Sáng kiến kinh nghiệm:
“KINH NGHIỆM PHÂN DẠNG VÀ GIẢI BÀI TẬP VỀ
DUNG DỊCH TRONG MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm được đưa vào chương trình học
muộn nhất, bắt đầu từ lớp 8. Là môn học mới nên kích thích tính tò mò, muốn
khám phá, tìm tòi nghiên cứu, tạo được hứng thú bộ môn cho học sinh. Tuy nhiên,
nó cũng có thể là môn học tạo tâm lý lo lắng, e ngại nếu như học sinh không nắm
chắc kiến thức và không vận dụng được kiến thức để giải các bài tập hóa học.
Với đặc điểm là môn khoa học gồm lý thuyết và thực hành. Các bài tập hoá
học rất đa dạng và phong phú, do đó việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học là
nhiệm vụ quan trọng của giáo viên bộ môn. Bài tập hoá học giúp giáo viên kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch
điều chỉnh phương pháp phù hợp với từng đối tượng, phát hiện những học sinh yếu
để có kế hoạch phụ đạo cũng như phát hiện những học sinh có năng khiếu để có kế
hoạch bồi dưỡng thi học sinh giỏi.
Thực tế giảng dạy cho thấy trong các bài tập hoá học, bài tập liên quan về
dung dịch là một nội dung không thể thiếu trong các bài tập hóa học nhất là bài tập
tính toán. Dạng bài tập này được đưa vào bắt đầu từ chương: Dung dịch ở lớp 8 và
sau đó được lồng ghép xuyên suốt cả cấp học cũng như các cấp học trên cao hơn.
Bài tập về dung dịch có rất nhiều dạng, nhiều bài khó, phức tạp khi giải phải
qua nhiều bước và cần huy động nhiều kiến thức, thực tế đa số chưa xác định được
dạng và chưa xác định được hướng giải nên học sinh e ngại, né tránh khi gặp dạng
bài tập này chỉ có một số học sinh khá, giỏi mới làm được nhưng vẫn còn nhiều sai
sót.
Bài tập về dung dịch có phạm vi rất rộng, có thể phân thành nhiều dạng bài
tập từ lớp 8 ở THCS cho đến cấp học đại học, bên cạnh nghiên cứu các đơn vị kiến
thức ngày càng cao, sâu và rộng thì bài tập liên quan đến dung dịch luôn đồng
hành trong từng đơn vị kiến thức qua các bài tập. Dung dịch được đưa vào chương
trình bắt đầu từ nữa sau học kì 2 lớp 8, tuy vậy nó đóng vai trò rất quan trọng, bài
tập về dung dịch là nền tảng, là chìa khóa để giải nhiều bài tập hóa học, chủ yếu là
bài tập định lượng. Nếu không nắm chắc các dạng toán dung dịch ở lớp 8 thì khi
học lên học sinh sẽ không thể giải được các bài tập có liên quan đến nồng độ dung
dịch nên khó tiếp thu tiếp thu hay lĩnh hội kiến thức mới còn khi đã nắm chắc rồi
thì chắc chắn việc giải các bài tập cũng như tiếp nhận kiến thức mới sẽ dễ dàng,
thuận lợi hơn. Với những nhận thức trên tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất
1
lượng dạy và học người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy,
phân loại các dạng bài tập về dung dịch phù hợp với nhận thức của học sinh. Vì
vậy, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm phân dạng và giải bài tập về
dung dịch trong môn hoá học lớp 8 ở trung học cơ sở” để giúp giáo viên và học
sinh giải quyết được những tồn tại ở trên. Đồng thời, thông qua sáng kiến này học
sinh được rèn kỹ năng làm bài tập tính toán về dung dịch, ôn tập, hệ thống hóa
những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình và cũng qua đó phát huy tính
sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Trong sách giáo khoa hay sách bài tập hoá học 8, 9 chưa phân dạng rõ ràng
bài tập về dung dịch một cách có hệ thống và về phần hướng dẫn giải chưa có, nếu
có thì rất sơ sài, vắn tắt khi học sinh đọc tham khảo thì rất khó hiểu, nhiều học sinh
bối rối không biết bắt đầu giải như thế nào. Khắc phục được những hạn chế trên
chính là điểm mới của sáng kiến.
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập định lượng là một vấn đề không mới, song
cái mới trong sáng kiến này là tôi đã đưa ra các dạng toán theo hướng phát triển
của kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và đưa ra phương pháp giải
chung cho mỗi dạng. Với mỗi bài tập sẽ có phần giải chi tiết, cụ thể, dễ hiểu được
dẫn dắt, lập luận logic theo trình tự để giúp học sinh hiểu và định hướng được cách
giải của từng bài tập từ đó giúp các em nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm
bài một cách khoa học. Trên cơ sở đó học sinh sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức, tạo
tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy ở các cấp học cao hơn, các em sẽ có
hứng thú, say mê môn hoá học nói riêng cũng như hình thành được phương pháp
nghiên cứu khoa học nói chung góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thực
hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay trong chương trình hoá học trung học cơ sở không đề cập đến việc
phân loại và nhận dạng bài tập về dung dịch mà chỉ đưa ra bài tập cụ thể sau mỗi
bài học. Nhiều học sinh không giải được các bài tập cơ bản, không xác định được
hướng giải, không biết phải trình bày bài giải như thế nào, nhiều bài giải sai thậm
chí còn làm phức tạp hoá những bài tập đơn giản, điều này gây khó khăn cho giáo
viên khi hướng dẫn các em giải tiếp các bài tập ở mức độ cao hơn hay cản trở việc
tiếp thu những kiến thức mới, một vài học sinh cảm thấy lo lắng khi học môn hóa.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi gặp dạng bài tập này chỉ có một số
ít học sinh khá, giỏi mới tự tin làm được còn lại rất lúng túng, sợ làm bài tập dạng
2
này. Cụ thể, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút sau khi học xong tiết 63, bài 42:
Nồng độ dung dịch 2 lớp 81, 82 với đề bài như sau:
Bài tập 1:(5điểm) Hòa tan 10gam đường vào 40gam nước. Tính nồng độ
phần trăm của dung dịch thu được.
