Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Giá trị lịch sử văn hóa đền sái (thụy lôi, thụy lâm, đông anh, hà nội) luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.2 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG DUNG

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN SÁI
(THỤY LÔI, THỤY LÂM, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG DUNG

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN SÁI
(THỤY LÔI, THỤY LÂM, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)
Chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Mã số: Đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Ngƣời hƣ ng

n hoa học: TS. Tạ Thị Hoàng Vân


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu công bố trong luận văn là trung thực,
phản ánh thực tế những gì tôi nhận thức được khi khảo sát địa bàn nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu của mình. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Xác nhận đã sửa chữa luận văn

Tác giả luận văn

của chủ tịch Hội đồng

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc

Trần Thị Phƣơng Dung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến TS Tạ Thị Hoàng Vân giám đốc
Trung tâm Đào tạo và hợp tác quốc tế - Viện Kiến trúc Quốc gia, người thầy đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo
trong Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã
trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy và phương pháp
nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử văn hóa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã nhiệt tình cung cấp thông
tin, số liệu cho luận văn đặc biệt là Ban quản lý di tích cụm di tích đền Sái và người

dân thuộc thôn Thụy Lâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Viện Bảo tồn Di tích (nơi tôi đang công tác), các
anh chị trong cơ quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể học tập, khai
thác tư liệu của Viện để có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Đây là sản phẩm đầu tay trong Nghiên cứu Khoa học, nên luận văn khó tránh
được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè và
đồng nghiệp để tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm
kiến thức của mình trong tương lai.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG
THỤY LÔI VÀ DI TÍCH ĐỀN SÁI....................................................................8
1.1. Tổng quan về làng Thụy Lôi ................................................................ 8
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................... 8
1.1.2. Lịch sử làng Thụy Lôi ...................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm về đời sống kinh tế - văn hóa làng Thụy Lôi ................. 11
1.2. Vài nét về lịch sử đền Sái .................................................................... 21
1.2.1. Lịch sử xây dựng đền Sái ............................................................... 21
1.2.2. Mối quan hệ giữa đền Sái với sự tích xây dựng thành Cổ Loa ...... 24
1.2.3. Các di tích xung quanh khu vực đền Sái ở làng Thụy Lôi ............. 28
Chƣơng 2. GIÁ TRỊ VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC ĐỀN
SÁI ............................................................................................................................32
2.1. Giá trị văn hóa ..................................................................................... 32
2.1.1. Lễ hội đền Sái trong tổng thể lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh
................................................................................................................... 32
2.1.2.Giá trị của lễ hội đền Sái .................................................................. 41
2.2. Giá trị về kiến trúc – nghệ thuật ....................................................... 43
2.2.1. Giá trị về kiến trúc .......................................................................... 43

2.2.2. Giá trị về nghệ thuật – điêu khắc .................................................... 53
2.3. Giá trị lịch sử ....................................................................................... 59
2.3.1. Lịch sử của ngôi đền phản ánh lịch sử phát triển của làng xã ........ 59
3.3.2. Giá trị lịch sử thể hiện qua hệ thống các di vật hiện còn ............... 59
3.3.3. Gía trị lịch sử thể hiện qua tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh . 60
Chƣơng 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN SÁI .....62
3.1. Thực trạng quản lý, bảo tồn và hai thác i tích đền Sái ............... 62
3.1.1. Thực trạng quản lý các hoạt động của lễ hội của đền Sái .............. 62


3.1.2. Thực trạng quản lý không gian cảnh quan và kiến trúc đền Sái..... 63
3.2. Những yếu tố tác động đến hiện trạng đền Sái ................................ 64
3.2.1. Tác động của yếu tố khí hậu môi trường ........................................ 64
3.2.2. Tác động của yếu tố kinh tế, xã hội ................................................ 66
3.2.3. Tác động của du lịch và thương mại............................................... 66
3.3. Những vấn đề bảo tồn của đền Sái .................................................... 68
3.3.1. Các cơ sở pháp lý ............................................................................ 68
3.3.2. Các vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của đền Sái ........................ 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................80


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ

BA


Bản ảnh

BV

Bản vẽ

NXB

Nhà xuất bản

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban Nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đền là công trình được xây dựng để thờ cúng một vị thần, thánh hoặc những
nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở nước ta, phổ biến với các ngôi
đền được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay
công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Hiện nay, có nhiều ngôi đền thờ các anh hùng dân tộc phải kể đến là đền Hùng, đền
Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần…, cũng có nhiều ngôi đền thờ các vị thánh theo truyền
thuyết dân gian như đền Voi Phúc, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh,
đền Sái…Cho đến nay, các ngôi đền cùng với đình và chùa đã làm lên trung tâm
sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã. Nhiều ngôi đền có lễ hội lớn được nhiều

người biết tới. Với những giá trị to lớn trên việc nghiên cứu về giá trị lịch sử - văn
hóa, các giá trị kiến trúc – nghệ thuật và sự hiện diện của loại hình kiến trúc này
trong tổng thể kiến trúc làng xã Việt Nam là cần thiết.
Đền Sái ở làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
là di tích thờ Đức Huyền Thiên Trấn Vũ (người có công giúp vua Thục xây dựng
thành Ốc). Trang trí kiến trúc đền mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc
đền làng thời Nguyễn được thể hiện qua các đề tài chạm khắc như: rồng, phượng,
hoa, lá…đã truyền tải sinh động về tài năng và ước vọng của người xưa được gửi
gắm qua những giá trị văn hóa độc đáo còn được lưu giữ trong đền cho đến ngày
nay. Trải qua thời gian, đền Sái còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị như:
bia đá, tượng, hương án, gạch cổ, chuông…Do những giá trị tiêu biểu ấy, đền Sái
(làng Thụy Lôi) đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 27 tháng 01 năm
1986 theo quyết định số 15-VH/QĐ.
Bên cạnh những giá trị về vật thể, đền Sái còn được biết đến với lễ hội “rước
vua sống”. Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng phản ánh nhiều mặt của đời
sống văn hóa vật chất và tinh thần rất độc đáo của người dân nơi đây. Thông qua lễ
hội, các phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống, các trò chơi dân
gian, các hình thức tín ngưỡng…được truyền tải tới thế hệ trẻ.
1


