Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tốc thời kì kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) ở trường THPT tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.96 KB, 33 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------***-------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC THỜI KÌ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945-1954) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH QUẢNG BÌNH

Người thực hiện đề tài : Cao Thị Kiều Oanh
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường THPT Trần Phú

1


Quảng Bình, ngày 08 tháng 01 năm 2019

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

3


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên, trong đó có
nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đạt được kết quả trong đổi mới
phương pháp dạy học, Luật giáo dục Việt Nam công bố năm 2005, điều 28.2 có
ghi “phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh”.
Do đặc trưng của bộ môn của bộ môn lịch sử, các sự kiện, hiện tượng
thường diễn ra trong quá khứ khiến chúng ta không thể bằng trực giác để
nghiên cứu mà chỉ có thể tái hiện thông qua một hệ thống tư liệu phong phú,
trong đó có tài liệu lịch sử địa phương. Kiến thức để dạy cho các em không chỉ
bó hẹp trong sách giáo khoa mà còn có các tài liệu phục vụ cho việc dạy học
lịch sử. Các tài liệu ngoài sách giáo khoa là những căn cứ khoa học, cụ thể
phong phú của sự kiện lịch sử học sinh cần thu nhận. Nó giúp học sinh có thêm
cơ sở để nắm vững bản chất của sự kiện hình thành khái niệm hiểu rõ quy luật

bài học lịch sử.
Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử
địa phương nói chung và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để dạy học ở
trường phổ thông nói riêng sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về
lịch sử dân tộc.
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể
hóa lịch sử dân tộc, giúp học sinh tạo được những hình ảnh lịch sử rõ ràng, cụ
thể, góp phần hình thành những khái niệm phức tạp, những kết luận và khái quát
khoa học. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giúp cho học sinh “trực quan
sinh động” quá khứ lịch sử dân tộc. Nó làm cho quá khứ xích lại gần với nhận

4


thức của học sinh, biến những kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể
sâu sắc về cuộc sống hiện thực ngày nay, gắn các em vào đời sống xã hội.
Có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn lao, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc còn rất nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức và
chưa được đầu tư thích đáng. Thậm chí, ở nhiều trường các tiết học lịch sử địa
phương được quy định trong chương trình đều bị giáo viên bỏ qua hoặc nếu có
thì cũng chỉ xem nhẹ, thiếu đầu tư nên giờ học chỉ diễn ra mang tính hình thức.
Trong quá trình phát triển của Quảng Bình, giai đoạn 1945-1954, tuy ngắn
ngủi nhưng là một chặng đường đặc biệt của tỉnh nhà. Đó là một thời kì đấu
tranh cách mạng với biết bao khó khăn, gian khổ, nhiều hi sinh mất mát đau
thương, nhưng đầy sáng tạo, từng bước trưởng thành và giành được thắng lợi vẻ
vang của Đảng bộ và nhân dân trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong
giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Quảng Bình đã kiên

cường đứng lên chiến đấu, vừa kháng chiến vừa xây dựng quê hương, huy động
sức người, sức của, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc trong
công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
Do đó, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Quảng Bình trong dạy học
lịch sử dân tộc (1945-1954) ở trường trung học phổ thông tỉnh nhà có ý nghĩa
quan trọng.
Xuất phát từ những lí dó trên, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954) ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Bình” làm sáng
kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Điểm mới của đề tài
- Về lí luận: góp phần cụ thể hóa lí luận dạy học lịch sử địa phương nói
chung và việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt
Nam nói riêng.

5


- Về thực tiễn: đề tài đi sâu xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử
dân tộc và nội dung lịch sử địa phương trong các bài giảng cụ thể. Đồng thời đề
xuất một số biện pháp sư phạm khả thi để sử dụng nội dung tài liệu lịch sử địa
phương Quảng Bình một cách hợp lí, khoa học, phù hợp với yêu cầu đổi mới
việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, phát triển năng lực tư duy, độc
lập, sáng tạo của người học.

6


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử

Việt Nam (1945-1954) ở trường THPT tỉnh Quảng Bình.
Để có được nhận xét khách quan, khoa học về thực trạng việc sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1954) tôi đã tiến
hành điều tra, thực nghiệm việc dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
Sau khi tiến hành khảo cứu tôi nhận thấy:
Thứ nhất, tất cả các giáo viên được hỏi đều cho rằng việc sử dụng tài liệu
lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là rất cần thiết. Nó có tác dụng
kích thích hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hiểu sâu hơn lịch sử dân
tộc. Thông qua đó góp phần giáo dục và phát triển tư duy học sinh.
Thứ hai, đa số các giáo viên đã có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc nhưng chưa thường xuyên. Trong giai đoạn hiện nay các
tiết dạy lịch sử địa phương đã được đưa vào chương trình học bắt buộc. Tuy
nhiên, tài liệu sử dụng còn hạn chế về số lượng và thể loại, phương pháp sử
dụng chưa có hiệu quả, chưa thực sự xem đây là một bộ phận hữu cơ của bài
giảng, chưa chú trọng đến việc phát huy tính tích cực học tập cho học sinh.
Thứ ba, phần lớn các giáo viên được hỏi đều cho biết họ gặp nhiều khó
khăn trong việc giảng dạy nói chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng.
Khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn tài liệu lịch sử địa phương Quảng Bình. Tài
liệu lịch sử địa phương có ở thư viện các trường trong địa bàn thường là “Lịch
sử Quảng Bình” (dùng trong nhà trường), Lịch sử Đảng bộ huyện. Rất thiếu các
công trình sử học địa phương cần thiết như Lịch sử Cách mạng tháng Tám,
Quảng Bình kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954, Lịch sử Quảng Bình
chống Mĩ cứu nước...
Thứ tư, các giáo viên đều đề xuất cung cấp tài liệu lịch sử địa phương và
các cấp có trách nhiệm cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc biên soạn tài liệu
lịch sử địa phương dùng trong nhà trường có hệ thống và hướng dẫn giáo viên
thực hiện thống nhất, đồng bộ.

