Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN tích hợp liên môn anh – địa về chủ đề cộng đồng các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.23 KB, 16 trang )

CỘNG

VIỆT
CỘNGHÒA
HÒA
XÃHỘI
HỘICHỦ
CHỦNGHĨA
NGHĨA
VIỆTNAM
NAM
Độc
lập
Tự
do
Hạnh
phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN
TÊNĐỀ
ĐỀTÀI,
TÀI,SÁNG
SÁNGKIẾN,
KIẾN,GIẢI
GIẢIPHÁP:
PHÁP:

TÍCH
TÍCHHỢP
HỢPLIÊN


LIÊNMÔN
MÔNANH
ANH– –ĐỊA
ĐỊAVỀ
VỀCHỦ
CHỦĐỀ
ĐỀCỘNG
CỘNG
ĐỒNG
ĐỒNGCÁC
CÁCNƯỚC
NƯỚCĐÔNG
ĐÔNGNAM
NAMÁÁ- ASEAN
- ASEAN

Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quang Trung, Sở
GD-ĐT Quảng Bình

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019



PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
Học tiếng Anh là một phương thức để tiếp cận thế giới hiện đại, để hội nhập
quốc tế nhưng nếu chỉ học tiếng Anh để dùng trong các cuộc thi thôi thì chưa đủ.

Học sinh cần tiếng Anh để giao tiếp, để tham gia các diễn đàn quốc tế, để làm một
công dân toàn cầu. Để làm được điều đó, học sinh cần phải trang bị cho mình
những kiến thức những bộ môn khác như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học, v.v
và khi đó tiếng Anh sẽ là một công cụ ngôn ngữ để các em thể hiện kiến thức của
mình về thế giới xung quanh. Ngược lại, nếu các em học sinh giỏi Địa lý hay Lịch
sử cũng như các bộ môn khác nhưng không biết nói tiếng Anh thì cũng làm cách
nào có thể giao tiếp với các bạn học sinh nước ngoài về vấn đề khu vực và thế giới.
Một ví dụ điển hình để thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp Tiếng Anh và Địa
lý là chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á, một chương trình rất hay khuyến
khích các bạn trẻ tìm hiểu kiến thức về khu vực ASEAN. Những bạn có thể có mặt
trên chuyến tàu này phải là những bạn vừa nắm rõ các thông tin, hiểu biết các vấn
đề về ASEAN và tất nhiên là phải thành thạo tiếng Anh để giao tiếp, để giao lưu
học hỏi, để kết bạn với các nước ASEAN khác và chia sẻ và giới thiệu với các bạn
nước khác về nước nhà. Những thanh niên đó rõ ràng là phải giỏi tiếng Anh và
rành Địa lý. Đó chính là sự liên môn Anh – Địa. Nhưng làm thế nào để có thể tích
hợp 2 bộ môn này? Đó là phải đổi mới phương pháp dạy học. Cốt lõi của đổi mới
phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm
đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức tổ chức
dạy học, đổi mới hình thức tương tác trong dạy học, đổi mới kĩ thuật dạy học. Mục
đích của đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một
chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” với các kĩ thuật dạy, học
tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức
vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin,
niềm vui, niềm hứng thú trong học tập; làm cho học là quá trình kiến tạo; học sinh
tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành
tri thức, có phẩm chất và năng lực của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo
trong cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm
1



ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực, dạy phương pháp và kĩ thuật lao
động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện
tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát
triển của xã hội.
Nhận thấy nhu cầu kết hợp môn tiếng Anh và các môn học khác và trong đề tài
này là môn Địa lý, tôi tiến hành thực hiện đề tài tích hợp liên môn môn Tiếng Anh
– Địa lý về chủ đề các nước Đông Nam Á – Asean.
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Trong đề tài này, tôi tập trung
hướng đến những cách dạy liên kết những kiến thức, kỹ năng thuộc bộ môn Địa lý
với những kỹ năng bộ môn tiếng Anh nhằm giúp các em học sinh có thể tự hào khi
là một công dân của ASEAN từ đó có những hành động để góp phần phát triển
Cộng đồng ASEAN và tích cực mạnh dạn giao lưu về văn hóa với các nước
ASEAN.

