Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Huong dan bau cu trong Doan.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.81 KB, 10 trang )

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Ban Chấp hành Thành phố Hà Nội
--------------- Hà Nội, ngày tháng năm 2006
Số: / HD - TNHN
Hớng dẫn
Công tác bầu cử của Đoàn
Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hớng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh; nhằm đảm bảo nguyên tắc trong công tác bầu cử của tổ chức Đoàn các cấp,
Ban Thờng vụ Thành Đoàn Hà Nội ban hành Hớng dẫn công tác bầu cử của Đoàn nh sau:
I. Nguyên tắc bầu cử:
1. Bầu cử bằng phiếu kín ở các cấp bao gồm:
- Bầu Ban Chấp hành (BCH)
- Bầu Ban Thờng vụ (BTV), Bí th, Phó Bí th
- Bầu Uỷ ban Kiểm tra (UBKT), Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT
- Bầu Đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (kể cả Đại biểu dự khuyết)
2. Bầu cử bằng hình thức biểu quyết (giơ tay) bao gồm:
- Bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội, Chủ tọa Hội nghị
- Bầu Ban Thẩm tra t cách đại biểu, Ban Kiểm phiếu
II. Quyền của đoàn viên và đại biểu Đại hội về ứng cử, đề cử
1.ứng cử:
Tất cả đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu vào BCH các cấp của Đoàn, dù đoàn
viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.
- Đoàn viên không phải là đại biểu của đại hội ứng cử vào BCH quận, huyện Đoàn và t-
ơng đơng trở lên phải có các điều kiện: chậm nhất là 15 ngày trớc khi đại hội phải gửi tới BCH
cấp triệu tập đại hội đơn xin ứng cử, bản khai lý lịch có xác nhận và bản nhận xét đánh giá qúa
trình tham gia hoạt động Đoàn của BCH cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.
- Đối với đoàn viên là đảng viên nếu tham gia ứng cử phải có sự đồng ý của chi bộ
nơi đoàn viên đó công tác.
- Tại Đại hội đoàn viên, mọi đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi
dự đại hội Đoàn cấp trên (trờng hợp đoàn viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằng
đơn). Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự


đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.
Tại Hội nghị BCH, Uỷ viên Ban Chấp hành (UVBCH) mỗi cấp có quyền ứng cử để
đợc bầu vào BTV, UBKT của cấp đó; Uỷ viên Ban Thờng vụ (UVBTV) có quyền ứng cử để
đợc bầu làm Bí th, Phó Bí th cấp đó; Uỷ viên UBKT có quyền ứng cử để bầu làm Chủ
nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT.
2. Đề cử:
1
- Đại biểu chính thức tại Đại hội Đoàn mỗi cấp có quyền đề cử đại biểu của đại hội
và đoàn viên không phải là đại biểu dự đại hội cấp mình tham gia BCH cấp đó (trờng hợp
đề cử cán bộ Đoàn ngoài tuổi đoàn viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc đề
cử đại biểu chính thức của đại hội vào danh sách bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
Khi đề cử đoàn viên không phải là đại biểu của đại hội tham gia BCH, ngời đề cử phải
báo cáo bằng văn bản về sơ yếu lý lịch, t cách của ngời đợc đề cử với Đoàn Chủ tịch đại hội
và văn bản có sự xác nhận đồng ý của ngời đợc đề cử.
- Đại biểu đại hội có quyền đề cử đại biểu của đại hội làm đại biểu cấp đó đi dự đại
hội Đoàn cấp trên.
- Tại đại hội đoàn viên các đoàn viên có quyền đề cử đoàn viên tại đại hội đi dự đại
hội Đoàn cấp trên,
BCH cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự BCH khoá mới, khi cần
thiết, hoặc theo yêu cầu của đại biểu đại hội thì Đoàn Chủ tịch đại hội trình bày danh sách
nhân sự do BCH khoá cũ chuẩn bị để đại hội tham khảo trớc khi tiến hành bầu cử BCH
khoá mới.
Tại Hội nghị BCH, UVBCH có quyền đề cử các UVBCH tham gia BTV; các
UVBCH, BTV có quyền đề cử các UVBTV để bầu Bí th, Phó Bí th.
III. Thủ tục bầu cử:
1. Lập danh sách bầu cử:
Danh sách bầu cử là danh sách những ngời ứng cử và đợc đề cử để đợc bầu vào các
cơ quan, các chức vụ lãnh đạo của Đoàn và đại biểu dự đại hội Đoàn cấp trên.
Đoàn Chủ tịch đại hội hoặc hội nghị tổng hợp danh sách những ngời ứng cử, đề cử;
báo cáo đại hội hoặc hội nghị biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.

