Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Từ văn miếu phủ tam đới đến văn miếu tỉnh vĩnh phúc truyền thống và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HOA

TỪ VĂN MIẾU PHỦ TAM ĐỚI ĐẾN VĂN MIẾU
TỈNH VĨNH PHÚC - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LỊCH SỬ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HOA

TỪ VĂN MIẾU PHỦ TAM ĐỚI ĐẾN VĂN MIẾU
TỈNH VĨNH PHÚC - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Mã số: Đào tạo thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Lâm Thị Mỹ Dung

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu công bố trong luận văn là trung thực,
phản ánh thực tế những gì tôi nhận thức được khi khảo sát địa bàn nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu của mình. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Xác nhận đã sửa chữa luận văn

Tác giả luận văn

của chủ tịch Hội đồng

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc

Nguyễn Thị Thanh Hoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến PGS. TS Lâm Thị Mỹ Dung, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô
giáo trong Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những
người đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy và phương
pháp nghiên cứu trong lĩnh vực Lịch sử Văn hóa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã nhiệt tình cung cấp thông
tin, số liệu cho luận văn: Thầy Nguyễn Hữu Mùi, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu
Hán Nôm; các cán bộ của Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu Vĩnh Phúc, Bảo
tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
Do hạn chế về năng lực, luận văn khó tránh được những thiếu sót. Rất mong
được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để trong tương lai, nếu tiếp tục theo

đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ..........................................................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG
HIẾU HỌC CỦA VĨNH PHÚC .............................................................................12
1.1

Lịch sử - văn hóa – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................12

1.1.1 Về vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay trong lịch sử..................................... 12
1.1.2 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội ................................ 15
1.2

Truyền thống hiếu học của Vĩnh Phúc ................................................20

1.2.1 Nhân tố tác động đến truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc .................................... 20
1.2.2 Truyền thống hiếu học ............................................................................................... 22
Tiểu kết chƣơng1 .....................................................................................................25
CHƢƠNG 2. TỪ VĂN MIẾU PHỦ TAM ĐỚI ĐẾN VĂN MIẾU TỈNH VĨNH
YÊN ..........................................................................................................................27
2.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu phủ Tam Đới và Văn

Miếu tỉnh Vĩnh Yên ..........................................................................................27
2.2


Quy mô và cấu trúc của Văn Miếu phủ Tam Đới và Văn Miếu tỉnh Vĩnh

Yên ...................................................................................................................................... 29
2.3

Hệ thống Văn từ, Văn chỉ ở Vĩnh Phúc .............................................................. 35

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................41
CHƢƠNG 3. VĂN MIẾU VĨNH PHÚC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA VĂN
MIẾU ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HIỆN NAY. ........................................................43
3.1

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc .....................................................................43

3.1.1 Mục đích, lý do và ý nghĩa xây dựng Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc........................... 43
3.1.2 Quy mô và cấu trúc của Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc................................................ 45

1


3.1.3 Thờ tự tại Văn Miếu Vĩnh Phúc................................................................................ 50
3.2

Phát huy giá trị của Văn Miếu trong đời sống văn hóa hiện nay ......52

3.2.1 Giá trị của Văn Miếu trong đời sống văn hóa người Việt .......................52
3.2.2 Phát huy giá trị của Văn Miếu trong đời sống văn hóa hiện nay...........55
3.2.3 Hạn chế và vấn đề bảo tồn các di tích Nho học ở Vĩnh Phúc ............................... 59
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................61

KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65
PHỤ LỤC .................................................................................................................71

2


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Sơ đồ mô tả Văn Miếu phủ Tam Đới sau đợt trùng tu lần thứ 2 (1702) qua
tài liệu văn bia ...........................................................................................................32
Sơ đồ 2. Sơ đồ mô tả Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên (trước năm 1945) tài liệu xã chí ....35
Bảng 1. Bảng thống kê Văn từ cấp tổng ở Vĩnh Phúc ............ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2. Thống kê Văn chỉ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ......... Error! Bookmark not
defined.
Sơ đồ 3. Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc (2016) ...............................................................50

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nho giáo là một trong những trường phái tư tưởng chính trị chính của
Trung Hoa từ thời cổ đại. Do vị trí địa lý và điều kiện lịch sử, Nho giáo du nhập vào
nước ta từ thời Bắc thuộc và có ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống người dân
Việt Nam thời cổ trung đại, cận đại, bao gồm những lĩnh vực chính trị, tâm lý, văn
hoá, xã hội. Học thuyết Nho giáo sau này được nhà nước quân chủ Việt Nam chủ
động tiếp nhận để khai thác những yếu tố được coi là thế mạnh, thích hợp cho việc
tổ chức, quản lý xã hội và quốc gia. Người Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của Nho
giáo bằng nhiều cách, trong đó có hình thức xây dựng Văn Miếu, Văn từ, Văn chỉ

với nhiều cấp độ hành chính khác nhau từ trung ương xuống địa phương, nhằm khơi
dậy và củng cố lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước về truyền thống
hiếu học của các làng xã khoa bảng; từ đó dấy lên tinh thần học tập, thi đua dạy tốt,
học tốt, phấn đấu trở thành nhân tài của đất nước.
1.2. Vĩnh Phúc là vùng đất cổ nằm trong cái nôi phát triển sớm của nền văn
minh sông Hồng, mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương. Nơi đây được thiên
nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, sản sinh ra những anh hùng
hào kiệt, nhiều nho sĩ đỗ đạt cao trở thành niềm tự hào của tỉnh. Kể từ khi Nho học
được các triều đại quân chủ cường thịnh lấy làm tiêu chí tuyển chọn và bổ dụng
người tài, Vĩnh Phúc đã có hàng trăm danh Nho tiêu biểu có đóng góp quan trọng
đối với lịch sử quốc gia, dân tộc. Năm 1124, ở Vĩnh Phúc xuất hiện vị Tiến sĩ đầu
tiên của tỉnh, đó là Tiến sĩ Phạm Công Bình, người huyện Yên Lạc, ông có nhiều
công lao lớn đối với quốc gia Đại Việt, làm quan đến chức Thái úy [33]. Cho đến
nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được ở Vĩnh Phúc có 393 vị khoa bảng, trong
đó có 91 vị đỗ Đại khoa (1 Trạng nguyên, 1 Bảng nhãn, 20 Hoàng giáp, 57 Tiến
sĩ,...) [33] và Văn Miếu Vĩnh Phúc cùng hệ thống Văn từ, Văn chỉ ở các làng xã

