Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI VIẾT: KINH NGHIỆM HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.54 KB, 10 trang )

BÀI VIẾT: KINH NGHIỆM HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VIỆT NAM
Tóm tắt:
Hệ thống các Quỹ bảo vệ môi trường trên thế giới và các Quỹ bảo vệ môi trường tại
Việt Nam đều có chung sứ mệnh là một trong những công cụ tài chính của nhà nước để thực
thi việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động đầu tư bảo vệ môi
trường. Việc bảo toàn và duy trì nguồn vốn, khả năng huy động các nguồn vốn mới để đáp
ứng được nhu cầu cũng như phương thức hỗ trợ tài chính để đảm bảo tính hiệu quả cao là bài
toán khó đối với các Quỹ hiện nay. Bài viết sử dụng kinh nghiệm của các hệ thống Quỹ môi
trường tại một số nước trên thế giới, nghiên cứu tình huống tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam và thông qua đó đưa ra các hàm ý chính sách đối với hoạt động của Quỹ.
Từ khóa: Quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ tài chính, đầu tư bảo vệ môi trường
Abstract:
The system of environmental protection funds in the world and environmental protection
funds in Vietnam have the same mission as one of the state's financial instruments to
implement financial support for companies and individuals in environmental protection fields.
Preserving and maintaining capital, the ability to mobilize new capital sources to meet the
demand as well as the financial support methods to ensure high efficiency are major barries
for the development of funds. The article uses the experience of the environmental fund
systems in some countries, case study at the Vietnam Environment Protection Fund and then
gives policy implications for the operation of the fund.
Keywords: Environment Fund, Financing, investment for environmental protection

0


KINH NGHIỆM HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
ThS. Lê Hải Lâm
Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam


1. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trường trở thành một trong
những vấn đề nóng và cấp thiết. Với mục đích, tăng cường nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các
quốc gia phát triển trên thế giới đã thực thi đồng bộ các giải pháp như: thay đổi chính sách
(ưu đãi thuế, đất, ...), pháp luật (ban hành các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi
trường) và các hỗ trợ tài chính để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường
hiện nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm là do các doanh nghiệp
thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi,
các nguồn tài trợ không hoàn lại. Đây cũng chính là lý do tạo nên sự hình thành và phát triển
hệ thống các Quỹ Bảo vệ môi trường trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính, mỗi quốc
gia có hệ thống Quỹ Bảo vệ môi trường với những tính chất đặc thù khác nhau. Nhìn chung,
Quỹ Bảo vệ môi trường là công cụ tài chính của nhà nước để thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi
trường quốc gia, giải quyết vấn đề cấp vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Để các
Quỹ phát triển bền vững, buộc Quỹ Bảo vệ môi trường luôn tuân thủ nguyên tắc đảm bảo
được nguồn vốn hoạt động và lựa chọn đúng phương thức hỗ trợ tài chính. Vì lẽ đó, bài viết
này tác giả tập trung trình bày kinh nghiệm hỗ trợ tài chính của các Quỹ trên thế giới và đưa
ra một số bài học cho Quỹ Bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
2. Kinh nghiệm hỗ trợ tài chính tại các Quỹ Bảo vệ môi trường
2.1. Các Quỹ Bảo vệ môi trường tại một số nước Trung và Đông Âu
* Nghiên cứu các phương thức hỗ trợ tài chính của một số Quỹ môi trường tại các
quốc gia Trung và Đông Âu cho thấy, các hoạt động sau đây được các Quỹ triển khai thực
hiện (OECD 2007):
- Tài trợ không hoàn lại: Nguồn hỗ trợ tài chính hấp dẫn nhất cho hoạt động bảo vệ môi
trường là các khoản tài trợ không hoàn lại. Tài trợ không hoàn lại là khoản đầu tư trực tiếp
được chuyển từ quỹ tới người thụ hưởng. Người nhận tài trợ sẽ không phải hoàn trả lại, tuy
nhiên sẽ có những điều kiện đi kèm (người nhận sẽ phải hoàn trả lại số tiền tài trợ nếu sử
dụng không đúng mục đích dự kiến/trong hợp đồng hoặc không đạt được mục đích ban đầu đề
ra). Phần lớn các quỹ ủy thác hoặc quỹ môi trường trong quốc gia khu vực Trung và Đông Âu
đều hỗ trợ một phần hoặc tất cả nguồn vốn của Quỹ dưới dạng tài trợ không hoàn lại. Tài trợ

