ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ HOÀI LINH
QUAN HỆ VIỆT NAM – CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ HOÀI LINH
QUAN HỆ VIỆT NAM – CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam
Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN
Hôm nay, bản Luận văn của tôi đã được hoàn thành, trong giờ phút tràn
đầy cảm xúc này, người đầu tiên tôi xin gửi tới lời cảm ơn sâu sắc nhất đó là
thầy giáo hướng dẫn của tôi, PGS.TS Hoàng Khắc Nam, Trưởng Khoa Quốc tế
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thầy luôn ân cần chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu để có thể hoàn chỉnh bản Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc những tình cảm và tri
thức của tất cả các thầy cô giáo của Khoa Quốc tế học nói riêng và các thầy cô
giáo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội nói chung đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu tại Khoa Quốc tế học cũng như tại Trường.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tớicác đồng chí
Lãnh đạo của cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương, Lãnh đạo và các đồng
nghiệp của Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện về mặt
thời gian cũng như kinh phí để tôi có thể hoàn thành khóa học này. Đặc biệt, tôi
xin gửi tới gia đình yêu quý của tôi, nhất là bố mẹ chồng và chồng tôi đã giúp đỡ
tôi rất nhiều, bạn bè thân thiết đã động viên, cung cấp tài liệu, dành thời gian hỗ
trợ để tôicó thể hoàn thành được khóa học và Luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian còn hạn chế nên
Luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, Đồng nghiệp, người thân và bạn bè
để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hoàng Khắc Nam. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nội dung của Luận văn.
Học viên
Hồ Hoài Linh
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................6
1.Mục đích, ý nghĩa của đề tài ...........................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................7
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................8
4.Nhiệm vụ nghiên cứu: .....................................................................................9
5.Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................9
6.Cấu trúc của luận văn. .................................................................................. 10
Chƣơng1
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA
(TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY) ............................................................................. 11
1.1. Các nhân tố ngoại sinh ............................................................................. 11
1.1.1. Bối cảnh thế giới ................................................................................ 11
1.1.2. Bối cảnh khu vực (Tại Đông Nam Á và Mỹ La-tinh) ....................... 12
1.2. Các nhân tố nội sinh ............................................................................... 177
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam ........... 188
1.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Cuba .................... 19
1.3. Quan hệ của Việt Nam – Cuba trước năm 1991. ..................................... 25
1.4. Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 34
Chƣơng2
QUAN HỆ VIỆT NAM – CUBA TRÊN CÁC LĨNH VỰC ......................... 36
2.1. Quan hệ chính trị ...................................................................................... 36
2.1.1. Quan hệ giữa hai Đảngvà haiChính phủ. .......................................... 36
2.1.2. Quan hệ giữa nhân dân hai nước ....................................................... 43
2.2. Quan hệ kinh tế, văn hóa – xã hội............................................................ 47
2.2.1. Quan hệ kinh tế.................................................................................. 47
3
2.2.2. Quan hệ văn hóa – xã hội................................................................... 55
2.3. Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 59
Chƣơng3
ĐÁNH GIÁ, TRIỂN VỌNG VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 61
3.1. Đánh giá ................................................................................................... 61
3.2. Triển vọng ................................................................................................ 63
3.2.1.Những điều kiện thuận lợi...................................................................... 63
3.2.2.Những khó khăn, thách thức .................................................................. 65
3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 69
3.4. Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 73
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt tiếng Việt
CNXH
Chủ nghĩa Xã hội
CNTB
Chủ nghĩa Tư bản
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
UBLCP
Ủy Ban liên Chính phủ
XHCN
Xã hội Chủ nghĩa
2. Các từ viết tắt Tiếng Anh
ASEAN
Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
United States Dollar
USD
Đồng đô la Mỹ
Central Intelligence Agency
CIA
Cơ quan Tình báo Trung ương
European Union
EU
Liên minh châu Âu
Islamic State
IS
Nhà nước Hồi giáo
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
3. Các từ viết tắt tiếng Tây Ban Nha
ALBA
Alternativa Bolivariana de Las Américas
(Sự lựa chọn Bô-li-va cho châu Mỹ)
MERCOSUR
Mercado Común del Sur
(Khối thị trường chung châu Mỹ)
PETROCARIBE
Acuerdo de Cooperacion energética con los paies del Caribe
(Thỏa thuận hợp tác dầu khí với các nước Ca-ri-bê)
PETROAMERICA Acuerdo de Cooperacion energética con America Latina
(Thỏa thuận hợp tác dầu khí ở Mỹ La-tinh)
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Việt Nam và Cuba - hai quốc gia ở hai châu lục, với ngôn ngữ, phong tục
tập quán, truyền thống khác nhau nhưng lại có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị,
bắt nguồn từ lý tưởng cách mạng của hai vị lãnh tụ vĩ đại của hai dân tộc: Chủ
tịch Hồ Chí Minh và nhà tư tưởng kiệt xuất José Marti, được các thế hệ lãnh đạo
và nhân dân hai nước gìn giữ, vun đắp và không ngừng phát triển; với câu nói
bất hủ của Chủ tịch Fidel Castro: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả
máu của mình" đã làm rung động bao trái tim của nhân dân Cuba và nhân dân
Việt Nam.
Nói đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba, nhiều nhà nghiên cứu đã
từng viết bài phân tích về mối quan hệ đặc biệt này, song chủ yếu ở giai đoạn
trong thời kì chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.Sau khi Việt Nam
giành được độc lập, chưa có một công trình hay một bài viết nào nghiên cứu sâu
và đề cập tới mối quan hệ của hai nước từ sau thời kì Chiến tranh Lạnh.
