Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SKKN Đa dạng hóa các hình thức GD SK sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho HS THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình
Tôi ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1

Vũ Thị Lệ Hằng

26/9/1983

2

Vũ Thị Đào

05/05/1982

Nơi công
tác
Trường
THPT
Kim Sơn
A


Trường
THPT
Kim Sơn
A

Chức vụ

Tỷ lệ (%)
Trình độ đóng góp
chuyên
vào việc
môn
tạo ra
sáng kiến

Phó tổ trưởng Cử nhân
tổ chuyên môn
khoa
Văn - GDCD
học

50%

Cử nhân
sinh học

50%

Giáo viên


1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đa dạng hóa các hình thức giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh
trung học phổ thông”.
Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục nói chung và áp
dụng trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:
♦ Hiện nay trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Kim Sơn A nói
riêng,hoạt động giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng, chống xâm
hại tình dục đã được thực hiện cơ bản qua hai hình thức đó là:
- Một là: Lồng ghép, tích hợp kiến thức ở một số môn học như Sinh học, Địa lý
và môn GDCD;
- Hai là: Thông qua công tác tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và
thầy, cô trong tổ chức Đoàn thanh niên của nhà trường;
- Ba là: Thông qua các chương trình ngoại khóa.
♦ Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Đơn giản, tiết kiệm về thời gian và tài chính;

1


- Không tốn nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị nội dung và hình thức giáo dục.
♦ Nhược điểm cần khắc phục của giải pháp cũ:
- Hiệu quả của các hình thức này chưa cao nên chưa thực hiện tốt mục tiêu đặt ra;
- Hình thức đơn giản, không tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh;
- Nội dung giáo dục chưa sâu, chưa toàn diện nên không thu hút được sự quan tâm
của học sinh;
- Cách lồng ghép kiến thức còn mang tính khiên cưỡng, gò bó khiến học sinh
không thể thoải mái, tự nhiên khi trao đổi vấn đề với thầy, cô.

b. Giải pháp mới cải tiến: “Đa dạng hóa các hình thức giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ
thông”.
Qua kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục sức khỏe
sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) và phòng, chống xâm hại tình dục (XHTD) trong
trường THPT Kim Sơn A cho thấy điều quan trọng lúc này là phải đa dạng hóa hình thức
giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD nhằm trang bị cho học sinh những kiến
thức, kỹ năng sống cơ bản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, hướng học sinh đến những
suy nghĩ và lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống; đồng thời xác định được quy trình xây
dựng các hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh cũng như
điều kiện, nguồn nhân lực của nhà trường.
♦ Bản chất của giải pháp mới:
* Trình tự thực hiện giải pháp mới:
Bước 1: Khảo sát và phân tích thực trạng nhận thức về giới tính, sức khỏe sinh sản
và vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục của học sinh trường THPT Kim Sơn A nhằm
nhận ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế đó để tìm cách khắc phục phù
hợp.
Bước 2: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên và phòng, chống xâm hại tình dục để tìm ra cơ sở lí luận của những phương pháp
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng,
chống xâm hại tình dục.
Bước 3: Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
của nhà trường về giới tính, sức khỏe sinh sản; phòng, chống xâm hại tình, cũng như nhu
cầu tìm hiểu về các biện pháp phòng, tránh thai; quan hệ tình dục an toàn và kỹ năng
phòng, chống xâm hại tình dục của học sinh để xây dựng quy trình tổ chức, đa dạng hóa
các phương pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về những
vấn đề đã nêu trên.

2



Bước 4: Tiến hành thực nghiệm quy trình đã xây dựng, phân tích, đánh giá tính khả
thi và hiệu quả của phương pháp mới trong việc nâng cao nhận thức về giới tính, sức khỏe
sinh sản và kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục của học sinh THPT Kim Sơn A.
Bước 5: Viết báo cáo khoa học.
* Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD trong trường
THPT:
• Nguyên tắc xây dựng, tổ chức hoạt động giáo dục SKSS VTN và phòng, chống
XHTD trong trường THPT:
- Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục;
- Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi;
- Đảm bảo lợi ích của học sinh;
- Tôn trọng tinh thần tự nguyện của học sinh;
- Tôn trọng bí mật cá nhân của học sinh;
- Linh hoạt,mềm dẻo trong quá trình giáo dục.
• Xác định các chủ đề cần giáo dục cho học sinh về SKSS VTN:
Có thể lựa chọn các chủ đề sau đây để giáo dục cho học sinh, hoặc lồng ghép các
chủ đề tùy vào thời lượng chương trình:
- Những thay đổi tâm, sinh lý và tình cảm ở tuổi vị thành niên;
- Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên;
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Tình dục an toàn và tình dục không an toàn;
- Hậu quả của tình dục không an toàn;
- Tìm hiểu về các biện pháp tránh thai;
- Hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên;
- Hậu quả của việc nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên.
• Xác định các chủ đề cần giáo dục cho HS về phòng, chống XHTD:
- Nhận biết hành vi quấy rối tình dục;
- Nhận diện được hành vi xâm hại tình dục;
- Hiểu biết về hậu quả do hành vi quấy rối và xâm hại tình dục gây ra;