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết
2.1.1. Thuận lợi:
Trường THPT Quang Trung đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của
vùng Ròon, huyện Quảng Trạch nên được cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn
quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai các hoạt động dạy học theo quy định của
Sở Giáo dục, cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy khả năng
của mình trong việc tìm hiểu, vận dụng trang thiết bị cùng phương pháp giảng dạy
phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy và đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Cơ sở vật chất thuận lợi cho việc dạy học tiếng Anh cũng như tích lợp liên
môn. Máy tính được nối mạng, các thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ.

2



Học sinh của nhà trường luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tập luyện tích cực,
hăng say với môn học.
Đồng nghiệp trong tổ chuyên môn luôn hòa đồng, có tinh thần tương trợ, trao
đổi lẫn nhau trong công tác chuyên môn.
2.1.2. Khó khăn:
Khó khăn trước nhất của việc dạy học liên môn là khả năng Tiếng Anh của các
em học sinh trường THPT Quang Trung còn yếu. Tâm lý sợ nói tiếng Anh đã trở
thành rào cản cho những hoạt động ngôn ngữ trên lớp. Thực tế các em yêu thích
môn tiếng Anh nhưng lại e ngại và tâm lý sợ các bạn cười nhạo nếu mình lỡ phát
âm sai hoặc nói sai nên đã khiến các em vốn rụt rè lại càng rụt rè hơn.
Sĩ số đông là vấn đề thứ hai tạo cho việc học tiếng Anh giao tiếp trong trường
gặp khó khăn. Bởi vì muốn đảm bảo cho việc học giao tiếp được thuận lợi thì sĩ số
lý tưởng là từ 15 đến 20 học sinh trên một lớp. Thời gian dành cho việc giao tiếp
trong tiết học ngoại ngữ là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kĩ năng cho học
sinh.
2.1.3. Sự cần thiết của việc dạy học tích hợp cho học sinh
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở
học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải
quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh
có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng
cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những
tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy nếu chúng ta tổ chức tốt
quá trình dạy học tích hợp thì sẽ hình thành và phát triển được năng lực cho học
sinh đặc biệt là năng lực tổng hợp để chuẩn bị tâm thế cho người học bước vào
cuộc sống lao động – năng lực vận dụng kiến thức nhất là vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống.
2.2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp
2.2.1. Cơ sở lý luận

2.2.1.1 Những thông tin cơ bản về ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8
năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đônê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và
3


phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác
khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là
Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế
quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính
sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay,
ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là
Hiến chương ASEAN.
Qua môn Địa lí, em đã biết các nước Đông Nam Á nằm ở khu vực Đông
Nam châu Á, chủ yếu là quốc đảo ở biển Thái Bình Dương, có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, tài nguyên phong phú, dân đông, vị trí chiến lược quan trọng. Đặc biệt là
các nước có chung nền văn minh nông nghiệp – cây lúa nước, sau này được lấy
làm biểu tượng ASEAN. Các nước có đặc điểm đa tôn giáo nhưng chủ yếu là đạo
Hồi ở In đô nê xi a, Ma-lai-xi-a; đạo Phật: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma …
Phong trào độc lập dân tộc trước chiến tranh đã diễn ra sôi nổi, hình thức phong
phú như ở khu vực Đông Dương, In đô nê xi a nhưng chưa giành thắng lợi. Đặc
biệt, khi tìm hiểu trên Internet học sinh đã biết được các hoạt động của hiệp hội các
nước ASEAN có liên quan rất nhiều đến Việt Nam như: hiện nay có 10 nước, Việt
Nam tham gia năm 1995, là thành viên thứ 7. Các nước ASEAN giải quyết mọi
vẫn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thường xuyên trao đổi văn hóa, thể dục
thể thao. Đặc biệt, ASEAN còn tổ chức các hội nghị: ASEAN+1 (Trung Quốc);
ASEAN+ 2 (Trung Quốc, Nhật Bản) …., tổ chức ASEM, ARF… và Việt Nam có
nhiều hoạt động trao đổi, giao lưu…
2.2.1.2. Nội dung chính của Cộng đồng ASEAN.

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ
chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở
pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và
không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.
Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính
trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan hệ đối ngoại
của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất
là: IAI) được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.