Ở thời điểm hiện tại, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Việt Nam và
Cuba là hai nước đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.Quan hệ giữa
hai nước vừa mang tính truyền thống hữu nghị, vừa có chung lý tưởng, cùng
bản chất giai cấp, cùng lập trường chính trị. Sự hợp tác toàn diện bền chặt sẽ
giúp cả hai nước hỗ trợ lẫn nhau không chỉ về chính trị mà cả về kinh tế, văn
hóa, xã hội, nhất là trong những lúc khó khăn. Vì thế, quan hệ hữu nghị Việt
Nam - Cuba là cần thiết, rất quan trọng, nhất là khi tình hình thế giới đang có
nhiều biến động, các nước khác tích cực tham gia vào trào lưu hội nhập và trong
bối cảnh thế giới và khu vực đang có sự lựa chọn con đường phát triển rất đa
dạng. Quan hệ chặt chẽ sẽ giúp Việt Nam và Cuba có thể cùng nhau định hướng
các mối liên hệ của hai nước trong môi trường quốc tế phức tạp hiện nay, cùng
đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố, chống lại sự can thiệp, gây khó dễ của
6
CNTB cũng như những hành động bành trướng, bá quyền …. Đồng thời, sẵn
sàng là bạn của những nước theo trào lưu tiến bộ, thân thiện.
Xác định được tính cấp thiết của đề tài, tôi chọn đề tài: “Quan hệ Việt
Nam - Cuba từ năm 1991 đến nay”. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về
mối quan hệ Việt Nam - Cuba trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội...trong thời kỳ Đảng – Chính phủ và nhân dân hai nước cùng nhau bước vào
cuộc chiến đấu mới để bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội và
thành quả đạt được trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung của luận văn nghiên cứu về mối quan hệ song phương giữa hai
nước Việt Nam và Cuba hướng tới việc tổng kết tình hình, tìm ra các lĩnh vực,
các hướng đi và giải pháp nhằm củng cố, thắt chặt hơn nữa quan hệ chiến lược
giữa Việt Nam với Cuba trong giai đoạn mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nước:Trước nay cũng có các ấn phẩm trong Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế hay những trang web của Đại sứ quán Cuba, Báo Điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, trên website của Viện Nghiên cứu xã
hội Mỹ La-tinh (ILBIS), Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay như: “40 năm quan hệ
Việt Nam - Cuba” của PGS,TS Nguyễn Viết Thảo; bài “Quan hệ Việt Nam Cuba” của GS.TS Nguyễn Thiết Sơn; cuốn sách “Việt Nam – Cuba đoàn kết
hữu nghị” của Nhà xuất bản Thế giới…viết về mối quan hệ Việt Nam Cuba.Các công trình này chủ yếu đề cập đến quan hệ của hai nước trong giai
đoạn chiến tranh, còn giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh thì chưa được làm rõ và
phân tích sâu. Nhìn chung, những tài liệu trên chỉ mang tính tham khảo, chưa có
một bài viết hay công trình nào đánh giá toàn diện và sâu sắc về quan hệ Việt
Nam - Cuba từ năm 1991 đến nay.
Ngoài nước:Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba là một chủ đề nghiên
cứu mà chưa nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trên
thế giới. Trên các tạp chí nghiên cứu về quan hệ quốc tế cũng xuất hiện một vài
7
bài viết đề cập tới mối quan hệ này nhưng không nhiều. Ví dụ như bài viết của
nữ nhà văn, nhà báo nổi tiếng Marta Rojas (Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam), trong đó ca ngợi tình hữu nghị gắn bó giữa hai nước, sự giúp đỡ, ủng
hộ lẫn nhau khi gặp khó khăn, thử thách, nhất là ở giai đoạn Việt Nam đang gồng
mình chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến cuốn sách
với tựa đề “Globalization and Third World Socialism: Cuba and Vietnam” xuất
bản năm 2001 của tác giả Claes Brundenius and John Weeksvà bài viết
“Comparison of two remaining socialist countries – Cuba and Vietnam:
Possibility of economic reform in a socialist society and its possible impact”của
tác giả Kanako Yamaoka (2007) cũng đưa ra một số đánh giá và nhận xét về mối
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba, đồng thời nêu lên những đặc điểm của hai
nước xã hội chủ nghĩa đang đi trên con đường đổi mới, hòa nhập với thế giới.
Đặc biệt hơn, trước đó, vào thế kỷ XIX, lãnh tụ Jose Marti, người anh hùng dân
tộc vĩ đại của Cuba đã có hai tác phẩm dành cho Việt Nam đó là cuốn sách “Tuổi
vàng” dành cho thiếu nhi và truyện ngắn “Một cuộc du hành trên đất nước của
những người An Nam”. Tác phẩm là bức khắc hoạ đầu tiên trong văn chương Mỹ
La-tinh về lịch sử, văn hoá và con người đất Việt. Tác giả Jose Marti đã dành cho
những con người An Nam tất cả tình cảm mến mộ, yêu thương, mặc dù ông chưa
một lần được đặt chân lên đất nước này. Với tác phẩm độc đáo, Jose Marti là
người đặt nền móng cho mối quan hệ giữa Cuba và Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam - Cuba trên các lĩnh vực hợp tác:
Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian:Giai đoạn từ năm 1991 đến nay được chọn để nghiên
cứu đề tài.Mốc 1991 làthời điểmChiến tranh Lạnh chấm dứt.
8
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích tình
hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và các chính sách đối ngoại tại hai quốc
gia Việt Nam và Cuba. Tuy nhiên, trong khi phân tích và nghiên cứu có đề cập
đến một số nước trong khu vực có tác động đến hai quốc gia này như khu vực
Đông Nam Á và khu vực châu Mỹ La-tinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ngoại sinh và nội sinh tác động đến mối quan hệ Việt
Nam - Cuba từ năm 1991 đến nay.
