Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường bằng cách tích hợp kiến thức vào chương trình môn công nghệ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.82 KB, 25 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Ngày nay, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường tại các thành phố, khu
đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, ở mức báo động,
mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần mức tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, sự cố
Formosa năm 2016 khiến vùng biển bốn tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên Huế chịu sự ô nhiễm nặng nề, làm tổn hại nghiêm trọng đến đời sống của
người dân vùng biển và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Ở nước ta hiện nay, tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tếxã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm ngày chủ yếu xuất phát từ quá trình
phát triển công nghiệp hiện đại, và ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường của con
người trong quá trình sinh hoạt và phát triển sản xuất chưa tốt. Người dân chưa
thực sự ý thức tự giác, có trách nhiệm trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi
trường sống của chính mình.
Khi tham gia vào một nhóm tình nguyện xanh thực hiện buổi thu dọn và xử
lý rác thải dọc bờ biển, tôi nhận thấy, số rác thải bị thải ra trên bờ biển nhiều vô
cùng, cực kỳ ô nhiễm. Tôi đã nảy sinh ra suy nghĩ, nên tích cực hơn nữa trong
việc đưa kiến thức về bảo vệ môi trường vào trong chương trình giáo dục các cấp
học, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của các em học sinh về môi trường
sinh thái. Tôi cho rằng, là một giáo viên, việc truyền đạt cho các em học sinh,
những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết rõ về vấn đề bảo vệ môi trường,
từ đó các em có những kiến thức để hình thành nên ý thức trong việc bảo vệ môi
trường là vô cùng ý nghĩa. Chúng ta có thể kết hợp nhiều biện pháp như tuyên
truyền, cổ động, thông qua các cuộc thi… Và, một trong những cách hữu hiệu
nhất là lồng ghép những nội dung bảo vệ môi trường vào trong các tiết học và
hoạt động giáo dục tại trường, trong đó có môn Công nghệ.
Với những lí do nói trên tôi thực hiện đề tài: “ Bồi dưỡng ý thức bảo vệ
môi trường bằng cách tích hợp kiến thức vào chương trình môn Công Nghệ
THPT”.
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:


1.2.1. Điểm mới của đề tài:
Xây dựng cơ sở lí luận về dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường
vào môn Công nghệ 11 THPT.
Xây dựng địa chỉ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các chương 3,
4, 5 môn Công nghệ 11 THPT.
Xây dựng một số giáo án mẫu về tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào
các chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT để bản thân vận dụng vào trong quá
trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hình thành ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
1.2.2. Sáng kiến, giải pháp:
- Nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet để xây
dựng cơ sở lí thuyết, xây dựng địa chỉ tích hợp và soạn giáo án mẫu về tích hợp
kiến thức bảo vệ môi trường vào các chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT.
1


- Sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp để giảng dạy:
- Tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin thực tế:
Tiến hành giảng dạy để đánh giá, chia thành hai nhóm: nhóm lớp được dạy
học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường 11A1, 11 A2 và nhóm lớp không dạy học
kiến thức tích hợp là 11A3, 11A4
Sau khi dạy các bài theo kế hoạch, tôi đưa ra một số câu hỏi về nội dung
bảo vệ môi trường cho học sinh trả lời vào giấy. Thu kết quả tiến hành đánh giá,
so sánh, rút ra kết luận.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sau khi thu được kết quả trả lời câu hỏi của học sinh ở hai khối lớp đã thực
hiện, tiến hành chấm điểm vá thống kê, xử lí số liệu để đánh giá về mức độ nhận
biết về bảo vệ môi trường của học sinh.

2



2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1.Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường
Khái niệm môi trường được hiểu bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân
tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các nguồn
tài nguyên cần thiết cho sự sống.
Giáo dục về môi trường là quá trình tạo dựng cho con người những nhận
thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi
trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và
lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải
pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
Trái Đất đang nóng lên. Thiên tai, động đất, sóng thần đang diễn ra ở khắp
nơi. Những hiểm họa suy thoái về môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của loài người. Nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm và làm suy thoái môi trường
là do sự thiếu hiểu biết, sự thiếu ý thức của con người. Bảo vệ môi trường là vấn
đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Chính vì vậy vấn đề giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Ô nhiễm môi trường do ý thức của con người( ảnh tư liệu )

