Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SKKN lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tay nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu trong huấn luyện đội tuyển cầu long của trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.56 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TAY
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẬP CẦU TRONG HUẤN LUYỆN
ĐỘI TUYỂN CẦU LÔNG CỦA TRƯỜNG

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TAY
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẬP CẦU TRONG HUẤN LUYỆN
ĐỘI TUYỂN CẦU LÔNG CỦA TRƯỜNG

Họ và tên: Nguyễn Thanh Thủy
Chức vụ: Giáo viên Thể dục - GDQP
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Trong hoạt động hàng ngày ai cũng cần có sức khoẻ và thể lực. Sức khoẻ
là vốn sẵn có của mọi người và phụ thuộc vào tình trạng phát triển của mỗi cơ
thể. Thể lực là kết quả của quá trình ăn, uống, bồi dưỡng, môi trường, trạng thái


tâm lí, khả năng thích nghi và sự rèn luyện thể dục thể thao đều đặn.
Trong lao động trí óc và chân tay, bất cứ ai đều phải có sức khoẻ và thể
lực, nhưng yêu cầu công việc lại không có tiêu chuẩn bắt buộc mà tuỳ thuộc vào
khả năng tự có của mỗi người và cống hiến của mỗi người cho công việc.
Sức khoẻ khác với thể lực. Sức khoẻ thường được gắn liền với sự sống,
bệnh tật, còn thể lực thường gắn với năng lực, sức mạnh, sức bền. Có người có
sức khỏe nhưng thiếu thể lực hoặc không có thể lực và khi đánh giá hoặc kiểm
tra người có thể lực bao giờ họ cũng có đủ sức khoẻ.
Trong hoạt động thể thao nói chung, nếu người có sức khoẻ và thể lực ở
mức bình thường thì không thể đạt được thành tích ở mức cao trong tập luyện
chuyên môn và thi đấu. Trong thi đấu, các môn thể thao đều có tiêu chuẩn bắt
buộc rèn luyện nâng cao thể lực, ngoài yêu cầu thể lực nhất định còn phải biết
kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh về kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý,
môi trường và phương tiện...Một vận động viên có sức khoẻ, thể lực tuyệt vời
nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý, môi trường, phương tiện thì
không thể chiến thắng được đối phương, nhất là trong môn cầu lông. Ngược lại
nếu một vận động viên có các yếu tố kỹ chiến thuật, tâm lý...tốt mà thiếu sức
khoẻ, thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Cho nên thể lực
là nền tảng, là chổ dựa để phát triển kỹ thuật, chiến thuật...Ngay trong tập luyện
hàng ngày, vận động viên thiếu thể lực, tố chất kém thì cũng không đạt được
thành tích cao, vì khi thể lực yếu kém thì không thể thực hiện được đúng mức
các yếu tố kỹ thuật theo yêu cầu tập luyện. Từ đó dễ hình thành nên một thói
quen và vận động viên sẽ kém tiến bộ, thậm chí không có tiến bộ trong chuyên
môn. Đặc biệt những vận động viên thể lực kém rất dễ bị mệt mỏi, chán nản,
không đảm bảo hết khối lượng tập luyện hàng ngày, hàng tuần. Cho nên muốn
có thành tích trong thi đấu, các vận động viên phải tự mình nâng cao thể lực để
đảm bảo thực hiện hết khối lượng tập luyện. Thông thường, trong tập luyện, vận
động viên phải gắng sức đến 10 phần nhưng khi thi đấu có khi chỉ dùng 7 - 8
phần.
Trong lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực là những đặc điểm,

một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia
thành năm loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động
tác và độ dẻo.
Thành tích thi đấu môn Cầu lông phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Đập cầu là một trong những kĩ thuật mang lại hiệu quả lớn trong trận đấu. Để
đập cầu tốt, đòi hỏi vận động viên phải có kĩ thuật, thể lực. Sức mạnh tay là một
trong những thành phần góp phần hoàn thiện khả năng đập cầu.
Việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tay là điều rất cần
thiết, đòi hỏi nhiều nhà chuyên môn đi sâu nghiên cứu vấn đề này, để từ đó có
1