Cho tới nay, đã có nhiều bài viết chuyên khảo, luận văn, đề tài nghiên cứu
khoa học về đến Sái, tuy nhiên các công trình này chủ yếu đề
cập về vấn đề lễ hội “rước vua sống”. Có thể nhận thấy, còn thiếu vắng những công
trình nghiên cứu tổng thể về giá trị lịch sử - văn hóa – nghệ thuật của đền Sái.
Những kết qủa nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp vào công tác quản lý bảo tồn và
phát huy những giá trị của khu di tích lịch sử đền Sái.
Người viết luận văn lựa chọn đề tài: “Giá trị lịch sử - văn hóa đền Sái (Thụy
Lôi, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội)” với mong muốn sẽ đóng góp vào các tư liệu
còn khuyết thiếu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ

những giá trị của đền Sái và bên cạnh đó đề xuất một số những giải pháp nhằm góp
phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của thành
phố Hà Nội nói riêng và di sản văn hóa truyền thống cả nước nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đền Sái là một công trình tín ngưỡng còn bảo lưu được nhiều giá trị về vật
thể và phi vật thể vì vậy đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc
độ khác nhau: văn hóa, lễ hội, lịch sử, truyền thuyết, nghệ thuật, kiến trúc và
cảnh quan.
Những tư liệu nghiên cứu về ngôi đền theo thời gian:
Trước năm 1954, đền Sái được đề cập trong “Thụy Lôi xã chí” của Nguyễn
Bính [8]. Trong cuốn này, tác giả đã ghi chép khá đầy đủ theo 11 đề mục cho sẵn:
thần tích, bia, thần sắc, cổ chỉ, tục lệ, đình, chùa, tượng, đồ thờ, cổ tích, công nghệ
và lễ hội của làng Thụy Lôi. Phần lễ hội tác giả đã đề cập đến “Đệ niên đến ngày
11, 12 và ngày 13 tháng Giêng làng có hội làm Vua giả Thục để ra yết đến đức
Trấn thiên tục gọi là hội Nhội”…
Đến năm 1986 phải kể đến “Lý lịch di tích cụm đền Sái” do Ty Văn hóa và
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch). Trong bản lý lịch này đã
giới thiệu sâu hơn về đền Sái cũng như đề cập tới một số vấn đề như: lịch sử vị
thần được thờ, quá trình xây dựng ngôi đền, đặc điểm của nghệ thuật, kiến trúc,
các hiện vật trong đó cũng có những đánh giá, nhận xét về tình trạng của di tích

2


ở thời kỳ đó. Tuy nhiên, bài viết này mới ở dạng tóm lược chưa phản ảnh hết
được giá trị của di tích.
Trong cuốn “Lễ hội Việt Nam” do PGS. TS Lê Hồng Lý và PGS. Lê Trung
Vũ đồng chủ biên năm 2005 có đề cập khái quát về lễ hội rước vua sống của làng
Nhội. Tác giả đã dành 7 trang để viết về lễ hội để khái quát về những nét cơ bản và
đặc trưng của nó. Bài viết cũng đã được công bố trong cuốn “lễ hội Thăng Long”

của tác giả vào năm 2001.
Trong cuốn “Hội làng Hà Nội” do Lê Trung Vũ chủ biên (2006) đã giới thiệu
về một số hội làng tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Trong đó, có bài viết “Hội đền
Sái” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã giới thiệu hội làng Thụy Lôi từ truyền
thuyết liên quan, cách chọn người đóng vai vua và các nghi lễ trong ngày hội chính.
Đến năm 2008, cuốn “Di tích lịch sử Đền Sái và lễ hội rước vua giả làng Thụy
Lâm” do Ban Quản lý Di tích xã Thụy Lâm huyện Đông Anh chỉ đạo về nội dung
cũng đã góp phần làm rõ “mối liên hệ giữa thành Cổ Loa với di tích đền Sái” trong
phần I. Phần II nói về “đền Sái và cụm di tích lịch sử làng Thụy Lôi” với nhiều
công trình khác nhau như: đền Thượng, đền Sái, đình Thụy Lôi và đền thờ Lê Tuấn
Mậu. Phần III đề cập tới “Lễ hội rước vua giả - một sinh hoạt văn hóa truyền thống
độc đáo”.
Cuốn sách “Địa chí Cổ Loa” do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và PGS. TS Vũ
Văn Quân đồng chủ biên (2010), phần viết về “Đời sống văn hóa” (tại chương 5) có
đề cập tới Lễ hội rước vua sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, đây cũng chỉ
dừng lại ở mức khái quát chung về nghi thức lễ hội.
Nghiên cứu sâu về lễ hội đền Sái còn có luận văn thạc sĩ “Lễ hội rước vua
sống làng Nhội” năm 2012 của Nguyễn Thị Hải (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội).
Tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết và cụ thể về lễ hội của đền Sái với nhiều mục
như: Truyền thuyết, nguồn gốc của lễ hội, không gian diễn ra lễ hội, diễn trình lễ
hội, các thành phần tham gia lễ hội. Tuy nhiên, luận văn này tác giả mới chỉ nghiên
cứu sâu về phần nghi thức, nghi lễ trong lễ hội mà chưa gắn kết các hoạt động tín
ngưỡng này trong một tổng thể chung của ngôi đền Sái.

3


Năm 2013, Viện Bảo tồn Di tích đã thực hiện việc lập “Hồ sơ khoa học di tích
đền Sái” bao gồm tư liệu về bản vẽ, bài viết và phần Hán Nôm. Trong đó, phần hồ
sơ viết cũng giới thiệu tóm tắt được các nội dung theo các đề mục sau: vùng đất và