- Thủ đoạn phổ biến của kẻ xâm hại tình dục;
- Kỹ năng nhận diện nguy cơ;
- Kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục ….
• Xác định các hình thức giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường:
- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để
lựa chọn các hình thức giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

3


- Thực tế, trường THPT Kim Sơn A đang rất quan tâm đến công tác giáo dục
SKSS VTN và phòng, chống XHTD. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan
nên nhà trường cũng chỉ thực hiện công tác này dưới hai hình thức cơ bản đó là thông
qua hoạt động ngoại khóa và thông qua giờ học của một số bộ môn như Sinh học, Địa lý
và GDCD. Vì vậy, kết quả giáo dục chưa đạt được như mong đợi, cho nên tôi mạnh dạn
thử nghiệm quy trình “Đa dạng hóa các hình thức giáo dục SKSS VTN và phòng, chống
XHTD cho học sinh THPT” cho học sinh trong nhà trường và đã thu được những kết quả
tốt.
- Các hình thức giáo dục đã được tôi thử nghiệm và đạt được kết quả tốt:
+ Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa;
+ Thành lập Câu lạc bộ “Giáo dục SKSS vị thành niên và phòng, chống XHTD”;
+ Sinh hoạt lớp theo chủ đề;
+ Thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường;
+ Tổ chức các lớp Giáo dục kỹ năng sống;
+ Xây dựng chương trình phát thanh;
+ Thành lập diễn đàn “Học sinh với sức khỏe giới tính”;
+ Tổ chức diễn đàn đàm thoại trực tiếp giữa phụ huynh - học sinh - nhà trường.
• Quy trình thực hiện hoạt động giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD:

Để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong giáo dục, cần phải tuân theo quy trình
gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1
Chuẩn bị

Giai đoạn 2
Xây dựng
nội dung

Giai đoạn 3
Xây dựng
hình thức

Giai đoạn 4
Lập kế
hoạch và
tổ chức

Giai đoạn 5
Tổng kết,
đánh giá

* Thực hiện “Đa dạng hóa hình thức giáo dục SKSS VTN và phòng, chống
XHTD cho học sinh THPT” trong trường THPT Kim Sơn A:
1) Giáo dục thông qua xây dựng chương trình ngoại khóa:
Chương trình được tổ chức dưới sân khấu nhà trường cho học sinh toàn trường
dưới hình thức cuộc thi giữa học sinh đại diện cho 3 khối lớp, giúp tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của học sinh về vấn đề tình yêu học đường và sức khỏe sinh sản vị thành
niên. Tăng cường sự hiểu biết và kĩ năng cho học sinh bảo vệ bản thân trước hành vi xâm
hại tình dục và bạo lực tình dục. Nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được những

hành vi quấy rối tình dục, xâm hại tình dục và bạo lực tình dục. Tạo sân chơi lành mạnh,
bổ ích để đoàn viên, thanh niên, học sinh thể hiện khả năng hiểu biết, sáng tạo và làm chủ
kiến thức. Tăng sự tương tác giữa học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên về các
vấn đề liên quan. Ngoài ra xây dựng chương trình còn tạo môi trường thân thiện, thầy cô