4


được phục dựng với chức năng bảo tồn, phát huy, tôn vinh truyền thống hiếu học,
kính trọng hiền tài của Quốc gia nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
1.3. Có thể thấy rằng, Vĩnh Phúc có số lượng lớn các danh nhân khoa bảng, nhiều
làng khoa bảng có lượng người đỗ đạt cao, tuy nhiên hiện nay tại nhiều địa phương
nhận thức về truyền thống khoa bảng xưa của làng xã còn mờ nhạt; nhiều dòng họ
không còn lưu giữ tư liệu hay thờ phụng các bậc tiền bối này. Chính vì vậy, khảo
sát và nghiên cứu về Văn Miếu, Văn từ, Văn chỉ Vĩnh Phúc là việc làm cần thiết.
Điều này có thể góp phần nâng cao hiểu biết cho người dân về văn hóa lịch sử địa
phương, về các danh nhân khoa bảng, để truyền thống ấy luôn được con cháu đời
đời biết đến, noi theo. Trong những năm qua, việc nghiên cứu các di tích Nho học ở

địa phương cũng đã được tiến hành ở những mức độ khác nhau.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Từ Văn Miếu phủ Tam Đới
đến Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc, truyền thống và hiện đại” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
của mình nhằm giới thiệu một các tổng quát nhất về lịch sử hình thành, quy mô, cấu
trúc của Văn Miếu Vĩnh Phúc qua các thời kỳ lịch sử; giải thích lý do Vĩnh Phúc
cũng như ở một số địa phương khác hiện nay đang tiến hành trùng tu, xây mới Văn
Miếu; đồng thời thông qua đó thấy được giá trị của Văn Miếu trong đời sống văn
hóa hiện đại khi đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Trong bối cảnh đó, ngành giáo dục với chức năng là đào tạo con người giữ vai
trò rất quan trọng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta, nghiên cứu về Nho học, giáo dục khoa cử và Văn Miếu, Văn từ, Văn
chỉ không phải là mới. Đã có nhiều sách, các công trình nghiên cứu về Nho giáo ở
Việt Nam như: Cuốn Nho giáo của tác giả Trần Trọng Kim; tác giả Nguyễn Tài Thư
với công trình nghiên cứu Nho học và Nho học ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn; đặc biệt cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt Nam (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội) của tác giả Vũ Khiêu. Các công trình nghiên cứu này mang đến cho
người đọc một cái nhìn khái quái về Nho giáo, chủ yếu tập trung vào việc nghiên
cứu sự ra đời, hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Quốc tại Việt Nam.
5


- Cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 – 1919) do Ngô Đức Thọ chủ biên,
nhà xuất bản Văn học cấp giấy phép xuất bản năm 2006. Tác phẩm tổng hợp tên
tuổi, quê quán, khoa thi và hành trạng của những người đỗ đại khoa từ năm 1075
đến năm 1919. Đây được xem là một công cụ tra cứu, giúp người đọc tìm hiểu
thông tin cần biết về các nhà tri thức Nho học nước ta đã trúng tuyển trong các kỳ
thi Đại khoa chính thức do triều đình tổ chức [43].
- Nhóm các công trình nghiên cứu về Văn Miếu và di tích Nho học:
Nằm trong số những công trình có tính chất tổng hợp và là cơ sở cho bất cứ

nghiên cứu nào về khoa bảng phải kể đến:
- Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các Văn Miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ
(Nxb Thông tin và Truyền thông) của tác giả Dương Văn Sáu. Cuốn sách đã hệ
thống hóa tổng quan những vấn đề về Nho học Việt Nam đồng thời giới thiệu khá
chi tiết những di tích Văn Miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ. Cuốn sách cũng cung cấp một
cách tiếp cận đa chiều thông qua việc “giải mã văn hóa” các vấn đề liên quan hệ
thống di tích Nho học [5].
- Luận văn Thạc sĩ “Văn Miếu Quốc Tử Giám và hệ thống Văn từ Văn chỉ qua tài
liệu Hà Nội và phụ cận” của TS. Đỗ Thị Hương Thảo đã trình bày cụ thể, hệ thống
về quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng của Văn Miếu Quốc Tử Giám qua
các thời kỳ lịch sử và Văn Miếu Huế – sự phát triển tiếp tục của hệ thống Văn Miếu
Trung ương, thấy được mức độ thâm nhập, ảnh hưởng của Nho học vào Việt Nam [11].
- Hội thảo khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học Việt Nam, chủ đề “Nghiên
cứu khoa học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học” do Trung
tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức năm 2015.
Hội thảo khẳng định hệ thống di tích Nho học là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa
vật thể, phi vật thể quý giá cùng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có tác động
tích cực đến tiến trình phát triển của đất nước và xã hội hiện đại. Nhưng công tác
bảo tồn và phát huy hệ thống giá trị di tích đặc biệt này hiện chưa tương xứng với
tiềm năng. Trước thực trạng đó, các nhà khoa học cho rằng, cần phải tiến hành rà
soát, kiểm kê, phân loại toàn bộ các di tích, di vật liên quan đến Nho học trên địa
6


bàn cả nước. Ngoài ra, các đơn vị quản lý di tích Nho học nên chủ động phối hợp
với ngành du lịch đưa di tích Nho học lên bản đồ du lịch để chúng được sử dụng
hiệu quả.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Thăng Long) –
trường Nho học cao cấp của Nguyễn Thị Hồng Hà (1999). Qua việc nghiên cứu
Nho học, Nho giáo ở Việt Nam và Văn Miếu Quốc Tử Giám, luận văn đã đi sâu tìm