con người Thụy Lôi, Thụy Lâm, đặc biệt là sự tích về vị thần được thờ. Hồ sơ chú ý
mô tả những đặc điểm cơ bản về kiến trúc, nghệ thuật, liệt kê các di vật có giá trị,
cũng như các nghi thức của lễ hội. Trên cơ sở đó hồ sơ đã có một số đánh giá xác
thực về tình trạng bảo tồn của di tích.
Trong cuốn “Địa chí Đông Anh” do GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc tổng
chủ biên (2016) cũng dành vài trang để giới thiệu khái quát về: vị trí địa lý, dân số,
lịch sử hình thành, đặc điểm lịch sử, kinh tế và văn hóa của xã Thụy Lâm trong đó
có làng Thụy Lôi. Với dung lượng 3 trang, mới chỉ có vài nét giới thiệu chung về xã
Thụy Lâm.
Có thể thấy đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ
và hệ thống về các giá trị của ngôi đền Sái. Các nghiên cứu mới đề cập ở những
khía cạnh khác nhau của công trình như: giới thiệu, mô tả hoặc nghiên cứu chuyên
sâu về lễ hội dân gian. Với những giá trị lâu dài của đền Sái, thiết nghĩ cần có một
nghiên cứu tổng thể nhằm khớp nối các thông tin, dữ liệu và các khía cạnh khác
nhau của công trình để nhận diện rõ hơn các giá trị phi vật thể và vật thể để bảo tồn,
trùng tu, gìn giữ được những giá trị độc đáo này. Do đó, bản luận văn, mong muốn
bổ sung một cách đầy đủ và toàn diện hơn về một di tích lịch sử - văn hóa đền Sái
trong bối cảnh không gian văn hóa truyền thống làng Thụy Lôi.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại các nguồn tư liệu; kết hợp với khảo sát nghiên cứu thực tiễn để
đánh giá giá trị được thể hiện qua kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội ở di tích đền Sái.
Trên cơ sở đó, nhìn nhận ra các vấn đề bảo tồn của di tích trong đời sống xã hội của
dân làng Thụy Lôi (làng Nhội).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

4


- Tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu về đền Sái của các tác giả đã

viết từ trước đến nay kết hợp với điều tra khảo sát công trình để giải quyết mục tiêu
của đề tài.
- Tìm hiểu diễn trình lịch sử, văn hóa của đền Sái.
- Tìm hiểu giá trị kiến trúc, nghệ thuật, đền Sái
- Đánh giá các thực trạng bảo tồn giá trị phi vật thể và vật thể của đền Sái, qua
đó đề xuất những giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của di tích trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là di tích đền Sái (Thụy Lôi – Đông
Anh – Hà Nội) bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, luận văn còn
mở rộng tìm hiểu về đền Sái và thành Cổ Loa trong mối liên hệ của hoạt động lễ hội
rước vua sống.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu di tích đền Sái được đặt trong không gian văn
hóa làng Thụy Lôi, đồng thời mở rộng đến thành Cổ Loa và mối quan hệ lịch sử văn
hóa với các hoạt động tín ngưỡng trong khu vực.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận đề tài
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điền dã tại khu di tích đền Sái: Việc đến khu di tích
để thâm nhập vào cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu. Sử dụng
các kỹ năng trong phương pháp khảo sát, điền dã để tổng hợp tư liệu lịch sử, khảo
sát, miêu tả các hạng mục công trình, phỏng vấn người dân…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Cần sử dụng nhiều các tài liệu liên
quan đến lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật; tài liệu liên quan đến địa bàn
nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập, khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: thư
viên Quốc Gia, thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Bảo
tồn Di tích, Viện nghiên cứu Văn hoa, thư viện của Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch, ban quản lý di tích xã Thụy Lâm…


5


- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, kiến trúc, mỹ
thuật, văn hóa…để làm nổi bật các giá trị của khu di tích đền Sái.
Các phương pháp được thực hiện thông qua một số kỹ thuật chủ yếu:
Phỏng vấn: Được sử dụng để phỏng vấn một số nhân vật như: người dân, ban
quản lý cụm di tích đền Sái, khách tham dự trong lễ hội để có những thông tin cần
thiết về đời sống văn hóa, xã hội, văn hóa cũng như công việc của họ.
Quan sát: Kỹ năng này sẽ giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về khu di tích
đền Sái và từ đó đánh giá được hiện trạng của di tích, cũng như thực trạng diễn
ra trong lễ hội để thấy được những khó khăn trong công tác quản lý của các cấp
chính quyền.
5.2. Cách tiếp cận đề tài
- Tiếp cận từ các nguồn tư liệu (hán nôm, thư tích cổ), tài liệu (hồ sơ khoa học,
sách báo), các nghiên cứu (đề tài, luận văn) trước đó để hiểu rõ hơn về lịch sử xây
dựng và phát triển cũng như các sinh hoạt văn hóa của ngôi đền Sái.
- Khảo sát thực địa công trình trên cơ sở các dữ liệu lịch sử, ghi chép và điều
tra thực địa để có đánh giá xác thực những giá trị văn hóa – kiến trúc hiện còn của
di tích. Đồng thời cũng thấy rõ những chuyển biến về cảnh quan, văn hóa – kiến
trúc của ngôi đền qua thời gian.
- Tiếp cận tổng hợp các ngành (lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc…) để hiểu rõ các
đặc điểm lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và các giá trị của đền Sái. Trên cơ sở những
kiến thức về lịch sử - văn hóa đưa ra những đánh giá về niên đại, phong cách nghệ
thuật của ngôi đền Sái. Từ đó đưa ra một vài đề xuất cho việc bảo tồn, phát huy giá
trị ngôi đền trong đời sống văn hóa, xã hội, tôn giáo hiện nay
6. Những đóng góp m i của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của người đi trước, kết hợp với việc
nghiên cứu, khảo sát trực tiếp tại di tích, đóng góp của luận văn là:
- Là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về các giá trị lịch sử - văn

hóa, nghệ thuật của đền Sái làng Thụy Lôi.

