Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

chuyên đề kinh tế: Xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường châu âu thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.82 KB, 21 trang )

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được khẳng định trong
Đại hội lần thứ 8 và Nghị quyết 01 NQ/TW của bộ chính trị về mở rộng và nâng
cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhằm thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu nâng cao năng lực xuất
khẩu hiện tại.
Hiện nay EU là đối tác quan trọng, là thị trường tiêu thụ hầu hết các hàng
hóa, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là
những mặt hàng mà thị trường EU có nhu cầu tiêu thụ lớn như giầy dép, thủy hải
sản, cà phê…Trong đó mặt hàng cà phê chiếm tỷ lệ lớn và quan trọng được bán
rộng rãi hầu hết trên thị trường các nước thành viên của Liên minh châu Âu
(EU). Khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị
trường tiềm năng EU, vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê nói riêng vào thị trường EU là một việc làm cấp thiết đối
với nước ta.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU trong
thời gian tới và nhằm đẩy mạnh duy trì kim ngạch xuất khẩu của cà phê trong
những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê. Với
những lý do trên em xin đưa ra đề tài: “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thi
trường EU– thực trạng và giải pháp”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu chung
Phân tích vào tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm
qua, từ đó rút ra các thành tựu đạt được và các hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới.



Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp

b. Mục tiêu cụ thê
− Thực trạng về việc xuất khẩu cà phê ở Việt Nam hiện nay sang EU.
− Phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của việc xuất khẩu cà
phê ở Việt Nam qua thị trường EU.
− Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cũng như giá trị xuất
khẩu cà phê.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
− Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp trên báo, tạp chí, internet; trang
web của bộ thống kê; Hiệp hội Cà phê – ca caoViệt Nam (VICOFA).
− Dựa vào các số liệu thứ cấp thu thập được vận dụng phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích.
− Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang nước ngoài, đặc biệt là EU.
− Từ mô tả và phân tích ở trên, sử dụng các phương pháp suy luận, tự
luận để đưa ra các biên pháp giúp đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê của
Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê
của Việt Nam.
− Phạm vi nghiên cứu là: hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường EU trong thời gian 2005 đến nay.


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải

pháp

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU & THỰC TRẠNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1.

NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CÀ PHÊ TẠI
THỊ TRƯỜNG EU

1.1.1. Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê
1.1.1.1.

Các chính sách bảo vệ người tiêu dùng của EU

Đặc điểm nổi bật của thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được
bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi
cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và
có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản
phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về
định chuẩn (European Commission on standardized), Uỷ ban Châu Âu về định
chuẩn điện tử (European Commission on standardized electronic), Viện định
chuẩn viễn thông Châu Âu (Institute of European telecommunications standards).
Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử
dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều
kiện chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi
người tiêu dùng EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho
nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ
thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu

dùng.


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phải đảm
bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU. Đặc
biệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cà phê EU chỉ
nhập cà phê vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này rất ít do công
nghệ chế biến của ta chưa đảm bảo, chất lượng thua kém rất nhiều cà phê của
Brazin, Colombia,…Ngoài ra cà phê của ta xuất khẩu vào EU chủ yếu là cà phê
nhân, cà phê thành phẩm, cà phê hào tan rất ít, vì ta chưa đáp ứng được các quy
định của EU về tỉ lệ trong cà phê hoà tan.
(www.infotv.vn/.../23820-cac-bien-phap-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-cuaeu)
1.1.1.2.

Các chính sách thương mại chung của EU

1.1.1.2.1. Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị
trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia,
biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn,
điều hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên.
− Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loại thuế
quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạn
ngạch áp dụng trong thương mại nội khối. Xoá bỏ tất cả các biện pháp
tương tự hạn chế về số lượng, xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành
viên.
− Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh: tự do đi lại về mặt địa
lý, tự do di chuyển vì nghề nghiệp, nhất thể hoá về xã hội, tự do cư trú.

