Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN khai thác kênh hình hiệu quả tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản “chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................

Trang 2

1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp......................................
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp..................................
2. PHẦN NỘI DUNG......................................................................
2.1. Thực trạng “dạy” và “học” Ngữ văn ở trường THPT Ngô
Quyền ...............................................................................................
2.1.1. Thuận lợi..................................................................................
2.1.2. Khó khăn………….………………………………………....
2.1.3. Nguyên nhân………….……………………………..............
2.2. Giải pháp....................................................................................
2. 3. Định hướng "Khai thác kênh hình hiệu quả tạo sự hứng
thú học tập cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu" ở trường THPT Ngô
Quyền.................................................................................
………....
2.3.1 Kênh hình………………………………………………… . ..
2.3.2. Việc khai thác kênh hình ở trường THPT………….
…….....
2.3.3. Tiến hành “Khai thác kênh hình hiệu quả tạo sự hứng thú
học tập cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Chiếc thuyền
ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu" ở trường THPT Ngô
Quyền................................................................................................
.
2. 3.4. Giáo án minh họa "Khai thác kênh hình hiệu quả tạo sự
hứng thú học tập cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu" ở trường
THPT


Ngô
Quyền..............................................................................
3. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp........
3.2. Kiến nghị, đề xuất......................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................
Nhận xét của HĐKH trường THPT
1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 8
Trang 8

Trang 9
Trang 10
Trang 12

Trang 18

Trang 24
Trang 24
Trang 25
Trang 27
Trang 28


1.1. Lý do chọn đề tài
Nhà văn Nga M. Gorky có câu “Văn học là nhân học”. Vâng! Đúng vậy.
Văn học vừa đem đến cho chúng ta một thế giới diệu kì, vừa giáo dục con người
chúng ta nhân cách sống, vừa là chân dung cuộc sống của chính nó. Chính vì
thế học văn chính là học cách sống, cách làm người sao cho phải, cho phù hợp
với đạo lý, truyền thống văn hoá của dân tộc, của thời đại.
1


Văn học giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, đưa đến những suy tưởng
sâu lắng trong tâm hồn để cuộc sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Sự nhận thức và
suy tưởng đó phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống và những tri thức, kinh
nghiệm của mỗi cá nhân. Do vậy, dạy Ngữ văn trước hết dạy phải có tâm hồn
đẹp để tiếp nhận và truyền thụ những giá trị tốt đẹp vốn có của văn học cho học
sinh. Người đọc phải thâm nhập vào lớp vỏ ngôn từ của tác phẩm. Một thế giới
nhân vật, thế giới nội tâm, tình cảm dần hiện lên trong nhận thức của người đọc.
Chính vì thế, văn chương đòi hỏi người đọc phải có năng lực nhận thức, năng
lực cảm thụ tác phẩm thông qua các giá trị thẩm mĩ, giao tiếp, giáo dục,... Học
sinh - người đọc trẻ - cần được rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ, nhận
biết, vận dụng vốn kiến thức ấy để phát triển tư duy.
Hiện nay, để nâng chất lượng môn Ngữ văn trong trường phổ thông, các
nhà giáo dục đưa ra các "phương pháp dạy học tích cực". Đó là một thuật ngữ
được dùng để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt
động nhận thức của người học. Giáo viên là "nhạc trưởng" dẫn lái, định hướng,
hỗ trợ, giải đáp và khuyến khích học sinh chiếm lĩnh tri thức cần thiết.
Trong xu thế hiện nay, ứng dụng công nghệ vào dạy học Ngữ văn đã tạo
nhiều hứng thú, những chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học. Kênh

hình được chú ý sử dụng. Tiết học sinh động hơn bởi hiệu ứng cho các con chữ,
xuất hiện các hình ảnh, trình chiếu các đoạn phim. Cũng trong dung lượng thời
gian như thế, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nhiều kiến thức
hơn so với cách học truyền thống, với bảng và phấn. Tuy nhiên, nhiều bài học
giáo viên vẫn còn băn khoăn, trăn trở? Làm sao khi sử dụng kênh hình hiệu quả,
có thể mở rộng kiến thức, sự hiểu biết mà còn phát huy năng lực cảm thụ, cảm
hứng thẩm mĩ mà không đánh mất sự rung cảm vốn có ở học sinh, nhất là các
tiết đọc văn.
“Chiếc thuyền ngoài xa” giúp người đọc hiểu hơn số phận những người dân
làng chài với gánh nặng mưu sinh mà Nguyễn Minh Châu thể hiện với cái nhìn
mới mẻ. Đặc biệt là văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975, đòi hỏi nhiều
công phu từ phía giáo viên từ soạn giảng, vốn sống, nghiệp vụ chuyên môn.
Cũng chính vì lẽ đó, Tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình về việc tạo
hứng thú học tập cho HS trong việc khai thác hiệu quả kênh hình bằng cách
ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
của từng tiết dạy theo phương pháp đổi mới. Với đề tài: “Khai thác kênh hình
hiệu quả tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản
2


“Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu” ở trường THPT Ngô
Quyền.
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
- Điểm mới: Tuy có nhiều bài nghiên cứu về văn bản này như giảng dạy
trong nhà trường của Lê Thị Minh Huyền với Chiếc thuyền ngoài xa – Từ góc
nhìn phân tâm học, hay bài viết TS Chu Văn Sơn: Nguyễn Minh Châu và thi
pháp "gói rào" trong "Chiếc thuyền ngoài xa" ..., song đề tài mà tôi đưa ra
nhằm tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
nâng cao chất lượng trong từng tiết dạy đặc biệt là “Chiếc thuyền ngoài xa ” của
Nguyễn Minh Châu với nhiều hình ảnh đẹp về biển buổi sớm mai và chiếc

thuyền lưới vó, và hình ảnh của bạo lực gia đình..., về tác phẩm nhằm giúp
người học liên tưởng, dễ nhớ khi tìm hiểu văn bản.
- Đề tài này áp dụng cho đối tượng học sinh khối 12, chương trình học kỳ
II, bộ môn Ngữ văn.
- Sáng kiến:
+ Ứng dụng CNTT vào dạy học bằng việc khái thác kênh hình ảnh, kết
hợp với nhiều tư liệu khai thác từ mạng xã hội;
+ Nêu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng hình ảnh vào hỗ trợ bài dạy
nhằm nâng cao chất lượng trong từng tiết dạy;
+ Đổi mới phương pháp dạy học nhằm thu hút đối tượng học sinh đam mê
với bộ môn Ngữ văn tạo tính sinh động trong tiết dạy, tránh nhàm chán.
- Giải pháp:
+ Giáo viên phải nghiên cứu bài dạy, tìm hình ảnh minh họa để ứng dụng
có hiệu quả vào việc thiết kế bài dạy;
+ Nghiên cứu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, truyện ngắn của tác giả thuộc giai đoạn văn học sau 1975;
+ Tìm hiểu đối tượng học sinh để vận dụng đề tài vào thực tế sao cho đạt
hiệu quả cao nhất;
+ Vận dụng hình ảnh, liên tưởng để giải quyết một số vấn đề của tác phẩm
trong các mối tương quan với một số tác phẩm khác cùng thời đại và đời sống xã
hội đặc biệt đối với thế hệ thanh niên với ý thức, trách nhiệm đối với quê
hương, gia đình nhằm giáo dục lòng yêu quê hương, yêu nước.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng “dạy” và “học” Ngữ văn ở trường THPT Ngô Quyền
2.1.1. Thuận lợi
Trường THPT Ngô Quyền tiền thân là Trường THPT Bán công Bố Trạch,
được thành lập từ tháng 5 năm 2000 theo chủ trương xã hội hóa giáo dục. Nằm
trong hệ thống trường Bán công trên địa bàn tỉnh, ngay từ năm học đầu tiên, cơ
3



sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa có, trường phải thuê các lớp học của
trường tiểu học Trung Trạch để giảng dạy và hoạt động. Đó là hình ảnh "Trường
thuê, lớp mướn'' được in dấu bao thế hệ giáo viên và học sinh. Trải qua thời gian
phấn đấu trường cũng vui mừng và đã được đón nhận quyết định đổi tên trường
trong năm học 2010 - 2011 trường đã có quyết định chuyển trường THPT Bán
công Bố Trạch sang thành trường THPT Số 5 Bố Trạch và đến năm 2016 trường
đã có quyết định đổi tên Trường THPT Số 5 thành Trường THPT Ngô Quyền.
Trường THPT Ngô Quyền đã có nhiều đổi thay và thuận lợi ở một số mặt như
sau:
- Nhà trường đã có sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, công Đoàn
và sự đoàn kết giúp đỡ của anh chị em trong tổ chuyên môn.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện và quan tâm đến chất lượng
dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên có điều kiện học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn trong
sự nghiệp trồng người.
- Cơ sở vật chất của lớp học tương đối đầy đủ, bước đầu đã nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu
thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây.
Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet;
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ...; trong quá trình
tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng
máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của
mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy;
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ,
hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
- Bản thân giáo viên được phân công hợp lí, có nhiều thời gian đầu tư cho
việc soạn giảng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Chính vì thế, giáo viên nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng ở
trong nhà trường đã có sự đầu tư hầu hết các tiết dạy bằng giáo án điện tử. Kiến
thức cơ bản về các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 12 đã được giáo
viên truyền đạt khá sinh động và hấp dẫn. Học sinh đã có kiến thức văn học, lí
luận văn học, kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học và hơn nữa đã có quá trình
thực hành làm bài nghị luận văn học trong chương trình học tập Ngữ văn 12.
Học sinh luôn ý thức học tập, tích cực tìm hiểu các hình thức ra đề, có tiếp cận
các đề bài khi khác về văn bản vì thế chất lượng giờ dạy Ngữ văn tăng lên. Bản
thân tôi nhận thấy trong hầu hết các tiết học Ngữ văn đa số học sinh đều có ý
thức phát biểu bài học, xây dựng giờ học trở nên sôi nỗi hơn trước. Đa số học
sinh đều chăm ngoan, chú ý nghe giảng và ghi chép đầy đủ. Luôn có ý thức tự
giác cao say mê trong bộ môn Ngữ văn.
2.1.2. Khó khăn
4


Nhà trường đã trang bị kịp thời sách giáo khoa, sách giáo viên cho giáo
viên dạy Ngữ văn song sách tham khảo về chuyên môn sâu còn thiếu. Cơ sở vật
chất cho việc dạy và học tương đối đầy đủ nhưng chưa có chương trình ngoại
khóa đúng nghĩa của bô môn Văn để học sinh có cơ hội để thực hành như ông
cha ta từng nói “Học đi đôi với hành”. Vì vậy, chất lượng giảng dạy môn Ngữ
văn ở một số lớp chưa cao.
Sách giáo khoa vẫn còn khá nặng về dung lượng kiến thức, nhiều kiến
thức khó, sự phân bố kiến thức ở nhiều bài còn chưa hợp lí.
Tuy là trường Công lập, mặc dù đã làm công tác tuyên truyền, vận động
nhưng nhìn chung đối tượng tuyển sinh vẫn là cuối nguồn so với các trường trên
địa bàn; chất lượng thấp (cả học lực và hạnh kiểm), gây nhiều khó khăn cho hoạt
động nâng cao chất lượng giáo dục.
Một số giáo viên trong tổ Ngữ văn tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nên thiếu
kinh nghiệm trong công tác, trình độ về công nghệ thông tin cần phải học hỏi

nhiều hơn nữa. Một số giáo viên dạy Ngữ văn ý thức tự học để nâng cao năng
lực chuyên môn còn hạn chế.
Một bộ phận học sinh chưa chú ý đến việc học tập, không có ý thức tự
giác học. Trong quá trình học một số học sinh còn thiếu sách giáo khoa, sách
tham khảo. Vì vậy kết quả chưa cao.
Mặt khác qua quá trình dạy học của bản thân, quá trình dự giờ của đồng
nghiệp, Tôi nhận thấy:
- Một số giáo viên chủ yếu vẫn dạy theo phương pháp dạy học truyền
thống: giáo viên lên lớp trong giờ dạy Ngữ văn, đặc biệt là giờ học văn bản,
người dạy chỉ sử dụng các phương pháp diễn giảng truyền thụ toàn bộ kiến thức
một chiều; còn học sinh là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của giáo viên.
Do đó, giờ học trở nên khô khan, trầm, thậm chí dẫn đến căng thẳng, học sinh
vẫn phải tham gia vào bài học nhưng chỉ chiếu lệ. Điều này dẫn đến chất lượng,
hiệu quả giờ học không cao;
- Một số ít giáo viên có vận dụng một số PPDH tích cực trong giờ học kể
cả vận dụng CNTT vào dạy học song chưa hiệu quả, còn hình thức. Chẳng hạn
giáo viên có vận dụng phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi tìm, thuyết trình:
giáo viên có đặt ra yêu cầu học sinh trả lời song chưa tạo được không khí tranh
luận sôi nỗi giữa học sinh với nhau hay giữa giáo viên với học sinh. Hình ảnh
chưa phù hợp với kiến thức bài học. Giờ học càng trở nên mơ hồ, khó hiểu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số giáo
viên nhận thức chưa rõ bản chất của việc dạy học văn. Dạy học văn trong nhà
trường không đơn thuần là giảng văn, phân tích văn học mà đó chính là dạy đọc
văn bản. Đó là quá trình đối thoại giữa học sinh, giáo viên và tác giả đằng sau
văn bản. Như thế người ta gọi là hình thức giao tiếp, đối thoại vượt thời gian,
không gian chứ không phải truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó, một số giáo viên
vẫn còn ngộ nhận về lý thuyết và lúng túng trong biện pháp thực thi việc cải
cách, đổi mới PPDH vấn đáp.
5



