Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI XÃ KIM NỖ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.42 KB, 23 trang )

α

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

VSMT

Vệ sinh môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

BVMT

Bảo vệ môi trường

NN&PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

KCN

Khu công nghiệp

QCVN



Quy chuẩn quốc gia

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND TP

Ủy ban nhân dân thành phố


Chương 1: Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1.1. Điều kiện tự địa lý nhiên
Kim Nỗ là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Xã Kim Nỗ có
diện tích đất tự nhiên là 656,65 ha, diên tích đất nông nghiệp là 221,45 ha, dân số xã là
12272 người, khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì nằm một phần trong xã này (trong
6 xã).
Về địa lý: Kim Nỗ là xã có vị trí rất quan trọng về chiến lược quân sự, dân số
đông canh tác đất nông nghiệp là chủ yếu, Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội không xa
chỉ 8km. Phía Đông giáp xã Vĩnh Ngọc, phía Bắc giáp xã Vân Nội và xã Nam Hồng,
phía Tây giáp xã Kim Chung, phía Nam giáp xã Hải Bối, có sông Thiếp rất đẹp làm

danh giới. Xã Kim Nỗ còn ở gần ngay khu công nghiệp Bắc Thăng Long nên chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ các hoạt động của khu công nghiệp này.
Địa hình: Đạng địa hình chính của xã là đồng bằng, hai bên sông Hồng.
1.2. Đặc trưng khí hậu
Khí hậu của xã mang những nét đặc trưng tiêu biểu cho khí hậu của vùng Bắc Bộ
với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng mưa nhiều và mùa đông lạnh
ít mưa về đầu mùa và mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía Bắc của vàng đai nhiệt
đới, xã quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Do
tác động của biển xã có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một
năm.
Một đặc điểm khá rõ nét của khí hậu xã đó là sự thay đổi và khác biệt của hai
mùa nóng lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt
độ trung bình 28,1 oC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung
bình 18,6 oC. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của xã thấp xuống, bầu trời bị
che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu
sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu),
xã có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Thủy văn: Xã nằm gần con sông Hồng. Sông Hồng dài 1183km từ Vân Nam
(Trung Quốc) xuống. Xã thuộc địa bàn của huyện Đông Anh, Hà Nội, đoạn sông Hồng
qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng
550km).

3


1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Nhìn chung nền kinh tế của xã trong những năm qua đang phát triển theo chiều
hướng thuận lợi và đúng hướng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: điện,
đường, trường trạm, thủy lợi, bưu chính viễn thông,.. được đầu tư theo hướng đồng bộ,

kiên cố và hiện đại. Tiềm lực kinh tế và thu nhập của người dân của xã được tăng lên
đáng kể.
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ lệ công nghiệp thương mại và dịch vụ có chiều hướng
tăng nhanh. Quá trình thực hiện phấn đấu giá trị sản xuất hàng hóa ngày càng tăng lên
theo hướng nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp đã có bước đột phá trong mô hình sản xuất mang
tính hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong xã.
1.3.2. Đặc điểm xã hội
Dân số: Dân số xã Kim Nỗ là 12272 người (số liệu năm 2012). Trong đó nữ
chiếm 57,4%, dân tộc kinh chiếm 100%.
Lao động: Xã có nguồn lao động dồi dào và chủ yếu tham gia vào các hoạt động
kinh tế. Trước đây nguồn lao động của xã chủ yếu tham gia vào nghành nông nghiệp
những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế các khu công nghiệp đã được
hình thành nên tỷ lệ lao động cho nông nghiệp giảm và tăng mạnh ở công nghiệp, sản
xuất – dịch vụ.
Giao thông: Đường giao thông của xã hầu hết đã được bê tông hóa thuận tiện cho
việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân tại đây.
Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất
nông nghiệp tại xã, các kênh, mương được nạo vét hàng năm đảm bảo đủ nước phục
vụ nhu cầu tưới tiêu của xã. Hệ thống thủy lợi được đầu tư tập trung, nâng cấp tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và giao lưu hàng hóa
phát triển kinh tế.
1.4. Cơ cấu sử dụng đất
Xã thuộc địa phận của huyện Đông Anh, huyện có diện tích đất tự nhiên là
18230ha như vậy diện tích đất của xã chiếm 3,6% diện tích đất tự nhiên của huyện.
Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2000, phần lớn đất được sử dụng cho mục đích nông
nghiệp những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp giảm, nguyên nhân chủ yếu là do

4



chuyển sang các mục đích sử dụng khác như: chuyển sang đất ở, đất chuyển dung gồm
(đất giao thông, đất xây dựng, đất thủy lợi). Đặc biệt ở xã có hoạt động xây dựng sân
golf năm 2004 làm diện tích đất nông ngiệp của xã giảm mạnh.
Đất trồng cây lâu năm luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong đất nông nghiệp, trong
những năm vừa qua diện tích đất trồng cây lâu năm tăng lên nhưng không đáng kể, đất
trồng có dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước nuôi tròng thủy sản cũng tăng.
Diện tích đất ở trong xã tăng nguyên nhân là do sự phát triển kinh tế nên nhu cầu
về nhà ở cũng tăng lên bên cạnh đó diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm dần.