− Lưu chuyển tự do dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hưởng các dịch
vụ, tự do chuyển tiền bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng .
− Lưu chuyển vốn tự do: Thương mại hàng hoá dịch vụ sẽ không thể duy trì
được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó
được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất.
Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự
do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc
tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền thống, ít phải điều


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Ngoài ra nếu có
được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm
nhập vào thị trường mới dẽ dàng hơn.
1.1.1.2.2. Chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt
đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp
dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào
kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Trước năm 2007, do Việt Nam
chưa gia nhập WTO nên chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức này. Vì vậy EU vẫn
có những quy định riêng cho Việt Nam, như quy định hạn ngạch, thuế nhập
khẩu cao nên gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt
các hàng rào về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm. Đó lá
khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua. Hiện nay, với việc
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các rào cản kinh tế dần được
bãi bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các
quyền lợi từ EU. Từ đó, tạo động lực tốt cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông
sản, trong đó có cà phê.
/>www.xttm.agroviet.gov.vn/Site//EU/Chinhsachthuongmai.doc

1.1.2. Tình hình nhập khẩu cà phê của EU
Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường
xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm EU
nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới. Các mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu của EU là nông sản (trong đó có chè, cà phê, gạo,...), khoáng sản,
máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất,... Năm 2008 quan hệ kinh tế Việt Nam- EU
tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều
đạt gần 21,08 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 12,4
tỷ USD trong đó cà phê chiếm 10% trong tổng kim ngạch.
Năm 2009, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu, nên kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 14,8 tỷ USD.


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ
yếu là: Brazin, Colombia, Indonesia, Việt Nam …
/>option=com_content&view=article&id=25053:hp-tac-thng-mi-vit-nam-eu-angphat-trin-sau-rng&catid=104:c-hi-hp-tac&Itemid=478
/>Bảng1: Các nước xuất khẩu cà phê vào EU năm 2008
Cà phê vối (24,864 triệu bao)
Lượng
Nước
Tỉ lệ (%)
(Triệu bao)
Brazin
0,616
2,4
Mỹ Latinh
0,48
2

Việt Nam
5,421
21,8
Indonesia
5,719
23
Uganda
3,352
13,5
Châu Phi
3,779
15,2

Cà phê chè (52,643 triệu bao)
Lượng
Nước
Tỉ lệ (%)
(Triệu bao)
Brazin
15, 535
30
Mỹ Latinh
18,942
35,9
Colombia
10,564
20
Châu Phi
5,120
9,7

(Nguồn ICO)

Năm 2008 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối vào thị trường EU,
chiếm 21,8 % thị phần của EU đứng thứ 2 thế giới sau Indonesia (23%). Còn cà
phê chè hầu như không có. Brazin là nước xuất khẩu phần lớn cà phê vào thị
trường EU cà phê vối chiếm 2,4%, cà phê chè chiếm 30% tổng cà phê mà EU
nhập khẩu. Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Việt Nam đứng thứ
2 trên thế giới về cà phê vối sau Indonesia. Nếu tính chung toàn lượng cà phê mà
thị trường EU nhập khẩu thì Việt Nam chiếm khoảng 7% thị phần của EU sau
Brazin 20,84% và Indonesia 7,34 %. Tuy nhiên phần lớn ta xuất khẩu cà phê vối,
mà hiện nay EU lại có nhu cầu lớn về cà phê chè. Do vậy trong một vài năm tới
Việt Nam cần nâng cao khả năng xuất khẩu cà phê chè vào thị trường này. Có
như vậy thì mới có khả năng giữ được thị phần trên thị trường EU.
Năm 2009, do được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ nhà nước về xuất
khẩu, được đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và chế biến, Việt Nam
không những chủ yếu xuất khẩu cà phê vối vào thị trường EU, chiếm 33,18 % thị
phần của EU đứng thứ 2 thế giới sau Indonesia (33.47%) mà còn xuất khẩu thêm
cà phê chè với sản lượng 0,862 triệu bao chiếm 1,62%. Brazin là nước xuất khẩu


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
phần lớn cà phê vào thị trường EU cà phê vối chiếm 6,69%, cà phê chè chiếm
30,34% tổng cà phê mà EU nhập khẩu. Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường
EU của Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trên thế giới về cà phê vối sau Indonesia. Nếu
tính chung toàn lượng cà phê mà thị trường EU nhập khẩu thì Việt Nam chiếm
khoảng 9,63 % thị phần của EU sau Brazin 28,35 % và trước Indonesia 6,73 %.
Nhu cầu về cà phê chè của EU ngày càng tăng cao, đòi hỏi các nước xuất
khẩu lớn vào EU cũng phải tìm cách để nâng cao sản lượng cà phê chè, phục vụ
được nhu cầu xuất khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn cà phê nhưng chủ yếu

là cà phê vối. Trong năm 2009, do áp dụng nhiều biện pháp mới, sản lượng cà
phê chè dần được nâng lên, từ chưa có sản phẩm để xuất khẩu, nay đã có thị phần
khá tốt trong thị trường EU, đây là dấu hiệu vui, chứng tỏ chúng ta đã đi đúng
hướng bằng các biện pháp và chính sách hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần phải chú
trọng đến việc nâng cao dần chất lượng cà phê xuất khẩu, để cạnh tranh được
trên thị trường quốc tế.
Bảng2: Các nước xuất khẩu cà phê vào EU năm 2009
Cà phê vối (18,151triệu bao)
Lượng