7



Về phía học sinh:
Xử lý các phiếu điều tra tôi nhận thấy:
Phần lớn các em thích được học lịch sử dân tộc có phần liên hệ với lịch sử
địa phương. Nhưng vì vốn kiến thức lịch sử địa phương ít ỏi, nghèo nàn nên
trong học tập các em chưa nắm một cách có hệ thống, nhiều sự kiện lịch sử
Quảng Bình tiêu biểu các em trả lời sai chiếm tỉ lệ cao. Do đó, hứng thú học tập
lịch sử của các em chưa cao, chất lượng học thấp.
Tình hình thực tế đó đã và đang đặt ra yêu cầu cần phải lựa chọn và cung
cấp hệ thống tài liệu lịch sử địa phương Quảng Bình và các biện pháp khai thác
và sử dụng có hiệu quả, phù hợp trong các bài học lịch sử dân tộc, đồng thời
thực hiện tốt mục tiêu dạy học của bộ môn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tài liệu lịch sử địaphương là những tài
liệu phản ánh đời sống quá khứ của các địa phương trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương rất phong phú và đa dạng. Tri thức lịch
sử địa phương góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống
dân tộc, bổ sung tư liệu lịch sử để dạy lịch sử dân tộc sinh động, hấp dẫn và sâu
sắc hơn. Vì vậy, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam ở trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, tình hình sử
dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc (1945-1954) ở
trường THPT tỉnh Quảng Bình đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cần
được thực hiện.
2.2. Nội dung của đề tài
2.2.1. Quan niệm chung về tài liệu lịch sử địa phương
Trước hết cần hiểu địa phương là một đơn vị hành chính của đất nước
(quốc gia), song cũng có những sắc thái riêng của từng vùng.
Khái niệm địa phương có thể hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành
chính của một quốc gia như các xã, huyện, tỉnh, thành phố... Nói một cách khái
quát, địa phương là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có

ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính để phân biệt với các vùng đất khác (ví
dụ: Việt Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... đều thuộc phạm vi địa

8


phương). Từ đây ta có thể định nghĩa được lịch sử địa phương là lịch sử một đơn
vị hành chính: xã, huyện, tỉnh, khu vực. Lịch sử địa phương là những gì diễn ra
trong quá khứ của một địa phương như quá trình hình thành, sử địa phương còn
bao hàm lịch sử các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các cơ quan, xí nghiệp. Tuy
nhiên về mặt chuyên môn, kĩ thuật có thể sắp xếp nó vào dạng lịch sử chuyên
ngành. Khái niệm lịch sử địa phương như vậy rất đa dạng, phong phú cả về nội
dung và thể loại.
Trong phạm vi nhà trường lịch sử địa phương giới thiệu cho học sinh hai
loại kiến thức chủ yếu:
- Lịch sử các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh... và các đơn vị tương
đương). Những đơn vị này được hình thành tương đối ổn định và phát triển với
những hoạt động kiểm tra xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục của mình trong sự
phát triển của đất nước, bên cạnh những điểm chung của truyền thống dân tộc,
truyền thống địa phương có những đặc thù... Lịch sử địa phương giúp học sinh
hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc, nắm được các quy luật trong sự phát triển lịch sử
dân tộc và đặc điểm riêng của từng địa phương.
- Một sự kiện lịch sử địa phương có liên quan mật thiết hoặc trở thành
những biến cố lịch sử dân tộc của cả nước.
Tài liệu lịch sử địa phương là những tài liệu phản ánh đời sống quá khứ của
địa phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương
cũng rất phong phú và đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung.
2.2.2. Các loại tài liệu lịch sử địa phương
Trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương, người ta thường dựa
vào những nguồn tài liệu sau:

- Tài liệu thành văn hay sử liệu viết. Nguồn tài liệu này rất phong phú, đa
dạng, bao gồm các loại địa phương chí, văn bia, thần tích, gia phả, sổ tay, nhật
kí, hồi kí, các loại văn bản của Đảng bộ... Đây là loại tài liệu rất quý đối với
công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, có giá trị đóng góp nhất định vào việc
làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng về lịch sử của từng địa phương. Nguồn tài
liệu này giúp chúng ta nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử cụ thể,phản ánh những nội

9


dung khá đầy đủ, toàn diện trên các mặt kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội,tư
tưởng,tôn giáo, quân sự...ở các địa phương.
- Tài liệu hiện vật hay tài liệu vật chất bao gồm những di vật khảo cổ,
những công trình kiến trúc, nghệ thuật, các di tích lịch sử, cách mạng ở địa
phương. Đây là loại tài liệu có giá trị chân thực, có thể giúp chúng ta hình dung
rõ được lịch sử quá khứ, góp phần xác minh những sự kiện thu nhập từ các
nguồn khác.
- Tài liệu dân tộc học miêu tả một cách sinh động nền văn hóa vật chất, tinh
thần và sinh hoạt xã hội (phong tục, tập quán, quan hệ xã hội, ăn ở...). Loại tài
liệu này bổ sung cho các tài liệu thành văn, khảo cổ học, tạo cơ sở cho việc suy
luận, khái quát hóa, lý giải được nhiều hoàn cảnh lịch sử của các vùng miền.
- Tài liệu ngôn ngữ học. Loại tài liệu phổ biến nhất là phương ngôn và địa
danh. Đây là một trong những nguồn tư liệu không thể thiếu được đối với việc
nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói riêng.
- Tài liệu truyền miệng - một nguồn tư liệu vô cùng phong phú, như các
truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, hò vè, truyện kể của các cụ già, của các cán bộ
lão thành cách mạng. Loại tài liệu này có tác dụng lớn trong việc nghiên cứu,
biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương.
Do giới hạn của đề tài, tôi chủ yếu sưu tầm, khai thác và sử dụng các loại
tài liệu sau:

+ Văn bản của Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể địa phương.
+ Lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện, xã, ngành.
+ Các công trình sử học có liên quan đến địa phương.
+ Hồi kí của các cán bộ lão thành cách mạng trong tỉnh.
+ Các bài báo địa phương.
+ Các tài liệu lưu trữ tại bảo tàng và trung tâm văn hóa thông tin tỉnh.
+ Các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
2.2.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử ở trường THPT

10


Lịch sử mang tính quá khứ và không lặp lại, vì vậy khi nghiên cứu, giảng
dạy và học lịch sử bao giờ cũng bắt đầu trước hết từ việc nghiên cứu các sự kiện,
tư liệu. Những sự kiện lịch sử lại mang đặc điểm là không lặp lại và nhà nghiên
cứu lịch sử không thể dùng phương pháp thực nghiệm hay thí nghiệm để buộc các
sự kiện lặp lại như nó đã diễn ra trong quá khứ để nghiên cứu. Sự kiện lịch sử
được ghi lại, dưới dạng này hay dạng khác, trong đó có các tài liệu lịch sử. Do đó,
trong nghiên cứu và dạy học lịch sử cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau
nhưng “phải chọn những tài liệu, sự kiện cần cho việc phân tích, khái quát. Đó là
những tài liệu sự kiện tương đối đầy đủ, chính xác và cùng một loại.”
Cùng với các tài liệu khác, tài liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt trong việc nhận thức lịch sử dân tộc. Bởi lịch sử địa phương là
biểu hiện cụ thể, sinh động của lịch sử dân tộc, là hình ảnh thu nhỏ, là sự minh
họa cho lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc nào cũng diễn ra ở
một địa phương với một thời gian và không gian nhất định. Trong đó có những
sự kiện hiện tượng càng lùi xa vào quá khứ, càng bị phủ lấp bởi lớp bụi thời gian
thì việc nhận thức nó càng khó khăn. Muốn khôi phục lại bức tranh lịch sử một
cách chính xác và khách quan đòi hỏi phải có nguồn tài liệu phong phú, trong đó

có tài liệu lịch sử địa phương.
Lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển rất quan
trọng trong chương trình ở trường phổ thông. Nghiên cứu, học tập lịch sử địa
phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện gắn liền nhà trường với đời
sống xã hội. Tài liệu lịch sử địa phương cụ thể hóa những kiến thức chung về
lịch sử dân tộc, làm cho học sinh lĩnh hội được dễ dàng những khái niệm phức
tạp, những kết luận, những khái quát khoa học... Do đó, nó có tác dụng nâng cao
chất lượng kiến thức lịch sử.
Những kiến thức lịch sử địa phương cũng cung cấp cho học sinh những sự
hiểu biết về hoàn cảnh tự nhiên, khả năng kinh tế và truyền thống đấu tranh anh
dũng, lao động cần cù của nhân dân địa phương, những đóng góp của quê hương
mình với lịch sử dân tộc. Từ những hiểu biết đó các em càng thấy yêu quý và có
trách nhiệm đối với quê hương mình.

11


Giảng dạy lịch sử góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị,
ý thức lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Nó có vị trí quan trọng trong
việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, bởi vì nguồn gốc của lòng yêu Tổ
quốc bắt đầu từ thuở ấu thơ, từ lòng yêu quê hương của các em. “Nhà giáo dục
học Nga nổi tiếng Usinxki đã rất có lý khi nói đến sự cần thiết tuyệt đối phải
đưa việc giảng dạy lịch sử vào trường phổ thông.” [13, tr. 237]
Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới
để phát triển đất nước, dạy một bài lịch sử địa phương góp phần vào việc bồi
dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương. Một bài học phải làm
cho “Giáo dục phổ thông gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở
địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đẫm hơn
cuộc đời thực, học sinh ngay từ lúc đi học đã sống thực với xã hội xung quanh.”
[13, tr. 237]

Việc giảng dạy lịch sử địa phương gắn liền với giảng dạy lịch sử dân tộc
trong từng thời kì lịch sử góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho từng
học sinh. Tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu và giải thích được
những nét riêng biệt, đặc thù trong các hiện tượng lịch sử, sẽ phát huy được tư
duy lịch sử của học sinh. Bằng sự đa dạng phong phú của các sự kiện lịch sử địa
phương, học sinh sẽ rút ra được quy luật, mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và
lịch sử địa phương, tính đặc thù trong sự phát triển của lịch sử... Từ đó hình
thành tư duy logic, phương pháp biện chứng của các em.
Việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương có tác dụng tích cực trong
việc rèn luyện khả năng thực hành cho học sinh.
Quan niệm một cách toàn diện ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục của việc
dạy học lịch sử địa phương như trên, chúng ta sẽ tránh được những thiếu sót
trong nhận thức, tư tưởng, sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc dạy tốt hơn
những tiết học lịch sử địa phương và sử dụng tài liệu để dạy học lịch sử dân
tộc ở trường THPT.
2.2.4. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử Việt Nam (1945-1954) ở trường THPT tỉnh Quảng Bình (Bài nội khóa)

12


Để dạy học lịch sử ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo
viên phải nắm vững và sử dụng linh hoạt hệ thống các phương pháp sư phạm. Trong
đó, các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương đóng vai trò quan trọng.
Do khuôn khổ của đề tài nên ở đây chỉ tập trung đề xuất một số biện pháp
sư phạm chủ yếu để sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giờ học nội khóa.
Bài học nội khóa nằm trong khuôn khổ nội dung chương trình sách giáo
khoa do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Vì vậy, sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương nói chung và tài liệu lịch sử địa phương Quảng Bình nói riêng trong bài
học lịch sử nội khóa, giáo viên cần chú ý:

- Xác định mục đích, yêu cầu của bài học.
- Xác định kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó cần giới thiệu và hướng dẫn cho
học sinh đọc tham khảo thêm ở các nguồn tài liệu khác, tạo điều kiện cho các
em làm quen với công tác tự học và rèn luyện các thao tác bộ môn.
Trên cơ sở đó, giáo viên chọn tài liệu một cách cụ thể, ngắn gọn, súc tích,
có liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử dân tộc cần giảng và lựa chọn biện
pháp sử dụng để đạt hiệu quả dạy học cao nhất.
2.2.4.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để cụ thể hóa một sự kiện,
một thuật ngữ hoặc một khái niệm lịch sử
Bản thân lịch sử vô cùng phong phú và phức tạp, bên trong các sự kiện lịch
sử còn ẩn chứa nhiều điều mà nhìn bề ngoài khó có thể giải thích thấu đáo.
Chúng ta đều biết nhận thức lịch sử phải bắt đầu từ sự kiện, hiện tượng, đi đến
bản chất, quy luật. Các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, thuật ngữ lịch sử phải
được giải thích trên cơ sở những cứ liệu đảm bảo về giá trị khoa học. Có nhiều
cách để tiếp cận lịch sử, trong đó tài liệu lịch sử địa phương là một con đường
để đi đến nhận thức lịch sử. Nó giúp cho học sinh có thể hiểu rõ vấn đề một cách
nhanh và cụ thể.
Ví dụ: khi dạy bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946”, mục II “Bước đầu xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính”, giáo viên cần

13


giải thích cho học sinh hiểu nội dung, mục đích, tính chất của “Tuần lễ vàng”,
“Ngày đồng tâm”, “Bình dân học vụ”.
- Trước hết, để giải thích cho học sinh về “Tuần lễ vàng”, giáo viên cần giải
thích khái quát để học sinh hiểu đó là: tuần lễ được tiến hành trong cả nước từ
17-9 đến 24-9-1945 nhằm động viên nhân dân quyên góp vàng ủng hộ chính
quyền cách mạng. Sau đó, để giải thích, minh họa cho học sinh, giáo viên có thể
sử dụng đoạn tài liệu sau để nói về phong trào này:

“Sau ngày tổng khởi nghĩa, hưởng ứng sắc lệnh của Chính phủ và lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”, cả tỉnh
đã dấy lên phong trào thi đua đóng góp tiền, vàng, bạc... ủng hộ cho Chính phủ.
Phong trào đã diễn ra rộng khắp, liên tục, sôi nổi và thu hút mọi tầng lớp nhân
dân tham gia. Với ý thức góp phần nuôi dưỡng lực lượng vũ trang, mua sắm vũ
khí, gây Quỹ độc lập, bằng nhiều hình thức linh hoạt nhân dân trong tỉnh đã
quyên góp chăn, màn, áo quần, giày, mũ, diễn kịch, đấu giá chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Hội viên Mặt trận Việt Minh làng Cao Lao Hạ (Bố Trạch) tổ chức
đấu giá ảnh Cụ Hồ thu được 1.000 đồng giúp vào quỹ kháng chiến. Học sinh lớp
huấn luyện cán bộ tuyên truyền của tỉnh, tổ chức đêm diễn kịch “khởi nghĩa
Thái Nguyên”, thu được 846 đồng ủng hộ Quỹ độc lập. Huyện Quảng Trạch đã
quyên góp cho “Quỹ đảm phụ quốc phòng” được 76.475 đồng Đông Dương.”
[14, tr. 47-48].
“Phong trào này đã trở thành ngày hội của quần chúng, lôi kéo không
những các nhà khá giả mà ngay cả những người bình thường cũng không tiếc
của đối với Tổ quốc. Nhiều gia đình mang cả những kỉ vật thiêng liêng thờ cúng
như tam sự, ngũ sự hoặc mâm thau, nồi đồng ra ủng hộ cách mạng. Nhiều phụ
nữ tháo cả nhẫn cưới, hoa tai, dây chuyền ra ủng hộ Chính phủ. Cảm động nhất
là những người nghèo khổ không có tài sản để ủng hộ thì đi thu lượm từng mẫu
đồng, dành dụm từng đồng xu nhỏ gửi vào Quỹ độc lập
Theo thống kê chưa đầy đủ, đợt đầu Tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, nhân dân
Quảng Bình đã đóng góp được 395 đồng bạc thật (loại 27 gram), 29 hào (loại 5
gram), 1.522 hào (loại 2 giác), 3.291 hào (loại 1 giác), 505 đồng loại5 xu, 1.300

14


đồng loại 1 xu, 2000 đồng loại nửa xu, 11 nén bạc. 33kg đồ nữ trang bằng bạc,
6kg đồ trang sức bằng đồng. Tất cả đóng thành 4 thùng gửi Nha Tài chính trung
ương” [1, tr.146].

Hoặc khi đưa ra thuật ngữ “Ngày đồng tâm”, giáo viên có thể minh họa giải
thích qua tài liệu:
“Đi đôi với phong trào tăng gia sản xuất, Đảng và chính phủ kêu gọi toàn
dân nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua nạn đói.
Trong thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị
với đồng bào cả nước và Người tự nêu gương trước “Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, một tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Bình thành lập ủy ban cứu tế xã hội. Nhân dân trong tỉnh có nhiều sáng
kiến trong việc tương trợ cứu đói. Tổ chức hũ gạo cứu đói đi lạc quyên giúp đỡ
nhân dân và lực lượng vũ trang” [14, tr. 47].
- Khi đề cập đến thuật ngữ “Bình dân học vụ” có thể sử dụng tài liệu sau để
giải thích thêm cho học sinh rõ:
“Ở Quảng Bình, tỉnh lập Ty Bình dân học vụ. Phong trào bình dân học vụ
được phát động sôi nổi khắp nơi, thu hút các tầng lớp nhân dân già, trẻ, gái, trai
tham gia học tập. Các khẩu hiệu “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc
dốt”, “Thêm một người học là thêm một viên đạn bắn vào đầu quân thù”... được
chưng khắp đường thôn, ngõ chợ, đình làng. Cùng với việc thành lập Ty Bình
dân học vụ tỉnh đã kịp thời chỉnh đốn Ty tiểu học và thành lập trường trung học
Phan Bội Châu. Các lớp huấn luyện sư phạm cấp tốc được mở tại Đồng Hới, Ba
Đồn và nhiều huyện lỵ trong tỉnh, đáp ứng kịp thời việc dạy và học. Nhờ vây,
chỉ sau một năm giành chính quyền, toàn tỉnh đã có 38 trường với gần 1000 học
sinh (không kể số bình dân học vụ). Tiếng Việt đã trở thành môn học chính trong
nhà trường. Công văn, khế ước đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Thắng lợi của
phong trào xóa nạn mù chữ không những có ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa mà
còn có ý nghĩa về mặt chính trị” [14, tr. 48-49].