Ngoài ra, giáo viên chuẩn bị bài dạy chưa thật kĩ, đặc biệt chưa xây dựng
được hệ thống câu hỏi, lựa chọn phương pháp phù hợp với mỗi bài dạy, chưa
chú ý tới việc chuẩn bị bài học của học sinh, chưa phân loại đối tượng học sinh
trong từng lớp học…Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa ý thức rõ về dạng câu
hỏi, mức độ yêu cầu của câu hỏi dẫn đến khâu tổ chức dạy và học thiếu tính
khoa học, tình trạng giáo viên hỏi một đằng, học sinh trả lời một nẻo hoặc không
trả lời đúng trọng tâm yêu cầu câu hỏi mà giáo viên đưa ra. “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn
12, tập 2 là một văn bản tiếp nhận về mặt nội dung và nghệ thuật văn học giai
đoạn sau 1975. Vì vậy đòi hỏi GV cần liên hệ hiện thực đời sống xã hội Việt
Nam lúc bấy giờ và hướng HS vào sự cảm nhận văn học giai đoạn sau chiến
tranh với nhiều nét khác biệt so với văn học giai đoạn trước 1975. Thế nên
người giáo viên cần tìm ra hướng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nhằm tạo
hứng thú học tập cho người học tránh nhàm chán. Thế nên nhà nghiên cứu
Uyliam Batơ Dit đã từng đề cao vai trò của người thầy: "Nhà giáo không phải
là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa
cho tâm hồn". Ngọn lửa đó có thể truyền từ người dạy với người học qua cách
truyền thụ kiến thức văn học như tri kỉ tìm được tri kỉ vậy!
Như vậy, vấn đề vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ văn
càng được quan tâm hơn bao giờ hết, đặc biệt phương pháp dạy học tích cực
theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH
văn trong trường THPT Ngô Quyền không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp
truyền thống mà giáo viên phải vận dụng một cách hiệu quả các PPDH hiện có
theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp các phương pháp hiện đại trong giờ
học.
2.1.3. Nguyên nhân
Hiện nay, môn Ngữ văn là một bộ môn đang gây ra nhiều sự mất hứng thú
cho học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Ngô Quyền nói riêng. Xu
hướng của học sinh trong thời đại mở cửa là thường chọn những môn học Khoa

học tự nhiên, số lượng học sinh học theo khối A, B hay D ngày càng nhiều hoặc
là học thi để có bằng chứ không học lên Đại học. Có những trường THPT không
có lớp dành cho khối C khi sắp xếp theo đăng kí của học sinh nếu không nói là
bắt buộc học!. Vậy vấn đề trên xuất phát từ đâu?. Trước tiên, cần tìm hiểu việc
“dạy” của giáo viên Ngữ văn hiện nay như thế nào?. Trước tiên, có thể khẳng
định bộ môn Ngữ văn là một bộ môn khó dạy, đòi hỏi người dạy không chỉ có
kiến thức chuyên môn vững vàng mà hơn thế còn cần phải có năng khiếu, năng
lực sư phạm, có kĩ năng truyền đạt để giờ Ngữ văn không nhàm chán mà hấp
dẫn và lôi cuốn được học sinh. Chính điều đó cũng đã đặt ra thử thách khá lớn
cho những giáo viên dạy Ngữ văn ở trường. Thực tế, không phải ai cũng có thể
tạo ra một giờ Ngữ văn thực sự lôi cuốn. Với đối tượng học sinh tuyển cuối
nguồn như trường THPT Ngô Quyền vấn đề này càng làm trăn trở nhiều giáo
viên. Nhiều giáo viên khi giảng dạy và nhận thấy lớp học trầm, không sôi nổi,
6


nhưng vẫn không khắc phục, tạo ra tình trạng uể oải kéo dài và dần dần hình
thành tâm lí chai lì ở học sinh. Một số giáo viên thường chưa tạo được sự yêu
quý môn học cho học sinh, chưa tạo được niềm tin cho các em. Hơn nữa, hiện
nay một số giáo viên vẫn duy trì lối dạy học truyền thống không chịu tìm tòi, đổi
mới trong việc dạy học, không tạo được niềm yêu mê môn học cho học sinh.
Chính điều này dẫn đến việc học sinh trong tiết dạy văn bản, một số học sinh rơi
vào tình trạng thụ động trong tiếp nhận văn bản.
Muốn tìm ra được phương pháp phù hợp để giáo dục học sinh phát triển
theo đúng hướng, đúng với mục tiêu, nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hiểu
tâm lý lứa tuổi học sinh. Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có những
đặc trưng khác so với tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở:
- Trong tâm lý của học sinh THPT đây là giai đoạn quan trọng nhất để
hình thành thế giới quan với nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự
nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những định

hướng giá trị về con người. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán
những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình
ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên.
- Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ: lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn
quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện,
đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng
lực trí tuệ. Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Có nghĩa là khi
học bài các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan
trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh.
- Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả
năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Trước
một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để
nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết
năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì
vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập
để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả
năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của người giáo viên.
2.2. Giải pháp
Chương trình Ngữ văn 12 được phân phối khoa học, hợp lí, phù hợp thực
tế giảng dạy bởi có sự đan xen và tích hợp các phân môn, có thể phát triển được
kỹ năng vận dụng, thực hành của học sinh: học kì I (3 tiết/tuần) và học kì II (3
tiết/tuần). Xen kẽ trong tuần học là các phân môn Làm văn, tiếng
Việt và Văn. Các văn bản đọc hiểu phong phú: văn bản nghệ thuật (thơ - văn
xuôi - kịch, lí luận văn học), văn bản nghị luận về nhiều vấn đề văn học và đời
sống. Điều này góp phần đắc lực trong việc giáo dục cho học sinh tri thức tổng
hợp, toàn diện.
7



Trong quá trình dạy văn bản, giáo viên là người định hướng, truyền đạt
kiến thức trên cơ sơ học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Để khắc phục những
khó khăn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ngoài việc người giáo
viên cần phải nghiên cứu nắm vững nội dung tác phẩm văn học được giảng dạy
mà còn xác định chính xác những mục tiêu trong quá trình dạy học để phù hợp
với đối tượng học sinh.
2. 3. Định hướng của việc “Khai thác kênh hình hiệu quả tạo sự hứng
thú học tập cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu” ở trường THPT Ngô Quyền
Trong quá trình giảng dạy bộ môn, khi tiếp xúc với học sinh, đặc biệt là
đối tượng học sinh có kiến thức đầu vào thấp, nhận thức bài trực tiếp trên
lớp của các em còn yếu. Bên cạnh đó giáo viên lên lớp vì bài dạy quá nhiều
kiến thức nên phải giảng dạy cho kịp thời gian dẫn đến học sinh thụ động
trong quá trình tiếp thu bài trên lớp. Nhận thức được tình hình đó cá nhân tôi
nhận thấy hầu hết các em còn yếu tính tư duy, tưởng tượng , mơ hồ về lịch
sử, thiếu sự sáng tạo nên chất lượng bài học bài học còn chưa cao, vì vậy
cần phải đổi mới cách truyền đạt nội dung bài học sao cho phù hợp, dùng
các kênh hình nhằm minh họa bằng hình ảnh kết hợp với kiến thức trọng tâm
của văn bản nhằm giúp các em liên tưởng, suy luận và khắc sâu kiến thức
hơn.
Để có số liệu cụ thể nhằm so sánh kết quả và hướng đi của đề tài, tôi đã
làm phép thử cho chính đối tượng giảng dạy của bản thân trong năm học. Trong
năm học 2017 - 2018, khi không sử dụng phương pháp mới để ứng dụng vào bài
dạy, tôi thấy mức độ hiểu bài, vận dụng tại lớp của các em học sinh còn thấp,
các em nhớ máy móc chưa đáp ứng theo yêu cầu của giáo viên, cụ thể kết quả
khảo sát bài 15 phút như sau:
T
T
1

