hầu hết các nước và thậm chí ngày nay vẫn
tồn tại dưới một số hình thức trong các Nhà nước hiện đại. Như các Nhà nước
cổ đại phát triển ở thời kì chiếm hữu nô lệ, kể cả là các Nhà nước Cộng hòa
dân chủ chủ nô bởi nó thực chất chỉ dân chủ với chủ nô và tập trung mọi
quyền lực trong tay giai cấp này, và chỉ là hình thức chính thể. Các Nhà nước
phong kiến, Nhà nước Cộng hòa phát xít (độc tài, quân quản) và sau chiến
tranh thế giới thứ hai ở Tây Âu cũng tồn tại hình thức tập quyền phân chia
trách nhiệm và tập quyền xã hội chủ nghĩa.
Trước khi đề cập đến cách thức tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà

nước, chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu được nó ra đời như thế nào. Mặc dù
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì thời kì cộng sản nguyên thủy
là thời kì duy nhất không tồn tại Nhà nước, nhưng chúng ta vẫn phải nghiên
cứu thời kì này bởi lẽ những tiền đề khách quan của lịch sử trong giai đoạn
này là yếu tố quan trọng lý giải tại sao hầu hết các Nhà nước cổ đại của loài
người từ Đông sang Tây lại được xây dựng theo mô hình tập quyền.
Như đã trình bày khái quát ở trên, trong xã hội cộng sản nguyên thủy tổ
chức quyền lực trong xã hội nguyên thủy là quyền lực công cộng được cả
cộng đồng tin tưởng giao cho thiết chế có quyền lực cao nhất là các Hội đồng
thị tộc. Mác – Ăng – Ghen gọi đây là nền “dân chủ quân sự” với thứ quyền
lực của thủ lĩnh mang tính xã hội, chưa mang tính chính trị đại diện cho bất kì

14


một thế lực chính trị cụ thể nào [19, tr. 37]. Theo quan điểm của Mác xít, hai
nguyên nhân kinh tế và xã hội mà cụ thể là sự tư hữu và tính giai cấp là yếu tố
quyết định sự ra đời của Nhà nước với bản chất là những mâu thuẫn, đối
kháng không thể giải quyết về quyền và lợi ích giữa các giai tầng khác nhau
trong xã hội. Còn theo quan điểm phi Mác – Xít thì nguồn gốc hình thành
Nhà nước còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Các yếu tố bên trong gồm
các yếu tố về điều kiện tự nhiên; các yếu tố bên ngoài như cách tổ chức xã
hội, mối quan hệ giữa các cộng đồng người; và các yếu tố về văn hóa [27].
Như vậy, dù lựa chọn cách lý giải nào đi chăng nữa thì đều có một điểm
chung trong các hệ tư tưởng này thừa nhận rằng ngay từ thời điểm chưa có sự
xuất hiện của Nhà nước thì đã có những nhiệm vụ chung mang tính xã hội
được đặt ra cho cả cộng đồng. Từ đây, ta có thể mạnh dạn suy luận tiếp rằng,
để thực hiện được những nhiệm vụ chung đó bức thiết cần tồn tại một thứ
quyền quyền lực chung, cao hơn bất kì ý chí của cá nhân riêng rẽ nào để buộc
các thành viên, có thể tự nguyện hoặc bằng áp luận cộng đồng, trong quá trình

tuân theo những mệnh lệnh chung được đặt ra. Có thể đặt tên cho thứ quyền
lực chung được tập hợp từ ý chí bình đẳng của mọi thành viên trong cộng
đồng người này là hình thức tập quyền dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử phát
triển của loài người. Đến đây có thể khẳng định, về mặt lý luận rằng, tập
quyền là hình thức tổ chức quyền lực được tổ tiên chúng ta lựa chọn một cách
bản năng nhưng hoàn toàn phù hợp ngay từ thời điểm xa xưa nhất khi chưa có
cả những Nhà nước sơ khai hay còn gọi là Nhà nước cổ điển. Và cách thức tổ
chức quyền lực Nhà nước theo hình thức tập quyền này còn tiếp tục được lựa
chọn trong các giai đoạn phát triển sau này mà trước hết có thể kể đến ở các
Nhà nước sơ khai đầu tiên như ra đời sớm nhất ở phương Đông cổ đại như
Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây cổ đại như Hy Lạp và
La Mã. Nếu như ở phương Đông, mô hình này tiếp tục được duy trì ở cả thời