Bài tập 2:(5điểm) Tìm thể tích của dung dịch NaOH 5M để trong đó có hòa
tan 60gam NaOH.
*Kết quả khảo sát:
Lớp
SL
Giỏi
HS SL %
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Trên TB
SL
% SL % SL %
SL % SL %
28,
33,
81
21 2 9,5 6
7
6 28,6 0
0
15 71,4
6
3
26,
26,
82
26 2 7,7 7
7
7 26,9 3 11,5 16 61,5
9
9
Tổn
27,
29,
47 4 8,5 13
14
13 27,7 3 6,4 31 66,0
g
7
8
Với kết quả 66,0% trên trung bình là rất thấp so với yêu cầu. Qua tìm hiểu
tôi thấy nguyên nhân của tình trạng trên là:
Nhiều em chưa nắm chắc phần lý thuyết về nồng độ phần trăm và nồng độ
mol của dung dịch nên chưa vận dụng được công thức tính nồng độ phần trăm và
nồng độ dung dịch.
Một số em đã hiểu bài nhưng còn lúng túng trong việc trình bày bài các
bước giải, cũng có một số em hiểu sai làm phức tạp bài giải dẫn đến sai bản chất.
Học sinh chưa biết cách phân tích bài tập nên định hướng sai, trình bày bài
một cách mò mẫm.
Bài tập về dung dịch có vị trí và vai trò rất quan trọng, nó được xem như là
mấu chốt để giải các dạng bài tập khác sau này nên nếu không nắm chắc ngay từ
lớp 8 thì sẽ kéo theo các lớp trên chắc chắc cũng không vận dụng được.
Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu để phân dạng và đưa
ra phương pháp giải cụ thể, phù hợp cho bài tập về dung dịch theo hướng phát huy
tính tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ
hơn và có cái nhìn toàn diện hơn đối với dạng bài tập này.
2.2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên
Bài tập hoá học là một trong những phần không thể thiếu trong môn hoá
học, làm bài tập giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đồng thời rèn luyện
óc tư duy, sáng tạo và hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản cần thiết. Để
đạt được mục tiêu trên thì người giáo viên phải nghiên cứu hệ thống các dạng bài
3
tập, đưa ra phương pháp hướng dẫn từng dạng bài một cách cụ thể, chi tiết, ngắn
gọn làm sao học sinh dễ hiểu nhất và dễ nhớ nhất phù hợp với từng đối tượng học
sinh, nhất là những học sinh yếu, kém.
Bài tập về dung dịch có thể giải theo nhiều cách khác nhau như: phương
pháp đại số, phương pháp đường chéo…Nhưng qua thực tế áp dụng vào giảng dạy,
bản thân tôi nhận thấy với phương pháp đường chéo học sinh sẽ chỉ áp dụng một
cách máy móc mà không hiểu được bản chất của vấn đề còn với phương pháp đại
số chỉ khi nắm được kiến thức mới định hướng và đưa ra được phương pháp giải
cũng từ đó học sinh sẽ vận dụng được kiến thức theo hướng phát triển để giải được
những bài tập nâng cao hơn. Bởi vậy trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đưa ra
cách hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp đại số, khi đã nắm vững cách giải
theo phương pháp đại số thì học sinh sẽ rất dễ dàng, nhanh chóng giải ngắn gọn
theo phương pháp đường chéo. Bài tập có thể được ra theo hình thức trắc nghiệm
khách quan hoặc tự luận, với mỗi hình thức kiểm tra nó sẽ có ưu nhược điểm riêng
song trong sáng kiến này tôi chỉ đưa ra các bài tập dưới hình thức tự luận, bởi theo
tôi để làm được dạng bài tập này chỉ khi đã nắm chắc kiến thức và khi các em đã
làm được thì nhớ kiến thức sẽ sâu sắc hơn và đó là cơ sở để giải các bài tập trắc
nghiệm dễ dàng hơn, nhanh hơn.
Để học sinh nắm chắc kiến thức cũng như phương pháp giải bài tập về dung
dịch, với mỗi dạng bài tôi đã tiến hành theo các bước sau như:
- Bước 1: Đưa ra phương pháp giải chung.
- Bước 2: Đưa ra ví dụ các bài tập cụ thể cùng với hướng dẫn học sinh định
hướng được cách giải rồi giải trình tự các bước để có được bài giải mẫu.
- Bước 3: Ra thêm các bài tập tương tự hoặc với mức độ cao hơn để học sinh
làm ở nhà (có thể thu vở bài tập của vài học sinh để chấm lấy điểm tạo hưng phấn,
động lực cho học sinh củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện hình thành kĩ năng
giải bài tập).
Việc hình thành kiến thức cũng như kỹ năng giải bài tập hoá học cho học
sinh được thực hiện phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển có nghĩa là không phải
thực hiện được ngay mà phải thực hiện thường xuyên, liên tục, từ dễ đến khó, từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để dạy tốt phần bài tập về dung dịch tôi
thấy, nếu giáo viên có một phương pháp hướng dẫn cụ thể, lôgic, hợp lý thì tiết học
sẽ rất sinh động, học sinh hứng thú nhớ bài và làm bài tốt.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã cố gắng tranh thủ thời gian trong các
tiết thực hành, luyện tập, ôn tập để hướng dẫn cho học sinh cách làm bài tập về
4
dung dịch nhưng thời gian mỗi tiết học có hạn bởi vậy giáo viên cần có phương
pháp để hướng dẫn học sinh một cách đơn giản, khoa học hơn.
Giáo viên phải cho học sinh tự kiểm tra và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau sau
mỗi bài làm để đúc rút ra phương pháp làm bài tốt nhất đồng thời tránh được
những lỗi, sai lầm hay xảy ra như: không nắm được kiến thức lý thuyết cũng kỹ
năng giải bài tập nên dẫn đến trình bày lời giải dài dòng, không đúng bản chất hoá
học.
Luôn quan tâm và có biện pháp giúp đỡ các em có học lực trung bình, yếu,
không ngừng tạo tình huống có vấn đề hay ra các bài tập nâng cao hơn để phát huy
được khả năng của các em khá giỏi.
