SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN
VĂN BẢN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI
XA” CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU QUA
PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nửa cuối của thế kỷ vừa qua, với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ
diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, các lĩnh vực của đời sống
kinh tế, xã hội, văn hóa đang đứng
trước những thay đổi, phát triển nhanh chóng.
Chính từ cơ sở lịch sử - xã hội đó, nhà trường hiện đại đã hướng tới xây dựng hệ thống
phương pháp giáo dục tích cực (Hệ thống các phương pháp dạy học theo định hướng tích
cực). Dạy học bộ môn Ngữ văn cũng nằm trong xu thế tất yếu đó.
Năm học 2003- 2004, chương trình SGK môn Ngữ văn THPT được thiết kế điều
chỉnh. Từ đó, phương pháp dạy học cũng đổi mới. Chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành đã nêu rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp
học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh ”.
Theo đó, tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Ngữ văn lớp 12”
đã giới thiệu một số phương pháp dạy học theo định hướng tích cực như: thuyết trình,
vấn đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, lí thuyết tình huống, lí thuyết kiến
tạo…Vậy dạy học tác phẩm văn chương (văn bản văn học) theo phương thức nêu vấn đề
là một kiểu dạy học chuyên biệt thuộc hệ phương pháp dạy học tích cực.
Trong thực tế, việc dạy học theo định hướng tích cực đã được giáo viên quán triệt
về mặt quan điểm và nhận thức về lí luận. Tuy nhiên, khó khăn nhất là cách thức vận
dụng vào thực tế sao cho có hiệu quả. “Bài toán có vấn đề” - bài toán ơrixtic trong giờ
dạy học văn bản - tác phẩm văn chương là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, nhất
là đối với những tác phẩm mới được đưa vào chương trình. Tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cũng là một tác phẩm còn khá mới mẻ so với những
tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 đối với GV và HS. Bởi thời kì văn học sau
1975 nói chung và Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng vừa được đưa vào chương trình và
SGK năm 2008.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần cải tiến PPDH, nâng cao
hiệu quả dạy học văn và rèn luyện một số kỹ năng tiếp nhận văn bản văn học cho học
sinh, tôi mạnh dạn trao đổi, đóng góp và chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm
“Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu qua phương thức nêu vấn đề”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lý luận:
Bản chất của dạy học nêu vấn đề
là một phương thức dạy học, trong đó giáo viên
nêu lên nghi vấn để hướng sự suy nghĩ tích cực, có định hướng của học sinh nhằm tạo
nên tình huống có vấn đề. Nêu vấn đề có tác dụng nêu thắc mắc, gợi suy nghĩ, tập trung
chú ý, đánh giá phản hồi và tổ chức học tập.
Có thể thấy quan điểm dạy học đó được thể hiện gần như thống nhất trong các tài
liệu đã xuất bản khi đề cập tới nội dung của dạy học nêu vấn đề. Vì thế, dạy học nêu
vấn đề chứa đựng trong nó bản chất tích cực tiến bộ của tư tưởng dạy học mới. Đó là
làm sao tìm cách thức thích hợp nhằm giúp học sinh nắm tri thức một cách chủ động,
sáng tạo dựa vào hoạt động của chính bản thân với nỗ lực tìm tòi nghiên cứu cùng sự
trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên. Vì thế xuất hiện hai yêu cầu cơ bản không tách rời
của quá trình dạy học:
- Nêu vấn đề nghiên cứu, tức đặt nhiệm vụ học tập cho học sinh trong giờ học.
Vấn đề nêu ra phải có sức cuốn hút, mới mẻ và phù hợp với trình độ kiến thức của học
sinh.
- Tìm cách thức để hướng dẫn tổ chức cho học sinh tham gia vào việc nắm bắt giải
quyết yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Dĩ nhiên, để tiến hành thực hiện hai bước nói đó, giáo viên và học sinh phải
biết hợp tác và nỗ lực phát huy tư duy nội tại của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học
tập được đề ra. Từ đó, có thể thấy, dù cách gọi tên dạy học nêu vấn đề có sự khác nhau
nhưng nội dung của kiểu dạy học này được hiểu nhất quán. Đồng thời, việc dùng khái
niệm “phương thức” khá sát hợp vì thực chất đây là một kiểu dạy học, một phương
hướng dạy học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Trước hết, quan niệm về việc xác định tình huống có vấn đề trong tác phẩm được dạy
học còn những điểm chưa nhất trí. Có ý kiến cho rằng tình huống có vấn đề phải là những
“tình huống đặc biệt”, nó thể hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong suy nghĩ tìm tòi, phải
làm nổi bật cái mới, có ý nghĩa sâu sắc giúp học sinh phát hiện, tiếp nhận kiến thức.
