Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Sử dụng facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại thông tấn xã việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

BÙI LÂM KHÁNH

SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢNG BÁ
TIN TỨC TẠI THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

BÙI LÂM KHÁNH

SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢNG BÁ
TIN TỨC TẠI THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH LỢI

Hà Nội, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Lâm Khánh

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thành Lợi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình cũng nhƣ định
hƣớng về phƣơng pháp làm việc, phƣơng pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện
để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng, các
thầy cô giảng dạy cũng nhƣ thầy cô trong Khoa Báo chí - Truyền thông, Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo, ban biên tập,
phóng viên các báo điện tử Vietnamplus, Thể thao và văn hóa, Truyền hình
Thông tấn trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Mặc dù đã hoàn thành,
nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong
nhận đƣợc sự thông cảm và góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các anh chị

cũng nhƣ các bạn đồng môn.
Hà Nội, ngày 18 Tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Lâm Khánh

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 7
Mô hình hãng thông tấn ........................................................................................ 7
Mạng xã hội Facebook .......................................................................................... 7
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 9
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................. 9
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 14
3.1. Mục đích nghiên cứu:................................................................................... 14
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 14
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 14
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 14
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 15
5.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 15
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................... 15
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................ 15
6.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................. 15
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 16
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 16

1.1. Tổng quan về mạng xã hội Facebook .......................................................... 17
1.1.1. Sự ra đời của Facebook ............................................................................. 17
1.1.2. Vai trò của các mạng xã hội Facebook ..................................................... 18
1.1.3. Đặc trƣng của mạng xã hội Facebook....................................................... 19
1.1.4. Sự phát triển của Facebook tại Việt Nam ................................................. 20
1.2. Ảnh hƣởng của Facebook với báo chí ......................................................... 21
1.2.1. Facebook mang lại lƣợng công chúng khổng lồ cho báo chí ................... 22
1.2.2. Facebook khiến thay đổi phƣơng thức sản xuất tin tức ............................ 23
1.2.3. Facebook là kênh giám sát, phản biện báo chí ......................................... 25
3


1.2.4. Những tác động tiêu cực từ Facebook đối với báo chí ............................. 27
1.3. Cách thức và xu hƣớng sử dụng Facebook để sản xuất tin tức ................... 30
1.3.1. Cách thức sử dụng Facebook để sản xuất tin tức...................................... 30
1.3.2. Kinh nghiệm của báo chí thế giới ............................................................. 34
1.4. Cách thức và xu hƣớng sử dụng Facebook để quảng bá tin tức .................. 37
1.4.1. Cách thức sử dụng Facebook để quảng bá tin tức .................................... 37
1.4.2 Những xu hƣớng, chiến lƣợc quảng bá tin tức trên Facebook................... 39
Xu hướng All – in – one, tìm cách thích ứng với các thuật toán ........................ 39
Chiến lược kênh đa năng ưu tiên tiêu thụ nội dung ............................................ 40
Ưu tiên kiểm soát dữ liệu về người dùng hơn là tăng trưởng.................................. 41
Chiến lược thử nghiệm ........................................................................................ 42
Giữ vững giá trị cốt lõi của báo chí .................................................................... 42
1.5. Thông tấn xã Việt Nam và những đặc trƣng của loại hình thông tấn .......... 43
1.5.1. Khái quát về Thông tấn xã Việt Nam ....................................................... 43
1.5.2. Những đặc trƣng của tin tức do TTXVN xuất bản ................................... 46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ................................... 48
TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢNG BÁ TIN TỨC TẠI TTXVN...................... 48
2.1. Giới thiệu ba cơ quan báo chí khảo sát ........................................................ 48

2.2. Khảo sát việc sử dụng Facebook để sản xuất tin tức ................................... 52
2.2.1. Phản ánh lại thông tin từ Facebook........................................................... 53
2.2.2. Phản hồi, làm rõ và phát triển thông tin từ Facebook ............................... 60
2.2.3. Phản bác, đính chính thông tin sai sự thật từ Facebook ........................... 62
2.3. Khảo sát việc quảng bá thông tin trên Facebook ......................................... 64
2.3.1. Tổ chức thực hiện...................................................................................... 64
2.3.2. Triển khai quảng bá tin tức ....................................................................... 66
2.4. Thành công và hạn chế................................................................................. 75
2.4.1. Những thành công đạt đƣợc ...................................................................... 75
2.4.1.1. Việc sử dụng Facebook trong sản xuất tin tức...................................... 75
2.4.1.2. Việc sử dụng Facebook để quảng bá tin tức. ......................................... 79
2.4.2. Hạn chế, tồn tại ......................................................................................... 81
4


2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ........................ 91
SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢNG BÁ ................... 91
TIN TỨC TẠI TTXVN....................................................................................... 91
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả.............................................................. 91
3.1.1. Một số giải pháp đặc thù đối với TTXVN ................................................ 91
3.1.2. Đổi mới qui trình, cách thức phát triển nội dung ...................................... 93
3.1.3. Xây dựng một chiến lƣợc riêng ................................................................ 97
3.1.4. Thành lập đơn vị chuyên trách mạng xã hội ............................................. 98
3.1.5. Xây dựng những tiêu chí Maketing Facebook .......................................... 99
3.1.6. Xây dựng bộ qui tắc ứng xử của nhà báo đối với mạng xã hội .............. 101
3.1.7. Đổi mới công nghệ ................................................................................. 101
3.1.8 Đào tạo, bồi dƣỡng trình độ phóng viên, biên tập viên ........................... 103
3.2. Đề xuất, kiến nghị ...................................................................................... 104
3.2.1. Đối với lãnh đạo TTXVN ....................................................................... 104

3.2.2. Đối với lãnh đạo ba cơ quan báo chí đƣợc khảo sát ............................... 105
3.2.3. Đối với phòng viên, biên tập viên ........................................................... 107
KẾT LUẬN …………………………………………………………………. 110

5


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT, TỪ MƢỢN TIẾNG ANH
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
TT&VH: Thể thao và Văn hóa
VNEWS: Truyền hình thông tấn
UBND: Ủy ban nhân dân
Fanpage: Trang giao lƣu tƣơng tác giữa quản trị và các thành viên trên
facebook
Like: Cách bày tỏ thái độ yêu thích, đồng tình về một nội dung trên facebook
Share: Cách chia sẻ, đăng lại một nội dung trên facebook
Comment: Cách bình luận về một nội dung trên facebook
SEO: Là viết tắt của từ Search Engine Optimization, tạm dịch là “Tối ƣu hóa
công cụ tìm kiếm”. Làm là tập hợp những phƣơng pháp tối ƣu hóa để website
trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm từ đó nâng cao thứ hạng trang web khi
ngƣời dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan.