2.1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghệm
Nội dung chương trình môn Công nghệ nói chung và môn Công nghệ lớp
11 nói riêng ít được các thầy cô giáo cũng như các em học sinh quan tâm chú
trọng. Bên cạnh đó ở các trường THPT giáo viên giảng dạy môn Công nghệ chưa
đầy đủ mà chủ yếu là giáo viên giảng dạy môn vật lí đảm nhận. Nên việc dạy học
còn mang tính hình thức, chưa có sự lồng ghép.
Giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường sớm cho các em học sinh ở mọi cấp
học là rất cần thiết, giúp các em nhận thức đầy đủ hơn về những tác hại của ô
nhiễm môi trường gây ra. Từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống, làm thay

đổi những thói quen hàng ngày theo hướng tích cực hơn như: tiết kiệm điện, tiết
kiệm và tái sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường sống xung quanh, không xả rác
bừa bãi… Các em có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm
môi trường, để biết cách vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là động lực
để các em phấn đấu học tập nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới
vào cuộc sống.
3


Vì vậy, tôi mong muốn xây dựng tài liệu chi tiết nội dung kiến thức tích
hợp bảo vệ môi trường vào chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT để giảng dạy
cho các em và để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
2.2. Các giải pháp:
Cụ thể tôi giới thiệu các địa chỉ tích hợp, biên soạn một số giáo án tích hợp
kiến thức bảo vệ môi trường và biên soạn một số câu hỏi theo hướng phát triển
năng lực của học sinh.
2.2.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy
học môn Công nghệ 11 THPT
Chương
Tên bài
Địa chỉ
Nội dung tích hợp
Mức
học
tích hợp
độ
tích
hợp
Bài
15: II. Một số Sử dụng các loại vật liệu vô cơ, Liên

Vật liệu loại
vật vật liệu hữu cơ, vật liệu hệ
cơ khí
liệu thông compôzit trong ngành cơ khí để Lồng
dụng
thay thế cho vật liệu kim loại, ghép
góp phần làm giảm việc khai
thác các loại quạng kim loại
góp phần bảo vệ môi trường.
I.
Công - Khi đúc phôi từ kim loại nặng
nghệ chế như chì sẽ gây ra ô nhiêm môi
Chương 3:
tạo phôi trường không khí, môi trường Liên
Vật liệu
bằng
nước, con người dễ bị nhiễm hệ
cơ khí và
phương
độc chì…
Lồng
công nghệ
pháp đúc - Sau khi đúc các phế thải kim ghép
chế
tạo
loại chúng ta phải thu gom tái
phôi
Bài
16:
sử dụng không được vứt bỏ ra

Công
môi trường gây ô nhiễm môi
nghệ chế
trường.
tạo phôi
II. Công Sau khi gia công kim loại bằng
nghệ chế áp lực, các loại phế thải chúng
tạo phôi ta phải thu gom lại không được
bằng
bỏ bừa bãi ra môi trường gây ô
phương
nhiễm môi trường
pháp gia
công áp
lực
III. Công - Sau khi chế tạo phôi bằng
nghệ chế phương pháp hàn chúng ta phải
tạo phôi thu gom các loại phế thải như
bằng
que hàn, xỉ kim loại không
phương
được vứt bừa bãi gây ô nhiễm
pháp hàn môi trường
- Đặc biệt khi chế tạo phôi bằng
4


Chương 4:
Công
nghệ cắt

gọt kim
loại và tự
động hóa
trong chế
tạo cơ khí

Chương 5:
Đại cương
về động

đốt
trong

phương pháp hàn chúng ta phải
lưu ý đề phòng hỏa hoạn do tia
hồ quang điện gây ra.
Bài
17: 2. Nguyên Sau khi gia công kim loại
Công
lí cắt
chúng ta phải thu gom phần
nghệ cắt a,
Quá phoi của kim loại bỏ đúng nơi Liên
gọt kim trình hình quy định
hệ
loại
thành phoi
Lồng
ghép
Bài 19: Tự II.