Quá trình vận động của quan hệ Việt Nam - Cuba trên một số lĩnh vực
như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Những đặc điểm và triển vọng của mối quan hệ Việt Nam - Cuba.
Những kiến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội- nhân
văn như phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thu thập, xử lý và phân tích tài liệu thì luận văn còn áp dụng một số phương
pháp như:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: giúp làm rõ về nội dung, tiến trình lịch
sử hình thành và phát triển của vấn đề, để từ đó tạo dựng nên cơ sở lịch sử cho
bài viết.
Phương pháp nghiên cứu khu vực: phân tích tình hình khu vực Đông
Nam Á và Mỹ La-tinh từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh và tác động của tình
hình khu vực đến Việt Nam và Cuba tại thời điểm này.
Phương pháp phân tích hợp tác quốc tế: xem xét tình hình hợp tác của
Việt Nam và Cuba.
Phương pháp phân tích văn bản: phân tích nội dung của các văn bản thỏa
thuận, biên bản kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ (UBLCP) giữa Việt Nam và
Cuba, và một số các văn bản khác liên quan.
9
Phương pháp phân tích chính sách: phân tích nội dung chính sách đối
ngoại cũng như các chính sách khác của hai quốc gia.
Phương pháp dự báo: phân tích cơ hội cũng như triển vọng hợp tác của
Việt Nam và Cuba trong thời gian tới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương chính.
Chương 1: Luận văn nghiên cứu các nhân tố tác động đến quan hệ của
Việt Nam – Cuba từ năm 1991 đến nay. Các nhân tố ngoại sinh và nội sinh đã
ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai nước? Và lịch sử của mối quan
hệ này từ trước những năm 1991;tình cảm của hai nước giành cho nhau, sự ủng
hộ và giúp đỡ nhau để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh ra sao?
Chương 2: Trong Chương này, luận văn nghiên cứu sâu về mối quan hệ
của hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Chương 3: Luận văn đưa ra những đánh giá về mối quan hệ giữa hai
nước, những mặt thuận lợi và khó khăn của mối quan hệ này như thế nào?
Đồng thời, đề ra triển vọng hợp tác của Việt Nam - Cuba trong thời gian tới và
đưa ra những kiến nghị để hai nước tiếp tục giữ vững và phát triển mối quan hệ
tốt đẹp này.
10
Chƣơng1
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA
(TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY)
1.1. Các nhân tố ngoại sinh
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ
hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành đã trở nên một nhân tố có ảnh hưởng
vô cùng quan trọng đến sự phát triển của thế giới. Nhưng từ sau Chiến tranh
Lạnh cho đến nay, tình hình chính trị thế giới đã có nhiều thay đổi đáng kể:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế gặp khó khăn lớn. Sự kiện đó không phải bắt nguồn từ khiếm khuyết
của học thuyết Mác - Lênin mà là từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sai lầm
trong việc vận dụng học thuyết đó. Cục diện chính trị thế giới có nhiều biến
động lớn, nhất là từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX sau
sự sụp đổ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Cuộc "Chiến tranh Lạnh" đã kết thúc nhưng nền hòa bình thế giới lại
đứng trước thách thức lớn. Đó là những cuộc chiến tranh cục bộ, những cuộc
xung đột sắc tộc, tôn giáo, trong khi các thế lực cực đoan quốc tế gây ra ngày
càng nhiều những cuộc khủng bố đẫm máu. Ngoài ra, còn có những âm mưu và
hành động của các thế lực phản động can thiệp thô bạo đối với độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều nước trên thế giới bất chấp các chế định
hành xử của luật pháp quốc tế cũng như các nguyên tắc của Liên hợp quốc.
CNTB tiếp tục có sự điều chỉnh để phát triển. Trong tình hình hiện nay,
các nước Tư bản sử dụng ngày càng tốt hơn, nhanh hơn các thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, cùng với quá trình đó, CNTB
vẫn tiếp tục có những khó khăn do không thể khắc phục được những mâu thuẫn
nội tại sẵn có trước đây.
11
Từ bối cảnh trên việc duy trì và giữ vững CNXH là một yêu cầu cấp thiết.
Đặc biệt với những quốc gia đi theo con đường CNXH như Việt Nam và Cuba
càng cần phải hợp tác chặt chẽ và đoàn kết với nhau.
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Ở châu Á,sau khi tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế quốc dân,
Trung Quốc đã ngày một phát triển và dần trở thành một trong những nền kinh
tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, Trung Quốc
muốn khẳng định vị thế ngày một lớn mạnh của mình trên thế giới trong đó có
khu vực châu Á. Với mục đính muốn làm bá chủ thế giới, thâu tóm, tạo sự phụ
thuộc cũng như gây ảnh hưởng về mặt kinh tế - chính trị với các nước trên thế
giới, trong đó có các nước láng giềng, Trung Quốc ngày một đẩy mạnh các hoạt
động yêu sách phi lý về chủ quyền biển đảo với các quốc gia láng giếng. Với dã
tâm này, Trung Quốc ngày càng hung hăng thực hiện âm mưu bá quyền, mở
rộng lãnh thổ, càng ngày càng tăng cường các hoạt động gây hấn ở Biển Đông
và Hoa Đông. Ngoài việc đưa dàn khoan dầu khí ra hoạt động ở vùng biển,
Trung Quốc còn xâm chiếm các đảo, các bãi đá, rồi bồi đắp, xây dựng các căn
cứ, sân bay quân sự, chuẩn bị lập vùng nhận diện phòng không trên toàn bộ khu
vực “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, nhưng thực
chất là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ở Triều Tiên, từ khi chính quyền Kim Jong-un lên nắm quyền, đã xây
dựng một xã hội hà khắc hơn áp dụng cho người dân trong nước cũng như các
thân tín của chính quyền cũ, là cha đẻ của chủ tịch Kim Jong-un. Với đỉnh điểm
là việc chính quyền Kim Jong-un buộc tội Jang Song-thaek âm mưu lật đổ chính
quyền và bị hành quyết ngày 12/12/2012.Động thái này đã làm dấy lên lo ngại
về sự bất ổn trong nội bộ quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân này và gây nên
nhiều nứt vỡ trong quan hệ với Trung Quốc, đồng minh thân cận của mình.