6


- Đánh giá được thực trạng di tích để từ đó định hướng một số giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị di tích. Khai thác, phát huy hiệu quả của đền
Sái trong hoạt động văn hóa – lễ hội hiện nay.
- Gắn kết tổng quan văn hóa – kiến trúc làng Thụy Lôi trong tổng thể các di
tích trên địa bàn huyện Đông Anh.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành làng Thụy Lôi và di tích đền Sái
Chương 2: Giá trị lịch sử – văn hóa và kiến trúc đền Sái
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Sái

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG THỤY LÔI
VÀ DI TÍCH ĐỀN SÁI
1.1. Tổng quan về làng Thụy Lôi
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Thuỵ Lâm là một xã lớn và nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đông Anh,
phía Bắc tiếp giáp với xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn), phía Đông tiếp giáp với xã
Yên Phụ và Văn Môn (huyện Yên Phong), phía Nam tiếp giáp với xã Vân Hà và
Liên Hà (huyện Đông Anh), phía Tây giáp xã Vân Nộn (huyện Đông Anh). Hiện
nay, xã gồm có 11 thôn (khu) với 5 thôn cũ là: thôn Đào Thục, thôn Miếu Cổ, thôn

Dâm Biểu, thôn Hương Trầm, thôn Mạnh Tân; 3 khu dân cư từ làng gốc Thuỵ Lôi
là: khu 5 Thuỵ Lôi, khu 6 Thuỵ Lôi, khu 7 Thuỵ Lôi và 3 thôn khu dân cư mới hình
thành là: thôn Hà Lâm 1, thôn Hà Lâm 2, thôn Hà Lâm 3.
Làng Thụy Lôi nằm dọc theo sông Cà Lồ quanh năm nước chảy, phù sa bồi
đắp thường xuyên, làm cho đất đai nơi đây luôn màu mỡ. Do làng có vị trí cạnh
sông, vùng đất trũng thấp, luôn chịu nhiều thiên tai lụt lội nên người dân làng Thụy
Lôi cũng sớm phải lo đắp đê làm thủy lợi. Từ xưa nhân dân chủ yếu làm ruộng,
hàng năm thường trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô khoai, lạc đậu…
Về địa hình, xã Thụy Lâm nằm trên khu đất bằng phẳng. Xã được hình thành
trên vùng đất cổ xứ Kinh Bắc lâu đời. Phía Đông là kinh đô Cổ Loa – của Thục
phán An Dương Vương. Với vị thế có rừng rậm, lại nằm trên trục đường Như
Nguyệt – Thăng Long nên mảnh đất này đã để lại nhiều huyền thoại và các sự kiện
lịch sử về dựng nước, giữ nước từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Bên cạnh
những khu đất bằng phẳng ở xã Thụy Lâm có ngọn núi Sái. Đây được xem là ngọn
núi cao nhất của Thất Diệu Sơn. Trên núi có Cung Kim Khuyết tức đền Sái thờ Đức
Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thánh trấn giữ đất Thăng Long với trên 2000 năm
lịch sử. Trong cuốn “Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng” [11],
thời cổ sử, Thụy Lâm là một vùng rừng rậm, đầm lầy. Chứng tích về rừng rậm còn
ghi trong câu ca “Bao giờ núi Sái hết cây?”.

8


Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng vì vậy khí hậu nơi đây cũng mang tính
chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Với bốn mùa: xuân, hạ, thu đông. Nhiệt độ
không khí trung bình từ khoảng 21 – 22 độ C. Mùa đông vào tháng 10 và kết thúc
vào khoảng tháng 12. Vào mùa này, nhiệt độ thấp và ở trên núi Sái có thể dưới 50.
Mùa hạ bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 6. Tháng nóng nhất là vào
tháng 5, nhiệt độ trung bình vào khoảng 2803. Lượng mưa ở nơi đây cũng tương đối
nhiều, trung bình hàng năm vào khoảng 1500 – 2000mm. Tuy nhiên, lượng mưa

phân bố không đều trong năm và trong mùa cũng rất là thất thường. Từ tháng 11
đến tháng 2 thường là mưa nhỏ, mưa phùn, có những năm mưa liên tục và nhiều
ngày. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè từ tháng 4 tới tháng 6.
Thụy Lâm là điểm tiếp giáp giữa ba huyện: Yên Phong, Đông Ngàn và Kim
Anh (nay là huyện Sóc Sơn). Sông Cà Lồ chảy qua xã Thụy Lâm và với chiều dài
3,120km là ranh giới tự nhiên xã Thụy Lâm với xã Xuân Thu, đây cũng là ranh giới
giữa huyện Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Sông bắt nguồn từ dãy Thằn Lằn ở Tây
Bắc tỉnh Phúc Yên cũ, hợp lưu với sông Cầu ở ngã ba Xà (thuộc địa phận xã Vọng
Nguyệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Xưa kia, sông là tuyến đường thủy quan
trọng để ngược lên vùng núi tỉnh Vĩnh Yên, Tuyên Quang; xuôi về phía Nam xuống
Lục Đầu giang ra biển. Tuyến đường đê chạy theo sông cũng sớm được hình thành.
Các thôn xóm nằm ở bờ Nam sông Cà Lồ tạo nên hình ảnh “Làng tôi phong cảnh
hữu tình; Dân cư đông đúc như hình con long”. Tuy nhiên, cư dân trong các làng
xã Thụy Lâm, trong đó có làng Thụy Lôi không sinh sống dựa vào việc khai thác
các nguồn thủy sản của dòng sông để tạo thu nhập lớn.
Với vị thế “nhất cận thị, nhì cận giang” do thiên nhiên ban tặng, môi trường
sinh thái đặc thù ấy đã có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội của làng Thụy
Lôi, ảnh hưởng đến cả đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.
1.1.2. Lịch sử làng Thụy Lôi
Vùng đất cổ Đông Anh đã sớm trở thành địa bàn sinh tụ của cộng đồng cư dân
Lạc Việt, nằm kế sát bộ lạc trung tâm cai quản của các Vua Hùng. Lúc này, cộng
đồng cư dân được tổ chức trong hình thức quản lý của từng làng xóm và bộ lạc với
vai trò đứng đầu của Bồ chính và Lạc tướng.

