Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT DẠ DÀY VÀ KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.19 KB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
VÀ KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỘ TUỔI TỪ 30-50 Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
2019


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người cũng không
ngừng được nâng lên, nhất là vấn đề về sức khỏe bệnh tật cũng dần được
cải thiện. Có nhiều bệnh đã hạn chế đi nhưng cũng có những bệnh vẫn dai
dẳng chưa chữa được một cách triệt để dẫn đến mạn tính, hay gây ra biến
chứng nặng hơn có khi tử vong.
Mỗi lứa tuổi khác nhau thì tình trạng bệnh tật cũng khác nhau. Đặc
biệt ở lứa tuổi 30-50 là lứa tuổi cơ thể dần trở nên lão hóa, họ mải mê với
công việc lại ít chú trọng đến sức khỏe của mình. Vì thế đây là độ tuổi dễ
mắc các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Các bệnh về tiêu hóa dễ
thấy nhất vì bộ máy tiêu hóa giúp cung cấp năng lượng hàng ngày cho
chúng ta và những vấn đề về tiêu hóa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe mà ta
nhận thấy được. Nổi bật trong các bệnh về tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi 3050 đó là bệnh loét dạ dày tá tràng.
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng như ở
các nước khác trên thế giới. Bệnh hay gặp ở dộ tuổi trên 30 nhưng cũng
có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tần suất bệnh tiến triển theo thời gian và thay
đổi tùy theo nước, hoặc là theo khu vực, đây cũng là căn bệnh khá phổ
biến ở các nước đang phát triển. Loét tá tràng có xu hướng tăng ước tính
tỉ lệ bệnh gia tăng mỗi năm là 0,2%, và hiện nay tỉ lệ loét tá tràng/loét dạ
dày là 2/1, đa số gặp ở nam giới. Có khoảng 10-15% dân chúng trên thế
giới bị bệnh loét dạ dày tá tràng. ở Anh và ở úc là 5,2 - 9,9%, ở Mỹ là 5 10%. Hiện nay có khoảng 10% dân chúng trên thế giới bị loét dạ dày tá
tràng. Ở Việt Nam tình hình bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, tá tràng
cũng đang có chiều hướng gia tăng, chiếm tỉ lệ khoảng 26% và thường
đứng đầu trong các bệnh về tiêu hóa.




Bệnh loét dạ dày tá tràng đã có từ thời cổ đại và vẫn tồn tại cho tới
ngày nay. Có rất nhiều vấn đề và nhiều câu hỏi đặt ra về bệnh loét dạ dày
tá tràng, trong số đó thì vấn đề quan trọng ở đây là làm thế nào để hạn chế
được bệnh và phòng bệnh thế nào để không bị mắc bệnh. Chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu cụ thể thực trạng bệnh loét dạ dày tá tràng thế nào và biện
pháp hạn chế phòng ngừa bệnh này nhất là ở lứa tuổi 30-50 góp phần vào
việc hạn chế bệnh tật nói chung và bệnh loét dạ dày tá tràng nói riêng cho
cộng đồng dân cư.

Mục tiêu:
1. Thực trạng mắc bệnh loét dạ dày- tá tràng của người dân ở độ tuổi
30-50 của người dân Thành phố Thái Bình năm 2013.
2. Kiến thức phòng bệnh loét dạ dày- tá tràng của người dân độ tuổi
30-50 của người dân Thành phố Thái Bình.


I. TỔNG QUAN
Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh thường gặp ở nước ta và trên thế
giới. Tỷ lệ này ở các nước khoảng từ 5-10% dân số. Ở Việt Nam qua điều
tra lâm sàng thấy có khoảng từ 5-7% dân số có triệu chứng bệnh loét.
Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, gần đây tỷ lệ mắc ở nam có xu
hướng giảm và ở nữ có xu hướng tăng. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ
nam/nữ có sự chênh lệch lớn hơn ở các nước phát triển (ở Hong Kong là
4/1, Ấn Độ là 18/1, Đan Mạch là 2/1, Thụy Điển là 1,4/1, Mỹ là 1/1).
Loét tá tràng thường gặp hơn loét dạ dày (ở Bangladesh là 9/1, ở Anh,
Mỹ, Hong Kong là 4/1, Singapore là 2/1). Nhưng ở Nhật Bản tỷ lệ loét dạ
dày cao hơn là loét tá tràng. Gần đây loét tá tràng có xu hướng giảm
nhiều hơn so với loét dạ dày.

