Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

chuyên đề chăm sóc sức khỏe trước sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.06 KB, 17 trang )

1

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
Chuyên đề: “ TÌM HIỂU VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRƯỚC
SINH CHO PHỤ NỮ MANG THAI TẠI
TỈNH NAM ĐỊNH”

Sinh viên: Trần Thị Huế
Lớp: YHDP6-K3 Tổ: 1


2
PHẦN I: CƠ CẤU CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM CHĂM
SÓC SKSS TỈNH NAM ĐỊNH
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Nam Định:
 Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc
SKSS trên cơ sở chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS của Bộ y tế và tình
hình thực tế của tỉnh trình Giám đốc Sở y tế phê duyệt.
 Triển khai thưc hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về: chăm
sóc sức khỏe phụ nữ, SKBM, KHHGĐ, phá thai an toàn; phòng, chống bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục; chăm sóc
SKSS vị thành niên và nam học; chăm sóc SKSS trẻ em, phòng chống SDD
 Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc
lĩnh vực chăm sóc SKSS đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
 Phối hợp với trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông
tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin,
giáo dục truyền thông về lĩnh vực CSSKSS
 Tham gia đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực CSSKSS theo
kế hoạch của tỉnh, trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác.
 Nghiên cứu và tham gia NCKH, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản


 Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực CSSKSS khi
được giám đốc Sở y tế phân công.
 Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ về CSSKSS theo quy định của pháp
luật, khám, điều trị, theo dõi và thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng đối
với các trường hợp có liên quan đến lĩnh vực sinh sản tại Trung tâm theo quy
định của Giám đốc Sở y tế và theo quy định của pháp luật.


3
 Phối hợp với các cơ quan có liên quan, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,
đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách.
 Quản lý cán bộ, viên chức; thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định
của pháp luật.
 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở y tế giao.
2. Tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm CSSKSS tỉnh Nam Định
Lãnh đạo Trung tâm gồm có Giám đốc: BSCKI. Nguyễn Văn Đường
Cơ cấu tổ chức của trung tâm:
- Phòng chức năng, gồm có:
+ Phòng tổ chức-Hành chính: Gồm 4 cán bộ ( 1cử nhân đại học, 1 văn thư,
1lái xe, 1 bảo vệ)
+ Phòng Kế hoạch-Tài chính: Gồm 3 cán bộ (1BSCKI, 1cử nhân, 1 nữ hộ
sinh)
- Khoa chuyên môn, gồm có:
+ Khoa CSSK bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình: Gồm 8 cán bộ (2BSCKI, 1
Bác sĩ, 4 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng)
+ Khoa CSSKSS vị thành niên và nam học: Gồm 2 bác sĩ
+ Khoa CSSK trẻ em và phòng chống SDD: Gồm 4 cán bộ (1 bác sĩ, 3 điều
dưỡng)

+ Khoa Dược- Cận lâm sàng: gồm 4 cán bộ ( 1BSCKI, 1 bác sĩ, 1 nữ hộ
sinh, 1 dược sĩ trung cấp)
Biên chế của trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp y tế nằm trong tổng biên chế
hành chính sự nghiệp của Sở y tế được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng
năm (gồm có 25 cán bộ)


4

PHẦN II: CÁC NỘI DUNG HỌC TẬP
1. Tại trung tâm YTDP tỉnh Nam Định
1.1.

Tuần 1: Ngày 14 – 16/10/2014 học tập tại Khoa Xét Nghiệm với các xét
nghiệm:

+ Kiến tập xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong mẫu thực phẩm
+ Kiến tập định lượng Coliforms và Ecoli trong mẫu nước bằng phương pháp
9 ống
+ Kiến tập nuôi cấy phân lập xác định phẩy khuẩn Tả (Vibriocholera ) gây
bệnh trong mẫu phân
+ Thực hành xác định phẩm màu trong hạt dưa bằng phương pháp định tính
+ Thực hành xác định độ cứng của nước – phương pháp chuẩn độ EDTA
- Ngày 17/10/2014 cùng ThS. Vũ Việt Dưỡng- Trưởng phòng kế hoạch tài chính
xuống giám sát công tác tiêm chủng chiến dịch Sởi-Rubella đợt I tại 3 xã của
huyện Vụ Bản: Thị trấn Gôi, Tam Thanh, Kim Thái.
1.2. Tuần 2:
-