9


Trong cuốn Địa Chí Đông Anh viết “Dưới thời An Dương Vương (208 – 179
trước Công nguyên), khu vực Đông Anh hiện nay trở thành trung tâm của nước Âu
Lạc với kinh thành Cổ Loa…”[15, tr.138]

Từ đó có thể khẳng định các làng xã của huyện Đông Anh, trong đó có Thụy
Lôi ngày nay gắn liền với lịch sử dựng nước Văn Lang của cha ông ta từ thời các
vua Hùng, được tiếp nối vào thời Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương. Điều
này còn được thể hiện trong các tên Nôm của làng. “Làng Thụy Lôi có tên Nôm là
làng Nhội – một loài cây mộc, hoa đỏ thắm. Có lẽ xa xưa, trong khu vực của làng
có nhiều cây này nên làng có tên như vậy. Sau khi người Hán vào nước ta mới
phiên âm “Nhội” thành “Lôi”. Tên làng gọi theo âm Hán Việt là “Ma Lôi”. Theo
các cụ trong làng, chữ “Ma” có hai nghĩa: một nghĩa là cây ma – một loại cây gai,
vỏ có thể làm sợi để dệt vải (phải chăng cái tên đã liên quan đến nghề dệt vải khổ
hẹp của làng xưa kia?); một có nghĩa là ma quỷ. Có lẽ khi người Hán vào nghe
được chuyện về Thục Phán An Dương vương xây thành Cổ Loa bị ma quỷ quấy
nhiễu (Bạch kê tinh) mà họ gọi thành vậy. Về sau, làng được đổi tên thành Xuân Lôi
(sấm ra vào mùa xuân) với ý nghĩa cầu nước, cầu mưa thuận gió hòa của cư dân
nông nghiệp lúa nước” [9, tr21].
Trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược vào cuối thế kỷ 11, làng Thụy
Lôi cũng có vị trí quan trọng trong chiến tuyến sông Cầu. Các làng khác thuộc xã
Thụy Lâm đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao phản ánh về việc này:
“Đánh giặc thì đánh qua sông
Đừng đánh qua đồng nát lúa người ta
Đánh giặc thì đánh qua Xà
Đừng đánh qua Nhội nát nhà Kẻ Đâm”
Hay: “Bên kia dáo trước dáo sau
Bên này dáo nứa đánh nhau tơi bời…”
Câu ca dao trên đã nêu tên các địa danh đó là Xà (làng Phương La), Nhội (tên
nôm của làng Thụy Lôi) và Kẻ Đâm là làng Thư Lâm ngày nay.
Dưới triều Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400) và Hồ (1400 – 1407) vùng
đất này thuộc lộ Bắc Giang. Từ thời Lê Sơ (1428 – 1527), đơn vị hành chính của

10



khu vực này nhiều lần thay đổi, lần lượt thuộc Bắc Đạo, từ năm 1466 thuộc về đạo/
thừa tuyên Bắc Giang. Từ năm 1490, vùng đất này thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ
Sơn, thừa tuyên Kinh Bắc. Từ sau năm 1490, vùng đất này thuộc huyện Yên Phong,
phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc.
Vào đầu thế kỷ 19, Thụy Lôi ngày nay thuộc tổng Phương La, huyện Yên
Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi thành
trấn Bắc Ninh; năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Tháng 9
năm Bính Tý đời Tự Đức, triều đình đã cắt ba xã Bằng Lâm, Đào Xá, Xuân Lôi
cùng một số tổng thuộc huyện Đông Ngàn và huyện Kim Anh để thành lập ra huyện
Đông Anh. Lúc này ba xã Bằng Lâm, Đào Xá, Xuân Lôi thuộc tổng Thư Lâm. Sau
một thời gian ngắn, triều đình Huế lại giải thể tổng Thư Lâm, ba xã này lại được
chuyển về tổng Xuân Lôi và được đổi tên: xã Đào Xá đổi thành Đào Thục, xã Bằng
Lâm đổi thành Thư Lâm, xã Xuân Lôi đổi thành Thuỵ Lôi. Vùng đất Thụy Lôi từ
xưa đã được biết tới trong giai thoại với câu đối:
“Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ
Ầm ì sấm dậy đất Xuân Lôi”
Sau cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền nhân dân lâm thời được thiết lập
theo đơn vị xã cũ. Đến tháng 4 năm 1946, hai xã Thuỵ Lôi và Thư Lâm hợp nhất
thành Đức Hợp, còn xã Đào Thục nằm trong xã Đào Nguyên. Ngày 17 tháng 6 năm
1949, xã Đức Hợp cùng với thôn Đào Thục thuộc xã Đào Nguyên hợp nhất thành
xã Tiến Mỹ, sau đó xã Tiến Mỹ lại được đổi tên thành Tiến Bộ. Đến năm 1965, xã
Tiến Bộ được đổi tên thành xã Thuỵ Lâm và giữ tên gọi này cho đến ngày nay.
Hiện nay làng Thuỵ Lôi là nơi cư tụ của 57 dòng họ khác nhau, với 15 họ
Nguyễn, 13 họ Ngô, 11 họ Lê, 4 họ Hoàng, 3 họ Đỗ, 3 họ Trần...Trong đó dòng họ
Nguyễn Thạch, Lê Tuấn, Ngọ (nay đổi thành Đỗ Đình) là những dòng họ lâu đời
nhất ở làng. Các dòng họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, bên cạnh đó còn có
một số nghề phụ như mộc, dệt vải và buôn bán...
1.1.3. Đặc điểm về đời sống kinh tế - văn hóa làng Thụy Lôi
1.1.3.1. Đời sống kinh tế


11


Thụy Lâm là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng vì vậy người dân làm nông
nghiệp chiếm tới 90% dân số toàn xã. Nghề chính của người dân là trồng lúa nước.
Tuy nhiên với một nền nông nghiệp nhỏ, phụ thuộc nhiều về thiên nhiên nên người
dân từ xa xưa mà thấp thỏm bao nhiêu thứ:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mây, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển nặng mới yên tấm lòng” (Ca dao)
Khi có hạn hán kéo dài thì làm lễ cầu mưa, mưa lụt thì làm lễ tế thủy thần, sâu
phá lúa thì làm lễ tiễn trùng. Phần lớn các diện tích chỉ cấy một vụ lớn: ruộng cao
thì một vụ mùa (một số thêm vụ màu như ngô, khoai, lạc, vừng…), ruộng thấp thì
làm thêm một vụ chiêm. Người dân nơi đây có bản chất cần cù, chăm chỉ vì vậy
năng xuất lúa và hoa màu khá cao “Những năm phong đăng hòa cốc, năng suất lên
tới 2.7 tấn/ha một vụ; năng suất hoa màu khá cao: khoai lang 1.5 tạ/sào; khoai sọ 3
tạ/sào; ngô đạt 1.2 tạ/sào” [9, tr.32].
Bên cạnh nghề nông, cư dân nơi đây còn phát triển một số nghề thủ công
truyền thống. Trước đây, dân làng Thụy Lôi có nghề dệt vải để làm trong những lúc
nông nhàn. Nghề dệt huy động sức lao động của nhiều người trong gia đình, mỗi
người làm một công đoạn khác nhau. Bình quân, một ngày mỗi gia đình dệt được
một khố vải, tiền lãi đủ để chi phí cho các việc chi tiêu trong gia đình (phụ trợ cho
nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp). Vào những năm 40 của thế kỷ XX, cả làng có
tới 500 hộ làm nghề với 750 khung dệt. Với những gia đình không có ruộng hoặc
không đủ ruộng cày cấy, thì nghề dệt là cứu cánh cho đời sống của họ. Nghề dệt
cũng tạo ra một số nét riêng trong phong tục và nếp sống của làng: nam giới đảm
nhiệm hầu hết các công việc đồng áng (ngoài việc cấy) để phụ nữ chuyên tâm vào
nghề dệt; con gái từ 7 đến 8 tuổi đã giúp gia đình quay xe, lọc sợi; 13 tuổi được mẹ