4


Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu là tạo dựng
một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông
qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia
và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối
phòng thủ chung.
Kế hoạch hành động xây dựng APSC (được thông qua tại Cấp cao ASEAN-10,
tháng 11/2004) đã khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội
và đề ra 6 lĩnh vực (thành tố) hợp tác chính gồm: (i) Hợp tác chính trị; (ii) Xây
dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; (iii) Ngăn ngừa xung đột; (iv) Giải quyết xung
đột; (v) Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và (vi) Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là
danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây dựng APSC. Tuy nhiên, Kế hoạch hành động
về APSC cũng như Chương trình hành động Viên Chăn (VAP) không quy định
mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện đối với các hoạt động thuộc 6 thành tố nói
trên. Kế hoạch tổng thể về APSC mà ASEAN đang soạn thảo sẽ tập trung vào khía
cạnh này, cụ thể hóa các hoạt động hợp tác về chính trị-an ninh.
Việc thực hiện VAP và KHHĐ về APSC đã đạt được những tiến triển tích cực.
Hầu hết các biện pháp/hoạt động đã hoàn tất và đang được triển khai nằm trong 3
lĩnh vực đầu (Hợp tác chính trị; Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực và Ngăn

ngừa xung đột), trong đó tiến triển mới đáng chú ý là hoàn tất xây dựng Hiến
chương ASEAN, hình thành cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, ký
kết Công ước ASEAN về chống khủng bố,... Tuy nhiên, đối với 2 lĩnh vực còn lại
(Giải quyết xung đột và Kiến tạo hòa bình sau xung đột) hầu như chưa có hoạt
động nào được triển khai chủ yếu do các nước còn dè dặt, vì đây là những lĩnh vực
mới và có phần phức tạp, nhạy cảm.
Trên cơ sở tiếp nối Kế hoạch hành động về APSC và Chương trình hành động
Viên-chăn (hợp phần ASC) và phù hợp với quyết tâm rút ngắn xây dựng Cộng
đồng ASEAN, ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể về APSC, nằm trong Lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào 2015 được thông qua tại Cấp cao ASEAN14 (tháng 2/2009). Các nội dung hợp tác trong Kế hoạch tổng thể cơ bản dựa trên
các nội dung đã nêu trong Kế hoạch hành động ASC, bổ sung thêm mục hợp tác
với bên ngoài và được sắp xếp lại, hướng tới xây dựng Cộng đồng Chính trị - An
ninh với ba đặc trưng chính: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị,
chuẩn mực chung; một Khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm
5


chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một Khu vực năng động, rộng mở với bên
ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau.
Để triển khai Kế hoạch tổng thể, Hội đồng APSC họp lần thứ hai tháng 7/2009
tại Phuket, Thái Lan, đã nhất trí tập trung thực hiện 13 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có
triển khai DOC và triển khai SEANWFZ.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung
duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh
và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh
doanh từ bên ngoài.
Trên cơ sở kết quả thực hiện VAP (phần về AEC) nhất là việc đã cơ bản hoàn
thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ASEAN đã nhất trí thông qua Kế
hoạch tổng thể về AEC với những đặc điểm và nội dung sau:

Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành: (i) một thị trường duy nhất và một cơ sở
sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
vốn và lao động có tay nghề; (ii) Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; (iii)
Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến
liên kết ASEAN (IAI); (iv) Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế
toàn cầu. Đồng thời, ASEAN nhất trí đề ra Cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược
thực hiện Kế hoạch tổng thể.
ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết với lộ
trình hoàn thành đến năm 2010, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các
sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương
mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics.
Để đẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng Kinh tế (AEC), ASEAN đã
thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng trụ cột này, là một bộ phận trong Lộ trình
xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN-14
(tháng 2/2009), với các quy định chi tiết về định nghĩa, quy mô, cơ chế và lộ trình
thực hiện AEC.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên
quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động
của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
6


Chương trình hành động Viên chăn (VAP) và Kế hoạch hành động về ASCC đã
xác định 4 lĩnh vực hợp tác (thành tố) chính là: (i) Tạo dựng cộng đồng các xã hội
đùm bọc; (ii) Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; (iii) Phát triển
môi trường bền vững; (iv) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Hàng loạt biện
pháp/hoạt động cụ thể đã được đề ra trong từng lĩnh vực hợp tác này.
Theo đó, hợp tác ASEAN đã và đang được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực khác
nhau như: văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường, y tế,

phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch, … Khó
khăn lớn nhất trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về ASCC là thiếu nguồn
lực. Đây là vấn đề ASEAN đang phải tập trung xử lý trong thời gian tới. Quá trình
xây dựng Kế hoạch tổng thể về ASCC cũng phải tính đến việc huy động nguồn lực.
Tương tự như các trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh và Kinh tế, Kế hoạch
tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-xã hội (ASCC), một bộ phận của Lộ trình
xây dựng Cộng đồng ASEAN, đang được ASEAN đẩy mạnh triển khai, tập trung
vào một số lĩnh vực ưu tiên như: phát triển nguồn nhân lực, phúc lợi và bảo trợ xã
hội, quyền và công bằng xã hội, đảm bảo môi trường bền vững, xây dựng bản sắc
ASEAN...
Hội đồng Cộng đồng Văn hóa xã hội sẽ nhóm họp lần đầu tiên trong tháng
8/2009 để điều phối việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể này cũng như tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan tham gia trụ cột ASCC.
Vì kiến thức về ASEAN đã được học từ năm lớp 11 nên học sinh lớp 12 sẽ
dùng những kiến thức đã học ở môn Địa lý để ứng dụng vào môn Tiếng Anh lớp
12.
2.2.1.3. Những yêu cầu trong tiết học liên môn
+ Nắm được tên, quốc kỳ và thủ đô và một số thông tin cơ bản của các nước
thành viên trong cộng đồng ASEAN.
+ Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), cơ chế
hoạt động và một số hợp tác cụ thể trong KT – VH của ASEAN
+ Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước ASEAN.
+ Giao tiếp về chủ đề ASEAN và giao lưu với các bạn ở nước khác về chủ đề
ASEAN, có cơ hội tham gia Tàu thanh niên Đông Nam Á.
2.2.1.4. Kỹ năng
a. Các kỹ năng chung
7


- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự quản lý, kỹ năng phối hợp, hợp tác trong công việc,

kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Biết cách thu thập, xử lý các thông tin, tư liệu, viết, trình bày báo cáo.
- Bước đầu biết tổ chức một chương trình hoạt động, hội nghị khoa học.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp (làm việc tập thể, ngoại
giao để tìm kiếm thông tin, kỹ năng trình bày, diễn thuyết trước tập thể, rèn tính
bản lĩnh, tự tin).
b. Các kỹ năng bộ môn
- Môn Địa lí:
+ Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên
ASEAN.
+ Khai thác kiến thức từ sơ đồ, tranh ảnh, video, hình vẽ; hệ thống hóa, sơ đồ hóa
kiến thức.
- Môn Tiếng Anh:
+ Đọc hiểu, giao tiếp với nhau về ASEAN
2.2.2. Thực hiện nội dung tích hợp
2.2.2.1. Thiết bị dạy học
- Máy tính nối mạng, phần mềm…
- Các tranh ảnh.
2.2.2.2. Nội dung các tiết tích hợp
Tiết 1: Reading
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một bảng KWL.
Mô tả:
K (What I know): Học sinh sẽ điền vào bảng ở cột K những gì em đã biết về
ASEAN.
W (What I want to know): Học sinh sẽ ghi vào cột này những câu hỏi mà học sinh
muốn biết thêm về ASEAN.
L (What I learned): Học sinh sẽ viết vào cột L những cái mới mà mình vừa học,
những câu trả lời cho những câu hỏi mà các em đẵ đặt ra ở cột W. Các em có thể
hỏi giáo viên hoặc tìm hiểu thêm nếu nội dung bài học chưa cung cấp được câu trả
lời cho những câu hỏi mà các em đưa ra.


8


* Lưu ý: Bảng này có thể được sử dụng đến cuối bài học, không nhất thiết chỉ dùng
cho tiết Reading (Đọc hiểu)
Tiết 2: Speaking
a. Hoạt động 1:
Nhìn vào bản đồ để nhận biết cờ và vị trí các nước Đông Nam Á.

- Giáo viên chiếu bản đồ khu vực ASEAN và yêu cầu học sinh làm việc theo
nhóm.