Nước

(Triệu bao)

Tỉ lệ (%)

Cà phê chè (53,328 triệu bao)
Nước

Lượng
(Triệu bao)

Tỉ lệ (%)

Brazin

1,215

6,69


Brazin

16,182

30,34

Mỹ Latinh

0,680

3,75

Mỹ Latinh

19,587

36,73

Việt Nam

6,022

33,18

Việt Nam

0,862

1,62


Indonesia

6,076

33,47

Colombia

11,023

20,67

Châu Phi

4,158

22,91

Indonesia

0,651

1,22

Châu Phi

5,023

9,42
(Nguồn ICO)


1.2.

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRONG NƯỚC
THỜI GIAN QUA

1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở nước ta trong những năm vừa qua
1.2.1.1.

Những mặt làm được trong sản xuất cà phê Việt Nam


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
- Cây cà phê là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
Cùng với việc gia tăng không ngừng về diện tích và sản lượng cà phê đã góp
phần thay đổi đời sống của nhân dân các vùng trồng cà phê. Với việc nhận thức
vị trí và vai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Mấy năm
qua Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà
phê như thực hiện sản xuất gắn với chế biến giúp cho Việt Nam từ nước sản xuất
cà phê nhân xuất khẩu đã trở thành nước xuất khẩu với các mặt hàng cà phê rang
xay, cà phê hoà tan.
Diện tích cà phê: Để đạt được kết quả như trên Việt Nam đã biết áp dụng
nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh cà phê: bộ giống tốt được áp
dụng vào sản xuất như các dòng cà phê vối chọn lọc 4/55, 1/20,13/8,14/8 có năng
suất cao từ 3-6 tấn /ha, cỡ hạt to. Các giống cà phê chè có năng suất cao chất
lượng tốt được trồng như TN1,TN2, TH1. Ngoài ra đã hình thành được một số
vùng cà phê chè có năng suất chất lượng cao như ở Khe Xanh (Quảng Trị), A
Lưới(Thừa Thiên Huế), Mai Sơn (Thuận Sơn, Sơn La).
Bảng 3: Diện tích cà phê Việt Nam năm 2005-2009

Đơn vị tính: ha
Năm
2005

2006

2007

2008

2009

Cả nước

397.111

561.933

565.737

531.000

513.500

Miền Bắc

14.240

17.236


16.644

15.300

14.500

Đông Bắc

2.902

2.763

1.631

1.600

600

Tây Bắc

4.037

3.462

4.660

3.500

3.100


Bắc Trung Bộ

7.301

10.111

10.353

10.200

11.100

382.871

544.697

549.093

515.700

498.700

2.797

4.187

3.592

3.300


2.700

317.317

468.649

475.736

451.100

443.300

Kon Tum

9.614

14.404

14.300

13.000

12.500

Gia Lai

44.902

81.035


81.036

79.200

79.100

Đắc Lắc

175.226

259.030

256.100

239.400

233.400

Địa phương

Miền Nam
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
Lâm Đồng

87.575


114.180

124.300

119.500

118.200

Đông Nam Bộ

62.757

71.861

69.765

61.300

52.800

(Tổng cục thống kê- Vụ kế hoạch)
Việt Nam có diện tích trồng cà phê nhiều nhất là ở: Miền Nam, Tây
Nguyên, Đắc Lắk. Năm 2009 diện tích trồng ở 3 khu vực này là: Miền Nam
(498.700 ha), Tây Nguyên (443.300 ha), Đắc Lắk (233.400 ha). So với năm
2008 thì diện tích đã giảm nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không
thuận lợi và biến động về giá cả cà phê thế giới có xu hướng giảm gây bất lợi
cho người nông dân, dẫn đến người nông dân không còn quan tâm đến cây cà
phê nữa.
Tuy nhiên, tại đây đã hình thành nên các vùng chuyên canh cà phê có