thể áp dụng vào quá trình giảng dạy, huấn luyện góp phần năng cao hiệu quả của
quá trình học tập, đào tạo vận động viên Cầu lông. Đây là một vấn đề quan trọng
cần được quan tâm ở trường, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện vận động
viên Cầu lông.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nghiên cứu sáng kiến “Lựa chọn một số
bài tập phát triển sức mạnh tay nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu trong huấn
luyện đội tuyển Cầu lông của trường”
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến này sẽ đưa ra được một số bài tập có hiệu quả trong việc phát
triển sức mạnh tay từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đập cầu trong huấn luyện
đội tuyển Cầu lông của trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hứng thú học
tập môn Cầu lông và hiệu quả giảng dạy, học tập môn học này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến này là “Một số bài tập, nhằm phát
triển sức mạnh tay” từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đập cầu trong huấn luyện
đội tuyển Cầu lông trường và thông qua thực tiễn, bằng thực nghiệm sư phạm
sáng kiến tiến hành kiểm nghiệm tính hiệu quả của những bài tập này trong thực
tiễn huấn luyện và giảng dạy.


2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của việc sử dụng các bài tập phát triển kỹ thuật đập
cầu trong quá trình giảng dạy, huấn luyện đội tuyển Cầu lông của trường
2.1.1. Thể lực và các tố chất thể lực
Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể
lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động
của con người, trong đó có TDTT. Hơn nữa, rèn luyện (phát triển) thể lực lại là
một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình giáo dục thể chất. Bởi vậy,
các nhà sư phạm TDTT rất cần có những hiểu biết về bản chất, sự phân loại, các
quy luật và phương pháp rèn luyện chúng.
Trong lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực (hay tố chất vận động) là
những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và
thường được chia thành năm loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả
năng phối hợp động tác và độ dẻo. Hai thuật ngữ tố chất thể lực và tố chất vận
động thực chất tương đồng với nhau vì đều chủ yếu nói đến những nhân tố, đặc
điểm, mặt tương đối khác nhau về thể lực của con người, Tuy vậy, nếu xét kỹ
hơn từ góc độ điều khiển động tác của hệ thống thần kinh trung ương thì gọi là
tố chất vận động, còn nếu nhấn mạnh về đặc trưng sinh cơ học thì là tố chất thể
lực, từ góc độ điều khiển hoạt động sinh lý và tâm lý (trong đó có ý chí) thì gọi
là các tố chất tâm lý vận động. Phần lớn các môn thể thao đều đòi hỏi phát triển
toàn diện các tố chất thể lực, cùng với những tố chất thể lực chuyên môn ưu thế.
Chúng có thể là tương đối thuần nhất như sức mạnh trong cử tạ hoặc kết hợp
như sức mạnh - tốc độ trong chạy cự ly ngắn. Do các hoạt động, nghề nghiệp,
các môn thể thao ngày càng phức tạp, đa dạng và tinh vi nên cấu trúc và yêu cầu
về thể lực cũng rất khác nhau. Bởi vậy, con đường tìm tòi và xác định những cấu
trúc, cơ chế chung và riêng của các tố chất thể lực tương ứng còn rất dài.

2.1.2. Mối tương quan giữa các tố chất thể lực
Các tố chất thể lực trên liên quan mật thiết với nhau. Có mối quan hệ,
hiện tượng giữa các tố chất thể lực. Điều đó có nghĩa: khi tập (phát triển) một tố
chất thể lực (như sức mạnh) thì đồng thời cũng có phụ thuộc và ảnh hưởng đến
sự phát triển của các tố chất khác (như tốc độ chẳng hạn). Sự chuyển dương tính
(tốt) có nghĩa là sự phát triển một tố chất này có tác dụng nâng cao tố chất khác.
Và sự chuyển âm tính (xấu) thì ngược lại. Trong thực tế huấn luyện, cũng xuất
hiện tình trạng phát triển tố chất (A) ảnh hưởng tốt đến tố chất (B), nhưng lại
không tốt với tố chất (C). VD: Tập tạ cần cho phát triển sức mạnh nhưng có ảnh
hưởng đến độ dẻo.
Sự chuyển trực tiếp có nghĩa là sự phát triển tố chất thể lực này có tác
dụng trực tiếp, ngay (dù xấu hay tốt) đến các tố chất khác. Nâng cao sức mạnh
của cơ chân sẽ có lợi ngay cho tốc độ và sức bật. Còn sự chuyển gián tiếp tất
nhiên không có tác dụng trực tiếp mà chỉ góp phần tạo tiền đề. Tập phát triển
thích hợp sức mạnh tương đối tĩnh của cơ chân trong giai đoạn đầu của thời kỳ
chuẩn bị cũng góp phần nâng cao tốc độ nhưng phải có thời gian, không nâng
cao ngay được. Sự chuyển trực tiếp hay gián tiếp đều có sự chuyển đồng loại và
khác loại. Sự chuyển đồng loại là sự chuyển của cùng một tố chất thể lực sang
3