Các Vận động mọi người xung Nêu
động hóa biện pháp quanh, các nhà sản xuất phải vấn đề
trong chế đảm bảo tuân thủ chặt chẻ quy trình sản
tạo cơ khí sự
phát xuất, các biện pháp bảo vệ môi Thảo
triển bền trường nói chung và ô nhiễm luận
vững
môi trường trong sản xuất cơ nhóm
trong sản khí nói riêng
xuất

khí
Bài
20: II. Khái Ngày nay, tổng năng lượng do Lồng
Khái quát niệm và động cơ đốt trong tạo ra chiếm ghép
về động phân loại tỉ trọng lớn. Vì vậy khí thải do Liên

đốt
động cơ đốt trong tạo ra là một hệ
trong
trong những tác nhân gây ra ô
nhiễm môi trường.
- Khí cháy do động cơ đốt trong
thải ra ở kì thải gây ra ô nhiễm
môi trường không khí. Vì vậy
II.
để bảo vệ môi trường chúng ta Lồng
Nguyên lí phải hạn chế sử dụng phương ghép
làm việc cá nhân, tích cực sử dụng các Liên
Bài

21: của động phương tiện giao thông công hệ
Nguyên lí cơ 4 kì
cộng, các loại xe thân thiện với
làm việc
môi trường như xe điện…
của động
- Đặc biệt ở động cơ điêzen khi

đốt
hoạt động thải ra môi trường
trong
lượng khí thải lớn
- Khi động cơ làm việc phát ra
tiếng ồn gây ra ô nhiễm tiếng
ồn
III.
Khi động cơ 2 kì làm việc thì
Nguyên lí một phần khí mới bị lọt ra Lồng
làm việc ngoài làm cho động cơ bị tiêu ghép
của động hao nhiên liệu, đồng thời sinh Liên
cơ 2 kì
ra nhiều khói gây ô nhiễm môi hệ
trường
5


2.2.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường:
Giáo án 1
Ngày soạn: 05 /1/2018
Ngày dạy: 15 /1/2018

Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI( T1)

tiết: 20

I. Mục tiêu chuyên đề.
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
* Kiến thức
- Biết được bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương
pháp đúc.
- Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
* Kĩ năng
Biết quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
* Thái độ
- Yêu thích môn học, tuân thủ an toàn lao động
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường
2. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên.
- Năng lực công nghệ.
BẢNG MÔ TẢ CÁC CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Nhận biết
I. Công nghệ
chế tạo phôi
bằng phương

pháp đúc
1. Bản chất
quá trình
đúc.
2. Ưu nhược
điểm

Thông hiểu

- Trình bày
được bản chất
của công nghệ
chế tạo phôi
bằng phương
pháp đúc

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Lấy được ví
dụ cụ thể về
quá trình đúc.

- Hiểu được
ưu
nhược
điểm của công
nghệ chế tạo
phôi

bằng

Nắm được các
yếu tố ảnh
hưởng đến
quá trình đúc.

Biết được sản
phẩm và sản
vật của qúa
trình đúc cùng
ảnh hưởng của
6


phương pháp
đúc
3. Công nghệ
chế tạo phôi
bằng phương
pháp đúc
trong khuôn
cát

nó đến môi
trường sống.
Nắm
được
quy trình công
nghệ chế tạo

phôi
bằng
phương pháp
đúc
trong
khuôn cát

II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
Nghiên cứu kĩ nội dung bài 16 trang 78 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên
quan tới bài giảng, soạn giáo án và phương tiện phục vụ giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ.
A: KHỞI ĐỘNG.
Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu?
Học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét, kết luận.
* Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt câu hỏi.
- Em hãy kể tên một số sản phẩm, chi tiết đúc mà em biết?
- Thế nào gọi là đúc? Trong thực tế có những phương pháp đúc nào
* Thực hiện nhiệm Tích hợp:
vụ
GV? Khi đúc kim loại nặng như chì thì điều gì xảy ra?
- Nhóm trưởng điều
hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm. Nêu tóm tắt các vấn về cơ
bản về phương pháp đúc.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
1. Bản chất quá trình đúc:
* Giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng máy chiếu giới thiệu hình ảnh về một số quy trình đúc thực tế
và đặt câu hỏi:
- Em hãy kể tên một số sản phẩm, chi tiết đúc mà em biết?
- Thế nào gọi là đúc?
7


- Trong thực tế có những phương pháp đúc nào?
Tích hợp:
Khi đúc kim loại nặng như chì thì điều gì xảy ra?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
Bản chất
- Đúc là nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh và nguội thu
được sản phẩm có hình dạng kích thước của lòng khuôn .
- Các phương pháp đúc
+ Đúc trong khuôn cát.
+ Đúc trong khuôn kim loại.
- Thư ký ghi lại các ý kiến đã được thống nhất và chưa thống nhất để đề nghị giáo
viên giúp đỡ, gợi ý hoặc giải đáp.
* Báo cáo nhiệm vụ.