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mô hình hãng thông tấn là một cấu thành quan trọng đóng góp vào sự
phát triển chung của truyền thông thế giới. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)
là hãng thông tấn Quốc gia, thực hiện chức năng “ngân hàng thông tin” có vai

trò quan trọng trong sự phát triển của báo chí Việt Nam. TTXVN có lợi thế đặc
biệt, là cơ quan thông tin với đầy đủ các loại hình: Tin văn bản, tin ảnh, tin
truyền hình, tin âm thanh và tin đồ họa. Lực lƣợng phóng viên, biên tập viên
của Thông tấn xã Việt Nam lên đến hơn 1.000 ngƣời, theo dõi tất cả các lĩnh
vực thông tin, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và 30 địa bàn
tại 28 quốc gia trên thế giới. Thông tin do TTXVN xuất bản là thông tin nguồn,
là cơ sở để các cơ quan báo chí trong nƣớc và nƣớc ngoài sử dụng. Trong xu thế
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, TTXVN đang đứng trƣớc
nhu cầu phải đổi mới, nâng cao chất lƣợng và hình thức truyền tải thông tin.
Bên cạnh các loại hình cung cấp thông tin truyền thống, thông tin của TTXVN
đã đƣợc đƣa lên các mạng xã hội để tiếp cận đƣợc lƣợng ngƣời dùng lớn hơn,
thông tin nhanh chóng hơn.
Mạng xã hội Facebook đang trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống của nhiều ngƣời. Đến đầu năm 2017, Facebook đã là mạng xã hội lớn
nhất thế giới đã thu hút 1,86 tỷ thành viên, trong đó có tới 1,2 tỷ ngƣời dùng
tích cực mỗi ngày. Năm 2016, Facebook thu về gần 27 tỷ USD, chiếm hơn 80%
toàn bộ thị trƣờng tin tức trên mạng xã hội.
Tại Việt Nam, Facebook đang chiếm vị trí độc tôn với mức độ phổ biến
lớn. Với nguồn công chúng dồi dào, Facebook đã trở thành nguồn cung cấp
khách hàng lớn cho các lĩnh vực kinh doanh truyền thông, thƣơng mại… Hiện
có khoảng 30 triệu ngƣời, tức là 1/3 dân số Việt Nam thƣờng xuyên dùng
Facebook, và con số này còn tăng trƣởng mỗi ngày. Hãng nghiên cứu nổi tiếng
Appota cũng chỉ ra rằng, Facebook là mạng xã hội nhiều ngƣời dùng nhất Việt
Nam với 51%, tƣơng ứng khoảng 35 triệu ngƣời dùng (chiếm 70% số ngƣời
dùng Internet). Mạng xã hội này ƣớc tính trung bình ngƣời Việt Nam dành ít
7


nhất 2,5 tiếng mỗi ngày để truy cập mạng xã hội này, cao hơn nhiều so với thời
gian dành cho truyền hình. Đến tháng 7/2017, Việt Nam xếp thứ 7 thế giới với

64 triệu ngƣời dùng Facebook, chiếm 3% tổng số tài khoản toàn cầu. [15]
Việc sử dụng Facebook vào công tác sản xuất và quảng bá tin tức đang đặt
ra những cơ hội và khó khăn lớn. Trong sự tác động qua lại giữa mạng xã hội hàng
đầu thế giới này và báo chí đã ghi nhận nhiều mặt tích cực, không ít những hạn chế
và cả những nguy cơ lớn. Ngay từ ngày xuất hiện, mạng xã hội Facebook trở thành
nguồn cung cấp công chúng lớn cho báo chí. Một nghiên cứu của hãng Reuters cho
thấy, hơn 50% ngƣời dùng internet sử dụng mạng xã hội (mà phần lớn ở
Facebook) là kênh tin tức mới. Có 44% ngƣời dùng Facebook coi mạng xã hội này
là nguồn cung cấp tin tức chính bằng cách bấm vào các đƣờng link hiện trên News
feed của họ. The Journal thống kê có đến 60% lƣợt truy cập (referral traffic) về
website của các báo lớn là đến từ Facebook. [18]
Theo nghiên cứu vào tháng 4/2017 của Tập đoàn A Medium (Hoa Kỳ),
Facebook là chìa khóa quan trọng để tạo ra lƣu lƣợng truy cập đến các trang
web tin tức. Năm 2016, hơn 12% lƣu lƣợng của nhà xuất bản tin tức đến từ
Facebook. Trong phần lớn mùa hè, Facebook đã đóng góp khoảng 16% lƣu
lƣợng truy cập vào các trang web tin tức, nghĩa là một trong tám lần truy cập
trang do các nhà xuất bản tin tức thu đƣợc. Đáng lƣu ý, chia sẻ lƣu lƣợng truy
cập của Facebook cao gấp 10 lần Twitter.
Tại Việt Nam, phần lớn các cơ quan báo chí đều đánh giá cao và kỳ vọng
rất lớn vào lƣợng độc giả khổng lồ từ Facebook. Tại TTXVN, nhiều đơn vị nhƣ
báo điện tử Vietnamplus, Báo Thể thao và Văn hóa đã thống kê số lƣợng truy
cập website có đến 40% là lƣợng độc giả từ mạng xã hội, trong đó Facebook là
chủ yếu. Điều đó đã cho thấy Facebook có tác động rất lớn đến hoạt động báo
chí cả trên bình diện quốc tế và trong nƣớc. Sử dụng thông tin trên Facebook
vào công tác sản xuất của các cơ quan báo chí cũng đang đặt ra những vấn đề
lớn. Mạng xã hội có ƣu thế nổi trội là tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và cho
phép mọi cá nhân tham gia vào công tác đƣa tin nếu qua kiểm chứng. Facebook
đã trở thành kênh cung cấp thông tin, nhận diện những vấn đề nổi cộm. Không
8