2

Lớp
12A
3
12A

Giỏi


số

SL

33

0

Khá

TL
%
0

TB

Yếu

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

16

48,5

11

33,3

6

18,2

Ghi
chú

33
0
0
12 36,4
15

45,4
6
18,2
8
Sở dĩ có kết quả còn khá khiêm tốn như trên là do giáo viên chưa tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng ở trên lớp…Từ những vướng
mắc trên tôi đã quyết định khai thác kênh hình để áp dụng vào trong bài dạy
phục vụ trình chiếu trong quá trình lên lớp, nhằm giúp các em học sinh dễ hiểu,
dễ tiếp thu và vận dụng. Dưới đây là giải pháp trong việc vận dụng kênh hình
8


vào giảng dạy bộ môn Văn, đáp ứng được yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn
diện” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đề ra.
Chương trình Ngữ văn 12 có rất nhiều tiết dạy có thể ứng dụng hiệu quả
kênh hình, giúp các em học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng liên tưởng sau khi học
xong lí thuyết. Ở đây, Tôi đi sâu vào khai thác kênh hình trong văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nhằm tăng hiệu quả học tập trong quá
trình tiếp thu văn bản của học sinh.
2.3.1. Kênh hình
Ngoài việc sử dụng kênh chữ có sẵn trong sách giáo khoa khi giảng dạy,
tôi nhận thấy đa số học sinh thụ động trong cách tiếp nhận văn bản một cách
cứng nhắc, máy móc. Chính vì lẽ đó, trong qua trình giảng dạy tôi đã kết hợp cả
kênh chữ lẫn kênh hình nhằm tạo cho học sinh hứng thú với bài học, gợi trí tò
mò và tư duy trừu tượng cho học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học.
Kênh hình là phương tiện trực quan của giáo viên, là nguồn tri thức quan
trọng của học sinh. Kênh hình tác động trực tiếp vào thị giác nên có sức thu hút,
sự lưu giữ kiến thức khá cao. Bằng chứng từ một kết quả nghiên cứu cho thấy
học sinh nhớ được 20% nếu chỉ nghe bằng tai, nhìn là 30% còn nếu cả nghe lẫn
nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức. Như vậy, mục đích sử dụng kênh hình trước

hết để lôi kéo, tạo sự hấp dẫn “tò mò” các em tập trung cao độ vào bài giảng và
vào các điểm thảo luận từ đó có định hướng học tập tốt hơn. Từ chỗ dễ nhận biết
và nhớ kiến thức học sinh dễ dàng hiểu được những vấn đề giáo viên muốn
truyền đạt, dù có trừu tượng và khó hiểu.
Kênh hình là trợ thủ đắc lực giúp giáo viên thực hiện tốt nguyên tắc thống
nhất giữa tính cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạy học. Nó tạo khả năng
cung cấp cho học sinh thông tin đầy đủ hơn và chính xác hơn, đặc biệt là mang
tính trực quan về hiện tượng, về tác phẩm văn chương cần tìm hiểu, nghiên cứu.
Việc sử dụng kênh hình góp phần tích cực trước tiên là làm cho học sinh
dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, sau đó là giáo dục thẩm mĩ cho các em. Ở
trong sách giáo khoa kênh hình thường đơn điệu chủ yếu là ảnh chân dung, gam
màu sắc nhợt nhạt thiếu sự hấp dẫn. Một hình vẽ đẹp, một ảnh chụp, gam màu
hợp lí, mang ý nghĩa... đều tạo nên những rung cảm đa dạng trong tâm hồn trẻ
thơ. Chính vì lẽ đó, kênh hình nhiều màu sắc giúp cho nhận thức cảm tính được
nhanh chóng, đúng bản chất vấn đề ở nhiều góc cạnh khác nhau. Thông qua các
kênh hình và nghệ thuật biểu diễn của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hứng thú
trong học tập, tập trung mạnh mẽ chú ý vào bài học của học sinh. Nó có tác
dụng minh hoạ cho các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Nó hỗ trợ và phát huy mọi
9


giác quan của người học. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Giảm thời gian
giảng giải, gây hứng thú cho người học, dễ nhận biết, dễ nhớ, làm cho bài giảng
sinh động hơn.
Ngoài việc thể hiện tính cụ thể, tính trừu tượng các kênh hình còn góp
phần mạnh mẽ vào việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống thông qua sử
dụng chúng đúng lúc, đúng cách, xen kẽ vào bài giảng. Lấy học sinh làm trung
tâm, giáo viên có tác dụng hướng dẫn học sinh trong quá trình chủ động tiếp cận
kiến thức.
Tuy nhiên, kênh hình trong sách giáo khoa hiện nay chưa thể hiện được

vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Ngạn ngữ
có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Thấy
được điều đó, nhiều giáo viên đã tìm tòi, sử dụng kênh hình (qua những hình
ảnh tự tạo, từ tìm ở những nguồn thông tin khác) giúp học sinh hứng thú trong
tiết học Ngữ Văn, giúp lưu giữ kiến thức lâu hơn, nâng cao năng lực cảm thụ
văn chương, năng lực thẩm mĩ kể cả năng lực sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên,
cách thức, hiệu quả vẫn còn là điều cần suy nghĩ.
2.3.2. Việc khai thác kênh hình ở trường THPT
- Một số giáo viên ít khai thác kênh hình. Trong quá trình giảng dạy
người dạy chưa chịu tìm tòi, chưa cập nhật thông tin. Hoặc nhiều giáo viên nghĩ,
khi sử dụng kênh hình sẽ làm mất sự tưởng tượng trong học sinh, tiết học mất
chất văn. Hoặc sử dụng kênh hình chưa thuần thục, chưa phát huy hết tác dụng
của kênh hình, chưa kết hợp được với phương pháp khác trong việc chiếm lĩnh
bài học.
- Giáo viên lạm dụng kênh hình là dùng nhiều hình ảnh,… trong một bài
học sẽ khiến học sinh sẽ “bội thực” kênh hình. Lúc ấy, tiết học vẫn kém hiệu
quả. Học sinh thiếu tập trung, khó có thể rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm,
tăng mức độ lưu giữ kiến thức được.
- Tình trạng học sinh không biết cách phân tích kênh hình do ít được tiếp
xúc và phân tích nội dung từ kênh hình.
- Đôi khi, chúng ta lại nhầm lẫn khi sử dụng kênh hình mà chưa xem kĩ
nội dung và nguồn gốc khiến cho học sinh mơ hồ về kiến thức. Ví dụ một số
giáo viên sử dụng hình ảnh sau để minh họa cho hình ảnh mà mình muốn giảng.

10


Hình ảnh minh họa 1.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.

(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử)
Ở đây chưa bàn về cách thức sử dụng, hình ảnh này không thể lấy minh họa cho
câu thơ bài Đây thôn Vĩ Dạ vì đây là hình ảnh cây dừa Bến Tre. Trong khi đó
hình ảnh mà Hàn Mặc Tử muốn nói đến là hàng cau.
Hay trong câu thơ: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng” trích Việt Bắc (Tố
Hữu) thì lại lấy hình ảnh của hoa đào vào vận dụng minh họa thì không hợp lý.