hiểu nội dung, ý nghĩa của các di tích của Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
Đồng thời so sánh nó với các Văn Miếu ở các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hưng Yên,..
góp phần hệ thống hoá danh sách các vị Đại khoa trong lịch sử.
Ở các tỉnh thành có Văn Miếu, cũng đã có nhiều tác phẩm viết về Văn Miếu
tỉnh cũng như di tích Nho học: Khoa cử và giáo dục Việt Nam (Nxb Văn hóa thông
tin) của Nguyễn Quang Thắng; Dương Văn Sáu, Văn Miếu Mao Điền – Hải Dương,
giá trị lịch sử văn hóa (Luận văn Thạc sĩ Văn Hóa học, trường Đại học Văn hóa, Hà
Nội, 2000; Lê Viết Nga (Chủ biên) cuốn Văn Miếu Bắc Ninh; Nguyễn Quang Khải
(dịch và chú giải) cuốn Văn bia Văn Miếu Bắc Ninh.
- Nhóm các công trình nghiên cứu, bài viết về Văn Miếu Vĩnh Phúc:
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về Văn Miếu và di tích nho học
ở Vĩnh Phúc, lịch sử khoa bảng, truyền thống hiếu học của Vĩnh Phúc cũng như
những tư liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa tại địa phương đã được xuất bản.
- Cuốn Văn Miếu và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc do Viện Nghiên cứu Hán
Nôm phối hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc xuất bản. Nhiều tư liệu thư
tịch cổ quý lần đầu tiên được công bố, những minh chứng xác đáng trên cơ sở
nguồn tư liệu Hán Nôm về một Văn Miếu hàng phủ, hàng tỉnh; một hệ thống các
trường học cấp phủ, huyện, xã cùng hàng trăm bia đá lưu danh các trường học cấp
phủ, huyện, xã, cùng hàng trăm bia đá lưu danh các nhà khoa bảng của Vĩnh Phúc
từ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn từ hàng huyện và Văn chỉ làng xã đã làm nổi bật
truyền thống hiếu học, khoa cử thành danh, Nho sĩ hiền tài, cống hiến trí tuệ và sức
lực cho quốc gia của người Vĩnh Phúc trong lịch sử [72].

7


- Cuốn Truyền thống hiếu học và hệ thống Văn Miếu Văn từ Văn chỉ ở Vĩnh Phúc,
Nguyễn Hữu Mùi, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, được xem là một
nghiên cứu đầy đủ tính cho đến thời điểm hiện tại về truyền thống khoa bảng của Vĩnh
Phúc với nhiều thông tin liên quan đến số lượng những người đỗ đạt, hệ thống Văn

Miếu, Văn từ, Văn chỉ tại Vĩnh Phúc, cũng như bước đầu lý giải nguyên nhân tác động
đến truyền thống hiếu học của Vĩnh Phúc [33];
- Công trình “Văn hóa các làng khoa bảng Vĩnh Phúc” do Trung tâm Văn hóa Khoa
học Văn Miếu thực hiện đã nghiên cứu một cách có hệ thống các làng khoa bảng để
tìm hiểu truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc; lý giải nguyên nhân hình thành và đặc
điểm các làng khoa bảng; từ đó góp phần nâng cao lòng tự hào về quê hương Vĩnh
Phúc. Đồng thời, đề xuất giải pháp nhằ m bảo tồ n , gìn giữ và phát huy truy ền thống
hiếu học cùng các giá trị văn hóa của làng khoa bảng tỉnh Vĩnh Phúc [75].
- Cuốn Văn hóa làng khoa bảng Quan Tử của tác giả Trần Thị Xuyến do Nxb Hội nhà
văn xuất bản năm 2012 được xem là nghiên cứu tiêu biểu về một làng khoa bảng tại
Vĩnh Phúc. Tuy nhiên đây mới chỉ là một nghiên cứu ở quy mô nhỏ, với một làng
điểm mà chưa có tính hệ thống trên toàn tỉnh [55].
- Hội thảo khoa học “Tế Tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì – Con người và sự
nghiệp” do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ
chức (2017) với 27 bài tham luận của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, đánh
giá 3 nội dung: Quê hương, dòng họ của Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì;
Hoàng giáp Nguyễn Duy Thì - Con người và sự nghiệp; Bảo tồn và phát huy giá trị
di sản dòng họ Nguyễn Duy ở Vĩnh Phúc. Hội thảo nhằm góp phần làm sáng tỏ về
thân thế, sự nghiệp của nhà khoa bảng, về truyền thống hiếu học của dòng họ, đồng
thời từ đó giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hiến của dân tộc, quê hương.
- Tác giả Nguyễn Thị Lâm với bài viết Vĩnh Tường Văn Miếu chung – nguồn tư liệu
nói về Văn Miếu phủ Vĩnh Tường và tác giả Nguyễn Văn Thanh với bài viết Khánh
đồng ở Văn Miếu phủ Tam Đới trong hội thảo “Văn Miếu và truyền thống hiếu học
ở Vĩnh Phúc” (2008). Đây là hai nghiên cứu quan trọng liên quan đến những hiện vật

8


minh chứng cho sự tồn tại của Văn Miếu phủ Tam Đới. Một trong hai hiện vật đó là
chuông đồng hiện nay vẫn còn được lưu giữ.

Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
nghiên cứu về Văn Miếu và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc như: nhà nghiên
cứu Nguyễn Hữu Mùi với bài viết Vĩnh Yên tỉnh Văn Miếu bi ký-nguồn tài liệu nói về
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên, trong “Văn Miếu và truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc”,
tác giả Phạm Thị Thùy Vinh với bài viết Văn Miếu Phủ Tam Đới thế kỷ XVII qua
văn bia Trùng tu Văn Miếu tịnh nghi môn bi ký, tác giả Trịnh Khắc Mạnh và nghiên
cứu Tổng quan nguồn tài liệu chữ Hán về lịch sử Văn Miếu Vĩnh Yên. Tất cả những
nghiên cứu này đều có liên quan trực tiếp đến lịch sử Văn Miếu Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến những công trình nghiên cứu về lịch
sử, văn hóa của đất và người Vĩnh Phúc. Những nghiên cứu này vừa là nguồn tư
liệu để tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, nhân văn của Vĩnh Phúc như: Địa
chí Vĩnh Phúc (sơ thảo) của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Lân xuất bản năm 2000
[28] và cuốn Địa chí Vĩnh Phúc [56], Danh nhân Vĩnh Phúc của Lê Kim Thuyên
phát hành năm 1999; Sắc phong Vĩnh Phúc, tác giả Lê Kim Thuyên (2012); Công
trình Nghiên cứu Văn bia Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Hữu Mùi viết năm 2013.
Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc
thống kê số lượng, đánh giá về tình hình khoa cử chung của Vĩnh Phúc hay là các
bài nghiên cứu riêng về Văn Miếu, Văn từ, Văn chỉ qua các cuộc hội thảo khoa học.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về Văn Miếu Vĩnh Phúc
một cách đầy đủ từ lịch sử Văn Miếu phủ Tam Đới, Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên đến
hiện tại, đặc biệt là khi tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành xây dựng hoàn toàn mới công
trình Văn Miếu tỉnh – được coi là biểu tượng văn hóa, công trình trọng điểm của
tỉnh nhà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một cách tổng quát nhất về lịch sử hình thành, phát triển của Văn
Miếu Vĩnh Phúc trong lịch sử và hiện tại. Đồng thời thấy được ảnh hưởng và phát triển