Ngày 20-23/10/2014 học tập tại Khoa Sức khỏe cộng đồng

+ Tham gia lớp tập huấn công tác y tế trường học tại trung tâm y tế huyện
Nam Trực- tỉnh Nam Định
+ Tìm hiểu công tác y tế trường học và các chương trình y tế học đường
+ Tham gia buổi giảng của khoa với nội dung: Y tế trường học, Giám sát chất
lượng nước, tham gia thảo luận nhóm, xử lý tình huống

- Ngày 24/10/2014 Học tại khoa Sức khỏe nghề nghiệp: Thảo luận nhóm
1.3.

Tuần 3:

- Từ 27/10/2014-30/10/2014 Học tại khoa dịch tễ với các nội dung:


5
+ Được giới thiệu, quan sát xem các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng
mở rộng, tham quan kho bảo quản vacxin, dây truyền lạnh
+ Tham quan phòng SAFPO tiêm dịch vụ
+ Được hướng dẫn các phần mềm báo cáo công tác tiêm chủng và các bệnh
truyền nhiễm
- Ngày 31/10/2014: Học tại khoa sốt rét-KST-CT được thực tập soi lam kính tìm
ký sinh trùng sốt rét gồm 2 loại: P.Vivax và P. falciparum
(Ngoài ra trong 3 tuần tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nam Định nhóm còn
được nghe các buổi giảng lý thuyết của các giáo viên kiêm nhiệm tại trung tâm)
2. Tuần 4: Học tập tại 4 trung tâm khác
2.1.

Ngày 3/11/2014 tham quan và học tập tại Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS với các nội dung:


+ Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Nam Định
+ Chương trình Methadone
+ Chương trình điều trị bằng ARV
+ Dự phòng lây truyền mẹ con
+ Tham quan các khoa phòng
2.2.

Ngày 4/11/2014 tham quan và học tập tại Trung tâm Truyền thông giáo
dục sức khỏe với các nội dung:

+ Cơ cấu chức năng nhiệm vụ của trung tâm
+ Các hoạt động đang triển khai tại tỉnh
+ Một số hình thức truyền thông
2.3.

Ngày 5/11/2014 tham quan và học tập tại Trung tâm Chăm sóc SKSS

+ Tìm hiểu cơ cấu chức năng của trung tâm
+ Tham quan các khoa phòng
+ Thu thập số liệu tìm hiểu viết chuyên đề
2.4.

Ngày 6/11/2014 tham quan và học tập tại Chi cục VSATTP


6

PHẦN II: KẾT QUẢ HỌC TẬP
Chuyên đề “Tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe trước sinh cho phụ nữ mang thai tại
tỉnh Nam Định”

I-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cairo, 1994 (ICPD 1994):

“Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội,
không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”.
Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận
thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Chăm sóc sức khỏe trước,
trong và sau sinh nhằm đảm bảo cho người phụ nữ có một kỳ sinh đẻ an toàn,
đảm bảo sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của những đứa con, tránh hiện
tượng tai biến sản khoa. Theo Báo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại
hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được
CSSK sinh sản chưa được chú ý làm tốt đặc biệt là chăm sóc trước sinh. Điều đó
đã để lại nhiều hậu quả cho người phụ nữ. Vì vậy, chăm sóc trước sinh (CSTS) là
một trong những nhiệm vụ cơ bản của y tế cơ sở. Ở Việt Nam, hiện tỷ lệ khám
thai toàn quốc mới chỉ đạt trên 60% còn nhiều bất cập trong CSTS. Bởi chất
lượng chăm sóc trước sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kỹ năng chăm
sóc của cán bộ y tế cơ sở, nhận thức và kỹ năng thực hành của PNMT. Cũng
giống như nhiều tỉnh thành trong cả nước, công tác chăm sóc SKSS trước sinh
cho PNMT bên cạnh nhiều mặt đã đạt được tỉnh Nam Định vẫn còn không ít
những bất cập khó khăn. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về thực trạng này em đã
thực hiện chuyên đề “Tìm hiểu về chăm sóc SKSS trước sinh cho phụ nữ
mang thai tại tỉnh Nam Định” với mục tiêu:
1. Tìm hiểu thực trạng công tác CSSK trước sinh cho PNMT tại tỉnh Nam Định


