Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN kỹ năng sử dụng câu hỏi trong việc khai thác bài đọc hiểu cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.71 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG
VIỆC KHAI THÁC BÀI ĐỌC HIỂU CHO
HỌC SINH LỚP 10

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Năm học 2018 - 2019 là năm học thứ sáu triển khai thực hiện Nghị quyết số 29
NQ/TƯ ngày 04/11/2013 Hội nghị TƯ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện về
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Ngành giáo dục đã
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông, tiến tới đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông trên các
mặt: nội dung, sách giáo khoa; phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, tổ
chức đánh giá chất lượng học sinh. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một
yếu tố quan trọng quyết định thành công đổi mới giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là "Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vân dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh". (Theo Luật GD - Điều 24).
Muốn vậy, giáo viên phải đổi mới cách dạy theo hướng phát huy tính tích cực,


chủ động của học sinh. Là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để học sinh tự tìm tòi,
phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.
Học sinh phải đổi mới cách học, biết cách tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn
đề, tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo.
Ngoài việc vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống
và phương pháp dạy học hiện đại, người giáo viên cần phải biết lựa chọn các hình
thức dạy học thích hợp cá nhân, nhóm, hay cả lớp để học tập.
Hơn nữa, ngoại ngữ, Tiếng Anh là môn học yêu cầu học sinh nắm được các
kiến thức cở bản, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc, và là một bộ phận không thể
thiếu của học vấn trong chương trình giáo dục phổ thông. Cùng với các môn Toán,
Văn, môn Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng tạo thành 3 môn chính
trong chương trình giáo dục phổ thông giúp trang bị cho học sinh những tri thức và
cơ sở khoa học để nhận thức thế giới quan, nắm chắc và nghiên cứu sâu hơn các
chuyên nghành khoa học khác. Tiếng Anh còn là công cụ giao tiếp giúp học sinh
tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa
dạng, phong phú trên thế giới và giúp các em dễ dàng hội nhập với quốc tế hơn, có
kỹ năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp.

3


Học và thực hành tiếng Anh được đánh giá có hiệu quả cao, khi học sinh thể
hiện giao tiếp tốt. Việc giao tiếp đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình học
ngoại ngữ đó là thực hành các kỹ năng nghe, nói đọc viết một cách hoàn thiện. Để
hoàn thiện các kỹ năng đó học sinh nhất thiết phải năm chắc ngữ pháp, vốn từ và
các cách đưa ra câu hỏi để thu nhận thông tin đặc biệt là trong giờ học đọc hiểu.
Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy cho học sinh,
trong đó có tư duy ngôn ngữ. Với đặc trưng riêng, môn tiếng Anh còn góp phần
đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và truyền tải nội dung nhiều môn học
khác. Hiện nay đã có chủ trương của Bộ Giáo dục là sẽ dạy các môn Khoa học tự

nhiên bằng Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông.
Theo Tài liệu khóa học bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo
chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 10 (Đại học Quốc gia Hà Nội – Đại học
Ngoại ngữ) Chương trình Tiếng Anh ở trường THPT được xây dựng theo quan
điểm giao tiếp với những định hướng cơ bản:
-Hình thành kỹ năng giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy
học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện cần thiết để hình thành và phát triển
các kỹ năng giao tiếp.
-Học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Học sinh tích cực, chủ động,
sáng tạo trong rèn luyện và vận dụng kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Giáo
viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học.
Môn Tiếng Anh được lựa chọn, trình bày theo hệ thống chủ đề, chủ điểm, vừa
đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, hiện đại của ngôn ngữ. Hệ
thống chủ điểm, chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ,
vốn từ của học sinh. Kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp được
giới thiệu thông qua các chủ đề của bài đoc hiểu. Vì vậy với tư cách là một giáo
viên tôi phải tìm tòi, đổi mới cách dạy để khai thác bài đọc hiểu một cách có hiệu
quả để phát triển được khả năng ngôn ngữ của học sinh.
Do vậy câu hỏi lớn đặt ra là bằng cách nào để học sinh thu được nhiều thông
tin, từ vựng và phát triển tốt được các kỹ năng, thực sự là một câu hỏi khó cho tất
cả những ai đang dạy và học ngoại ngữ, Tiếng Anh.
Với bài đọc hiểu khai thác thế nào cho có hiệu quả, đạt được mục đích cao
nhất, giáo viên cần sử dụng thủ thuật câu hỏi ra sao? Có phải luôn luôn giáo viên
đặt câu hỏi và học sinh trả lời hay không? Đó thực sự là một vấn đề cấp thiết và
đáng quan tâm. Để thực hiện được những vấn đề nêu trên, trong phạm vi của đề tài

4


tôi xin được trình bày "Kỹ năng sử dụng câu hỏi trong việc khai thác bài đọc

hiểu cho học sinh lớp 10".
II. Điểm mới của đề tài
Trong đề tài nêu lên phương pháp cải tiến lại một số hoạt động có sẵn trong
sách giáo khoa nhưng chưa phù hợp với học sinh bằng cách sử dụng hệ thống
những câu hỏi làm cho giờ học có hiệu quả, chất lượng hơn, học sinh nắm được
nội dung bài dạy tốt hơn.