9



của Nho giáo trong quan niệm của người Việt Nam hiện đại thông qua việc xây dựng,
trùng tu lại các Văn Miếu hàng tỉnh, trong đó có Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
-

Nghiên cứu Văn Miếu Vĩnh Phúc từ khi còn là Văn Miếu cấp Phủ (khoảng thế

kỷ XVII), qua thời gian được nâng cấp và di dời về Vĩnh Yên và cho đến nay được
xây dựng hoàn toàn mới với quy mô lớn.
-

Luận văn tập trung nghiên cứu các tài liệu Văn bia, các hiện vật còn lưu giữ có

liên quan đến lịch sử của Văn Miếu phủ Tam Đới, Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên và Văn
Miếu tỉnh Vĩnh Phúc mới xây dựng tại khu Gò Cháo – phường Liên Bảo – Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc; các di tích nho học còn tồn tại trên địa bàn tỉnh tại các huyện Lập
Thạch, Yên Lạc, Bình Xuyên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điền dã dân tộc học:
Phương pháp điền dã dân tộc học được tiến hành nhằm thu thập thông tin trực
tiếp trên đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, tôi tiến hành
đến trực tiếp các làng khoa bảng để khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu cổ
(Hương ước, gia phả dòng họ,…), từ chính những người dân địa phương như: làng
Quan Tử (Sơn Đông – Lập Thạch), làng Lý Hải (Phú Xuân – Bình Xuyên), Vũ Di
(Vĩnh Tường), Thượng Thượng Trưng (Vĩnh Tường), làng Nhật Chiêu (Yên Lạc)
về sự tồn tại của các Văn từ, Văn chỉ,… Đặc biệt là nghiên cứu trên địa bàn Văn
Miếu tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Phương pháp xử lý tài liệu
- Phương pháp phân tích, diễn giải tài liệu: Các tài liệu được sử dụng bao

gồm các tài liệu liên quan đến Nho học – Văn Miếu, tài liệu liên quan đến địa bàn
nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập, khai thác từ hệ thống thư viện Quốc gia,
thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội),
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Văn hóa Khoa học
Văn Miếu Vĩnh Phúc. Đó là các nguồn tài liệu Văn bia cổ, các sách đã được xuất
bản, các hội thảo khoa học về Nho học, Văn Miếu, truyền thống hiếu học, Văn

10


Miếu Vĩnh Phúc,... Sử dụng phương pháp phân tích định tính là rút ra được những
nội dung tư tưởng cơ bản liên quan đến chủ đề nghiên cứu sau khi đã đọc và tham
khảo tài liệu. Đây là phương pháp sử dụng tài liệu có sẵn, tuy nhiên sử dụng
phương pháp này là dựa trên các nhìn chủ quan của người viết nên nhiều khi còn
mang tính hạn chế. Do vậy chúng tôi tiếp tục sử dụng các phương pháp tiếp sau để
có thể có được kết quả đúng với đề tài.
- Các phương pháp phỏng vấn, quan sát, thống kê: Nhằm có được các thông
tin xác thực, cụ thể, khách quan.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách cụ thể, khái quát, đầy đủ về lịch sử hình thành,
phát triển, hiện trạng của Văn Miếu phủ Tam Đới, Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên và Văn
Miếu tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua các tài liệu văn bia, tác giả phục dựng lại kiến trúc
của Văn Miếu qua các thời kỳ lịch sử từ Văn Miếu cấp phủ, phát triển lên Văn Miếu
cấp tỉnh.
Giá trị của Văn Miếu trong đời sống văn hóa hiện nay; ảnh hưởng và sự phát
triển của Nho giáo trong quan niệm của người Việt hiện đại thông qua việc xây
dựng, trùng tu lại các Văn Miếu hàng tỉnh; các hoạt động nhằm phát huy có hiệu
quả Văn Miếu, đặc biệt là Văn Miếu Vĩnh Phúc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về lịch sử - văn hóa và truyền thống hiếu học của Vĩnh Phúc
Chương 2. Từ Văn Miếu phủ Tam Đới đến Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên
Chương 3. Văn Miếu Vĩnh Phúc và phát huy giá trị của Văn Miếu trong đời sống văn
hóa hiện nay.

11


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA VĨNH PHÚC

1.1 Lịch sử - văn hóa – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 Về vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay trong lịch sử
- Thời Tiền sử và Sơ sử
Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm, với sự ra đời
của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và nghề luyện kim, con người đã tiến dần
xuống khai phá vùng đồng bằng phù sa cổ ven sông, ở Vĩnh Phúc hình thành nên
những khu cư trú, mộ táng ở Lập Thạch, Nghĩa Lập, Lũng Hòa (Vĩnh Tường), Đồng
Đậu, Đinh Xá, Gò Gai (Yên Lạc), Gò Ngành (Bình Xuyên), Thành Dền (Mê Linh).
Khoảng 700 năm trước công nguyên, thời điểm khởi đầu của văn hóa Đông
Sơn – vùng đồng bằng phù sa cổ thấp của Vĩnh Phúc đã hình thành, bờ biển lúc bấy
giờ đã lùi xa khỏi Hải Dương và cho đến khoảng đầu công nguyên thì bờ biển đã lùi
khá xa về phía đông, vùng đồng bằng Vĩnh Phúc càng ổn định. Là cư dân lấy nghề
nông làm chính, họ đã sớm chọn vùng đất phù sa này để sinh sống. Các di tích di
vật văn hóa Đông Sơn có mặt ở Lập Thạch, Bình Xuyên, nhưng nhiều nhất là ở
Vĩnh Tường, Yên Lạc. Chính độ phì nhiêu của phù sa và lượng nước sông Hồng đã
có sức thu hút cư dân Đông Sơn đến sinh sống, khai thác nguồn lợi tự nhiên. Đến
giai đoạn này trên đất Vĩnh Phúc cũng như cả vùng lưu vực sông Hồng đã có một