Chưa dừng lại tại đó, nhà lãnh đạo 30 tuổi của Triều Tiên đã có hành động được
ví như “đổ thêm dầu vào lửa” khi hối thúc quân đội tăng cường khả năng sẵn
12
sàng chiến đấu, liên tiếp thử tên lửa đạn đạo cũng như bom hạt nhân và mạnh
bạo tuyên bố rằng chiến tranh, kể cả đòn đánh hạt nhân, có thể nổ ra "mà không
có bất kỳ cảnh báo trước nào”.
Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn giữa lúc các nước
tranh chấp đang thương thuyết để đạt được một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC) với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc mua và sở hữu tàu ngầm của một số
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đang gây cho Trung
Quốc những lo lắng và có thể Trung Nam Hải sẽ cho tiến hành những chiêu
thức ngang ngược và các hành động hung hăng mới.
Cuba là một quốc đảo trong khi Việt Nam là nước có bờ biển kéo dài suốt
lãnh thổ từ Bắc xuống Nam, do đó không phải tự nhiên mà ở Đông Nam Á, Việt
Nam cũng đã bắt đầu trang bị tàu ngầm, khi chiếc tàu ngầm lớp Kilo cải tiến
đầu tiên trong Dự án 636 ký với Nga được chuyển về cảng Cam Ranh vào ngày
31/12/2014. Cho đến nay cả 6 tàu ngầm loại này đã được Nga bàn giao hết cho
Việt Nam. Sự hiện diện của tàu ngầm HQ 182 Hà Nội đúng vào thời điểm hải
quân các nước trong khu vực đang thúc đẩy chương trình hiện đại hóa hải quân,
trong đó việc sở hữu tàu ngầm thông thường được coi trọng. Ngay từ năm
1967, Indonesia đã trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên sở hữu tàu ngầm lớp
Whiskey của Liên Xô. Cho đến thời điểm hiện tại một loạt nước Đông Nam Á
như Singapore, Malaysia, Myanmar,Thái Lan, Philippines cũng đã vàđang đàm
phán với các nước xuất khẩu tàu ngầm như Nga, Trung Quốc… về việc mua tàu
ngầm để bổ sung và hiện đại hóa hải quân, xây dựng các trung tâm huấn luyện
tàu ngầm trong căn cứ hải quân, trang bị trung tâm huấn luyện chỉ huy tàu
ngầmmới. Như vậy, trong vòng 5 năm đến 10năm tới, các vùng biển ở Đông
Nam Á và đặc biệt là Biển Đông sẽ càng “nóng” hơn khi chứng kiến sự gia tăng
đáng kể các tàu ngầm thông thường ở các nước trong khu vực.
Ở vùng biển Hoa Đông, sự tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung
Quốc xung quanh quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang
diễn ra gay gắt. Tàu chiến và máy bay của hai bên đã nhiều lần xảy ra va chạm.
13
Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với mục
đích răn đe cả Trung Quốc và Triều Tiên.
Trước tình trạng bất ổn của khu vực Tây Thái Bình Dươngcũng như sự
hung hăng của Trung Quốc, nhất là tại khu vực Biển Đông của Việt Nam, chúng
ta rất cần sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế, trong đó có người anhem Cuba, với mối
quan hệ đặc biệt giữa hai nước, sẽ giúp thêm những hành động, tiếng nói mạnh
mẽ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng
Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của mình.
Ở khu vực Mỹ La-tinh, trừ Argentina là một đất nước yên bình, mang
phong thái châu Âu, giàu có và phát triển thì nhiều nước khác đang có những
biến động cả về chính trị, kinh tế và xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới các nước
trong khu vực, trong đó có Cuba. Nạn buôn bán ma túy, bạo lực, nội chiến đã
làm cho những nước đó kiệt quệ trong thời gian dài. Mặt khác, là khu vực chịu
thiên tai liên tiếp như bão lụt, động đất … nên các nước Mỹ La-tinh nói chung
luôn bất ổn. Điển hình như tình trạng bất ổn về chính trị ở Brazil, các trận động
đất lớn xảy ra thường xuyên ở Mexico hay loạn lạc ở Venezuela sau thời kỳ
Hugo Chavez. Ngoài ra, sự can thiệp của Mỹ vào những nước do phe cánh tả
lãnh đạo như Venezuela, Bolivia, Ecuador … đã làm đảo lộn chính trị, gây bất
ổn trong xã hội, thiệt hại nhiều mặt ở những nước này. Cũng vào lúc này thì
Trung Quốc lại đang tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” về kinh tế, dần
dần thao túng sự phát triển của các nước trên.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng coi Cuba là mối đe dọa cho an
ninh quốc gia và thúc giục Mexico ủng hộ bằng cách cũng áp đặt một chính sách
thù địch với Cuba. Ngoài ra Mỹ còn tiếp tục tăng cường cấm vận với những làn
sóng cấm vận kinh tế nặng nề hơn với đạo luật Torricelli vào năm 1992 và
Helms-Burton vào năm 1996, dưới hình thức sắc lệnh tổng thống từ thời chính
quyền cựu tổng thống Kennedy. Đạo luật Helms-Burton cũng thắt chặt cấm vận
14
với việc phạt nhà đầu tư nước ngoài làm ăn với Cuba và quy định rõ lệnh cấm
vận chỉ có thể được dỡ bỏ trong những trường hợp cực kỳ đặc biệt.