2.2.2. Đối với học sinh
Học sinh cần có tinh thần thái độ tích cực, tuân thủ nghiêm túc những yêu
cầu, hướng dẫn của giáo viên. Để làm được bài tập về dung dịch thì học sinh phải
thực hiện tuần tự các bước sau đây:
* Tìm hiểu đề bài: Xác định cái đã cho và cái cần tìm, hiểu ý nghĩa mở rộng
cái đã cho và cái cần tìm, hiểu các công thức hóa học, các chất đã cho.
* Xác định phương hướng giải bài tập: Nhớ lại các khái niệm, tính chất, bài
giải mẫu…có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện và yêu cầu của bài
tập, đề ra các bước thực hiện và huy động các kiến thức, kĩ năng nào để thực hiện
(có thể tóm tắt bài tập bằng sơ đồ).
* Trình bày lời giải: Thực hiện các bước giải đã vạch ra theo thứ tự phù hợp.
* Kiểm tra kết quả: Sau khi thực hiện xong lời giải, cần phải kiểm tra lại
(Trả lời đúng yêu cầu của bài chưa? Đã sử dụng hết dữ liệu của bài cho? Viết
phương trình đúng không?...).
Phải tích cực rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, phân loại
bài tập và lập hướng giải phù hợp cho từng dạng.
Trên đây là các hoạt động giải bài tập về dung dịch nói chung nếu học sinh
nắm được kiến thức và kĩ năng cơ bản thì việc giải bài tập hóa học theo quy trình
trên sẽ đạt kết quả tốt.
2.2.3. Các dạng bài tập cơ bản về dung dịch
Xuất phát từ thực tế để phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng mức độ
của kiến thức sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nội dung, kinh nghiệm về
phân dạng và phương pháp giải bài tập về dung dịch như sau:
Dạng 1: Những bài toán áp dụng trực tiếp công thức tính nồng độ dung
dịch
5
* Phương pháp chung: là những bài toán tính nồng độ dung dịch đơn giản
nhất. Để giải bài toán dạng này, ta vận dụng các công thức tính nồng độ dung dịch.
- Nồng độ phần trăm C%
C%
mct
100%
mdd
Trong đó:
mct: khối lượng chất tan (g)
mdd: khối lượng dung dịch (g); mdd = mct +mdm
- Nồng độ của dung dịch CM
CM
n
V (mol/l)
Trong đó:
n: số mol chất tan
V: Thể tích dung dịch (lít)
- Quan hệ giữa hai loại nồng độ:
D
mdd (gam)
(gam/ ml )
Vdd (ml )
Cần chú ý rằng: 1ml = 1 cm3, lít = 1 dm3
CM
10 D.C %
hay
M
C%
CM .M
10 D
Trong đó:
- M là khối lượng mol của chất tan (gam/mol).
- D là khối lượng riêng của dung dịch (g/ml hay gam/cm 3). Chú ý: nước
nguyên chất (nước cất) có khối lượng riêng là 1g/ml.
Ví dụ 1: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau:
a) Hòa tan 20 g Cu(NO)3 vào 180 g nước.
b) Hòa tan 50 g NaCl vào 500 g nước.
Giải:
a) Khối lượng dung dịch Cu(NO)3 là:
mdd = mct +mdm = 20 + 180 = 200 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch Cu(NO3)2 là:
C %Cu ( NO3 )2
mct
20
.100%
.100% 10%
mdd
200
Khối lượng dung dịch NaCl là:
mdd = mct +mdm = 50 + 450 = 500 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl là:
6
C % NaCl
mct
50
.100%
.100% 10%
mdd
500
Ví dụ 2: Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi:
a) Hòa tan 23,4 g NaCl vào nước thu được 500 ml dung dịch.
b) Hòa tan 32,2 g ZnSO4 vào 417,8 g nước thu được dung dịch có khối
lượng riêng là 1,125 g/ml.
Giải
a) Số mol NaCl có trong 23,4 g NaCl là:
nNaCl
m 23, 4
0, 4(mol )
M 58,5
Đổi: Vdd = 500ml = 0,5 l.
Nồng độ mol của dung dịch NaCl là:
CMNaCl
n 0, 4
0,8( M )
V 0,5
b) Số mol của ZnSO4 có trong 32,2 g ZnSO4 là:
nZnSO4
m 32, 2
0, 2(mol )
M 161
Khối lượng dung dịch ZnSO4 là:
mdd = mct +mdm = 32,2 + 417,8 = 450 (g)
Thể tích dung dịch ZnSO4 là:
Vdd
m 450
400( ml ) 0, 4(l )
D 1,125
Nồng độ mol của dung dịch ZnSO4 là:
CMZnSO4
n 0, 2
0,5(M )
V 0, 4
Ví dụ 3: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH 2M có D = 1,08
g/ml.
Giải
Cách 1: Giả sử có 1000ml = 1 l dung dịch
Khi đó khối lượng của dung dịch là:
mdd = V.D = 1000. 1,08 = 1080 (g)
Số mol của NaOH là:
nNaOH = CM.V = 2.1 = 2 (mol)
Khối lượng của NaOH là:
mNaOH = n.M = 2.40 = 80 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH là:
C % NaOH
mct
80
.100
100% ; 7, 41%
mdd
1080
Cách 2: Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH là:
7
Áp dụng công thức:
C%
CM .M
2.40
100%
.100% ; 7, 41%
1000 D
1000.1.08
Ví dụ 4: Tính nồng độ mol của dung dịch H 2SO4 đặc chứa 2% nước có khối
lượng riêng là 1,84 g/ml.
Giải
Dung dịch H2SO4 đặc chứa 2% nước có nghĩa là nồng độ phần trăm của
dung dịch H2SO4 đặc là 98%.
Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là:
Áp dụng công thức:
CM H 2 SO4
C % �10 D 98.10.1,84
18, 4(M )
M
98
Bài tập luyện thêm
Bài 1. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi:
a. Hoà tan 8 g CuSO4 vào 192 g H2O.
b. Hoà tan 32 g Fe2(SO4)3 vào 368 g H2O.
c. Hoà tan 4 g NaOH vào nước được 200 g dung dịch NaOH.
d. Hoà tan 11,4 g KOH vào nước được 300 g dung dịch NaOH.