không hoàn lại thường dễ dàng hơn trong việc quản lý và các tổ chức sẽ chịu ít rủi ro tài chính
1


hơn. Tuy nhiên, cần phải thực hiện việc giám sát dự án được nhận tài trợ và cũng như đánh
giá kết quả đạt được.
- Cho vay ưu đãi: Nhiều Quỹ bảo vệ môi trường trong khối Trung và Đông Âu (CEE) thực
hiện cho vay ưu đãi với các điều khoản và chính sách hấp dẫn hơn các nguồn vốn cho vay
khác trên thị trường. Các khoản vay có thể được ưu đãi theo các hình thức sau: giảm lãi suất,
cho phép thời gian ân hạn và thời hạn trả nợ dài hơn. Một số quỹ môi trường thậm chí cho vay
với lãi suất 0%. Cho vay ưu đãi là công cụ được ưa thích ở các nước có thị trường tài chính
kém phát triển. Cho vay ưu đãi sẽ tạo ra nguồn thu là khoản “gốc” và “ lãi”, từ đó giúp cho
Quỹ có thể xoay vòng nguồn vốn và giá trị vốn không bị sụt giảm do lạm phát. Phương thức
này tạo ra cho người vay chịu trách nhiệm với kết quả của dự án. Khác với tài trợ không hoàn
lại, cho vay ưu đãi thúc đẩy việc kiểm soát tài chính của người nhận hỗ trợ tốt hơn. Nhược
điểm lớn nhất của cho vay ưu đãi là nguy cơ không trả nợ đúng hạn hoặc vỡ nợ. Cho vay ưu
đãi cũng đòi hỏi chi phí vận hành, quản lý cao hơn do yêu cầu quy trình thẩm định đầy đủ.
Một vấn đề khác có liên quan đến cho vay ưu đãi là tính phù hợp với các nguồn đầu tư tài
chính lớn có thời gian thu hồi nợ trong khoản 15 - 25 năm. Đối với các Quỹ quay vòng vốn,
kỳ hạn trả nợ dài sẽ làm hạn chế tính lưu động của vốn. Và vì vậy hầu hết các Quỹ chỉ cho
vay ưu đãi với thời gian hoàn vốn là 3 - 5 năm.
- Hỗ trợ lãi suất: Hỗ trợ lãi suất là trường hợp đặc biệt của tài trợ không hoàn lại. Hỗ trợ lãi
suất được sử dụng để giảm tỷ lệ lãi suất trên một khoản vay. Trong một số trường hợp, hỗ trợ
lãi suất được giới hạn ở một mức lãi suất cụ thể (ví dụ 5% hay 10%) hoặc theo quy định về
mức giảm tỷ lệ phần trăm là thấp hơn 2% hoặc 5% so với mức lãi suất thương mại. Bên cạnh
đó, hỗ trợ lãi suất cũng chỉ được xét duyệt khi dự án đã đạt đầy đủ các chỉ tiêu về tài chính và
được một ngân hàng cam kết cấp vốn. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để sử dụng phương thức hỗ
trợ lãi suất chính là hệ thống ngân hàng thương mại trong quốc gia đó phải phát triển tốt.
- Bảo lãnh vay vốn: Bảo lãnh vay vốn là một cơ chế mà theo đó có một bên thứ ba nhận trách
nhiệm trả nợ thay nếu bên vay bị vỡ nợ. Về mặt lý thuyết, bảo lãnh vay vốn có thể được thực