Số lợng các thành viên trong danh sách bầu cử BCH, BTV nên có số d so với số lợng
cần bầu.
Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên ngời theo vần A, B,C hoặc sắp xếp theo khu vực đối
tợng.
2. Phiếu bầu:
Phiếu bầu in sẵn họ, tên những ngời có tên trong danh sách bầu cử, có đóng dấu
BCH ở bên góc trái phía trên phiếu bầu.
(Trong trờng hợp không có điều kiện in phiếu, thì ngời bầu tự viết họ, tên ngời
mình tín nhiệm trên một cỡ giấy thống nhất do Ban Kiếm phiếu phát ra, có đóng dấu
BCH cấp triệu tập)
- Phiếu bầu chia làm 2 loại:
+ Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu thừa so với số lợng đã đợc đại hội, hội nghị
quyết định; phiếu không bầu ai (phiếu trắng), phiếu xoá giữa hai dòng chữ ghi họ tên ngời
trong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu viết tên ngời ngoài danh sách bầu cử đã đợc đại
2
hội, hội nghị biểu quyết thông qua; phiếu có ký tên ngời bầu; phiếu không có dấu BCH cấp
triệu tập (trừ đại hội chi đoàn và liên chi đoàn).
+ Phiếu bầu hợp lệ: là phiếu không vi phạm các quy định trên.
(Trờng hợp số lợng định bầu là 01 ngời và danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội
nghị đã thông qua chỉ là một ngời thì phiếu gạch tên (phiếu không bầu ngời trong danh
sách bầu cử) vẫn là phiếu hợp lệ. Phiếu bầu thiếu so với số lợng đã đợc đại hội, hội nghị
quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.)
IV. Công tác chuẩn bị và tiến hành bầu cử:
1. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội
Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm chuẩn bị một số công việc sau:
- Chuẩn bị danh sách những đồng chí có đủ tiêu chuẩn để giới thiệu với đại hội để
bầu vào BCH; và bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên
- Cung cấp các tài liệu cần thiết để Đoàn Chủ tịch đại hội trả lời các vấn đề liên quan
đến t cách đại biểu, t cách ngời đợc giới thiệu tham gia BCH, và đại biểu đi dự đại hội
Đoàn cấp trên khi đại biểu đại hội yêu cầu.

2. Đoàn Chủ tịch:
2.1. Đoàn Chủ tịch là cơ quan điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đoàn Chủ tịch do BCH cấp triệu tập đại
hội chuẩn bị và giới thiệu tại đại hội; đại hội biểu quyết thông qua số lợng và danh sách
Đoàn Chủ tịch.
2.2. Số lợng Đoàn Chủ tịch đại hội ở các cấp nh sau:
- Cấp quận, huyện và tơng đơng từ 5-9 đồng chí.
- Cấp cơ sở từ 3-5 đồng chí.
- Chi đoàn từ 1-3 đồng chí.
2.3. Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ:
- Giới thiệu Đoàn Th ký đại hội; điều khiển đại hội theo chơng trình đã đợc đại hội
quyết định; hớng dẫn đại hội thảo luận, phê chuẩn các báo cáo của BCH, quyết định phơng
hớng, nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ tới và những vấn đề có liên quan; quyết định việc
lu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của đại hội.
- Lãnh đạo việc bầu cử của đại hội gồm các nội dung:
+ Hớng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lợng, cơ cấu BCH và đại
biểu dự đại hội Đoàn cấp trên. Lấy biểu quyết thông qua số lợng BCH khoá mới; Hớng dẫn
việc ứng cử, đề cử vào BCH khoá mới và đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên. Tổng hợp
danh sách ứng cử, đề cử, tiếp thu ý kiến xin rút và quyết định cho rút tên hay không cho rút
tên trong danh sách bầu cử.
+ Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua danh sách bầu cử BCH
khoá mới và đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
3
+ Giới thiệu số lợng, danh sách dự kiến bầu Ban Kiểm phiếu, Trởng Ban Kiểm phiếu
để đại hội biểu quyết, điều hành hoạt động của Ban Kiểm phiếu. Giải đáp những thắc mắc
của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình đại hội.
- Điều khiển thông qua Nghị quyết đại hội.
- Tổng kết, bế mạc đại hội.
3. Ban Thẩm tra t cách đại biểu