5


Chương 2: Sức ép đối với môi trường đất từ các hoạt động kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của xã Kim Nỗ chuyển biến tích cực, tiến bộ trên nhiều
lĩnh vực, phần lớn các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 8% , giá trị sản xuất nông nghiệp tăng.
Cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường. Lĩnh vực văn
hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có bước cải thiện.
Hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp tòng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, tình hình phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian 2009-2014
còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2009. Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp; chuyến dịch cơ cấu kinh tế, tiến độ thực hiện một số
chương trình, dự án còn chậm; tuy nhiên,tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỉ lệ thấp so với cả
nước; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và được trang bị về hệ thống y tế
ngày càng đầy đủ và tiến bộ hơn, dẫn đến việc quản lý và bảo vệ ngày càng phức tạp.
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất.
Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất
Môi trường đất ở xã Kim Nỗ hiện nay đã có hiện tượng bị thoái hóa và ô nhiễm

cục bộ.
2.1.1. Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất
Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người đã làm đảo
lộn thế cân bằng tự nhiên, làm cho thảm thực vật bị biến dạng cơ cấu đất và hệ sinh
thái đất bị thay đổi. Trong điều kiện khí hậu ở xã là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè
nóng mưa nhiều và mùa đông lạnh, thời tiết có cả 4 mùa thì quá trình biến động đến
môi trường đất càng lớn.
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người như xây dựng hạ tầng, đô
thị, khu dân cư tập trung cũng gây suy thoái đất. Hoạt động nông nghiệp của người
dân trong xã đã sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học trong thời gian liên tục với
liều lượng cao đã góp phần làm suy thoái đất.
2.1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt: Rác thải, nước thải sinh hoạt là các nguồn
thải có nguy cơ gây ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các
loại ký sinh trùng (giun, sán…).

6


Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp: Nước thải của các nhà máy công nghiệp
ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học.
Các chất độc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm
năng đối với môi trường.
Có thế phân chia các chất thải ra làm 4 nhóm chính: chất thải xây dựng, chất thải
kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ. Các chất thải xây dựng như gạch
ngói, thủy tinh, gỗ ống nhựa, dây cáp, bê tông, nhựa... Trong đất các chất này bị biến
đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó bị phân hủy. Các chất thải kim
loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Pb, Zn, Cd, Cu, Ni thường có nhiều ở các khu
vực khai thác mỏ (khai thác vàng, khai thác sắt...) các khu công nghiệp và đô thị.
Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như chất tẩy rửa, phân

bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc gia,
công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến làm ô nhiễm
đất.
Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón
trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hừu cơ…)
Hiện nay, các loại hoá chất BVTV được nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều là
Cypermethrin,Chlorfluazuron, Endosulfan, Monocrotophos, Bordeaux, Hexaconazole,
Mancozeb, Propiconazole, trong đó đa số là thuốc nhóm III (ít độc), tuy vậy cũng có
những thuốc có độ độc cấp tính cao như Monocrotophos, Endosulían hoặc một số hoạt
chất khác có thời gian phân hủy chậm như Mancozeb. Những hoạt chất phân hủy
chậm sẽ rất nguy hiểm vì nó dễ dàng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất.
Một điều đáng quan tâm ở đây là phần lớn các hộ gia đình sử dụng phân bón
chưa ý thức được rằng lạm dụng phân bón là gây hậu quả xấu cho đất canh tác nông
nghiệp như làm cho đất chua và làm thay đổi thành phần cơ giới của đất...
Đặc biệt hoạt động của sân golf nằm trong địa bàn xã đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường đất. Hằng ngày các hoạt động cải tạo và chăm sóc cỏ, cây cối
trong sân golf cần sử dụng rất nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Dư lượng hóa chất bảo
vệ thực vật được tích lũy dần vào đất sau đó lan truyền ra nhiều vùng và ngấm vào
nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các sinh vật.
2.1.3. Quá trình đô thị hóa
Do xã Kim Nỗ nằm trong vùng phát triển KCN trọng điểm của Hà Nội nên dân
số ở đây gia tăng nhanh chóng do số người di dân đến đây ngày càng nhiều. Môi