nền nông nghiệp đa dạng lấy nông nghiệp lúa nước làm cơ bản và đã đạt đến trình
độ khá cao – nông nghiệp dùng trâu bò cày kéo.
Thời văn hoá Đông Sơn, thời kỳ của nhà nước Văn Lang Âu Lạc, Vĩnh Phúc
cũng là địa bàn quan trọng, bên cạnh các dấu tích văn hoá vật chất thì theo sử liệu,
nhà nước Văn Lang, gồm 15 bộ, trong đó bộ Văn Lang là bộ gốc, trung tâm của
nước Văn Lang, nằm trên hợp lưu của 3 con sông: sông Thao, sông Đà, sông Lô.
Lãnh thổ trải rộng ra hai bên sông Hồng từ dãy Ba Vì sang dãy Tam Đảo, phạm vi
tương đương với tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, miền Tây Sơn Tây, một phần Yên Bái
và miền Nam tỉnh Tuyên Quang ngày nay.

12


Năm 257 TCN, Thục An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc, dời đô về Cổ
Loa. Bộ Tây Vu, đất đai thuộc Thục Vương mở rộng ra. Bộ Văn Lang bị thu hẹp
một phần ở phía bắc và đông bắc, còn lại khoảng Vĩnh Phúc và Sơn Tây ngày nay.
Tên gọi miền đất này là Mê Linh.
- Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Năm 111 Trước Công nguyên, nhà Hán chiếm nước ta, chia thành 3 quận:
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Dưới quận đơn vị cai trị là huyện. Từ đó đến hết
thời thuộc Hán, Vĩnh Phúc nằm trong huyện Mê Linh. Thời Tam Quốc, đất đai của
Vĩnh Phúc bị xé lẻ và nằm trong hai huyện Gia Ninh và Mê Linh. Thời nhà Tùy,
nằm trong hai huyện Gia Ninh và Tân Xương.
Năm 621, nhà Đường thay nhà Tùy, thay đổi chế độ cai trị và phân chia lại
các châu, quận. Từ đấy cho đến năm 938, phần lớn Vĩnh Phúc nằm trong huyện Tân
Xương, một phần trong huyện Gia Ninh, thuộc Phong Châu Thừa Hóa quận, gọi tắt
là Phong Châu.
- Thời độc lập tự chủ
Sang thế kỷ XI – XII, nhà Lý chia đất nước thành 24 lộ, Vĩnh Phúc thuộc
đạo Đà Giang.

Thời Lê, Vĩnh Phúc nằm trong địa giới của phủ Tam Đái. Sách Khâm định
Việt sử Thông giám cương mục có ghi chép: “Năm Quang Thuận thứ 10(1469) định
bản đồ trong nước. Nhà vua định bản đồ 12 thừa tuyên như sau: Sơn Tây 6 phủ…
Tam Đái: quản lĩnh 6 huyện: Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Tiên Phong, Lập
Thạch, và Phù Khang” [51, tr.1076]. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí,
phủ Tam Đới gồm 5 huyện: Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Lập Thạch, Phù Khang:
“Phủ Tam Đới ở bên tả sông Hát. Đoạn thượng lưu sông Thao từ huyện trấn yên
thuộc trấn hưng hóa chảy qua huyện Sơn Vi thông đến ngã Ba Hạc, lại một nhánh
gọi là sông Đà, đầu dòng từ huyện Thanh Xuyên, trấn Hưng Hóa chảy qua huyện
Sơn Vi, cũng thông đến đấy, ba nhánh hợp lại một dòng, thành ra sông lớn. Năm
huyện trong phủ, chỉ có một huyện Phù Khang ở bên hữu sông; huyện Yên Lãng,

13


huyện Bạch Hạc đều ở ven sông, đất rộng” [45, tr.133-134]. Năm Hồng Đức thứ 21
(1490) đổi gọi các thừa tuyên là xứ, sau đổi lại là trấn. Theo đó, phạm vi hành chính
của Vĩnh Phúc thuộc phủ Tam Đới, phủ Đoan Hùng và phủ Phú Bình. Đến thời
Minh Mạng (1820 – 1840) đổi làm phủ Vĩnh Tường. Thế kỷ XIX, niên hiệu Minh
Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn đổi trấn thành tỉnh, phạm vi Vĩnh Phúc nằm trong
hai tỉnh Sơn Tây và Thái Nguyên.
- Thời Pháp thuộc
Cuối thế kỷ XIX, thực hiện chính sách chia để trị, chính quyền thực dân
Pháp tiếp tục chia cắt và xáo trộn các huyện xã ở Bắc Kỳ nhằm thành lập các trung
tâm cai trị mới, theo đó các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên bị cắt xén; các
tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lần lượt ra đời. Tỉnh Vĩnh Yên thành lập ngày 29 tháng 12
năm 1890, nhưng mãi đến năm 1899, mới chính thức ban hành Quyết định thành
lập tỉnh. Ngày 6 tháng 10 năm 1901, tỉnh Vĩnh Yên ổn định 1 phủ là phủ Vĩnh
Tường và 4 huyện là Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương và Bình Xuyên.
-


Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập với số đơn vị hành

chính gồm 7 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Mê Linh, Tam Dương, Tam Đảo,
Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên. Từ ngày 1 tháng 8
năm 2008, huyện Mê Linh cắt về thủ đô Hà Nội; đến tháng 1 năm 2009, huyện Lập
Thạch tách thành hai huyện là Lập Thạch và Sông Lô. Đến đây, Vĩnh Phúc còn lại 7
huyện cùng 1 thị xã và 1 thành phố.
Vĩnh Phúc hiện nay có diện tích tự nhiên là 1.231,76 ha, dân số là 1.014.448
người [28]. Phía Đông Bắc và phía Bắc của tỉnh tiếp giáp 2 tỉnh Thái Nguyên và
Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam và phía Đông giáp thành phố
Hà Nội.
Tư liệu tổng hợp về sự thay đổi tên gọi và địa danh hành chính của Vĩnh
Phúc là cơ sở để xét đến truyền thống giáo dục và khoa cử Nho học, xác định và

14


quy đổi quê quán của các nhà khoa bảng thuộc địa bàn tỉnh hiện nay, đặc biệt là xác
định vị trí của Văn Miếu Vĩnh Phúc qua các thời kỳ lịch sử.