5


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở khoa học
Đọc hiểu là một trong những kỹ năng quan trọng và bao quát trong quá trình
dạy và học ngoại nhữ ở trường THPT. Nó vừa là mục đích và là phương tiện hữu
hiệu cần thiết để học sinh nắm vững và củng cố kiến thức; thủ thuật sử dụng câu
hỏi trong giờ đọc hiểu để giúp học sinh khai thác và nắm vững nội dung bài cũng
là một vấn đề quan trọng. Thực sự các loại hình câu hỏi được sử dụng trong giờ
dạy đọc hiểu là rất đa dạng và phong phú. Có loại câu hỏi dễ chỉ yêu cầu học sinh
hiểu là chính, nhưng cũng có những loại câu hỏi khó đòi hỏi học sinh phát triển tư
duy ngôn ngữ của mình, cũng có loại câu hỏi yêu cầu học sinh đến độ trôi chảy
trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy để khai thác bài đọc có hiệu quả, giáo viên
nên tổ chức cho học sinh những loại hình câu hỏi sao cho phù hợp với các tiến
trình. Cũng như việc dạy các kỹ năng nghe, nói việc dạy đọc thường tích hợp
nhiều kỹ năng khác nhau và được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật và chiến lược, tiến
trình bài dạy được tiến hành theo ba giai đoạn:
+ Các hoạt động trước khi đọc (Pre – reading activities)
+ Các hoạt động trong khi đọc (While – reading activities)
+ Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading activities)
Mỗi giai đoạn tôi đã mạnh dạn sử dụng một số dạng câu hỏi như sau:

+ Các hoạt động trước khi đọc (Pre – reading activities)
- Câu hỏi có - không (Yes - No questions)
- Câu hỏi lựa chọn (Multiple choice questions)
- Câu hỏi suy đoán.(Guessing)
+ Các hoạt động trong khi đọc (While – reading activities)
- Câu hỏi có - không (Yes - No questions)
- Câu hỏi có từ để hỏi (WH-word questions)
- Câu hỏi suy luận.
- Câu hỏi đúng / sai (true - False questions)
- Câu hỏi lựa chọn (Multiple choice questions)
+ Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading activities)
- Câu hỏi suy luận.
- Câu hỏi tổng hợp.
- Câu hỏi thể hiện ý kiến cá nhân.(Expressing personal ideas)
- Lời gợi ý.
6


Phần này tôi sẽ trình bày một số kỹ năng khai thác thủ thuật sử dụng câu hỏi
nhằm thực hiện được những mục đích dạy học và gợi ý cách tiến hành việc hỏi câu
hỏi giúp giáo viên phát huy có hiệu quả thủ thuật này trong giờ dạy đọc hiểu. Vì
thế giáo viên cần lựa chọn ngững loại câu hỏi cho từng dạng bài, từng trình độ học
sinh để giờ học thêm sinh động và có hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, nhận thức ở lứa tuổi học sinh là lứa tuổi
nhạy cảm và dễ nhớ nhất, do đó khả năng nhận biết những loại câu hỏi trả lời đơn
giản là khả quan, trong một giờ học 45 phút có thể có từ 10 - 15 câu hỏi trả lời đơn
giản học sinh có thể hoàn thành xuất sắc. Còn loại câu hỏi yêu cầu trả lời dài có sự
tư duy sáng tạo phát triển khả năng ngôn ngữ thì chỉ khai thác được ở những học
sinh có khả năng nổi trội. Với cơ chế sinh lý hạn chế như vậy nên giáo viên cần
lựa chọn những loại câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh để bài dạy có hiệu

quả.
2. Cơ sở thực tiễn
Thường thì giáo viên trường THPT chỉ quan niệm "câu hỏi để kiểm tra" và
hỏi có nghĩa là học sinh phải trả lời đầy đủ, ít quan tâm đến khả năng đặt câu hỏi
của học sinh, ít hướng dẫn cho học sinh sử dụng câu hỏi như thế nào cho có hiệu
quả. Điều đó đã làm cho nhiều học sinh bị lúng túng khi trả lời câu hỏi, chưa thực
sự giúp học sinh hiểu được dùng câu hỏi để làm gì, mục đích sử dụng khi học lhi
học ngoại ngữ nói chung và giờ đọc hiểu nói riêng là gì. Vì vậy đã dẫn đến một số
mặt tiêu cực sau:
- Học sinh chưa có điều kiện luyện tập sử dụng câu hỏi có ý nghĩa.
- Cách học và cách trả lời của học sinh mang tính thụ động, đối phó, thiếu tích cực
và chủ động.
Do dùng câu hỏi theo cảm tính chưa có ý thức để làm gì, mục đích dạy học là
gì, nên giáo viên chưa phát huy hết thủ thuật sử dụng câu hỏi này.
Với đề tài này bản thân tôi hi vọng các em có nhiều hứng thú hơn với những giờ
học ngoại ngữ, nắm được nhiều hơn nội dung của bài học bởi sự dẫn dắt và sử
dụng hiệu quả các thủ thuật dùng câu hỏi trong giờ học ngoại ngữ nói chung và
giờ đọc hiểu nói riêng. Để từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học Tiếng Anh
trong nhà trường THPT.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Về phía giáo viên
Chương trình Tiếng Anh THPT chương trình chuẩn có khối lượng ngôn ngữ
rất “nặng”, đặc biệt là kỹ năng Đọc hiểu. Có thể nói rằng các bài đọc trong sách
7


giáo khoa Tiếng Anh THPT rất phong phú, đa dạng về đề tài và các lĩnh vực khác
nhau như: xã hội, văn hóa, lịch sử, địa lý, thể thao, âm nhạc…. Cung cấp cho học
sinh một lượng kiến thức không nhỏ nhằm hỗ trợ, phát triển và mở rộng thêm sự
hiểu biết của các em trong quá trình hình thành nền tảng kiến thức căn bản. Tuy

