Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN phân tích một số thí nghiệm trong chương cảm ứng điện từ và chương mắt và các dụng cụ quang học thuộc chương trình vật lí 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.06 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG
CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VÀ CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ
QUANG HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 11 CƠ
BẢN

Trang


Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
CHO LƯỢNG SẢN PHẨM KHÁC NHAU
TÙY THEO CÁCH ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

H ọ và tên: Phạm Hồng Đăng
Ch ức v ụ: T ổ phó chuyên môn
Đ ơn v ị công tác: Tr ường THPT Lê H ồng Phong

Trang


Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với nền giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên th ế giới, các
môn khoa học luôn luôn được gắn liền với thực tiễn, trong đó v ật lí h ọc
không phải là một ngoại lệ.
Vật lí là môn khoa học điđôi với thực nghiệm, do đó h ầu hết các kiến
thức vật lí đều được rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Xu h ướng t ập
trung nghiên cứu thí nghiệm đơn giản, thí nghiệm tự tạo cũng đ ược quan
tâm từ lâu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng thí nghiệm trong d ạy
học vật lí ở trường phổ thông gặp khá nhiều khó khăn, do nhi ều nguyên
nhân gây nên. Để có thể khắc phục một phần nh ững khó khăn đang g ặp
phải, rất nhiều giáo viên đã tâm huyết nâng cao ch ất l ượng d ạy h ọc b ằng
cách sử dụng các thí nghiệm tự tạo hoặc cải tiến các thí nghiệm đã có vào
dạy học vật lí.
Thí nghiệm thực có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc dạy học Vật lí là
điều không phải bàn cãi, tương ứngphương pháp dạy học sử dụng thí nghiệm
thực là phương pháp dạy học có tính thuyết phục cao nhất đối với học sinh. Tuy
nhiên, việc giáo viên trình bày thí nghiệm thực đôi lúc cũng gặp khó khăn.
Chẳng hạn, thí nghiệm để kiểm chứng dòng Fu cô; ảnh hưởng của dòng Fu-cô
nếu sử dụng các lá nhôm như con lắc đơn là rất khó quan sát…Trong các trường
hợp như vậy, ta có thể cải tiến các thí nghiệm để giúp học sinh có thể quan sát
thí nghiệm một cách trực quan hơn. Ngoài ra, một số bài học nhà trường không
có thí nghiệm thực (các tật của mắt và các khắc phục-vật lý 11 cơ bản), để có thể
trực quan hóa vấn đề, giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm với hai thấu kính (một
thấu kính đóng vai trò là thấu kính mắt và một thấu kính đóng vài trò là kính cận
hoặc kính viễn). Việc này sẽ giúp học sinh thấy rõ sự dịch chuyển tiêu điểm ảnh
khi mang kính như thế nào. Trên tất cả, các thí nghiệm cần được giải thích một
cách rõ ràng để học sinh có thể hiểu sâu bản chất của các thí nghiệm. Như vậy,
việc giải thích rõ bản chất của các thí nghiệm, cải tiến thí nghiệm hay vận dụng
linh hoạt 1 bộ thí nghiệm cho nhiều bài học là rất cần thiết. Để minh họa cho

vấn đề này, tôi quyết định chọn và phân tích một số thí nghiệm trong chương
Trang


Cảm ứng điện từ và chương mắt và các dụng cụ quang học thuộc chương trình
vật lí 11 cơ bản.
2. Mục đích đề tài.
Giúp học sinh hiểu và hình thành kiến thức một cách rõ ràng, khoa
học.
Rèn luyện kỹ năng trình bày và phân tích thí nghiệm.
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp: học sinh giải thích được một cách định tính
và định lượng về hiện tượng vật lí.
3. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
+ Các thí nghiệm trong chương Cảm ứng điện từ và chương mắt và các
dụng cụ quang học thuộc chương trình vật lí 11 cơ bản.