những động tác khác (có thể tập chạy hoặc bơi cự ly dài để phát triển sức bền
chung) và sự chuyển khác loại là sự chuyển qua lại giữa các tố chất thể lực khác
nhau. Ngoài ra còn có sự chuyển qua lại như giữa tốc độ và sức mạnh và sự
chuyển một chiều. Trong huấn luyện tốc độ, nâng cao tốc độ động tác có thể
nâng cao tốc độ phản ứng, nhưng ngược lại thì không thể.
Mối quan hệ tương hỗ giữa các tố chất thể lực rất phong phú. GV, HLV
cần phải có hiểu biết xác thực vấn đề trên để có thể chọn lựa, sử dụng một cách
khoa học các phương tiện, phương pháp TDTT, sao cho lợi dụng được tối ưu
quan hệ đó, phòng tránh các ảnh hưởng không tốt, nâng cao chất lượng dạy học,

huấn luyện.
Chú trọng rèn luyện thể lực phù hợp với các thời kỳ phát triển nhạy cảm.
Tốc độ phát triển của các cơ quan, hệ thống và các tố chất thể lực của học sinh
có khác theo lứa tuổi. Ở trong giai đoạn tiểu học (thuộc thời kỳ trước dậy thì
hoặc giai đoạn đầu của thời kỳ tiền dậy thì) cần trên cơ sở rèn luyện toàn diện,
chú trọng phát triển các tố chất về khả năng phối hợp vận động, độ dẻo và phần
nào về sức nhanh. Còn đến giai đoạn trung học cơ sở - cấp 2 (thời kỳ dậy thì) thì
trên cơ sở toàn diện lại chú trọng tốc độ (sức nhanh), đồng thời vẫn phát triển về
2 tố chất thể lực trên. Mặt khác, cũng phát triển có chừng mực về sức mạnh và
sức bền. Đến phổ thông trung học – cấp 3 (khoảng sau 17 – 18 tuổi, thời kỳ cuối
của dậy thì) có thể chú trọng phát triển sức mạnh, sức bền và kết hợp phát triển
đồng thời các tố chất thể lực trên.
2.1.3. Phát triển sức mạnh
Sức mạnh là một tố chất thể lực. để xác định khái niệm tố chất thể lực,
người ta thường chỉ ra cách đánh giá chúng. Sức mạnh của con người được đo
bằng lực kế hoặc bằng các máy đo lực trong cơ học. Điều đó cho thấy, sức mạnh
là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nổ lực cơ bắp. Nói cách khác,
sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc
đề kháng lại nó bằng sự nổ lực của cơ bắp.
Sức mạnh (một tố chất thể lực cơ bản) có 4 loại: sức mạnh tuyệt đối, sức
mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Thông thường tập phát triển
sức mạnh tuyệt đối bằng 60 - 70 % trọng lượng tối đa của người đó, lặp lại 8 12 lần trong một tổ (đợt) tập, quãng nghỉ trong khoảng 2 - 5 phút. Trong giai
đoạn huấn luyện cơ sở nên bắt đầu từ khoảng 40%, sau dần tăng. Đối với những
ai đã qua tập luyện cơ sở thì mỗi lần có thể tập 1 - 2 lần với trọng lượng khoảng
80 - 90% trọng lượng tối đa, mỗi tổ tập độ 1 - 5 lần, yêu cầu làm nhanh, độ 2 - 5
tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ cho hồi phục đầy đủ. Bài tập có thể là động lực,
tĩnh lực hay kết hợp... Muốn phát triển sức mạnh tương đối, một mặt phải nâng
cao sức mạnh tuyệt đối, mặt khác phải khống chế thể trọng một cách khoa học;
dùng trọng lượng lớn (cường độ cao), số lần lặp lại ít. Còn với phát triển sức
mạnh tốc độ thì lại dùng trọng lượng nhỏ hoặc không có trọng lượng phụ gia

nhưng làm động tác nhanh, liên tục. Chủ yếu dùng các bài tập sức mạnh – tốc độ
với trọng lượng nhỏ và sức mạnh chung để tác động nhiều mặt đến các nhóm cơ
chính trên toàn thân. Có thể phân loại bài tập thể lực theo mối liên hệ nêu trên.
Để đánh giá sức mạnh bột phát, người ta thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ.
4