7


trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhất định mà khi dân số tăng nhanh và chất thải
không được xử lý khi thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch và
phục hồi của môi trường tự nhiên tất yếu sẽ gây ô nhiễm.
Quá trình đô thị hóa kéo theo vấn đề dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho quá

trình phát triển theo hướng bền vững của xã phải đối mặt với những khó khăn trong
việ đẩm bảo chất lượng môi trường và ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm. Tính bình quân
đầy người nhu cầu năng lượng thực phẩm, nguyên vật liệu,... gấp 2-3 lần so với người
dân sinh ra ở nông thôn.
Do có điều kiện về kinh tế nên cơ sở vật chất của các hộ gia đình lơn, việc xây
dựng các công trình trong nhà cũng này sinh nhiều nhiều bất cập về hệ thống thoát
nước và chắp vá, nhưng người di dân thì thiếu thu chỗ ở thu nhập thấp.
Việc xây dụng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, KCN chưa được
quy hoạch rõ ràng do vậy các biện pháp quản lý chưa chặt chẽ là nguồn gây ô nhiễm
rất lớn đối với xã.
2.2. Phát triển nông nghiệp.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2009 - 2014 tăng bình quân 4,8%. Cơ
cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyến dịch, tiếp tục chuyển đối một số diện tích
đất lúa sang trồng các loại rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi
và ngành nghề ổn định.
2.2.1 Trồng trọt
Do quá trình CNH- HĐH số người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp ở xã thấp
chiếm khoảng 35 % dân số tuy nhiên lượng nông sản của xã sản xuất ra lại chiếm 1
lượng lớn cung cấp cho thành phố Hà Nội.
Nhờ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nhờ cải tiến kỹ thuật canh tác,
thâm canh cải tạo. Xã đã có năng xuất rau lón và ngày càng tăng để cung cấp cho
thành phố. Diện tích trồng lúa của xã ngày càng giảm thay vào đó người dân chuyển
sang trồng rau quanh năm, mang lại hiệu của kinh tế cao hơn và tránh việc để đất trống
sau mỗi mùa vụ.
Sản lượng và năng xuất không ngừng tăng cũng kéo theo như cầy sử dụng phân
bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng tăng.
Sử dụng phân bón sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do không được cây
trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen với một số lại cây trồng. Theo tính
8



toán của cán bộ NN và PTNT thì hiệu suát của việc sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ
30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-45% tùy theo loại đất và giống cây trông, thời
vụ, phương pháp bón, loại phân bón. Như vậy lượng bón vào đất chưa được cây sử
dụng là nhiều.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trên thị trường có nhiều loại thuốc hóa
học bảo vệ thực vật, việc lạm dụng thuốc BVTV trng phòng trừ dịch hại, không tuân
thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo khoảng thời gian phụ thuộc của từng loại
thuốc đã dẫn đến nhưng hậu quả về mất an toàn thực phẩm, đồng rộng bị ô nhiễm.
Theo các số liệu hiện trạng sử dụng phân bón hóa học hiện nay, việc sử dụng
phân bón hóa học không cân đối, không đúng lúc cây cần, hàng năm một lượng phân
bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi
trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí.
Lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại không tuân thủ các quy trình kỹ
thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều
trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vê sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô
nhiễm.
Bên cạnh đó xã cũng là khu vực của sân golf hoạt động, để xây dựng sân gofl cần
trồng một loại cỏ và chăm sóc đặc biết và phải sử dụng lượng lớn phân hóa học và
thuốc trừ sâu. Theo nhóm nghiên cứu về môi trường thì đất ở sân golf có hàm lượng
hóa chất cao hơn đất trồng bình thường hơn 8 lần. Mà trong hóa chất chăm sóc có các
chất như axit silic, oxit nhôm và oxit sắt, chấ xúc tác làm cứng đất để gia cố nền và bờ
các hồ nhân tạo ở sân gofl có sử dụng Acrylamide là chất cực độc đối với sinh vật và
con người. Tất cả các loại hoác chất này có thể ngấm xuống đất , vào nước ngầm, chảy
tràn khi mưa sẽ đưa đến các vùng đất, nước mặt lân cận, gây ô nhiễm. Người dung
nước, nông sản có thể bị nhiễm độc và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, khi phun hóa chất vào các thảm cỏ, một phần chúng phát tán vào môi trường
làm ô nhiễm đất, không khí.
Theo các số liệu hiện trạng sử dụng phân bón hóa học hiện nay, việc sử dụng phân

bón hóa học không cân đối, không đúng lúc cây cần, hàng năm một lượng phân bón bị
rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường
sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí.
2.2.2. Chăn nuôi

9


Trong lĩnh vực này hoạt động của xã không tăng, lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu
để cung cấp trong xã, tuy nhiên do chăn nuôi không có quy hoạch nên việc chất thải
của vật nuôi không được thu gom mà được xả trực tiếp ra môi trường
Việc dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp, sản xuất sạch chưa được chú ý, nhỏ lẻ,
phân tán, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tràn lan. Thực trạng
trên cho thấy, phát triến nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển mang lại những nguồn
lợi đáng kể nhưng lại gây tác động hại đến môi trường.
Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên việc xả thải ra môi
trường một cách bừa bãi và không có quy hoạch của các hộ dân sẽ tác động dần dần
đến môi trường đất, làm cho chất lượng đất sẽ ngày càng suy giảm. Ngoài ra, chất thải
rắn như : phân, rơm, rác, bao dứa phát sinh trong hoạt động chăn nuôi chứa lượng lớn
chất hữu cơ cao và khó phân hủy (bao dứa) nếu không được thu gom và xử lý có quy
hoạch thì lượng chất thải rắn trong chăn nuôi sẽ tác động đến môi trường lâu dài, đặc
biệt là ô nhiễm môi trường đất.
2.3. Phát triển công nghiệp và xây dựng.
Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xã, là khu vực có tỷ lệ công
nghệ hiện đại cao trong cả nước. Do vậy để sản xuất các mặt hàng thì cần tiêu thụ
nhiều nguyên liệu và năng lượng, thải ra nhiều hơn chất thải, không xử lý triệt để sẽ
gây ô nhiễm ngiêm trọng
Quá trình phát triển kinh tế đã thu hút sự gia tăng về số lượng nguồn lao động rất
lớn cho xã số người lao động ngày càng nhiều, do là người nơi khác đến thu nhập thấp,
trình độ không cao nên gây ra nhiều vấn đề trong xã nhất là về môi trường.