dạy dệt đến 16 – 17 tuổi dệt thành thạo.
Vải của làng Nhội được dao bán khắp các chợ trong vùng như chợ Núi, chợ
Chờ, lên đến cả tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái. Nghề dệt vải từ lâu đã trở thành niềm
tự hào của dân làng:

12


“Làng Nhội có lịch, có lề
Có sông tắm mát, có nghề cửi canh”
Ngoài dệt, dân làng Thuy Lôi có làm nghề mộc. Tại bến Nhội có nhiều cửa
hàng bán gỗ, xuất hiện nghề cưa xẻ, đóng sũ (áo quan). Trên bến sông, thường
xuyên có hàng chục cặp thợ xẻ. Tuy nhiên, đến nay nghề buôn gỗ không còn duy trì
những nghề cưa xẻ vẫn còn tồn tại. Thợ xẻ Thủy Lôi có mặt khắp các làng quê
trong huyện Đông Anh và một số huyện xung quanh. Ngoài ra, Thụy Lôi còn có
nghề nề, đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong thôn. Cũng tại bến Nhội trước kia
còn có nhiều người chuyên sống bằng việc gánh than, gánh cát thuê cho các chủ
thuyền.
Về thương nghiệp, vào thế kỷ XVIII - XIX, các làng trong xã có kinh tế ổn
định nên 3 làng có chợ đó là Thụy Lôi, Đào Thục và Cổ Miếu. Tuy nhiên, do chiến
tranh nhất là sự tàn phá của giặc Cờ Vàng, Cờ Đen từ những năm 60 của thế kỷ
XIX trở đi, chợ của hai làng Đào Thục và Cổ Miếu không được duy trì, chỉ còn chợ
của làng Nhội (Thụy Lôi): “Trước đây, chợ họp ở trên đê, kéo dài một đoạn đường
đầu làng. Dưới chợ là bến sông. Chợ có ba quán ngói dành cho các hàng thịt và
hàng xén; các mặt hàng khác được bầy bán trong các lán gianh hoặc ngoài trời.
Chợ họp một tháng 12 phiên vào các ngày 2,5,8,10. Sản phẩm được bán ở chợ
ngoài nông sản, thực phẩm còn có vải Nhội” [9, tr. 35].
Ngoài việc trao đổi hàng hóa ở chợ, một số người ở làng Thụy Lôi còn tận
dụng bến sông Cà Lồ (xóm Bến) để đi buôn bán đường dài. Họ buôn một số mặt
hàng như vôi từ Đáp Cầu về, buôn than từ Uông Bí lên; buôn gỗ tre từ Bắc Kạn,

Thái Nguyên theo dòng sông Công xuôi về. Vôi và than thường chuyên chở bằng
thuyền, mỗi thuyền một mũi, một lái và 3- 4 chân sào. Tre gỗ đóng bè, bình thường
mỗi bè có hai người kéo và tùy theo bè lớn hay nhỏ mà có nhiều hay ít chân sào.
“Trước Cách mạng tháng Tám 1945, một số người buôn có tiếng trong làng như
Trần Đức Hảo, Ngô Đắc Chính, Ngô Đắc Các buôn gỗ, Trần Canh buôn vôi, Lê
Quang Duyệt buôn than, Lê Vĩ Xuân buôn nứa, gỗ. Những người này đều giàu có,
nhiều ruộng, mua được chức danh, ngôi thứ trong làng” [9,tr.36].

13


Từ năm 1949, khu thực dân Pháp đẩy mạnh các hoạt động lấn chiếm, các hoạt
động buôn bán tại các bến (ngoài bến Nhội còn có bến Vạn ở thôn Mạnh Tân) bị
ngưng trệ.
Từ khi hòa bình lập lại ở miền Bắc cho đến nay, xã Thụy Lâm đã và đang xây
dựng một hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu mới, phục vụ cho nông nghiệp.
Theo bản báo cáo kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2011 của UBND xã Thụy
Lâm, sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất gieo trồng đạt 1218 ha. Năng suất
lúa ước tính đạt 39.4 tạ/ha, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng
diện tích lúa nếp và vụ mùa.
Theo báo cáo dân số Thụy Lôi (năm 2010) có 8500 nhân khẩu, chiếm 50%
dân số toàn xã. Đó cũng là nguồn nội lực kinh tế cho thôn. Ngoài nông nghiệp, hiện
nay các hộ dân cũng phát triển mạnh các nghề thủ công nghiệp; một số nghề như
nghề mộc, chế tác đồ gỗ mỹ nghệ, cưa xẻ gỗ…đều phát triển. Hiện có trên 30% hộ
dân mở xưởng sản xuất gia công đồ gỗ như bàn ghế, sập thờ, tủ trà, hoành phi cấu
đối…phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Toàn dân ước tính 70 – 75% hộ dân
làm nghề đục, chạm, chế tác đồ gỗ…Đây là một trong những ngành nghề phụ đem
lại thu nhập cao và ổn định cho người dân.
Mức lương người lao động từ nghề phụ trong thôn bình quân trên
1.500.000đ/tháng. Doanh thu tiểu thủ công nghiệp chiếm hơn 50% doanh thu của

toàn xã. Mặc dù số hộ nghèo và số hộ nằm trong diện chính sách của thôn còn
khá cao (khoảng 135 hộ) nhưng Thụy Lôi đã biết khai thác thế mạnh của địa
phương, phát triển tiểu thủ công nghiệp làm mũi nhọn để phát triển kinh tế, phát
triển nông nghiệp làm nền để ổn định đời sống từ đó tập trung phát triển các
ngành nghề khác. Vì thế, số hộ giàu, khá trong thôn ngày càng nhiều, bộ mặt của
thôn ngày một đổi mới.
Các di tích lịch sử văn hóa được tu bổ, công trình phúc lợi được mở mang,
hoạt động văn hóa tinh thần ngày càng phong phú. Nhân dân cũng phấn khởi tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Nếu như xưa kia, dân làng Thụy Lôi chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp nên hai
yếu tố đất, nước là cần thiết và đòi hỏi phải thuận hòa. Điều ấy đã tạo ra tâm lý ứng