có một phóng viên, ê kíp báo chí nào có thể nhanh bằng chính những ngƣời
đang có mặt tại hiện trƣờng. Bằng phƣơng tiện Facebook, họ có thể chia sẻ
những thông tin cập nhật nhất, để từ đó các cơ quan báo chí sử dụng, xác minh
rồi “chế biến” thành thông tin báo chí. Mặt khác, sử dụng thông tin trên
Facebook để trở thành thông tin báo chí cũng đang bộc lộ nhiều bất cập khi xuất
hiện ngày càng nhiều những sự việc đƣa tin không chính xác do thông tin chƣa
đƣợc xác minh cẩn thận.
Vì vậy, nghiên cứu về mạng xã hội và ứng dụng Facebook trong việc nâng
cao chất lƣợng thông tin báo chí là đề tài cấp thiết và có tính ứng dụng cao. Với
TTXVN, đẩy mạnh sử dụng Facebook vào những mục đích quảng bá sản phẩm
thông tin, đổi mới phƣơng thức sản xuất có ý nghĩa vô cùng lớn giúp thúc đẩy sự
phát triển của ngành trong thời đại cạnh tranh thông tin ngày càng cao hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
“Hiệu ứng Facebook & Cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội” là tên
một cuốn sách nổi tiếng của tác giả David Kirkpatrick, dịch giả Tùng Linh,
Nguyễn Linh Giang, Hoàng Ngọc Bích do Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành năm
2011. David Kirkpatrick là một trong những nhà báo nổi tiếng thế giới về mảng
công nghệ thông tin và Internet của tạp chí Fortune. David Kirkpatrick đã mang
đến câu chuyện sống động, chân thực và hấp dẫn về sự ra đời và quá trình hình
thành của Facebook, những khó khăn ban đầu cũng nhƣ những thành công đáng
ngƣỡng mộ của nó; những câu chuyện thú vị về hiệu ứng tích cực mà Facebook
đang tạo ra cho toàn nhân loại. Cuốn sách đã thể hiện quan điểm của tác giả về
cách Facebook gây ảnh hƣởng đến xã hội và làm hài lòng hàng trăm triệu ngƣời
dùng thƣờng xuyên. Dƣới ngòi bút của David, độc giả cũng sẽ nhận thấy rằng
yếu tố đƣa đến sự phát triển, sự thu hút của Facebook không phải ở chỗ đơn
thuần chỉ là sự yếu tố thƣơng mại mà chính là sự chia sẻ, truyền nhiệt từ tất cả
những con ngƣời có chung mối quan tâm, niềm đam mê để từ đó tạo ra những
hiệu ứng tích cực cho cộng đồng, tổ chức. Đó cũng là bài học cho bất kỳ tổ chức

nào đang tìm kiếm thành công.
9


Cuốn “Likeable Social Media” đã qua chính lý, bổ sung của tác giả
Dave Kerpen xuất bản năm 2015 chỉ ra cách thức giúp các tổ chức làm thế
nào để cuốn hút công chúng, tạo một thƣơng hiệu phổ cập, và trở nên thú
vị hơn trên Facebook và các mạng xã hội khác. Cuốn sách chỉ ra các tổ
chức, doanh nghiệp phải tham gia với khách hàng của mình, cung cấp các nội
dung thú vị và có giá trị, và xây dựng một thƣơng hiệu để khách hàng vui vẻ
giới thiệu cho những ngƣời khác. Tác giả khẳng định, nút “like” là phản ánh
mức độ quan tâm, yêu thích của công chúng đến vấn đề, những comment là
những phản hồi giúp tổ chứcng điều chỉnh chính sách tiếp thụ trên mạng xã hội.
Trong xu hƣớng thƣờng xuyên thay đổi những nền tảng của truyền thông xã hội,
các đơn vị có nhu cầu quảng bá thƣờng xuyên phải xem xét lại và sửa đổi chiến
lƣợc tiếp thị truyền thông xã hội cho phù hợp. Với kinh nghiệm từng làm việc
nhƣ giám đốc điều hành, Kerpen cung cấp tất cả các chi tiết cụ thể và các bƣớc
thực tế về cách tƣơng tác với công chúng của mình, để trở nên hấp dẫn hơn, và
để xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy giữa đơn vị và công chúng.
Ngoài ra, cuốn sách “Social Media for Journalists: Principles and
Practice” của hai tác giả Megan Knight và Clare Cook thấy làm thế nào để nắm
vững các quy tắc lâu dài của thực hành tốt và các kỹ thuật mới của phƣơng tiện
truyền thông xã hội. Cuốn sách đƣa ra một hƣớng dẫn kỹ lƣỡng với các nguyên
tắc và thực hành, với hƣớng tìm, ghi và phá vỡ câu chuyện với truyền thông xã
hội. Cuốn sách này giúp độc giả tích hợp cả lý thuyết và thực hành các hoạt
động với mạng xã hội. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu, bài viết khác về mối
quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội; Việc sử dụng mạng xã hội trong tác
nghiệp báo chí nói chung cũng nhƣ khai thác thông tin nói riêng của nhiều
tác giả trên thế giới
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề “Sử dụng Facebook trong việc sản
xuất và quảng bá tin tức tại Thông tấn xã Việt Nam”, tác giả nhận thấy có một
số công trình, nhóm đề tài đã từng đƣợc nghiên cứu.Cụ thể:
+ Sách, giáo trình:
10


