Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.3 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LẠI THỊ DIỆU LINH

PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I
TR¦êNG N¦íC T¹I VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LẠI THỊ DIỆU LINH

PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I
TR¦êNG N¦íC T¹I VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THU HẠNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lại Thị Diệu Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC.....................8
1.1.

Tổng quan về ô nhiễm môi trường nước và kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước......................................................................8


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về ô nhiễm môi trường nước...............................8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.............12
1.2.

Những vấn đề lý luận của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước................................................................................16

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước.........................................................................................16
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước.........................................................................................20
1.3.

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại một số
quốc gia Châu Á.................................................................................36

1.3.1. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Nhật Bản.............................36
1.3.2. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Trung Quốc.........................37
1.3.3. Một số gợi mở đối với pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước tại Việt Nam....................................................................39
Kết luận chương 1.........................................................................................42


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................43
2.1.

Đánh giá thực trạng các quy định về trách nhiệm của Nhà
nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và thực tiễn

thi hành tại Việt Nam hiện nay.........................................................43

2.1.1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước..........................................................43
2.1.2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước
.............................................................................................................46
2.1.3. Cấp phép xả thải..................................................................................50
2.1.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.........55
2.1.5. Công tác thanh tra thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm....................58
2.2.

Đánh giá thực trạng các quy định về nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và
thực tiễn thi hành tại Việt Nam hiện nay........................................66

2.2.1. Thực hiện đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
.............................................................................................................67
2.2.2. Đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải...................................68
2.2.3. Sự tham gia, giám sát và tham vấn của cộng đồng vào công tác
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước....................................................70
Kết luận chương 2.........................................................................................73
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM.............................74
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước
tại Việt Nam........................................................................................74

3.2.


Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại
Việt Nam.............................................................................................76


3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của
Nhà nước và nâng cao hiệu quả thi hành các quy định về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước.............................................................76
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân và nâng cao hiệu quả thi hành các quy định về
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước....................................................82
Kết luận chương 3.........................................................................................85
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường

KSONMTN:

Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước

NEP:

Chương trình môi trường Liên hợp quốc


ONMTN:

Ô nhiễm môi trường nước

QCVN:

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thống kê công tác thanh tra, xử lý vi phạm
pháp luật về BVMT ở cấp Trung ương giai
đoạn 2011-2014

60



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước chiếm ¾ diện tích trái đất, trong đó chứa đến 97% là là nước mặn
ở các đại dương, 3% còn lại thì có khoảng 99% là nước ngọt ở dạng băng đá
và tuyết, chỉ có khoảng 1% lượng nước ngọt là nước mặt dùng để duy trì sự
sống. Như vậy, lượng nước ngọt còn lại là một lượng rất nhỏ để phục vụ cho
đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi con người trong cuộc sống
thường nhật. Bên cạnh đó, nước sạch cũng là một mắt xích quan trọng quyết
định đến sự phát triển đối với hoạt động công nghiệp và nông nghiệp, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia.
Trên thế giới, theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc chỉ ra rằng giai đoạn 1990 – 2010, môi trường nước của hơn 50% các
dòng sông ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm hữu cơ, đồng thời,
nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng 1/4 các con sông ở châu Mỹ
Latinh, 10 - 25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh
hưởng bởi ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn là do việc xả nước thải, chất thải, rác
thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Ở các ao, hồ, sông và kênh dẫn nước
thải, vấn đề ô nhiễm dinh dưỡng đang làm cho chất lượng nước thay đổi theo
chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một trong những hậu quả chính
của vấn đề này là hiện tượng phú dưỡng, xảy ra khi dư thừa các chất dinh
dưỡng trong môi trường nước. Sự dư thừa các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự
phát triển của các loài tảo, rong, rêu, thực vật phù du trong nước, dẫn đến
thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ôxy hòa tan, giảm số lượng cá thể cá và các quần thể
động vật khác. Theo thống kê trong Báo cáo của UNEP, trung bình mỗi năm
có khoảng 3,4 triệu người chết tại 3 châu lục do các bệnh liên quan đến vi
sinh vật gây bệnh có trong nước mặt như dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu

1



chảy, viêm gan… và ước tính khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 164
triệu ở châu Phi, 134 triệu người ở châu Á có nguy cơ lây nhiễm các bệnh
trên. Cũng theo UNEP cảnh báo, hơn 300 triệu người ở 3 châu lục trên
đang có nguy cơ mắc các bệnh dịch tả và thương hàn do tình trạng ô nhiễm
nguồn nước [44].
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc,
nhưng ngược lại Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia thiếu nước. Bên cạnh
đó, môi trường nước đang bị suy thoái nghiêm trọng do tình trạng khai thác
quá mức và ô nhiễm đang gia tăng mất kiểm soát. Có thể kể đến các đoạn
sông bị ô nhiễm nghiêm trọng như: sông Kỳ Cùng; sông Hiến; sông Bằng
Giang; sông Hồng đoạn qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc; sông Cầu đoạn qua Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh; sông Ngũ Huyện Khê; sông Nhuệ - Đáy;
sông Vàm Cỏ Đông;… Hay những năm gần đây, chúng ta không thể không
nhắc đến việc Công ty cổ phần TNHH Vedan Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho dòng sông Thị Vải và Công ty TNHH Hưng Nghiệp Fosmosa xả
thải vượt quá cho phép gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt vào tháng
04/2016 tại vùng biển các tỉnh miền Trung. Không phải là quốc gia ngoại lệ
đứng ngoài trong công cuộc bảo vệ môi trường nước. Việt Nam đã tạo ra
hành lang pháp lý và từng bước sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích hoàn thiện
pháp luật để phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường
nước hiệu quả nhất. Có thể kể đến hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay như sau: Luật bảo vệ môi
trường 2014; Luật tài nguyên nước 2012; Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật môi trường về nước mặt, nước ngầm, nước biển, nước thải chế biến
thủy hải sản, nước thải sinh hoạt,…; Các quy định về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải; Các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường; …. Tuy vậy, hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

2



trường nước vẫn còn bất cập, hạn chế. Thể hiện ở sự chồng chéo giữa các
quy định pháp luật, chồng chéo về trách quản lý của cơ quan Nhà nước,
chưa có hệ thống pháp luật thống nhất về kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, khi thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước còn có
những khó khăn trong hoạt động đánh giá hiện trạng môi trường, hoạt động
quan trắc, hoạt động cấp giấy phép xả thải, hoạt động khắc phục ô nhiễm,
hoạt động ứng phó sự cố, hoạt động xử lý vi phạm; …
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước tại Việt Nam hiện nay” với mong muốn đóng góp một phần
trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Với mục tiêu bảo vệ,
gìn giữ môi trường nước không bị ô nhiễm đảm bảo cho sự phát triển ổn định
và bền vững kinh tế - xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xoay
quanh vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường
nước. Có thể kể đến như sau:
Nguyễn Anh Tuấn (2012), Pháp luật về kiểm soát hoạt động gây ô
nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;
Trần Thị Hà My (2015), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ
luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;
Tiêu Thị Hà (2010), Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật;
Nguyễn Thị Hải Hạnh (2007), Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
ở cấp phường và vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường


3


nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ ngành lý
luận và lịch sử nhà nước pháp luật;
Hồ Anh Tuấn (2016), Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước
trong khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Thị Phương (2010), Pháp luật tài nguyên nước Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường, Luận văn thạc sĩ kinh tế;
Đinh Phượng Quỳnh (2011), Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ ngành Lý luận lịch sử nhà
nước và pháp luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu các
vấn đề lý luận của pháp luật bảo vệ môi trường và đánh giá, phân tích thực
trạng của pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước
tại từng khu vực nói riêng. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách độc lập so với pháp luật bảo vệ
môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng, chỉ xem công tác
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước là một bộ phận của hoạt động bảo vệ môi
trường thông qua trách nhiệm của Nhà nước và nghĩa vụ của các tổ chức, cá
nhân trong xã hội. Do vậy, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm cung cấp các vấn đề lý luận cơ bản của
pháp luật, thực trạng của các quy định pháp luật và đưa ra định hướng, giải
pháp để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi
hành các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; đánh giá những khó khăn, vướng