Bài 2. Tính khối lượng dung dịch thu được khi:
a. Cho 5,6 g KOH vào nước được dung dịch KOH 10%.
b. Hoà 34,2 g Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch Al2(SO4)3 20%.
Bài 3.
a. Tính khối lượng, số mol của Zn(NO 3)2 có trong 200 g dung dịch Zn(NO3)2
18,9%.
b. Tính khối lượng, số mol của MgCl2 có trong 300 g dung dịch MgCl2 9,5%.
Bài 4. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH 20% với D = 1,225 g/ml.
Bài 5. Tính nồng độ % của dung dịch HCl 4,73M có D = 1,079 g/ml.
Dạng 2: Bài toán pha loãng hay cô đặc dung dịch
Đặc điểm của bài toán
- Khi pha loãng: Thêm nước vào dung dịch có sẵn nồng độ dung dịch giảm.
Còn cô đặc: đun nóng cho nước trong dung dịch bay hơi, nồng độ dung dịch tăng.
- Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan trong dung dịch không thay
đổi.
Phương pháp chung:
Có thể áp dụng công thức pha loãng hay cô đặc:
Trường hợp 1: Vì khối lượng chất tan không thay đổi dù pha loãng hay cô
đặc nên:
mct(t) = mct(s) => mdd(t).C%(t) = mdd(s).C%(s)
8
Trường hợp 2: Vì số mol chất tan không thay đổi dù pha loãng hay cô đặc
nên:
nct(t) = nct(s) => Vdd(t). CM (t) = Vdd(s). CM (s)
Ví dụ 1: Có 60 g dung dịch NaOH 20%. Tính C% của dung dịch thu được
khi:
a) Pha thêm 40 g nước.
b) Cô đặc dung dịch cho đến khi còn 50 g.
Giải:
a) Cách 1:
Khối lượng NaOH có trong 60 g dung dịch NaOH 20% là:
mNaOH
C %.mdd 20.60
12( g )
100%
100
Khối lượng dung dich NaOH sau khi hòa tan thêm 40 g nước là:
mdd sau = mdd NaOH 20% + mH O = 60 + 40 = 100 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH thu được là:
2
C % NaOH
mct
12
.100%
.100% 10%
mdd
100
Cách 2:
Khối lượng dung dich NaOH sau khi hòa tan thêm 40 g nước là:
mdd sau = mdd NaOH 20% + mH O = 60 + 40 = 100 (g)
Ta có:
mdd(t).C%(t) = mdd(s).C%(s)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH sau khi hòa tan thêm nước là:
2
C %( s )
mdd(t) .C %( t )
mdd( s )
60.20
12%
100
b) Ta có: mdd(t).C%(t) = mdd(s).C%(s)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH sau khi hòa tan thêm nước là:
C %( s )
mdd(t) .C %( t )
mdd( s )
60.20
24%
50
Ví dụ 2: Tính số ml H2O cần thêm vào 2 l dung dịch NaOH 1M để thu được
dung dịch mới có nồng độ 0,1M.
Giải
Gọi thể tích nước cần thêm vào là x (l)
Thể tích dung dịch NaOH sau khi thêm nước là:
VddNaOH( sau) = VddNaOH( trước) + VH O = 2 + x (l)
Ta có: Vdd(t). CM (t) = Vdd(s). CM (s)
2.1 = (2 + x).0,1
2
9
x = 1,8
Vậy, thể tích nước cần thêm vào là 1800 ml.
Ví dụ 3: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi:
a) Thêm 1 lít nước vào 500 ml dung dịch HNO3 32% (D = 1,2 g/ml).
b) Cô cạn 76,34 lít dung dịch NaOH 28% (D = 1,31 g/ml) thành 70 kg dung
dịch mới.
Giải:
a) Khối lượng dung dịch HNO3 trước là:
mdd (t) = V.D = 1,2 . 500 = 600 (g)
Khối lượng 1 lít (1000 ml) nước là:
mH O = V.D = 1000.1 = 1000 (g)
Khối lượng HNO3 sau khi pha loãng là:
mdd( s) = mdd(t) + mH O = 600 + 1000 = 1600 (g)
Ta có: mdd(t).C%(t) = mdd(s).C%(s)
Nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 sau khi hòa tan thêm nước là:
2
2
C %( s )
mdd(t) .C %( t )
mdd( s )
600.32
12%
1600
Đổi: D = 1,31 g/ml = 1,31 kg/l
Khối lượng dung dịch NaOH trước khi cô cạn là:
mdd (t) = V.D = 76,34.1,31 = 100 (kg)
Ta có: mdd(t).C%(t) = mdd(s).C%(s)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH sau khi cô cạn là:
C %( s )
mdd(t) .C %( t )
mdd( s )
100.28
40%
70
Bài tập luyện thêm
Bài 1. Có sẵn 60 g dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ % của dung dịch thu
được khi:
a. Pha thêm 40 g nước.
b. Cô cạn bớt 10 g nước.
Bài 2. Có sẵn 400 g dung dịch H2SO4 19,6%. Tính nồng độ % của dung dịch
thu được khi:
a. Pha thêm 200 g nước.
b. Cô cạn bớt 100 g nước.
Bài 3. Phải pha thêm bao nhiêu gam nước vào 200 g dung dịch NaCl 10%
để được dung dịch NaCl 5%.
Bài 4. Phải cô cạn bao nhiêu gam nước từ 400 g dung dịch H 2SO4 8% để thu
được dung dịch H2SO4 12%.
10
Bài 5. Có sẵn 300 g dung dịch HCl 6%. Phải cô cạn bao nhiêu gam nước để
thu được dung dịch HCl 10%.
Bài 6. Hòa thêm 300 ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH 0,25M. Tính
nồng độ mol của dung dịch thu được.
Bài 7. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để
thu được dung dịch NaOH 0,1M.
Bài 8. Phải cô cạn bao nhiêu lít nước có trong 300 ml dung dịch BaCl 2 0,1M
để được dung dịch BaCl2 0,5M.