7
2. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác CSSKSS trước
sinh cho PNMT tại tỉnh Nam Định.

II. TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SKSS TRƯỚC SINH CHO PHỤ NỮ MANG
THAI TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
1. Các hình thức và nội dung
Nội dung chăm sóc trước sinh tuỳ thuộc vào các yêu cầu của từng nước và
những dịch vụ khác nhau bao gồm: giáo dục, điều trị, những tình trạng bệnh lý
hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hướng dẫn
và xác định nơi thai phụ sinh để đảm bảo an toàn. Tại Nam Định nội dung chăm
sóc trước sinh bao gồm như sau:
1.1.

Tư vấn:

Tư vấn cho phụ nữ có thai là quá trình giao tiếp, trao đổi hai chiều, giúp họ
xác định được những điều cần thiết về bảo vệ thai nghén, từ đó quyết định những
hành động thích hợp nhất có lợi cho sức khỏe mẹ và con. Tư vấn trước sinh bao
gồm những vấn đề chung cho mọi sản phụ nhưng cũng phải chú ý đến những
trường hợp cá biệt, có những hoàn cảnh đặc biệt. Tại Nam Định, các hình thức tư
vấn cho phụ nữ mang thai được triển khai khá phong phú. Kết quả 9 tháng đầu
năm Trung tâm CSSKSS đã tư vấn được 2465ca. Những nội dung tư vấn trong mọi
trường hợp bao gồm:
- Sự cần thiết của việc khám thai định kỳ.
- Dinh dưỡng của thai phụ trong khi có thai
- Lao động, làm việc trong khi có thai
- Vệ sinh thân thể trong khi có thai.
- Các sinh hoạt khác trong đời sống khi có thai kể cả quan hệ tình dục.
- Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm thường gặp khi có thai để kịp thời đi khám
tại các cơ sở y tế gần nhất
- Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh sắp tới.



8
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Biện pháp tránh thai sau khi sinh.
- HIV/AIDS và các NKLTQĐTD khác
.- Tư vấn về vai trò và trách nhiệm của chồng và các thành viên khác trong gia
đình.
a. Những nội dung tư vấn các trường hợp cụ thể.
Ngoài các nội dung trên, cần chú ý:
 Có thai lần đầu.
Tư vấn đầy đủ về dinh dưỡng (thường có tâm lý sợ ăn nhiều, con to), về lợi
ích của khám thai sớm, khám định kỳ theo hẹn, dự kiến ngày đẻ, chuẩn bị đầy
đủ cho mẹ và con khi đẻ, dự kiến nơi đẻ, người đỡ đẻ và cả người nhà chăm
sóc, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, tư vấn về sinh hoạt tình dục.

 Đẻ từ 3 lần trở lên.
- Tư vấn về dinh dưỡng, nguy cơ ngôi bất thường, chuyển dạ kéo dài, chảy
máu trong giai đoạn sổ rau vì dễ bị đờ tử cung.
- Tư vấn về lợi ích của khám thai định kỳ để phát hiện nguy cơ và chuyển
tuyến.
 Với thai ngoài ý muốn.
Nếu muốn đình chỉ (phá thai) thì khi nào là thích hợp, nếu để thai phát triển
phải có trách nhiệm đầy đủ của gia đình.
 Với thai ngoài giá thú.
Cho thai phụ biết các biện pháp có thể lựa chọn. Nếu quyết định không đình
chỉ thai nghén, tư vấn về trách nhiệm làm mẹ khi sinh con.
 Các trường hợp hiếm muộn, có thai quá sớm (dưới 18 tuổi), con so lớn
tuổi (trên 35 tuổi) sẩy liên tiếp, tiền sử dị dạng, thai chết lưu, đẻ khó, có
sẹo mổ cũ ở tử cung.