Trang


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Thí nghiệm là phương tiện dạy học đặc trưng của môn vật lí ở
trường phổ thông
Trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, thí nghiệm là ph ương th ức
dạy học cơ bản, gópphần quan trọng trong việc hình thành nhận th ức và
nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Theo quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, tổng danh mục thiết bịdạy học tối thiểu cấp THPT là 648 mục
dành cho 18 môn học. Vật lí làmôn học có 161 loại thi ết bị, ch ỉ sau môn
Hóa học với 162 loại.
Đối với các giáo viên vật lí THPT, việc sử dụng các bộ thí
nghiệmtrong dạy và học vật lí là hoạt động thường xuyên. Song đ ể khai
tháctốt các tiện ích, công năng của các bộ thí nghiệm này trong dạy h ọcthì
không nhiều người làm được, và không thường xuyên làm đ ược vìnhi ều
nguyên nhân khác nhau.
1.2.Phân loại thí nghiệm
Trong dạy học Vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết học đều
được quy về một trong hai dạng thí nghiệm sau:
1.2.1. Thí nghiệm biểu diễn
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên l ớp.
Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
1.2.1.1. Thí nghiệm nêu vấn đề
- Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình
huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.
1.2.1.2. Thí nghiệm giải quyết vấn đề
- Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra
sau phần nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm:
a. Thí nghiệm khảo sát
- Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó giáo
viên hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết.
b. Thí nghiệm kiểm chứng
- Là thí nghiệm dùng để kiểm tra lại những kết luận được suy ra t ừ lí
thuyết.
1.2.1.2. Thí nghiệm củng cố:
- Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên
cứu bao gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng c ủa ki ến th ức V ật lí
trong đời sống và trong kỹ thuật.

1.2.2. Thí nghiệm thực hành
Trang


Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành
đưới sự hướng dẫn của giáo viên.
*Phân loại:Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ
theo căn cứ để phân loại:
1.2.2.1. Căn cứ vào nội dung:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a. Thí nghiệm thực hành định tính.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng.
b. Thí nghiệm thực hành định lượng.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm đ ược quan h ệ
giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.
1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a. Thí nghiệm thực hành khảo sát.
- Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, ph ải
thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thi ết. Lo ại thí
nghiệm này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến th ức m ới.
b. Thí nghiệm kiểm nghiệm
- Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết
luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và th ực nghiệm nhằm đào sâu
vấn đề hơn.
1.3. Biện pháp thực hiện thí nghiệm
1.3.1. Thí nghiệm phải đảm bảo thành công:
Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh
hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
-Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.

-Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm
cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa.
Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài.
1.3.2. Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí.
Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập chung sự chú ý của học sinh và dễ cháy
giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm.
Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo
dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ.
1.3.3. Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát.
Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
-Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản
thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Dụng cụ phải có hình
dáng. màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp.
Trang


-Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt
những dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong.
+ Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ
trên mặt phẳng thẳng đứng. Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh
xem. Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp thí nghiệm khi thao tác.
1.3.4. Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn.
Điều đó đòi hỏi thì:
-Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích
của bài học mà đưa thí nghiệm đúng lúc.
-Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất
là phương pháp đàm thoại và vẽ hình.
-Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của
học sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí

nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp
quan sát và rút ra kết luận cần thiết.
1.4.Thực trạng và giải pháp trong hoạt động thí nghiệm ở tr ường
phổ thông hiện nay
1.4.1. Thực trạng.
Lâu nay, việc sử dụng các bộ thí nghiệm trong dạy và học Vật lí ở các
trường THPT nói chung và ở trường THPT Lý Tự Trọng nói riêng là ho ạt
động thường xuyên của mỗi giáo viên dạy Vật lí. Song để khai thác t ốt các
tiện ích, công năng của các bộ thí nghiệm này trong việc xây d ựng ph ương
án dạy học mỗi bài học vật lí cụ thể để từ đó góp phần vào nâng cao ch ất
lượng dạy học bộ môn thì không nhiều người làm đ ược, không th ường
xuyên làm được.
Sở dĩ có thực trạng trên, theo tôi là do một số nguyên nhân sau:
a. Thiết bị đang thiếu nhiều, những thiết bị đã có thì hỏng rất nhiều
có thiết bị thì hỏng một phần hoặc hỏng toàn phần. Ngoài ra, cũng cần phải
thừa nhận rằng, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng như thao tác
TN của một bộ phận GV hiện nay nói chung còn hạn chế.
b. Các bộ thí nghiệm chỉ thường được dùng trong các giờ thực hành của
học sinh. Đa số thí nghiệm chỉ dùng được một cách định tính, thậm chí nhiều
dụng cụ không còn sử dụng được và giáo viên chỉ giới thiệu cho học sinh là có
dụng cụ như thế và hướng dẫn học sinh cách thí nghiệm.
c. Trong các giờ dạy bài mới, một số giáo viên cũng có ý thức sử dụng thí
nghiệm nhưng việc dùng thí nghiệm thường chỉ với ý nghĩa minh họa cho kiến
thức (làm tăng tính trực quan) mà ít dùng để khảo sát việc xây dựng từng đơn vị
kiến thức của bài học.
Trang


d. Một phần khác không kém phần quan trọng chính là ở đội ngũ giáo
viên (GV), chúng ta chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu sử dụng, để các TN VL,

