Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đặc điểm hoạt động điều tra các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế – Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.35 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Ở nước ta hiện nay với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, và tình hình có nhiều thay đổi sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, thời cơ, thuận lợi và thử thách đang đặt ra đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt
kịp thời để có những giải pháp phù hợp. Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã
hội thì tội phạm về trật tự quản lý kinh tế ngày càng gia tăng. Chúng ta cần phải
kịp thời ngăn chặn, xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại do tội
phạm này gây ra.
Qua tổng kết thực tiễn công tác điều tra các tội phạm về trật tự quản lý
kinh tế, chúng tôi thấy rằng cần phải hệ thống các đặc điểm của hoạt động này,
phải bổ sung chỉnh lý kịp thời để hoàn thiện thêm lý luận về phương pháp điều
tra hình sự. Từ đó hoàn thiện hơn những điều chỉ dẫn có tính ứng dụng đối với
điều tra viên về phương pháp điều tra các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện
nghiên cứu của bản thân, tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm hoạt động điều tra các
tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế – Những khó khăn, vướng mắc
trong thực tiễn và giải pháp khắc phục ” làm đề tài tiểu luận môn học Phương
pháp Điều tra hình sự.

1
NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC CƠ BẢN CÁC TỘI PHẠM VỀ TRẬT TỰ QUẢN LÝ
KINH TẾ.
1.1. Khái niệm tội phạm về trật tự quản lý kinh tế
Chương XVI Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội phạm xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế.
Theo quyết định số 189/2005/QĐ-BCA(X13) ngày 02/3/2005 của Bộ
trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tại mục 3
Điều 2 đã nêu rõ:


“Tiến hành điều tra những vụ án về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,
phức tạp về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có liên quan đến nhiều địa phương
hoặc với người nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan CSĐT cấp
tỉnh quy định tại chương XVI, XVII, XXI các điều 139, 140, 141, 142, 145
chương XIV (Trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội)
và các điều 224, 225, 226, 251 chương XX của BLHS nhưng xét thấy cần trực
tiếp điều tra, tiếp nhận điều tra những vụ án tố tụng do các đơn vị được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao theo quy định của
pháp luật và của Bộ trưởng”.
Từ đó cho chúng ta cách hiểu về các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế
như sau: các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế là các tội phạm được qui định tại
chương XVI, phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, thuộc chức năng điều tra của
lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế
1.2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm trong nhóm này xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
của nhà nước, đang được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất,
kinh doanh, lưu thông, quản lý tài chính, tiền tệ, … gây ảnh hưởng đến sự ổn
định và phát triển kinh tế đất nước.
1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hầu hết các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có cấu thành vật
chất, tức là các tội được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện một hành vi quy
định trong điều luật với một số lượng, giá trị vật chất cụ thể.
Tuy nhiên, cũng có những tội cấu thành hình thức, tức là tội này không
cần có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã được coi là hoàn thành.
Một số tội có quy định là đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về tội quy
định trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa được xoá án tính
mà còn vi phạm. Một trong những dâu hiệu nêu trên là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm.


2
Hầu hết các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được biểu hiện bằng
những hành động cụ thể, thể hiện bằng các thủ đoạn khác nhau khi thực hiện tội
phạm.
Công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm… thực hiện tội phạm không
phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, trừ
trường hợp luật định.
Về hậu quả tác hại do tội phạm gây ra có các tình tiết định khung như:
Hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra về vật chất được quy định tại thông tư liên
tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 02/01/1998 cuả Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an. Nếu thiệt hại vừa
về kinh tế vừa về các mặt khác thì cần xem xét đánh giá toàn diện hậu quả do tội
phạm gây nên trên tất cả các mặt. Thực tế đánh giá hậu quả tác hại vẫn có nhiều
vướng mắc, cần giải thích rõ.
1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện với lỗi cố ý, động
cơ mục đích của tội phạm mang tính vụ lợi. Tuy nhiên, động cơ, mục đích tội
phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, trừ trường hợp
điều luật quy định cụ thể.
1.2.4. Chủ thể của tội phạm
Đa số các tội, chủ thể là bất kể người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi quy định. Tuy nhiên, một số tội cũng được quy định chủ thể đặc
biệt, người có chức vụ, quyền hạn.
1.3. Đặc điểm hình sự các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế
1.3.1. Đặc điểm đối tượng phạm tội
Qua thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này, chúng ta xác định đối tượng
phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có một số đặc điểm nổi bật sau đây:
- Các đối tượng phạm tội trong nhóm này hết sức đa dạng về thành phần,

độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá và thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó
có cả những đối tượng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, doanh
nghiệp. Các đối tượng này có những hiểu biết nhất định về các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên thị trường.
- Các hành vi hoạt động phạm tội thuộc nhóm này rất phức tạp. Có những
trường hợp hoạt động trắng trợn, có tổ chức chặt chẽ, nhiều trường hợp chúng
tạo ra nhiều vỏ bọc kín đáo và cắc chắn. Nhiều trường hợp các đối tượng phạm
tội còn lợi dụng các kẻ hở trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế để che dấu
hành vi phạm tội hoặc có hành vi câu kết, lôi kéo, mua chuộc với người có chức
vụ quyền hạn tham gia thực hiện tội phạm hoặc che giấu tội phạm.
1.3.2. Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động phạm tội
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế
cũng rất đa dạng, phức tạp, nhiều vụ gắn với đặc điểm tình hình phát triển của xã
hội ở từng giai đoạn cụ thể.

3
Qua thực tế thủ đoạn được biểu hiện phổ biến như sau:
- Lợi dụng sơ hở trong quản lý, sản xuất, lưu thông hàng hoá, cung ứng
dịch vụ trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, chính sách
thuế để buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn
thuế…
- Lợi dụng sự phức tạp của các hoạt động kinh doanh hàng hoá, cung ứng
dịch vụ, sự mất cân đối cung-cầu hàng hoá trên thị trường…và những sơ hở,
thiếu sót trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan
chức năng để thực hiện hành vi phạm tội.
- Lợi dụng danh nghĩa các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp như: kho bãi, phương tiện…để vận chuyển, cất giấu hàng lậu, hàng
cấm…
- Sử dụng các danh nghĩa để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
lưu thông hàng hoá như thực hiện các dịch vụ thương mại, dịch vụ giao nhận

hàng, dịch vụ đại lý, bán hàng…để che dấu các hành vi phạm tội gây khó khăn
cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm.
- Mua chuộc cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, những
người có chức vụ quyền hạn để hình thành đường dây, ổ nhóm phạm tội.
- Câu kết với những đối tượng hình sự để cản trở việc kiểm tra, kiểm soát.
Nhiều trường hợp các đối tượng còn chủ động chống trả khi bị kiểm tra, phát
hiện hành vi phạm tội của chúng.
1.3.3. Đặc điểm về tuyến, địa bàn, ngành hành trọng điểm
* Về tuyến trọng điểm
Tuyến trọng điểm thường được xác định như sau:
- Tuyến trọng điểm phòng, chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, trốn thuế,
buôn bán hàng giả, vận chuyển, buôn bán hàng cấm…
- Tuyến hoạt động xuyên biên giới, tuyến hoạt động liên tỉnh, tuyến hoạt
động đường biển, tuyến đường sắt, tuyến hàng không…
* Về địa bàn trọng điểm
- Địa bàn trọng điểm là nơi các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, doanh
nghiệp… nơi tập trung nhiều tài sản, tập trung các hoạt động quản lý nhà nước
cần bảo vệ.
- Địa bàn trọng điểm là các đơn vị kinh tế thuộc khối kinh tế tư nhân, có
những điều kiện mà chúng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
- Địa bàn kinh tế ngoài xã hội là các khu vực diễn ra các hoạt kinh doanh
dưới dạng không thành lập các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, có điều kiện để
các đối tượng thực hiện tội phạm.
* Ngành hàng trọng điểm
- Ngành hàng có tính chiến lược, đóng góp quan trọng cho sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội.
hành vi phạm tội trong ngành hàng này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc
dân.