Đã có nhiều sách và giáo trình đề cập đến mối quan hệ giữa mạng xã hội
và báo chí. Đáng kể nhất là giáo trình “Tác nghiệp báo chí trong môi trƣờng
truyền thông hiện đại” của Tiễn sĩ Nguyễn Thành Lợi (Nhà xuất bản Thông tin
và Truyền thông năm 2014). Tác giả đã làm rõ một số vấn đề về truyền thông xã
hội, một số lý thuyết truyền thông và kỹ năng làm báo đa phƣơng tiện. Tác giả
Nguyễn Thành Lợi đã chỉ ra rằng truyền thông xã hội sử dụng nền tảng là mạng
xã hội để tiếp cận công chúng. Truyền thông xã hội giúp mở rộng đối tƣợng
công chúng mục tiêu của báo chí. Ngoài ra, mạng xã hội là kênh quan trọng để
các cơ quan báo chí quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao uy tín đối với công chúng.
Tác giả cũng đề cập đến việc nhiều tờ báo điện tử Việt Nam sử dụng mạng xã
hội vào việc tạo ra sản phẩm thông tin báo chí. Nói cách khác, mạng xã hội là
những kênh cung cấp thông tin mới, cập nhật và đa dạng.
Những khía cạnh mà cuốn sách này đề cập là cơ sở gợi mở để luận văn
này nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa Facebook và báo chí.Nội dung
Truyền thông xã hội trong kỷ nguyên số đã cho thấy vai trò của truyền thông xã
hội trong sự phát triển của báo chí hiện đại. Đặc biệt, các học thuyết mà cuốn
sát này đề cập nhƣ: “ngƣời gác cổng” “thiết lập chƣơng trình nghị sự”, “sử dụng
và hài lòng”… sẽ là cơ sở lý luận để luận văn triển khai những hƣớng nghiên
cứu cần thiết.
Cuốn sách “Báo chí và mạng xã hội” của Tiến sĩ Đỗ Chí Nghĩa và Tiến sĩ
Đinh Thị Thu Hằng do Nhà xuất bàn Lý luận chính trị ấn hành năm 2014 cũng
đã đề cập đến mối quan hệ hai chiều giữa mạng xã hội và báo chí. Cuốn sách đã
làm rõ bản chất và chức năng của báo chí, trên cơ sở đó phân tích cụ thể về mối

quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí. Đó là mối quan hệ 2 chiều, tƣơng tác vừa
cạnh tranh gay gắt, vừa hỗ trợ nhau. Quan điểm của hai tác giả cho rằng, báo chí
hiện đại không thể tách rời khỏi mạng xã hội. Đặc trƣng của mạng xã hội là tạo
đƣợc sự lien kết dễ dàng, rộng khắp, không bị bó hẹp về không gian. Thông qua
sự quảng bá trên mạng xã hội, thông tin báo chí đến đƣợc với rộng rãi công
chúng. Hai tác giả đã chỉ ra thực tế nhiều báo điện tử tại Việt Nam đã triển khai
việc lập fanpage trên các mạng xã hội để đƣa tin. Đây là hình thức đăng những
11


thông tin chọn lọc giúp độc giả dễ dàng tiếp cận những thông tin nổi bật, đồng
thời cũng là một cách tăng uý tin của cơ quan báo chí. Mạng xã hội cũng là
kênh quan trọng để các cơ quan báo chí tận dụng để phát triển thƣơng hiệu
trong thời đại cạnh tranh thông tin hiện nay.
+ Luận văn, nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ “Phát triển thƣơng hiệu báo điện tử Vietnamplus và
Vietnamnet trên mạng xã hội Facebook và Youtube” của tác giả Nguyễn Quỳnh
Trang. Luận văn nghiên cứu thực trạng thế mạnh và điểm yếu của VietnamPlus
và Vietnamnet trong việc phát triển thƣơng hiệu qua mạng xã hội Facebook và
Youtube thông qua các bài học kinh nghiệm từ các trang thông tin điện tử hoặc
các cơ quan truyền thông khác; Dựa vào kết quả phân tích, chỉ ra những ƣu
điểm hạn chế của phát triển thƣơng hiệu trên các mạng xã hội Facebook và
YouTube; Dự báo xu hƣớng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển
thƣơng hiệu của Vietnamplus và Vietnamnet trên các mạng xã hội Facebook và
YouTube.
Luận văn “Nghiên cứu công chúng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”
năm 2013 của tác giả Nguyễn Thị Linh đã đƣa ra một cái nhìn về công chúng
của các mạng xã hội ở Việt Nam từ thói quen online, thói quen tìm kiếm đến
việc chia sẻ thông tin cũng nhƣ mục đích tham gia mạng xã hội. Luận văn đƣa
ra các giải pháp quản lý để phát triển mạng xã hội một cách có tổ chức, từ đó

giúp cho công chúng mạng xã hội ở nƣớc ta hiện nay có một môi trƣờng thông
tin lành mạnh.
Luận văn “Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng
xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Hằng thực hiện năm 2014. Công trình khảo sát
tại báo Vnexpress và Vietnamnet năm 2013, đã chỉ ra những xu hƣớng khai thác
thông tin từ mạng xã hội, những vấn đề quản lý báo điện tử, một số giải pháp về
pháp lý, đào tạo và cơ cấu tổchức của cơ quan báo chí cho phù hợp với sự bùng
nổ truyền thông xã hội.
Luận văn “Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Châu thức hiện năm 2017 đã đƣa ra nhận xét,
12


đánh giá và khuyến nghị để góp phần tăng cƣờng hiệu quả hoạt động khai thác
thông tin trên mạng xã hội, từ đó phát triển nội dung tin bài cho báo điện tử tại Việt
Nam.
+ Các bài viết liên quan:
Các bài viết về đề tài mạng xã hội tại các hội thảo, diễn đàn cũng có khá
nhiều. Bài viết “Một số vấn đề đặt ra từ sự tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo
chí” của tác giả Nguyễn Minh Huế trên Tạp chí Tuyên giáo năm 2012 đã nhận
định sự tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo chí là điều tất yếu. Vấn đề là phải
làm nhƣ thế nào để tận dụng đƣợc ƣu thế về tính tƣơng tác ấy cũng nhƣ hạn chế
những mặt tiêu cực của mạng xã hội, để góp phần đƣa mạng xã hội phát triển
đúng hƣớng, và báo chí cũng tận dụng đƣợc điểm mạnh để nâng cao hiệu quả
tuyên truyền. Bài báo “Báo chí thay đổi vì mạng xã hội” của tác giả Lê Quốc
Minh (Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamplus) ngày 25/04/2016 đã tập hợp ý
kiến đại diện nhiều cơ quan báo chí cho rằng sự phát triển của mạng xã hội
(MXH) đang tạo ra quá nhiều thách thức, thậm chí ảnh hƣởng đến sự tồn tại và
phát triển của các loại hình báo chí chính thống. Bài “Ảnh hƣởng của truyền
thông xã hội đến môi trƣờng báo chí Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Giang