các phương tiện dạy học hiện đại thực sự mang lại hiệu quả.
1.4.2. Giải pháp.
Theo tôi, cần có một số giải pháp sau:
a. Trước hết, chúng ta phải nhận thức được việc s ử dụng có ch ất
lượng đồ dùng dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học, giờ dạy sẽ nhẹ
nhàng hơn và học sinh hiểu bài hơn.
b. Giáo viên thường xuyên có ý thức học hỏi để nâng cao khả năng sử
dụng thí nghiệm vào dạy học có hiệu quả cao.
c. Các bộ thí nghiệm được cung cấp ở trường phổ thông ngày càng đầy đủ
và hoàn thiện, tuy nhiên một số thí nghiệm vẫn chưa làm nổi bật hoặc làm rõ
được hiện tượng, hoặc có những bài chưa có thí nghiệm. Vì vậy người giáo viên
cần có những sự thay đổi, bổ sung cũng như thiết kế những dụng cụ phù hợp với
nội dung bài dạy và trình độ học sinh của mình.
2. Phân tích một số thí nghiệm trong chương trình vật lí 11 cơ bản
2.1. Chương 5: Cảm ứng điện từ
2.1.1. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. (bài 23 Vật lí 11cơ bản)
a. Nội dung thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm điện kế được nối với
vòng dây kín và một nam châm.
- Khi cho thanh nam châm chuyển động
tương đối so với khung dây (ra xa hoặc
lại gần) thì kim điện kế bị lệch→trong
vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Thí nghiệm này còn được sử dụng để
xác định chiều của dòng điện cảm ứng
(kiểm chứng định luật Len-xơ). Chẳng
hạn, ở hình bên khi thanh nam châm
chuyển động ra xa vòng dây thì dòng
điện cảm ứng được sinh ra có chiều
chống lại sự giảm của cảm ứng từ

xuyên qua vòng dây nên dòng điện có
chiều như hình vẽ.
b. Khó khăn khi tiến hành thí nghiệm
- Thí nghiệm để nhận biết sự tồn tại của
dòng điện cảm ứng là khá rõ ràng
nhưng để nhận biết chiều của dòng điện
cảm ứng thì lại rất khó để quan sát
được.
Trang


c. Khắc phục
- Ta thay cuộn dây gồm nhiều vòng
dây: phương pháp này có thể tăng suất
điện động cảm ứng nên dấu hiệu để
quan sát rõ ràng hơn.
Dùng cuộn dây gồm nhiều vòng dây
- Sử dụng thanh nam châm lớn hơn.

Sử dụng nam châm lớn
d. Thí nghiệm tương tự
- Bằng cách thay đổi điện trở ở biến trở,
ta có thể tăng hoặc giảm cường độ dòng
điện trong mạch. Khi dòng điện biến
thiên sẽ làm cho từ thông trong ống dây
biến thiên theo. Từ thông biến thiên
xuyên qua vòng dây sẽ suất hiện suất
điện động cảm ứng trong vòng dây.
- Khắc phục: Tương tự như thí nghiệm
trên, ta có thể thay vòng dây bằng cuộn

dây để tăng độ lớn của dòng điện cảm
ứng giúp cho việc quan sát hiện tường
được rõ ràng hơn.

Trang


2.1.2.Dòng điện Fu-cô
a. Nội dung thí nghiệm
- Dùng lá nhôm không có từ tính
chuyển động cắt ngang các đường sức
từ tạo bởi nam châm hình chử U. Kết
quả là lá nhôm dừng lại nhanh chóng.
- Tiếp tục tiến hành thí nghiệm như trên
nhưng đối với lá nhôm bị xẻ rãnh. Kết
quả: lá nhôm khi xẻ rãnh chuyển động
lâu hơn so với khối nhôm liền khối.
- Giải thích hiện tượng này nhờ áp dụng
tính chất của dòng điện cảm ứng: xuất
hiện để chống lại nguyên nhân sinh ra
nó. Từ đó có thể kết luận dòng điện cảm
ứng có dạng xoáy. Vì vậy, khi xẻ rãnh
điện trở tăng lên nên dòng điện cảm
ứng sẽ nhỏ. Dòng điện này đặt trong từ
trường nên sẽ chịu tác dụng của lực từ.
Chính lực từ này sinh ra mô men chông
lại chuyển động của lá nhôm. Kết quả là
thanh khi xẻ rãnh chuyển động lâu hơn.
b. Khó khăn khi tiến hành thí nghiệm
- Về mặt lí thuyết, thí nghiệm vừa nêu