3.1. Ban Thẩm tra t cách đại biểu là cơ quan giúp việc cho đại hội, do Đoàn Chủ tịch
giới thiệu, Đại hội biểu quyết thông qua. Đối với đại hội toàn thể không bầu Ban Thẩm tra t
cách đại biểu. Việc xem xét t cách đại biểu do Đoàn Chủ tịch quyết định.
3.2. Số lợng Ban Thẩm tra t cách đại biểu:
- Cấp quận, huyện và tơng đơng từ 7-9 đồng chí.
- Cấp cơ sở từ 5-7 đồng chí .
3.3. Ban Thẩm tra t cách đại biểu có nhiệm vụ:
- Căn cứ vào kết quả tổng hợp danh sách đại biểu của BCH cấp triệu tập đại hội, tiêu
chuẩn và các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xét t cách đại biểu do Đoàn cấp dới bầu lên.
- Tổng hợp và báo cáo với đại hội về tình hình đại biểu.
- Giải quyết các đơn th tố cáo, khiếu nại về t cách đại biểu, về thực hiện các nguyên
tắc, thủ tục của cấp dới và tổng hợp trình đại hội những trờng hợp xét thấy không đủ t cách
đại biểu để đại hội xem xét quyết định.
- Hớng dẫn đại biểu đại hội thực hiện nghiêm túc nội qui, quy định của đại hội.
4. Ban Kiểm phiếu
4.1. Ban Kiểm phiếu do Đoàn Chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua, gồm
các đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử
4.2. Số lợng Ban Kiểm phiếu:
- Đại hội Đoàn cấp quận, huyện và tơng đơng từ 9-11 đồng chí.
- Đại hội cấp cơ sở từ 3-5 đồng chí; Đại hội chi đoàn từ 2-3 đồng chí.
4.3. Nhiệm vụ Ban Kiểm phiếu:
- Hớng dẫn nguyên tắc, thể lệ bầu cử; thủ tục và cách tiến hành bỏ phiếu.
- Phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu bầu.
- Xem xét tập thể báo cáo với Đoàn Chủ tịch hoặc đại hội quyết định những trờng hợp
vi phạm nguyên tắc bầu cử, hoặc khi có đơn th khiếu nại về bầu cử trong đại hội.
- Lập biên bản bầu cử, công bố kết quả bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho
Đoàn Chủ tịch đại hội, Đoàn Chủ tịch đại hội bàn giao cho BCH Đoàn khoá mới lu trữ theo
quy định.
Ngoài Ban Kiểm phiếu và đại biểu Đoàn cấp trên (đợc ủy quyền), không ai đợc đến
nơi Ban Kiểm phiếu làm việc.

4
IV. Bầu Đại biểu đI dự Đại hội Đoàn cấp trên
Đại biểu dự Đại hội Đoàn các cấp gồm Uỷ viên BCH cấp triệu tập đại hội, đại biểu
do Đại hội Đoàn cấp dới bầu, đại biểu do Đoàn cấp trên chỉ định.
1. Số lợng đại biểu
Số lợng đại biểu Đại hội Đoàn các cấp do BCH cấp triệu tập đại hội quyết định, cụ thể
nh sau:
- Đoàn cơ sở: Đối với Đoàn cơ sở có dới 150 đoàn viên nhất thiết phải tổ chức đại
hội đoàn viên (đối với trờng hợp khó khăn đặc biệt về điều kiện tổ chức Đại hội đoàn viên
thì tổ chức đại hội đại biểu nếu đợc cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì số lợng đại
biểu triệu tập từ 60 - 80 đại biểu).
+ Đoàn cơ sở có đủ điều kiện trên 150 đoàn viên thì tiến hành đại hội đại biểu: số l-
ợng đại biểu triệu tập từ 80 - 120 đại biểu.
- Cấp quận, huyện và tơng đơng: Số lợng đại biểu triệu tập từ 120 - 200 đại biểu.
2. Bầu đại biểu dự đại hội Đoàn cấp trên:
Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên phải bầu đúng số lợng đại biểu theo phân bổ
của Đoàn cấp trên; không đợc bầu qúa số lợng quy định.
Bầu đại biểu chính thức trớc, bầu đại biểu dự khuyết sau. Bầu lần thứ nhất cha đủ số l-
ợng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định. Nếu đại
hội tiếp tục bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lợng định bầu thì báo cáo để Đoàn cấp trên và BCH
Đoàn cấp triệu tập đại hội quyết định.
3. Triệu tập đại biểu dự đại hội:
Đại biểu là Uỷ viên BCH cấp triệu tập đại hội, đại biểu đợc đại hội đoàn viên hoặc đại
hội đại biểu cấp dới bầu và đại biểu chỉ định.
BCH cấp triệu tập đại hội không đợc triệu tập những đại biểu không bầu cử đúng
nguyên tắc, đại biểu (cả đơng nhiên và đại biểu bầu) bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kỷ luật của
Đoàn, Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội khác mà đại biểu đó là thành viên) mà cha
đợc công nhận tiến bộ (theo mục 5, điều 7 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).
- Tại đại hội đoàn viên không đợc triệu tập đến đại hội những đoàn viên bị đình chỉ sinh
hoạt đoàn; đoàn viên bị tạm giam, bị truy tố trớc pháp luật.

- Đối với đại biểu đợc bầu đi dự đại hội Đoàn cấp trên, trớc thời gian diễn ra đại hội 15
ngày chuyển công tác khác, BCH cấp triệu tập đại hội không triệu tập dự đại hội cấp đó (triệu
tập đại biểu dự khuyết sau khi có đề nghị của BCH cấp dới để đảm bảo số lợng đại biểu dự đại
hội).
4. Thay thế và chỉ định đại biểu
Việc cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức do BTV cấp triệu tập đại hội
quyết định. Đại biểu chính thức dự đại hội Đoàn cấp trên vắng mặt trong suốt thời gian diễn ra
đại hội hoặc đã chuyển công tác khác thì BCH cùng cấp cử đại biểu dự khuyết thay thế.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×