Trong đó I là chỉ số sức mạnh; F max là lực tối đa phát huy trong động
tác,
T max là thời gian đạt được trị số tối đa. Sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực
kế hoặc trọng lượng tạ tối đa mà người tập cụ thể khắc phục được, không tính
tới thể trọng của họ. Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác
nhau, người ta thường sử dụng khái niệm sức mạnh tương đối, tức là sức mạnh
của một
kilogram trọng lượng cơ thể.
S�
c m�
nh tuy�
t�

i
Sức mạnh tương đối = Tr�ng l��ng c�th�

Sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực kế hoặc trọng lượng tạ tối đa mà
người tập khắc phục được.
Ở những người có trình độ tập luyện tương đương nhưng trọng lượng cơ
thể khác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng hơn theo trọng lượng, còn sức mạnh
tương đối lại giảm đi. Ở một số môn thể thao như ném tạ, sức mạnh tuyệt đối có
ý nghĩa quyết định thành tích. Trong các môn thi đấu theo hạng cân thì sức mạnh
tương đối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Từ mối tương quan giữa thể lực và sức mạnh tôi đả “Lựa chọn những bài
tập phát triển sức mạnh tay nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu cho các học sinh
tham gia tập luyện đội tuyển Cầu lông” và đã tiến hành khảo sát thực trạng việc
sử dụng các bài tập phát triển kỹ thuật đập cầu trong quá trình giảng dạy, huấn
luyện đội tuyển Cầu lông tại trường thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả thu được như sau:
- Bài tập nằm sấp co duỗi hai tay, một tay.
- Bài tập đập cầu do người phục vụ phát sang.
- Bài tập co tay xà đơn.
- Bài tập nằm ngửa nâng tạ bằng hai tay.
- Bài tập xoay cẳng tay ra vào (tay cầm tạ nhẹ), giữ cố định thân trên và
cánh tay.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập mô phỏng động tác đập cầu.
- Bài tập co duỗi cẳng tay với tạ nhẹ.
Từ thực trạng sử dụng các bài tập phát triển kỹ thuật đập cầu nêu trên, tôi
nhận thấy rằng:
Các bài tập còn chưa đa dạng và chưa năng cao được hiệu quả đập cầu,
cầu đập còn thiếu lực và độ chính xác không cao.
Với mục đích giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của sáng kiến là lựa chọn
được những bài tập thực sự có hiệu quả trong việc phát triển sức mạnh tay nhằm
năng cao hiệu quả đập cầu cho đối tượng nghiên cứu, tôi đã căn cứ vào các
nguồn tài liệu khác nhau, cũng như qua kết quả phỏng vấn và quan sát thực tiễn
quá trình tập luyện tại nhiều trường khác và trung tâm huấn luyện TDTT của
Tỉnh. Các bài tập phát triển sức mạnh tay mà tôi đã xác định được bao gồm:
- Bài tập nằm sấp co duỗi hai tay, một tay.
- Bài tập gâp cổ tay ra ngoài vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập nằm ngữa nâng tạ bằng hai tay.
5



- Bài tập xoay cẳng tay ra vào (tay cầm tạ nhẹ), giữ cố định thân trên và
cánh tay.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với dây chun buộc ở cổ tay và
một đầu buộc vào vật cố định.
- Bài tập co duỗi cẳng tay với tạ nhẹ.

2.2. Giải pháp và kết quả của các bài tập phát triển sức mạnh tay
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đập cầu trong thực tiễn huấn luyện
2.2.1. Giải pháp thực nghiệm
6


Để xác định hiệu quả của các bài tập phát triển sức mạnh tay trong việc
góp phần nâng cao hiệu quả đập cầu cho học sinh tham gia tập luyện đội tuyển
Cầu lông, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong thời gian 3 tháng với tổng
số thời gian là 30 tiết.
Tham gia vào quá trình thực nghiệm là 30 em học sinh thuộc đội tuyển
Cầu lông của trường. Đối tượng thực nghiệm được chia làm 2 nhóm một cách
ngẫu nhiên: Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, mỗi nhóm gồm 15 học
sinh. Cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều học tập, tập luyện kỹ thuật đập
cầu.
Trong đó nhóm đối chứng 1 được sử dụng các bài tập phát triển kĩ thuật
đập cầu thông thường.
- Bài tập nằm sấp co duỗi hai tay, một tay.
- Bài tập đập cầu do người phục vụ phát sang.
- Bài tập co tay xà đơn.
- Bài tập nằm ngửa nâng tạ bằng hai tay.
- Bài tập xoay cẳng tay ra vào (tay cầm tạ nhẹ), giữ cố định thân trên và