đăng trên Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn tập 31,
số 1 năm 2015. Tác giả phác thảo quá trình xâm nhập của truyền thông xã hội
vào Việt Nam từ năm 2000, qua đó phân tích những tác động của nó đến môi
trƣờng báo chí chỉ ra những tác động tích cực và mặt hạn chế của truyền thông
xã hội.
Nhìn chung, tác giả luận văn nhận thấy đã có một số cuốn sách và bài viết
đƣa ra những lý luận cơ bản về mạng xã hội và báo chí. Tuy nhiên chƣa có một
công trình nào nghiên cứu tập trung và cụ thể về mạng xã hội Facebook. Chƣa
có nghiên cứu nào chỉ ra những sự vận động, đổi mới liên tục của Facebook
buộc các cơ quan báo chí phải thích nghi. Hoặc chƣa có công trình nào chỉ ra
một cách cụ thể và chuyên sâu về những nguy cơ bất ổn đối với báo chí trong
giai đoạn bủng nổ truyền thong xã hội. Đặc biệt, chƣa có công trình nào nghiên
cứu cụ thể về ứng dụng mạng xã hội đối TTXVN, cơ quan báo chí có những nét
13


đặc thù cần có những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể và những nghiên cứu
chuyên biệt.
Những luận cứ mà các công trình trên đƣa ra sẽ là gợi mở giúp luận văn
nghiên cứu sâu hơn. Căn cứ vào khảo sát thực tế, luận văn sẽ có những đánh giá
lại và đƣa ra những đề xuất hợp lý trong tình hình mới. Tác giả hi vọng, với
những góc nhìn mới, luận văn “Sử dụng Facebook trong việc sản xuất và
quảng bá tin tức tại Thông tấn xã Việt Nam” sẽ bổ sung những hạn chế này
trong tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng
Facebook trong việc sản xuất và quảng bá tin tức tại TTXVN, tác giả đề xuất
việc đổi mới, ứng dụng Facebook vào sản xuất và quảng bá tin tức tại TTXVN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về mạng xã hội, những nguyên tắc

trong khai thác thông tin trên Facebook.
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng Facebook trong sản xuất và quảng bá
tin tức tại TTXVN, phân tích thành công đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất giải pháp và xây dựng chiến lƣợc và đổi mới việc ứng dụng
Facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại TTXVN
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sử dụng mạng xã hội Facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại
Thông tấn xã Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu việc sử dụng thông tin
trên Facebook để phát triển nội dung tin tức, đồng thời sử dụng mạng xã hội này
nhằm mục đích đƣa tin tức đến gần hơn với đông đảo công chúng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu vai trò của Facebook trong
việc sản xuất và quảng bá tin tức tại TTXVN, đối với: Báo Thể thao &Văn hóa,
Báo điện tử Vietnamplus, Truyền hình Thông tấn – VNEWS. Tác giả lựa chọn
thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2017.
14


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng các lý thuyết về truyền thông mạng xã hội, lý thuyết về
các loại hình Thông tấn, lý thuyết tâm lý tiếp nhận thông tin mạng xã hội.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu lãnh đạo một số cơ quan báo chí, biên tập, phóng viên về
cách thức sử dụng thông tin trên Facebook để phát triển nội dung, quan điểm
việc sử dụng fanpage trong việc quảng bá tin tức.
5.2.2. Phương pháp phân tích nội dung:
Tác giả lựa chọn phân tích nội dung tin tức, bình luận; phân tích nội dung

các bài báo, chƣơng trình truyền hình đăng trên một số tờ báo, kênh truyền hình
đƣợc khảo sát. Phân tích các nội dung trên các fanpage của ba cơ quan trên. Tác
giả khảo sát các thông tin phản hồi từ ngƣời dùng mạng xã hội theo đối tƣợng
nghiên cứu để phục vụ cho đề tài. Thông qua kết quả khảo sát, chứng minh cho
các luận điểm về tác động qua lại giữa mạng xã hội Facebook với hoạt động báo
chí.
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả lựa chọn, nghiên cứu các tài liệu liên quan để phục vụ cho vấn đề
nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học, sách, bài viết, bài báo với các
nội dung nhƣ sau: Facebook, tác động của mạng xã hội đối với báo chí.
5.2.4. Phương pháp khảo sát
Tác giả khảo sát một số bài báo, chƣơng trình truyền hình, thông tin phản
hồi từ ngƣời dùng mạng xã hội theo đối tƣợng nghiên cứu để phục vụ cho đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về
mạng xã hội; các cách thức sử dụng thông tin trên mạng xã hội để phát triển nội
dung cho các toà soạn và kênh truyền hình; phƣơng pháp quản trị fanpage trên
15


Facebook để quảng bá tin tức đến đông đảo công chúng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đƣa ra những giải pháp để khai thác thông tin trên Facebook,
phát triển nội dung cho các cơ quan báo chí, đảm bảo nhanh chóng, chân thực,
khách quan; Chỉ rõ những ƣu điểm và hạn chế để từ đó các cơ quan báo chí thay
đổi phƣơng thức sản xuất và cách thức quảng bá tin tức.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng:

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng Facebook trong sản
xuất và quảng bá tin tức
- Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng Facebook vào sản xuất và quảng bá tin tức
tại TTXVN
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook trong
sản xuất và quảng bá tin tức tại TTXVN