KCN tập trung lượng thải lớn, trong khi công tác quản lý cũng như xử lý chất thải
KCN còn nhiều hạn chế, các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý chất thải,
tuy nhiên các công trình đó hoạt động rất kém,… lượng thải từ các phương tiện sau
mỗi giờ tan ca ở các nhà công ty.
Các hoạt động xây dựng công ty sản xuất gây ra những tác động về vật lý như xói
mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất. Chát thải rắn, lỏng và khí từ các hoạt động
của ngành sản xuẩ đều tác động đến đất. các chấ gây ô nhiễm đất ở đây được chia
nhóm chính:
-

Chất thải xây dựng như: gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông… trong đất
rất khó bị phân hủy
Chất thải kim loại đặc biệt là các kim lọa nặng như: chì, kẽm , đồng , niken, cadimi ...
thường có nhiều ở KCN và tích lũy trong đất thời gian dài.
10


-

Chất thải gây ô nhiễm đất là các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản
xuất pin, thuộc da,…

11


Chương 3: Hiện trạng môi trường đất tại xã Kim Nỗ
Là một xã nông nghiệp, với hơn 60% người dân sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp, vì vậy việc sử dụng các chế phẩm hoá học đế tăng năng suất cây trồng,
phát triến kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực đã tác động đến môi
trường nói chung cũng như môi trường đất nông nghiệp nói riêng. Hiện nay, môi

trường đất ở xã đang chịu sức ép lớn của hoá chất nông nghiệp đó là sử dụng phân
bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật.
Để đánh giá hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư trong chúng tôi đã tham khảo kết
quả phân tích đất của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường huyện Đông
Anh, kết quả như sau:
Bảng 1: Dư lượng hóa chất BVTV trong đất (g/kg)
TT

Hóa chất

1
2
3
4
5
6

Heptachlor
Aldrin
Endrosulfan 1
Dieldrin
Endrin
4,4'-DDT
Enđosulfansulf
ate
Diazinon
Dimethoate
(Bi-58)
Fenobucarb(Ba
ssa)

Isoprothiolane
Methamidophos
Cartap

7
8
9
10
11
12
13

QCVN
15:2008/BT
NMT

Kết quả phân tích
Đ1
0.5
1.6
0.1
3
4
4

Đ2
0.8
2
0.2
2

4
3

Đ3
0.6
1.8
0.2
2
3
1

Đ4
1
9
0.4
2.2
2.5
4

Đ5
6
12
4
11
14
15

Đ6
0.7
1.9

0.2
3
6
2

Đ7
0.9
2.1
0.1
1
2
2

< 10
< 10
< 10
< 10
< 10
< 10

4

3

3

3

8


4

2

< 10

2

1

1

3

53

5

1

<50

22

24

21

12


22

14

15

<50

34

35

12

33

52

14

10

<50

12
5
6

15
3

14

21
4
5

34
1
7

43
6
8

12
2
6

17
2
6

<50
< 10
<50

Xã Kim Nỗ nằm gần khu công nghiệp Bắc Thăng Long vì vậy môi trường
đất của xã cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để đánh giá hàm lượng kim loại nặng
trong đất chúng tôi đã tham khảo kết quả phân tích đất của Trung tâm Quan
trắc và Kỹ thuật Môi trường huyện Đông Anh, kết quả như sau:

Bảng 2: Hàm lượng kim loại nặng trong đất (mg/kg)
TT

Hóa chất

Kết quả phân tích

12

QCVN
03:2008/BT


NMT
1
2
3
4
5

Asen (As)
Cacdimi (Cd)
Đồng (Cu)
Chì (Pb)
Kẽm (Zn)