4


mắc, hạn chế của quy định pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp
luật đó. Đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
tại Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả sẽ phải đạt được các
mục tiêu cụ thể như sau:
- Làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước; so sánh với pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước của một số nước Châu Á có tương đồng về điều kiện phát
triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên để rút ra được những ưu điểm để Việt
Nam có thể học hỏi.
- Phân tích, đánh giá trúng, đúng thực trạng các quy định pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước của Việt Nam hiện nay; cũng như những
thành tựu đạt được và những hạn chế, bất cập, vướng mắc, khó khăn của thực
trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật đó.
- Trên cơ sở đó, đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành của các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; thực trạng và thực
tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ có hạn, luận văn tập trung
nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường nước mặt tại Việt Nam hiện nay.

5


5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
Nhà nước và Pháp luật đồng thời dựa trên những lý luận của bộ môn Lý luận
chung về nhà nước và pháp luật.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích: là phương pháp được sử dụng để chia tách đề
tài thành các mặt, các vấn đề, các khía cạnh khác nhau để từ đó chọn lọc các
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. Cụ thể: phương pháp phân tích được sử
dụng để làm sáng tỏ các quy định của Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước tại Việt Nam;
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này giúp liên kết các mặt, các
vấn đề, các khía cạnh từ các thông tin thu thập được thành một chỉnh thể
thống nhất đầy đủ và sâu sắc;
- Phương pháp so sánh: phương pháp này sẽ được sử dụng để so sánh
quy định của Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
và một số Quốc gia Châu Á. Từ đó, làm nổi bật những hạn chế, bất cập cần
hoàn thiện và sửa đổi của Pháp luật Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận: luận văn là công trình chuyên khảo góp phần
xây dựng có hệ thống những vấn khái niệm, đặc điểm cơ bản về kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
Thông qua những định hướng và đề xuất giải pháp đề tài nghiên cứu sẽ đóng
góp một phần để hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận về pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước.

- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: luận văn sẽ góp một phần để hoàn thiện
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước thông qua việc đưa ra những

6


định hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay và nâng cao hiệu quả thi
hành của các quy định pháp luật này. Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và
danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
và thực tiễn thi hành tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam hiện nay.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Tổng quan về ô nhiễm môi trường nước và kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về ô nhiễm môi trường nước
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ô nhiễm môi trường nước
Theo Hiến chương châu Âu về nước:
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho
con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và
các loài hoang dã.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường của Bang New South Wales của
Úc (NWS EPA):
Ô nhiễm nước nghĩa là sự có mặt của bất kỳ chất nào trong
nguồn nước từ đó làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học
của nước. Ô nhiễm nước cũng bao gồm các trường hợp các chất có
mặt trong nước do rơi xuống, chảy xuống, được rửa, được thổi hoặc
được thấm vào nguồn nước (ví dụ đất có thể được rửa trôi vào trong
nguồn nước [16, tr.59].
Theo Wikipedia tiếng Việt:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.