1.1.2 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình
Vĩnh Phúc có 3 loại địa hình: địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và vùng
đồng bằng. Trong đó, 3/5 là địa hình đồi núi, gồm cả dãy Tam Đảo với 3 đỉnh Phù
Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị đều cao khoảng 1400m. Xét về nguồn gốc tạo thành
và độ cao, thì địa hình miền núi Vĩnh Phúc gồm 3 loại, đó là địa hình núi lửa, núi
thấp và núi sót [28].

Ở Vĩnh Phúc dạng địa hình vùng đồi khá điển hình, huyện nào cũng có đồi,
nhiều nhất ở 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương, các huyện đồng bằng cũng sót lại
một ít đòi gò, đồi thường có dạng bát úp, dạng vòm, diện tích không lớn lắm. Đồi
đồng bằng thường chỉ cao 20-50m, đồi trung du cao trên dưới 100m, đồi cao nhất
cũng chỉ khoảng 200m.
Địa hình đồng bằng chiếm 2/5 diện tích toàn tỉnh, bề mặt tương đối bằng
phẳng, độ cao tuyệt đối khác nhau tùy nơi phân bố của đồng bằng, gồm 3 loại: đồng
bằng châu thổ, đồng bằng trước núi và các thung lũng, bãi bồi. Các dòng sông Lô,
sông Hồng, sông Phó Đáy cùng một số sông nhỏ nội địa trong quá trình tích tụ lắng
đọng tại các cửa sông đã hình thành nên vùng đồng bằng châu thổ, bao gồm toàn bộ
huyện Yên Lạc, hầu hết huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường. Địa hình đồng bằng trước
núi là dạng đồng bằng giới hạn bởi các đồi núi bao quanh, được hình thành bởi quá
trình kiến tạo, phá hủy lâu dài vùng núi. Loại đồng bằng này có diện tích không lớn
và cao dần từ ngoài vào trung tâm. Tiêu biểu là đồng bằng trước núi Sáng, trước các
vùng Đạo Trù (Lập Thạch), đồng bằng khu vực Quang Hà, Thanh Lãng (Bình
Xuyên). Ngoài ra, ven các bờ sông, thung lũng, đầm hồ cũng hình thành những dải
đồng bằng hẹp và dài. Đồng bằng thung lũng sông Hồng bằng phẳng, thoải và rộng

15


lớn đồng bằng thung lũng sông Lô, có chỗ rộng tới 300m, trung bình khoảng 150200m, còn đồng bằng thung lũng sông Lô thường dưới 150m [19, tr.20].
Qua đó có thể thấy địa hình Vĩnh Phúc khá đa dạng, tiêu biểu cho địa hình có
tính chất trung gian, chuyển tiếp từ vùng rừng núi, qua vùng đồi gò xuống vùng
đồng bằng châu thổ. Xen kẽ trong đó có những địa hình dạng núi sót ở vùng trung
du hay địa hình đồng bằng giới hạn ở vùng sát chân núi. Đồng bằng tuy chỉ chiếm
non nửa diện tích toàn tỉnh tập trung ở 2 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc nhưng lại
đóng vai trò quan trọng, bởi đây là nơi đất đai màu mỡ, thu hút người dân đến sinh
cơ lập nghiệp. Vì vậy người dân có điều kiện cho con cái theo đuổi việc học.
- Khí hậu

Khí hậu Vĩnh Phúc mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Dãy Tam Đảo ở phía
Bắc đã phân khí hậu Vĩnh Phúc thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng và vùng núi
Tam Đảo. Vùng núi Tam Đảo có số ngày mưa, lượng mưa và độ ẩm cao hơn vùng
đồng bằng. Trên đất Vĩnh Phúc, giữa 3 vùng địa hình cùng lúc nhiệt độ thường cách
nhau 1 độ, nhiệt độ tăng dần từ vùng núi qua vùng trung du xuống vùng đồng bằng.
- Thổ nhưỡng
Tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại, không
kể vùng núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là vùng bán sơn địa, vùng trung du, vùng
đồi đất thấp và đồng bằng. Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận
thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới được bồi tụ trong thời
toàn tân chứa nhiều khoáng chất và vi lượng nên rất phì nhiêu, màu mỡ, sẵn nước
tưới, khí hậu ôn hoàn, thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền nông nghiệp
trồng lúa nước. Nhờ vậy đất Vĩnh Phúc, cả vùng đồi lẫn đồng bằng châu thổ, đã
sớm được khai phá trồng trọt từ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc.
- Sông ngòi:
Vĩnh Phúc có mạng lưới sông, suối, hồ, đẩm khác dày đặc cung cấp nguồn
nước tưới dồi dào cho nông nghiệp và bồi đắp phù sa cho các vùng đồng bằng, đó là
hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Cà Lồ (sông Hồng với 2 nhánh lớn là

16


sông Đà và sông Lô; 2 nhánh của sông Lô là sông Chảy và sông Phó Đáy); cùng với
đó là nhiều đầm, hồ lớn, thiên tạo có Đầm Vạc (Vĩnh Yên), Đầm Dưng, vực Xanh
(Vĩnh Tường), hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Tam Đảo),…
Hệ thống sông ở Vĩnh Phúc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế, xã hội trong lịch sử, bởi đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nơi
giao lưu buôn bán, cũng chính là đường giao thông để sĩ tử tham dự các kỳ thi
Hương tổ chức ở Sơn Tây và Thăng Long, trong đó sông Lô và sông Hồng là tuyến
đường chính. Sông Lô chạy vào địa phận Vĩnh Phúc qua các xã Bạch Lưu, Hải Lựu,