chất lượng tốt, năng suất cao. Nguyên nhân là do chủ trương hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trọng điểm cùa Nhà nước, nhằm
đảm bảo cho khả năng cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho sản xuất hàng
xuất khẩu chất lượng cao.
/>Sản lượng cà phê: Năm 2006 sản lượng cà phê đạt 802,461 nghìn tấn.
Nếu so sánh giữa năm 2006 với năm 1976 thì sản lượng cà phê tăng 111,5
lần. Năm 2007 đạt mức sản lượng cao nhất 847.134 tấn cà phê nhân khô. Tuy
nhiên đến năm 2008 thì sản lưọng cà phê bắt đầu giảm sút xuống chỉ còn
688.800 nghìn tấn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2008 nắng
hạn kéo dài ở Tây Nguyên nhất là ở Đắc Lắc có tới 40 nghìn ha thiếu nước,
2,4 nghìn ha mất trắng. Năm 2009, sản lượng bắt đầu tăng lại, nhưng còn
chậm.
Bảng4: Sản lượng cà phê Việt Nam năm 2005-2009
( Đơn vị tính : Tấn)
Năm

2005

Sản lượng

509.247

2006
802.461

2007

2008

2009


847.134

688.800

771.100

Như vậy năm 2007 cà phê nước ta đạt mức cao nhất, diện tích đạt 565
nghìn ha, sản lượng đạt 847.134 tấn cà phê. Hình thành 2 vùng sản xuất cà phê
tập trung là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó Đắc Lắc là tỉnh có diện tích


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
sản lượng cà phê lớn nhất, đồng thời cũng là địa phương có tốc độ tăng sản
lượng cà phê nhanh nhất. Cùng với việc tăng diện tích thì sản lượng cũng tăng
lên trong những năm từ 2005- 2007, nhưng có xu hướng giảm xuống vào mấy
năm gần đây (2008-2009), nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi
và biến động về giá cả cà phê thế giới có xu hướng giảm gây bất lợi cho người
nông dân, dẫn đến người nông dân không còn quan tâm đến cây cà phê nữa.
- Sản xuất cà phê phát triển đã góp phần thu hút lượng lao động dư thừa ở
miền núi góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là vùng
đồng bào dân tộc, thúc đẩy hình thành phát triển hệ thống dịch vụ.
- Sản xuất gắn với chế biến, hình thành hệ thống chế cà phê nhân và từng
bước phát triển cà phê chế biến sản phẩm giá trị gia tăng như: cà phê rang xay, cà
phê hoà tan, ngoài ra còn chế biến “sản phẩm có cà phê “ như: bánh kẹo co cà
phê, sữa cà phê, … ( />1.2.1.2.

Những hạn chế trong sản xuất cà phê


- Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê
xuất khẩu tăng cao cây cà phê là một cây nông nghiệp có thu nhập cao đã kích
thích người trồng cà phê tìm mọi cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích
không theo quy hoạch, kế hoạch. Trồng cây cà phê trên cả những vùng đất không
phù hợp, không có nguồn nước tưới, công tác chuẩn bị vườn ươm và nhân giống
tốt không theo kịp tiến độ trồng mới.
- Thâm canh quá mức sản xuất cà phê thiếu tính bền vững. Cũng do giống
cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá chú trọng đến việc tăng
năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nên
thúc đẩy người dân tăng phân bón trên mức cần thiết, khai thác và sử dụng nguồn
nước để tưới cho cây cà phê một cách tự phát tạo nên những vườn cà phê phát
triển không ổn định.
- Chất lượng cà phê xuất khẩu không cao: Trước hết là do những hạn chế,
yếu kém trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến và bảo quản, các doanh nghiệp
thu mua, chế biến xuất khẩu cạnh tranh lẫn nhau, thu mua xô không theo tiêu
chuẩn, không phân loại thu mua theo chất lượng, không tạo điều kiện để nông
dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, thu hái. Mặc dù Nhà nước đã ban hành


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
đầy đủ bộ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chế biến, chất lượng cà phê
có hiệu quả và đầy đủ.
- Thiết bị chế biến không đồng bộ, không áp dụng máy móc vào chế biến
mà thường là phương pháp chế biến thủ công nên chất lượng không cao.
- Hệ thống sân phơi, chế biến, bảo quản còn thiếu so với yêu cầu nên chất
lượng cà phê chưa đồng đều và ổn định, nhất là vào những năm khi vụ thu hoạch
cà phê bị mưa kéo dài. Cà phê bị lên men, mốc, ảnh hưởng đến giá và hình ảnh
của cà phê Việt Nam nói chung. />1.2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Ngày nay nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên đặc biệt với những

nước phát triển thì cà phê là thứ đồ uống được ưa chuộng nhất. Đối với Việt
Nam là nước sản xuất cà phê với sản lượng lớn, tuy nhiên người dân có truyền
thống trong việc thưởng thức trà do vậy nhu cầu tiêu dùng cà phê nôị địa rất thấp
(5-10%/tổng sản lượng cà phê sản xuất ra). Do vậy cà phê Việt Nam sản xuất ra
chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì thế đẩy mạnh xuất khẩu cà phê là mục tiêu trong
chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
/>Bảng 5: Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam
Năm
Nước
Mỹ
Pháp
Hà Lan
Singapore
Thuỵ Sỹ