15



“Phong trào bình dân học vụ dấy lên sôi nổi khắp bản làng thôn xóm, phấn
không có để viết thì dùng đất sét trắng, giấy không có thì dùng mo cau thay thế,
từ cụ bảy tám mươi tuổi đến các em bé không đủ điều kiện đi học phổ thông đều
nô nức theo các lớp bình dân học vụ ban trưa, buổi tối. Nhà dân, đình làng, sân
chùa, đâu đâu cũng trở thành lớp học. Thơ, ca, hò, vè lại rầm rộ nổi lên làm
phương tiện động viên cổ vũ cho phong trào. Chỉ một thời gian ngắn, nhân dân
đã biết viết, biết đọc chữ quốc ngữ” [1, tr. 145].
Như vậy, qua các tài liệu trên, học sinh chắc chắn sẽ hiểu thế nào là “Tuần lễ
vàng”, “Tuần lễ đồng”, “Ngày đồng tâm”, “Bình dân học vụ”... Thực chất đó là
bầu nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của nhân dân cả nước đối với nền độc lập,
tự do vừa mới giành được. Đối với học sinh, những thuật ngữ trên đã trở thành
những đồng tiền, hũ gạo... và trở nên rất gần gũi, quen thuộc với các em.
2.2.4.2. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để làm bài tập, trả lời câu
hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh
Bài tập và câu hỏi lịch sử không chỉ đơn thuần là việc trình bày lại một số
sự kiện, hiện tượng hoặc một quá trình lịch sử. Khi làm bài tập hoặc trả lời câu
hỏi cần có những dẫn chứng xác thức. Vì vậy, người làm bài phải biết sử dụng
nhiều nguồn tài liệu khác nhau để chứng minh cho vấn đề của mình. Trong đó,
tài liệu lịch sử địa phương là một dẫn chứng quan trọng để chứng minh các vấn
đề mình nêu ra được rõ ràng, phong phú, đa dạng và lôi cuốn được người nghe.
Ví dụ: khi dạy bài 20, mục II “Cuộc tấn công chiến lược Đông - Xuân
1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”, giáo viên có thể đặt câu hỏi
“Quân và dân Quảng Bình đã góp phần như thế nào trong chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ?”
Trong quá trình dạy học, giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn tài liệu sau,
giúp học sinh trả lời câu hỏi trên:
“ Đông - xuân 1953-1954, Trung ương Đảng, Bộ tổng tư lệnh giao cho liên
khu IV cùng quân và dân nước bạn mở chiến dịch Trung Lào. Chiến dịch này
nhằm phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ, chia cắt, thu hút giam chân một lực
lượng lớn quân cơ động Pháp ở Trung Lào, cùng bạn giải phóng miền Trung


16


Lào. Liên khu ủy, phân khu Bình - Trị - Thiên, tỉnh ủy Quảng Bình giao cho 3
huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa tổ chức lực lượng phục vụ chiến
dịch. Ngoài lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tham gia chiến dịch,
tỉnh Quảng Bình còn huy động 4.000 dân công phục vụ chiến dịch trong 2
tháng. Trong đó, huyện Tuyên Hóa đã có 2.000 dân công cùng 2.000 dân công
Hà Tĩnh làm đường ô tô lên đèo Mụ Gia vượt qua Ba Na Phào vào Khe Vắc,
Tha Khon Khen, Bu - lu - pha vào đường 9 vận tải vũ khí, lương thực hành quân
theo bộ đội đánh truy kích địch.
Huyện Bố Trạch và Quảng Trạch với 2.000 dân công vận tải vũ khí lương
thực, cáng thương binh theo tuyến đường Phong Nha, Cà Roong, Nậm Chà Là.
Tính chung ngoài việc làm đường của dân công tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đã
vận chuyển phục vụ chiến dịch trên 5.000 tấn vũ khí và lương thực thực phẩm.
Bộ đội ta phối hợp với các lực lượng bạn giải phóng thị xã Thà Khẹt và
truy kích địch phía Đông Sa - va - na - khẹt và Đông Bắc Campuchia.
Sau khi chiến dịch thắng lợi, Liên khủ ủy IVquyết định chuyển gấp 120 tấn
muối và một số dụng cụ sản xuất cho đồng bào Trung Lào. Lực lượng dân công
vận tải, chủ yếu là Bố Trạch và Quảng Trạch theo đường Phong Nha - Cà Roòng
-Nậm Chà Là trong 20 ngày đã vận chuyển hết số hàng. Đồng bào biên giới Lào
vô cùng xúc động nói lên lòng biết ơn Đảng ta và ca ngợi sư quan tâm giúp đỡ
thiết thực, tận tình của nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Phối hợp với chiến trường chính của cả nước và chiến dịch Trung Lào,tiểu
đoàn 229 đã cùng bộ đội địa phương đồng loạt đánh mạnh diệt địch ơ Sen Hạ,
Chợ Nọ, Hồ Tây, Dốc Miếu, đồn An Lạc...Với những thắng lợi này vùng giải
phóng của Quảng Bình tiếp tục mở rộng”[1,tr.340-341].
Sau khi giải thích đoạn tài liệu trên , giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả
lời các câu hỏi:

1) Vị trí của Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
2) Nhân dân Quảng Bình đã làm gì để góp sức thắng lợi cho cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp?
3) Ý nghĩa về những đóng góp của quân dân Quảng Bình cho cuộc kháng chiến?