Đôn Nhân, Phương Khoan, Thị trấn Tam Sơn, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong
(huyện Sông Lô) qua Sơn Đông (Huyện Lập Thạch) đến ngã ba Bạch Hạc đổ vào
sông Hồng. Sông Hồng chảy qua địa phận Bồ Sao, Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân,
An Tường Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh (Vĩnh Tường), sang Đại Tự, Hồng Châu và kết
thúc ở Trung Hà (Yên Lạc), chảy xuôi về Hà Nội đổ ra biển [33, tr.21-22]. Nhà
Nghiên cứu Lê Kim Thuyên đã từng ghi nhận: “Làng Quan Tử, xã Sơn Đông, làng
tọa bên bờ tả sông Lô, có một bến đò dành riêng, gọi là bến đò Tiến sĩ (tục gọi là
bến Nghè), được xếp bằng đá ong, dùng để đón những người Đại khoa vinh quy bái
tổ, còn mãi đến sau năm 1954” [22, tr.228].
 Kinh tế - xã hội
- Kinh tế nông nghiêp, thủ công nghiệp
Vĩnh Phúc là một tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi, hình thành 3 vùng
sinh thái rõ rệt, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 50% [28, tr115]; địa
hình có độ dốc tự nhiên theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có sự chênh lệch khá lớn
về độ cao giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay
từ thời dựng nước, người Việt cổ đã đến Vĩnh Phúc sinh sống và biết làm nghề
nông. Lúa nước là loại cây trồng phổ biến trong đời sống cư dân lúc bấy giờ.
Bên cạnh nghề nông, thủ công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong đời
sống với các nghề làm đá, làm gốm, làm đồ xương, dệt vải, đan lát và đặc biệt là
luyện đúc đồng. Từ rất sớm, Vĩnh Phúc đã hình thành và phát triển các làng nghề

17


thủ công truyền thống. Làng gốm Hương Canh (xưa là xóm Lò Cang) là làng nghề
thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu của tỉnh Vĩnh Phúc. Một số nhà nghiên cứu
trước đây dựa vào thần tích đình làng Chiêm Trạch (Đông Anh) cho rằng nghề gốm
Hương Canh đã có từ thời An Dương Vương. Gốm Hương Canh được chuyển đi
bán khắp nơi ở miền Bắc. Làng Quan Tử xưa chính danh là xã Sơn Đông, một trong
năm xã của tổng Cao Mật, tên Nôm là Kẻ Gốm, bởi làng từng có nghề làm gốm khá

phát đạt. Nghề mộc Bích Chu (An Tường – Vĩnh Tường) nổi tiếng từ trên 300 năm
nay. Những năm trước đây, nghề mộc được tổ chức thành tổ nghề, hợp tác xã. Có
thời thịnh, thu hút hàng ngàn lao động. Nghề rèn Lý Nhân (Vĩnh Tường) chuyên
sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp và các dụng cụ sinh hoạt gia đình như dao,
liềm, cuốc, xẻng. Ngay từ thế kỷ X, làng rèn đã tham gia sản xuất những mặt hàng
có kỹ thuật và chất lượng cao như kiếm, giáo, mác và đóng góp nhiều sức người sức
của cho phong trào cách mạng tiền khởi nghĩa. Kháng chiến chống Mỹ, làng còn
sản xuất một số dao kéo, dụng cụ phẫu thuật phục vụ đắc lực cho chiến trường.
Các huyện trong tỉnh đều có một số cửa hiệu nhỏ ở phố huyện và chợ huyện,
mỗi huyện cũng có một số chợ nông thôn phân bố tương đối thuận tiện cho nhân
dân từng vùng. Huyện Lập Thạch có chợ Liễn Sơn (chợ huyện), chợ Gốm (Sơn
Đông), chợ Trục (Xuân Hòa); huyện Tam Dương có chợ Vẽ (Hoàng Hoa), chợ Cói
(Hợp Thịnh), chợ Vàng (Hoàng Đan); huyện Bình Xuyên có chợ Cánh (Hương
Canh), chợ Láng (Thanh Lãng), chợ Đồn (Tam Lộng, Hương Sơn); huyện Vĩnh
Tường có chợ Giang (Thổ Tang), chợ Dưng (Tứ Trưng), chợ Bồ Sao; Yên Lạc có
chợ Rau (Liên Châu), chợ Mỏ (Minh Tân) [28, tr241-242],… các chợ nông thôn
thường là buôn bán nông, lâm sản. Mỗi chợ thường có các đặc sản của địa phương
mình. Các chợ huyện xưa cũng sầm uất, nổi tiếng một vùng, nhất là chợ Cánh. Chợ
Hương Canh vào vị trí thuận lợi, vừa là thị trấn huyện lị Bình Xuyên, vừa ở vào
vùng nông nghiệp trù phú và một khu thủ công nghiệp truyền thống. Đặc trưng của
các làng nghề truyền thống và các khu chợ đều tập trung ở các vùng đồng bằng trên
địa bàn các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Lập Thạch.
- Di tích – lễ hội

18


Nằm ở cái nôi của nền Văn minh sông Hồng, Vĩnh Phúc ghi dấu nhiều giá trị
văn hóa lịch sử. Trong đó, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được xem như
những thành tố không thể thiếu, góp phần cấu thành nên những truyền thống tốt đẹp

của địa phương như truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng,
truyền thống hiếu học. Vĩnh Phúc hội tụ nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử tiêu biểu
cho cả nước. Theo kết quả thống kê của Ban quản lí di tích tỉnh, năm 1998, Vĩnh
Phúc có 967 di tích - danh thắng, trong đó có 287 đình, 122 đền, 95 miếu chiếm tỉ lệ
52% tổng di tích; riêng chùa có 325 ngôi, chiếm tỷ lên 33% tổng di tích, 86 di tích
được xếp hạng cấp quốc gia [74, tr.51]. Nổi tiếng có di tích danh thắng Tây Thiên
(Đại Đình – Tam Đảo), chùa Báo Ân (Phúc Yên, nơi có văn bia mang niên đại năm
1210 sớm nhất Vĩnh Phúc), di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu (Yên Lạc), tháp Bình Sơn
(Lập Thạch), đền Thính (Yên Lạc), đền đá Phú Đa (Vĩnh Tường), đình Thổ Tang
(Vĩnh Tường), cụm đình Tam Canh (Bình Xuyên) gồm 3 ngôi đình Hương Canh –
Ngọc Canh – Tiên Hường gắn liền với làng gốm Hương Canh, đền thờ Trần
Nguyên Hãn, đền Đỗ Khắc Chung (Lập Thạch),… trong đó lưu giữ nhiều di vật cổ
như văn bia, chuông, khánh, hoành phi, câu đối, sắc phong,… giúp nghiên cứu lịch
sử, văn hóa, đặc biệt nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp các Tiến sĩ Nho học của
tỉnh.
Tóm lại, Vĩnh Phúc là một vùng đất có rừng rậm, núi cao, đồi thấp, đồng
bằng bằng phẳng, nhiều sông suối, hồ - đầm, khí hậu điều hòa hai mùa rõ rệt và
cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng của đất rừng nên từ rất sớm đã được cư dân nguyên
thủy tìm đến khai phá và không ngừng phát triển trên cơ sở của nghề trồng lúa
nước, bên cạnh đó là các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp ra đời đáp
ứng nhu cầu của người dân. Việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế xã hội để thấy được cuộc sống của cư dân Vĩnh Phúc, từ đó làm cơ sở
để giải thích việc hình thành các nhà khoa bảng, của các làng khoa bảng; lý giải sự
phân bố của hệ thống di tích Nho học trên địa bàn tỉnh.