4

- Những ngành hàng chứa đựng luồng hàng hoá, tài sản có giá trị lớn với
yêu cầu đặt ra phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Trong các quan hệ kinh tế ngành hàng đó tồn tại nhiều yếu tố phức tạp,
những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý mà các đối tượng phạm tội lợi dụng
để thực hiện hành vi phạm tội.
- Trường hợp đã xác định được mặt hàng trọng điểm cần bảo vệ thì ngành
hàng sản xuất ra mặt hàng trọng điểm đó cũng được xác định là ngành hàng
trọng điểm.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM
XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
2.1. Các vấn đề cần chứng minh trong điều tra các tội phạm về trật tự
quản lý kinh tế
Căn cứ, nội dung và phạm vi xác định những vấn đề cần phải chứng minh
trong điều tra các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các điều từ 153
đến 181 BLHS, và điều 63 BLTTHS.
Trong quá trình điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, cơ quan điều
tra cần chứng minh làm rõ những vấn đề sau đây:
- Về thủ đoạn gây án và che dấu tội phạm:
+ Xác định có tội phạm xảy ra hay không? Xảy ra ở ngành hàng, mặt hàng
nào? Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào?...
+ Những thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội.
+ Địa điểm, thời gian xảy ra hành vi phạm tội.
+ Những tình tiết khác có liên quan đến hành vi phạm tội.
- Về đặc điểm nhân thân của bị can:
+ Phải làm rõ những ai đã thực hiện hành vi phạm tội, vai trò, vị trí của
người phạm tội khi thực hiện tội phạm.
+ Chức vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bị can, động cơ mục
đích phạm tội, mức độ tội lỗi của từng đối tượng.
+ Trình dộ học vấn, khả năng chuyên môn của bị can, những đặc điểm
nhân thân khác của bị can có ý nghĩa với hoạt động điều tra như tiền án, tiền sự,

thái độ chính trị, tư tưởng, vị trí công tác, quá trình cống hiến, các mối quan hệ
xã hội của bị can.
- Làm rõ những công cụ phương tiện mà bị can đã sử dụng để thực hiện
hành vi phạm tội như các loại giấy tờ hoá đơn, chứng từ, các mẫu sản phẩm,
nhãn mác hàng hoá, tiền vàng, séc, các giấy tờ khác có giá trị kinh tế do hành vi
phạm tội gây ra.
- Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trách
nhiệm dân sự đối với bị can.
- Xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả tác hại
do hành vi phạm tội gây ra về mặt kinh tế, sản xuất kinh doanh, về chính trị xã
hội, giá trị thiệt hại trực tiếp, thực tế về tài sản.

5
- Phát hiện những nguyên nhân và điều kiện mà bị can lợi dụng để phạm
tội, những sơ hở thiếu sót trong các văn bản pháp luật về kinh tế; các biện pháp
phòng ngừa đấu tranh với những hành vi phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế.
2.2. Hoạt động điều tra các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế
2.2.1. Giai đoạn điều tra ban đầu
* Tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo, hồ sơ, tài liệu tội phạm về trật tự quản
lý kinh tế
- Tiếp nhận: nguồn tin phản ánh có thể chia thành hai nhóm:
+ Nhóm thứ nhất: nguồn thông tin trinh sát, thể hiện qua các tài liệu thu
thập từ công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, từ các báo cáo của MLBM, của
trinh sát.
+ Nhóm thứ hai: nguồn tin công khai qua tin báo, qua thông tin đại chúng,
những tài liệu do các cơ quan khác cung cấp, người phạm tội tự thú, hồ sơ vụ án
đã đươc điều tra khai thác mở rộng…
- Kiểm tra, xác minh làm rõ và đánh giá độ chính xác của thông tin:
+ Cán bộ nhận tin phải ghi chép đầy đủ nội dung tin báo vào sổ theo dõi.