hiện bởi bất kỳ thực thể pháp lý nào có nguồn lực tài chính được bên cho vay chấp nhận. Tùy
thuộc vào mức độ rủi ro có liên quan đến nguồn vốn vay, người bảo lãnh có thể chịu trách
nhiệm một phần hoặc toàn bộ số tiền vay. Bảo lãnh vay vốn đã được áp dụng tại Quỹ bảo vệ
môi trường của Chính phủ Cộng hòa Séc, nhưng khối quốc gia Trung và Đông Âu chưa sử
dụng cơ chế này.
- Đầu tư vốn cổ phần: Đối với các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần có thể được xem như một
nguồn vốn được sử dụng cho nhiều mục đích: mở rộng hoạt động, hiện đại hóa công nghệ,
vay nợ ngắn hạn. Cơ chế này là phù hợp nhất cho các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển
thiết bị kiểm soát môi trường hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn. Trong việc hỗ trợ cho đầu tư cổ
phần, Quỹ sẽ mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Những cổ phiếu này sau đó có thể được bán lại
để thu lợi nhuận. Một vấn đề quan trọng có liên quan đến công cụ này là lựa chọn thời điểm
để bán cổ phiếu. Để lựa chọn đúng đắn thì đòi hỏi phải có kiến thức về đầu tư cổ phần, tuy

2


nhiên công cụ này vẫn chưa được áp dụng ở hầu hết các Quỹ Bảo vệ môi trường trong khối
Trung và Đông Âu.
* Trong hoạt động hỗ trợ tài chính của các Quỹ, các lĩnh vực đầu tư dự án được đánh
giá bao gồm từ phương án sử dụng vốn cũng như điều kiện vay vốn/tài trợ của nhà tài trợ,
cũng như các lĩnh vực ưu tiên khác nhau (Patrick Francis, Jürg Klarer and Nelly Petkova,
1999).
Hình thức hỗ trợ tài chính đối với các loại hình dự án
Tài trợ
không
hoàn lại
x

Cho
vay

ưu đãi

TT

Loại hình dự án

1

Dự án không có nguồn thu

2

Dự án phi thương mại

x

3

Dự án sáng chế/đổi mới công nghệ

x

Hỗ trợ
lãi suất

Bảo
lãnh

Đầu tư
cổ phần


x
x
x

Nguồn: OECD, 2007
Theo đó các loại hình được xem xét và đánh giá để đưa ra phương thức hỗ trợ tài chính
phù hợp với điều kiện và nguồn vốn của các Quỹ, cụ thể:
- Dự án đầu tư quy mô lớn và nhỏ: Các tổ chức cần đánh giá lợi ích tiềm năng của việc
hỗ trợ một vài dự án có quy mô lớn so với lợi ích của việc hỗ trợ cho nhiều dự án đầu tư nhỏ.
Thông thường các tổ chức có thể cân đối giữa các dự án lớn và nhỏ, một phần cũng bằng cách
hạn chế số tiền tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho dự án.
- Dự án thương mại và dự án phi thương mại1: Nếu các dự án đầu tư mang tính thương
mại được hỗ trợ thì các tổ chức cần phải thực hiện đánh giá một cách kỹ lưỡng thị trường vốn
và xem xét các nguyên tắc có thể áp dụng cho việc hỗ trợ các công ty tư nhân.
- Các dự án đầu tư sáng chế/đổi mới công nghệ: Những dự án này chưa được thực hiện
trong nước hoặc có tính mới lạ trên quốc tế. Rõ ràng, những dự án này màng lại rủi ro thất bại
cao hơn nhiều so với dự án môi trường thông thường. Đây cũng có thể là dự án chuyển đổi
công nghệ từ nước ngoài. Một đánh giá toàn diện về kỹ thuật, kinh tế và nghiên cứu tiếp thị
cần được thực hiện trước khi quyết định có tài trợ cho dự án loại này hay không.
* Tổng kết các hoạt động chủ yếu của các quỹ môi trường ở một số quốc gia thuộc
khu vực Trung và Đông Âu cho thấy phần lớn nguồn vốn hoạt động các quỹ là từ nguồn thu
thuế, phí môi trường và cơ chế hỗ trợ tài chính chủ yếu là hoạt động tài trợ không hoàn lại.
Nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ tài chính các Quỹ thuộc Trung và Đông Âu

Tên tổ chức

Nguồn
vốn


Nguồn thu (% nguồn thu)

Cơ chế hỗ trợ (% nguồn vốn)

1 Các dự án thương mại là những dự án khi hoàn thành có khả năng tạo ra lợi nhuận tương đối nhanh (không quá
một vài năm) vượt quá chi phí đầu tư phát sinh ban đầu. Các dự án phi thương mại là các dự án khả thi về mặt xã
hội và không nhất thiết phải mang lại lợi nhuận, các dự án này có tỷ lệ chiết khấu bằng 0 hoặc rất thấp, hơn nữa
thời gian hoàn vốn thường là trên 10 năm.
3