2005

2006

2007

2008

2009

9729
1264
4467
2373
6713


3416
1275
2771
778
1284

2512
84
1001
590
581

3546
3674
950
1000
535
637
697
672
797
790
(Nguồn: VICOFA)

Mấy năm gần đây Việt Nam xuất khẩu cà phê đến hơn 60 nước, vùng lãnh
thổ, thu về 400-600 triệu USD. Việt Nam có quan hệ thương mại với tất cả các
hãng cà phê lớn trên thế giới. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng lớn mà
Việt Nam tiêu dùng rất ít chỉ khoảng 5% sản lượng sản xuất ra chính vì vậy cần
phải tìm cách mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Ở Việt Nam với sản lượng khá

lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
trường, mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như
đổi hàng, trả nợ Nhà nước và các hiệp định Chính phủ.
EU có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn, qua bảng sau ta có tình hình các
nước EU hàng đầu nhập khẩu cà phê của Việt Nam.
Bảng 7: Tình hình các nước EU hàng đầu nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam.
2006
Tên nước
Đức
Anh
Pháp
Hà Lan
Bỉ

%
25,58
11,92
6,59
5,88
5,51

2007
Tên nước
Anh
Hà Lan
Pháp

Đức
Italia

%
24,29
15,73
7,11
6,82
5,57

2008
Tên nước
Anh
Hà Lan
Pháp
Đức
Bỉ

2009
%
Tên nước
%
21,15
Anh
24,5
17,74
Hà Lan
16,4
8,81
Pháp

8,2
7,04
Bỉ
7,5
6,86
Đức
12,0
(Nguồn: VICOFA)

Bảng 8: Tình hình các nước EU hàng đầu nhập khẩu cà phê của Việt Nam.
2006

Năm
Nước

2007

2008

2009

SL

Trị giá

SL

Trị giá

SL


Trị giá

SL

Trị giá

(tấn)

(USD)

(tấn)

(USD)

(tấn)

(USD)

(tấn)

(USD)

Pháp

8.874

3.776.969

8.129


2.730.790

11.012

7436291

12.012

2.930.000

Đức

27.951

11.107.260

23.167

8.628.821

23.001

15.288.378

18.560

14.380.248

Italia


12.237

4831.202

14.763

6.829.782

18.484

12.282.253

19.434

13.479.210

Hà Lan

16.271

6.646.637

8.655

3.794.024

4.894

3.264.962


5.850

3.456.384

Anh

19.668

7.496.110

14.136

5.968.454

19.431

12.819.779

20.400

14.810.250

Tây Ban Nha

10.665

4.773.708

15.819


5.953.910

15.155

10.005.207

15.250

10.215.400

Bồ Đào Nha
Đan Mạch

1.452

411.354

565

229.212

373

285.860

300

109.150


126

31.878

290

170.560

338

218.680

340

219.780

Hi Lạp

115

71.890

615

250.408

168

108.158


412

349.500

Hà Lan

1.164

350.393

722

241.306

84

53.560

96

72.439

Hungari

950

279.144

2.333


816.509

1.386

9.271.106

1.400

930.250

Ba Lan

3.378

1.026.852

10.184

4.276.182

6.248

4.241.966

6.540

4.630.879

(Nguồn: VICOFA)
Từ năm 2006 trở về trước, thị trường Đức là thị trường nhập khẩu cà phê

chủ yếu của Việt Nam. Hiện nay thị trường cà phê Đức đang ở tình trạng nguồn
cung lớn hơn cầu do đó trong vài năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Đức sẽ
giảm đáng kể. Năm 2006, Đức nhập khẩu 28,58% (27.951 tấn) nhu cầu từ cà phê