9
Nên tư vấn về sự cần thiết của việc khám thai nhiều lần và đều đặn hơn các
trường hợp bình thường khác và nói rõ vấn đề cần chuyển tuyến.
 Với người thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ.
Cần bàn biện pháp giúp đỡ để có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng khi có thai và các
chi phí khi sinh đẻ.
 Với những người ở vùng sâu, vùng xa.
Phải tư vấn kỹ về việc chuẩn bị đầy đủ phương tiện, khi cần chuyển tuyến
(hoặc đến bệnh viện sớm trước ngày dự định đẻ).

 Ở những nơi có tập tục đẻ tại nhà.
Tư vấn về lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế, nếu thai phụ chưa đồng ý, tư vấn
nên mời cán bộ y tế đã được đào tạo về đỡ đẻ đến đỡ đẻ tại nhà.

 Tư vấn kế hoạch hóa gia đình và nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu có điều kiện cũng nên tiến hành từ khi còn mang thai.
 Những trường hợp bạo hành với thai phụ.
Cần tư vấn cho gia đình nhất là với người chồng về nhiệm vụ bảo vệ bà mẹ và
trẻ em.

 Đối với những bà mẹ chích hút ma túy.
Tư vấn về các nguy cơ có thể xảy ra đối với em bé, giới thiệu nơi có thể chăm
sóc ở tuyến trên, hướng dẫn cách phòng tránh hoặc hạn chế nguy cơ và biến
chứng. Tư vấn xét nghiệm HIV cho mọi bà mẹ nếu có thể.

 Đối với trường hợp nghi HIV (+)
- Tư vấn đến trung tâm PC HIV/AIDS
- Tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

 Trường hợp bị hiếp dâm.

- Động viên người phụ nữ và thảo luận vấn đề phá thai.
- Tư vấn về giảm nguy cơ và an toàn cho phụ nữ


10
- Sẵn sàng điều trị dự phòng các bệnh LTQĐTD.
b. Tư vấn về Dinh dưỡng:
Là nội dung quan trọng và không thể thiếu cho các thai phụ. Tại Nam Định đã
triển khai nhiều hoạt động, tổ chức các buổi nói chuyện tập huấn, phát trên loa đài
truyền thanh của xã phường, tổ chức cùng với các hoạt động lồng ghép, triển khai
các lớp thực hành dinh dưỡng cho PNMT. Nội dung tuyên truyền về chế độ ăn khi
có thai của người phụ nữ bao gồm:
- Ăn nhiều bữa hơn, mỗi bữa ăn nhiều hơn. Lượng tăng ít nhất 1/4 (tăng số
bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa).
- Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng,
đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi).
- Ăn nhiều thực phẩm có chưa nhiều sắt, vitamin A và axit folic như thịt, cá,
trứng, rau xanh và các thực phẩm có màu vàng, đỏ.
- Uống đủ nước cần thiết
- Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu.
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón
- Uống viên sắt, axit folic/đa vi chất bổ sung
Kết quả công tác truyền thông dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tại Nam
Định 9 tháng đầu năm 2014
Năm 2014
Số phụ nữ mang thai được uống viên sắt/đa vi chất
Số buổi thực hành dinh dưỡng đã được tổ chức
Số PNMT, người chăm sóc trẻ dự buổi thực hành