+ Cán bộ được phân công xử lý tin phải nhanh chóng sơ bộ xác định tính
chất, nội dung nguồn tin, ai cung cấp? Người liên quan đến việc cung cấp tin…
+ Sơ bộ xác định những vấn đề về đối tượng liên quan đến tội phạm trong
tin báo.
+ Nắm những tình tiết của sự việc liên quan đến sự việc phạm tội trong tin
báo.
- Nội dung cần xác minh:
+ Làm rõ về nguồn tin: ai cung cấp, người biết việc, lý do cung cấp…
+ Đối tượng nghi vấn phạm tội: có bao nhiêu đối tượng, nhân thân, vai trò
của từng đối tương.
+ Đối tượng tác động của hành vi phạm tội là tài sản gì? Mặt hàng nào?
+ Địa bàn, khâu đối tượng đang hoạt động?
+ Sơ bộ tìm hiểu thủ đoạn hoạt động của đối tượng để tiến hành những
biện pháp xác minh phù hợp.
- Đối với những thông tin ban đầu, chưa xác định được người phạm tội
thông thường phải kịp thời tiến hành một số hoạt động sau:
+ Nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà đối
tượng trong tin báo sử dụng thực hiện tội phạm. + Bí mật gặp người cung cấp tin
để tìm hiểu vấn đề.
+ Sử dụng MLBM nắm thông tin liên quan.
+ Tổ chức giám sát, theo dõi đối tượng nghi vấn theo nội dung tin báo.
+ Sử dụng trinh sát xác minh thu thập thông tin.
+ Phân tích những hồ sơ vụ án, những tài liệu do công an phường cung
cấp, hồ sơ sưu tra…phục vụ cho việc đánh giá tin báo.
- Xử lý tố giác, tin báo về tội phạm về trật tự quản lý kinh tế:

6
+ Trong trường hợp kết luận chắc chắn có sự việc phạm tội xảy ra thì cần
tổ chức ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc tiếp tục làm rõ thêm vụ việc. Trong
trường hợp cần thiết phải khởi tố vụ án để áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo

quy định của BLTTHS.
+ Trường hợp sự việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý hành chính
theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định
của pháp luật.
+ Nếu sự việc được kết luận không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà
là các tranh chấp kinh tế, dân sự…thì tuỳ thuộc vào tính chất vụ việc mà có
hướng dẫn đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
* Lấy lời khai ban đầu
- Đối tượng lấy lời khai ở đây có thể biết được những hành vi phạm tội, có
thể là người bị hại, hoặc cũng có thể là đối tượng liên quan trực tiếp đến việc
thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị khởi tố.
- Để việc lấy lời khai hiệu quả, điều tra viên cầm tìm hiển nghiên cứu
những tài liệu phản ánh dặc điểm nhân thân, đặc điểm tâm lý của từng đối tượng
và các vấn đề liên quan đến hành vi phạm tội của họ.
- Khi lấy lời khai đối tượng liên quan là phát hiện thu thập những tài liệu
phản ánh về diễn biến của các hành vi phạm tội, hành vi đó xâm hại lĩnh vực
nào, ai tham gia vào việc phạm tội, hậu quả của tội phạm…
- Đối với bên bị hại, cần hỏi họ về thiệt hại kinh tế do tội phạm gây nên,
hỏi họ về thủ đọan hoạt động của bọn tội phạm, thủ đoạn che dấu tội phạm…
Phương pháp cách tính toán xác định thiệt hại, vai trò vị trí của từng tên tội phạm
, những đề xuất kiến nghị của họ về điều tra xư lý vụ án.
* Sử dụng các hoạt động bí mật phát hiện và thu thập, củng cố tài liệu,
chứng cứ làm rõ tội phạm
Theo dõi giám sát bí mật đối tượng:
Việc tổ chức theo dõi giám sát bí mật được tiến hành đối với đối tượng và
địa điểm cần điều tra, nghiên cứu.
Trong khi theo dõi cần chú ý mọi di biến động, quy luật hoạt động của tội
phạm, quan hệ, tính chất, mức độ, sự liên quan đến hoạt động phạm tội của
những người có quan hệ với các đối tượng đó.
Đối với địa điểm theo dõi cần thu thập tài liệu phản ánh về cấu trúc bên