Từ năm 1992, chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba đã bị cộng
đồng quốc tế lên án. Trước bối cảnh này, tháng 8/1997, Mỹ nhất trí nới lỏng tạm
thời lệnh hạn chế du lịch với Cuba nhân chuyến thăm của Giáo hoàng Paul II. Và
tới tháng 3 năm sau đó, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho phép nới lỏng kiểm soát
vận chuyển lương thực, dược phẩm cứu trợ nhân đạo và tạo cơ hội để người Mỹ
gốc Cuba được chuyển 1.200 USD/ năm về quê nhà.
Tháng 10/2003, Tổng thống Mỹ George W.Bush tuyên bố thắt chặt lệnh
trừng phạt Cuba, bao gồm tăng cường kiểm soát biên giới đối với khách lữ hành
và hàng hóa giữa 2 nước. Tháng 5/2009, chính quyền của Tổng thống Obama dỡ
lệnh hạn chế du lịch đối với người Mỹ gốc Cuba, cũng như chính sách gửi kiều
hối về Cuba, và cho phép các công ty viễn thông Mỹ tìm kiếm cơ hội làm ăn ở
Cuba. Việc dỡ bỏ hoàn toàn đòi hỏi một đạo luật từ Quốc hội Mỹ và điều này
không phải là dễ dàng. Do đó, lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực mặc dù không hề
hiệu quả.
Mục tiêu duy nhất của Mỹ trong việc áp dụng chính sách cấm vận đối với
Cuba là trừng phạt những nước thuộcThế giới thứ ba, đi theo con đường XHCN,
chống lại trật tự do Mỹ áp đặt và đặt Cuba vào vòng ảnh hưởng của mình đúng
như ý muốn của các đời Tổng thống Mỹ trước đây.1
Để khắc phục khó khăn, khủng hoảng từ các chính sách bao vây cấm vận
của Mỹ cũng như việc các nước CNXN ở Đông Âu sụp đổ, Đảng và Chính phủ
Cuba đã chủ động, tích cực áp dụng nhiều biện pháp. Từ tháng 7/1993, Cuba
chính thức tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. Quá trình cải cách từ đó đến nay
vừa phải bảo đảm mục tiêu, định hướng của sự nghiệp cách mạng; vừa phải đáp
ứng kịp thời những đòi hỏi gay gắt của tình hình trong nước và thế giới; đồng
thời, còn phải phòng tránh, giải quyết những hạn chế nghiêm trọng, phổ biến
1
/>
15
của mô hình phát triển kinh tế - xã hội theo chủ nghĩa tự do mới mà đông đảo
các quốc gia Mỹ La-tinh đang mắc phải.
Cuba mong muốn học tập Việt Nam trong đó có lĩnh vực năng lượng, tuy
nhiên cho đến nay,Cuba là nước có tiềm năng về dầu mỏ thuộc loại yếu so với
các nước Mỹ La-tinh khác. Ở khu vực bờ biển phía Bắc và Tây Bắc Cuba, các mỏ
dầu khí đều nằm sâu từ hơn 1 km so với mặt nước biển, lại do bờ biển khu vực
này dốc gần 45 độ nên việc khai thác dầu khí nước sâu là vô cùng khó khăn và
tốn kém. Chất lượng dầu thấp, lại thuộc loại dầu nặng nên khó mời gọi được các
công ty dầu khí quốc tế vào thăm dò, khai thác. Trong khi đó, bốn nước Brazil,
Argentina, Uruguay, Paraguay đã cùng thúc đẩy liên kết Mỹ La-tinh trong
khuôn khổ Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) tăng cường hợp tác
cùng Cuba.
Ngoài ra, Cuba luôn được xem là nhân tố quan trọng của thỏa thuận
PETROCARIBE, dựa vào đóCuba và Venezuela đã ký Thỏa thuận Hợp tác
(CIC) năm 2000. Theo đó, Cuba là quốc gia nhận được nhận viện trợ với hạn
ngạch cao nhất về dầu thôso với các thành viên khác.Kể từ khi Tổng thống Hugo
Chavez lên nắm chính quyền, cách mạng Venezuela đã giành được sự ủng hộ và
giúp đỡ to lớn của Cuba. Những thành tựu trên các lĩnh vực đời sống xã hội của
Venezuela trong những năm qua không tách khỏi sự ủng hộ, giúp đỡ của Cuba.
Đồng thời, để giúp Cuba giải quyết khó khăn về năng lượng,Venezuela cam kết
bán cho Cuba trên 90.000 thùng dầu thô mỗi ngày với giá thấp hơn nhiều giá thị
trường cũng nhưng được quy đổi theo các sản phẩm nông nghiệp và các dịch vụ
khác thay cho tiền mặt. Cùng đồng hành với việc đó, Cuba cam kết sẽ gửi các
bác sĩ và giáo viên tới Bolivia để tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe
và phổ cập văn hóa cho người nghèo tại Bolivia dựa trên thoả thuận các bên ký
kết khi thành lập tổ chức “Sự lựa chọn Boliva cho châu Mỹ” (ALBA).2Do vậy,
2
Fernando Gerbasi(03/2013), El rol presente y future de Venezuela en el nuevo
Multilateralismo latinoamericano, ildis, Caracas, Venezuela; Fernando Gerbasi (03/2013),
Vai trò hiện tại và tương lại của Venezuela trong chủ nghĩa đa cực mới ở Mỹ La-tinh, viện
nghiên cứu xã hội Mỹ La-tinh - ildis, Caracas, Venezuela
16
có thể nói, Cuba là một trong những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela nói riêng và Mỹ La-tinh nói chung.