Dạng 3: Bài toán về mối quan hệ giữa độ tan và nồng độ dung dịch
* Phương pháp chung: Áp dụng các công thức:
- Theo định nghĩa:
S
mct
.100 ( g/100g H2O) (dung môi xét là H2O)
mdm
- Mối quan hệ S và C%:
S
C%
.100
100 C %
hay C %
S
.100%
100 S
(C% là nồng độ % của dung dịch bão hòa)
Ví dụ 1: Ở 25oC độ tan của đường là 204g, NaCl là 36g. Tính nồng độ %
bão hoà của các dung dịch này.
Giải:
Độ tan của đường ở 25oC là 204g có nghĩa là 100g nước hoà tan được 204g
đường để tạo thành 304g dung dịch bão hòa.
Nồng dộ % của dung dịch đường bão hòa là:
C%
mct
204
�100%
.100% 67,1%
mdd
304
Áp dụng công thức liên hệ giữa C% và độ tan ta có:
C%
S
.100%
100 S
Nồng độ của dung dịch muối ăn bão hòa là:
C%
36
.100% 26,5%
100 36
Ví dụ 2: Có bao nhiêu g K2SO4 trong 300 g dung dịch bão hòa muối này ở
20 C ? Biết rằng độ tan của muối này ở nhiệt độ trên là 11,1g.
Giải:
Độ tan của muối này ở 20o C là 11,1g có nghĩa là trong (100 + 11,1) = 111,1
g dung dịch K2SO4 bão hòa có 11,1 g K2SO4
Vậy trong 300 g dung dịch K2SO4 bão hòa có số g K2SO4 là:
0
11
mK2 SO4
300.11,1
29,97( g )
111,1
Bài tập luyện thêm
Bài 1. Ở 200C, hòa tan 14,36 g muối ăn vào 40 g nước thì thu được dung
dịch bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch NaCl thu được.
Bài 2. Ở 200C, hòa tan 53,75 g muối Na2CO3 vào 250 g nước thì thu được
dung dịch bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch Na2CO3 thu được.
Bài 3. Ở 200C, hòa tan 5 g muối ăn vào 120 g nước thì thu được dung dịch
bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch NaCl thu được.
Bài 4. Ở 400C, độ tan của K2SO4 là 15. Hãy tính nồng độ phần trăm của
dung dịch K2SO4 bão hoà ở nhiệt độ này?
Bài 5. Tính độ tan của Na2SO4 ở 100C và nồng độ phần trăm của dung dịch
bão hoà Na2SO4 ở nhiệt độ này. Biết rằng, ở 10 0C khi hoà tan 7,2 g Na 2SO4 vào 80
g H2O thì được dung dịch bão hoà Na2SO4.
Dạng 4: Tính lượng chất tan (tinh thể ngậm nước) tách ra hay cần cho
thêm vào dung dịch khi thay đổi nhiệt độ dung dịch bão hòa cho trước
* Phương pháp chung:
Thường khi ta thay đổi nhiệt độ dung dịch, độ tan sẽ thay đổi:
- Nếu thay đổi nhiệt độ mà độ tan giảm thì sẽ có một lượng chất tan nhất
định tách ra (kết tinh)
- Nếu thay đổi nhiệt độ mà độ tan tăng thì phải thêm vào một lượng chất tan
nữa thì dung dịch mới trở thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ mới.
Vậy, lượng chất tan thêm vào hay tách ra được tính theo các bước như sau:
Bước 1: Tính khối lượng chất tan, khối lượng dung môi (nước) có trong
dung dịch bão hòa ở nhiệt độ t1.
Bước 2: Đặt a là khối lượng chất tan A cần thêm vào hay tách ra khỏi dung
dịch ban đầu khi nhiệt độ thay đổi từ t1 đến t2 ( t1# t2).
Lưu ý: Nếu là tinh thể ngậm nước cần đặt a là số mol tinh thể cần thêm vào
hay tách ra.
Bước 3: Tính khối lượng chất tan, khối lượng dung môi (nước) có trong
dung dịch bão hòa ở nhiệt độ t2.
Bước 4: Áp dụng công thức tính độ tan (hay công thức tính nồng độ %) của
dung dịch bão hòa để tìm a.
12
Ví dụ 1: Ở 12 oC có 1335 g dung dịch CuSO4 bão hòa. Đun nóng dung dịch
đến 90 oC. Hỏi phải thêm bao nhiêu g CuSO 4 để được dung dịch bão hòa ở nhiệt
độ này? Biết ở 12oC độ tan của CuSO4 là 33,5 và ở 90oC là 80.
Giải
Độ tan của CuSO4 ở 12 oC là 33,5 có nghĩa là ở nhiệt độ này:
Cứ (100 +33,5) = 133,5 g dung dịch CuSO4 bão hòa có chứa 33,5 g CuSO4
và 100 g nước.
Vậy, trong 1335 g dung dịch CuSO4 bão hòa có chứa 335 g CuSO4 và
1000 g nước.
Đặt khối lượng CuSO4 cần thêm vào là a g.
Khối lượng chất tan và khối lượng dung môi trong dung dịch bão hòa CuSO 4
o
ở 90 C là:
mCuSO4 335 a( g )
mH 2O 1000( g )
Áp dụng công thức tính độ tan ta có:
SCuSO4
mct
350 a
.100
.100 80 � a 465( g )
mdm
1000
Vậy, lượng CuSO4 cần thêm vào là 465 g.
Ví dụ 2: Ở 85oC có 1877 g dung dịch bão hòa CuSO 4 . Làm lạnh dung dịch
đến 25 oC hỏi có bao nhiêu gam CuSO4.5H2O tác ra khỏi dung dịch.Biết độ tan của
CuSO4 85oC là 87,7 và ở 25oC là 40.
Giải:
Độ tan của CuSO4 ở 85 oC là 87,7 có nghĩa ở nhiệt độ này:
Cứ (100 + 87,7) = 187,7 g dung dịch CuSO 4 bão hòa có chứa 100 g nước và
87,7 g CuSO4.
Vậy, trong 1877 g dung dịch CuSO4 bão hòa có 1000 g nước và 877 g
CuSO4 .
Đặt n là số mol CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ từ 85 oC
đến 25oC.