17


Bên cạnh đó, có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nội dung:
1) Nêu suy nghĩ của bản thân về quê hương Quảng Bình trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước từ 1946 đến 1954?
2) Sưu tầm các tài liệu viết về lịch sử Quảng Bình trong giai đoạn này?
2.2.4.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tổ chức cho học sinh thảo
luận
Tổ chức cho học sinh thảo luận trong giờ học là một trong những biện pháp
dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm tích cực hóa quá trình
học tập của học sinh. Bản chất của phương pháp này thể hiện ở việc giáo viên tổ
chức, điều khiển cho học sinh thảo luận. Cách tổ chức dạy học đòi hỏi học sinh
phải có sự nỗ lực lớn, cố gắng suy nghĩ để nêu ra ý kiến của mình trên cơ sở tài
liệu đã được trình bày. Điều đó có tác dụng trong việc phát triển tư duy học sinh
và rèn luyện khả năng ngôn ngữ (nói và viết). Đồng thời trong trường hợp cần
thiết các em sẽ trao đổi và tranh luận với nhau về những ý kiến khác nhau. Từ đó
mà các em biết tự bảo vệ ý kiến của mình, không lệ thuộc vào người khác, góp
phần hình thành cho các em sự tự tin cần thiết. Mặt khác, tổ chức thảo luận trên
lớp mang ý nghĩa thúc đẩy sự quan tâm lẫn nhau trong học tập, tạo động cơ và
kích thích thái độ học tập của mỗi cá nhân và tập thể, giúp học sinh hiểu biết và
tự đánh giá bản thân.
Trong dạy học lịch sử, có nhiều cách tổ chức cho học sinh thảo luận, dưới
các hình thức sau:
Thứ nhất, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh đoạn tài liệu lịch sử địa

phương, dựa vào đó mà yêu cầu từng em hoặc các thành viên trong nhóm thảo
luận với nhau, để đi đến thống nhất ý kiến, ghi vào giấy nộp cho giáo viên và
trình bày trước lớp suy nghĩ của mình.
Chẳng hạn, khi giảng về nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giáo viên có thể cung cấp cho các nhóm
học sinh về các hình thái chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình, về sự chỉ đạo của
Đảng, Chính phủ và Tỉnh ủy đối với cuộc chiến tranh, về các chiến thắng chiến
lược của quân dân Quảng Bình, về “cao trào Quảng Bình quật khởi”... Trên cơ

18


sở ấy, học sinh suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến.
Thứ hai, để chuẩn bị cho học sinh thảo luận khi dạy học bài mới, khi ra bài
tập về nhà, giáo viên có thể yêu cầu học sinh: giáo viên đưa ra chủ đề cần tìm
hiểu và giới thiệu một số nguồn tài liệu liên quan trực tiếp, yêu cầu học sinh về
nhà tìm đọc tài liệu và trình bày tóm tắt theo chủ đề. Sau khi hoàn thành các
công việc chuẩn bị, giáo viên yêu cầu đại diện nhóm hoặc từng cá nhân trình bày
trước lớp. Các nhóm khác góp ý kiền thêm. Trên cơ sở ấy, giáo viên tổng kết
thành kết luận thống nhất.
Ví dụ: giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu về: sáng kiến xây dựng
làng chiến đấu ở Quảng Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp? Giáo
viên có thể gợi ý cho học sinh theo dàn ý sau:
- Giới thiệu khái quát về địa điểm được chọn để xây dựng làng chiến đấu?
- Miêu tả cấu trúc làng chiến đấu?
- Vị trí và ý nghĩa tầm quan trọng của làng trong cuộc chiến đấu của nhân
dân trong tỉnh nói riêng và cuộc kháng chiến toàn quốc nói chung?
Thứ ba, dựa vào kiến trúc cơ bản trong SGK có liên quan đến lịch sử địa
phương, yêu cầu học sinh tìm kiếm tài liệu lịch sử địa phương để minh họa, làm

rõ hơn, cụ thể hơn lịch sử dân tộc.
2.2.4.4. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong việc liên hệ với thực tiễn là biện
pháp quan trọng để gắn liền việc học đi đôi với hành, gắn dạy học lịch sử với
thực tiễn đời sống xã hội. Thực hiện hiệu quả biện pháp này có tác dụng rất lớn
trong việc phát triển nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và rèn luyện năng
lực hành động, duy tư sáng tạo cho học sinh.
Ví dụ: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để đối chiếu quá khứ với hiện tại
để hiểu rõ các sự kiện trong giai đoạn hiện tại.Tài liệu lịch sử Quảng Bình phản
ánh không khí chống giặc dốt sôi nổi ở các địa phương sau khi cách mạng thành
công, đó là nỗ lực của Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch và nhận thức của người
dân trong việc tham gia học tập để bài trừ nạn dốt. Bài học đó vẫn còn có ý