ngoài địa điểm, sự liên quan của địa điểm với hoạt động tội phạm, đường lối,
người ra vào địa điểm, những dâu hiệu nghi vấn xung quanh, dư luận phản ánh
về địa điểm đó.
Để thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ cần chú ý xác định được một số
vấn đề sau:
- Nắm quan hệ của các đối tượng, làm rõ đường dây, tổ chức hoạt động, vị
trí, vai trò của các đối tượng…
- Xác định đối tượng đang hoạt động ở khâu nào trong cơ quan tổ chức?

7
- Xác định phạm vi hoạt động của các đối tượng trong đường dây, ổ nhóm
tội phạm và thủ đoạn cụ thể của chúng.
Việc theo dõi phải tuỳ vào thực tế mà bố trí lực lượng và áp dụng các biện
pháp đảm bảo bí mật, hiệu quả.
Biện pháp trinh sát xác minh:
Được sử dụng chủ yếu để thu thập tàiliệu phản ánh về nhân thân lai lịch
đối tượng, quan hệ đối tượng. Những tài liệu phản ánh các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và các hạot động nghi vấn của các đối tượng cần nghiên cứu có ý
nghĩa xác đinh làm rõ nội dung các cuộc điều tra.
* Biện pháp trinh sát trực tiếp:
Cán bộ trinh sát phải trực tiếp thâm nhập vào các địa điểm hoạt động của
các đối tượng phạm tội hoặc nguỵ trang tiếp xúc với chúng, do đó trong quá trình
thực hiện biện pháp này cần chú ý:
- Đã xác định được đối tượng, địa điểm hoạt động tội phạm cụ thể cần tổ
chức trinh sát trực tiếp, tiếp cân thu thập tài liệu.
- Lựa chọn, chuẩn bị kỹ vai nguỵ trang phù hợp với phương thức hoạt
động phạm tội của đối tượng.
Biện pháp trinh sát liên hoàn:
Được tiến hành bằng cách sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp theo một kế
hoạch nhằm kết hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng với các hoạt động điều tra,

xác minh. Từ đó thiết lập, củng cố các tài liệu phản ánh về hoạt động phạm tội
của các đối tượng.
Biện pháp này cũng được áp dụng để tác động, điều khiển đối tượng chính
của vụ án bộc lộ bản chất, tạo điều kiện cho đặc tình và trinh sát nội tuyến hoàn
thành nhiệm vụ.
Sử dụng các biện pháp trinh sát kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ:
Dùng các phương tiện hỗ trợ như máy quay phim, máy ghi âm, máy chụp
hình…để thu tập thông tin theo yêu cầu trinh sát.
Khai thác, sử dụng hệ thống hồ sơ tàng thư, thông tin nghiệp vụ cảnh sát:
Qua hệ thống trên có thể khai thác thông tin để phục vụ công tác xây dưng
mạng lưới bí mật, thu thập các dư liệu về con người, các cơ sở sản xuất…cần
điều tra nghiên cứu phục vụ việc xác minh làm rõ. Do đó trinh sát phải nắm được
hệ thống quản ly các hồ sơ nghiệp vụ để chủ động khai thác theo quy định.
Thu thập thông tin tài liệu từ quần chúng, các tổ chức xã hội
Hoạt động này được sử dụng kết hợp với biện pháp xác minh nhằm thu
thập những thông tin tài liệu, thông tin phản ánh về nhân thân, quan hệ, lai lịch
và những biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội.
* Xác lập chuyên án
Việc xác lập chuyên án phải theo đúng quy định tại Quyết định số
362/2003/QĐ-BCA(C11) ngày 06/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
quy định về công tác đấu tranh chuyên án của lực lượng CSND.
- Mục đích:

8

×