8


Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định:
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất
hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiểu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật [27, Điều 2, Khoản 14].
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu ô nhiễm môi trường nước

một cách đầy đủ như sau: Ô nhiễm môi trường nước là sự xuất hiện của các
chất lạ làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước khiến cho
nước nhiễm bẩn; gây hại đến con người trong hoạt động sinh hoạt thường
nhật và hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; gây hại đến động vật,
thực vật và làm giảm độ đa dạng sinh học tại môi trường nước.
Vậy, ô nhiễm môi trường nước có những đặc điểm như sau: có sự xuất
hiện của chất lạ độc hại làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
nước; dẫn đến tình trạng nguồn nước bị nhiễm độc làm ảnh hưởng xấu đến
con người, sinh vật.
1.1.1.2. Phân loại nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Có rất nhiều cách để phân loại nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. Tùy
thuộc vào tính chất, đặc điểm của mỗi loại nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
mà phân loại theo các cách dưới đây:
Căn cứ theo tính chất của các nguồn gây ô nhiễm: có thể phân loại
thành ô nhiễm môi trường nước do tự nhiên và ô nhiễm môi trường nước do
nhân tạo.
Ô nhiễm môi trường nước do tự nhiên là ô nhiễm môi trường nước
được gây ra do hậu quả của thiên tai như: mưa bão, lũ lụt, động đất, núi lửa,
sóng thần…. Khi thiên tai xảy ra sẽ đưa một lượng lớn các chất thải, xác động
vật, xác thực vật,… vào môi trường nước gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ô nhiễm
môi trường nước do tự nhiên thường xảy ra không thường xuyên và không

9


phải là nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn ô nhiễm môi trường nước và suy
thoái chất lượng nước.
Ô nhiễm môi trường nước do nhân tạo là sự ô nhiễm môi trường nước
do các hoạt động của con người gây ra, phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, hoạt
động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp và từ các hoạt

động kinh tế xã hội khác. Có thể kể đến như: ô nhiễm môi trường nước từ
hoạt động sinh hoạt là nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người,
đó là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa…
của các khu vực dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ, thường nước
thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên và không qua xử lý;
ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động sản xuất công nghiệp là nước được
thải ra do hoạt động sản xuất công nghiệp; ô nhiễm nước từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp xuất phát từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ....
trong quá trình trồng trọt của người nông dân dẫn đến tình trạng dư lượng
thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây ô nhiễm môi trường nước hay nước thải từ chuồng
trại chăn nuôi thường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng ni tơ, phốt pho
lớn và nhiều vi khuẩn gây bệnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
môi trường nước; ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội khác có thể kể đến
hoạt động y tế, du lịch, giao thông.... cũng là một nguyên nhân. Ô nhiễm do
nhân tạo là nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn ô nhiễm và suy thoái chất
lượng nước trên toàn thế giới.
Căn cứ theo tiêu chí các nguồn gây ô nhiễm: có thể phân loại thành ô
nhiễm nước do các ion hòa tan và ô nhiễm nước do các chất hữu cơ.
Ô nhiễm nước do các ion hòa tan là sự ô nhiễm nước gây ra bởi các
chất dinh dưỡng (N, P), sulfat (SO4 2-), clorua (Cl-), các kim loại nặng (Hg, Cr,
Pb, Mn, As….)
Ô nhiễm nước do các chất hữu cơ là sự ô nhiễm nước gây ra bởi các

10


chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Cacbonhidrat, Protein, chất béo), dầu
mỡ (Hidrocacbon), các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, giun sán) [23].
Căn cứ theo tiêu chí khả năng xác định vị trí và quy mô của các nguồn
gây ô nhiễm: có thể phân loại thành ô nhiễm điểm và ô nhiễm diện.