Hình ảnh minh họa 2
2.2.3. Tiến hành “Khai thác kênh hình hiệu quả tạo sự hứng thú học tập cho
học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn
Minh Châu"
- Bước 1: Lựa chọn hình ảnh, cho học sinh quan sát tranh, ảnh để xác định
một cách khái quát nội dung tranh, ảnh cần khai thác.
11


Hình ảnh minh họa 1
Nguyễn Minh Châu và vợ khi trẻ .
Nguyễn Minh Châu sau này.

Hình ảnh minh họa 2
Nghệ sỹ nhiếp ảnh và chiếc thuyền ngoài xa.

Hình ảnh minh họa 3
Hình ảnh người đàn ông đánh người đàn bà.
Hình ảnh cái thắt lưng cũ

12



Hình ảnh minh họa 4
Cuộc sống mưu sinh vùng sông nước đầy khó khăn trắc trở.

Hình ảnh minh họa 5
Minh họa cho bức ảnh được chọn trong bộ lịch của tác phẩm.

Hình ảnh minh họa 6
Một vài hình ảnh minh họa bị bạo lực gia đình.
Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học
sinh là giáo viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, tránh trường hợp bị
động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản, mất niềm tin cho học sinh.
Trong bất kỳ môn học nào cũng thế, nếu giáo viên không làm chủ được
kiến thức bài học thì ắt sẽ có những thái độ phản ứng không tốt đối với giáo viên
và tiết học đó. Chiếc thuyền ngoài xa lấy cảm hứng từ các vấn đề thế sự.
Đặc điểm của tác phẩm mang tính thế sự là hướng về cuộc sống hàng
ngày của con người, khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, đi
sâu khám phá hành trình của con người giữa một thực tại ngổn ngang
nhằm tìm kiếm hạnh phúc và khẳng định nhân cách. Loại tác phẩm này
13


biểu thị sự đổi mới trong quan niệm của nhà văn về tính chân thực của
văn học, nhằm đưa văn học thoát khỏi tình trạng "minh hoạ" hay "tô
vẽ", đề cập những chuyện xa lạ với mối bận tâm chính của bao con
người đang phải lao vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn, trong một hoàn
cảnh đất nước đang đối diện với vô vàn khó khăn của thời hậu chiến.
Bước 2: Thiết kế bài dạy phù hợp với những hình ảnh minh họa nhằm
khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ở phần 1: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu.
Giáo viên chiếu chân dung tác giả.


Hình ảnh minh họa 7
- Giáo viên nêu vấn đề: Từ những hiểu biết của em tác giả, hãy nhận xét
về phong cách sáng tác của NMC.
Ở phần 2: Hai phát hiện của nghệ sỹ Phùng
- Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa cho phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ
Phùng: cảnh chiếc thuyền ngoài xa vào buổi sáng sớm, học sinh sẽ cảm nhận
hình ảnh minh họa.

Hình ảnh minh họa 8
- Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ
đó là hình ảnh người đàn ông đánh người đàn bà bằng chiếc thắt lưng thời
Ngụy.Ở phát hiện hai của nghệ sỹ Phùng đã nhận thấy điều gì từ cuộc sống.

14


Hình ảnh minh họa 9
- Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng để học
sinh cảm nhận ra bài học của cuộc sống.

Hình ảnh minh họa 10
Hình ảnh minh họa cho nghệ thuật.
Hình ảnh minh họa cho cuộc đời.
- Giáo viên chiếu hình ảnh của cuộc sống mưu sinh của người dân vùng sông
nước, học sinh theo dõi và cảm nhận ý nghĩa của hinh ảnh minh họa.

Hình ảnh minh họa 11
Hình ảnh cuộc sống vùng sông nước.
Ở phần 3 của tác phẩm, chi tiết xử kiện ở tòa án, HS sẽ liên tưởng đến

cán cân công lí và rút ra được bài học cho cuộc sống.

Hình ảnh minh họa 12
- Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa cho bộ lịch được chọn của nghệ sĩ
Phùng, học sinh cảm nhận từ hình ảnh minh họa.
15


Hình ảnh minh họa 13
Hay thông qua bài dạy Giáo viên có thể đưa ra hình ảnh của một số vụ
bạo lực gia đình để từ đó học sinh có thể tự nhận thức và trình bày ý kiến của
mình. Nói không với bạo lực gia đình thông qua tuyên truyền, giáo dục mọi
người dân xây dựng cuộc sống hạnh phúc để xã hội phát triển sánh vai với
cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.
Hình ảnh
minh họa 14
Chắc
chắn
học sinh sẽ dễ dàng có
đáp án cho những câu
hỏi trên của giáo viên,
bởi vì thông qua những hình ảnh minh họa, học sinh có thể liên tưởng, suy luận
vấn đề được nêu ra ngay từ hình ảnh minh họa trong các ý hỏi của giáo viên. Đó
cũng là cách giúp học sinh hứng thú với môn học, khắc sâu kiến thức bài học
một cách tư duy khoa học tránh nhớ kiến thức một cách máy móc, rập khuôn.
Ngoài ra từ bài học của tác phẩm văn học giúp học sinh rèn luyện đạo đức,
hướng tới nhân cách cao cả với vẻ đẹp: Chân - Thiện - Mĩ.
- Bước 3: Học sinh trình bày những kiến thức mà mình liên tưởng được
thông qua những hình ảnh minh họa mà Giáo viên minh họa.
+ Học sinh có thể nhận xét về tác giả là nhà văn có khuynh hướng đổi mới,

luôn khám phá những góc khuất của số phận, luôn đi tìm hạt ngọc ẩn chứa bên
trong tâm hồn con người kể cả trong chiến tranh, lẫn hòa bình.
+ Học sinh trả lời câu hỏi của Giáo viên ở phần 2: Bức tranh thiên nhiên
tuyệt mĩ, khiến trái tim người nghệ sỹ bị bóp chặt, nó là vẻ đẹp “cảnh đắt trời
cho”. Nó thanh lọc tâm hồn người nghệ sỹ, cái đẹp là đạo đức.
16


+ Học sinh trả lời câu hỏi của Giáo viên: Nhìn thấy người đàn ông đánh
người đàn bà bằng chiếc thắt lưng thời Ngụy, Phùng ngạc nhiên, sửng sốt và
thấy cái ác của chiến tranh vẫn còn hiện hữu ở ngay thời bình. Tố cáo chiến
tranh phi nghĩa đồng thời anh nhận ra bức tranh cuộc sống đầy nghiệt ngã, đau
thương và nghịch lí.
+ Học sinh liên tưởng tới cuộc sống trên sông nước đầy bất trắc, khó khăn
và đáng thương. Cần chung tay giúp đỡ những con người khốn khổ đó.
+ Con người, người nghệ sỹ cần gắn bó với cuộc đời, nghệ thuật và cuộc
sống phải hài hòa với nhau vì “nghệ thuật vị nhân sinh”, vì cuộc sống, nghệ
thuật hút nhụy từ cuộc sống để đơm hoa kết trái thành quả ngọt dâng cho đời.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung những nội dung mà học sinh trả lời
hoàn thành đơn vị kiến thức bài học.
Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đối với văn bản Chiếc
thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tôi thấy các em đã tích cực học tập, hứng thú với
bộ môn hơn trước. Các em chịu khó tư duy, trả lời được các câu hỏi mà giáo
viên đưa ra thậm chí những câu hỏi khó đòi hỏi tư duy lô nhạy bén với vấn đề
nhân sinh mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Qua thực nghiệm tôi đã khảo sát học
sinh thông qua bài kiểm tra kết quả thu được từ phía học sinh như sau:
* Kết quả khi chưa thực hiện đổi mới: Năm học 2017 - 2018.
T
T
1


Lớp
12A
3

Giỏi


số

SL

33

0

Khá

TL
%
0

TB

Yếu

Ghi

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

16

48,5

11

33,3

06

18,2

chú

* Kết quả sau khi đã thực hiện đổi mới: Năm học 2017 - 2018.