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
của Việt Nam nhưng đến năm 2009 chỉ còn 12 % (18.560 tấn) tổng nhu cầu cà
phê.
Trong những năm gần đây thị trường Anh là thị trường tiêu thụ cà phê lớn
của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải tìm biện pháp củng cố thị trường sẵn có
đồng thời mở rộng và phát triển thị trường mới. Sản lượng nhập khẩu cà phê Việt
Nam của Anh tăng đều qua các năm (19.668 tấn năm 2006 lên 20.400 tấn năm
2009). Đây là thị trường lớn, cần được chú ý quan tâm.
1.3.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
EU là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của cà phê Việt Nam. Điều này

được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế
giới, có nhu cầu đa dạng về mặt hàng này. Hơn nữa EU là một khu vực kinh tế
phát triển ổn định, có đồng tiền chung Euro, mức tiêu thụ ở thị trường này lớn.
Vì thế vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế.. Việc hoà
nhập các tiêu chuẩn chung trên khắp châu Âu như việc giảm thuế nhập khẩu,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng những quy định chung về thuế quan, cạnh
tranh đã tạo điều kiện cho hàng hoá các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng vào thị trường EU thuận lơi hơn.Tuy nhiên EU là thị trường khó
tình, yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Nếu đảm bảo yêu cầu
trên thì sản phẩm đẽ dàng vào thị trường EU cũng như sản phẩm mặc nhiên đạt

được những sản phẩm quốc tế và dễ dàng nhập khẩu vào thị trường khó tính
khác.
/>
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1.

Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong
thời gian tới.


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
Sản xuất cà phê phải đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng cà phê xuất
khẩu, chủng loại cà phê xuất khẩu, độ an toàn của cà phê xuất khẩu và sản xuất
cà phê có vai trò gì đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn cũng như đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Định hướng
này đã giúp cho người nông dân có thêm trí thức kinh nghiểm trong sản xuất,
nắm bắt thông tin về giá cả thị trường một cách nhanh chóng. Đồng thời tạo ra
các mối quan hệ trong sản xuất và hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của nhiều
nước có nền kinh tế phát triển, cơ sở sản xuất kĩ thuật dồi dào, có kinh nghiệm
trong mua bán cà phê. Định hướng này đã phát hay tốt tính năng của mọi thành
phần kinh tế, huy động được vốn và lao động, sản xuất cà phê nơi có nguồn lợi
lớn hơn nhưng thiếu đầu tư. Đồng thời khẳng định vị trí của sản xuất cà phê xuất
khẩu của Việt Nam, là hướng đi dài từ đó để người dân yên tâm hơn vào sự đầu
tư phát triển kinh doanh.
Mặc dù cà phê xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, trong đó chủ yếu
là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa đồng
đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn
80%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất
khẩu như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả
quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà
phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản
xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại.
Mặt khác hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên sự thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách
phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới
không còn áp dụng. Đây là lý do các nhà nhập khẩu đánh tụt cấp chất lượng của
các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam.
Hiện tượng cà phê bị loại thải nhiều là do kết quả của việc thu hái, chế biến
cà phê chưa phù hợp và cả khâu mua bán không áp dụng tiêu chuẩn mà còn thoả
thuận theo những tiêu chí đơn giản nhưng không phù hợp với việc mua bán trên


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
thương trường quốc tế. Các yếu tốt về độ ẩm (12,5%), tạp chất (0,5-1%), hạt đen,
vỡ chúng ta đều có khả năng khắc phục được.
Một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu
chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và
sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thi trường thế giới. Đây là hệ thống tiêu
chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù
hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO).
Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông
dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu
hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ
năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác,
phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình

thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu
chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới.
Do đó, để thực hiện tiêu chuẩn mới này, vừa thúc đẩy cải thiện chất lượng cà phê
xuất khẩu, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và xuất
khẩu cà phê của nước ta, Cục Trồng trọt đưa ra lộ trình áp dụng TCVN
4193:2005, gồm 3 bước:
-

Bước 1: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng
các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ
hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn TCVN
4193:2005; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn ngành đã có để xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển
cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê
duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm
2010 và định hướng 2020.

-

Bước 2: Phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất
khẩu tới các doanh nghiệp, người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê;


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
tiến hành xây dựng mô hình mẫu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ
chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một
số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết
tật về tạp chất, hạt mốc.

-

Bước 3: Tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra
toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN
4193:2005 trước khi thông quan.