Cùng với Venezuela, Cuba là ngọn cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế
quốc, thực dân, chống áp bức, bóc lột vì độc lập dân tộc, dân chủ, cùng tiến lên
xây dựng CNXH “kiểu mới”ở khu vực Nam Mỹ và đang có những tiến bộ đáng
kể. Nhìn vào tấm gương của Cuba và Venezuela và được sự giúp đỡ tận tình
củahainước đó, các nước MỹLa-tinh khác cũng đang có những bước chuyển
mình mạnh mẽ, cùng nhau đoàn kết một lòng, hỗ trợ nhau vượt qua gian nan,
trở ngại để vươn lên phát triển vững mạnh.
Trong bối cảnh khu vực như vậy, Cuba cũng cần sự ủng hộ của một nước
xã hội chủ nghĩa như Việt Nam để học tập kinh nghiệm phát triển và bảo vệ con
đường xây dựng CNXH của mình.
1.2. Các nhân tố nội sinh
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 02/12/1960, quan hệ đoàn kết,
ủng hộ và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba không ngừng được củng cố, phát
triển. Cuba là nước đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu
tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước của Việt Nam; quan tâm thúc
đẩy quan hệ mọi mặt với Việt Nam trên các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng,
giáo dục, y tế, công nghệ sinh học, giao thông, thể dục - thể thao…
Không phải tự nhiên mà quan hệ hợp tác và tình hữu nghị Việt Nam Cuba lại được xây dựng nên nhanh chóng, nồng thắm, bền vững như vậy. Lý do
là vì hai nước là những nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa chân chính, phát
triển trên con đường đổi mới, hội nhập với thế giới và khu vực. Trước đây, hai
nước đều có chung kẻ thù là đế quốc Mỹ, đã chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ nhau hết
mình đúng với câu “hoạn nạn có nhau”, “chia ngọt, sẻ bùi”. Hiện thời, tuy thế
giới đang có những biến động lớn, bất ổn và khủng hoảng trầm trọng, tuy nhiên
quan hệ, hợp tác quan trọng của Việt Nam với Cuba đã giúp cho hai nước cùng
17
dắt tay nhau vượt qua thử thách, khó khăn, cùng định hướng trong quan hệ đối
ngoại; trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng phát triển bền vững trong
hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung cho cả hai dân tộc; dựa vào thế mạnh của
mỗi nước, bù trừ cho nhau những hạn chế, yếu kém; giúp đỡ nhau vượt qua
những thách thức của thời đại. Cả hai nước đều cần sự ủng hộ quốc tế và khu
vực cũng như các nước, các phong trào dân chủ, tiến bộ để đảm bảo, duy trì độc
lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội của nước mình.
Mối quan hệ, tình hữu nghị đó cần được phát triển, củng cố hơn nữa vì lợi ích
của hai dân tộc, làm tấm gương cho các nước phát triển, tiến bộ.
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam
Việt Nam trải quahaicuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước đã bị tàn phá nặng nề. Không những thế, sau
khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lại bị ảnh hưởng kéo dài của cơ
chế bao cấp đã làm cho quốc gia càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế. Đồng
thời, sự tan rã của Liên Xô và phe XHCN đã cắt đi toàn bộ nguồn viện trợ quan
trọng dẫn đến nguy cơ sụp đổ chế độ.
Làn gió “đổi mới” cùng chính sách kinh tế thị trường định hướng XHCN
sau Đại hội VI năm 1986 của Đảng đã vực đất nước qua khỏi cơn hiểm nghèo.
Việt Nam như thay da, đổi thịt với những tiến bộ vượt bậc cả về chính trị, kinh
tế và xã hội. Không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của làn sóng đầu tư
nước ngoài trực tiếp (FDI) và viện trợphát triển chính thức (ODA), đã đổ vào
Việt Nam mang đến sức sống mới cho nền kinh tế nước ta. Các công trình xây
dựng mọc lên khắp nơi. Nhiều dự án lớn có tính chất sống còn của nền kinh tế
được triển khai. Hệ thống các nhà máy điện được phát triển khắp đất nước đã
đảm bảo nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống xã hội. Hệ thống giao
thông vận tải, đường xá được mở mang, cải thiện,đã tạo nên bước đột phá cho
nền kinh tế quốc dân. Việc xây dựng và áp dụng hình thức xã hội hóa trong giáo
dục, đào tạo và y tế, đảm bảo sức khỏe cho người dân đã nở rộ khắp nơi, tạo
18
bước ngoặt cho việc xóa nạn mù chữ, đào tạo ra tầng lớp trí thức mới, cũng như
đội ngũ thợ có sức khỏe, có tay nghề và trình độ cao, góp phần vào việc phát
triển đất nước.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận mặt trái của kinh tế thị trường. Sự đầu tư
ồ ạt vào lĩnh vực bất động sản, thực hiện hàng loạt công trình, dự án kém hiệu
quả (như 12 đại dự án của ngành công thương), việc nhập siêu quá lớn từ Trung
Quốc, nạn tham nhũng …đã gây biết bao khó khăn cho đất nước. Hàng loạt các
vụ án lớn về vi phạm pháp luật, tham ô, hối lộ, bạo hành …đang diễn ra ở nhiều
địa phương trên cả nước. Không những thế, sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung
Quốc, trong khi nước này đang ngày đêm lấn chiếm lãnh thổ, gây hấn trên biển,
xây dựng các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam… đã tạo ra
sự bức xúc đáng kể trong quần chúng nhân dân kể cả cán bộ, đảng viên.