trên khá tốt và hoàn chỉnh. Tuy nhiên,
do thiết bị nhà trường có cấu tạo là nam
châm hình chữ U là một nam châm
điện. Do số vòng dây chưa đủ lớn nên
từ trường tạo ra không mạnh. Do đó,
khi giáo viên tiến hành thí nghiệm thì
gặp khó khăn:
+ Thí nghiệm không cho thấy sự khác
biệt rõ ràng giữa hai trường hợp tấm
nhôm khi chưa xẻ rãnh và đã xẻ rãnh.
+ Sự khác biệt giữa hai trường hợp
không được thí nghiệm chứng minh
một cách rõ ràng.
c. Khắc phục
- Ta có thể thay tấm nhôm chuyển động
như con lắc đơn bằng đĩa tròn có trục
quay cố định. Tiến hành thí nghiệm
bằng cách quay đĩa tròn chuyển động
quanh trục cắt các đường sức từ.
- Với sự cải tiến này học sinh sẽ được
Trang 10


quan sát rõ hơn. Cụ thể: xét trường hợp
đĩa tròn chuyển động khi không có nam
châm điện và trường hợp đĩa tròn
chuyển động phải cắt các đường sức từ
của nam châm điện. Học sinh có thể
thấy rõ ràng sự khác biệt bằng cách
dùng đồng hồ bấm giây để so sánh. Sự

chênh lệch sẽ được quan sát một cách
rõ ràng.
2.1.3. Hiện tượng tự cảm
a. Nội dung thí nghiệm
- Mắc mạch theo sơ đồ hình bên.
- Trước hết, đóng khóa K sau đó điều
chỉnh biến trở sao cho hai bóng đèn
sáng như nhau. Thao tác này nhằm làm
cho hai mạch có điện trở bằng nhau.
Sau đó ngắt khóa K.
- Đóng khóa K và quan sát sự sáng lên
của 2 bóng đèn. Kết quả thấy bóng đèn
Đ1 sáng nhanh chóng, đèn Đ2 sáng lên
chậm hơn so với Đ1. Tuy nhiên, sau một
thời gian thì hai bóng đèn lại sáng như
nhau.
- Hiện tượng này được giải thích: khi
đóng khóa K, dòng điện trong cả hai
nhánh đều tăng lên. Nhánh có đèn Đ2
sáng muộn hơn vì dòng điện trong
nhánh này tăng chậm hơn do trong ống
dây xuất hiện dòng điện cảm ứng chống
lại sự tăng của chính dòng điện trong
nhánh Đ2. Sau khi đã ổn định sau một
khoảng thời gian, trong mạch không có
sự biến thiên dòng điện nên không có
dòng điện cảm ứng. Điều này có thể
giải thích tại sao hai bóng đèn lại sáng
như nhau khi mạch điện đã ổn định.
b. Khó khăn khi tiến hành thí nghiệm

- Ở thí nghiệm 2, khi ngắt khóa K thì
bóng đèn Đ lóe sáng rồi mới tắt. Thí
nghiệm được giải thích là trong ống dây
đã được trữ năng lượng. Khi ngắt khóa
K, dòng điện trong mạch giảm thì sẽ
xuất hiện dòng điện cảm ứng trong ống
dây chống lại sự giảm đó. Chính dòng
Trang 11


điện cảm ứng làm cho bóng đèn lóe
sáng.
- Ở thí nghiệm này gặp khó khăn: thời
gian lóe sáng của bóng đèn tương đối
ngắn; trước đó bóng đèn Đ đang sáng
nên rất khó phân biệt và xác định rõ sự
lóe sáng do đóng góp của dòng điện
cảm ứng.
c. Khắc phục
- Để quan sát rõ thí nghiệm, ta nên bố
trí thêm điôt phát quang (LED).
- Với cách bố trí thêm điôt, dòng điện
tự cảm có thể được quan sát một cách
dễ dàng không phải ở đèn Đ mà chính
là dấu hiệu ở đèn LED.
- Khi K đóng, mạch tuy kin nhưng đèn
LED vẫn không sáng do điôt ở đây đã
bị phân cực ngược. Khi ngắt khóa K,
dòng điện cảm ứng đi qua đèn LED
được, do đền LEDđã được phân cực