19


nghĩa đối với hiện tại, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay, nếu không nâng
cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ lao động thì dễ đối mặt với nguy cơ tụt hậu,
chậm phát triển, không đủ sức cạnh tranh với thế giới bên ngoài.
2.2.4.5. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tổ chức trò chơi lịch sử
Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, việc thiết kế và tổ chức các trò chơi
lịch sử có một vai trò quan trọng.Trò chơi lịch sử là phương tiện quan trọng
giúp học sinh phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực học tập bộ
môn. Nó không những giúp học sinh có thể nhớ niên đại, tên người, tên địa
điểm...củng cố những biểu tượng liên hệ với nhau về thời gian, nắm vững hơn
tài liệu, biểu đồ và minh họa trong SGK, mà còn có thể giúp các em hiểu sâu
hơn, rộng hơn những vấn đề học tập. Nó còn là phương tiện giúp học sinh phát
triển năng lực tư duy.
Tùy vào mục đích và đối tượng học sinh mà giáo viên thiết kế các trò chơi
với nhiều hình thức trò chơi phong phú, đa dạng và thậm chí có một số trò chơi

có cả những tình thế gay go, căng thẳng. Ví dụ, trong một buổi hoạt động ngoại
khóa lịch sử, giáo viên có thể xây dựng nhiều hình thức trò chơi như: cải trang,
đóng vai nhân vật lịch sử, nói theo chủ đề lịch sử, giải mật mã, giải ô chữ, đoán
tên người và sự kiện lịch sử...
Trong hoạt động ngoại khóa lịch sử nói riêng, dạy học lịch sử nói chung,
giáo viên có thể sử dụng các trò chơi lịch sử, để tạo hứng thú học tập cho học
sinh như trò chơi “Các văn bản sai sót”:
- Chuẩn bị: giáo viên sử dụng những câu nói nổi tiếng và những đoạn trích
tài liệu quan trọng trong SGK để tạo ra “các văn bản sai sót”. Sao in các “văn
bản sai sót” này thành một số bản bằng số học sinh và cho vào những phong bì
giống nhau.
- Cách tiến hành: giáo viên nêu thể lệ của trò chơi, cùng một lúc trao phong
bì cho tất cả các học sinh tham dự. Sau thời gian quy đinh, giáo viên nhận lại
phong bì từ phía học sinh và xác định xem ai trả lời tốt nhất và tính điểm - giáo
viên có thể lấy làm điểm kiểm tra miệng hoặc cộng điểm thưởng.

20


- Ý nghĩa: đây là trò chơi có thể tạo hứng thú cho học sinh bởi vì để giải quyết
yêu cầu của học sinh này đòi hỏi các em phải hiểu và nắm được các văn bản quan
trọng một cách cụ thể, phải đối chiếu, suy nghĩ chứ không đơn thuần là nhớ lại.
Ví dụ: sau khi dạy xong bài 18 (SGK Lịch sử 12 - Chương trình chuẩn), mục
I: “Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ”, giáo viên có thể tạo
ra các văn bản sai sót để kiểm tra: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn độc
lập, chúng ta đã nhượng bộ. Nhưng chúng ta càng nhượng bộ thực dân Pháp càng
lấn tới, vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa...”, học sinh phải thay cụm
từ in nghiêng trong đoạn văn trên bằng các cụm từ chính xác nhất.
Tóm lại, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học lịch sử nói chung,
trong tổ chức hoạt động ngoại khóa nói riêng là cần thiết và có thể thực hiện,

góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử.
Như vậy, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1945-1954 ở trường THPT tỉnh Quảng Bình cần phải tuân thủ nghiêm
túc những yêu cầu chung, đồng thời phải thực hiện các biện pháp dạy học một
cách linh hoạt, có hiệu quả.
2.2.5 Giới thiệu giáo án sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Quảng Bình
trong dạy học lịch sử Việt Nam 1945-1954.

CHƯƠNG III - VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Bài 17 - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
TỪ NGÀY 2 - 9 - 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 - 12 - 1946 (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền
cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây dựng chính quyền non trẻ,
diệt giặc đói, giặc dốt, tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại).
2. Kĩ năng

21


Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện, nhân vật
lịch sử liên,… quan đến tình hình Việt Nam ở năm đầu sau Cách mạng tháng Tám
1945 (Ví dụ: Vì sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay khi mới ra đời đã ở
vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?).
3. Thái độ, tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và

tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Thực hành bộ môn: khai thác và sử dụng kênh hình, tư liệu có liên quan đến bài học
- Năng lực tổng hợp, so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tài liệu có liên quan đến giai đoạn 1945 - 1946: các đoạn phim tư liệu nói
về nhân dân ta đi bầu cử ngày 6/1/1946, giải quyết nạn đói, nạn dốt, hình ảnh Quốc hội
khóa I họp phiên đầu tiên ở Hà Nội,…
III. Tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ý nghĩa của bản
Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).
- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945.
Nguyên nhân quyết định đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?
3. Tạo tình huống học tập
Sử dụng các đoạn phim tư liệu nói về nhân dân ta đi bầu cử ngày 6/1/1946, giải
quyết nạn đói, nạn dốt, hình ảnh Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên ở Hà Nội,…
4. Hình thành kiến thức mới
Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy - học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng I. Tình hình nước ta sau Cách
Tám năm 1945
mạng tháng Tám năm 1945
Hoạt động 1: (Cả lớp, cá nhân) Hiểu được
tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau
CMT8/ 1945 ở trong tình thế “ngàn cân treo

sợi tóc”.

22


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy - học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)

GV nêu câu hỏi:
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành
công, nước ta có những thuận lợi cơ bản nào?
Theo em, thuận lợi nào là cơ bản nhất?
HS: Tìm hiểu SGK và trả lời
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý (có
3 thuận lợi cơ bản). Ở đây, GV cần nhấn mạnh
đến yếu tố có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng suốt lãnh đạo nên nhân dân ta
rất tin tưởng. Chính nhờ vào sự lãnh đạo tài
tình của Đảng, phong trào đánh Pháp, Nhật đã
giành thắng lợi, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách
đô hộ của chủ nghĩa thực dân, phát xít.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
GV trình bày nêu vấn đề: Bên cạnh những
thuận lợi cơ bản nêu trên, tình hình nước ta
những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám
cũng gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều người đã
nhận định: Cách mạng Việt Nam bấy giờ ở

trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, giống
như Lênin từng nhận định về nước Nga sau
Cách mạng tháng Mười năm 1917: Giành
chính quyền đã khó, nhưng giữ vững được
chính quyền còn khó khăn bội phần. Vì sao
vậy? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
gặp phải những khó khăn gì sau Cách mạng
tháng Tám 1945? Những khó khăn của nước
ta có gì giống và khác so với nước Nga Xô Viết
sau Cách mạng tháng Mười năm 1917?
HS: Nghiên cứu SGK, kết hợp tái hiện lại
những kiến thức đã học ở lớp 11 để so sánh,
trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và phân tích
để hướng dẫn HS hình dung về những mối đe
dọa của giặc ngoại xâm từ vĩ tuyến 16 đổ ra
Bắc (quân Trung Hoa Dân quốc và bọn Việt
Quốc, Việt Cách) và từ vĩ tuyến 16 đổ vào