nhiên, sự phong phú và đa dạng các chủ đề của bài đọc lại gây ra không ít khó
khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy - học. Thực sự có
nhiều chủ đề giáo viên chưa thông thạo, còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
nguồn tư liệu cho chủ đề đó, dẫn đến bị hạn chế trong quá trình diễn đạt, mở rộng
hoặc sử dụng hình thức câu hỏi mở để khai thác thông tin.
Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy và học ngoại ngữ, câu hỏi luôn được sử
dụng như một công cụ phổ biến của thầy giáo và gần như không thể thiếu trong
một giờ dạy trên lớp. Song không phải lúc nào câu hỏi của thầy cũng mang lại kết
quả như mong muốn. Nếu quan sát ta thấy câu hỏi của giáo viên trong một giờ học
chiếm phần lớn thời gian, mà việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
chủ đạo, giáo viên là người hướng dẫn thì câu hỏi như là một thủ thuật duy nhất để
giờ học, bài đọc đạt kết quả cao và có chất lượng. Đặc biệt kỹ năng đọc là một
trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ
ở trường THPT. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để
học sinh có thể nắm vững và cũng có kiến thức ngoại ngữ, mở rộng vốn từ vựng,
cũng như hiểu thêm về văn phong, cách sử dụng ngoại ngữ mình đang học.
Vậy làm thế nào để khai thác hết được những vấn đề đó trong tiết dạy đọc
hiểu, một vấn đề còn nhiều trăn trở cho hầu hết các giáo viên. Ngoài ra giáo viên
còn có quan niệm rằng câu hỏi là dùng để kiểm tra bài cũ, kiểm tra mức độ hiểu,
nắm nội dung bài và luôn đòi hỏi ở học sinh câu trả lời đầy đủ. Với câu hỏi thì có
rất nhiều loại, nhiều dạng, nhiều cách trả lời khác nhau, có thể trả lời một, hai hay
ba từ; có loại chỉ trả lời một ngữ hoặc một câu đầy đủ hoàn chỉnh; có loại câu trả
lời đòi hỏi phải có tư duy tính sáng tạo chứ không đơn thuần trích dẫn từ bài đọc.
Giáo viên cần nhận thức rằng họ có thể dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau cho
nhiều mục đích khác nhau, yêu cầu khác nhau của bài học. Cũng do quan niệm:
"Câu hỏi để kiểm tra" nên giờ học người đặt câu hỏi vẫn chỉ là giáo viên rất ít khi
học sinh có cơ hội đặt câu hỏi.
2. Về phía học sinh
Trong đổi mới PPDH thì học sinh đóng vai trò trung tâm của các hoạt động
dạy - học trên lớp, chất lượng của giờ học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính

8


chủ động tích cực của các em. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất lại đến từ phía học
sinh. Đó là:
- Có nhiều học sinh trong lớp nên không có nhiều cơ hội để trao đổi, thảo
luận với giáo viên và các bạn.
- Sự không đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh trong một lớp,
giữa học sinh lớp này với lớp khác. Đa số các em chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, thậm chí nhiều em còn thờ ơ,
không chú tâm đến học môn ngoại ngữ này.
- Các em có khuynh hướng vừa đọc vừa dịch sang Tiếng Việt, trong khi vốn
từ vựng của các em lại quá ít. Điều này làm hạn chế khả năng đọc hiểu của các em.
- Nhìn chung ý thức học tập của học sinh chưa cao, còn có ý thức "ngại" , "sợ" và
"ỷ lại", từ lớp 10 các em đã có tư tưởng học lệch và lên lớp 12 thi bằng hình thức
trắc nghiệm dễ nhìn bài và dễ có điểm cao nên các em đã không chú tâm vào học
ngoại ngữ.
3. Về cấu trúc bài đọc
Có nhiều bài đọc dài, nội dung khó: Unit 3, Unit 9, Unit 10, Unit 11, Unit 14
nên giáo viên phải dạy lướt ở một số phần để đảm bảo thời gian. Một số câu hỏi
hoặc tranh ảnh trong SGK Tiếng Anh 10 dùng để dẫn dắt vào bài, một số nhiệm vụ
(Task) thiết kế chưa được hợp lý hoặc không có sự liên quan logic với chủ đề của
bài học do đó thực sự không dễ để đưa ra những loại câu hỏi tập trung vào khai
thác nội dung chính của bài.
III. Mục đích nghiên cứu
Vận dung cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy môn Tiếng Anh ở trường
THPT Đồng Hới để làm sáng tỏ các tiềm năng cũng như thực trạng của học sinh.
Từ đó đưa ra một số phương pháp nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng đọc hiểu
có hiệu quả hơn.
IV. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi áp dụng, phương pháp nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm này chủ yếu bản thân tôi rút ra từ những bài giảng trên
lớp để đưa ra một vài thủ thuật sử dụng câu hỏi có hiệu quả, phù hợp với trình độ
học sinh chúng ta. Bên cạnh đó tôi cũng có tham khảo một số tài liệu có liên quan
đến vấn đề này nên:
+ Đối tượng nghiên cứu: Part A: READING, SGK Tiếng Anh 10 CTC (NXB
Giáo dục - 2008).
+ Phạm vi áp dụng: Học sinh khối 10

9


+ Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận
khoa học đồng thời sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp quan sát sư phạm: thu thập các thông tin về quá trình giáo
dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm trong quá trình dạy - học.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Tổng kết các kinh nghiệm giáo dục.
V. Các biện pháp đã tiến hành
1. Khai thác bài đọc.
Có hai loại bài đọc được dùng trong dạy ngoại ngữ: Bài đọc dùng để dạy
tiếng và bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu. Tùy theo mục đích của từng bài
đọc, chú trọng dạy tiếng hay dạy kỹ năng đọc hiểu mà giáo viên có những khai
thác bài đọc khác nhau. Trong phạm vi của đề tài này tôi đi sâu khai thác bài đọc
dạy kỹ năng đọc hiểu.
- Với phương pháp dạy học mới, tích cực, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều
khiển học sinh hoạt động trong giờ học.
- Để tiến hành một tiết dạy đọc hiệu quả giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ
bản sau:
+ Chon và sử dụng linh hoạt các hình thức đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung

phù hợp.
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian cho từng phần, từng câu hỏi hợp
lý.
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phù hợp cho bài đọc.
+ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp với từng tiết.
+ Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
Hơn nữa, các bài đọc giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu không chỉ
đơn thuần giúp các em hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải
tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc. Đó là
những kỹ năng có thể giúp các em đọc những đoạn văn khác nhau cho những mục
đích khác nhau. Ở một bài đọc hiểu nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu, giáo viên
không trình bày, giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc, tự đưa ra được các
câu hỏi phù hợp để khai thác và nắm bắt nội dung. Vai trò của giáo viên chỉ hỗ trợ,
gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu và kiểm tra.
Cũng giống như việc dạy các kỹ năng nghe, nói việc dạy đọc thường tích hợp
nhiều kỹ năng khác nhau. Để việc dạy đọc có kết quả tốt, đặt ra các câu hỏi cho
10


học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc rất quen thuộc đối với người
giáo viên. Tuy nhiên cách đặt câu hỏi làm sao để khuyến khích được học sinh phát
huy tính tích cực, chủ động là công việc không hề dễ dàng chút nào.
Trong quá trình dạy ngoại ngữ nói chung và dạy đọc hiểu nói riêng và quá
trình sử dụng câu hỏi thì mỗi giáo viên có một hệ thống câu hỏi khác nhau để khai
thác nội dung bài. Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra một số cách đặt câu hỏi có
hiệu quả nhất cho mỗi hoạt động trong giờ dạy ngoại ngữ nói chung và dạy đọc
hiểu nói riêng.
2. Một số dạng câu hỏi được sử dụng trong các hoạt động khi dạy bài đọc hiểu
2.1. Các loại câu hỏi cho hoạt động trước khi đọc (Pre – reading activities'
questions)

Chúng ta có thể sử dụng hệ thống những câu hỏi sau cho các hoạt động trước
khi đọc, tùy theo từng nội dung bài để sử dụng một cách hợp lý.
2.1.1 Câu hỏi có - không: (Yes - No questions)
Ở loại câu hỏi này thường là câu hỏi đơn giản chỉ đòi hỏi câu trả lời đơn âm
tiết, rất thích hợp cho học sinh lớp 10 và nó cũng rất có ích cho các lớp gồm nhiều
học sinh có trình độ khác nhau. Là dạng câu hỏi dành cho tất cả học sinh trong lớp
trả lời, thường hay được sử dụng ở phần giới thiệu ngữ liệu mới, dẫn dắt vào bài
mới, tạo tình huống ngữ cảnh, gây không khí trước khi vào bài.
Ví dụ:
Unit 1 (ENGLISH10) A DAY IN THE LIFE OF ...
+ Have you ever led the buffalo to the field?
- Yes.(, I have)/ No.(, I haven't).
+ Do you often get up early?
- Yes.(, I do)/ No.(, I don't).
+ Does your mother have breakfast at home?
- Yes.(, she does)/ No.(, she doesn't).
Unit 2: (ENGLISH 10) School Talks
+ Do you like learning English?
- Yes.(, I do)/ No.(, I don't).
+ Do you go to school on foot?
- Yes.(, I do)/ No.(, I don't).
+ Was the interesting film on TV last night?
- Yes.(, It was)/ No.(, It wasn't).

11


Đưa ra dạng câu hỏi như thế này mỗi học sinh sẽ tự liên hệ với bản thân để có
câu trả lời. Có khi học sinh có thể sử dụng lại câu hỏi đó để hỏi bạn mình, biết
thêm thông tin. Trước câu hỏi này tất cả học sinh đều chú ý và có câu trả lời đơn

giản Yes/ No; hoặc trả lời đầy đủ yes, I have./ No, I haven't.
2.1.2. Câu hỏi lựa chọn: (Multiple choice questions)
Là loại câu hỏi trong đó có từ "OR" hoặc các đáp án "A, B, C và D" để tạo ra
sự lựa chọn. Bởi câu trả lời này đã nằm ngay trong câu hỏi nên dạng câu hỏi này
cũng rất thích hợp cho những học sinh mới bắt đầu học. Gợi cho học sinh các liên
tưởng kiến thức mà đã từng gặp trước đó.
Ví dụ:
Unit 3 (ENGLISH 10) People's Background.
+ Did Marie Curie make many discoveries about chemistry or literature?
- She made many discoveries about chemistry.
Unit 4 (ENGLISH 10) Special Education.
+ The Braille Alphabet is used for .................. to read and write.
A. the dumb
B. the deaf
C. the blind
D. the mentally retarded.
- Đáp án đúng là C.
Thường câu hỏi lựa chọn được sử dụng ở phần này để tập trung sự chú ý của
học sinh vào nội dung chính của bài hoặc những nội dung cần phát hiện để hiểu
bài tốt hơn, kiểm tra được kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
2.1.3. Câu hỏi suy đoán: (Guesing)
Giúp học sinh đoán về chủ đề, các sự kiện, nhân vật trong bài đọc. Vì vậy nó
thường được sử dụng ở phần đầu bài, giới thiệu ngữ liệu mới để vào bài.
Ví dụ:
Unit 14 (ENGLISH 10) THE WORLD CUP
+ Who is in the first picture you guess?
- He is Cafu in Brazilial' football team.
+ Which team became the champion in 2014?
- Germany' foot ball team.
Unit 6 (ENGLISH 10) An Excursion.

+ Can you guess what you are learning with these pictures today?
- The journey, the trip or the holiday.
12


2.1.4. Đúng hay sai: (True - False statements)
Dạng câu hỏi này có chức năng giống loại câu hỏi Yes- No. Nó được sử dụng để
dẫn dắt học sinh vào bài mới, tạo không khí sôi nổi và tích cực cho buổi học.
Ví dụ:
Unit 3 (ENGLISH 10) People's Background
- Marie Curie was a famous singer.
+ False (a famous scientist).
Unit 8 (ENGLISH 10) The story of my village
- Look at the picture
+ They are workers.
+ False (They are farmers).
+ Is a good crop.
+ True.
Với hình thức dẫn dắt này tất cả học sinh trong lớp đều tập trung và chuẩn bị cho
câu trả lời hoặc có thể khai thác theo nhóm.
2.2. Các loại câu hỏi cho hoạt động trong khi đọc (While – reading activities'
questions)
2.2.1. Đúng hay sai: (True - False statements)
Dạng câu hỏi này có chức năng giống loại câu hỏi Yes- No. Nó được sử dụng để
khai thác nhanh nội dung một bài đọc.
Ví dụ:
Unit 2: (ENGLISH 10) School Talks.
-Miss Phuong enjoys working with children. True (Para 2).
- Phong likes getting up early every day.
False (Para 1).