Ô nhiễm điểm là ô nhiễm được gây ra bởi một nguồn thải độc lập, khi ô
nhiễm xảy ra chúng ta có thể thể dễ dàng xác định được vị trí của nguồn thải
gây ra ô nhiễm này, ví dụ như đường ống cống thải của nhà máy, nước thải từ
một cụm làng nghề,……
Ô nhiễm diện là ô nhiễm được gây ra bởi các dòng chảy tự nhiên của
nước mưa, trong quá trình vận động lưu thông tự nhiên của dòng nước mang
theo các chất ô nhiễm vào các vùng nước tự nhiên như: sông, hồ, ao, kênh,
rạch và các vùng nước ven biển. Ví dụ, sự chảy tràn của dòng nước mang các
chất gây ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp như dư lượng thuốc trừ sâu, phân
bón hóa học; từ các hoạt động sinh hoạt của con người như các loại dầu mỡ,
chất độc hóa học; từ hoạt động chăn nuôi như các chất thải của động vật …..
1.1.1.3. Những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường nước gây ra cho con
người và sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự gia tăng nhanh về dân số
gây áp lực nặng nề đến tài nguyên nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước
diễn ra càng ngày càng trầm trọng cả về mức độ và quy mô gây ảnh hưởng rất
lớn đến nhiều vấn đề trong xã hội, có thể kể đến như:
Thứ nhất, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con
người: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng do môi trường nước bị nhiễm vi
trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen,
Cadimi, thủy ngân,...) thông qua hai con đường: một là nguồn thức ăn bị
nhiễm các chất gây ô nhiễm trong quá trình nuôi trồng, chế biến; hai là con
người tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt và

11


sản xuất. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước hại gây nên các bệnh bệnh
ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh AntaiAntai, bệnh viêm gan A, bệnh tả, bệnh
đường tiêu hóa và các bệnh ngoài da....

Thứ hai, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến phát triển kinh
tế: Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của một
quốc gia bởi sự tác động của nó đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, sự tăng
trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng thiệt hại nặng nề do ô nhiễm mỗi trường
gây ra. Ô nhiễm môi trường nước gây những thiệt hại kinh tế không nhỏ trong
hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi
trồng thủy sản bởi hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn nước, khi nguồn nước ô nhiễm thủy sản không thể sinh sống
dẫn đến chết hàng loạt. Ô nhiễm môi trường nước gây áp lực lên nền kinh tế
bởi những chi phí phải chi trả để giải quyết ô nhiễm môi trường, bởi những
chi phí phải chi trả để xây dựng hệ thống y tế chữa trị các bệnh do ô nhiễm
môi trường nước gây ra,…
Thứ ba, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội: Ô nhiễm môi trường
nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến sự phát triển của
nền kinh tế bởi phải chi trả những chi phí rất lớn để khắc phục những hậu quả
do ô nhiễm môi trường nước gây ra như: cần chi phí lớn để khắc phục và xử
lý ô nhiễm môi trường nước; cần chi phí lớn để đầu tư cho giáo dục, y tế;….
Từ nền kinh tế kém phát triển, sẽ dễ gây ra tình trạng nghèo đói, sự phân hóa
giàu nghèo diễn ra nhanh chóng dẫn đến những căng thẳng trong các mối
quan hệ xã hội. Do vậy, xã hội sẽ kém phát triển bởi sự gia tăng bạo lực giữa
các mối quan hệ trọng xã hội, gia tăng tệ nạn xã hội,…
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
1.1.2.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng trong
quản lý môi trường. Nó bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải vào

12


không khí, nước và đất. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và

giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả”[45].
Theo Khoản 18, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Kiểm soát ô
nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm”.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ chính thống nào về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước. Chỉ có định nghĩa chung về kiểm soát ô
nhiễm. Do vậy, ta có thể hiểu kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo nghĩa
đầy đủ như sau: Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước là hoạt động phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường nước. Kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước nhằm kiểm soát các chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường nước, với mục tiêu không cho các chất gây ô nhiễm được
tiếp xúc với môi trường nước hoặc làm cho các chất gây ô nhiễm trở thành
vô hại trước khi tiếp xúc với môi trường nước. Mục đích cuối cùng của kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước là bảo vệ môi trường nước và bảo vệ hệ sinh
thái tồn tại ở môi trường nước.
1.1.2.2. Sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
Như chúng ta đã biết nước đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
sinh hoạt thường nhật của con người và trong các hoạt động kinh tế của đất
nước; nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của con người như: ăn uống, tắm
rửa, dịch vụ giải trí… đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe
của con người; nước phục vụ cho hoạt động kinh tế như hoạt động sản xuất
công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, hoạt động du lịch,… Tuy nhiên, vấn nạn ô
nhiễm nước lại đang xảy ra hàng ngày hàng giờ trên toàn thế giới với tính
chất và mức độ rất nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn ô nhiễm
nước là việc tiếp xúc của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của con người với môi trường. Bởi vậy, phải
có các biện pháp để không cho các chất thải chứa các chất gây ô nhiễm được