23

* Thuận lợi:
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế
giới đang hình thành,...
- Nhân dân ta được làm chủ nên rất
phấn khởi, gắn bó với chế độ.
- Cách mạng có Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây
là thuận lợi cơ bản nhất.
* Khó khăn: Nước ta phải đối phó

với 3 mối đe dọa lớn:
- Giặc ngoại xâm và bọn nội phản:
Phía Bắc có quân Trung Hoa Dân
quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt
Cách muốn cướp chính quyền cách
mạng. Phía Nam có quân Pháp được
đế quốc Anh giúp sức đã trở lại xâm
lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân
Nhật, bọn Tờrốtkít,…  cùng một lúc
nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù
nguy hiểm. Nguy cơ của giặc ngoại
xâm
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: lạc hậu, kĩ thuật canh
tác thô sơ, thêm vào đó hạn hán, lũ
lụt, mất mùa.
+ Công nghiệp: SXCN đình đốn,
hàng hóa khan hiếm, một cơ sở công
nghiệp vẫn nằm trong tay TS Pháp.
+ Tài chính: ngân sách nhà nước chỉ
còn 1,2 triệu đồng.
Nguy cơ giặc đói đang đe dọa.
- VH - GD:


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy - học của thầy, trò
Nam (6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, đế quốc
Anh mở đường cho quân Pháp quay trở lại

xâm lược nước ta,… Từ các dẫn chứng và
phân tích cụ thể ở trên, GV đi đến kết luận và
chốt ý.

(Kiến thức cần đạt)
+ Do chính sách ngu dân của TDP đã
gây ra hậu quả: 90 % mù chữ.
+ Tàn dư VH lạc hậu.
Nguy cơ của giặc dốt
 Những mối đe dọa trên đẩy nước ta

HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính

vào tình thế “ngàn cân theo sợi tóc”.
Cũng như nhiều địa phương trên cả

Giáo viên có thể liên hệ với lịch sử Quảng nước, sau cách mạng tháng Tám,
Bình: Sau cách mạng tháng Tám, Quảng Bình Quảng Bình có những thuận lợi và
có những thuận lợi và khó khăn gì?
khó khăn:
* Thuận lợi:
- Nhân dân phấn khởi, tin yêu, gắn bó
với chế độ.
- Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Khó khăn:
- Cùng một lúc phải đương đầu với
nhiều kẻ thù.
- Nạn đói mùa thu năm 1945 vẫn còn
di hại.

- kinh tế tài chính kiệt quệ. Kho bạc
của chính quyền cũ và nông khố ngân
hàng còn không quá 2.500 đồng
Đông Dương.
II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách II. Bước đầu xây dựng chính quyền
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn
khăn về tài chính.
dốt và khó khăn về tài chính.
Hoạt động 2: (Nhóm)Trình bày được biện 1. Xây dựng chính quyền cách
pháp và kết quả bảo vệ thành quả cách mạng mạng
tháng Tám
- Ngày 6/1/1946, tổ chức Tổng tuyển
cử trong cả nước bầu ra Quốc hội
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
khóa đầu tiên.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kì
Nhóm 1: Trình bày kết quả đạt được trong đầu tiên, bầu ra Chính phủ cách
những năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu

24


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy - học của thầy, trò
mạng.

Nhóm 2: Trình bày được biện pháp và kết quả
đạt được trong việc giải quyết nạn đói.


Giáo viên có thể liên hệ với lịch sử Quảng
Bình.
Để giải quyết nạn đói, Quảng Bình đã có
những biện pháp gì? Kết quả?

Nhóm 3: Trình bày được biện pháp và kết quả
đạt được trong việc giải quyết nạn dốt.(M1)

25

(Kiến thức cần đạt)
- Ngày 9/11/1946, Quốc hội họp kì
thứ hai, thông qua Hiến pháp của
nước VNDCCH
- Gấp rút xây dựng các lực lượng vũ
trang, gồm các lực lượng giải phóng
quân và dân quân tự vệ.
2. Giải quyết nạn đói
- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi cả
nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ
gạo cứu đói” cho dân,…
- Biện pháp lâu dài: Kêu gọi nhân
dân “tăng gia sản xuất”, bãi bỏ các
loại thuế vô lí và giảm tô thuế cho
nông dân,…
- Kết quả: Nạn đói được đẩy lùi, nhân
dân phấn khởi và tin vào chính quyền
cách mạng.
Biện pháp:
+ Nhân dân Quảng Bình hăng hái

tăng gia sản xuất, cày cấy kịp thời vụ,
khôi phục ruộng hoang...
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
thành lập ủy ban cứu tế xã hội
Kết quả:
+ nhiều ruộng đất bỏ hoang được
khôi phục.
+ Nông dân được mùa, đời sống vật
chất được cải thiện.
3. Giải quyết nạn dốt
- Biện pháp trước mắt: Tổ chức các
lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù
chữ cho nhân dân.
- Biện pháp lâu dài: Khai giảng hệ
thống trường học từ phổ thông đến
đại học, áp dụng nội dung và phương
pháp giáo dục mới.
- Kết quả: Đã xóa nạn mù chữ cho


×