- Đại diện mỗi nhóm báo cáo một vấn đề do giáo viên chỉ định
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
- Nêu bật được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Khi đúc kim loại nặng như chì sẽ gây ra ô nhiêm môi trường không khí, môi
trường nước, con người dễ bị nhiễm độc chì... Vì vậy chúng ta phải hạn chế
tối đa khi sử dụng chì.
2. Ưu nhược điểm của quá trình đúc:
* Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp thông tin, hình ảnh ví dụ cụ thể trong thực tế về các sản phẩm
và rác thải của quá tình đúc và đặt câu hỏi:
Em hãy nêu các ưu điểm của phương pháp đúc?
Em hãy nêu các nhược điểm của phương pháp đúc?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
-Tạo a, Ưu điểm
ra
- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
các - Có thể đúc các vạt có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.
- Đúc được các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.
b, Nhươc điểm
khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…- Thư
ký ghi lại các ý kiến đã được thống nhất và chưa thống nhất để đề nghị giáo
viên giúp đỡ, gợi ý hoặc giải đáp.
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo một vấn đề do giáo viên chỉ định
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá

8


- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
- Nêu bật được đặc điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
* Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp thông tin, hình ảnh ví dụ cụ thể trong thực tế về các sản phẩm
và rác thải của quá tình đúc và đặt câu hỏi:
Muốn đúc một vật bằng phương pháp đúc trong khuôn cát ta phải làm gì?
Hãy cho biết mẫu dùng để làm gì?
Em hãy nêu các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát?
Tích hợp:
GV? Những loại phế thải sau khi đúc?
GV? Những phế thải này không được thu gom sẻ xảy ra vấn đề gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
- Các nhóm hoạt động theo phương pháp khăn trải bàn
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên ghi câu trả lời vào ô của mình:
- Thư ký ghi lại các ý kiến đã được thống nhất vào ô giữa.
Quy trình đúc khuôn cát:
B1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.
B2: Tiến hành làm khuôn.
B3: Chuẩn bị vật liệu nấu.
B4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.
Các kim loại thừa, mẫu, khuôn đúc... nếu không được thu gom xử lý đúng
cách sẽ gây nguy hiểm cho con người, gây ô nhiễm môi trường.
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm treo bảng hoạt động của nhóm mình lên
- Các nhóm trao đổi, bổ sung, góp ý.

* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
- GVKL: Sau khi đúc các phế thải sau khi đúc chúng ta phải thu gom tái sử
dụng không được vứt bỏ ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.
C. VẬN DỤNG MỞ RỘNG.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các thông tin trên sách khoa học, tra cứu trên
Internet để Tìm hiểu và đưa ra đề xuất một số biện pháp tái sử dụng phế thải
của phương pháp đúc.

9


Giáo án 2
Ngày soạn:15/1/2018
Ngày dạy: 19/1/2018
Bài 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI( T1)

tiết: 22

I, Mục tiêu
1. Kiến thức
-Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
- Biết được nguyên lý cắt và dao cắt.
Các chuyển động khi tiện.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được cấu tạo của dao.
- Các chuyển đông của dao.
3. Thái độ
- Hứng thú học tập, tuân thủ quy định an toàn lao động
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường

4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên.
- Năng lực công nghệ.
BẢNG MÔ TẢ CÁC CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Nhận biết

Thông hiểu

I. Nguyên lý
cắt và dao cắt
1. Bản chất
của gia công
kim loại bằng
cắt gọt.

- Trình bày
được bản chất
của gia công
kim loại bằng
cắt gọt.

Lấy được ví
dụ cụ thể về

quá trình gia
công kim loại
bằng cắt gọt.

2. Nguyên lý
cắt

Biết được quá
tình hình
thành phoi
trong gia công
kim loại bằng
cắt gọt.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao
Tìm hiểu và
đưa ra đề xuất
một số biện
phá pthu gom
tái sử dụng
phế thải của
phương pháp
gia công cắt
gọt kim loại.

Phân biệt
được chuyển
động cắt và

chuyển động
tiến dao

Nêu được sản
phẩm
quy
trình cắt có tác
hại như thế
nào đến môi
trường sống
10


khi
không
được thu gom
và xử lý đúng
cách.
3. Dao cắt

Biết được về
các mặt của
dao, các góc
của dao

Hiểu được các
vật liệu làm
dao phù hợp
theo đặc điểm
và yêu cầu của

quá tình cắt.