Số lượng
14293 (42,9%)
494
15.528

dinh dưỡng
Số PNMT, người chăm sóc trẻ dự lớp truyền thông

24.685

dinh dưỡng


11
Số lần phát truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên

4416

đài phát thanh xã, phường, huyện, tỉnh
Như vậy tỷ lệ PNMT được uống bổ sung sắt/ đa vi chất tại tỉnh Nam Định còn
thấp (42,9%). Số buổi tập huấn và số lần phát trên đài phát thanh cũng khá nhiều
Tuy nhiên số lượng PN tham gia các lớp tập huấn và thực hành dinh dưỡng chưa
được cao. Vì vậy, tỉnh NĐ cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn dinh dưỡng
cho các phụ nữ mang thai sâu rộng hơn nữa, tích cực lồng ghép vào các hoạt động
tại địa phương.
c. Chế độ làm việc khi có thai. Nội dung trong các buổi truyền thông tư vấn:
- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm
ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).
- Không làm việc vào tháng cuối đảm bảo SK cho mẹ và để con tăng cân.

- Không mang vác nặng trên đầu, trên vai.
- Không để kiệt sức.
- Không làm việc dưới nước hoặc trên cao.
- Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
- Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.
- Quan hệ tình dục thận trọng.
d. Vệ sinh khi có thai.
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.
- Mặc quần áo rộng và thoáng.
- Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày.
- Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng.
- Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa.
- Tránh bơm rửa trong âm đạo
1.2.

Quản lý thai nghén:


12
Quản lý thai là biện pháp giúp cán bộ trạm y tế xã nắm chắc số người có thai
trong từng thôn xóm, để giúp họ quản lý thai tốt hơn trong đó ai có thai bình
thường, ai có nguy cơ cao, việc khám thai của thai phụ thế nào; hàng tháng sẽ có
bao nhiêu người đẻ tại trạm hoặc phải đẻ ở tuyến trên. Quản lý thai là một trong
những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ SKSS cho mọi gia đình, giảm tỷ
lệ tử vong bà mẹ của y tế tuyến xã, phường.
Bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai là:
- Sổ khám thai.
- Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai.
- Bảng Quản lý thai sản (hay bảng con tôm).
- Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn.

Tại Nam Định, kết quả công tác quản lý thai thể hiện qua bảng sau:
Năm

Phụ nữ

PN đẻ được quản lý thai trong thời

kỳ mang thai
Số lượng
Tỷ lệ %
2012
35457
35429
99,9
2013
33207
33039
99,5
9 tháng đầu năm 2014
27324
26377
96,5
Như vậy công tác quản lý thai tại NĐ chiếm tỷ lệ khá cao qua các năm, tuy
đẻ

nhiên 9 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này đang có xu hướng giảm mới đạt được 96,5%
1.2.1 Đăng ký thai
PNMT sẽ đến cơ sở y tế gần nhất như: Trạm y tế xã, trung tâm CSSKSS…
để đăng ký thai nghén càng sớm càng tốt. Tại Nam Định, hầu như 100% số thai
phụ đều đăng ký thai, thường chủ yếu ở trạm y tế xã. Do vậy, các cán bộ y tế có thể

thống kê được số phụ nữ có thai trên địa phương mình cùng với các thông tin khác,
để có những hỗ trợ, tư vấn và cung cấp các dịch vụ cần thiết nhất cho các thai phụ,
góp phần giảm tỷ lệ tai biến mẹ con. Tuy nhiên ở một số nơi tại tỉnh NĐ, do có thai
ngoài ý muốn hoặc có thai ở lứa tuổi vị thành niên, do phong tục tập quán…. nhiều


13
phụ nữ không dám đến các cơ sở y tế để đăng ký thai, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe của cả mẹ và con. Mặt khác đây cũng là thách thức của các cán bộ y
tế làm công tác CSSKSS tại các địa phương. Nhiều cán bộ đã phải đến từng nhà để
động viên và tư vấn cho các thai phụ.
1.2.2. Khám thai:
Là công việc không thể thiếu của bất kỳ một thai phụ nào. Khám thai định
kỳ là cách chăm sóc thai tích cực nhất và đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ vàcon.
Theo quy định của Bộ Y Tế, một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 3
lần. Tuy nhiên những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… thì số lần
khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn phụ thuộc vào các lý do y học. Lịch
khám thai định kỳ đối với một thai kỳ bình thường:
- Khám thai lần 1 được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục đích là xác định có
thai, phát hiện những bất thường và những biến chứng sớm như nôn nặng hoặc các
bệnh lý gây chảy máu.
- Khám thai lần 2 vào ba tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai và phát hiện
thai nghén có nguy cơ cao và tiêm phòng uốn ván.
- Khám thai lần thứ 3: vào ba tháng cuối phát hiện những biến chứng muộn và xác
định khoảng thời gian sinh và nơi sinh.
Kết quả khám thai tại Nam Định qua một số năm được thể hiện qua bảng sau
Năm