Đ1
1
1
30

41
55

Đ2
2
1
23
32
84

Đ3
1.5
1.1
23
42
73

Đ4
1
1.3
24
22
34

Đ5
2
1
27
31
54


Đ6
3
2.2
54
76
166

Đ7
0.5
1
15
41
62

12
2
50
70
200

Ghi chú:
Đ 1: Điểm lấy mẫu tại thôn Đông
Đ 2: Điểm lấy mẫu tại thôn Đoài
Đ 3: Điểm lấy mẫu tại thôn Bắc
Đ 4: Điểm lấy mẫu tại thôn Thọ Đa
Đ 5: Điểm lấy mẫu tại khu vực gần sân golf
Đ 6: Điểm lấy mẫu gần tại khu vực gần mương nước thải khu công nghiệp
Đ 7: Điểm lấy mẫu khu vực gần trường học xã Kim Nỗ
Qua kết quả phân tích so sánh với QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất cho thấy, đa số các mẫu
đất lấy đại diện cho toàn bộ đất nông nghiệp trong toàn xã đã được phân tích không
vượt chỉ tiêu hoá chất bảo vệ thực vật được quy định trong Quy chuấn kỹ thuật Quốc
gia. Tuy nhiên đối với mẫu Đ5 là đất được lấy ở khu vực gần sân golf thì hàm lượng
HCBVTV hầu hết đều vượt quy chuẩn quy định. Hằng ngày, các hoạt động chăm sóc
cây cối và cỏ trong sân golf đã sử dụng một lượng rất lớn hóa chất bảo vệ thực vật
theo thời gian HCBVTV đã được tồn lưu và ngấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng
môi trường đất.
Tuy nhiên, đã có sự khác nhau giữa một số chỉ tiêu phân tích trong các mẫu đất.
Cụ thể:
Đại diện cho nhóm thuốc bảo vệ thực vật họ Clo hữu cơ trong đất: Đây là hợp
chất hữu cơ rắn và bền trong môi trường đất, ít tan trong nước và có áp lực mạnh với
lipid, chúng được tích lũy trong cơ thế do đó gây độc mãn tính với các triệu chứng
nhiễm độc thần kinh là chủ yếu. Chúng được sử dụng đế diệt muối và côn trùng gây
hại cho cây trồng. Qua kết quả phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật họ Clo
hữu cơ trong đất cho thấy đất nông nghiệp ở các huyện hầu hết các chỉ tiêu được phát
hiện. Nhưng lại có sự chênh lệch về nồng độ khác nhau, chúng được thế hiện như sau:
4'4-DDT trong đất ở khu vực gần sân golft là cao nhất (15 mg/kg đất) cao hơn rất

13


nhiều so với đất ở thôn Đông (1mg/kg đất) là thấp nhất, các huyện còn lại 4'4-DDT
cũng đã được phát hiện nhưng nồng độ còn thấp và xấp xỉ nhau.
Đại diện cho nhóm thuốc bảo vệ thực vật họ Lân hữu cơ trong đất: đây là hợp
chất hữu cơ được dùng làm chất độc lên hệ thần kinh, vì chúng có khả năng làm tê liệt
men acetylcholinesteraz và gây ngộ độc cấp tính. Chúng cũng có tác dụng mạnh đối
với côn trùng và thực vật có hại. Hóa chất bảo vệ thực vật họ lân hữu cơ thường được
dùng với nồng độ thấp, thời gian tồn tại trên cây trồng ngắn và được phân hủy và đào
thải nhanh đối với cây trồng. Khi phân hủy, nó thường tạo ra các sản phẩm ít độc hoặc

không độc. Đối với người và gia súc ít có khả năng tích lũy, thường được đào thải
nhanh sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên qua kết quả phân tích các mẫu đất nông nghiệp ở
các huyện cho thấy hầu hết các chất trong nhóm thuốc bảo vệ thực vật họ Lân hữu cơ
chưa được phát hiện. Đại diện một số chỉ tiêu được phát hiện như sau:
Fenobucarb (Bassa) - thuốc diệt rầy trong đất cao nhất (52 mg/kg đất) ở khu vực
gần sân golf, cao hơn rất nhiều so với đất ở trường học xã (10 mg/kg đất) là thấp nhất,
các huyện còn lại Fenobucarb (Bassa) tuy đã được phát hiện nhưng nồng độ chênh
lệch nhau khá cao đặc biệt ở khu vực thôn Đông và thôn Đoài nồng độ lên tới 35
mg/kg trong khi ở thôn Bắc nồng độ chỉ khoảng 12 mg/kg. Sự chênh lệch này có thể
do loại cây trồng được canh tác ở các thôn khác nhau, thôn Đông và thôn Đoài chủ
yếu là trồng hoa và rau còn thôn Bắc thì chủ yếu là trồng cau vua.
Cartap (sát trùng đan) - thuốc diệt sâu đục thân trong đất ở thôn Đoài là cao nhất
(15 mg/kg đất) cao hơn rất nhiều so với đất ở thôn Thọ Đa( <2mg/kg đất) là thấp nhất,
các huyện còn lại Cartap tuy đã được phát hiện nhưng nồng độ không chênh lệch nhau
là bao nhiêu, xấp xỉ tương đương nhau.
Nhìn chung chất lượng đất chưa chịu sự biến đổi nhiều bởi dự lượng hoá chất
bảo vệ thực vật trong đất, các chỉ tiêu phát hiện được trong đất ở các thôn có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật họ Lân hữu cơ và họ Clo hữu cơ trong đất đều cho chỉ số phân
tích hầu hết đều có sự chênh lệch nhau. Điều này chứng tỏ rằng chế độ canh tác đã có
một phần tác động đến dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất. Vì vậy, cần phải
có các biện pháp bảo vệ nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hoá chất bảo vệ
thực vật khác nhau như: các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại phân hoá học,
tăng cường sử dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường như sử dụng các
loại phân bón hưu cơ trong quá trình phát triến nông nghiệp của tỉnh, góp phần hạn
chế quá trình suy thoái chất lượng đất và phát triến ngành nông nghiệp một cách bền
vững, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh sạch đẹp.
Qua khảo sát hàm lượng kim loại nặng trong đất tại xã cho thấy hầu hết các