thuận nên đèn LED sẽ phát sáng. Như
vậy, đèn LED phát sáng là dấu hiệu rất
dễ quan sát và là do dòng điện tự cảm
sinh ra.
2.2. Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học
2.2.1. Lăng kinh (bài 28 Vật lí 11 cơ bản)
a. Nội dung thí nghiệm
Khi chiếu tia sáng đi qua lăng kính, tia
ló sẽ bị lệch về phía đáy. Kết quả này
được giải thích nhờ sử dụng các định
luật về khúc xạ ánh sáng.
b. Khó khăn khi tiến hành thí nghiệm
Trên thực tế, khi tiến hành thí nghiệm
quan sát hiện tượng khúc xạ ánh sang đi
qua lăng kính, ngoài tia khúc xạ ta còn
quan sát được một tia ló truyền thẳng.
c. Giải thích
+ Tia khúc xạ bị lệch về phía đáy do
các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở 2
mặt bên.
+ Còn tia ló thứ 2 truyền thẳng được
giải thích như sau: do khi đặt lăng kính
Trang 12


gắn trên mặt bảng, giữa lăng kính và
mặt bảng còn có khe hở nên tia sáng sẽ
lọt qua và truyền thẳng.
2.2.2. Thấu kính mỏng (bài 29 Vật lí 11 cơ bản)
a. Nội dung thí nghiệm

- Khi chiếu chum tia sáng song song
đếnn thấu kinh hội tụ, thì các tia ló sẽ
hội tụ tại một điểm chính là tiêu điểm
ảnh của thấu kính.
- Tương tự, đối với thấu kính phân kỳ
thì các tia ló không hội tụ nhưng các
đường kéo dài cắt nhau tại 1 điểm.

b. Giải thích
Kết quả này có thể dự đoán và giải thích
định tính dựa trên hiện tượng khúc xạ
khi ánh sáng khi đi qua lăng kính như
sau: Nếu ta chia nhỏ thấu kính thì các
phần được chia nhỏ đóng vai trò là các
lăng kính. Ta đã biết khi chiếu tia sáng
đến lăng kính thì tia ló sẽ bị lệch về phía
đáy. Vì vậy, đối với thấu kính hội tụ, các
mặt đáy hướng vào tâm của thấu kính
nên các tia sáng sẽ bị lệch vào trong.
Thấu kính phân kỳ thì ngược lại.
2.2.3. Các tật của mắt và cách khắc phục (bài 31 Vật lí 11 cơ bản)
a. Nội dung thí nghiệm
Bộ dụng cụ thí nghiệm cho bài các tật
của mắt và cách khắc phục không được
trang bị. Tuy nhiên, để giúp học sinh có
cái nhìn trực quan, giáo viên có thể tiến
hành thí nghiệm với hai thấu kính.
+ Một thấu kính hội tụ có vai trò như
thấu kính mắt.
+ Thấu kính còn lại là thấu kính hội tụ

hay phân kỳ phụ thuộc vào việc ta muốn
điều chỉnh điểm tụ đến gần hay ra xa
quang tâm của thấu kính mắt.
Trang 13


b. Tiến hành thí nghiệm cận thị
- Mắt hoạt động trên nguyên tắc điều
chỉnh tiêu cự của thấu kính mắt để đảm
bảo ảnh nằm trên võng mạc. Đối với
người bị cận, khi nhìn vật ở vô cùng thì
ảnh nằm trước võng mạc. Muốn khắc
phục ta phải sử dụng thấu kính phân kỳ.
- Toàn bộ quá trình này có thể được tiến
hành thí nghiệm thực để có thể giúp học
sinh thấy rõ sự dịch chuyển của tiêu cự
khi chỉ có thấu kính hội tụ và khi có
thêm thấu kính phân kỳ.
c. Tiến hành thí nghiệm viễn thị
Trường hợp người bị viễn thì dụng cụ
thí nghiệm trực quan là hai thấu kính hội
tụ: 1 đóng vai trò là thấu kính mắt, 1
đóng vai trèo là kính viễn. Tương tự ta
có thể thấy được tiêu điểm ảnh sẽ dịch
chuyển lại gần khi có sự có mặt của thấu
kính hội tụ đóng vai trò là kính viễn.

Trang 14



C. PHẦN KẾT LUẬN
Phân tich các thí nghiệm sẽ góp phần giúp họa sinh hiểu rõ hơn bản chất
của các thí nghiệm. Đặc biệt là các thí nghiệm ở chương cảm ứng điện từ sẽ giúp
ích nhiều cho sinh viên thực tập hiểu rõ, trình bày tốt hơn các thí nghiệm thực.
Trên cơ sở hiểu sâu sắc các thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa,
giáo viên có thể cải tiến hoặc vận dụng linh hoạt tùy vào điều kiện và đặc thù
các trang thiết bị trong nhà trường.

Trang 15


Trang 16



×