Rất may là qua các kỳ Đại hội, nhất là Đại hội XII năm 2016 của Đảng đã
nhìn nhận ra những tiêu cực kể trên và tìm được những biện pháp khắc phục.
Đảng đã và đang phát động cũng như tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng,
chống tiêu cực trên tất cả các mặt trận chính trị, kinh tế và đời sống xã hội một
cách mạnh mẽ. Việt Nam đang xây dựng một chính phủ kiến tạo, lành mạnh, cải
cách hành chính triệt để, thực thi nghiêm túc pháp luật, đổi mới cơ chế, chính
sách trong kinh tế … tạo đà cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
1.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Cuba
Đảng Cộng sản Cuba (tiếng Tây Ban Nha là Partido Comunista de Cuba PCC) hiện là chính đảng duy nhất được công nhận tại Cuba. Đảng hoạt động
theo chủ nghĩa Mác -Lenin. Hiến pháp hiện nay của Cuba quy định vai trò của
Đảng này là "lực lượng lãnh đạo Xã hội và Nhà nước". Lãnh đạo Đảng hiện nay
là Bí thư thứ nhất Raul Castro, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, đồng thời
cũng là người đứng đầu chính phủ. Ông được bầu giữ chức vụ này sau Đại hội
19
Đảng lần thứ VI tổ chức vào tháng 4 năm 2011, kế nhiệm anh mình là Fidel
Castro đã tuyên bố rút khỏi Bộ chính trị ngay trước kỳ Đại hội3.
Sau 14 năm không tổ chức Đại hội kể từ năm 1997 (vì các lý do chủ quan
và khách quan khác nhau), PCC tổ chức Đại hội VI. Đại hội đã thông qua
đường lối cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế đất nước; nêu rõ tính bất cập
của mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp và nhu cầu cấp
bách phải thay đổi mô hình này với sự tham gia của các thành phần kinh tế phi
Nhà nước, sự phân cấp quản lý ngày càng sâu rộng và tính tự chủ ngày càng cao
của các doanh nghiệp. Đại hội cũng quyết định đẩy mạnh các biện pháp cải cách
kinh tế-xã hội, mở rộng mô hình kinh tế tự doanh, cung cấp tín dụng cho các lao
động tự doanh, cắt giảm lực lượng lao động dôi dư trong khu vực Nhà nước, cắt
giảm bao cấp (đã bỏ bao cấp đối với một số mặt hàng không thiết yếu), thực
hiện chính sách thuế mới và từng bước xóa bỏ chế độ hai đồng tiền…
Làn gió mới cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Cuba đã được
hình thành tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhưng đặc biệt được cụ thể
hóa hơn nữa tại Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Cuba diễn ra từ ngày
16-19/4/2016 tại La Habana đúng vào ngày kỷ niệm 55 năm Cuba tuyên bố tính
chất xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng 1959. Tại phiên khai mạc, Bí thư thứ
nhất Raul Castro đã đưa ra khái niệm phát triển CNXH và kế hoạch phát triển
tới năm 2030 của Cuba, đồng thời, ông cũng đề xuất sửa đổi Hiến pháp Cuba,
quy định độ tuổi tối đa để được bầu vào Trung ương Đảng là 60 và các vị trí
lãnh đạo của Đảng là 70. Đại hội lần này đã thảo luận các vấn đề về cải cách
kinh tế và cải cách chính trị với 4 phiên chuyên đề về định nghĩa mô hình kinh
tế - xã hội XHCN của Cuba; Kế hoạch phát triển tới năm 2030; đồng thời nêu rõ
Cuba sẽ không áp dụng “những liệu pháp sốc” của các nước tư bản để kích
thích nền kinh tế, cũng như không được bỏ mặc bất cứ người dân nào trong xã
hội, dù họ thuộc tầng lớp nào. Đại hội cũng xác định là những công thức theo
3
/>
20
kiểu “tự do kinh tế mới” khuyến khích tư nhân hóa chỉ áp dụng cho một số lĩnh
vực nhất định, còn lại các tài sản và dịch vụ xã hội do Nhà nước nắm giữ như
giáo dục, y tế và an sinh xã hội sẽ không bao giờ được áp dụng việc tư nhân hóa
tại đất nước Cuba. “Cuba sẽ duy trì và củng cố hệ thống y tế và giáo dục hoàn
toàn miễn phí, đầy tính nhân văn và chất lượng cao, đã được cộng đồng quốc tế
thừa nhận rộng rãi” - Chủ tịch Raul Castro nhấn mạnh.
Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Cuba diễn ra trong bối
cảnh tình hình Cuba tiếp tục ổn định; an ninh, chính trị được giữ vững; kinh tế
tăng trưởng khoảng 4 ; quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế được triển khai
sâu rộng với các bước đi thận trọng, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích
cực; các hình thức kinh tế tự doanh, cá thể, mô hình hợp tác xã phi nông nghiệp
tiếp tục được mở rộng, tuy quy mô còn hạn chế; đời sống nhân dân bước đầu
được cải thiện.
Trên lĩnh vực kinh tế, xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ y tế tiếp tục
là ngành kinh tế lớn nhất (Hiện khoảng 65.000 chuyên gia Cuba có mặt ở hơn
80 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là bác sỹ, chuyên gia, nhân viên y tế.), mang
về cho Cuba khoảng 6-8 tỷ USD/năm. Kiều hối, khoảng 3 tỷ USD là nguồn thu
ngoại tệ lớn thứ hai. Lượng khách du lịch vào Cuba tăng mạnh trong thời gian
gần đâyđã đóng góp cho doanh thu xấp xỉ 3 tỷ USD4. Tuy nhiên, kinh tế Cuba
tiếp tục phải đối phó với vấn đề tồn tại song song hai đồng tiền và chủ trương
thống nhất tiền tệ vẫn chưa được thực hiện bởi tác động của nó tới các doanh
nghiệp nhà nước và vấn đề việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, Luật đầu
tư nước ngoài mới và việc hoạt động của Đặc khu Phát triển Mariel, do nhiều lý
do khách quan và chủ quan (Cấm vận, thiếu nhiều văn bản dưới luật, nghị định,
hướng dẫn, quy định…), đến nay mới có một số các dự án của Mexico, Tây Ban
Nha đi vào hoạt động; đa số các dự án khác vẫn đang trong giai đoạn nghiên
cứu tiền khả thi.