14


xử có văn hóa với môi trường tự nhiên, trong sinh hoạt cộng đồng thể hiện ở đặc
trưng của một nền văn minh nông nghiệp. Hơn nữa làng Thụy Lôi lại có vị thế
“nhất cận thị, nhì cận giang”, nhờ có sông Cà Lồ lại thêm chợ Nhội giúp việc trao
đổi hàng hóa được thuận tiện. Đó cũng là những thế mạnh để khai thác toàn diện về
kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đời sống vật chất ấy cũng
góp phần quan trọng cho đời sống tinh thần của cư dân làng Nhội thêm phong phú.
1.1.3.3 Đời sống văn hóa và tín ngưỡng truyền thống
Cũng giống như các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, làng Nhội (Thụy Lôi)
hình ảnh của các ngôi đình, chùa, đền, miếu, nhà cổ, nhà thờ họ…Thể hiện bức
tranh đời sống tinh thần phong phú của người dân.
Đông Anh là huyện hiện còn giữ được nhiều di tích cổ với nhiều giá trị về
mặt lịch sử, văn hóa của thành phố Hà Nội, trong đó làng Thụy Lôi hiện vẫn còn
giữ được một số các di tích tiêu biểu như đình Thụy Lôi, đền Sái, chùa Sái, đền
Tiết Nghĩa…Năm 1986 quần thể di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng
là di tích lịch sử - văn hóa có đình Thụy Lôi, đền Thượng, đền tiến sĩ Lê Tuấn

Mậu, đền Sái.
Đình Thụy Lôi là một trong những ngôi đình cổ trong vùng và là ngôi đình lớn
nhất trong huyện Đông Anh. Theo lời kể của các cụ truyền lại thì xưa kia đình nằm
bên con đường chính đi từ huyện lỵ Đông Anh vào. Ngôi đình hiện nay được xây
dựng nằm giữa hai thôn Đông và thôn Đoài (tục gọi là làng Trên và làng Bến) có
niên đại vào thế kỷ 18 với cấu trúc 5 gian 2 trái. Đình làng là nơi sinh hoạt của dân
làng mỗi khi có hội hè, đình đám.
Đền Sái: được xây dựng ở sườn núi phía Nam và xây theo lối kiến trúc “Tiền
thần, hậu phật”. Tương truyền đền được Thục Phán An Dương Vương cho xây
dựng để ghi nhớ công ơn của thánh Trấn Vũ đã giúp vua dựng thành Cổ Loa. Ban
đầu di tích này được gọi là “Kim Khuyết Cung”, đến năm Hưng Trị thứ ba (1590)
gọi là “Quán Chân Linh” và người dân thường gọi là đền Sái. Xung quanh đền Sái
còn có nhiều địa danh gắn với các di tích dân gian liên quan đến Bạch Kê Tinh trên
núi Sái như Đò Lo, Chợ Chờ, Cầu Tía…Núi Sái đã đi vào lịch sử gắn với Thành Cổ
Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà nước Âu Lạc.

15


Ngoài đền Sái, trong làng còn có các ngôi đền khác, mỗi đền thờ một vị thần.
Đền Thượng: tọa lạc cách đền Sái khoảng 200m về phía Đông. Đền nhìn theo
hướng Tây Nam có mặt bằng tổng thể chữ nhị gồm hai tòa là Tiền tế và Đại bái.
Đền thờ Chân Lại Cao Sơn đại vương.
Đền Trung: Do thời xưa nơi đây là khu rừng rậm, có nhiều đàn cò về sinh
sống vì thế còn gọi bằng một tên gọi khác là đền Cò Đẻ. Đền thờ Đông Hải đại
vương – Đoàn Thượng. Tuy nhiên, ngôi đền đã bị Thực dân Pháp dỡ năm 1953.
Khuôn viên của đền này hiện nay là ở trên đoạn đường Quốc lộ 3B chạy qua.
Đền Tiết Nghĩa: nằm trên địa phận khu 5 của thôn Thụy Lôi. Đền thờ Hoàng
giáp Lê Tuấn Mậu. Theo truyền thuyết dân gian, sau khi Mạc Đăng Dung thiêu
sống ông, tro than của thân thể ông bay tụ vào khu vực cánh đồng Kênh ở bờ Hữu

sông Cà Lồ (rìa làng Thụy Lôi). Dân làng thương tiếc ông lên đã lập đền thờ ngay
tại nơi đây (chính là ngôi đền hiện nay). Đền có mặt bằng tổng thể hình chữ đinh
gồm Đại bái và Hậu cung.
Đền Thủy: nằm ở bên cạnh đền Tiết Nghĩa, thờ Tam Giang đại vương Trương
Hống, Trương Hát. Tuy nhiên, do chiến tranh cũng đã bị phá hủy từ năm 1968.
Chùa Sái: Đền Sái được dựng theo lối kiến trúc “tiền thần, hậu phật”, phía sau
đền thờ đức Thánh Trấn Vũ còn có chùa thờ Phật. Lối kiến trúc này cho thấy sự
dung hợp trong tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây. Tạo ra nét riêng biệt
của đền Sái so với các ngôi đền khác trong vùng. Chùa Sái được xây song song với
Đại đền ở phía sau Hậu cung. Chùa có bố cục mặt bằng chữ đinh với toà Tiền
đường (9 gian) và Thượng điện (3 gian). Tuy nhiên, chùa Sái mới được dựng lại vào
năm 2000 và có ít giá trị kiến trúc nghệ thuật.
Quần thể di tích Đình Thụy Lôi, đền Sái và đền Thượng và đền Tiết Nghĩa đã
được nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 15VH/QĐ
ngày 27 tháng 01 năm 1986 của Bộ Văn hóa – Thông tin.
Theo các bậc cao niên trong làng, đây có thể được ví như “tứ trấn” của làng
Thụy Lôi. Bốn ngôi đền trên bảo vệ khu cư trú của làng từ bốn phía. Đền Sái ở phía
Bắc, đền Trung ở phía Nam, đền Thượng ở phía Đông và đền Thủy ở phía Tây.
Chính nhờ có sự che chở của bốn vị thần này mà làm cho cuộc sống của người dân