4


sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng học sinh những khúc mắc trong cuộc sống nói riềng
và vấn đề SKSS nói chung. (Xem phụ lục 1 đính kèm)
2) Thành lập Câu lạc bộ “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng,
chống xâm hại tình dục”:
- Câu lạc bộ hoạt động với số lượng học sinh nhất định của từng khối lớp nhằm
nâng cao nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản, giúp cho học sinh thực hiện những
hành vi lành mạnh trong quan hệ tình bạn, tình yêu và hôn nhân. Giúp cho học sinh có những
kỹ năng sống cần thiết để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mình. Nâng cao
năng lực để học sinh trở thành những tuyên truyền viên và giáo dục viên đồng đẳng trong
lĩnh vực sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong cộng đồng, từ đó
có thể trở thành người tư vấn tâm lý cho các bạn trong lớp, trong trường và những người
bạn xung quanh. Phòng ngừa và phát hiện sớm các vấn đề trục trặc trong quá trình phát
triển của lứa tuổi, đồng thời chia sẻ những thắc mắc liên quan đến sức khỏe sinh sản, các
biện pháp tránh thai, tình bạn, tình yêu và tình dục. Tăng cơ hội tiếp cận với những kiến
thức, thông tin khác cho vị thành niên.
- Hình thức:
+ Tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề xen kẽ với sinh hoạt văn nghệ.
+ Thi tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản xen kẽ với trò chơi.
+ Thuyết trình kết hợp với đối thoại, giải đáp thắc mắc...
+ Xem video kết hợp với thảo luận nhóm.
+ Hái hoa dân chủ/hỏi đáp.
+ Sắm vai thông qua tình huống và nhận xét vấn đề của các nhân vật. (Xem phụ

lục 2 đính kèm)
3) Sinh hoạt lớp theo chủ đề:
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề là hình thức lựa chọn những “Chuyên đề”
phù hợp cho học sinh thảo luận trong giờ sinh hoạt lớp nhằm mục đích giáo dục ý thức,
thái độ và kĩ năng sống cho học sinh như: QRTD và XHTD; Các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục...
Các chuyên đề được lựa chọn cần đảm bảo gắn với thực tiễn hoạt động của nhà
trường; Gần gũi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh; Chuyên đề phải đảm bảo
tính vừa sức, phát huy được năng lực của học sinh; Cần xây dựng kế hoạch thực hiện và
phân công rõ ràng để học sinh và GV có thời gian chuẩn bị.
GV xây dựng giáo án và định hướng nhiệm vụ mà các tổ cần chuẩn bị trong tiết
sinh hoạt với chủ đề “Giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD”. GV giao cho các tổ
học sinh chủ trì dưới sự hỗ trợ của các tuyên truyền viên được tập huấn qua Câu lạc bộ
“Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng, chống xâm hại tình dục”, các tổ
khác hỗ trợ tham gia.

5


Vấn đề hay chủ đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận
thức chung của HS, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Môi trường thảo luận phải
thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả HS đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm
và chính kiến của mình. Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận. Nếu gặp
khó khăn (trường hợp không thống nhất ý kiến…), thì người cố vấn hay GV sẽ giải đáp
(người cố vấn hay GV đóng vai trò trọng tài khoa học cho học sinh trong quá trình thảo
luận);
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm có thể giao nhiệm vụ cho các tuyên truyền viên của
Câu lạc bộ SKSSVTN và phòng chống XHTD dưới sự hướng dẫn của GV chủ nhiệm và
ban cố vấn tự tổ chức được sinh hoạt theo chủ đề cho lớp mình, HS hứng thú với sự thay
đổi cách tiếp cận cũng như những kiến thức được lĩnh hội. (Xem phụ lục 3 đính kèm)

4) Thành lập tổ tư vấn giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD:
Với mục đích định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm,
những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc vấn đề giới tính, chăm sóc SKSS và
phòng, chống XHTD. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh
thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình. Giúp phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp kịp
thời, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần
xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học
đường, xâm hại tình dục trẻ em. Hỗ trợ và đưa ra các giải pháp nhằm giúp học sinh rèn
kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối
quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe, thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn
thiện nhân cách.
Do nhà trường chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên
của tổ tư vấn phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong tổ tư
vấn… để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh. Nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý
(ghép với phòng Đoàn thanh niên), trang trí thân thiện, để phục vụ cho công tác tư vấn
nhằm đảm bảo tư vấn, kín đáo và theo tâm lý học sinh..
Có nhiều hình thức tư vấn khác nhau như: Tư vấn trực tiếp giữa cán bộ tư vấn với
cá nhân học sinh., tư vấn gián tiếp thông qua email, số điện thoại, qua website của nhà
trường., tương tác đám đông thông qua buổi sinh hoạt lớp, hoạt động NGLL, sinh hoạt
chào cờ….
Thành viên tổ tư vấn tiếp nhận ý kiến học sinh từ hộp thư “Những điều em muốn
nói” có ở các lớp, hộp thư góp ý của nhà trường và ý kiến trực tiếp từ học sinh, hoặc
thông qua giáo viên, phụ huynh giới thiệu. Phối hợp chặt chẽ với GVCN, Bí thư Đoàn,
giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt
động tư vấn giáo dục SKSS VTN và phòng, chống XHTD cho học sinh; (Xem phụ lục 4
đính kèm)