4
/>
21
Kể từ sau Đại hội lần thứ VI, đất nước Cuba đã bắt đầu khởi động chương
trình đổi mới từng bước về kinh tế - xã hội theo hướng mở cửa cho phép một số
lĩnh vực, ngành nghề được kinh doanh tự do, như bất động sản, xe cộ, hợp tác
đầu tư khai thác dầu khí,… Bước ngoặt quan trọng nhất về đối ngoại chính là
việc đàm phán thành công dẫn đến việc nước Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với
Cuba, và sau đó hai nước Cuba và Mỹ đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào
tháng 7 năm 2015. Trong bối cảnh mới này, Đại hội VII được đánh giá là bước
tiếp theo nhằm triển khai thực hiện thành công chương trình cải cách mà Đại hội
VI đã vạch ra. Chương trình cải cách đó phải được thực hiện theo nguyên tắc,
đường lối đúng đắn của cách mạng Cuba, không được đi chệch hướng theo sự lôi
kéo của các thế lực thù địch bên ngoài. Cuba đã xác định tiếp tục con đường kinh
tế thị trường, tiến trình “cập nhật hóa mô hình kinh tế” tiếp tục được tiến hành.
Đại hội VII đã xác định những mục tiêu rất rõ ràng nhằm đưa Cuba bước
lên “con tầu” kinh tế thế giới và triển khai kế hoạch cải cách kinh tế được thực
hiện nhanh hơn theo định hướng thị trường… Điều này có phần giống như tình
hình Việt Nam sau Đại hội Đảng lần thứ VI khi bắt đầu đường lối đổi mới.
Việc bao vây cấm vận của Mỹ kéo dài suốt hơn năm thập kỷ đã khiến cho
nền kinh tế Cuba thiệt hại nặng nề đến mức chạm đáy (1990 - 1993), cho đến nay
kinh tế Cuba đã từng bước vượt qua và đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng năm
1994 là 0,7 , năm 1995 là 2,5 và trong những năm cuối thế kỷ XX đạt mức
trung bình là 4,7 . Những năm đầu thế kỷ XXI, tỷ lệ tăng trưởng được duy trì ở
mức cao so với khu vực Mỹ La-tinh. Năm 2005, kinh tế Cuba đạt mức tăng
trưởng kỷ lục là 11,8 . Tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm từ 33,5
xuống còn 3
năm 2000, thất nghiệp giảm từ 10
GDP năm 1993
năm 1992 xuống 2,3
năm
2000. Ba ngành kinh tế mũi nhọn là dầu khí, du lịch và công nghệ sinh học đều
phát triển nhanh và mạnh. Các ngành kinh tế khác đều tăng trưởng khá, cải cách
doanh nghiệp nhà nước đã dần được thực hiện. Quan hệ kinh tế đối ngoại có
nhiều khởi sắc, đến nay Cuba đã phát triển quan hệ thương mại với hơn 3.000
22
doanh nghiệp thuộc 130 nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư từ hơn 50 nước, ký
hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư với hơn 60 quốc gia.5
Ngoài ra, các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn
hóa, thể thao của Cuba đều đạt thành tựu to lớn. Ngân sách dành cho lĩnh vực
xã hội chiếm rất nhiều. Riêng hai lĩnh vực giáo dục và y tế đã chiếm 29
GDP
cả nước. Hiện nay ở Cuba, tất cảtrẻ em đến tuổi đi học đều được tới trường
miễn phí, tỷ lệ mù chữ chỉ còn 0,2
trong tổng số 11,2 triệu dân (khu vực Mỹ
La-tinh là 13 ). Ở Cuba, phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100 , phổ cập giáo dục
trung học cơ sở đạt 98,8 , cứ 7 người dân có một người tốt nghiệp đại học.
Cuba là nước dẫn đầu thế giới về số giáo viên và bác sĩ tính theo đầu người.
Chế độ giáo dục đào tạo, y tế, thể thao và vui chơi giải trí hoàn toàn miễn phí.
Tuổi thọ của người dân Cuba đã tăng từ 60 lên 76 trong giai đoạn từ năm 1959
đến nay, tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh là 6/1000 so với 35/1000 của khu vực Mỹ
La-tinh. Có 95,3
dân số được dùng nước sạch, hơn 85
số hộ gia đình trong
toàn quốc có sở hữu nhà hợp pháp. Các vấn đề xã hội khác như tạo việc làm,
chăm sóc người tàn tật, người già, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội
khác cũng được quan tâm chu đáo6.
Từ năm 1991 đến nay, Cuba thực hiện tích cực việc giáo dục những giá
trị tốt đẹp của dân tộc, của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, chủ nghĩa
quốc tế và các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Các “Ủy ban bảo vệ cách mạng”
hoạt động sôi nổi, các “Diễn đàn mở” được tổ chức hàng tuần đã thu hút đông
đảo nhân dân Cuba, nhất là các thanh thiếu niên, các hội viên của các đoàn thể
chính trị - xã hội tham gia.
Sức mạnh an ninh, quốc phòng của Cuba không ngừng được củng cố và
tăng cường dựa trên sức mạnh của thế trận lòng dân, của nền quốc phòng toàn
5
/>6
/>
23