- Mr Ha worries about his son's safety.
True (Para 3).
Dạng câu hỏi này đưa ra cho mỗi học sinh hoặc học sinh có thể làm việc theo
nhóm để có kết quả nhanh hơn.
Ví dụ:
Unit 3 (ENGLISH 10) People's Background
- Marie Curie was awarded a Nobel prize in Chemistry for determining the atomic
weight of radium.
+ True.
2.2.2. Câu hỏi lựa chọn: (Multiple choice questions)
Là loại câu hỏi trong đó có từ "OR" hoặc các đáp án "A, B, C và D" để tạo ra
sự lựa chọn. Bởi câu trả lời này đã nằm ngay trong câu hỏi nên dạng câu hỏi này
cũng rất thích hợp cho những học sinh mới bắt đầu học. Mặt khác nếu đi sâu hơn
một chút loại câu hỏi này thì ở đây nó cũng đòi hỏi phải có trình độ cao hơn so với
2 loại câu hỏi trên: Nó điểm qua lại tất cả những thông tin chính ở bài tập, tập hợp
13


được một lượng những từ mới cần bổ sung và một số cấu trúc ngữ pháp có liên
quan cho câu trả lời.
Ví dụ:
Unit 3 (ENGLISH 10) People's Background.
+ Did Marie Curie make many discoveries about chemistry or literature?
- She made many discoveries about chemistry.
Unit 6 (ENGLISH 10) An Excursion
+ Lan wrote the letter to .....................................
A. inform Minh of her days off
B. complain about her parents
C. tell Minh about the plan for her class trip
D. talk about what she and her classmates will do at Huong Pagoda.

- Đáp án đúng theo bài đọc là C.
Thường câu hỏi lựa chọn được sử dụng nhiều trong bài học để tập trung sự
chú ý của học sinh vào nội dung chính của bài hoặc những nội dung cần phát hiện
để hiểu bài tốt hơn, kiểm tra được kỹ năng đọc hiểu của học sinh. Câu hỏi dạng
này nên để học sinh làm theo nhóm kết quả sẽ cao hơn.
Có thể chúng ta chuyển đổi từ câu hỏi dài khó sang câu hỏi lựa chọ để học sinh dễ
hiểu và nắm được nội dung bài tốt hơn.
Ví dụ:
Unit 5 (ENGLISH 10) Technology and You.
- A computer can ..................... to help us in our daily life.
A. visit shop, office and places of scenic beauty
B. pay bill and read newspapers
C. receive and send letters
D. all are correct.
- Đáp án đúng theo bài đọc là C.
2.2.3. Câu hỏi có từ để hỏi: (WH-word questions)
Đây là dạng câu hỏi có thể trả lời ngắn (bằng đoản ngữ) hoặc trả lời dài (câu đầy
đủ).
Ví dụ:
Unit 2: (ENGLISH 10) School talks
- What does Miss Phuong teach at her school?
+ English. (She teaches English at her school).
14


- Where does Phong study?
+ At Chu Van An High School. (He studies at Chu Van An High School).
Unit 6 (ENGLISH 10) An Excursion.
- Why does Lan worry?
+ Because her parents may not want to let her stay the night away from home.

- What are the students' plans for their trip to Huong Pagoda?
+ They bring their own food and share buseswith some other classes.
Với dạng câu hỏi này giáo viên có thể khai được khả năng, trình độ ngôn ngữ và
vốn từ, độ nhanh nhạy của học sinh. Thường sử dụng trong các giờ dạy bài tập đọc
hiểu, cùng với sự làm việc theo nhóm của học sinh và hướng dẫn của giáo viên,
bài học có kết quả cao hơn.
2.2.4. Câu hỏi có - không: (Yes - No questions)
Ở loại câu hỏi này thường là câu hỏi đơn giản chỉ đòi hỏi câu trả lời đơn âm tiết
và nó cũng rất có ích cho học sinh nắm nhanh các thông tin trong bài đọc ở giai
đoạn đọc lướt, là dạng câu hỏi dành cho tất cả học sinh trong lớp trả lời.
Ví dụ:
Unit 2 (ENGLISH 10) School talk.
- Does Phong like learning History best?
+ No, he doesn't.
- Does Miss Phuong love working with children?
+ Yes, she does.
Unit 4 (ENGLISH 10) Special Education.
- Is Thuy's class different from other classes?
+ Yes, she is.
- Are the disabled children proud of their efforts?
+ Yes, they are.
2.2.5. Câu hỏi suy luận
Dạng câu hỏi này đòi hỏi câu trả lời phải có sự sáng tạo, suy nghĩ chính chắn,
huy động vốn kiến thức hiểu biết của mỗi học sinh, yêu cầu cả lớp tập trung và
mỗi người có một ý kiến. Do đó câu trả lời thường là bất ngờ, bởi vậy học sinh
trong lớp sẽ quan tâm đến câu trả lời của nhau. Loại câu hỏi này thường tạo cho
học sinh cơ hội luyện nói và được sử dụng vào giai đoạn cuối của bài đọc, lấy
thông tin phản hồi, kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh.
Ví dụ:
15