Balan: Quỹ Bảo vệ
môi trường và quản lý
nước
Séc: Quỹ Bảo vệ môi
trường
Rumani: Quỹ Bảo vệ
môi trường
Slovenia: Quỹ sinh
thái
Estonia: Quỹ đầu tư
môi trường
Slovakia: Quỹ Bảo vệ
môi trường
Hungary: Quỹ Bảo vệ
môi trường

(triệu
USD)


Nguồn chính

9.655

Các khoản phí và
phạt về môi
trường 71%

4.066
2.512
425
349
213
102

Phí ô nhiễm
50,3%
Thuế và phí môi
trường 90%
Nguồn trả nợ 64%
Thuế và phí môi
trường 100%
Phí ô nhiễm
61,9%
Thuế sản phẩm
51%

Nguồn phụ
Hoạt động tài chính
16%, thu từ thị trường

carbon 7%, ngân sách
nhà nước 5%, khác 1%
Nguồn trả nợ, viện trợ
nước ngoài 40%
Lãi vay và phí giảm
phát thải 10%
Viện trợ nước ngoài
36%

Cơ chế chính

Cơ chế phụ

Hỗ trợ lãi suất
51%

Cho vay ưu đãi
48%

Tài trợ 82%
Tài trợ và trợ
giá 90%
Cho vay ưu đãi
100%
Tài trợ và trợ
giá 100%

Nguồn thu từ tư nhân
hóa 25,4%


Tài trợ 94,2%

Ngân sách 30,5

Tài trợ 94,8

Cho vay ưu đãi
18%
Cho vay ưu đãi
10%

Cho vay ưu đãi
5,4%
Cho vay không lãi
suất 5,2%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Barbu Liliana 2017, European Regional Development Fund
2012, OECD 2007, OECD 2012, OECD 2015, OECD 2017, OECD 2018, State
Environmental Fund of the CR 2014
2.2. Quỹ quay vòng vốn và tiết kiệm năng lượng Thái Lan
Được thành lập năm 2003, Quỹ quay vòng vốn Thái Lan thực hiện hỗ trợ cho các dự
án tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Quy trình cho vay dưới đây thể hiện rằng một khoản vay
được cấp cho người vay thường được đánh giá theo sự quản lý và mục đích của Quỹ. Nguyên
tắc là người vay có khả năng hoàn trả (cả gốc và lãi) cho một dự án tiết kiệm năng lượng
thông qua khoản tiền tiết kiệm được từ năng lượng được cải tiến của các chương trình/dự án.
Những khoản hoàn trả này quay trở về Quỹ và được Quỹ thực hiện cho vay các dự án mới.
Đối với các dự án năng lượng tái tạo, người vay tiết kiệm được chi phí từ tiêu dùng nhiên liệu
hóa thạch hoặc trợ giá hàng năm như giá điện năng lượng tái tạo (Clive H. J. Mason, 2015).
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ quay vòng vốn và tiết kiệm năng lượng Thái Lan


Nguồn vốn khác
Chi phí hoạt động
Nguồn vốn ban đầu

Quỹ quay vòng
vốn

Giải ngân

Khoản vay

Hoàn trả gốc, lãi và phí (từ chi phí năng
lượng tiết kiệm được)
Nguồn: Clive H. J. Mason 2015
Hoạt động của Quỹ quay vòng vốn tạo ra những thuận lợi cho các chủ thể hưởng lợi
như cung cấp nguồn tài chính ổn định, tạo hiệu ứng đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, Quỹ quay vòng vốn thường gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn vốn do thời gian thu
4


hồi các khoản vay dài hoặc quỹ phải có nguồn vốn tái cấp định kỳ. Tính đến năm 2012, Quỹ
đã hỗ trợ cho vay được 294 dự án với tổng vốn cho vay 235 triệu USD (Clive H. J. Mason,
2015).
2.3. Quỹ Bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Croatia
Quỹ Bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Croatia là một quỹ ngoài ngân sách,
hoạt động hỗ trợ tài chính và dự án theo 3 lĩnh vực chính: bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng
lượng hiệu quả và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Một trong những ví dụ điển hình của
chính sách kinh tế xanh của Cộng hòa Croatia là thiết lập được nguồn vốn Quỹ được bảo đảm
dựa trên “nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền” ( PPP - Polluter Pay Principle). Nguồn vốn
hoạt động của Quỹ bao gồm các nguồn phí và thuế môi trường, các khoản đóng góp và tài trợ