13



tiếp xúc với môi trường nước hoặc làm các chất gây ô nhiễm trở thành vô hại
trước khi tiếp xúc với môi trường nước, trong trường hợp các chất gây ô
nhiễm đã tiếp xúc với môi trường nước thì phải ngay lập tức phát hiện và thực
hiện các biện pháp để xử lý ô nhiễm để trả lại môi trường nước có chất lượng
giống với môi trường nước trước khi tiếp nhận các chất thải có chứa chất gây
ô nhiễm, đảm bảo được hệ sinh thái thủy sinh sống tại môi trường nước vẫn
tồn tại và phát triển.
Do đó, thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường nước là rất cần thiết để
bảo vệ môi trường nước và giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.
1.1.2.3. Đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
Như phân tích ở trên, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước có thể coi là
then chốt, chìa khóa để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước và bảo
vệ môi trường nước. Vây, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước có những đặc
điểm như sau:
Về chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước: Trách nhiệm và
nghĩa vụ bảo vệ môi trường nước không thuộc về riêng bất cứ một chủ thể
nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội, toàn cộng đồng. Bởi vậy, trách nhiệm
và nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm nước cũng thuộc về toàn xã hội.
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm hoạch định, ban hành các chính sách,
quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước và tổ chức thực hiện các quy định
đó một cách hiệu quả; đánh giá hiện trạng tài nguyên nước; xây dựng và thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước; quản lý nguồn thải
và cấp giấy phép xả thải; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;…
Tổ chức, cá nhân trong xã hội có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước; thực hiện các biện pháp
nhằm bảo vệ chất lượng, trữ lượng nước trong quá trình khai thác và sử dụng

14



nguồn nước; xây dựng kế hoạch và thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn, xử lý ô nhiễm môi trường nước kịp thời thông qua việc thực hiện nghĩa
vụ đánh giá tác động môi trường, đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải, tham gia và tham vấn vào công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước….
Về mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước: kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm trữ lượng, chất
lượng của các nguồn nước, phòng chống và khắc phục triệt để các hành vi gây
ô nhiễm nước để bảo vệ môi trường nước, gìn giữ và phát triển sự đa dạng
sinh học tồn tại ở môi trường nước.
Về nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước: công tác KSONMTN
gồm các công việc như sau: phòng ngừa ONMTN, phát hiện ONMTN, ngăn
chặn ONMTN và xử lý ONMTN. Và có thể chia thành ba công đoạn cụ thể để
thực hiện kiểm soát ô nhiễm nước như sau: công đoạn
“phòng ngừa ô nhiễm”, công đoạn “phát hiện – ngăn chặn ô nhiễm”,
công đoạn “xử lý – phục hồi ô nhiễm”. Đặc biệt, cần quan tâm và chú trọng
tới công đoạn “phòng ngừa ô nhiễm” bởi đây là công đoạn thực hiện việc xử
lý các chất gây ô nhiễm có trong nguồn thải không cho chúng tiếp xúc với
môi trường nước hoặc triệt tiêu khả năng gây ô nhiễm của chúng trước khi
tiếp xúc với môi trường nước. “Phòng ngừa ô nhiễm” là công đoạn đầu tiên
và rất quan trọng vì khi đó chưa phát sinh ô nhiễm nên chúng ta không cần
kiểm soát chặt chẽ để không phát sinh tình trạng ô nhiễm, không phải xử lý
hậu quả nặng nề do ô nhiễm gây ra.
Về nguyên tắc của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước: kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước được thực hiện dựa trên hai nguyên tắc chung cơ bản sau:
Nguyên tắc chung một: Ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm
không cho tiếp cận với nguồn nước và các chất đó phải được xử lý
thấu đáo, không còn khả năng gây ô nhiễm nước trước khi đi vào
nguồn nước