6



5) Tổ chức các lớp học giáo dục kỹ năng sống:
Trước tình trạng hậu quả của sự thiếu hiểu biết về SKSS và các hành vi XHTD
ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô
tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai,
xâm hại tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet… Gây bức xúc cho nhà
trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống.
Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là
hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù
hợp với những người chung quanh, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống phức
tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống.
Đối với giáo viên giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh:
+ Phải là nững người có kiến thức sâu về những chủ đề cụ thể, được tham gia các
lớp tập huấn về giáo dục CSSKSSVTN và phòng, chống XHTD. Cập nhật thường xuyên
những tình huống thực tế liên quan đến SKSSVTN và phòng, chống XHTD mà các
phương tiên thông tin đã đăng tải đề tìm hiểu những cách ứng xử phù hợp.
+ Có sự tham gia của các chuyên gia của từng lĩnh vực cụ thể như SKSS, phòng
chống tội phạm xâm hại tình dục nếu cần.
Đối với học sinh: Đăng ký học lớp kỹ năng sống theo chủ đề mà mình lực chọn để
sắp xếp lớp cho phù hợp theo giới tính, theo khối lớp hay tổng hợp chung.
Lớp kỹ năng sống đã thực hiện được 3 chủ đề:
+ Tình dục không an toàn và các biện pháp tránh thai.
+ Hậu quả của vấn đề nạo phá thai và cách ứng xử.
+ Kỹ năng phòng, chống QRTD và XHTD.
Các em tham gia lớp kỹ năng sống nhiệt tình, có tránh nhiệm, tinh thần học hỏi
cao. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô có kinh nghiệm, tâm huyết đã trang bị cho các
em nhyững kiến thức bổ ích. (Xem phụ lục 5 đính kèm)
6) Xây dựng chương trình phát thanh “Góc chia sẻ”:
Qua chương trình giúp học sinh có thể chia sẻ vấn đề trực tiếp của bản thân hoặc
những vấn đề liên quan mà các em băn khoăn, đây là chương trình để các em vừa đóng
vai trò là người cần chia sẻ vừa có thể là người tư vấn. Qua đó HS sẽ được giúp đỡ xử lý

tình huống của bản thân, vừa được nghe các tình huống khác và thử đóng vai trò là nhà tư
vấn. Từ đó giúp các em có thêm kỹ năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả trong cuộc sống.
Lập gmail chung: nhận câu hỏi cần tư vấn và tư vấn, sau đó nhóm tư vấn tâm lý
đóng vai trò chọn lọc tình huống và chọn lọc nội dung tư vấn hiệu quả, đồng thời có
những bổ sung cho hoàn thiện.
Hoạt động “góc chia sẻ” giúp những HS không dám chia sẻ trực tiếp qua tổ tư vấn
hoặc qua hoạt động của câu lạc bộ, diễn đàn sẽ có cơ hội nhận tư vấn mà vẫn có bí mật cá

7


nhân. Đồng thời khuyến khích học sinh tìm tòi kiến thức để xử lý tình huống của bạn, từ
đó có kỹ năng tốt hơn nếu gặp những tình huống đó với bản thân mình. Hoạt động tạo sự
thu hút lớn từ HS, các em tìm hiểu cả những tình huống là vấn đề nóng của xã hội liên
quan đến chủ đề để trao đổi. Hình thức này hoạt động đều giúp học sinh chủ động lĩnh
hội các kiến thức và kỹ năng quan trọng đối với vấn đề SKSSVTN và phòng, chống
XHTD. (Xem phụ lục 6 đính kèm)
7) Thành lập Diễn đàn “Học sinh với sức khỏe giới tính”: Tính mới, tính sáng
tạo của giải pháp:
Đa dạng hóa hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng, chống
xâm hại tình dục tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ, phong phú, đa dạng trong công tác giáo dục
của nhà trường;
Tạo ra sân chơi lành mạnh với không khí thoải mái, gần gũi, tự nhiên giúp học
sinh tự tin lĩnh hội kiến thức, trau dồi kỹ năng;
Đa dạng hóa hình thức giáo dục sẽ giúpHStự tháogỡnhữngkhókhăn trong mối
quan hệ tình yêu, tình dục cũng như giúp các em có thêm những kiến thức, kỹ năng ứng
xử trước những tình huống liên quan đến vấn đề SKSS xảy ra đối với học sinh trong nhà
trường, góp phần giúp các em biết quan tâm chăm sóc SKSS và phòng, chống xâm hại
tình dục cho mình và các bạn. (Xem phụ lục 7 đính kèm)
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