Unit 12 (ENGLISH 10) Music
- What is important purpose of music?
+ The important purpose of music is relaxing, expressing the thoughts, ideas and
feelings ...
Unit 8: (ENGLISH 10) THE STORY OF MY VILLAGE.
- How can people with an education help make the life of their community better?
+ Introduce new farming methods.
+ Grow cash crops for export and have much money.
Help them apply modern technology in farming.
+ Help young people access to ways of entertainment.
Dạng câu hỏi này học sinh có thể có ý kiến riêng lẻ hoặc thảo luận theo nhóm
sau đó đưa ra những ý kiến bất ngờ.
2.3. Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading activities)
2.3.1. Câu hỏi với lời gợi ý
Các lời gợi ý không phải là các câu hỏi đơn thuần mà chúng có tác dụng rất
tốt, lôi cuốn được học sinh vào các hoạt động thực hành sau khi kết thúc bài đọc.
Đối với vấn đề này nhiều giáo viên vẫn sử dụng chưa có hiệu quả bởi họ đòi hỏi
quá cao về mặt ngôn ngữ ở học sinh nhưng thực ra câu trả lời không độc đáo sáng
tạo mà câu trả lời học sinh có thể tìm thấy trong nội dung bài đọc. Lời gợi ý có thể
bắt đầu bằng:
- Could you .........? Who can .....................? - Tell me about ......................?
- Say what happened after ...............?
- Try to explain .......................?
Ví dụ:
Unit 3 (ENGLISH 10) People's Background
- Tell me about the life and career of Marie Curie?
+ She was born on November 7th, 1867 in Warsaw, Poland.
+ she was the first woman in France to be a professor.

+ she was a famous scientist, she invented the radium and many discoveries in
chemistry.
+ She was awarded a Nobel Prize in Chemistry for determining the atomic weight
of radium.
Dạng câu hỏi này có thể cho học sinh luyện tập theo nhóm sau khi đã kết thúc bài
đọc và cử đại diện đứng dậy trình bày trước lớp.
2.3.2. Câu hỏi suy đoán: (Guesing)

16


Giúp học sinh đoán về chủ đề, các sự kiện, nhân vật ở phần cuối bài đọc sau khi
đọc xong.
- Can you guess how the life of the poeple in the countryside in Vietnam is if there
aren't good farming mothods and modern technology?
+ I think their life will be very poor and hard without good farming mothods and
modern technology.
Hơn nữa, phần này đòi hỏi khả năng ngôn ngữ của học sinh. Do đó có thể cho
học sinh luyện tập theo nhóm, và cũng có thể sử dụng những mẫu câu sau để giúp
học sinh suy đoán, tiếp cận gần với bài đọc hơn.
- What do you think the reason for.................?
- How do you explain .......................?
- What if ..................?
Ví dụ:
Unit 10: (ENGLISH 10) CONSERVATION
+ What do you think the reasons for floods every year?
- Forests are destroyed and cut down for woods, for lands to build high buildings,
and for firewoods...
+ How do you explain why many kinds of animals are in danger of extinction?
- They are hunted for fur, food, medicines and other products.

2.3.3. Câu hỏi thể hiện ý kiến cá nhân
Câu hỏi này thường sử dụng khi kết thúc bài đọc, lấy ý kiến riêng của từng cá
nhân học sinh. Do đó học sinh có thể tưởng tượng ra cách ứng xữ hoặc quan điểm
của mình, của bạn hay là người thân.
Ví dụ:
Unit 9 (ENGLISH 10) Undersea World
- What is your opinion about biodiversity in our life?
+ It is very important for our life. It makes our environment cleaner, balanced and
our health is better.
Vì vậy học sinh nên được hướng dẫn thảo luận theo nhóm để có những ý kiến
hay, giúp học sinh phát triển kỹ năng nói. Dạng câu hỏi này có thể sử dụng những
mẫu câu khác như:
- Do you yourself believe ..................?
- What is your attitude of your parents to ..................?
2.3.4. Câu hỏi tổng hợp

17


Loại câu hỏi này mang nhiều tính giáo dục, chúng khuyến khích học sinh liên
hệ với các vấn đề trong bài học với thực tế bên ngoài. Thường được sử dụng vào
phần cuối bài đọc.
Ví dụ:
Unit 12 (ENGLISH 10) Music.
- Is music thought as the same language?
+ Yes, it is.
- Is the life undersea world the same life as on the earth? Why?
+ Yes. I think so.Because there are a lot of kinds plants and animals undersea
world and all of them contribute to ít biodiversity.
Với đặc điểm của câu hỏi, học sinh có thể làm việc theo đơn vị cá nhân, cặp

hoặc nhóm.
3. Một bài giảng mẫu
Unit 1 (ENGLISH 10): A DAY IN THE LIFE OF ...
A. Aim: - Help the pupils unnderstand the activities of a farmers in a day.
- Talk about their daily routines by learninga typical day of a farmer.
B. Method: Communicative approach.
C. Teaching Aids: Textbook, pictures.
D. Procedure:
I. Pre - reading:
* Yes - No questions:
+ Have you ever led the buffalo to the field?
- Yes.(, I have)/ No.(, I haven't).
+ Do you often get up early?
- Yes.(, I do)/ No.(, I don't).
+ Does your mother have breakfast at home?
- Yes.(, she does)/ No.(, she doesn't).
* Multiple choice questions:
+ Do the farmers work hard or lazy in the picture?
- They work hard.
* Guessing questions:
+ Who are they in the picture?
- They are farmers
II. While - reading

18


Để học sinh nắm nhanh nội dung bài học tôi đã sử dụng các dạng câu hỏi kết hợp
với các dạng câu hỏi có sẳn trong bài.
* Multiple choice questions: (task 1) - dành cho phần kiển tra từ vựng.