15


Nguyên tắc chung hai: Mọi quy trình xử lý phải đảm bảo kết
quả cuối cùng là chất lượng nước sạch hỗ trợ cho cuộc sống của cá
và các sinh vật dưới nước; đảm bảo sinh kế bền vững và các giá trị
hỗ trợ cuộc sống của con người [16, tr.60].
Về biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước: kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước đang trở thành nhu cầu bức thiết để bảo vệ môi
trường, giảm thiểu ô nhiễm và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Do đó, cần phải có sự áp dụng các giải pháp một các tổng thể, chặt chẽ và
hoàn chỉnh. Cụ thể, cần áp dụng khoa học công nghệ phù hợp để ngăn chặn,
phát hiện và xử lý ô nhiễm kết hợp xây dựng hệ thống các quy định pháp luật
chuyên biệt để kiểm soát được ô nhiễm triệt để và hiệu quả. Khi kết hợp khoa
học công nghệ, chính sách pháp luật, công cụ kinh tế và có hệ thống quản lý,
giám sát một cách đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng thì công tác KSONMTN
mới đạt hiệu quả.
1.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể nào của pháp luật về kiểm soát
ô nhiễm môi trường nước trong quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên,
từ định nghĩa về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường nêu trên
và khái niệm mang tính phổ quát về pháp luật nói chung, có thể định nghĩa về
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước như sau: Pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm nước là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được
nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý
và ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước, bao gồm các quy định pháp luật về


16


trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như nghĩa vụ của các
tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý và ngăn chặn ô
nhiễm nhằm mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn nước.
1.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước là hệ thống các quy
tắc xử sự chung do đó mang đầy đủ những đặc điểm của một hệ thống pháp
luật nói chung, ngoài ra sẽ mang những đặc điểm riêng biệt để thể hiện đầy đủ
tính chất của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Do đó, pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước sẽ có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất là, pháp luật về KSONMTN là công cụ để kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước và bảo vệ môi trường nước, là hệ thống quy tắc xử sự có tính
chất bắt buộc nhằm điều tiết hành vi của các chủ thể trong xã hội để kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước được hiệu quả. Với mục đích cuối cùng ngăn chặn
không cho các chất gây ô nhiễm tiếp xúc với nguồn nước và đảm bảo chất lượng
nước sau khi xả thải vẫn duy trì được sự sống của hệ sinh thái hiện tại.
Thứ hai là, pháp luật về KSONMTN được xây dựng dựa trên cơ sở nền
tảng khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm nước. Khoa học công nghệ là một công
cụ cần thiết bậc nhất trong công tác KSONMTN bởi mỗi loại nước thải khác
nhau được thải ra từ các nguồn khác nhau chứa các chất gây ô nhiễm khác nhau
nên phải có công nghệ phù hợp để xử lý từng loại nước thải đúng cách đảm bảo
không còn khả năng gây ô nhiễm khi tiếp xúc với nguồn nước. Ngoài ra, để
KSONMTN được chính xác và hiệu quả buộc chúng ta phải áp dụng khoa học
công nghệ để thống kê và xây dựng một hệ thống số liệu đầy đủ hoàn thiện về
số lượng và chất lượng nước tại từng khu vực và toàn Quốc gia.
Thứ ba là, Pháp luật về KSONMTN quy định trách nhiệm của cơ quan
nhà nước nhà để đảm bảo kiểm soát ô nhiễm môi trường nước được hiệu quả.


17


×