cánh tay.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập mô phỏng động tác đập cầu.
- Bài tập co duỗi cẳng tay với tạ nhẹ.
Trong đó nhóm đối chứng 2 ngoài việc sử dụng các bài tập phát triển kĩ
thuật đập cầu thông thường thì còn được bổ sung thêm các bài tập phát triển sức
mạnh tay mà tôi đã lựa chọn.
- Bài tập nằm sấp co duỗi hai tay, một tay.
- Bài tập gâp cổ tay ra ngoài vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập nằm ngữa nâng tạ bằng hai tay.
- Bài tập xoay cẳng tay ra vào (tay cầm tạ nhẹ), giữ cố định thân trên và
cánh tay.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với dây chun buộc ở cổ tay và
một đầu buộc vào vật cố định.
- Bài tập co duỗi cẳng tay với tạ nhẹ.
Ở cả hai nhóm tôi đều tiến hành kiểm tra ở thời gian trước thực nghiệm,
giữa thực nghiệm (sau 15 tiết) và kết thúc quá trình thực nghiệm (sau 30 tiết). Ở
mỗi lần kiểm tra các bài tập kiểm tra được sử dụng có độ khó như nhau và có
chung yêu cầu là: Đập cầu theo đường thẳng dọc biên và đường chéo, được đánh
giá theo 2 mức độ: Đạt và không đạt.

2.2.2. Kết quả thực nghiệm
Như đã trình bày ở trên, trong quá trình tổ chức ứng dụng, tôi đã tiến hành
kiểm tra ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 3 lần: trước thực nghiệm, giữa
7


thực nghiệm (sau 15 tiết học và tập luyện) và sau khi kết thúc quá trình thực
nghiệm (sau 30 tiết học tập và tập luyện).

2.2.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm thu được như sau;
Tổng số học sinh
30
Nhóm đối chứng (15)
Nhóm thực nghiệm (15)

Tỷ lệ
Đạt
Số lượng Tỷ lệ
7
46%
8
54%

Không đạt
Số lượng Tỷ lệ
8
54%
7
46%

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: khả năng đập cầu của các đối
tượng nghiên cứu không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa, hay nói cách khác là
kết quả thực hiện ở các bài tập cho phép đánh giá khả năng đập cầu của đối
tượng nghiên cứu là đồng đều như nhau.
2.2.2.2. Kết quả kiểm tra giữa thực nghiệm
Sau khi tiến hành áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tay đã lựa chọn
vào quá trình giảng dạy - huấn luyện ở nhóm thực nghiệm với thời gian 15 tiết,

tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả kiểm tra
ở cả hai nhóm thu được như sau:
Tổng số học sinh
30
Nhóm đối chứng (15)
Nhóm thực nghiệm (15)

Tỷ lệ
Đạt
Số lượng Tỷ lệ
8
54%
10
66%

Không đạt
Số lượng Tỷ lệ
7
46%
5
34%

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: các bài tập mới lựa chọn bước
đầu đã có giá trị ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng đập cầu của đối tượng
nghiên cứu, tuy sự ảnh hưởng chưa thể hiện rõ rệt. Hay nói cách khác, thời gian
ứng dụng còn quá ngắn, nên chưa đủ để năng cao khả năng đập cầu ở mức cần
thiết cho đối tượng nghiên cứu.

2.2.2.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Để xác định mức độ tác động của các bài tập phát triển sức mạnh tay

nhằm nâng cao hiệu quả đập cầu kiểm nghiệm trên đối tượng nghiên cứu trong
8


quá trình giảng dạy – huấn luyện, tôi tiếp tục kiểm tra lần cuối cùng với cả hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 30 tiết tập luyện., kết quả thu được như
sau:
Tổng số học sinh
30
Nhóm đối chứng (15)
Nhóm thực nghiệm (15)