của các cá nhân và tổ chức.
Trong thời gian hoạt động gần đây, Quỹ tập trung chủ yếu vào mảng lĩnh vực tiết kiệm
năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo. Trong năm 2015, Quỹ đã tài trợ cho việc đầu tư
khoản tiền tương đương khoảng 147 triệu đô la Mỹ cho hoạt động tiết kiệm và tái tạo năng
lượng. Các khoản vay/ tài trợ không hoàn lại được cấp cho hộ gia đình thông qua việc nâng
cấp, cải tạo hiệu quả sử dụng năng lượng cho căn hộ/ tòa nhà bằng các phương án như thay
đổi cửa sổ, cửa chính để tăng cường ánh sáng tự nhiên, xây dựng phủ các lớp cách nhiệt, nồi
hơi khí ngưng tụ, đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo như nhiệt mặt trời, nồi hơi sinh khối,
bơm nhiệt và quang điện. Việc hỗ trợ tài chính của Quỹ giúp giảm lượng tiêu thụ năng lượng
tại các tòa nhà từ khoảng 30% đến 60%, giảm thiểu lượng khí CO2 phát thải tương đương
khoảng 20.500 tấn (Vesna Bukarica, 2016).
3. Nghiên cứu tình huống tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Thành lập và hoạt động theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ
tướng Chính phủ, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là một tổ chức tài chính phi ngân hàng
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng,
thông qua phương thức chính là cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ không hoàn lại và hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam là công cụ tài chính của nhà nước để thực thi nhiệm vụ bảo vệ
môi trường quốc gia, giải quyết vấn đề cấp vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Tổng
nguồn vốn hoạt động2 của Quỹ đến 31/12/2017 tương đương khoảng 1.359 tỷ đồng chủ yếu là
do nguồn ngân sách cấp, cụ thể các nguồn vốn của Quỹ như sau:
Bảng 3: Nguồn vốn Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tính đến 31/12/2017
TT

Giá trị
(triệu đồng)

Nội dung

Tỷ lệ


2 Nguồn vốn hoạt động này chưa bao gồm phần nguồn vốn thu được từ chênh lệch thu chi hàng năm của Quỹ
BVMTVN.
5


1

Vốn điều lệ Ngân sách cấp

733.787

47%

2

Vốn bổ sung từ ngân sách (Theo QĐ 35)

351.000

23%

3

Nguồn hỗ trợ giá điện gió và trợ giá sản phẩm dự án CDM

297.004

19%


4

Lệ phí bán/chuyển CERs

43.647

3%

5

Vốn ủy thác từ Bộ Tài Chính (Ngân hàng Thế giới)

85.305

5%

6

Vốn khác

43.148
3%
1.553.891
100%
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Tổng cộng

Hình thức hỗ trợ tài chính chủ yếu của Quỹ là hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi,
chiếm tỷ trọng trên 84% hoạt động của Quỹ. Lãi suất vay vốn ưu đãi được Quỹ xác định hàng

năm và phải đảm bảo không vượt quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Cơ cấu sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
084%
Cho vay
Tài trợ
000%

004%

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Hỗ trợ giá điện gió

007%

Trợ giá sản phẩm dự án CDM
005%

Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Tính từ thời điểm phê duyệt khoản vay đầu tiên vào năm 2004 thì tính đến cuối năm
2017 Quỹ đã cấp vốn cho 268 dự án với tổng số vốn tương ứng là 2.143 tỷ đồng. Hoạt động
cho vay Quỹ được tập trung vào các vấn đề nóng của môi trường hiện nay như xử lý chất thải
nguy hại, chất thải công nghiệp, nước thải nhà mà và khu công nghiệp. Chi tiết kết quả cho
vay theo lĩnh vực của Quỹ theo bảng dưới đây.
Lĩnh vực ưu tiên Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tính đến 31/12/2017
TT

Lĩnh vực ưu tiên

Giá trị cho vay
(triệu đồng)