II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
Nghiên cứu kĩ nội dung bài 17 trang 82 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên
quan tới bài giảng, xem lại bài 18 sách công nghệ 8, soạn giáo án và phương tiện
phục vụ giảng dạy.
2. Chuẩn bị của HS
Đọc trước nội dung bài 17 trang 82 SGK, xem lại bài 18 sách công nghệ 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ.
A: KHỞI ĐỘNG.
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương
pháp đúc?
* Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giới thiệu về quy trình gia công cắt gọt bằng kim loại qua một số video
thực tế và đặt câu hỏi:
- Quy trình này tên gọi là gì, nó được thực hiện như thế nào? Nó có những sản
phẩm nào phục vụ cuộc sống?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm. Nêu tóm tắt các vấn về cơ
bản về phương pháp đúc
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

I. Nguyên lý cắt và dao cắt
1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
* Giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng máy chiếu giới thiệu hình ảnh về một số quy trình gia công
cắt gọt thực tế và đặt câu hỏi:
- Ta có thể lấy đi phần kim loại thừa bằng cách nào?
11


- Vậy bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì?
- Phần kim loại bị cắt bỏ đi gọi là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
- Nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu
được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
- Là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí.
- Tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao.
2. Nguyên lý cắt
* Giao nhiệm vụ:
Giáo viên cung cấp thông tin, hình ảnh ví dụ cụ thể trong thực tế về các sản phẩm
và rác thải của quá trình gia công kim loại bằng cắt gọt và đặt câu hỏi:
- Phoi được hìmh thành như thế nào?

Tích hợp: Phoi kim loại sau khi gia công không được thu gom mà để rơi
vãi ra môi trường thì sẽ như thế nào?
- Tiện kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào?
- Bào kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào?
- Khoan kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
a. Quá trình hình thành phoi
Dưới tác dụng của lực do máy tạo ra dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía
trước dao dịch chuyển theo mặt trượt tạo thành phoi.
b. Chuyển động cắt
Để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với
nhau.
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo một vấn đề do giáo viên chỉ định
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
- Nêu bật được sản vật của quy trình cắt gọt có thể gây nguy hiểm cho con người
và các loài vật khác, gây ô nhiễm môi trường.
Lưu ý: Sau khi gia công kim loại chúng ta phải thu gom phần phoi của kim
loại bỏ đúng nơi quy định
12


3. Dao cắt
* Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp thông tin, hình ảnh ví dụ cụ thể dao cắt và đặt câu hỏi:
- Dao cắt kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi?

- Nêu các mặt của dao? Các mặt của dao có ý nghĩa gì?
- Nêu các góc của dao? Các góc của dao có ý nghĩa gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên ghi câu trả lời vào phiếu trả lời của
mình:
- Thư ký ghi lại các ý kiến đã được thống nhất
Các mặt của dao
Góc của dao
Vật liệu làm dao
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm treo bảng hoạt động của nhóm mình lên
- Các nhóm trao đổi, bổ sung, góp ý.
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
- GVKL: quá trình gia công cắt kim loại bằng cắt gọt cần lưu ý yêu cầu nâng
cao ý thức về vấn đề bảo vệ moi trường, đảm bảo sản xuất và phát triển bền
vững.
C. VẬN DỤNG MỞ RỘNG.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các thông tin trên sách khoa học, tra cứu trên
Internet và tìm hiểu về các phân xưởng sản xuất gia công cắt gọt tại địa phương,
trao đổi để Tìm hiểu và đưa ra đề xuất một số biện phá pthu gom tái sử dụng
phế thải của phương pháp gia công cắt gọt kim loại.

13


Giáo án 3
Ngày soạn: 15 /1/2018
tiết: 24

Ngày dạy: 29 /1/2018
Bài 19: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
I, Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niêm về máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự
động.
-Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí.
2. Kĩ năng
Phân biệt được máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
3, Thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo và sản xuất cơ khí.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên.
- Năng lực công nghệ.
BẢNG MÔ TẢ CÁC CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Máy tự động
2. Người máy công nghiệp
3. Dây chuyền tự động
1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Nhận biết

Thông hiểu


Vận dụng thấp

I. Máy tự
động, người
máy công
nghiệp và dây
chuyền tự
động

- Trình bày
được khái niệm
máy tự động,
người máy
công nghiệp,
và dây chuyền
tự động

Phân
biệt
được máy tự
động cứng và
máy tự động
mềm.

Lấy được ví
dụ cụ thể về
máy tự động
cứng và máy
tự động mềm,

các rô bốt và
ví dụ về dây
chuyền tự
động.