Lượng chất tan và dung môi còn trong dung dịch ở nhệt độ ở 25oC là:
mCuSO4 (877 160n)( g )
mH 2O (1000 90n)( g )
Áp dụng công thức tính độ tan của CuSO4 ở 25oC là
SCuSO4
mct
877 160n
.100
.100 40 � n 3,847(mol )
mdm
1000 90n
Vậy, khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch là:
13
mCuSO4 .5 H 2O n.M 3,847.250 961, 75( g )
Bài tập luyện thêm
Bài 1. Làm lạnh 600 g dung dịch bão hòa NaCl từ 900C 100C thì có bao
nhiêu gam tinh thể NaCl tách ra. Biết độ tan của NaCl ở 90 0C và 100C lần lượt là:
50 g ; 35 g.
Bài 2. Có 540g dung dịch bão hòa AgNO3 ở 100C, đun nóng dung dịch đến
600C thì phải thêm bao nhiêu gam AgNO3 để đạt bão hoà. Biết độ tan AgNO3 ở
100C và 600C lần lượt là 170 g và 525g.
Dạng 5: Bài toán hòa tan một chất (hoặc một dung dịch) vào nước hay
một dung dịch cho sẵn
Đặc điểm bài toán:
- Hóa chất đem hòa tan có thể là chất khí, chất lỏng hay chất rắn.
- Sự hòa tan có thể gây ra phản ứng hay không gây ra phản ứng hóa học,
giữa chất đem hòa tan với nước hoặc với chất tan trong dung dịch cho sẵn.
Phương pháp chung:
Gồm 3 bước: (Có hoặc không xảy ra phản ứng)
Bước 1: Xác định dung dịch sau cùng có chứa những chất nào? (có bao
nhiêu chất tan trong dung dịch có bấy nhiêu nồng độ).
Bước 2: Xác định lượng chất tan có trong dung dịch sau cùng (sản phẩm
phản ứng, chất dư).
Bước 3: Xác định khối lượng, thể tích dung dịch mới
* Thể tích dung dịch mới:
- Khi hòa tan chất rắn, khí vào chất lỏng coi thể tích dung dịch mới bằng thể
tích chất lỏng (cũ).
- Khi pha chất lỏng vào chất lỏng (coi sự pha trộn không làm thay đổi thể
tích dung dịch) thì thể tích dung dịch mới bằng tổng thể tích các chất lỏng ban đầu.
- Nếu bài toán cho D dung dịch mới thì thể tích dung dịch mới được tính
theo công thức: V
m
D
* Khối lượng dung dịch mới:
Khối lượng dung dịch mới = Tổng khối lượng các chất trước phản ứng –
khối lượng các chất kết tủa và bay hơi ( nếu có).
Trường hợp 1: Hòa tan một chất vào H2O (hay một dung dịch khác) không
xảy ra phản ứng.
* Hòa tan một chất vào nước: tính C%, C M và các đại lượng khác thông
thường dựa vào công thức tính C%, CM.
14
* Hòa tan một chất (hay một dung dịch) và một dung dịch mới không xảy ra
phản ứng: ( thường là dung dịch cùng loại chất).
mct1 mct2 mct3
mdd1 mdd 2 mdd3
Ví dụ 1: Hòa tan 5,6 lít khí HCl đktc vào 0,1 lít H 2O để tạo ra dung dịch
HCl.
Tính nồng độ mol/l và nồng độ C% của dung dịch thu được
Giải:
Số mol HCl Có trong 5,6 lít khí HCl đktc là:
nHCl
V
5, 6
0, 25(mol )
22, 4 22, 4
Khối lượng HCl là:
mHCl = n.M = 0,25.36.5 = 9,125 (g)
Thể tích dung dịch HCl bằng thể tích nước (0,1 lít = 100ml)
Khối lượng nước là:
m H O = V.D = 100.1 = 100 (g)
Khối lượng của dung dịch HCl thu được là:
mdd HCl = mHCl + m H O = 9,125 + 100 = 109,125 (g)
Nồng độ mol của dung dich HCl thu được là:
2
2
CM
n 0, 25
2,5( M )
V
0,1
Nồng độ phần trăm của dung dich HCl thu được là:
C%
mct
9,125
.100%
.100 ; 8,36%
mdd
109,125
Ví dụ 2: Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng giữa hai dung dịch KNO 3
có nồng độ % tương ứng là 45% và 15% để được một dung dịch KNO3 20%.
Giải:
Đặt khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m 1 và m2
gam cần pha trộn với nhau để được dung dịch KNO3 20%.
Khối lượng dung dịch KNO3 là: m1 + m2 (g)
Khối lượng KNO3 có trong dung dịch KNO3 20% là:
( m1 m2 )
100
Khối lượng KNO3 lần lượt có trong dung dịch KNO3 45% và 15% là:
45m1 15m2
;
100 100
Theo bài ra ta có:
20
15
45m1 15m2
(m m2 )
20 1
100
100
100
� m1 : m2 5 : 25 1: 5
Vậy, cần lấy một phần khối lượng dung dịch KNO 3 trộn với 5 phần khối
lượng dung dịch KNO3 để thu được dung dịch KNO3 nồng độ 20%.
Ví dụ 3: Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích
dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M ? Giả sử
sự hao hụt thể tích do sự pha trộn các dung dịch là không đáng kể.
Từ công thức: CM C %
10 D
M
Ta có:
CM của dung dịch HCl 18,25% là :
C
M(1)
18,25.
10.1,2
6M
36,5
CM của dung dịch HCl 13% là :
C
M(2)
13.
10.1,123
4M
36,5
Gọi V1, n1, V2, n2 lần lượt là thể tích, số mol của 2 dung dịch 6M và 4M
Khi đó:
n1 = CM1 . V1 = 6V1
n2 = CM2 . V2 = 4V2
Khi pha hai dung dịch trên với nhau thì ta có:
Vdd mới = V1 + V2
nmới = n1 + n2 = 6V1 + 4V2
Mà: CMddmơí = 4,5 M nên ta có:
6V1 4V2
V 1
4,5 � 1
V1 V2
V2 3
Vậy, tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung
dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) cần pha trộn là 1:3.