762.266

Tỷ trọng
(%)
36%

1

Xử lý nước thải công nghiệp tập trung

2

Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung

209.391

10%

3
4

Xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện và làng nghề
Xử lý rác thải sinh hoạt
Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt
động tái chế, xử lý chất thải
Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn,
tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo

137.060
203.441


6%
9%

341.200

16%

401.503

19%

5
6

6


TT
7
8

Lĩnh vực ưu tiên

Giá trị cho vay
(triệu đồng)

Tỷ trọng
(%)


68.591

3%

19.500

1%

2.142.951

100%

Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp
trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc và
phân tích môi trường
Các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ
Tổng cộng

Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Các dự án vay vốn tại Quỹ đã phân loại theo lĩnh vực ưu tiên nhưng gần như chưa có
chính sách riêng biệt đối với các loại dự án này. Các dự án không có nguồn thu, dự án phi
thương mại, dự án sáng chế và đổi mới công nghệ đều được đánh giá và cho vay với một mức
lãi suất giống nhau. Nhưng thực tế suất sinh lời cũng như tác động của các dự án này đối với
xã hội, cộng đồng và đòn bẩy đối với nền kinh tế là hoàn toàn khác nhau.
4. Bài học kinh nghiệm đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Qua kinh nghiệm hoạt động của một số Quỹ môi trường trên thế giới, có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
Thứ nhất: Quỹ cần có một tầm nhìn và cơ cấu quản lý phù hợp với điều kiện quốc
gia, đưa ra các mục tiêu dài hạn khả thi và cần đảm bảo các nguồn vốn dài hạn của Quỹ. Khả

năng tồn tại và hiệu quả lâu dài của Quỹ bảo vệ môi trường rõ ràng phụ thuộc chặt chẽ vào
chiến lược bảo toàn nguồn vốn cũng như chính sách bổ sung các nguồn vốn khác. Để làm tốt
điều này, cần chú trọng vào hai khía cạnh, thứ nhất là tăng hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ tài
chính bằng cách giảm thiểu rủi ro và thứ hai tăng cường nguồn thu cho Quỹ. Về cơ bản, các
Quỹ trên thế giới luôn đảm bảo được nguồn vốn dựa trên nguyên tắc PPP (nguyên tắc người
gây ô nhiễm trả tiền), nguồn vốn được bổ sung thường xuyên từ các khoản phí thuế môi
trường. Tuy nhiên, hiện nay Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không có những nguồn thu này
(phí bảo vệ môi trường đối với việc xả thải, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng
sản, xử lý chất thải rắn …) vì lý do 100% các khoản phí này được giữ lại tại ngân sách địa
phương để phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại chính địa phương đó mà không được điều
tiết về ngân sách trung ương (Theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016; Nghị
định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày
29/11/2007).
Thứ hai: Cần lựa chọn lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính cụ thể và mang tính chất tập
trung. Các quốc gia thường lựa chọn thành lập nhiều loại Quỹ và mỗi Quỹ thường chỉ lựa
chọn đầu tư một số lĩnh vực môi trường nhất định, danh mục đầu tư quá đa dạng sẽ khiến
nguồn vốn đầu tư bị phân tán và giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, nếu các Quỹ đều chung sứ
mệnh hoạt động bảo vệ môi trường trong quốc gia cần phải thống nhất về bộ máy tổ chức,
phương thức hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên để đảm bảo nguồn vốn nhà nước được tập trung, giải
quyết các vấn đề môi trường theo các chính sách và pháp luật đề ra. Hiện nay, ngoài Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam còn có 39 Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương được thành lập tại các

7


tỉnh, thành phố trong cả nước, tuy nhiên chưa có sự thống nhất về cơ chế, về cách thức hoạt
động, lĩnh vực hỗ trợ dẫn tới hiệu quả đạt được chưa cao.
Thứ ba: Hướng tới và đẩy mạnh công tác hỗ trợ tài chính các hoạt động hỗ trợ tài
chính trong tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Theo đánh giá của tác
giả, đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang tập trung vào việc đầu tư xây