-

Về giống: Cần tuyển chọn, tạo nhập giống cà phê nhất là giống cà phê

Arabica bằng các giống có năng xuất cao, chống sâu bệnh tốt như: Bourbon,
Mundonovo… Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu giống, nhập giống
mới.
-

Tiếp tục đầu tư thâm canh vườn cây hiện có trên cơ sở áp dụng kỹ

thuật, cơ cấu phân bón hợp lý, từng bước chuyển đổi giống, loại cà phê phù hợp
với sinh thái, điều kiện đất đai từng vùng theo hướng tạo sự bền vững cho sản
xuất nông nghiệp.
-

Chỉ đạo tốt những quy trình quy phạm thu hái, chế biến, bảo quản

cà phê, lựa chọn thiết bị, công nghệ chế biến cà phê tiên tiến, nhất là công nghệ
chế biến cà phê chè, gắn công nghệ chế biến với vấn đề môi trường.
-

Mở rộng đa dạng háo mặt hàng xuất khẩu, nâng cao tiêu chuẩn cà


phê nhân xuất khẩu phấn đấu đạt tiêu chuẩn về chất lượng cà phê trong khu vực
và thế giới.
/> />1.2.

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu khẩu cà phê Việt Nam EU trong
giai đoạn hội nhập.
Thị trường EU luôn chiếm từ 29- 32 % nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.

Đây là thị trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu cà phê vào thị trường
này. Nhu cầu của EU rất đa dạng về chủng loại cà phê, các loại sản phẩm cà phê.


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
Tuy nhiên như ta đã biết đây là thị trường rất khó tính nên nếu vượt qua được
các rào cản của thị trường này thì sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.
Để cho hoạt động xuất khẩu thành công thì trước hết phải có được thị
trường ổn định. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải luôn có
một nguồn hàng cà phê cung cấp đầy đủ, đa dạng phong phú về chủng loại đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để có được nguồn cung cà phê hợp lý, thì cần
phải có những giải pháp ngay từ khâu quy hoạch vùng trồng cà phê, khâu gieo
trồng, khâu chăm sóc, chế biến,…
* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Việt Nam chủ yếu chỉ trồng cà phê Robusta, cà phê Arabica rất ít. Mà nhu
cầu thế giới lại thiên về cà phê Arabica, nên mặc dù ta trồng nhiều cà phê
Robusta cho sản lượng cao tuy nhiên giá thường thấp hơn giá cà phê Arabica nên
giá trị xuất khẩu không cao. Hơn nữa thị trường EU ngày càng có xu hướng tiêu
dùng cà phê Arabica hơn vì chất lưọng loại cà phê này vượt xa cà phê Robusta.
Muốn thâm nhập vào được thị trường này thì không còn cách nào khác phải đổi

mới cơ cấu cà phê phù hợp với nhu cầu thị trường này. Vì thế ta cần phải thay
đổi cơ cấu cây cà phê. Chuyển dịch một bộ phận diện tích trồng cà phê vối sang
cà phê chè.
* Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống mà
còn cần có thêm nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra
đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu cần quan tâm nhiều đến cà phê chế biến.
Hạn chế xuất khẩu cà phê nhân vì thường đem lại hiệu quả không cao. Hiện nay
nhu cầu thế giới nói chung và nhu cầu thị trường EU nói riêng thích tiêu dùng
những sản phẩm cà phê qua chế biến có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong
phú. Hơn nữa cà phê chế biến khi xuất khẩu sẽ đem lại giá trị cao hơn nhiều so
với loại cà phê thô. Như vậy tăng chủng loại cà phê xuất khẩu sẽ là điều kiện để
ta giữ được thị trường cho sản phẩm cà phê.
*Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo thị trường và thông tin thương mại.
Ngày nay thông tin trở lên hết sức quan trọng, đặc biệt trong việc xuất nhập
khẩu. Thông tin nhanh chóng, cập nhật sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nắm


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
bắt được nhu cầu và có đối sách kịp thời. Với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
thì thông tin về thị trường, giá cả, thông tin sản xuất ,…trở nên hết sức cấp bách.
Khi xuất khẩu sang EU, đây là một thị trường hết sức khó tính: có chính sách bảo
vệ người tiêu dùng nghiêm ngặt, lại đặt ra hàng loạt các hàng rào kĩ thuật, tuy
nhiên lại là thị trường rộng, đa dạng, có mức thu nhập cao, ổn định…Do vậy,
phải luôn nắm bắt được nhu cầu thị trường này đồng thời phải dự báo tốt thông
tin thương mại làm sao để hàng hoá của ta khi xuất sang EU đựơc thị trường này
chấp nhận và đánh giá cao.
*Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phuc vụ cho ngành cà phê.
Xây dụng các kết cấu hạ tầng như : Xây dựng các trung tâm chế biến cà phê