Loét tá tràng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng loét dạ dày thường gặp ở người
trung niên (30-50 tuổi) và người già. Tuổi trung bình của bệnh nhân loét
dạ dày cao hơn so với loét tá tràng từ 10-20 tuổi.
Ở Việt Nam bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng hay tiến triển vào mùa rét
hoặc khi chuyển giao thời tiết giữa các mùa trong năm.
1.1. Khái niệm về viêm loét dạ dày-tá tràng
Viêm loét dạ dày-tá tràng mạn tính là bệnh diễn biến có tính chất chu
kỳ. Crawford J.M cho rằng: “Một người bị loét dạ dày tá tràng thì hầu
như suốt đời là bệnh nhân loét”. Tuy nhiên quan điểm này đã có sự thay
đổi ở nhóm bệnh nhân mà nguyên nhân gây loét chủ yếu do nhiễm xoắn
khuẩn H.Pylori và sự diệt trừ H.Pylori có thể dẫn đến khỏi loét ở một số
cá thể.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng
người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các
vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm
hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang


vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá
tràng đều bị viêm.
1.2. Bệnh sinh
Một số cơ chế bệnh sinh như sau:
1.2.1 Pepsine:
Được tiết ra dưới dạng tiền chất pepsinnogene dưới tác động của acid
HCL biến thành pepsine hoạt động khi pH <3, 5 làm tiêu hủy chất nhầy
và collagen.
1.2.2. Sự phân tán ngược của ion H+:
Tiến trình loét được khởi phát do tăng tiết HCL do lượng tế bào thành
quá nhiều hoặc quá hoạt động, do đó lượng dịch vị cơ bản hoặc sau kích
thích rất gia tăng, sự phân tán ngược và sự đi vào của ion H+ làm thương

tổn thành dạ dày và gây ra loét; do đó làm trung hòa ion H+ đã làm giảm
tỉ lệ loét rất nhiều. Nguy cơ loét càng cao khi sự tiết acid càng nhiều.
1.2.3. Yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày
Hàng rào niêm dịch: để chống lại sự tấn công của ion H+, yếu tố chính
là lớp niêm dịch giàu bicarbonate tạo bởi glycoprotéine có chứa các
phospholipides không phân cực, nằm trên bề mặt của lớp gel này có tính
nhầy đàn hồi. Khi pepsine cắt chuỗi peptide phóng thích các tiểu đơn vị
glycoproteines; chúng làm mất tính chất nhầy đàn hồi nầy. Các ion H+
xâm nhập vào lớp nhầy, nhưng chúng bị trung hòa bởi bicarbonate.
Nhưng khi pH<1, 7 thì vượt quá khả năng trung hoà của nó và ion H+
đến được lớp niêm mạc dạ dày và gây ra loét.
Lớp niêm mạc dạ dày: tiết ra glycoproteines, lipides và bicarbonate,
chúng có khả năng loại bỏ sự đi vào bào tương của ion H+ bằng 2 cách:
trung hòa do bicarbonate, và đẩy ion H+ vào khoảng kẽ nhờ bơm proton
H+- K+ - ATPase. Lớp lamina propria: phụ trách chức năng điều hòa.
Oxy và bicarbonate được cung cấp trực tiếp cho hạ niêm mạc bởi các
mao mạch có rất nhiều lổ hở, mà các tế bào này rất nhạy cảm với toan


chuyển hóa hơn là sư thiếu khí. Một lượng bicarbonate đầy đủ phải được
cung cấp cho tế bào niêm mạc để ngăn chận sự acid hóa trong thành dạ
dày gây ra bởi ion H+ xuyên qua hàng rào niêm mạc này.
1.2.4. Vi Khuẩn H.P:
Nó gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng đồng thời sản xuất ra
amoniac làm môi trường tại chổ bị acid để gây ra ổ loét. HP sản xuất men
urease làm tổn thương niêm mạc dạ dày; nó cũng sản xuất ra proteine bề
mặt, có hoá ứng động (+) với bạch cầu đa nhân trung tính và monocyte.
Nó còn tiết ra yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, các chất tiền viêm, các chất
superoxyde, interleukin 1 và TNF là những chất gây viêm và hoại tử tế
bào. HP còn sản xuất ra các men protease, phospholipase làm phá huỷ

chất nhầy niêm mạc dạ dày.
1.3. Bệnh nguyên
1.3.1. Di truyền: tần suất cao ở một số gia đình và loét đồng thời xảy ra ở
2 anh em sinh đôi đồng noãn, hơn là dị noãn
1.3.2. Yếu tố tâm lý: hai yếu tố cần được để ý là nhân cách và sự tham gia
của stress trong loét. Thể tâm thần ảnh hưởng lên kết quả điều trị, loét
cũng thường xảy ra ở ngườì có nhiều săng chấn tình cảm, hoặc trong giai
đoạn căng thẳng tinh thần nghiêm trọng như trong chiến tranh.
1.3.3. Rối loạn vận động: đó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá
tràng dạ dày. Trong loét tá tràng có sự làm vơi dạ dày quá nhanh làm tăng
lượng acid tới tá tràng. Ngược lại trong loét dạ dày sự làm vơi dạ dày quá
chậm, gây ứ trệ acide ở dạ dày.
1.3.4. Yếu tố môi trường
+ Yếu tố tiết thực: không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự
đóng góp của thói quen về ăn uống. Như ở Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét ít
hơn ở miền Nam ăn toàn gạo. Thật vậy nước bọt chứa nhiều yếu tố tăng
trưởng thượng bì làm giảm loét. Caféine và calcium là những chất gây
tiết acide; rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày.