14



điểm lấy mẫu hàm lượng kim loại nặng đều không vượt quy chuẩn, chỉ có tại điểm lấy
mẫu gần mương nước thải khu công nghiệp có hàm lượng Cd, Cu, Pb vượt quy chuẩn
quy định. Các hoạt động của công ty trong khu công nghiệp như mạ kim loại, sản xuất
các linh kiện điện tử, các loại máy móc… đã tạo ra rất nhiều kim loại nặng trong nước
thải mà không được xử lý, theo thời gian lượng kim loại này được ngấm vào đất gây ô
nhiễm môi trường đất.

15


Chương 4: Tác động của môi trường đất tới các hoạt động kinh tế - xã hội.
Tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra thường đánh giá trên các mặt: con
người, mùa màng, năng suất cây trồng,…
4.1. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật
Sự suy thoái và ô nhiễm đất còn là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia của từng địa phương khác nhau bởi sự suy thoái và ô
nhiễm đất dẫn đến đất bị thoái hóa làm nghèo chất dinh dưỡng của đất từ đó cây trồng
không phát triển năng suất cây trồng bị sụt giảm, sản lượng lương thực thấp đó cũng là
một trong những nguyên nhân đe dọa đến an ninh lương thực.
Từ sự suy thoái và ô nhiễm đất sẽ phát sinh nhiều bệnh tật hiểm nghèo khó chữa
trị mà nếu có chữa trị được cũng phải tốn nhiều kinh phí đây cũng là nguyên nhân
khiến cho nhiều gia đình bị lâm vào cảnh nghèo túng khó khăn, bần hàn. Sự suy thoái
và ô nhiễm đất làm giảm diện tích đất canh tác là nguyên nhân làm cho nền kinh tế
nông nghiệp bị ảnh hưởng kéo theo sự xáo trộn trong đời sống xã hội nhất là khu vực
nông thôn, làm giảm diện tích đất đất canh tác làm cho một số lượng người không nhỏ
ở nông thôn bị mất việc làm phải tha phương cầu thực.
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm ảnh hưởng đến các khoản chi phí: chi phí khám và
thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất do người nhà
chăm sóc người ốm,…

Ô nhiễm thể hiện rõ rệt ở các khu vực ô nhiễm như các bệnh ly và tả thương
hàm phổ biến với những người sống gần khu vực ô nhiễm đặc biệt là những người dân
di cư
Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới
sức khỏe con người đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thế làm tốn thất trung bình từ 10 40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính vì
vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến
ô nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất, nước và nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập
vào cơ thế con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di
truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc BVTV cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt
thuốc BVTV làm cho trẻ thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ sổ thông
minh, chậm biết đọc, biết viết. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất tác động trực tiếp
đến sức khoẻ, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun
sán...Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triến gây tủ’
16


vong nhất là ở trẻ em. Có đến 85% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch,
VSMT kém.
Bảng 3: Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong phạm vi toàn xã
STT Bệnh
1
2
3

Các bệnh viên phổi
Viêm họng và viêm amidam
Viêm phế quản

Năm 2012

Số người
mắc
412
367
287

Năm 2013
Tỷ lệ Số
người
(%)
mắc
4,12
409
3,24
383
2,53
306

Tỷ
(%)
4,1
3,4
2,1

lệ

Do ăn uống và sử dụng các loại rau được trồng tại khu vực đất ô nhiễm nên tỷ lệ
mắc các bệnh liên quan đến đường ruột của xã trong các năm như sau :
Bảng 4: Số ca mắc các bênh liên quan đến được ruột trong giai đoạn 2009-2013 (tỷ
lệ trên 1000 người dân)

ST
T
1
2
3
4

Tên bệnh

2009

2010

2011

2012

2013

Tả
Ly trực trùng
Ly amip
Các bệnh tiêu chảy

0,03
58,2
25,6
200,56

0,02

56,78
23.4
230,67

1,2
45,57
30.7
186,48

0
60,34
20.5
203,45

2,2
36.3
18,9
150,4

Trong đất tồn tại các chất biến đổi chậm các chất này đi vào cơ thể người có khả
năng gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư,…Dưới
đây là biểu đồ tỷ lệ các triệu chứng bệnh so với dân số