II. Các biện
pháp đảm bảo
sự phát triển
bền vững
trong sản xuất

Biết được quá
tác hại của ô
nhiễm môi
trường trong
sản xuất cơ

Hiểu
biện
bản
bảo
triển

được các
pháp cơ
để đảm
sự phát
sản xuất

Vận dụng cao


Đề xuất một
số biện pháp,
sáng kiến góp
phần nâng cao
hiệu quả bảo
14


cơ khí

khí.

bền vững.

vệ môi trường
trong quá trình
sản xuất.

II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
Nghiên cứu kĩ nội dung bài 19 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài
giảng, soạn giáo án và phương tiện phục vụ giảng dạy.
2. Chuẩn bị của HS
Đọc trước nội dung bài 19 trang 89 SGK, tìm hiểu ghi lại các nội dung khó.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
A: KHỞI ĐỘNG.
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Phân biệt giữa phôi và
phoi?

* Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giới thiệu về nền công nghiệp hiện đại và một số Rôbot qua một số
video thực tế và đặt câu hỏi:
- Sự phát triển vượt bậc và các thành tựu to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp
trên thế giới đã tạo ra những sản phẩm hiện đại, tân tiến nào? Nó có đóng góp gì
đối với việc nâng cao đời sống của con người hiện đại?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm. Đặt vấn đề vào bài mới.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động
1. Máy tự động
* Giao nhiệm vụ:
- Máy tự động là gì?
- Dựa vào đâu để phân loại máy tự động?
- Có mấy loại máy tư động?
- Thế nào là máy tự động cứng?
- Em hãy nhận xét ưu, nhược điểm của máy tự động cứng?
- Thế nào là máy tự động mềm?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
a, Khái niệm
15



Máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định
trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
b, Phân loại
* Máy tự động cứng: điều khiển nhờ cơ cấu cam.
+Ưu điểm: tạo năng suất cao so với máy thông thường.
+Nhược điểm: khi thay đổi chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiể
* Máy tự động mềm: dễ dàng thay đổi được chương trình hoạt động khi gia công
các chi tiết khác nhau.
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo một vấn đề do giáo viên chỉ định
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
2. Người máy công nghiệp
* Giao nhiệm vụ:
- Thế nào là người máy công nghiệp (rôbốt công nghiệp)?
- Em hãy kể tên một số rôbốt công nghiệp mà em biết?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
a, Khái niệm
- Là thiết bị hoạt động đa chức năng hoạt động thêo chương trình nhằm phục vụ tự
động hoá quá trình sản xuất .
-Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động, sử lý thông tin…
b, Công dụng của rô bốt
-Dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
-Thay thế con người làm việc ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, thám hiểm
trong hầm, lò…

3. Dây chuyền tự động
* Giao nhiệm vụ:
- Thế nào là dây chuyền tự động?
- Nêu công dụng của dây chuyền tự động
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
a, Khái niệm
Dây chuyền tự động là tổ hợp máy và thiết bị tự động đượpc sắp sếp theo một trật
tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau để hoàn thành một sản phẩm.
b, Công dụng
-Thay thế con người trong sản xuất.
-Thao tác kĩ thuật chính xác.
-Năng suất lao động cao.
-Hạ giá thành sản phẩm.
II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí
16


* Giao nhiệm vụ:
Tích hợp: Thảo luận về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nói
chung và ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí nói riêng từ đó các em đưa
ra những biện pháp bảo vệ môi trường bằng cách trả lời các câu hỏi.
- Hãy nêu nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí?
- Phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí là gì
- có những biện pháp nào để phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:

a, Nguyên nhân
- Các chất thải trong quá trình sản xuất cơ khí không qua xử lí thải ra môi trường.
- Ý thức của con người đối với môi trường kém.
b, Kết luận
Trách nhiệm cảu các nhà sản xuất cơ khí, mỗi người công nhân cơ khí phải có ý
thức bảo vệ môi trường.
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo một vấn đề do giáo viên chỉ định
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
* Giao nhiệm vụ:
- Ta phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm:
Nhóm trưởng điều hành thảo luận tập trung theo định hướng của giáo viên:
a, Nguyên nhân
- Các chất thải trong quá trình sản xuất cơ khí không qua xử lí thải ra môi trường.
- Ý thức của con người đối với môi trường kém.
b, Kết luận
Trách nhiệm cảu các nhà sản xuất cơ khí, mỗi người công nhân cơ khí phải có ý
thức bảo vệ môi trường.
* Báo cáo nhiệm vụ.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo một vấn đề do giáo viên chỉ định
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
C. VẬN DỤNG MỞ RỘNG.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các thông tin trên sách khoa học, tra cứu trên