+ Thuốc lá: loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc
lá cũng làm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoăc gây đề
kháng với điều trị. Cơ chế gây loét của thuốc lá vẫn hoàn toàn chưa biết
rõ có thể do kích thích dây X, hủy niêm dịch do trào ngược tá tràng dạ
dày hoặc do giảm tiết bicarbonate.
1.3.5. Thuốc
- Aspirin: gây loét và chảy máu, gặp ở dạ dày nhiều hơn tá tràng, do
tác dụng tại chổ và toàn thân. Trong dạ dày pH acide, làm cho nó không
phân ly và hòa tan được với mỡ, nên xuyên qua lớp nhầy và ăn mòn niêm
mạc gây loét. Toàn thân do Aspirin ức chế Prostaglandin, làm cản trở sự

đổi mới tế bào niêm mạc và ức chế sự sản xuất nhầy ở dạ dày và tá tràng.
- Nhóm kháng viêm nonsteroide: gây loét và chảy máu tương tự như
Aspirin nhưng không gây ăn mòn tại chổ.
- Corticoide: không gây loét trực tiếp, vì chỉ làm ngăn chận sự tổng
hợp Prostaglandin, nên chỉ làm bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có
sẳn tố tính loét.
1.3.6. Hélicobacter Pylori (HP):
HP gây viêm dạ dày mạn tính nhất và viêm tá tràng do dị sản niêm mạc
dạ dày vào ruột non, rồi từ đó gây loét. 90% trường hợp loét dạ dày, và
95% trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện HP nơi ổ loét.
1.4. Phân loại viêm loét dạ dày-tá tràng
Dựa vào vị trí của những vết loét người ta phân loại:
o Týp 1: loét góc bờ cong nhỏ(60%)
o Týp 2: loét thân vị kết hợp với loét tá tràng
o Týp 3: loét tiền môn vị(20%)
o Týp 4: loét cao ở phần đứng của bờ cong nhỏ
Có tình trạng tăng tiết acid ở BN loét týp 2 và 3
1.5. Triệu chứng
1.5.1 Loét dạ dày


a) Triệu chứng:
- Đau từng đợt mỗi đợt kéo dài 2 - 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài
năm. Đau gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông tạo nên tính chu kỳ
của bệnh loét. Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị
xảy ra trước loét có thể làm mất tính chu kỳ này.
- Đau liên hệ đến bữa ăn, sau ăn 30 phút - 2 giờ; thường đau nhiều sau
bữa ăn trưa và tối hơn là bữa ăn sáng.
- Đau kiểu quặn tức, đau đói hiếm hơn là đau kiểu rát bỏng. Đau được
làm dịu bởi thuốc kháng toan hoặc thức ăn, nhưng khi có viêm kèm theo

thì không đỡ hoặc có thể làm đau thêm.
- Vị trí đau thường là vùng thượng vị. Nếu ổ loét nằm ở mặt sau thì có
thể đau lan ra sau lưng. Ngoài ra có thể đau ở bất kỳ chổ nào trên bụng.
Một số trường hợp loét không có triệu chứng và được phát hiện khi có
biến chứng.
b) Lâm sàng: nghèo nàn, có thể chỉ có điểm đau khi đang có đợt tiến
triển, trong loét mặt trước có thể có dấu cảm ứng nhẹ vùng thượng vị.
Trong đợt loét có thể sút cân nhẹ nhưng ra khỏi đợt đau sẽ trở lại bình
thường.
c) Xét nghiệm: Các xét nghiệm sinh hóa ít có giá trị trong chẩn đoán:
- Lưu lượng dịch vị cơ bản thấp (BAO)
- Lưu lượng sau kích thích (MAO) bình thường hoặc giảm trong loét loại
1. Trong loét loại 2 và 3 sự tiết dịch vị bình thường hoặc tăng. Trong loét
dạ dày kèm vô toan cần nghĩ đến ung thư.
- Chụp phim dạ dày baryte và nhất là nội soi cho thấy có hình ảnh ổ loét
thường nằm ở hang vị, góc bờ cong nhỏ, đôi khi thấy ở thân dạ dày hay
tiền môn vị.
1.5.2. Loét tá tràng: xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhìn
chung nó xảy ra trước 60 tuổi. Nam = 2 nữ và thường có yếu tố gia đình.


a) Triệu chứng: đau là đặc trưng của loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ
dày, vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng. Giữa
các kì đau, thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2 - 4 giờ
sau khi ăn tạo thành nhịp ba kỳ, hoặc đau vào đêm khuya 1 - 2 giờ sáng.
Đau đói và đau kiểu quặn thắt nhiều hơn là đau kiểu nóng ran. Đau ở
thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải (1/3 trường hợp). Cũnng có
10% trường hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến
chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng vẫn còn đau.
b) Xét nghiệm:

Trên 90% loét nằm ở mặt trước hoặc mặt sau của hành tá tràng cách
môn vị 2 cm. Đôi khi 2 ổ loét đối diện gọi là “Kissing ulcers”. Nội soi
cho hình ảnh loét tròn, là hay gặp nhất, loét không đều, loét dọc và loét
hình mặt cắt khúc dồi ý “salami” ít gặp hơn.
Sự tiết acid dạ dày thường cao bất thường. Nội soi và phim baryte, cho
thấy ổ đọng thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở trên hai mặt hoặc
hình ảnh hành tá tràng bị biến dạng.Trong trường hợp loét mạn tính xơ
hóa, hành tá tràng bị biến dạng nhiều, các nếp niêm mạc bị hội tụ về ổ
loét làm môn vị bị co kéo, hoặc hành tá tràng bị chia cắt thành 3 phần tạo
thành hình cánh chuồn. Một hình ảnh biến dạng không đối xứng làm dãn
nếp gấp đáy ngoài và teo nếp gấp đáy trong tạo thành túi thừa Cole làm
cho lổ môn vị bị đổ lệch tâm. Nội soi có thể nhận ra dễ dàng ổ loét dođáy
màu xám sẩm được phủ một lớp fibrin, đôi khi được che đậy bởi các nếp
niêm mạc bị sưng phù, các loét dọc khó phân biệt với một ổ loét đang
lành sẹo, trong trường hợp này bơm xanh Methylene nó sẽ nhuộm fibrin
có màu xanh.
Định lượng acid và gastrin được chỉ định nếu nghi ngờ 1 sự tiết bất
thường do u gastrin, một sự phì đại vùng hang vị, cường cận giáp hoặc
suy thận.


1.6 Biến chứng viêm loét dạ dày-tá tràng
Thường gặp là chảy máu, thủng, xơ teo gây hẹp, thủng bít hay tự do, loét
sâu kèm viêm quanh tạng, đặt biệt loét dạ dày lâu ngày có thể ung thư
hóa.
1.6.1. Chảy máu: thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác.
Khoảng 15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá
tràng thường chảy máu (17%) so với dạ dày (12%), người già chảy máu
nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu thường xảy ra trong đợt loét
tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.

Chẩn đoán dựa vào nội soi cần thực hiện sớm khi ra khỏi choáng. Tần
suất tái phát là 20%, tiên lượng tốt nếu chảy máu tự ngưng trong vòng 6
giờ đầu. Nguy cơ tái phát cao >50% nếu:
+ Chảy máu từ tiểu động mạch tạo thành tia.
+ Mạch máu thấy được ở nền ổ loét
+ Chảy máu kéo dài >72 giờ.
1.6.2. Thủng: loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thể gây thủng.
Đây là biến chứng thứ nhì sau chảy máu (6%), đàn ông nhiều hơn phụ nữ.
Loét mặt trước hoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào khoang phúc mạc lớn,
loét mặt sau thì thủng vào cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối.
- Triệu chứng: thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội kiểu dao đâm đó là
dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc. Chụp phim bụng không
sửa soạn hoặc siêu âm có liềm hơi dưới cơ hoành nhất là bên phải.
1.6.3. Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận: thường là tụy, mạc nối
nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang
thường gặp là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn. Các loét này thường
đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau
lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp, loét thủng vào đường mật chụp đường
mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc baryte vào đường mật.


Nếu rò dạ dày - đại tràng gây đi chảy phân sống và kém hấp thu, cần điều
trị phẫu thuật.
1.6.4. Hẹp môn vị: thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do
loét dạ dày hoặc tá tràng hoăc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày
nằm gần môn vị, hẹp có thể do viêm phù nề môn vị.
- Triệu chứng: Nặng bụng sau ăn. Mữa ra thức ăn củ > 24 giờ. Dấu óc ách
dạ dày lúc đói và dấu Bouveret. Gầy và dấu mất nước.
- Chẩn đoán hẹp môn vị: bằng
+ Thông dạ dày có dịch ứ >100ml.

+ Phim baryte dạ dày còn tồn đọng baryte >6giờ.
+ Phim nhấp nháy, chậm làm vơi dạ dày >6 giờ khi thức ăn có đánh dấu
đồng vị phóng xạ Technium 99.
+ Xác định cơ năng hay thực thể bằng nghiệm pháp no muối kéo dài, sau
1/2 giờ và 4 giờ: nếu sau 1/2 giờ >400ml, và sau 4giờ >300ml là thực thể,
nếu <200ml là có cơ năng, hoặc làm lại no muối sau 3 ngày chuyền dịch
>100ml là thực thể.
1.6.5. Loét ung thư hóa: tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5-10%, và thời gian
loét kéo dài >10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất
là thể teo, thường đưa đến ung thư hóa nhiều hơn (30 %), còn loét tá
tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.
1.7. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
1.7.1. Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng là làm liền ổ
loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
1.7.2. Nguyên tắc điều trị là không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế.
Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không
có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.
- Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần/đợt điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc
từng trường hợp cụ thể.


- Nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác
tình trạng bệnh.
- Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng với
mục đích điều trị như sau
Giảm yếu tố gây loét.
- Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin như nhóm ức chế
thụ thể Histamin H2

như Cimetidin/Ranitidin/Famotidin/Nizatadin.


Nhóm ức chế bơm proton như Omeprazl/ Lansoprazol/ Pantoprazol/
Rabeprazol/ Esomeprazol.
- Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá
tràng là các thuốc có chứa nhôm, calci hoặc magnesi hydroxit.
Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.
- Sucrafat: băng bó ổ loét, ngăn ngừa sự khuyếch tán ngược của ion H+.
- Bismuth: Vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dày dày, vừa diệt H.pylori.
- Misoprostol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết dịch
nhầy.
Diệt trừ Helicobacter pylori.
- Dùng các kháng sinh diệt H.pylori như Amoxicillin/ Metronidazol/
tinidazol/ Clarithromycin/ Bismuth...
Chế độ ăn
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, đối với các bệnh nhân loét dạ dày – tá
tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn
đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị. Bệnh nhân cần tránh ăn
các thức ăn dễ gây kích thích niêm mạc như rượu, các chất gia vị nóng
như ớt, hạt tiêu, các chất có nhiều chất chua, chát… Không hút thuốc lá,
thuốc lào.
Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh, tâm lý
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày- tá tràng cần chú ý chế độ làm việc hợp lý,
tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.


Cần lưu ý khám lại sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả điều trị
để tư vấn cho bạn một cách hiệu quả nhất.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
* Địa bàn nghiên cứu: là thành phố Thái Bình

Vị trí: Thành phố Thái Bình nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh. Địa giới
thành phố Thái Bình: Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương; Tây
và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư; Bắc giáp huyện Đông Hưng. Thành phố
Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách TP Hải
Phòng 60 km về phía Đông Bắc, thành phố Nam Định 19 km về phía Tây.
Thủy văn: Các sông chảy qua : Sông Trà Lý đi qua giữa thành phố, ngoài
ra con có sông Kiến Giang chảy ở phía Nam, và sông Vĩnh Trà.
Địa hình, khí hậu: Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có cao
độ 2,6m, có sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông
đào đã được nâng cấp, kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ
các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa nên rất thích hợp cho
việc gieo trồng lúa nước và cây rau màu. Nơi đây cũng rất ổn định về địa
chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng
những công trình cao tầng. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm,
tiểu vùng khí hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa
nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô
hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình ở đây là 23oC, lượng mưa trung bình từ
1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao động 70-90%, số giờ nắng khoảng
1.600-1.800 giờ mỗi năm.
Diện tích 6.768,9 ha.
Dân số 196.075 người (2013)


Đặc điểm phân bố dân cư: Tp Thái Bình gồm các phường và các xã. Có
10 phường là Bồ Xuyên, Kỳ Bá, Phú Khánh, Tiền Phong, Quang Trung,
Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Đề Thám, Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu và 9
xã là Đông hòa, Đông Thọ, Đông Mỹ, Phú Xuân, Vũ Lạc, Tân Bình, Vũ
Đông, Vũ Chính, Vũ Phúc. Dân số thành phố là 196075 người (2013)
trong đó tỉ lệ dân thành thị là 58,43%, nông thôn là 41,57%. Mật độ dân
số là 2702 người/ km²(2009). Thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh.

* Đối tượng nghiên cứu:
- Chọn đối tượng nghiên cứu là người dân ở các phường, xã của Tp
Thái Bình.
- Tiêu chuẩn chọn là người dân ở độ tuổi 30-50
* Thời gian nghiên cứu : tháng 10/2013
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Trong đề tài này ta muốn tìm hiểu tỉ lệ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng tại
thời điểm nghiên cứu. Do đó chọn phương pháp nghiên cứu ở đây là
phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
* Cỡ mẫu:
Công thức tính cỡ mẫu như sau:
p.(1-p)
n = Z²/2 ˗˗˗˗˗˗˗˗˗
(p.d)²
Trong đó: n = cỡ mẫu nghiên cứu
Z: Là độ tin cậy, lấy ở ngưỡng sắc xuất α = 5% tương ứng với độ tin
cậy 95% (Z/2 = 1,96)
p: tỉ lệ từ các nghiên cứu trước( tỉ lệ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng là
5-10%). Chọn p=10%


d: là độ chính xác mong muốn tương đối (Chọn d = 10%)
Tính ra cỡ mẫu là n=3457 (người)
Vậy ta cần điều tra khoảng 3480 người.
* Cách chọn mẫu:
Phường