Viêm phế
quản

17


Tiêu chảy

Biểu đồ : Tỷ lệ mắc các loại bệnh của khu vực

Nhóm đã tiến hành điều tra 50 hộ gia đình trong xã thì kết quả điều tra hầu hết
người dân mắc bệnh về viên phế quản, da liễu, tiêu chảy,… theo xử lý số liệu của
nhóm từ phiếu đánh giá thì 76% người dân ở đây mắc bệnh tiêu chảy, bệnh ung thư
chiếm khoảng 20%, các bệnh da liễu chiếm tỉ lệ cao. Hầu hết người dân mắc bệnh
viêm phế quản.
4.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hướng đến trồng trọt và chăn nuôi
Ô nhiễm môi trường cũng gây những thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế trong
hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi. Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng đến năng suất nông
nghiệp và cây trồng. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống người
nông dân mà còn gây tổn thất nghiêm trọng tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông
thôn.
Những sự cố gây ô nhiễm nguồn nước trong thời gian ngắn do nước thải nhà
máy gây những thiệt hại kinh tế không hề nhỏ đối với người dân chăn nuôi.
Nước sông , kênh mương là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động nông nghiệp.
Khi chất lượng ngước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ
tới hoạt động nông nghiệp tại các khu vực

18


Khí thải tại các khu sản xuất công nghiệp có nồng độc chất độc hại cao cũng
gây hại tới năng suất cây trồng và kinh tế.
Môi trường đất ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ ảnh hưởng có loài sẽ chết
như giun đất,... kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật, giun đất chết làm cho suy
giảm độ thoáng khí của đất rễ cây hút nước kém làm ảnh hưởng tới quá trình quang
hợp làm cho các loại cây trong vùng đất ô nhiễm sinh trưởng kém, thậm chí có thể
chết...Làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thưc vật, suy thoái đa dạng sinh học.
Việc ô nhiễm môi trường đất do trong đất có chứa các thành phần gây ô nhiễm

cao như: Kim loại nặng, các chất độc hại có nguồn gốc hữu cơ, ... đã làm cho hệ động,
thực vật sống trong vùng đất này bị bệnh và số lượng loài bị giảm đi đáng kể.
Từ kết quả điều tra nhóm thấy nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân
là nguồn nước ngầm, 90% đánh giá là bình thường, bên cạnh đó 10% đánh giá là ô
nhiễm và và có mùi thuốc trừ sâu trong nước. Diện tích đất trồng ở hộ gia đình trung
bình là 3 -5 sào Bắc Bộ và chủ yếu để trồng rau cung cấp cho xã và khu vực TP. Hà
Nội. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong dất ngày càng nghèo dinh dưỡng, làm cho
năng suất cây trồng giảm mạnh. Bên cạnh đó người dân cũng cho thấy trên đất trồng
xuất hiện nhiều xác động vật và cây trồng trên đất ngày càng có nhiều bệnh lạ.
4.3. Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường
Nước thải các cơ sở này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy không được thu
gom, xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ tạo
thành các chất khí gây mùi khó chịu như H 2S, NH3... Đặc biệt, khu vực xung quanh
Nhà máy có sử dụng màu, mực,..
Đối với môi trường không khí: Khu vực xung quanh Nhà máy trong vòng bán
kính l,5km, mùi hôi thối phát tán do phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, đặc
biệt là khoảng thời gian buối tối đến buối sang hôm sau. Nước thải của Nhà máy: có
màu trắng đục, nhiều cặn, ô nhiễm bởi các chất hữu cơ cao vưọt tiêu chuẩn cho phép,
mùi hôi thối do các chất hữu cơ trong nước thải.
Đối với môi trường đất do lượng phân bón còn dư, HCBVTV và các chất tồn
dư trong đất làm cho đất bạc màu, chua,..làm giảm chất lượng đất, làm cho năng suất
kém.
Môi trường ô nhiễm gây ra những tổn thất về kinh tế và sức khỏe con người do
đó cần phải tiến hành đầu tư các thiết bị để cải tạo lại môi trường.

19


4.4. Phát sinh xung đột môi trường.
Xung đột môi trường là sự xung đột về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong khai

thác và sử dụng tài nguyên và môi trường.
Khi xã hội càng phát triển thì nhận thức của cộng đồng càng cào thì sốc ác vụ
xung đột môi trường càng nhiều Việc xả chất thải trực tiếp ra môi trường không qua
xử lý gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, chất lượng không khí bị suy giảm, giảm diện
tích đất canh tác,.. gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏa và đời sống của người dân.
Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng động,
điều này dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột môi trường trong cộng đồng.
Cũng giống như các xung đột môi trường trong cả nước, ở xã Kim Nỗ cũng có
2 dạng xung đột chính : xung đột lợi ích và xung đột do cơ chế chính sách yếu kém.
Xung đột lợi ích chủ yếu do các doanh nghiệp vì mục đích kinh doanh đã gây ô
nhiễm môi trường, làm tổn hại kinh tế các đối tượng khác, xung đột giữa các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng do ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và
sức khỏa của cộng đồng, hoặc ảnh hưởng đến các hoặt động văn hóa, du lịch và cảnh
quan cũng là loại xung đột lợi ích phổ biến chủ yếu mang tính tự phát.
Xung đột do cơ chế chính sách yếu quá là do sự gia tăng khả năng xung đột môi
trường dặc biệt là quyền sử dụng đất, quyền xả thải chất ô nhiễm,mà chưa có những
chính sách giải quyết thích hợp.