16


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG
FACEBOOK TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢNG BÁ TIN TỨC
1.1. Tổng quan về mạng xã hội Facebook
1.1.1. Sự ra đời của Facebook
Mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi
Facemash đƣợc tạo ra vào ngày 28/10/2003 bởi Mark Zuckerberg, khi đang học
năm thứ hai. Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu
đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4/2/2004 với việc đăng ký thành viên giới
hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard. Vào tháng 3/2004, Facebook
mở rộng sang các trƣờng Stanford, Columbia, và Yale, rồi nhanh chóng đến hầu
hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ
sở điều hành đến Palo Alto, California. Năm 2005, sau khi mua đƣợc tên
miền facebook.com, mạng xã hội này có 5,5 triệu ngƣời dùng. Năm 2010,
Facebook có 500 triệu thành viên và Mark Zuckerberg là Nhân vật của năm.
Trong ngày 13/3/2010 số ngƣời truy cập Facebook đã vƣợt qua lƣợng ngƣời
truy cập vào Google Plus. Đến đầu năm 2017, Facebook có 1,86 tỷ thành viên,
trong đó có tới 1,2 tỷ ngƣời dùng tích cực mỗi ngày.
Điểm khác biệt lớn nhất của Facebook là ngƣời khác không thể xem
thông tin chi tiết trên trang cá nhân của ngƣời dùng cho đến khi ngƣời dùng
chấp nhận họ làm bạn và đồng ý chia sẻ thông tin. Điều này giúp hạn chế việc

phải liên kết bạn bè với những ngƣời có ít quan hệ, ngƣợc lại với MySpace có
xu hƣớng thu thập càng nhiều bạn bè càng tốt, bất kể đó là ai. Ngƣời dùng
Facebook có thể cập nhật tiểu sử, chia sẻ về hoạt động thƣờng nhật thông qua
“trạng thái” (status) mà bạn bè của ngƣời dùng có thể nhìn thấy, ghé thăm trang
cá nhân của bạn bè để viết thông điệp trên “tƣờng” (wall) cũng nhƣ tham gia
các bàn thỏa luận do các nhóm hoặc các mạng lƣới khác lập ra. Một thành công
khác mà Facebook đạt đƣợc là các ứng dụng hỗ trợ ngƣời dùng có thể chơi
game, gửi quà tặng hoặc tham gia các hoạt động giải trí nhỏ khác trên mạng
lƣới.
17


1.1.2. Vai trò của các mạng xã hội Facebook
Trong cuốn chuyên khảo “Mạng xã hội với sinh viên” Trần Hữu Luyến,
Trần Thị Minh Đức và Bùi Hồng Thái , các tác giả đã phân tích: “Mạng xã hội
là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết
với nhau” [34, tr. 32].
- Mạng xã hội giúp kết nối, giao lƣu, trao đổi “communication” giữa các
thành viên dễ dàng. Facebook đã thay đổi cuộc sống con ngƣời, ít nhất là trong
cách giao tiếp. Các mối quan hệ đã trở nên gần gũi hơn và không bị giới hạn về
không gian. Giao lƣu, giao tiếp là vai trò cơ bản, truyền thống của các mạng xã
hội: Tƣơng lai việc giao tiếp sẽ ngày càng dễ dàng hơn không chỉ giới hạn bằng
những văn bản, biểu tƣợng hay hình ảnh… Về bản chất, mạng xã hội là những
công cụ đặc biệt giúp gặp gỡ mọi ngƣời và duy trì mối quan hệ dễ dàng hơn,
không phải đi lại nhiều nhƣ kiểu kết nối truyền thống.
- Công cụ giải trí: Với nhiều các tính năng nhƣ nghe nhạc, chơi game,
chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội đã trở thành công cụ giải trí thu hút nhiều ngƣời
sử dụng.
- Tích hợp và hỗ trợ phát triển thƣơng mại điện tử (xu hƣớng tích hợp
thƣơng mại điện tử vào các mạng xã hội cũng là tất yêu, và ngày càng nở rộ).

Thƣơng mại điện tử ngày càng phát triển và điều tất yếu là sự hợp tác giữa
những doanh nghiệp thƣơng mại điện tử với mạng xã hội để tiếp cận dễ
dàngmột lƣợng khách hàng khổng lồ và ổn định.
- Tích hợp quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm, công cụ PR (public
relationship) hữu hiệu của tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại truyền thông
số: Việc rao vặt, quảng cáo trên internet không còn là điều mới. Các trang rao
vặt mọc lên nhƣ nấm sau mƣa, và xu hƣớng dịch chuyển 1 thị phần không nhỏ
từ các chuyên trang rao vặt, mua bán sang mạng xã hội đang xảy ra mạnh mẽ.
- Một số quốc gia sử dụng mạng xã hội nhƣ công cụ chính trị, kinh
tế: Đây cũng là lý do đa số các quốc gia có sự cân nhắc và thận trọng trong việc
mở cửa hoàn toàn với các mạng xã hội có nguồn gốc nƣớc ngoài. Một phần do
các mạng xã hội đa quốc gia thƣờng có trụ sở ở nƣớc ngoài nên việc quản lý có
18


nhiều khó khăn. Tiếp nữa, do đặc thù lĩnh vực mạng xã hội là công cụ truyền
thông rất mạnh đối với công chúng nên nếu ai đó sử dụng nó với mục đích
không đúng sẽ có thể đem lại hậu quả khó lƣờng.
- Công cụ quảng bá văn hóa (của quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp): Hầu
hết những quốc gia đang phát triển đều cố gắng xây dựng cho mình một mạng
xã hội với đặc thù riêng của quốc gia mình. Một phần nguyên nhân là lý do kể
trên. Một phần là dùng nó để làm công cụ giao lƣu văn hóa, quảng bá văn hóa.
1.1.3. Đặc trƣng của mạng xã hội Facebook
CEO Facebook Mark Zuckerberg chia sẻ hồi đầu năm 2017: “Sứ mệnh
kết nối thế giới của chúng tôi hiện quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng tôi đã
thực hiện tốt trong năm 2016, nhƣng sẽ còn rất nhiều việc để làm nhằm đƣa mọi
ngƣời gần nhau hơn”
- Là một website mở, nội dung đƣợc xây dựng bởi các thành viên tham gia.
Ngƣời dùng có thể tham gia các mạng lƣới đƣợc tổ chức theo thành phố, nơi
làm việc, trƣờng học và khu vực để liên kết và giao tiếp với ngƣời khác. Mọi

ngƣời cũng có thể kết bạn, gửi tin nhắn, gọi điện, chia sẻ thông tin, hình ảnh cho
nhau, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết.
- Lƣợng thông tin là vô tận. Các thành viên mạng xã hội chia sẻ các thông
tin với nhau qua nhiều cách thức thể hiện nhƣ: trò chuyện, nhắn tin, chia sẻ, gửi
thƣ điện tử, xem phim, hình ảnh,… Chính điều này đã khiến cho hàm lƣợng
thông tin trên truyền thông xã hội trở nên vô cùng đa dạng và phong phú.
- Độ tƣơng tác cao. Đây là một trong những ƣu điểm nổi trội của Facebook
khi cungcấp những dịch vụ giúp mọi ngƣời chia sẻ thông tin và tác tƣơng tác
với nhau theo nhiều cách nhƣ: thích, bình luận, tag, chat, gửi thƣ hay chia
sẻ…Các dịch vụ này có nhiều phƣơng cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè,
đối tác: dựa theo group (ví dụ nhƣ tên trƣờng hoặc tên thành phố), dựa trên
thông tin cá nhân (nhƣ địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích
cá nhân (nhƣ thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm:
kinh doanh, mua bán...