dựng phát triển kinh tế, thì các Quỹ Bảo vệ môi trường này tập trung vào việc hỗ trợ tài chính
để giảm thiểu ô nhiễm hoặc khắc phục ô nhiễm mà trong đó chủ yếu là đối với các dự án, các
công ty, các vùng ảnh hưởng lớn. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc kiểm
soát ô nhiễm môi trường luôn được đảm bảo thì các Quỹ đã phát triển qua giai đoạn hỗ trợ tài
chính cho việc giảm thiểu ô nhiễm mà tập trung vào các mảng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm
năng lượng hay sử dụng năng lượng tái tạo. Đối tượng cho vay của các Quỹ tập trung hơn vào
xã hội, cộng đồng, cá nhân hay hộ gia đình thay vì hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp (Quỹ Bảo
vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Croatia).
Mặt khác, hầu hết các Quỹ môi trường trên thế giới đều tập trung vào công tác tài trợ
không hoàn lại, cho vay chỉ là hình thức thứ yếu. Để Quỹ có thể hoạt động tài trợ không hoàn
lại, cần tìm kiếm các biện pháp bổ sung nguồn tài trợ không hoàn lại cho Quỹ. Hiện nay, đối
với các Quỹ Bảo vệ môi trường tại Việt Nam không có hoặc có ít nguồn vốn để tài trợ do
ngay từ khi thành lập các Quỹ được xác định phải bảo toàn nguồn vốn được cấp.
Thứ tư: Không ngừng hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài chính để phù hợp với tình hình
thực tế, phù hợp với trình độ cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế. Cần đánh giá, phân
loại ngay từ đầu vào các loại hình dự án khác nhau theo các tính chất khác nhau. Ví dụ, cần
phân loại dự án theo khía cạnh tài chính như có lợi nhuận hay không, khía cạnh xã hội như
đảm bảo lợi ích môi trường cho cộng đồng hay khía cạnh sáng chế hay đổi mới công nghệ,
quy mô của dự án, tính nhân rộng … Từ đó, Quỹ xác định và đưa ra các hình thức cấp vốn
phù hợp đối với loại hình dự án đó, vừa đảm bảo về mặt khả thi về tài chính, đảm bảo lợi ích
cho xã hội, góp phần trong công tác bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo duy trì được nguồn
vốn hoạt động lâu dài cho Quỹ.
Thứ năm: Trong công tác đánh giá hiệu quả cho vay vốn hầu hết các Quỹ chỉ mới
đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ theo khía cạnh tài chính bao gồm lợi nhuận dự án thu
được, khả năng hoàn trả gốc và lãi vay. Trong khi đó, tác động của việc hỗ trợ tài chính cần
phải được đánh giá hiệu quả theo khía cạnh môi trường, lợi ích cộng đồng và lợi ích xã hội
đạt được. Việc xác định hiệu quả về khía cạnh môi trường và xã hội một cách định lượng sẽ
giúp cho Quỹ có chiến lược và mục tiêu phục vụ một cách hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbu Liliana (2017), Issues on financing sources of Environmental Fund in Romania,

Romania.
2. Clive H. J. Mason (2015), Financial Mechanisms for Clean Energy in Small Island
Developing States, Washington D.C.
8


3. European Regional Development Fund (2012), Action strategy of the National Fund for
Environmental Protection and Water Management for 2013-2016 with a view to 2020,
Warsaw.
4. OECD (2007), Handbook for appraisal of environmental projects financed from public
funds, Paris.
5. OECD (2012), OECD Environmental Performance Reviews: Slovenia 2012, Slovenia.
6. OECD (2015), Environmental Performance reviews: Poland 2015, Poland.
7. OECD (2017), OECD Environmental Performance Reviews: Estonia 2017, Estonia.
8. OECD (2018), Environmental Performance Reviews Mid-term progress report: Slovak
Republic, Slovak.
9. Patrick Francis, Jürg Klarer and Nelly Petkova (1999), Sourcebook on environmental funds
in economies in transition, OECD.
10. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam năm 2017, Hà Nội.
11. State Environmental Fund of the CR (2014), State Environmental Fund of the CR, Czech.
12. Vesna Bukarica (2016), Energy efficiency and renewable energy grants in Croatia - from a
district scheme to a national programme, Croatia.
13. Vesna Bukarica (2016), The role of the environmental protection and energy efficiency
fund in supporting energy efficiency in buildings and transport, Croatia.

9




×