T
T

1


Lớp

12A
8

Giỏi


số

33

SL
08

TL
%
24,2

Khá

TB

Ghi

Yếu

chú


SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

19

57,6

06

18,2

0

0

17


2.2.4. Giỏo ỏn minh ha "Khai thỏc kờnh hỡnh hiu qu to s hng
thỳ hc tp cho hc sinh trong tit c - hiu vn bn Chic thuyn ngoi
xa" ca Nguyn Minh Chõu"

I. Mc tiờu bi hc
1. Mc tiờu cn t
- Cm nhn c suy ngh ca ngi ngh s nhip nh khi phỏt hin ra
cỏi mõu thun ộo le trong ngh nghip ca mỡnh; t ú thy rừ mi ngi, nht
l ngi ngh s khụng th gin n v s lc khi nhỡn nhn cuc sng v con
ngi;
- Hiu c nhng nột c sc v ngh thut: kt cu c ỏo, cỏch trin
khai ct truyn rt sỏng to, khc ho nhõn vt khỏ sc so ca mt cõy bỳt bn
lnh v ti hoa.
2. Trng tõm kin thc, k nng
a. Kiến thức
- Cm nhn c suy ngh ca ngi ngh s nhip nh khi phỏt hin ra
cỏi mõu thun ộo le trong ngh nghip ca mỡnh; t ú thy rừ mi ngi, nht
l ngi ngh s khụng th gin n v s lc khi nhỡn nhn cuc sng v con
ngi;
- Nm c nhng nột c sc v ngh thut: kt cu c ỏo, cỏch trin
khai ct truyn rt sỏng to, khc ho nhõn vt khỏ sc so ca mt cõy bỳt
bn lnh v ti hoa.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm truyện.
3. Phỏt trin nng lc
- Hỡnh thnh cho HS mt s nng lc sau: c, hiu v cm nhn, phõn
tớch v tỏc phm vn xuụi.
II. Cỏch thc tin hnh
Gi m + So sỏnh, vn ỏp, s dng CNTT vo dy hc.
III. Tin trỡnh dy hc
1. n nh lp.
2. Kim tra bi c: kt hp trong tit dy.
3. Bi mi: GV gii thiu vo bi.
Hot ng ca GV Hot ng ca HS

Ni dung kin thc
Hot ng 1: Tỡm HS tr li cõu hi.
I.Tỡm hiu chung
hiu tỏc gi, tỏc Nguyn Minh Chõu 1. Tỏc gi
phm.
sinh nm 1930 -1989
Em hóy gii thiu Quờ: Ngh An.
vi nột chớnh v Nm 1950 ụng gia
Nguyn
Minh nhp quõn i.
18


Châu?
Năm 1962, ông công
GV nhận xét, chốt tác tại phòng văn
lại.
nghệ quân đội, sau đó
GV chiếu chân chuyển sang tạp chí
dung tác giả.
Văn nghệ quân đội.
- HS thảo luận, trả
lời câu hỏi.
Tác phẩm được rút
trong tập truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài
xa” (1987) là tác
phẩm in đậm phong
cách tự sự - triết lí
của NMC.


HS đọc văn bản.
- Giới thiệu đôi nét
về tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”?
GV nhận xét, chốt
KT.
- GV yêu cầu HS
tóm tắt tác phẩm.
GV nhận xét, định
hướng lại.
GV chiếu ngữ liệu,
hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2: Đọc,
hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS
đọc, yêu cầu học
sinh đọc phần đầu
tác phẩm và hỏi:
Trước cảnh bình
minh trên biển
Phùng phát hiện
được điều gì?
GV nhận xét, chốt
lại.

- Nguyễn Minh Châu: sinh năm
1930 - 1989. Quê: Nghệ An.
- Năm 1950 ông gia nhập quân
đội.

- Năm 1962 ông công tác tại
phòng văn nghệ quân đội, sau đó
chuyển sang tạp chí Văn nghệ
quân đội.
- Nguyễn Minh Châu được xem là
một trong những cây bút tiên
phong của văn học VN thời kì đổi
mới.
- Tác phẩm chính (SGK).
2. Tác phẩm
Tác phẩm được rút trong tập
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài
xa” (1987) là tác phẩm in đậm
phong cách tự sự - triết lí của
NMC.
3. Tóm tắt tác phẩm (SGK)

II. Đọc, hiểu văn bản
HS chia bố cục: hai 1. Đọc văn bản
đoạn
2. Bố cục: chia hai đoạn
- Từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó;
- Tiếp theo cho đến hết.
3. Tìm hiểu văn bản
a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh
* Phát hiện thứ nhất: Bức tranh
thiên nhiên hoàn mĩ. Chiếc thuyền
lưới vó trong sương sớm
HS trả lời câu hỏi.

Chiếc thuyền lưới vó
19


Trước cảnh đẹp trời
cho như vậy, cảm
xúc của nghệ sĩ như
thế nào?
GV nhấn mạnh: Để
bắt gặp những
khoảnh khắc kì diệu
đó người nghệ sĩ
phải kiên trì và có
lòng đam mê.
GV chiếu hình ảnh
minh họa cho phát
hiện 1.

Đằng sau bức tranh
thiên nhiên tuyệt
mĩ, Phùng đã chứng
kiến cảnh tượng gì?
GV nhận xét, chốt
KT.
GV chiếu ngữ liệu,
hình ảnh minh họa.
So với bức tranh
đầu tiên, bức tranh
thứ hai như thế
nào?

GV nhận xét chung,
chốt KT.
Trước cảnh tượng
đó thái độ của
Phùng như thế nào?
Qua hai tình huống
trên, theo em TG
muốn gửi tới người
đọc thông điệp gì?
GV nhận xét chung,
định hướng lại.
GV chiếu ngữ liệu,
hình ảnh minh họa.

trong sương sớm:
Một bức tranh mực
tàu của danh họa thời
cổ. Toàn bộ khung
cảnh từ đường nét
đến ánh sáng đều hài
hòa. Một vẻ đẹp toàn
bích.
HS theo dõi trên màn
hình.
HS trả lời câu hỏi.
Cảm xúc của người
nghệ sĩ: bối rối, khám
phá ra chân lí của sự
toàn thiện.
HS trả lời câu hỏi.