Internet và tìm hiểu về các phân xưởng sản xuất gia công cơ khí tại địa phương,
trao đổi để Vận động mọi người xung quanh, các nhà sản xuất phải tuân thủ
chặt chẻ quy trình sản xuất, các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và ô
nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí nói riêng
17


Giáo án 4
Ngày soạn: 20/1/2018
Ngày dạy: 05 /2/2018
Bài 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Hiểu được khái niệm và phân loại động cơ đốt trong (ĐCĐT).
-Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được động cơ 2 kì và 4 kì
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Có ý thức bảo vệ môi trường
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực công nghệ.

tiết: 26

BẢNG MÔ TẢ CÁC CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:


Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng
thấp

Nắm được sơ
lược về sự ra
đời và phát
triển của động
cơ đốt trong
II. Khái niêm Biết được thế Hiểu được Lấy được
và phân loại nào là động
các cách ví dụ cụ
động
đốt cơ đốt trong
phân loại thể về các
trong
động
cơ loại động
đốt trong
cơ đốt
trong dùng
trong thực
tế


Vận dụng cao

I. Sơ lược về
lịch sử phát
triển của động
cơ đốt trong

Tìm hiểu thêm về
vấn đề ô nhiễm môi
trường từ quá trình
hoạt động cũng như
ngành công nghiệp
động cơ đốt trong
mang lại từ đó hình
thành kiến thức bảo
vệ môi trường

III. Cấu tạo Nhận biết
chung
của được cấu tạo
động
đốt chung của
trong
động cơ đốt
trong theo các
phần cơ bản.
18



II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
Nghiên cứu kĩ nội dung bài 20 trang 92 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên
quan tới bài giảng, soạn giáo án và phương tiện phục vụ giảng dạy.
3. Chuẩn bị của HS
Đọc trước nội dung bài 20 trang 92 SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học
A: KHỞI ĐỘNG.
Kiểm tra bài cũ:
- Máy tự động là gì? Có mấy loại máy tự động?
- Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí?
* Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giới thiệu về ngành công ngiệp động cơ đốt trong và công nghiệp ô tô,
đặt vấn đề vào bài mới qua các câu hỏi:
- Động cơ đốt trong có vai trò to lớn như thế nào đối với cuộc sống hiện đại ngày
nay?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm. Đặt vấn đề vào bài mới.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Sơ lược về lịch sử phát triển của động cơ đốt trong
* Chuyển giao nhiệm vụ
- ĐCĐT đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm nào? Do ai chế tao?
- Động cơ 4 kì do ai chế tạo? Vào năm nào?

- Động cơ xăng do ai chế tạo? Vào năm nào?
- Động cơ điezen do ai chế tạo? Vào năm nào?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
II. Khái niêm và phân loại động đốt trong
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Thế nào là ĐCĐT ?
19


- Quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra như thế nào?
- Theo hiểu biết của em ĐCĐT có những loại nào
Tích hợp:
- Khi hoạt động ĐCĐT thải ra gì?
- Khí thải này có ảnh hưởng đến môi trường không
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ:
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
1. Khái niệm: ĐCĐT là một động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu
sinh nhiệt và biến nhiệt năng thành cơ năng diễn ra bên trong xi lanh của động cơ.
Khi động cơ hoạt động, khí thải của động cơ gây ô nhiễm môi trường
2. Phân loại

+Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ Điêzen, động cơ ga
+Theo hành trình của pittông: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm
- Nhấn mạnh kiến thức tích hợp: Ngày nay, tổng năng lượng do động cơ đốt
trong tạo ra chiếm tỉ trọng lớn. Khí thải do động cơ đốt trong tạo ra là một
trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy để bảo vệ môi trường
chúng ta phải hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, ưu tiên sử dụng phương
tiện công cộng
III. Tìm hiểu cấu tạo chung của ĐCĐT
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Kể tên các cơ cấu và hệ thống của động cơ đốt trong
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm
vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
+Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
+Cơ cấu phân phối khí.
+Hệ thống bôi trơn.
+Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
+Hệ thống làm mát.
+Hệ thống khởi động. Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lủa.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.