Tỷ lệ
Đạt
Số lượng Tỷ lệ
10
66%
14
93%

Không đạt
Số lượng Tỷ lệ
5
34%
1
7%

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: Thành tích thu được từ các bài
thử đều gia tăng ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, song thành tích ở
nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Điều đó khẳng định thông

qua kết quả thu được ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa. Thể hiện qua hiệu quả đập cầu của nhóm thực nghiệm cao
hơn nhóm đối chứng, cầu đập có lực hơn và mức độ chính xác cao hơn. Hay nói
cách khác, việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tay ở nhóm thực nghiệm
đã dẫn tới sự gia tăng hiệu quả đập cầu trong các bài thử ở nhóm này và sự khác
biệt giữa kết quả thu được ở các bài kiểm tra của nhóm đối chứng và thực
nghiệm là có ý nghĩa. Mặt khác, cũng từ kết quả thu được ở trên đã cho chúng ta
thấy chỉ với một số thời gian tối thiểu là 30 tiết học tập và tập luyện thì việc áp
dụng các bài tập đã lựa chọn vào quá trình giảng dạy – huấn luyện khả năng đập
cầu cho VĐV Cầu lông mới tỏ rõ tính hiệu quả thực sự.
2.2.2.4. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm
Với mục đích nhằm kiểm nghiệm sự gia tăng thành tích các bài thử của cả
hai nhóm đối chứng và thực nghiệm so với giai đoạn trước thực nghiệm, tôi đã
tiến hành so sánh kết quả kiểm tra của hai nhóm trước và sau thực nghiệm và
thấy rằng: trước thực nghiệm hiệu quả đập cầu của cả hai nhóm là tương đương
nhau, nhưng sau khi áp dung các bài tập phát triển sức mạnh tay vào tập luyện
với nhóm thực nghiệm thì hiệu quả đập cầu của nhóm nay cao hơn hẳn so với
nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng, việc áp dụng các bài tập mới lựa chọn
vào quá trình giảng dạy – huấn luyện đập cầu đã tỏ rõ hiệu quả hơn hẳn so với
những bài tập cũ. Đối với nhóm đối chứng, sự gia tăng thành tích các bài thử
giữa trước và sau thực nghiệm cũng dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa, song sự gia
tăng này không lớn bằng nhóm thực nghiệm.

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, tôi đi đến một số kết luận sau:
9


1. Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong huấn

luyện đập cầu cho VĐV Cầu lông ở trường chưa có sự thống nhất, nghèo nàn về
số lượng cũng như hạn chế về nội dung.
2. Dựa trên giải pháp và kết quả thực nghiệm đả thu được kết quả như
sau. Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi đã lựa chọn được 7 bài tập dưới
đây để đưa vào tập luyện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đập cầu cho các
VĐV Cầu lông của trường, đó là:
- Bài tập nằm sấp co duỗi hai tay, một tay.
- Bài tập gâp cổ tay ra ngoài vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập nằm ngữa nâng tạ bằng hai tay.
- Bài tập xoay cẳng tay ra vào (tay cầm tạ nhẹ), giữ cố định thân trên và
cánh tay.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với tạ nhẹ.
- Bài tập xoay cánh tay ra ngoài, vào trong với dây chun buộc ở cổ tay và
một đầu buộc vào vật cố định.
- Bài tập co duỗi cẳng tay với tạ nhẹ.
3. Những bài tập trên có tương quan chặt chẽ với kĩ thuật đập cầu và đã
thể hiện tính hiệu quả hơn hẳn các bài tập cũ trong việc góp phần nâng cao năng
lực chuyên môn này cho VĐV Cầu lông của nhà trường.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Từ những kết luận nêu trên, tôi kiến nghị và đề xuất như sau.
1. Công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Cầu lông của các giáo viên
cần quan tâm hơn nữa tới việc phát triển thể lực, sức mạnh - đặc biệt là sức
mạnh tay.
2. Hệ thống 7 bài tập phát triển sức mạnh mà tôi đã lựa chọn ở trên, các
giáo viên trong tổ có thể tham khảo và áp dụng trong công tác huấn luyện VĐV
Cầu lông của trường.
3. Đề tài cần được nghiên cứu tiếp tục với số lượng lớn các VĐV Cầu
lông ở các cấp khác nhau, để xác định rõ thêm tính hiệu quả của các bài tập này
trên các đối tượng và trình độ khác nhau.


MỤC LỤC

10


Trang
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn sáng kiến
1.2. Phạm vi nghiên cứu
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của việc sử dụng các bài tập phát triển kỹ thuật
đập cầu trong quá trình giảng dạy, huấn luyện đội tuyển Cầu lông của
trường
2.2. Giải pháp và kết quả của các bài tập phát triển sức mạnh tay nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả đập cầu trong thực tiễn huấn luyện
3. Phần kết luận
1. Kết luận
2. Kiến nghị, đề xuất

1
1
2
3

3
7
10
10
10


11



×