- Cuộc sống của một
gia đình làng chài:
Người vợ xấu xí, rách
rưới, mệt mỏi, cam
chịu, đáng thương.
Người chồng: To lớn,
dữ dằn, khắc khổ.
Đánh vợ thô bạo, dã
man. Đứa con lao vào
đánh bố để cứu mẹ.
Bức tranh cuộc sống
đối lập hoàn toàn với
bức
tranh
thiên
nhiên.

+
Một bức tranh mực tàu của danh
họa thời cổ.
+ Toàn bộ khung cảnh từ đường
nét đến ánh sáng đều hài hòa.
+ Một vẻ đẹp toàn bích.
- Cảm xúc của người nghệ sĩ: bối
rối, khám phá ra chân lí của sự
toàn thiện, thấy được khoảnh khắc
trong ngần của tâm hồn.
* Phát hiện thứ hai: Bức tranh
cuộc sống đầy nghịch lí.


- Cuộc sống của một gia đình làng
chài
+ Người vợ: Xấu xí, rách rưới,
mệt mỏi, cam chịu, đáng thương.
+ Người chồng: To lớn, dữ dằn,
khắc khổ. Đánh vợ thô bạo, dã
man.
+ Đứa con lao vào đánh bố để cứu
mẹ.
à Bức tranh cuộc sống đối lập
HS theo dõi trên màn hoàn toàn với bức tranh thiên
hình
nhiên.
HS nhận xét, phát - Thái độ của người nghệ sĩ:
biểu.
choáng váng, kinh ngạc trước sự
- Thái độ của người việc đang diễn ra.
20


nghệ sĩ: choáng váng,
kinh ngạc trước sự
việc đang diễn ra.
HS nhận xét, phát
biểu.
Cuộc đời chứa đựng
những điều nghịch lí.
HS theo dõi trên màn
hình.
HS trả lời câu hỏi.

- Người đàn bà có
mặt ở tòa án huyện để
giải quyết việc gia
đình.
- Van xin để không
phải bỏ chồng
à Người đàn bà sâu
sắc, trải đời, vị tha,
biết chắt chiu hạnh
phúc và giàu đức hi
sinh.
HS theo dõi trên màn
hình.

* Thông điệp nghệ thuật
- Cuộc đời không xuôi chiều mà
luôn chứa đựng những điều
nghịch lí và luôn tồn tại những
mặt đối lập: đẹp - xấu. thiện - ác
đan xen.
b. Câu chuyện ở tòa án huyện

Nhân vật người
đàn bà hiện lên với
những nét tính cách
- Người đàn bà có mặt ở tòa án
nào?
huyện để giải quyết việc gia đình.
GV nhận xét, chốt
+ Lí do: bị chồng hành hạ “ba

lại KT.
ngày một trận nhẹ, năm ngày một
GV chiếu ngữ liệu.
trận nặng”.
Khi được chánh án
- Van xin để không phải bỏ chồng
Đẩu gợi ý bà nên bỏ
+ Cần có chồng để nuôi những
chồng, bà đã phản
đứa con lớn lên.
ứng như thế nào? Vì
+ Hiểu được bản chất của chồng
sao bà lại có phản
là không độc ác.
ứng đó?
+ Cũng có lúc gia đình vui vẻ,
GV nhận xét chung,
hạnh phúc.
định hướng lại.
+ Đàn bà ở trên thuyền chỉ biết
HS
thảo
luận
trả
lời
Em nhận xét như
sống vì con.
câu
hỏi.
thế nào về người

à Người đàn bà sâu sắc, trải đời,
đàn bà hàng chài
vị tha, biết chắt chiu hạnh phúc và
này?
giàu đức hi sinh.
GVnhận xét chung,
chốt lại.
Nghe xong câu
chuyện của người
đàn bà Phùng và
Đẩu có thái độ như
thế nào? Tại sao
Đẩu lại thất bại
21


trước mục đích của
mình?
GV diễn giảng.
Từ đó em hãy rút ra
thông điệp mà tác
giả gửi đến người
đọc qua câu chuyện
của người đàn bà ở
tòa án huyện là gì?

- Pháp luật và lòng tốt
là cần thiết nhưng
phải đi vào cuộc
sống, đặt trong từng

hoàn cảnh cụ thể,
không thể áp dụng
một cách máy móc
cho mọi đối tượng.
Nhân vật Đẩu hiện
HS bám sát VB, tìm
lên với những nét
chi tiết, trả lời.
tính cách nào?
HS trả lời.
Đẩu đã rút ra bài
học gì thông qua HS thảo luận trả lời
cách ứng xử của câu hỏi.
người đàn bà?
- Là người lính;
GV chiếu ngữ liệu. - Đại diện cho pháp

Nghệ sĩ Phùng là
con người như thế
nào?
Vì sao anh lại ngạc
nhiên khi người đàn
bà không chụi bỏ
chồng?

luật;
- Muốn giúp người
đàn bà hàng chài.
HS theo dõi trên màn
hình.

Lắng nghe những
điều đó nghệ sĩ
Phùng đi từ ngạc
nhiên này sang ngạc
nhiên khác, nỗi xúc
động tràn ngập lòng
anh.

- Phùng và Đẩu đã “vỡ ra” được
nhiều điều trong cuộc sống: pháp
luật và lòng tốt là cần thiết nhưng
phải đi vào cuộc sống, đặt trong
từng hoàn cảnh cụ thể, không thể
áp dụng một cách máy móc cho
mọi đối tượng.
- Chánh án Đẩu: có lòng tốt, sẵn
sàng bảo vệ pháp luật nhưng chưa
đi sâu vào quần chúng nhân dân.
Pháp luật cần phải đi sâu vào cuộc
sống.
- Nghệ


Phùng: Lắng nghe những
điều đó nghệ sĩ Phùng đi từ ngạc
nhiên này sang ngạc nhiên khác,
nỗi xúc động tràn ngập lòng anh.

- Người đàn ông
HS trả lời câu hỏi.

+ Trước kia do trốn lính;
Người đàn ông hiện
+ Trước kia do trốn lính;+ Thêm vào đó do đẻ nhiều quá;
lên với những nét
+ Thêm vào đó do đẻ nhiều
+Nghề nghiệp đầy những bất
tính cách nào?
quá;
trắc, nguy hiểm, những lúc biển
22


+ Nghề nghiệp đầy
những bất trắc, nguy
Câu chuyện này tác hiểm, những lúc biển
động như thế nào động động, phong ba.
đến những người HS theo dõi trên màn
nghe?
hình.
GV chiếu ngữ liệu.

Quan niệm về hạnh
phúc như thế nào?
Theo em, sự tàn bạo
được bắt nguồn từ
đâu?
Những
nguyên
nhân nào mà người
phụ n ữ nêu ra?


GV chiếu ngữ liệu.
Qua câu chuyện
người đàn bà kể gợi
cho em những suy
nghĩ gì về cuộc đời?
GV chiếu ngữ liệu.

HS theo dõi trên màn
hình.
HS trả lời câu hỏi.
- Quan niệm hạnh
phúc của con người
nhiều khi thật giản
đơn, khát vọng vọng
hạnh phúc thật nhỏ bé
mà sao vẫn ngoài tầm
tay.
HS theo dõi trên màn
hình.