- Tôi đã thiết kế thêm một số câu hỏi sau:
1. Mr Vy boils some water for ................. .
A. his family's breakfast.
B. his morning tea.
C. his lunch.
2. Does he arrive in the field at exactly 5:00 am or 5:30am?
- He arrives in the field at exactly 5:30am.
3. At 2:30 pm, Mrs Tuyet goes to ....................... .
A. market
B. the field
C. school
D. her friend's house.
* Wh - word questions: (Task 2) Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc bài và luyện tập
theo nhóm hoặc cặp để đưa ra kết quả cho các câu hỏi đó.
III. Post - reading
Với dạng bài đọc hiểu này tôi đã sử dụng dạng câu hỏi thể hiện ý kiến cá nhân và
câu hỏi tổng hợp để học sinh khắc sâu được nội dung bài đọc và hệ thống từ mới
đã được học trong bài.
+ Work in groups:
* Talk about Mr. Vy and Mrs. Tuyet's daily routines.
* What do you about the farmers' work?
- Their work is very hard, helps them earn little money,they have to get up early,
stay up late at night, but they have much fee time when they finish their crop....

19


C. KẾT LUẬN
I. Nhận xét chung
Với những hướng giải quyết và những thủ thuật câu hỏi mà tôi đã áp dụng,

kết hợp với sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự trao đổi giữa
các thành viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp phù hợp
cho từng đối tượng học sinh, tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đa số
học sinh đã dần nâng cao được chất lượng học tập của mình, học sinh đã chủ động
sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết của mình, đồng thời các em cũng đã lấp dần sự
thiếu hụt về kiến thức, linh hoạt trong việc thực hiên nhiệm vụ lĩnh hội tri thức, từ
đó phát triển thêm những kỹ năng, kỹ xảo mới trong việc sử dụng ngôn ngữ nói
chung và Tiếng Anh nói riêng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh có
cơ hội để khẳng định mình, không cò lúng túng, rụt rè mà nâng cao được tư duy
sáng tạo, và có nhiều hứng thú trong học tập.
II. Kết quả
Đây là thực trạng và kết quả trước và sau khi tôi áp dụng sáng kiến của tôi trong
học kỳ I năm học 2018 - 2019.
Trước khi áp dụng các thủ thuật sử dụng câu hỏi nêu trên trong giờ dạy đọc hiểu.
Trong 100 học sinh được điều tra kết quả như sau:
40 học sinh
40% trả lời được câu hỏi dễ
10 học sinh
10% trả lời được hầu hết các câu hỏi.
50 học sinh
50% chỉ trả lời được câu hỏi Yes - No.
Số lượng học sinh thích học giờ đọc hiểu:
60 học sinh
60% học vì bắt buộc
25 học sinh
25% thích học giờ đọc hiểu
15 học sinh
15% không thích học giờ đọc hiểu.
Nữa cuối kỳ I tôi đã áp dụng các thủ thuật sử dụng câu hỏi đó, kết quả như sau:
70 học sinh

70% thích học giờ đọc hiểu.
70 học sinh
70% trả lời được câu hỏi dễ.
50 học sinh
50 % có khả năng trả lời được tất cả các câu hỏi.
45 học sinh
45% trả lời câu hỏi trong giờ đọc hiểu khó.
55 học sinh
55% trả lời được hầu hết các câu hỏi trong giờ đọc hiểu.

20


III. Bài học kinh nghiệm
Thật vậy, việc đặt câu hỏi để khai thác bài đọc là rất quan trọng, nó góp phần
không nhỏ trong việc giúp học sinh nắm được nội dung bài và có thêm niềm đam
mê với ngoại ngữ. Tuy nhiên với giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đặt những câu hỏi ngắn gọn
Tránh đặt những câu hỏi rườm rà vì nó đòi hỏi phải đặt ra nhiều câu hỏi phụ
hay không tập trung vào kiến thức cơ bản. Những câu hỏi kiểu này thường làm học
sinh lúng túng vì chúng thực sự không hiểu rõ ý câu hỏi là gì.
Đặt những câu hỏi mang tính chất thách thức
Cố gắng đặt ra những câu hỏi mang tính thăm dò, đánh giá đòi hỏi học sinh
phải suy nghĩ, nhận thức cao hơn như kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Khuyến khích học sinh suy nghĩ nhằm phát hiện ra bằng chứng cho những kiến
thức mà chúng đang có, áp dụng một cách chính xác những kiến thức đó vào
những tình huống cụ thể.
Đặt những câu hỏi mở
Tránh đặt những câu hỏi đóng, đòi hỏi những câu trả lời thẳng vào vấn đề trừ
khi bạn đơn giản chỉ muốn kiểm tra trí nhớ của học sinh. Hãy bắt đầu giờ học với

một cuộc thảo luận sôi nổi bằng cách đặt một câu hỏi mở khuyến khích học sinh
tìm kiếm những khả năng khác nhau.
- Khi đặt ra những câu hỏi trên lớp, giáo viên cũng cần lưu ý
+ Cần chờ đợi: Sau khi đặt ra câu hỏi, giáo viên nên chờ đợi trước khi đưa ra câu
trả lời hay đặt ra những câu hỏi khác. Những câu hỏi hay, những câu hỏi sâu
thường đòi hỏi thời gian suy nghĩ lâu. Chờ đợi cũng là một dấu hiệu của giáo viên
muốn nhận được sự tham gia trả lời câu hỏi một cách nhiệt tình của học sinh.
+ Trong nhiều trường hợp khi giáo viên đọc câu hỏi, học sinh nghe nhầm, nghe
không rõ hay hiểu nhầm ý của câu hỏi thì việc chờ đợi của giáo viên thật lãng phí.
Để tránh những trường hợp như thế này, tốt nhất là giáo viên nên kết hợp đồng
thời việc đọc câu hỏi với việc viết nó lên bảng để tất cả học sinh đều có thể nhìn
thấy câu hỏi đó, hoặc giáo viên có thể phát câu hỏi cho từng học sinh.