16


luôn được tốt lành. Và mô hình này đã được các vua nhà Lý vận dụng “Thụy Lôi tứ
trấn này để dựng Kinh thành Thăng Long về phương diện tâm linh” [11, tr. 133].
Xưa kia, làng còn có nhiều phong tục, tục lệ được ghi lại trong hương ước của
làng như: trong các cuộc họp làng tại đình, trai đình thôn Đông ngồi ở nửa đình bên
trái, trai bên Đoài ngồi ở nửa đình bên phải và trong các kỳ lễ hội tháng Giêng mỗi
bên phải đảm nhận những công việc sau: thôn Đoài đảm nhiệm vai vua Thục, quan
trấn thủ, quan đề lĩnh, quan tán lý, quan thự vệ; thôn Đông đảm nhiệm các vai chúa,

quan thư vệ (2 người) và quan trấn thủ.
Trong hương ước của làng còn ghi: trai đinh trong làng phải chung vai gánh
vác nghĩa vụ rất nặng nề. Sau khi vào làng theo số hàng giáp, mỗi người phải lần
lượt đảm nhiệm một vai và thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Đóng giả làm quan, làm vua, chúa trong dịp tổ chức lễ hội. Việc này là
nghĩa vụ của hai thôn Đông và Đoài.
+ Góp gạo để thổi cơm vào các dịp lễ hội. Mỗi người một đấu (khoảng 0,6kg)
và phải xay giã cẩn thận.
+ Mỗi năm mỗi giáp phải cử 4 người để đi thổi xôi trong ngày mở hội.
Với những người đứng đầu các giáp phải chịu trách nhiệm theo dõi, phân công
các trai đinh trong giáp thực hiện các nghĩa vụ theo lượt và phải chia phần cho các
thành viên trong giáp, mang cỗ biếu cho người vắng mặt mỗi khi có việc trong giáp.
Lệ làng còn quy định, đến 55 tuổi các đinh nam phải làm tiệc chay, tiệc mặn
mang ra đình, đền Sái cúng thành hoàng làng để được làm quan thượng thính. 60
tuổi được làm quan tứ trụ. Mỗi ông quan phải nuôi một con lợn để tế thánh. Sau 4
năm sẽ chọn ra người để đóng làm vua và chúa.
Trước năm 1945, nhân dân làng Thụy Lôi khổ với các hủ tục của làng xã với
các nghĩa vụ nặng nề của con người với làng xã thông qua tổ chức giáp. Các ngôi
thứ trong làng, ở giáp vừa là nghĩa vụ vừa là cái danh hão buộc những người đến
lượt phải theo. Đứa trẻ con mới sinh đã phải lo khiêng người chết, sắm mâm bát cho
người sống khi “có việc làng”. Đến lúc trưởng thành phải lo “cỗ dừ”. Từ tứ tuần
trở đi, cái lo lại càng đè nặng hơn: lo thượng thính, lo cỗ hội, 4 lần làm quan, 1 lần

17


làm vua, 1 lần làm chúa…hết sức tốn kém tiền của. Sự tốn kém đó đã được thể hiện
trong các câu ca dao của cha ông ta ngày xưa:
“Con gái thôn Đông lấy chồng thôn Đoài
Lo tiết Thượng Thính gia tài sạch không

Con gái thôn Đoài lấy chồng thôn Đông
Lo tiết thư vệ sạch không gia tài”
Không phải chỉ lo nghĩ lúc còn “sống” mà khi “chết” cũng vẫn phải lo: lo 8
cỗ xôi, 8 cai xương về làm phần cho người khiêng. Nếu rước đô tùy (36 người
khiêng) thì số cỗ xôi và số xương tăng lên gấp bội. Đám cưới cũng rất nặng nề,
khiến nhiều gia đình sau khi tổ chức lễ cưới lâm vào nợ nần, cô dâu về nhà chồng
phải nai lưng làm để trả hết số nợ, rất khó có điệu kiện để tích lũy.
Sau năm 1945 và đặc biệt là từ khi đất nước được độc lập năm 1975 thì những
hủ tục này đã được bỏ và được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới trong đó phong
tục thờ cúng tổ tiên ở các gia đình, dòng họ vẫn được duy trì và phát triển hơn. Nhà
nào cũng dành vị trí trang trọng nhất ở gian giữa của ngôi nhà hay vị trí đẹp để lập
bàn thờ tổ tiên.
Là một làng quê thuộc xứ Kinh Bắc xưa kia, Thụy Lôi ngày nay có truyền
thống học hành khoa cử. Dưới thời phong kiến, xã Thụy Lâm có 5 người đỗ đại
khoa và làng Thụy Lôi có 4 người. Dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) có
3 người đỗ đạt:
+ Nguyễn Thạch Trụ (người đỗ đạt đầu tiên của làng Thụy Lôi) đỗ Đệ tam
giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân khoa Kỷ Sửu, làm quan tới chức Tả Thị quan bộ Lại.
+ Ngô Trình Chấp (người đỗ thứ hai ở làng Thụy Lôi), đỗ Đệ tam giáp đồng
Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức, không rõ chức quan.
+ Lê Tuấn Mậu (người đỗ thứ ba ở làng Thụy Lôi), đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ
xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức, làm quan tới chức Thượng thư bộ
Hộ, kiêm Đô Ngự sử.
+ Ngọ Cương Trung (người đỗ thứ 4 ở làng Thụy Lôi), đỗ Đệ tam giáp đồng
Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận đời vua Lê Tương Dực

18



×