Chọn người dân



Chọn ngẫu nhiên bằng bốc thăm 2 phường và 2 xã. Mỗi phường, xã chọn
ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên 870 gia đình có người trong độ tuổi
30-50 tuổi để phỏng vấn. Mỗi gia đình chỉ hỏi 1 người nếu có nhiều
người trong độ tuổi này.
Kết quả: chọn 2 phường là Đề Thám và Tiền Phong, 2 xã là Đông Thọ và
Vũ Đông.
2.3. Xác định chỉ số, biến số
- Các chỉ số về dân số học: Tuổi, giới.
- Các chỉ số về tần suất, tỉ suất mắc bệnh.
2.4. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi đã chuẩn
bị từ trước. Bộ phiếu điều tra xây dựng dựa vào nội dung và mục tiêu
nghiên cứu. Được hoàn thiện khi điều tra thử.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Phiếu kết quả được xử lý qua 2 giai đoạn:
+ Làm sạch số liệu: Mới đầu kiểm tra từng phiếu, nếu phiếu nào chưa
được hoàn thiện hoặc thông tin chưa rõ ràng sẽ được cán bộ nghiên cứu
mang đến địa bàn phỏng vấn lại đối tượng. Nếu phiếu nào không đủ số


liệu hoặc số liệu không đúng yêu cầu do đối tượng không hợp tác để hoàn
thiện phiếu thì sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Trong thực tế, có...phiếu bị loại
do thiếu thông tin.
+ Nhập phiếu phỏng vấn vào máy tính, xử lý phân tích số liệu theo
chương trình Epidata, SPSS 18.0
- Kết quả được biểu thị bằng bảng tần số và tỷ lệ % với độ tin cậy
95%.
2.6. Các biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu

- Khắc phục sai số trong quá trình chọn mẫu:
+ Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa các đối tượng đưa vào nghiên cứu nên tính
ngẫu nhiên và tính đại diện cao.
+ Chọn cỡ mẫu đủ lớn đại diện cho quần thể nghiên cứu
- Khắc phục sai số trong quá trình thu thập số liệu:
+ Các điều tra viên được tập huấn kĩ trước khi điều tra về nội dung, ý
nghĩa đề tài, cách thu thập thông tin.
+ Bộ phiếu điều tra được điều tra thử, chỉnh sửa phù hợp và hoàn
thiện trước khi đưa vào điều tra chính thức.
+ Trước khi phỏng vấn phải giải thích rõ cho các đói tượng về ý nghĩa
của đề tài, cách hỏi cần logic nhằm hạn chế sai số nói dối và sai số do
không trả lời.
- Khắc phục sai số trong quá trình xử lý số liệu:
+ Trước khi nhập số liệu phải xem lại toàn bộ phiếu đã thu thập được
để chỉnh sửa các lỗi do không điền đầy đủ thong tin, thiếu phiếu, trùng
lặp,…
+ Mã hóa phiếu với thiết lập rang buộc chắc chắn. Cẩn thận khi nhập
số liệu và phân tích số liệu.
2.7. Vấn đề đạo đức


Nghiên cứu được sự cho phép của Phòng quản lý đào tạo, ban giám
hiệu trường Đại học Y Thái Bình và chính quyền các phường, xã tiến
hành nghiên cứu.
Người dân tự nguyện tham gia, các thông tin cá nhân được giữ bí mật.
Loại trừ các đối tượng không đưa vào nghiên cứu: Những người có thái
độ không hợp tác hoặc những người từ chối không tham gia nghiên cứu.
Các điều tra viên được tập huấn về kĩ năng giao tiếp. Khi điều tra các
điều tra viên sẵn sàng tư vấn cho đối tượng tham gia phỏng vấn.
III.


DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh loét dạ dày-tá tràng độ tuổi 30-50 của người dân
tp Thái Bình
Tên phường,xã

Số người điều tra

Đề Thám

870

Tiền Phong

870

Đông Thọ

870

Vũ Đông

870

Tổng

3480

Số người mắc


Tỉ lệ mắc(%)

Bảng 2: Tần số mắc theo độ tuổi nghiên cứu
Độ tuổi

30-35
35-40
40-45

Phường Đề
Thám

Phường Tiền Xã Đông Thọ Xã Vũ Đông
Phong


45-50
30-50
Bảng 3: Tần số mắc theo giới ở độ tuổi 30-50
Giới
Phường, xã

Nam

Nữ

Đề Thám
Tiền Phong
Đông Thọ

Vũ Đông
Tổng

Bảng 4: Tần số về tình trạng điều trị bệnh loét dạ dày- tá tràng độ tuổi
30-50
Phường, xã điều
tra
Đề Thám
Tiền Phong
Đông Thọ
Vũ Đông
Tổng

Bị bệnh không
điều trị

Đang điều trị

Bị bệnh đã điều
trị khỏi


IV.

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Chuẩn bị

2. Tập huấn cho điều tra viên
3. Nghiên cứu thử, điều tra thử
4. Triển khai chính thức

5. Xử lý thô số liệu
6. Lập trình và nhập số liệu máy tính
7. Phân tích số liệu
8. Lập bảng, biểu đồ và viết báo cáo tổng kết đề tài
V.