Số phụ nữ


Siêu

có thai

âm

2012
42824
2013
39725
9 tháng đầu năm 33294

4682

Tổng số lần khám
thai
SL
TB
147134 3,4
147455 3,7
132089 4,0

Số PN
đẻ
35457
33207
27324

Khám thai ≥3
lần trong 3 kỳ

SL
%
35427
99,9
33207
100
23148
84,7

2014
Qua bảng trên ta thấy kết quả khám thai tại tỉnh Nam Định chiếm tỷ lệ khá
cao. Số lần khám thai trung bình cũng đạt tỷ lệ cao với 9 tháng đầu năm 2014 số


14
lần khám thai của phụ nữ mang thai đạt trung bình 4,0 lần. Trong các năm 2012,
2013 gần như 100% các thai phụ khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ. Tuy nhiên 9
tháng đầu năm 2014 thì tỷ lệ phụ nữ đẻ đã được khám thai ≥3 lần lại có xu hướng
giảm với tỷ lệ chỉ có 84,7% .
1.2.3. Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai,
Kết quả đạt được tại Nam Định:
2012
Số lượng %
Tổng số PN đẻ
35457
Số PN đẻ được tiêm đủUV 35429
99,9
Năm

2013

Số lượng %
33207
33207
100

9 tháng năm 2014
Số lượng
%
27324
27296
99,9

Như vậy tại tỉnh Nam Định tỷ lệ PN được tiêm uốn ván khá cao gần như
100% PN trong thời gian mang thai đã được tiêm đầy đủ. Tỷ lệ này khá ổn
định trong 3 năm gần đây.
1.2.4. Cung cấp một số loại thuốc thiết yếu:
Ở các trung tâm CSSKSS hoặc là ở các trạm y tế xã đều có quầy dược nhằm
cung cấp một số loại thuốc thiết yếu cho PNMT có nhu cầu sử dụng và chủ yếu là
viên sắt/folic hay đa vi chất, canxi. Việc cung cấp thuốc thường được tư vấn và cấp
phát ngay lần khám thai đầu tiên, kiểm tra sử dụng và cung cấp tiếp các lần sau
1.3.

Chẩn đoán trước sinh

Chăm sóc trước sinh cũng phải phát hiện những bất thường của thai nhi mà
thường được gọi là chẩn đoán trước sinh để có thể loại bỏ những thai bất thường để
nâng cao chất lượng trong sinh sản, giảm thiểu những trẻ sơ sinh bị dị tật.. Thấy rõ
được tầm quan trọng đó, Nam Định tập trung vào các nhóm yếu tố nguy cơ cao để
chẩn đoán trước sinh như:
+ Mẹ có tuổi từ 35 trở lên.



Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh bất thường.


15


Gia đình có con bất thường.



Tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thuốc gây dị dạng thai, tia xạ.