Ví dụ 4: Tính khối lượng CuSO4.5H2O và H2O để pha chế 500 g dung dịch
CuSO4 16% (dung dịch X).
Giải:
Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch là:
500.16
80( g )
100
80
� nCuSO4 nCuSO4 .5 H 2O
0,5(mol )
160
mCuSO4
Khối lượng tinh thể CuSO4..5H2O là:
16
mCuSO4 .5 H 2O n.M 0,5.250 125( g )
Khối lượng nước cần dùng là:
mH 2O 500 125 375( g )
Trường hợp 2: Pha trộn xảy ra phản ứng hóa học
Ví dụ 1: Cho 34,5 g Na tác dụng với 167 g nước. Tính C% của dung dịch
thu được sau phản ứng.
Giải:
Số mol Na tham gia phản ứng là:
nNa
n 34,5
1,5( mol )
V
23
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O
2NaOH
2mol
1,5 mol
2mol
xmol
+ H2
1mol
ymol
2.1,5
1,5( mol )
2
1,5.1
y
0, 75(mol )
2
�x
Khối lượng các chất thu được sau phản ứng là:
mNaOH n.M 1,5.40 60( g )
mH 2 n.M 0, 75.2 1,5( g )
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
mddNaOH mNa mH 2O mH 2 34,5 167 1,5 200( g )
Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng là:
C%
mct
60
.100%
100% 30%
mdd
200
Ví dụ 2: Xác định lượng dung dịch SO3 và lượng dung dịch H2SO4 49% cần
lấy để pha chế thành 450 g dung dịch H2SO4 83,3%.
Giải:
Đặt khối lượng SO3 cần lấy là x g, vậy khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần
lấy là (450 – x) g
Khi trộn SO3 vào dung dịch H2SO4 có phản ứng:
SO3 + H2O
H2SO4
80g
98g
xg
98
xg
80
Lượng H2SO4 sinh ra sau phản ứng là
98
xg
80
17
Lượng H2SO4 có trong dung dịch H2SO4 49% là:
450 x
.49 (g)
100
Theo bài ra, khối lượng H2SO4 có trong dung dịch sau cùng là 83,3% là:
450.83,3
374.85( g )
100
Mà lượng H2SO4 sinh ra ở phản ứng và lượng H 2SO4 trong dung dịch H2SO4
49% bằng lượng H2SO4 có trong dung dịch sau khi trộn.
Theo bài ra ta có:
98 x (450 x).49
374,85
80
100
� x 210( g )
Vậy, khối lượng SO3 cần lấy là 210 g và khối lượng dung dịch H2SO4 cần
lấy là: 450 – 210 = 240( g).
Ví dụ 3: Xác định khối lượng KOH 7,93 % cần lấy để khi hòa tan vào đó 47
gam K2O thu được dung dịch 21%.
Giải:
Gọi khối lượng dung dịch KOH cần lấy là x g thì khối lượng KOH có trong
dung dịch là 0,0793x g.
PTHH:
2NaOH
Na2O + H2O
94 g
2.56 g
47 g
56 g
Khối lượng KOH sinh ra ở phản ứng là 56 g
Mặt khác, khối lượng KOH trong dung dịch mới 21% là: (56 + 0,0793) g
Khối lượng dung dịch KOH mới: (47 + x) g
Theo bài ra ta có:
56 0, 0793 x
.100% 21%
47 x
Giải phương trình ta có x bằng 352,94 g.
Vậy khối lượng dung dịch KOH 7,93% cần lấy là 352,94 g.
Bài tập luyện thêm
Bài 1. Tính khối lượng dung dịch KOH 38% cần lấy( D= 1,92g/ml) và
lượng dung dịch KOH 8% ( D = 1,039g/ml) để pha trộn thành 4 lít dung dịch KOH
20% ( D = 1,1g/ml).
Bài 2. Để được dung dịch Zn(NO3)2 8% cần lấy bao nhiêu gam muối
Zn(NO3)2 .6 H2O hòa tan vào 500 ml nước.
18
Bài 3. Sục 200 gam SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12g/ml)
được dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch A.
Bài 4. Cho 14,84 gam tinh thể Na2CO3 vào bình chứa 500 ml dd HCl 0,4M
được dung dịch D. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu dược sau phản ứng.
2.3. Kết quả đạt được
Để thấy rõ hơn hiệu quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 (kiểm
tra 15 phút) sau khi học xong tiết 58, bài: Bài luyện tập 8 với đề bài như sau:
Câu 1:(5điểm) Cho 16 g CuSO4 hòa tan vào trong nước để được 20ml dung
dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Câu 2:(5điểm) Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dung để điều chế
500 ml CuSO4 8% (d= 1,1g/ml).
*Kết quả khảo sát:
Lớp
SLHS
81
21
82
26
Tổng
47
Giỏi
SL %
40,
9
9
30,
8
8
1 36,
7
2
Khá
SL
9
9
18
%
40,
9
19,
1
38,
3
T.Bình
SL
3
5
8
%
14,
3
18,
5
17,
0
Yếu
SL
%
0
Kém
Trên TB
SL % SL
0
0
21
%
100
4
14,8
0
0
22 81,5
4
8,5
0
0
43 91,5
So sánh kết quả khảo sát lần 2 so với khảo sát lần 1: Giỏi: Từ 8,5% →
36,5% tăng 28,0%; Khá: Từ 27,7% → 38,3% tăng 10,6%; Trung bình: Từ 29,8%
→ 17,0% giảm 12,8%; Yếu: Từ 27,7% → 8,5% giảm 19,2% và qua kết quả các bài
kiểm tra định kỳ, tôi nhận thấy học sinh đa số đã làm tốt hơn các bài tập tính toán
về dung dịch, một số học sinh có kết quả thấp là do các em đọc đề chưa kĩ và có
chút nhầm lẫn hoặc do năng lực các em quá yếu.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng sáng kiến này và thấy hiệu quả rõ
rệt. Từ chỗ học sinh lúng túng, e ngại khi làm bài tập về dung dịch thì nay các em
đã có hứng thú, tự tin hơn khi gặp dạng bài tập này và có thể giải quyết được
những bài tập ở mức độ khó hơn nữa; từ chỗ không biết phải bắt đầu giải như thế
nào thì nay đã biết phân tích đề bài, xác định được hướng giải và biết cách trình
bày bài giải một cách khoa học hợp lý, ngắn gọn nhưng đầy đủ.