C. VẬN DỤNG MỞ RỘNG.
20


- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các thông tin trên sách khoa học, tra cứu trên
Internet và tìm hiểu về động cơ đốt trong cũng như tác hại gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, trao đổi để nâng
cao nhận thức về sự nghiêm trọng của việc phá hủy tầng sinh quyển, ô nhiễm
môi trường sống và hình thành sâu sắc ý thức bảo vệ môi trường.
2.2.3. Biên soạn các câu hỏi kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh thông
qua phần tích hợp nội dung kiến thức bảo vệ môi trường
Câu hỏi 1: Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là việc của ai?
Hướng dẫn trả lời
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “ Bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm
phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường” .
Câu hỏi 2: Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Hướng dẫn trả lời
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam nghiêm cấm các
hành vi sau đây:
- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường,
làm mất cân bằng sinh thái
- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, phát phóng xạ, bức
xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh
- Thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép….

- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép
- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy
định của Chính phủ
- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu,
xuất khẩu chất thải
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai
thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Câu hỏi 3: Ô nhiễm môi trường là gì?
Hướng dẫn trả lời
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “ Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiêu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí( khí thải), chất lỏng( nước
thải), rắn( chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng
năng lượng như nhiệt độ, bức xạ….
Câu hỏi 4: Chất thải gây ô nhiễm môi trường đất?
Hướng dẫn trả lời
21


Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây
dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.
- Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông…
- Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Niken,
Cadimi…
- Chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu
vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy cao
trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.

- Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón….
2.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm khi áp dụng dạy thể nghiệm tại
trường:
Khi áp dụng sáng kiến của mình vào dạy học ở các lớp 11A1, 11 A2, trong
năm học 2017- 2018, đã thu được kết quả khả quan hơn so với các lớp đối chứng
11A3, 11A4,. Các em có thái độ tích cực hơn đối với môn học, các em đã nhận biết
và hiểu ý nghĩa và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn bảo vệ môi
trường. Ý thức bảo vệ môi trường của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt các em
đã hiểu rõ hơn về tác hại cũng như các nguyên nhân gây ra hiện tương thời tiết
cực đoan, từ đó các em tuyên truyền để mọi ngươi thân và xung quanh hiểu rõ và
có ý thức bảo vệ môi trường.
Bảng 1: Đánh giá kết quả của học sinh về kiến thức bảo vệ môi trường
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp Sĩ
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
số
lượng
lượng
lượng
lượng

11A1 30
8
26,67
19
63,33
3
10
0
0
11 A2 28
7
25
20
71,43
1
3,57
0
0
11 A3 32
2
6,25
24
75
6
18,75
0
0
11A4, 27
0
0

17
62,97
9
33,33
1
3,7
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh về kiến thức bảo vệ môi trường đã
có sự phân hóa rõ giữa lớp được dạy lồng ghép với những lớp không được dạy
lồng ghép. Đây là động lực giúp tôi tìm tòi nghiên sâu hơn về đề tài của mình để
được hoàn thiện hơn.

22


3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Tích hợp nội dung kiến thức bảo vệ môi trường vào môn học một cách phù
hợp sẽ hình thành cho các em học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường, từ đó các
em hình thành ý thức và cách ứng xử đúng trước các vấn đề về môi trường. Đồng
thời tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác phòng ngừa và giải quyết các
vấn đề môi trường nơi làm việc, học tập và nơi sinh sống.
Giáo viên có thể căn cứ vào tình hình thực tế của từng nhà trường, từng địa
phương, của tường bài học, môn học để tăng cường tích hợp, lồng ghép nội dung
kiến thức bảo vệ môi trường một cách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của
đề tài.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Trong mỗi nhà trường nên tổ chức các chuyên đề về bảo vệ môi trường để
cung cấp và nâng cao kiến thức cho giáo viên. Từ đó giáo viên có thể cung cấp
những kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh một cách sinh động và thiết
thực, gần gũi với học sinh nhất.

Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường mở các lớp tập huấn cho giáo viên về
bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, để những giáo viên được tập
huấn về trường triển khai lại cho tập thể giáo viên nhà trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế và tồn tại, rất mong
được sự quan tâm của đồng nghiệp, các cấp quản lí góp ý và cho ý kiến nhận xét
để tôi hoàn thiện và nghiên cứu sâu hơn về đề tài trong thời gian tới.

23


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỒI DƯỠNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
BẰNG CÁCH TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO CHƯƠNG TRÌNH
MÔN CÔNG NGHỆ 11 THPT

Họ và tên:Nguyễn Thị Vũ Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Kỹ thuật Lệ Thủy

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

24


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỒI DƯỠNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH

BẰNG CÁCH TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO CHƯƠNG TRÌNH
MÔN CÔNG NGHỆ 11 THPT

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

25


×