9


- Dựa vào kiến thức Địa lý kết hợp với kỹ năng đọc bản đồ, học sinh sẽ biết được
những những quốc kỳ đó là của quốc gia nào từ đó biết được thủ đô của các quốc
gia đó.
b. Hoạt động 2:
- Từ việc nhận biết cờ của nước nào học sinh sẽ tiến hành đối thoại hỏi đáp
những thông tin về các nước ASEAN như diện tích, dân số, tôn giáo và đơn vị
tiền tệ của các nước đó. Ở hoạt động này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và
phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập. Trong phiếu học tập này là những thông
tin của một nước bất kỳ. Tiếp đến, giáo viên cho học sinh đếm lần lượt 1, 2, 3, 4
sau đó giáo viên lập lại nhóm. Những ai số 1 tạo thành một nhóm tương tự số 2,
3, 4. Khi nhóm mới đã được tạo, học sinh sẽ lần lượt trình bày về nước của nhóm
mình. Các thành viên còn lại nghe và điền vào phiếu học tập của mình. Hoạt
động có tên là Jigsaw Speaking


Group 1:
Malaysia
Area: 330,252 sq. km.
Population: 27,174,000
Oficial languages: Malay,
English , Tamil

Philippines
Area: ……………………..
Population: ………………
Oficial language(s): ……..
……………………………
10


Religion(s): Islam,
Buddhism
Curency: Ringgit

Religion(s): ………………
Curency: …………………

Thailand
Area: ……………………
Population: ……………
Oficial language(s): …….
Religion(s): ………………
Curency: ………………

Singapore

Area: ……………
Population: ………
Oficial language(s): …….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………

Group 2:
Malaysia
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………
Thailand
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………………

Philippines
Area: 300,000 sq.km
Population: 88,850,000
Oficial language(s): Filipino, English
Religion(s): Christianity (mostly
Roman Catholic)
Curency: Peso
Singapore

Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………………

11


Group 3
Malaysia
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………………
Thailand
Area: 513,120 sq. km
Population: 65,694,000
Oficial language(s): Thai
Religion(s): Buddhism
Curency: Baht

Philippines
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….

Religion(s): ………………….
Curency: ………………………
Singapore
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………………

Group 4
Malaysia
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………………

Thailand
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..

Philippines
Area: …………………………..
Population: ……………………
Oficial language(s): …………..
………………………………….
Religion(s): ………………….

Curency: ………………………

Singapore
Area: 704 sq. km
Population: 4,589,000
Oficial
language(s):
12

Chinese,


………………………………….
Religion(s): ………………….
Curency: ………………………

English, Malay, Tamil
Religion(s):
Buddhism,
Hinduism, Christianity
Curency: Singapore dollar

Islam,

Tiết 4: Writing
Nội dung của tiết Viết là một người bạn muốn nghỉ hè ở một trong những
nước Đông Nam Á và học sinh sẽ viết thư để giới thiệu về một địa danh ở Việt
Nam. Để học sinh có nhiều sự lựa chọn hơn, giáo viên có thể cho học sinh xem
một đoạn clip ngắn về những địa danh thu hút khách du lịch ở các nước Đông
Nam Á. Học sinh có thể chọn bất kỳ địa danh nào để viết thư, không hạn chế ở

Việt Nam. Giáo viên cung cấp nhiều clip giới thiệu ngắn gọn những địa danh của
các nước trong khu vực ASEAN. Học sinh chọn một rồi đọc sách và tìm hiểu
trên Internet những thông tin cần thiết về địa danh mình muốn giới thiệu. M ột
trong số clip là
/>2.2.3. Kết quả
“Cộng đồng các nước ASEAN” là đề tài được tôi áp dụng vào thực tế giảng
dạy ở trường trong năm học 2016 – 2017 đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Học sinh có
thề giao tiếp bằng tiếng Anh về những thông tin khái quát về ASEAN.
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Chủ đề “ Cộng đồng các nước ASEAN” là một chủ đề nhỏ trong chương trình
tích hợp liên môn. Trong đề tài này giáo viên thực hiện liên môn Tiếng Anh và Địa
lý cho học sinh lớp 12. và tương lai hướng đến liên môn với các môn học khác, về
các chủ đề khác. Đề tài này đã được giới thiệu và đưa vào thực tế dạy học và đã
mang lại những thành công bước đầu. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, rất mong sự quan tâm góp ý, xây dựng của quý đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị, đề xuất

13


Để có thể thực hiện được những tiết học liên môn thì chương trình các môn học
cần được sắp xếp hợp lý theo hệ thống tất cả các môn học. Ví dụ muốn thực hiện
chủ đề ASEAN cho lớp 12 thì chắc chắn các em phải học về ASEAN ở các lớp
dưới mới có thể tham gia các hoạt động giao tiếp trong tiết học tiếng Anh 12 được.
Hoặc ngược lại, học tiếng Anh về chủ đề ASEAN có thể được dạy ở lớp 10 thì lên
lớp 11 các em có thể học liên môn ở môn Địa lý 11.

14




×