20


Chương 5: Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường tại địa
phương, phướng hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường.
5.1. Tình hình thực hiện chính sách pháp luật BVMT tại địa phương.
Việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường tại xã có nhiều thuận lợi nhưng
bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn nhất định.
5.1.1. Những thuận lợi
Xã thuộc huyện ngoại thành Hà Nội, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều
kiện để phát triển kinh tế. Hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng một sân golf và khu
vực xung quanh xã cũng có nhiều khu công nghiệp, xưởng sản xuất vì vậy vấn đề ô

nhiễm môi trường của xã không chỉ được sự quan tâm của chính quyền địa phương mà
còn nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp trung
ương.
Hiện nay vấn đề về bảo vệ môi trường đã được nhà nước quan tâm nhiều hơn, hệ
thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cần thiết
cho việc quản lý và BVMT.
Tại xã Kim Nỗ đã có các tổ chức đại diện cho người dân như hội Phụ nữ, Đoàn
thanh niên, hiệp hội nông dân.... Thông qua những tổ chức này các chủ trương, quy
định, luật pháp của Nhà Nước sẽ được đưa ra cho người dân, đồng thời đây cũng là
những tổ chức có thể phản ánh chính xác nhất nguyện vọng của người dân
Để triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường và quản lý bền vững nguồn
tài nguyên thiên nhiên, xã đã thực hiện nghiêm các Nghị định, Thông tư về tài nguyên
và môi trường. Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế của xã, HĐND , ƯBND TP
Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp luật về môi trường vàn quản lý tài nguyên nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
5.1.2. Những khó khăn
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường còn chậm, thiếu
các quy định phù hợp với quản lý môi trường đặc thù, một số quy định còn chồng chéo
về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành. Việc chỉ đạo, điều hành
công tác BVMT chưa thực sự thường xuyên, thực thi pháp lật về BVMT tuy đã được
quan tâm và đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn không ít cơ sở chưa tuân
thủ nghiêm, thực hiện không đầy đủ các nội dung cam kết.

21


Quy mô phát triển một cách tự nhiên theo kiểu “trăm hoa đua nở”, thiếu quy
hoạch, thiếu quản lý cũng là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường
ngày một trầm trọng. Ngoài ra, với nếp sống tiểu nông chỉ quan tâm lợi ích trước mắt

nên nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng nguyên nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại.
Công tác Bảo vệ môi trường còn chưa có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa
các ban nghành, việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch cụm công
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn , hạn chế. Hiện nay tại xã vẫn còn thiếu các bộ giỏi về
môi trường.
Việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp môi trường đã tăng lên theo thời gian và theo
nhu cầu của công tác bảo vệ môi trường của xã. Tuy nhiên, kinh phí từ trung ương và
địa phương dành cho công tác BVMT của xã còn rất hạn chế.
5.2. Phương hướng và giải pháp BVMT
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm minh sai phạm của
khu công nghiệp gần xã, kiểm tra nước thải trước khi xả thải ra môi trường xem có đạt
tiêu chuẩn không.
- Tăng cường vai trò giám sát và quản lý của chính quyền địa phương, thanh tra, kiểm
tra trong vấn đề bán và sử dụng các loại thuốc trừ sâu.
- Cử các cán bộ môi trường về xã hướng dẫn người dân về việc sử dụng hợp lý phân
bón hóa học và HCBVTV.
- Thay thế các loại hóa HCBVTV khó phân hủy bằng nhóm HCBVTV dễ phân hủy, ít
độc hại cho con người và môi trường như nhóm cacbamat, lân hữu cơ.
- Kết hợp sử dụng phân bón hóa học với phân hữu cơ giúp cải tạo đất.
- Thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động xây dựng rồi đưa về
nơi xử lý
- Song song với việc nâng cao năng lực xử lý ô nhiễm môi trường là phải giảm thiểu
công nghệ sản xuất lạc hậu, cũ kỹ, áp dụng sản xuất sạch vào quá trình sản xuất.
- Việc xây dựng sân golf gần khu dân cư là trái với quy định pháp luật vì vậy cần có
biện pháp để di dời sân golf đi nơi khác.
- Huy động và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội tham gia BVMT nói
chung, BVMT ở địa phương nói riêng. Cần đa dạng hóa các nội dung hoạt động
BVMT như phát động các phong trào thi đua, lồng ghép nhiệm vụ BVMT; tham gia
thực hiện, quy ước của cộng đồng dân cư gắn với nội dung BVMT; thông qua hoạt


22


động giám sát tại chỗ để phát hiện những vi phạm về môi trường trong các cơ sở sản
xuất, các hộ gia đình kiến nghị cơ quan chức năng xử lý…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở sản
xuất, người lao động, nông dân và cả cộng đồng dân cư tại khu kinh tế về BVMT.

23



×