21


IV. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là giờ đọc hiểu, mỗi giáo viên
lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy và trình độ học sinh thì hiệu
quả của tiết dạy sẽ cao hơn, tạo được hứng thú cho học sinh học ngoại ngữ hơn.
Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học hơn. Tuy nhiên không phải tất cả
các thủ thuật sử dụng câu hỏi trên đều là tối ưu, mà điều quan trọng là giáo viên
xác định được đối tượng tiếp nhận và dạng bài đọc để sử dụng câu hỏi phù hợp, có
hiệu quả.
Như chúng ta thấy, trước khi áp dụng một số thay đổi về phương pháp và
cách sử dụng câu hỏi phù hợp cho từng bài độc, từng đói tượng học sinh trong việc
dạy kỹ năng đọc hiểu, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi thấp, các lớp ban C điểm
dưới trung bình còn cao. Nhưng khi đã được áp dụng thì chất lượng thay đổi rõ rệt.
Tất cả những bài học tưởng chừng như đơn giản, chúng ta chỉ dạy theo sách, thực
tế lại rất phúc tạp. Đòi hỏi chúng ta có tầm nhìn bao quát, những phương pháp hợp

lý để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu.
Tóm lại, đọc hiểu là một trong những kỹ năng cơ bản, được chú trọng trong
quá trình dạy và học ngoại ngữ ở trường THPT. Đọc vừa là mục đích vừa là
phương tiện hữu hiệu, thiết yếu để học sinh có thể nắm vững và củng cố kiến thức
ngoại ngữ, mỡ rộng vốn từ vựng, hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn
ngữ mình đang học. Vì vậy cần phải có một hệ thống những câu hỏi phù hợp để
giúp học sinh khai thác và hiểu sâu hơn những vấn đề đó trong giờ dạy đọc hiểu.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong
giờ dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 10. Mặc dầu nó cũng từng nêu lên với các cách
khác song với lòng nhiệt tình say mê, ham học hỏi trong quá trình đổi mới phương
pháp dạy học, tôi mạnh dạn viết bản kinh nghiệm này để cùng chia sẻ với đồng
nghiệp.
Trong phạm vi bao quát của đề tài này, chắc chắn tôi không tránh khỏi
những sai sót, nhầm lẫn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo,
đồng nghiệp để bản kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :


2. Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông - Nguyễn Hạnh Dung Nxb Giáo dục 1998
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tiếng Anh 10 – Ngô Trần Ái (chịu trách
nhiệm xuất bản) – Nxb Giáo dục 2006.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tiếng Anh 11 – Ngô Trần Ái (chịu trách
nhiệm xuất bản) – Nxb Giáo dục 2007.
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình Sgk 12 - môn Tiếng Anh 10 – Hoàng văn

Vân (chủ biên) – Nxb Giáo dục 2008.
5. Sách giáo khoa Tiếng Anh 10 - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
6. Sách giáo khoa Tiếng Anh 11 - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
7. Sách giáo khoa Tiếng Anh 12 - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
8. Tài lệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiển tra và xây
dựng thư viện câu hỏi và bài tập – Môn Tiếng Anh – Hà Nội 2010
9. Tài liệu dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng PTNL học sinh
môn Tiếng Anh – Hà Nội 2014
10. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và GV THPT về kỷ thuật xây dựng ma trận đề
và biên soạn câu hỏi KTĐG – Hà Nội 2017
11. Từ điển Anh Việt – Viện ngôn ngữ học – Trung tâm KHXH Và Nhân văn quốc
gia – Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
12. Từ điển Oxford – Advances Learner’s Dctionary – Oxford University Press
1995

23


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài.................................................................................................3
II. Điểm mới của đề tài...........................................................................................5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................6
I. Cơ sở lý luận........................................................................................................6
1. Cơ sở khoa học.................................................................................................6
2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................7
II. Thực trạng của vấn đề.......................................................................................7
1. Về phía giáo viên..............................................................................................7
2. Về phía học sinh...............................................................................................9
3. Về cấu trúc bài đọc..........................................................................................9

III. Mục đích nghiên cứu........................................................................................9
IV. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi áp dụng, phương pháp nghiên cứu............9
V. Các biện pháp đã tiến hành.............................................................................10
1. Khai thác bài đọc..........................................................................................10
2. Một số dạng câu hỏi được sử dụng trong các hoạt động khi dạy bài đọc
hiểu......................................................................................................................11
2.1. Các loại câu hỏi cho hoạt động trước khi đọc (Pre – reading activities'
questions).........................................................................................................11
2.1.1 Câu hỏi có - không: (Yes - No questions)..............................................11
2.1.2. Câu hỏi lựa chọn: (Multiple choice questions)....................................12
2.1.3. Câu hỏi suy đoán: (Guesing)................................................................12
2.1.4. Đúng hay sai: (True - False statements)...............................................13
2.2. Các loại câu hỏi cho hoạt động trong khi đọc (While – reading
activities' questions)........................................................................................13

24


2.2.1. Đúng hay sai: (True - False statements)...............................................13
2.2.2. Câu hỏi lựa chọn: (Multiple choice questions)....................................14
2.2.3. Câu hỏi có từ để hỏi: (WH-word questions).........................................15
2.2.4. Câu hỏi có - không: (Yes - No questions).............................................15
2.2.5. Câu hỏi suy luận....................................................................................16
2.3. Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading activities)..........................16
2.3.1. Câu hỏi với lời gợi ý...............................................................................16
2.3.2. Câu hỏi suy đoán: (Guesing)................................................................17
2.3.3. Câu hỏi thể hiện ý kiến cá nhân...........................................................17
2.3.4. Câu hỏi tổng hợp...................................................................................18
3. Một bài giảng mẫu.........................................................................................18
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................20

I. Nhận xét chung..................................................................................................20
II. KẾT QUẢ.........................................................................................................20
III. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................21
IV. KẾT LUẬN......................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................23

25



×