15


kì trung đại, thậm chí kéo dài sang cả cận và hiện đại thì ở phương Tây, sang
thời kì Trung cổ, do tình trạng phân quyền cát cứ và ảnh hưởng của giáo hội
mà tính tập quyền ở các quốc gia này bị yếu đi [19, tr. 42]. Tuy nhiên, nhiệm
vụ quan trọng của chúng ta bây giờ chỉ là đi tìm hiểu về nguồn gốc hình thành
của mô hình Nhà nước tập quyền nên sau đây, ta sẽ chỉ tập trung phân tích và
lý giải cụ thể những nguyên nhân thực tiễn dẫn đến sự ra đời của mô hình này
ở các quốc gia cổ đại trên thế giới.
Các quốc gia phương Đông cổ đại xuất hiện sớm hơn cả về không gian
và thời gian so với các Nhà nước ở phương Tây do các yếu tố đặc thù về địa
lý và điều kiện tự nhiên. Chính ở các quốc gia này, tính giai cấp và tư hữu –
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước theo học thuyết MácLênin lại không được thể hiện rõ ràng. Thay vào đó là các nhu cầu về xã hội
của cộng đồng người. Các quốc gia này đều hình thành trên lưu vực các dòng
sông lớn: Ai Cập nằm trên lưu vực sông Nile, Lưỡng hà nằm trên lưu vực hai
con sông Tigro và Ơfơrát, Ấn Độ nằm ở vùng đồng bằng sông Hằng và sông

Ấn, Trung Quốc lại gắn liền với sông Hoàng Hà và Trường Giang. Chính điều
này đã đặt ra nhu cầu trị thủy chống lũ lụt, tưới tiêu trong nông nghiệp và nhu
cầu tự vệ trước các nhóm người trên cùng mảnh đất đang sinh sống. Nhà nước
Ai Cập có tính tập quyền mạnh, địa diện cao; Nhà nước Lưỡng Hà và Ấn Độ
được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế tập quyền; Nhà nước
Trung Hoa thời kì đầu theo mô hình dân chủ quân sự nhưng theo thời gian lại
trở thành Nhà nước phong kiến tập quyền tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng bậc
nhất trong lịch sử thế giới. Tuy con đường phát triển, thời gian tồn tại và suy
vong của các quốc gia cổ địa là không giống nhau song ta có thể khẳng định:
Các Nhà nước này ra đời đều là kết quả của tính liên kết mạnh, đại diện cao
và tính giai cấp yếu.
Sự tồn tại của Nhà nước ban đầu chỉ để thực hiện các chức năng xã hội

16


cho cộng đồng, nhưng theo thời gian cùng với tính quyền lực ngày càng cao
được nắm giữ trong tay chỉ một số người trong suốt thời gian dài mà thứ
quyền lực đó dần chuyển sang tồn tại độc lập với cộng đồng thậm chí tiến tới
thống trị cộng đồng. Điều này cũng không hoàn toàn khó lý giải. Do tính cộng
đồng cao, cần sức mạnh cộng đồng để thực hiện các công việc chung nên dần
dần những con người trong cả cộng đồng ấy quen với suy nghĩ: tập trung
nhau lại cùng làm việc theo sự phân công của thủ lĩnh là nghĩa vụ của mình
với cộng đồng. Thói quen này ăn sâu vào suy nghĩ của họ đến mức lâu ngày
họ quên mắt việc tự hỏi những việc mình làm có thực sự vì lợi ích cộng đồng
không hay chỉ đơn giản là tuân theo mệnh lệnh của người đứng đầu? Thêm
vào đó, do tính đại diện cao và sở hữu chung nên gần như không tồn tại các
hình thức sở hữu cá nhân riêng lẻ, chính điều này kiềm hãm sự phát triển kinh
tế, hạn chế khả năng tự tạo tài sản và tích lũy tài sản của cá nhân dẫn đến việc
phần đông thành viên trong xã hội hài lòng và chờ sự phân bố ít ỏi về tài sản,

lương thực từ những người có quyền đại diện cộng đồng cho mình. Chính
điều đó khiến chỉ một số ít người trong xã hội (thường là nhóm những người
đứng đầu) có quyền nắm giữ và phân phát tài sản thậm chí chiếm hữu số tài
sản đó, tạo nên sự tách biệt hơn hẳn đại bộ phận những người dân khác. Với
quyền và tài sản họ nắm giữ ban đầu, bằng mọi cách những người đứng đầu
này không ngừng củng cố địa vị và quyền lực của mình ngày càng vững chắc
trong xã hội, để khi sự tách biệt giai cấp xã hội là quá rõ ràng, họ tự tách mình
lên làm người đứng đầu nắm giữ quyền lực trong tay và không ngừng cố gắng
thu vào thứ quyền lực có khả năng chi phối cả cộng đồng đó.
Bên cạnh đó, các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng cũng góp phần không nhỏ
xây dựng và củng cố sự vững chắc của mô hình Nhà nước tập quyền ở các
quốc gia này. Chính vì sống trong điều kiện chịu ảnh hưởng rất nhiều của tự
nhiên, nên con người ở các quốc gia phương Đông đều ít nhiều có tín ngưỡng

17


×