19


1.2 Truyền thống hiếu học của Vĩnh Phúc


1.2.1 Nhân tố tác động đến truyền thống hiếu học ở Vĩnh Phúc
Sự xuất hiện của các làng khoa bảng, xã khoa bảng ở các vùng đất khác
nhau, trước hết là do hệ quả tất yếu của chế độ xã hội phong kiến Việt Nam, cụ thể
đó là hệ quả của nền giáo dục Nho học, của việc tuyển bổ quan lại cho bộ máy nhà
nước các cấp thông qua con đường khoa cử Nho học. Từ thời Lê Thánh Tông, cứ 3
năm tổ chức một khoa thi, cứ năm trước Hương năm sau thi Hội, là thời kỳ khoa cử
phát triển thịnh đạt nhất của cả nước, cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc với 47 vị Tiến sĩ
đỗ đạt [38]. Đến thời Nguyễn, kinh đô chuyển vào Huế và Nhà nước cho xây Quốc
Tử Giám ở Huế và mở ra các kỳ thi tại đây. Văn Miếu Huế có quy mô nhỏ hơn so
với Văn Miếu ở Thăng Long, chủ yếu chỉ là nơi thờ phụng các vị tiên hiền và để
dựng bia Tiến sĩ.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội của các làng khoa bảng
Các làng khoa bảng, vùng đất sản sinh ra các vị Tiến sĩ cũng là như có những
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho việc đi học, đi thi. Làng Quan Tử
nằm bên bờ trái sông Lô, lại có cơ sở kinh tế khá nhờ việc buôn bán đường sông
rất phát triển và giao lưu văn hóa với cả miền xuôi và miền ngược. Đây là điều
kiện thuận lợi để các thế hệ dân làng dựng lên trên mảnh đất làng mình một hệ
thống các công trình thờ cúng mang đầy đủ những đặc trưng về văn hóa vật thể
của một làng Việt, gồm đình, đền miếu, chùa, văn chỉ, nhà thờ các dòng họ. Bản
khai thần tích - thần sắc của làng hiện còn lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã
hội có đoạn: “Ông (Đỗ Khắc Chung) nguyên là người Giáp Sơn tỉnh Hải Dương,
lúc ít tuổi có tài văn võ, học hành rất thông minh, lúc chưa hiển đạt có đi chơi đến
làng chúng tôi… thấy nhân dân phong tục thuần hậu mà ít học hành, Ngài mới lập
trường dạy học, nhờ đó nhân dân học tập thông thái, thành ra một làng có ý
nghĩa....” [75, tr.3].
Làng Lý Hải nằm ở vị trí trung tâm của xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc từ xưa đến nay được vinh danh là “Làng Tiến sĩ”, đứng thứ hai về số

20



lượng người đỗ đạt (sau làng Quan Tử – Sơn Đông – Lập Thạch) với 08 vị đỗ Tiến
sĩ Nho học. Làng xưa kia từng là vùng quê trù phú, giàu tiềm năng nuôi sống con
người. Ngoài con sông Như Nguyệt, thiên nhiên còn ưu đãi cho Lý Hải hệ thống
sông ngòi, đầm, hồ dẫn thủy nhập điền tự nhiên, với những cánh đồng, ruộng mía,
trại vải đến mùa thu hoạch chín rực cả một vùng [75, tr.176].
- Chính sách khuyến học của các làng khoa bảng
Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử – văn hóa lâu đời, với hàng trăm di
tích lịch sử – văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Người dân Vĩnh Phúc có
truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo, luôn
chú trọng việc khuyến học, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi giúp người đi
học mau đạt kết quả. Hình thức khuyến học gồm khuyến học bằng vật chất và
khuyến học bằng tinh thần. Khuyến học bằng vật chất thể hiện qua việc xây dựng
trường học, đặt học điền, thưởng bằng tiền cho học sinh khi đỗ đạt khoa trường, áp
dụng cho học sinh lớn tuổi tham dự vào các kỳ thi Hương và thi Hội. Cách này để
giúp họ bớt một phần lộ phí. Thác bản Văn bia ghi học điền tổng Sơn Bình huyện
Lập Thạch có ghi: “Đến mùa thu năm Quý Sửu, niên hiệu Tự Đức (1853), Từ vũ thờ
Tiên hiền trong tổng hoàn thành, con ông là Cai tổng Hoàng Tĩnh cùng Hội Tư văn
trong tổng bàn định theo việc cũ. Bèn lượng lấy ruộng công tư trong mỗi xứ của
từng xã, mỗi xã 3 mẫu 2 sào 2 thước. Cai tổng [Hoàng Tĩnh] tự nguyện cung tiến
một xứ ruộng tư của nhà, cũng 3 mẫu 2 sào, thành 8 xứ, tổng cộng thành 22 mẫu 4
sào để cung ứng vào tiết xuân thu hàng năm tại đền thờ Tiên hiền. Số ruộng còn lại
ở 7 xứ, là 16 mẫu, nộp tô hàng năm, còn bao nhiêu sung đầy đủ cho thầy dạy học,
quanh năm lo liệu mọi chi phí” [66].
Hình thức khuyến học bằng tinh thần thể hiện ở việc người dân luôn tôn vinh
người có học. Đối với người đỗ đạt khoa trường, đặc biệt là người đỗ Đại khoa,
ngày họ vinh quy không chỉ được được vua ban biển vàng, mũ áo, dự yến tiệc, mà
khi về làng còn được nhân dân đón tiếp nồng hậu với bao nghi thức long trọng, trở
thành một sự kiện trọng đại trong đời sống tinh thần của làng, của tổng. Những
người có học được nhà nước phong kiến trọng dụng thuyên chuyển vào bộ máy


21


×