DỰ TRÙ KINH PHÍ

1. Viết, in đề cương báo cáo, báo cáo tổng kết 200.000 vnđ
2. In phiếu điều tra 300.000 vnđ
3. Chi cho cán bộ điều tra 2.000.000 vnđ
4. Chi cho cán bộ xử lý số liệu 800.000 vnđ
5. Chi phí đi lại 900.000 vnđ
Tổng 4.000.000 vnđ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng”- Bộ môn nội
Trường ĐH Y Thái Bình.
2. Bài giảng “Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng”/ yduocvn.com.


PHỤ LỤC
Mã số phiếu:……………
Ngày điều tra:……………………………..
Điều tra viên:…………………………………………………
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ
DÀY- TÁ TRÀNG
Xin chào ông/bà/anh/chị, nhằm phục vụ cho mục tiêu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về mắc bệnh
viêm loét dạ dày tá tràng và ý thức phòng chống bệnh này của người dân.
Để từ đó có biện pháp can thiệp xác hợp, hoạch định các dịch vụ y tế, góp

phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng ngày một tốt hơn.
Chúng tôi cam đoan rằng tất cả những thông tin mà ông/bà/anh/chị
cung cấp cho chúng tôi hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ
được giữ bí mật. Ông/bà/anh/chị có quyền không trả lời bất kỳ câu hỏi
nào mà ông/bà/anh/chị không muốn trả lời, cũng như ngừng tham gia
phỏng vấn giữa chừng. Tuy nhiên, để đạt được ý nghĩa trong cuộc khảo
sát, chúng tôi hy vọng ông/bà/anh/chị tham gia trả lời đầy đủ câu hỏi một
cách trung thực nhất.
XÁC NHẬN ĐỒNG Ý TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Tôi tên:……………………………………………………………………
(Nếu người được phỏng vấn không thể trả lời, ghi tên người bảo
trợ/người chăm sóc thay mặt người được phỏng vấn cung cấp thông tin
và mối quan hệ của người cung cấp thông tin và người được phỏng vấn)
Người cung cấp thông tin:……………………………………………….
Mối quan hệ với người được phỏng vấn:………………………………..
Địa chỉ nhà:………………………………………………………………
Tôi đã được giải thích mục đích cuộc khảo sát và tôi đồng ý trả lời phỏng
vấn.


Ký tên…………………………….

A.
CỨU

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ XÃ HỘI CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

(Ông/bà/anh/chị hãy khoanh tròn vào chữ số ở cột thứ 3 mà mình chọn)
STT


Câu hỏi

A1

Giới

A2

Tuổi

Đáp án chọn
1. Nam
2. Nữ
(Ghi rõ)………………………………….
1. Kinh
2. Khác (ghi rõ) …………………

A3

Dân tộc

A4

Tôn giáo

1.Không
1. Đạo phật
2. Thiên chúa giáo
3. Khác (ghi rõ) …………………


A5

Trình độ học vấn cao nhất

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

A6

Công việc hiện tại

1. Cán bộ viên chức
2. Làm việc cho tổ chức nước ngoài
3. Công nhân
4. Nông dân
5. Nghề tự do
Khác (ghi rõ) ………………….

B.

Không đi học
Dưới cấp 1
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

Đại học, cao đẳng
Sau đại học

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Rượu/bia
B1
Ông/bà/anh/chị có uống rượu hoặc
bia không?

1. Có
2. Không

Nếu chọn 2
chuyển qua
B3


Thuốc lá
B3
Hiện tại ông/bà/anh/chị có hút
thuốc không?

B4

Số năm hút thuốc

Dinh dưỡng
B6
Ông/bà/anh/chị có thường xuyên

ăn đồ ăn cay, nóng không?
B7

Ông/bà/anh/chị có thường xuyên
ăn đồ chiên, rán không?

B8

Ông/bà/anh/chị có thường xuyên
ăn rau, củ, quả không?

B9

Ông/bà/anh/chị có thường xuyên
bỏ bữa ăn trong ngày không?

B10

Bữa ăn thường hay bỏ

1. Có
2. Không

Nếu chọn 2
chuyển qua
B6

1.Dưới 5 năm
2.Dưới 10 năm
3.Trên 10 năm

1. Không
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
1. Không
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
1. Không
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
1. Không
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
1. Bữa sáng
2. Bữa trưa
3. Bữa tối

Nếu không bỏ
bữa chuyển
qua B11

Yếu tố tâm lý
B12
Ông/bà/anh/chị làm việc bao nhiêu 1.Dưới 8 tiếng
tiếng một ngày?
2.Trên 8 tiếng
3.Trên 10 tiếng
C. KAP

C1
C2


Ông/bà/anh/chị đã
nghe về bệnh này bao
giờ chưa?
Ông/bà/anh/chị đã
nghe qua phương tiện
gì?
(có thể chọn nhiều đáp
án)

1. Chưa

2. Đã nghe
1.
2.
3.
4.
5.

Đài, báo
TiVi
Internet
Cán bộ y tế
Khác (ghi rõ)
……………

Nếu chọn 1
chuyển câu
C3



C3

Ông/bà/anh/chị nghĩ
bệnh này có lây không?
Ông/bà/anh/chị nghĩ
bệnh này có nguy hiểm
không?
Mức độ nguy hiểm như
thế nào?