 Tuyến xã và cơ sở tương đương. 229 trạm y tế xã, phường của Nam Định đều
thực hiện công tác tư vấn cho các phụ nữ, các cặp vợ chồng có nguy cơ cao
thai bị bất thường chuyển lên tuyến trên khám.
 Tuyến huyện: Ở tất cả 10 huyện, thành phố của tỉnh Nam Định đều đã lắp đặt
các máy siêu âm, giúp:
- Sàng lọc các bất thường của thai bằng siêu âm (lúc tuổi thai khoảng 11 - 13
tuần, 18 - 22 tuần và 28 - 32 tuần).
- Tư vấn gửi lên trung tâm CSSKSS tỉnh nếu siêu âm có dấu hiệu bất thường

 Trung tâm CSSKSS tỉnh Nam Định và các trung tâm khác
Thực hiện các thăm dò có thể được (siêu âm, xét nghiệm hóa sinh, chọc hút
nước ối, sinh thiết gai rau, nhiễm sắc đồ…) nhằm xác định chẩn đoán bất thường
của thai và tư vấn chuyển lên tuyến trung ương nếu vượt quá khả năng xử trí. 9
tháng đầu năm



16

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Chăm sóc trong thời kỳ mang thai nghén là việc làm cần thiết và không thể
thiếu của bất kỳ thai phụ nào. Để có thể làm mẹ an toàn, sinh ra những đứa con
khỏe mạnh, giảm tỷ lệ tử vong mẹ con thì hãy thật sự quan tâm đến công tác này.
Nam Định là một trong những tỉnh, thành phố có công tác CSSKSS nói
chung tương đối tốt. Trong đó công tác CSSK sinh sản trước sinh đạt được nhiều
kết quả đáng mừng nhiều năm gần đây. Qua kết quả thống kê cho thấy các nội
dung trong công tác này tỉnh Nam Đinh đều đạt trên mức tiêu chí và chiếm tỷ lệ
cao. Có được những thành công trên là do có sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh,
Sở y tế Nam Định cùng với các ban ngành đoàn thể và sự cố gắng của các cán bộ y
tế làm công tác CSSKSS.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tácCSSKSS trước
sinh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là tình trạng dinh dưỡng của các thai phụ, tỷ
lệ sử dụng viên sắt/folic, đa vi chất còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (9tháng đầu năm
2014 mới chỉ đạt 42,9%), nhiều chỉ số có xu hướng giảm như tỷ lệ phụ nữ đẻ được
khám thai trên 3 lần trong thai kỳ năm 2014 chỉ đạt được 84,7% trong khi các năm
trước đều xấp xỉ 100%. Ngoài ra, số phụ nữ đẻ được quản lý thai trong thời gian
mang thai cũng giảm chỉ mới đạt 96,5%. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do
sự kiện toàn bộ máy hệ thống y tế chưa được chú trọng nâng cao, trình độ hiểu biết
nhận thức của người dân còn hạn chế chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác
CSSKSS trước sinh nên vẫn cò chủ quan, lơ là. Đặc biệt là phụ nữ vùng nông thôn,
ven biển thì trình độ của người phụ nữ còn thấp. Thêm vào đó công tác truyền
thông tư vấn cho PNMT trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng còn nhiều hạn chế


17


KHUYẾN NGHỊ

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng chăm sóc tốt trước sinh
chắc chắn làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ có liên quan đến thai sản. Như vậy tỉnh Nam
Định cần có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CSSKSS trước sinh cho
phụ nữ mang thai. Cụ thể:
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống bộ máy y tế từ trạm y tế xã đến các trung tâm tại
tỉnh NĐ. Huy động sự ủng hộ của các đoàn thể, đẩy mạnh công tác xã hội hóa.
- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cho các cán bộ y tế phụ trách trực tiếp
đặc biệt ở các trạm y tế xã.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho
phụ nữ mang thai.
- Khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ phụ nữ có thai đi khám và làm các cận
lâm sàng cần thiết
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra và đôn đốc công tác CSSKSS tại các trung
tâm và trạm y tế xã trong toàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông- GDSK nâng cao kiến thức và
hiểu biết của người dân đặc biệt là số người trong độ tuổi 15-49 trong toàn tỉnh.
Cần có kế hoạch triển khai các hoạt động lồng ghép như tư vấn, thăm hộ gia
đình, nói chuyện…tại một số nơi trọng điểm có công tác CSSKSS trước sinh
thấp hoặc những nơi trình độ dân trí của người dân còn thấp.



×