Bản thân đã áp dụng sáng kiến này trên các lớp học đại trà, lớp bồi dưỡng
học sinh giỏi và cả một số buổi phụ đạo học sinh yếu kém. Tùy theo từng đối
tượng học sinh tôi đã lựa chọn dạng bài và mức độ bài tập cho phù hợp, học sinh
yếu kém thì bài tập chủ yếu là áp dụng trực tiếp công thức tính nồng độ, độ tan….
19
(dạng 1), sau đó nâng dần lên mức độ phức tạp và khó hơn ở các dạng tiếp theo,
thực tế cho thấy kết quả rất khả quan. Qua các bài kiểm tra chất lượng bài làm bài
tập về dung dịch được cải thiện rõ rệt dẫn đến nâng cao chất lượng bộ môn, chất
lượng đại trà năm học 2017 - 2018: Hóa khối 8 trên trung bình 96%, Hóa khối 9
trên trung bình 98%, chất lượng học sinh giỏi: 02 giải Khuyến khích (cấp Huyện);
01 giải Ba (cấp Tỉnh).
3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa, phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm
* Ý nghĩa:
Chúng ta đã biết trong dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn
năng, chỉ có trình độ và năng lực của người giáo viên làm chủ được kiến thức,
tường minh được kế hoạch dạy học, hiểu rõ nhu cầu và khả năng học sinh để đưa
những bài tập và những phương pháp thật phù hợp với từng đối tượng. Có như vậy
thì việc hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức của học sinh mới đạt được hiệu quả và
từ đó chất lượng mới ngày được nâng cao.
Để dạy học sinh làm tốt bài tập môn hóa học nói riêng và các môn khác nói
chung, người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, nghiên cứu mỗi dạng bài tập thành một chuyên đề mang tính chất
vừa sâu và vừa rộng để áp dụng phù hợp, hiệu quả vào thực tế giảng dạy của mình.
Theo tôi sáng kiến kinh nghiệm này rất cần thiết cho giáo viên và học sinh
không những ở trường trung học cơ sở mà vận dụng được cho cả ở những cấp học
cao hơn và nó được áp dụng thường xuyên trong suốt quá trình dạy học môn hóa
học. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong học sinh sẽ không còn vướng mắc,
lo lắng mà thay vào đó là sự tự tin, hứng thú hơn với dạng bài tập này từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học.
* Phạm vi sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến này chủ yếu áp dụng cho học sinh lớp 8, bồi dưỡng học sinh giỏi
Hóa 8 nhưng học sinh lớp 9 hay học sinh ở trung học phổ thông cũng có thể tham
khảo sáng để ôn luyện, củng cố lại một cách chắc chắn phương pháp giải bài tập về
dung dịch.
Sáng kiến còn được dùng cho giáo viên dạy phụ đạo, rèn luyện cho các đối
tượng học sinh học yếu và bồi dưỡng cho các em học sinh khá, giỏi.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Hiện nay, trong các trường THCS trên địa bàn nói chung và trường THCS
tôi đang công tác nói riêng cơ sở vật chất còn hạn chế, một số hóa chất đã hết hạn
sử dụng hoặc hết và một số dụng cụ thí nghiệm bị hư hỏng đã ảnh hưởng lớn đến
việc dạy học của thầy và trò. Qua đây, tôi kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều
20
kiện sớm tiêu hủy các hóa chất nói trên đồng thời trang cấp thêm hóa chất và một
số dụng cụ cần thiết, tiếp tục xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn đáp ứng yêu
cầu dạy học ngày càng cao.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề liên trường, cụm, huyện để giáo viên
có cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhiều hơn.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với việc học của các
em, đặc biệt là tạo điều kiện và quản lý chặt chẽ thời gian học của học sinh để việc
tự học ở nhà thực sự có hiệu quả.
Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã nghiên cứu
và áp dụng, tuy chưa được đầy đủ và sâu sắc nhưng tôi cũng mạnh dạn nêu lên.
Kính mong quý thầy cô góp ý chân thành để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn
chỉnh hơn, chất lượng hơn và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
21
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1.Phần mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn sáng kiến
1
3
1.2. Điểm mới của sáng kiến
2
4
2. Phần nội dung
2
5
2.1. Thực trạng của vấn đề
2
6
2.2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
7
2.2.1. Đối với giáo viên
4
8
2.2.2. Đối với học sinh
5
9
2.2.3. Các dạng bài tập cơ bản về dung dịch
6
10
2.3. Kết quả đạt được
22
11
3. Kết luận
23
12
3.1. Ý nghĩa, phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm
23
13
3.2. Kiến nghị, đề xuất
24
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
22
1. Sách: Hóa học 8. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Cương (chủ
biên). Nhà xuất bản giáo dục 2008.
2. Sách: Bài tập hóa học 8. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Cương
(chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục 2008.
3. Sách giáo viên hóa học 8. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Cương
(chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục 2008.
4. Sách: Bài tập nâng cao hóa học 8. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Đoàn Việt
Nga. Nhà xuất bản giáo dục 2007.
5. Sách: 400 bài tập hóa học 8. Ngô Ngọc An. Nhà xuất bản Đại học sư
phạm 2005.
6. Sách: Rèn kĩ năng giải bài tập hóa học 8. Huỳnh Bé (Nguyên Vịnh)- Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh giáo dục 2005.
7. Sách: Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 8. PGS Nguyễn Đình Chi, Nguyễn
Văn Thoại. Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2008.
8. Sách: Bồi dưỡng hóa học THCS. Vũ Anh Tuấn (chủ biên). Nhà xuất bản
giáo dục 2010.
9. Sách: Ôn luyện và kiểm tra hóa học 8. TS Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị
Kim Thanh. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh 2007.
23
XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
TM. HĐKH TRƯỜNG
XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GD & ĐT QUẢNG NINH
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
24