C4
C5

1.
2.
1.
2.
3.
1.
2.
3.

C6

Ông/bà/anh/chị đã điều
trị bệnh này bao giờ
chưa?
Điều trị theo phương
pháp nào?


C7

C8
C9
C10

C11
C12
C13

Ông/bà/anh/chị đã mắc
bệnh này bao nhiêu
năm?
Ông/bà/anh/chị có đã
bị biến chứng vì bệnh
này chưa?
Đã bị những biễn
chứng nào?
(có thể chọn nhiều đáp
án)
Ông/bà/anh/chị đã tái
phát bệnh này bao giờ
chưa?
Ông/bà/anh/chị có
thường xuyên bị tái
phát không?
Gia đình
ông/bà/anh/chị có ai
mắc bệnh này không?


D. PHÒNG BỆNH

1.
2.
3.
1.
2.
3.
1.
2.
3.
1.

2.


Không
Không biết
Không
Có nguy hiểm
Ít ảnh hưởng đến
sức khỏe
Ảnh hưởng lớn tới
sức khỏe
Có thể dẫn tới tử
vong
Chưa điều trị
Đang điều trị
Đã điều trị khỏi

Dùng thuốc đông
y
Dùng thuốc tây y
Phẫu thuật
Dưới 5 năm
Từ 5-10 năm
Trên 10 năm
Chưa bị
Đã bị

1. Chảy máu
2. Thủng dạ dày
3. Ung thư
4. Khác (ghi rõ)
……………..
1. Chưa tái phát bao
giờ
2. Đã tái phát
1. Vài tháng một lần
2. Vài năm một lần
1. Có
2. Không

Nếu chọn 1,2
chuyển C6

Nếu chọn 1
chuyển C11

Nếu chọn 1

chuyển C13


D1

Theo anh(chị) có cần phải
phòng bệnh loét dạ dày-tá
tràng không?

1. Không
2. Có

D2

Mức độ cần thiết phòng
bệnh loét dạ dày-tá tràng
như thế nào?

1. Không cần thiết
2. Có cần thiết
3. Rất cần thiết

D3

Theo anh(chị) cần phòng
bệnh lúc nào?

1.
2.
3.

4.
5.

D4

Theo anh, chị chế độ ăn
uống có nguy cơ dẫn đến
loét dạ dày-tá tràng không?

1. Không biết
2. Không
3. Có

D5

Nếu có thì mức độ dẫn tới
loét dạ dày-tá tràng là gì?

D6

Theo anh, chị cách ăn uống
để phòng tránh loét dạ dàytá tràng là gì?

1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.

4.

D7

Theo anh, chị các loại đồ
ăn,uống nào sau đây cần
hạn chế để phòng tránh loét
dạ dày-tá tràng?

Chọn 1
chuyển D13

Không biết
Khi chưa mắc bệnh
Khi đang mắc bệnh
Khi đã điều trị khỏi
Tất cả ý trên

Ít
Nguy cơ vừa
nguy cơ cao
nguy cơ rất cao
Không ăn quá ít
Không ăn quá no
Ăn uống đúng giờ giấc
Ý kiến khác(ghi
rõ):...........................................
.................................................

1. Không biết

2. Bia, rượu
3. Đồ cay nóng, ớt, gừng, hạt
tiêu...
4. Đồ ăn sống, đồ ăn lạnh
5. Đồ ăn nhiều mỡ béo
6. Ý kiến khác(ghi
rõ):...........................................
.................................................

Chọn 1,2
chuyển câu
D7


D8

Theo anh, chị căng thẳng,
stress có nguy cơ dẫn tới
loét dạ dày-tá tràng không?

1.
2.
3.
4.

Không biết
Không
Nguy cơ ít
Nguy cơ cao


D9

Nếu anh, chị đang mắc bệnh
loét dạ dày-tá tràng thì việc
điều trị thế nào?

1. Không cần điều tri
2. Tự mua thuốc uống
3. Đến cơ sở y tế khám và điều
trị

D10 Theo anh, chị khi điều trị
việc uống thuốc thế nào?

1. Thích uống lúc nào thì uống.
2. Uống cách quãng để tiểt kiệm
thuốc.
3. Uống thuốc đều đặn theo chỉ
dẫn của cán bộ y tế.

D11 Theo anh, chị khi đã điều trị
khỏi thì việc phòng bệnh thế
nào?

1. Không cần phòng bệnh nữa.
2. Vẫn phải phòng bệnh nhưng ít
hơn khi đang điều trị.
3. Phòng bệnh như khi đang điều
trị.


D12 Anh, chị có đề xuất thêm về
vấn đề phòng bệnh không?
D13 Nếu có thì ghi rõ ý kiến

1. Không
2. Có

Chọn 1 thì
kết thúc
phỏng vấn
........................................................... Kết thúc
........................................................... phỏng vấn
...........................................................
...........................................................
...........................................................
...........................................................


×