19


- Thông tin ít kiếm chứng: Sự tham gia của nhiều tài khoản, việc kiểm soát
chƣa chặt chẽ đã khiến những thông tin trên Facebook khó đƣợc đảm bảo.
Những bộ lọc mà hãng đƣa ra vẫn còn nhiều sơ hở. Fake news - tin tức giả mạo
đang vấn nạn khó giải quyết trên trang mạng xã hội, ảnh hƣởng tiêu cực đến các
sự kiện chính trị lớn trên thế giới. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng
11/2016, Facebook vấp phải nhiều chỉ trích cho rằng hãng này đã không làm
tròn trách nhiệm để ngăn chặn các thông tin sai lệch về ứng cử viên Dân chủ
Hillary Clinton đƣợc đăng tải trên trên trang này, qua đó vô tình tác động đến lá
phiếu cử tri. Ngày 5/4/2017, Chính phủ CHLB Đức đã thông qua khoản tiền
phạt lên tới 50 triệu euro (53 triệu USD) đối với các tập đoàn truyền thông xã
hội lớn nhƣ Twitter và Facebook nếu không xóa những tin tức giả mạo trong
vòng một tuần.

Trong bối cảnh này, Facebook đã tung ra một số chỉ dẫn nhằm giúp ngƣời
dùng tố cáo những tin tức giả bằng một công cụ cảnh báo ở trên phần News
Feed của mỗi trang cá nhân. Nhờ đó, ngƣời dùng dễ dàng kiểm chứng địa chỉ
trang mạng hay các nguồn thông tin, các bài viết liên quan đến chủ đề đƣợc
đăng tải, qua đó biết đƣợc tính chính xác của thông tin đƣợc đăng tải.
1.1.4. Sự phát triển của Facebook tại Việt Nam
Facebook vào Việt Nam năm 2008 và sự gia tăng lƣợng ngƣời sử dụng
Việt Nam nhanh hàng đầu của thế giới, đến giữa năm 2017 con số này đã là 45
triệu. Khi tham gia Facebook, ngƣời dùng có thể kết nối hoàn toàn miễn phí với
bạn bè trên thế giới. Facebook cho phép truy cập trang cá nhân của bạn bè, cho
phép ngƣời dùng có thể tham gia các nhóm hoặc mạng lƣới
Sáng 17/8/2016, Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động xin lỗi vì vụ
việc Đoàn xe tháp tùng Thủ tƣớng đi vào khu vực phố đi bộ ở Hội An, Quảng
Nam khi ông dự hội nghị ngành du lịch ngày 8/8/2016. Trƣớc đó, những thông
tin và hình ảnh về đoàn xe tháp tùng Thủ tƣớng đã đƣợc phản ánh trên rất nhiều
tài khoản và fanpage của mạng xã hội Facebook. Sự việc ngƣời đứng đầu Chính
phủ chủ động công khai xin lỗi công chúng phần nào cho thấy thông tin trên
mạng xã hội đã nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo ngƣời dân và cả các cơ
20


quan quản lý Nhà nƣớc. Chính phủ và các cơ quan Nhà nƣớc ở Việt Nam đã
thực sự coi mạng xã hội mà cụ thể là Facebook là một kênh thông tin quan trọng
trong việc tiếp thu ý kiến phản hồi từ ngƣời dân. Và thực tế, mạng xã hội trong
những năm qua đã đóng góp lớn trong việc tiếp nhận thông tin, từ đó tham gia
giám sát và điều chỉnh xã hội.
1.2. Ảnh hƣởng của Facebook với báo chí
Tại buổi tọa đàm “Các xu hƣớng báo chí hiện đại” do Hội Nhà báo Việt
Nam và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chiều 9/2/2015, TS. Trần
Bá Dung, Trƣởng Ban nghiệp vụ, Hội nhà báo Việt Nam, mạng xã hội vừa là

đối tác vừa là đối thủ của báo chí. Đối tác ở chỗ mạng xã hội là nguồn tin phong
phú, đầu tiên, đa chiều cho các nhà báo, là nơi chia sẻ tin tức phong phú nhất.
Mạng xã hội là kênh thông tin rộng rãi nhất, nắm bắt nhu cầu, sở thích của công
chúng, giúp nhà báo có những điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu, định hƣớng
lại công việc truyền thông của mình. Sự tham gia đa chiều và tính tƣơng tác
mạnh của Facebook giúp phát hiện ra sai sót của báo chí và truyền thông. Ngƣời
tham gia mạng xã hội có thể là những chuyên gia, có chuyên môn sâu tham gia
tham gia phản biện giúp phát hiện lỗi cho nhà báo mà không phải diễn đàn nào
cũng nêu đƣợc. Mạng xã hội là kênh quan trọng giúp góp ý kiến, phản biện các
chủ trƣơng, chính sách với nhiều ý kiến sắc sảo, đa chiều. Bỏ qua mạng xã hội
cũng là bỏ qua một nguồn trí tuệ, một kênh giúp nhà báo thêm sự tỉnh táo, sâu
sắc; Giúp nhà báo tìm hiểu, ghi nhận thông tin sinh động cho bài báo, bởi những
ngƣời tham gia mạng xã hội thƣờng có một góc nhìn, một hình ảnh sinh động
hơn, mà nhà báo có thể chắt lọc; Giúp nhà báo nâng cao khả năng, kỹ năng của
nhà báo, về tƣơng tác với đồng nghiệp. Facebook còn là một kênh quảng bá nội
dung, phát triển thƣơng hiệu cho tòa soạn. [ 9 ]
Khoảng 18.000 nhà báo chính thống so với 45 triệu tài khoản Facebook là
sự so sánh nói lên phần nào tƣơng quan về số lƣợng. Việc tận dụng con số 45
triệu này vào việc cung cấp thông tin là sự lựa chọn tất yếu, không chỉ đóng vai
trò lan tỏa tin tức trên mạng xã hội mà đã trở thành một nguồn cung cấp thông