a. Hiệu quả kinh tế:
Việc tính toán để đưa ra một con số cụ thể về lợi ích kinh tế của sáng kiến ngành
giáo dục nói chung và sáng kiến này nói riêng thực sự rất khó khăn. Tuy nhiên với sáng
kiến này tôi có thể ước tính những lợi ích mà sáng kiến của tôi sẽ mang lại như:
- Sáng kiến đã đề xuất được các phương pháp mới trong tổ chức hoạt động ngoài
giờ lên lớp nói chung và hoạt động giáo dục giới tính, SKSS VTN và phòng, chống
XHTD nói riêng phù hợp với cơ sở vật chất của các trường phổ thông;
- Sáng kiến đã xây dựng được quy trình đa dạng hóa hoạt động giáo dục giới
tính, chăm sóc SKSS VTN; chống XHTD và chỉ rõ cách thức tiến hành nên có thể làm
tài liệu tham khảo cho các trường THPT khi muốn tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó học sinh có kiến thức chăm sóc và bảo vệ bản thân mình
đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.
- Giải pháp đa dạng hóa các hình thức giáo dục SKSS VTN và phòng, chống
XHTD cho học sinh THPT không đòi hỏi đầu tư cơ sở vật chất quá cầu kỳ, GV có thể tự
thiết kế nội dung, mô hình, tài liệu để phục vụ cho hoạt động giáo dục.
- Qua những kiến thức và các kỹ năng lĩnh hội được giúp các em giảm thiểu có
thai ngoài ý muốn dẫn đến những chi phí như nạo phá thai, chữa trị viêm nhiễm cơ quan

8


sinh dục, điều trị vô sinh... Đồng thời hạn chế tối đa chi phí chữa trị cho những bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục.
b. Hiệu quả xã hội:
- Giúp các em phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, đẩy lùi hậu quả đáng
tiếc của sự thiếu hiểu biết về SKSSVTN và phòng, chống XHTD góp phần thúc đẩy sự
phát triển của xã hội.
- Sự đa dạng những hình thức này có ý nghĩa lớn cả với nhà giáo dục và học sinh
đó là tạo hứng thú với hoạt động giới tính, SKSS; phòng, chống XHTD; gắn hoạt động
giáo dục với thực tiễn giúp HS hiểu biết một cách khoa học về bản thân, về SKSS VTN,

phòng, chống XHTD … nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh.
- Trên cơ sở phân tích,hệ thống hoá và kế thừa các lí thuyết về giáo dục giới tính,
SKSS; phòng, chống xâm hại tình dục, dự án đã bổ sung và làm sáng tỏ thêm khái niệm,
mục tiêu, nội dung, hình thức và quy trình một số phương pháp mới trong công tác tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần bổ sung cho lí thuyết về ngoài giờ
lên lớp ở THPT hiện nay.
- Xây dựng được quy trình đa dạng hóa các hoạt động giáo dục giới tính, SKSS
VTN; phòng, chống XHTD cho học sinh THPT với các bước cụ thể, rõ ràng về mục tiêu,
nội dung và hình thức tiến hành, phù hợp với mục tiêu giáo dục ngoài giờ lên lớp của
trường THPT Kim Sơn A.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
a. Điều kiện áp dụng:
- Sáng kiến có thể được áp dụng ở tất các các trường THPT và cũng có thể áp
dụng cho mọi đối tượng học sinh có thể theo quy mô lớp học, khối học hoặc toàn trường.
- Để áp dụng được sáng kiến này các nhà trường phổ thông chỉ cần đảm bảo đủ
điều kiện cơ sở ở mức cơ bản như: phòng học rộng, có máy chiếu, máy tính, Internet,
bảng phụ.
- Đảm bảo về đội ngũ giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên có kinh nghiệm của
các môn học như: Sinh học, Địa lý, GDCD …
b. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng tại trường THPT Kim Sơn A trong năm
học 2018 - 2019 và đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy, tôi nghĩ sáng kiến này có
thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường phổ thông.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Kim Sơn, ngày 05 tháng 05 năm 2019

9



XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

NGƯỜI NỘP ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Lệ Hằng

Vũ Thị Đào

10



×