xuất khẩu có chất lượng cao, đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc chế
biến, thu hoạch, ngoài ra còn xây dựng kho bến bãi để phục vụ cho việc thu mua,
bảo quản , dự trữ… Bên cạnh đó xây dựng các kết cấu như: trung tâm thương
mại, siêu thị, chợ, sàn giao dịch cà phê ,…
* Bồi dưỡng các bộ trong ngành cà phê
Bên cạnh yếu tố về công nghệ, thiết bị, máy móc, yếu tố con người có vai
trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu. Đặc điểm của
ngành cà phê cần khá nhiều lao động, mỗi công đoạn lại cần đội ngũ lao động với
trình độ khác nhau. Do đó với đội ngũ lao động phổ thông thì cần phải có đội ngũ
lao động hăng say nhiệt tình, nắm bắt được chủ trương chính sách của nhà nước.
Với đội ngũ cán bộ thương nhân trước hết là người giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
và ngoại ngữ, luôn cập nhật thông tin, nghiên cứu phân tích các yếu tố sản xuất
vào việc xuất khẩu như phân tích giá cả, cung cầu…đồng thời sử dụng thành
thạo một số phương thức thông tin và truyền thông hiện đại như : máy tính ,
internet,…
*Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê.
- Nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam bằng cách nâng cao chất
lượng hạ giá thành.
- Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư giống, công nghệ sản xuất, chế biến
tiên tiến, hiện đại để cải tạo giống hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
lực và trình độ chế biến, nâng cao chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày
càng khó tính của EU.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và tổ chức
sản xuất theo qui mô công nghiệp, các trang trại, nông trường cà phê phải sản
xuất theo quy mô lớn và ngay tại các khu sản xuất đó phải có dây chuyền sản
xuất, chế biến công nghiệp.

*Quan tâm xây dựng thương hiệu cà phê và quảng cáo sản phẩm.
Một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu có thể làm cho thưong
nhân có điều kiện cạnh tranh được với các đối thủ tốt hơn. Thương hiệu không
phải là một hoạt động mà quốc hay doanh nghiệp có thể dễ đàng có được trong
một sớm hay một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư về vốn, trí tuệ
một cách thoả đáng. Thương hiệu thành công khi cùng với thời gian nó chuyển
thành lợi nhuận do người tiêu dùng trung thành với thương hiệu đó và hào hứng
mua các sản phẩm của thương nhân.
*Cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
của Việt Nam từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.
Cần có chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam có thể phát triển được nền sản
xuất nội địa đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê
trên thị trường EU. Tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trông quá trình sản
xuất chế biến cà phê để làm sản phẩm cà phê phù hợp được với thị hiếu của
người tiêu dùng Châu Âu.
Ngoài ra nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ
thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các
kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm cà phê có chất
lượng tốt đồng đều, giá hạ và có khối lượng lớn. Việc tạo ra vùng chuyên canh
cho xuất khẩu sẽ giúp cho công tác quản lí chất lượng được thực hiện tốt từ khâu
giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc đến chế biến cà phê xuất khẩu.
* Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê xuất khẩu
của Việt Nam sang EU đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
hiệu quả khẩu không cao. Vì thế đẩy mạnh mở rộng quy mô và nâng cao hiệu

quả xuất khẩu sang thị trường EU, nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh
nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
/> /> />
KẾT LUẬN
Ngành cà phê Việt Nam đã và đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU) – thực trạng và giải
pháp
khá lớn và có thể dự đoán trong 5- 10 năm tới cà phê vẫn là mặt hàng nông sản
xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Chính vì vậy nhà nước đã đưa mặt hàng này trở
thành mặt hàng mũi nhọn trong chiến lược mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước
ta. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả cao mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất
nước thì buộc các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam phải tập trung nghiên
cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc cản trở hoạt động xuất khẩu và tìm ra các
biện pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu. Để hoàn thành tốt được chuyên đề,
em đã được sự giúp đỡ tận tình của cô La Nguyễn Thuỳ Dung. Qua đây, em xin
gởi lời biết ơn sâu sắc đến cô, cũng như tất cả các thầy cô của Khoa, đã tạo điều
kiện cho em được tiếp cận và mở rộng kiến thức. Do thời gian, kiến thức có hạn,
bài chuyên đề này còn có nhiều thiếu xót, hạn chế. Em mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của Thầy cô, để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa,
em xin chân thành cảm ơn.
---o0o---



×