21


tin. Điều này tạo áp lực lên các cơ quan thông tấn báo chí trong cuộc đua cung
cấp thông tin tới bạn đọc.[ 8 ]
Mạng xã hội này là đối thủ của báo chí vì sự tức thời, khả năng tƣơng tác
cao là những yếu tố gây áp lực đối với báo chí. Facebook đã gia tăng áp lực cho
nhà báo trong khả năng phát hiện, tìm kiếm thông tin. Tốc độ lan truyền của
mạng xã hội nhanh hơn báo chí rất nhiều nên chỉ cần chậm chân một chút là nhà

báo mất điểm, thành thừa. Mạng xã hội cũng đặt ra thách thức đối với báo chí
trong việc cải thiện khả năng kiểm định thông tin và xử lý khủng hoảng truyền
thông.[ 10 ]
1.2.1. Facebook mang lại lƣợng công chúng khổng lồ cho báo chí
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, Facebook đang “làm mƣa
làm gió”, nó đã và đang xóa nhòa mọi giới hạn về kết nối, về nhu cầu chia sẻ
thông tin. Nhiều cơ quan báo chí lớn, uy tín trƣớc kia đã từng ngăn chặn
Facebook thì nay đã sử dụng mạng xã hội nhƣ là kênh phát hành thông tin đến
đông đảo bạn đọc. Việc hợp tác với Facebook có thể xem là bƣớc đi nhằm tận
dụng lƣợng ngƣời dùng khổng lồ gồm 1,8 tỷ ngƣời của mạng xã hội này.
Tập đoàn A Medium (Hoa Kỳ) chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội
đã chỉ ra rằng, Facebook là nền tảng chiếm ƣu thế trong việc tạo ra lƣu lƣợng
truy cập đến các trang web tin tức. Năm 2016, hơn 12% lƣu lƣợng của nhà xuất
bản tin tức đến từ Facebook. Vào mùa hè, con số này lên đến 16%. Đáng lƣu ý,
chia sẻ lƣu lƣợng truy cập của Facebook cao gấp 10 lần Twitter. [ 11 ]
Hơn 30 triệu độc giả của Facebook ở Việt Nam là những đối tƣợng vô
cùng tiềm năng để các cơ quan báo chí hƣớng tới. Chỉ trong thời gian ngắn, đa
số các báo thay vì xu hƣớng đối đầu đã chuyển sang hợp tác với mạng xã hội.
Bởi họ nhận ra rằng, độc giả giờ đây không truy cập trực tiếp vào các website
báo chí nhiều nhƣ trƣớc mà nguồn giới thiệu từ mạng xã hội đã trở nên quan
trọng và đóng góp một phần đáng kể vào traffic của các báo. Ngoài ra, sự hợp
tác này cũng đảm bảo đƣợc vấn đề chia sẻ lợi nhuận. Tất nhiên, những báo
không thích mô hình này thì có thể từ chối hợp tác. Theo xu hƣớng, khi các báo
lớn bắt tay với các công ty công nghệ lớn thì các báo nhỏ phải chạy theo.
22


Chỉ cách đây 6-7 năm, tiêu chí hoạt động của các tờ báo giấy ở Việt Nam
là Paper first, có nghĩa là ƣu tiên thông tin nóng cho báo giấy, đăng báo giấy
xong mới đẩy lên mạng. Tiêu chí đó dần thay đổi, chuyển sang online first, tức

là ƣu tiên đăng báo điện tử trƣớc. Và hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã dần
chuyển sang xu hƣớng social first, tức là ƣu tiên đƣa thông tin lên mạng xã hội
trƣớc để thu hút độc giả, tăng views. Đối với những tin tức nóng, biên tập sẽ đẩy
lên facebook trƣớc, sau đó cập nhật theo tiến độ, rồi tổng hợp cho báo giấy sau.
Nhờ cách thức hoạt động này lƣợng views, shares tăng đáng kể. Qua đó cũng
tạo thói quen thu hút sự theo dõi thƣờng xuyên của công chúng.
Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thông
tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Một bài báo có
những thông tin đƣợc công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền trên mạng
xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc nó đƣợc phát
hành trên các sạp báo. Trong nhiều tình huống, Facebook còn đƣợc sử dụng nhƣ
một kênh thăm dò, tiếp nhận phản ứng từ dƣ luận trƣớc khi chính thức đƣợc
triển khai thành bài viết trên mặt báo.
1.2.2. Facebook khiến thay đổi phƣơng thức sản xuất tin tức
Trong sự tƣơng tác qua lại, chính mạng xã hội - tự bản thân nó đã gián
tiếp thúc đẩy một quy trình tác nghiệp mới cho những ngƣời làm báo. Những
nhà báo hiện đại ngày nay, có thể lƣớt web hàng ngày, truy cập các trang mạng
xã hội để nắm bắt thông tin, tâm trạng và những vấn đề mà cƣ dân mạng đang
quan tâm. Họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và hình thành
trong đầu những ý tƣởng cho nhiều bài báo mới của mình. Các tin tức mà báo
chí đề cập càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực hơn và đáp ứng nhu cầu
công chúng tốt hơn so với thời kỳ làm báo trƣớc đây. Nhiều tòa soạn, trƣớc
những vấn đề “nóng” có thể tập hợp đội ngũ nòng cốt để triển khai ý tƣởng.
Hơn bao giờ hết, công chúng đƣợc quan tâm và ở một góc độ nào đó, có khả
năng “định hƣớng” thông tin của tờ báo, tham gia vào quá trình ra đời một bài
báo. Các nhà báo cũng không thể dửng dƣng với những thông tin nóng hổi trên
mạng. Chính họ chứ không phải ai khác sẽ phải đóng vai trò nắm bắt dƣ luận xã
23



×