HS thảo luận, trả lời
câu hỏi.
- Hành trình đi tìm
hạnh phúc nhỏ nhoi
của những người
hàng chài kia vẫn đầy
chông gai phía trước
và có thể còn nảy
sinh những bi kịch

đau đớn hơn bi kịch
chồng đánh vợ, con
trai đã từng cầm dao
chống lại bố để bảo
vệ mẹ.
Mỗi lần ngắm tấm HS theo dõi trên màn
23

động động, phong ba.
- Câu chuyện về cuộc đời đáng
thương của người đàn bà kia ẩn
chứa những triết lí sâu sắc về cuộc
sống và con người.
*Quan niệm hạnh phúc của con
người nhiều khi thật giản đơn, khát
vọng vọng hạnh phúc thật nhỏ bé
mà sao vẫn ngoài tầm tay.
*Sự tàn bạo nhiều khi được sinh ra từ sự
nghèo đói vất vả.
*Nguyên nhân sự nghèo đói khó
có thể lí giải một cách giản đơn
+ Trước kia do trốn lính;
+ Thêm vào đó do đẻ nhiều quá;
+Nghề nghiệp đầy những bất trắc, nguy
hiểm, những lúc biển động động, phong
ba…
*Lời giải cho bài toán cuộc đời
càng phức tạp: cho rằng dù cách
mạng về cuộc sống bớt khổ hơn
nhưng con người vẫn phải đối

diện với sự khắc nghiệt của cuộc
sống và tự họ phải đi tìm câu trả
lời.
+ Hành trình đi tìm hạnh phúc
nhỏ nhoi của những người hàng
chài kia vẫn đầy chông gai phía
trước và có thể còn nảy sinh
những bi kịch đau đớn hơn bi kịch
chồng đánh vợ, con trai đã từng
cầm dao chống lại bố để bảo vệ
mẹ.
+ Con người ta luôn đứng trước
sự lựa chọn và chưa có sự lựa
chọn hoàn mĩ cho những con
người nghèo khổ, đáng thương .
c. Tấm ảnh được chọn trong bộ
lịch năm ấy


ảnh người nghệ sĩ
thấy gì ?
Ý nghĩa hình ảnh
mà Phùng nhìn
thấy?

hình.
HS trả lời.
- Mỗi lần nhìn kĩ vào
tấm ảnh đen trắng, tôi
Hoạt động 3

lại thấy đằng sau tấm
Tổng kết các giá trị ảnh có “ánh hồng
nghệ thuật đặc sắc hồng của buổi sương
của truyện ngắn.
mai” và “người đàn - Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh đen
GV chiếu ngữ liệu. bà đang bước ra khỏi trắng, tôi lại thấy đằng sau tấm
GV tích hợp với tấm ảnh”
ảnh có “ánh hồng hồng của buổi
vấn đề giáo dục đạo HS trả lời câu hỏi.
sương mai” và “người đàn bà
đức cho HS, giáo Chất thơ, vẻ đẹp lãng đang bước ra khỏi tấm ảnh”
dục tuyên truyền về
mạn
của
cuộc - Ý nghĩa:
hành động bạo lực
gia đình, phê phán sống.Hiện thực về số + Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của
hành động sai trái phận lam lũ, khốn cuộc sống.
+ Hiện thực về số phận lam lũ,
về bạo lực gia đình. khó của con người.
Hướng đến hạnh HS theo dõi trên màn khốn khó của con người.
phúc gia đình.
hình.
III. Tổng kết (SGK)
4. Củng cố, dặn dò
- Nắm nội dung kiến thức về hai phát hiện của nghệ sỹ Phùng;
- Hiểu được câu chuyện về tòa án huyện của người đàn bà;
- Nắm được ý nghĩa của bức tranh nghệ thuật cuối tác phẩm.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp

Qua thực hiện đề tài đổi mới phương pháp dạy học với nhằm tăng cường
ứng dụng có hiệu quả CNTT vào từng tiết dạy tôi rút ra bài học sau:
- Việc thực hiện quy trình lên lớp gồm đầy đủ các bước, giáo viên tăng
cường khai thác các kênh hình...đã đưa lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng
dạy thông qua các số liệu so sánh ở bảng thu thập thông tin. Cũng qua đó đã
khơi dậy sự hứng thú, đam mê với bộ môn Ngữ văn hơn trước;

24


- Học sinh chịu khó tìm tòi, tư duy kiến thức mới thông hình ảnh mang
tính thực tế cao, đó là điểm mới của đề tài mà tôi đã thực hiện, những hình ảnh
thật, kích thích sự tìm tòi học hỏi từ phía các em;
- Phát huy được tình thần làm việc theo nhóm, tập thể từ đó giúp các em
đoàn kết, cộng tác giúp đỡ nhau trong học tập cũng như rèn luyện;
Riêng bộ môn Văn với các đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự
đồng cảm, cảm nhận của người học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ, qua
hình ảnh trong tác phẩm. Sự sáng tạo trong văn chương, tiếp nhận văn chương
có sự giống nhau giữa các đối tượng: Tác giả - người dạy- người học phải có
một trường liên tưởng, sự tưởng tượng phong phú, linh hoạt để từ đó giáo viên
chuyển tải kiến thức của tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, hình ảnh, quá trình
phân tích và người học tiếp nhận tác phẩm bằng quá trình tích lũy từ ngữ, vốn
hiểu biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm văn chương để lĩnh hội kiến thức
một cách có chọn lọc, tránh áp đặt, thụ động.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi khi vận dụng kênh hình
vào trong giảng dạy bộ môn. Tất nhiên, nó vẫn chưa được hoàn thiện. Tôi mong
muốn được trao đổi, chia sẽ với các bạn đồng nghiệp nhiều hơn để cùng nhau rút
ra phương pháp dạy học hiệu quả, tốt nhất, phù hợp với xu hướng đổi mới mà
ngành đưa ra.
- Đề tài gồm hai phần cơ bản:

+ Ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn đặc biệt là khai thác hình ảnh
manh tính minh họa nhằm khơi gợi tính tư duy, khả năng tưởng tượng và suy
luận của học sinh nên tiết học hiệu quả hơn.
+ Áp dụng bài dạy có sử dụng CNTT bằng hình ảnh minh họa cho phần
kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh, sau đó tổ chức khảo sát để có kết quả
so sánh với năm liền kề, khi không vận dụng CNTT vào công tác dạy học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
*Với quý Sở giáo dục, cần quan tâm và tạo điều kiện cho trường về cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học nhiều hơn nữa, để cho thầy trò trong quá trình dạy và
học được tốt hơn.
*Đối với trường, tạo điều kiện cho Giáo viên tham gia các chuyên đề đổi
mới, tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh có điều kiện thể hiện hiểu biết của
mình, nắm kĩ kiến thức bài học. Ở trường THPT Ngô Quyền với đối tượng học
sinh đầu vào còn thấp nên người dạy phải biết kích thích, khơi gợi cho học sinh
sự tìm tòi, khám phá để những giờ văn đạt kết quả tốt tránh nhàm chán, ngủ gật
trong giờ học.
25


×