Trong thực tế dạy học văn hiện nay, có hiện tượng dễ dãi khi tạo tình huống có vấn
đề. Bởi khi đặt câu hỏi nêu vấn đề, người giáo viên cũng chưa xác định rõ tình huống nêu
vấn đề bộc lộ ở đâu. Đôi khi họ cần học sinh chọn lựa, sàng lọc để rút ra những kiến thức
cần thiết, mới mẻ nhằm tác động suy nghĩ tìm tòi của chính bản thân khi đứng lớp. Đó là
chưa nói tới việc cần phân biệt sự khác nhau giữa câu hỏi nêu vấn đề với một số hình thức
câu hỏi khác.
Những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng phương thức nêu vấn đề trong giờ
đọc - hiểu còn nhiều hạn chế và hiệu quả giờ đọc - hiểu văn bản văn học chưa cao là
một thực tế khó tránh khỏi.
Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói chung và vận
dụng phương thức nêu vấn đề nơi bản thân đang giảng dạy nói riêng, tôi xin trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận và khai thác tác
phẩm hiệu quả hơn, khiến HS hứng thú với bài học, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn
Ngữ văn trong trường THPT nói chung.
Trong cấu tạo chương trình Ngữ văn 12, Chiếc thuyền ngoài xa được phân bố
trong cụm thể loại truyện ngắn, liền sau các truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học 1945 -
1975 và được phân phối ở tiết 72,73,74 (chương trình cơ bản). Chiếc thuyền ngoài xa
tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác
thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm
cả những qui luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt
về việc con người phải chấp nhận những nghịch lí không đáng có. Gánh nặng mưu sinh
đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối, đói khổ,
bấp bênh. Người chồng tha hóa trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con
nên chịu sự ngược đãi của chồng mà không biết rằng đã làm tổn thương tâm hồn đứa
con thơ dại. Đứa bé yêu mẹ, bênh vực mẹ thành ra thù địch với cha và ai biết liệu trong
tương lai cậu có thể sống khác cha mình? Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim
nhân hậu của
Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, trân trọng trước vẻ đẹp tuổi
thơ, tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải kiểu vẻ
đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc lẩn khuất trong cái lấm láp, lam lũ của
đời thường. Theo ông, tình yêu ở người nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa
là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc
của những người xung quanh mình”.
Vì lẽ đó, Chiếc thuyền ngoài xa được tổ chức xung quanh một tình huống nhận
thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu đã trải qua. Từ hai phát hiện của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh ở bãi biển đến câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện là cả quá trình
nhận thức của con người về cách nhìn cuộc sống, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời.
Để
vận dụng phương thức nêu vấn đề vào việc dạy học tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có hiệu quả, tôi xin trình bày và chia sẻ một số
giải pháp cơ bản sau:
2.1. Vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề hướng dẫn học sinh tìm hiểu các
giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
Cấu trúc của tình huống có vấn đề được biểu hiện qua hai hoạt động: tạo lập bối
cảnh vấn đề chính là đưa ra “những thứ mới, chưa được biết” (hoạt động nêu vấn đề
của giáo viên) và quá trình tích cực tư duy để nhận thức, khám phá, sáng tạo cái mới
(hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh).
Như vậy mấu chốt của dạy học nêu vấn đề là thiết lập hai hoạt động tương tác của
giáo viên - nêu vấn đề và học sinh - giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nêu vấn đề của giáo viên (đôi khi học sinh nêu vấn đề):
+ Giáo viên tổ chức, xây dựng, tạo ra những giả thiết, những dữ kiện và yêu cầu giải
pháp để người đọc đi tìm lời giải. Tức là giáo viên làm xuất hiện bên trong ý thức của
học sinh một mâu thuẫn nhận thức tự giác, một nhu cầu bên trong muốn giải quyết mâu
thuẫn đó.
+
Giáo viên
lập kế hoạch các bước giải, lập kế hoạch cho quá trình đi đến lời
giải, làm cho quá
trình đó trở nên thuận lợi, kích thích học sinh nỗ lực chủ động giải
quyết một phần vấn đề.
+ Nêu vấn đề được cụ thể hóa bằng những câu hỏi gọi là câu hỏi nêu vấn đề. Các
câu hỏi nêu vấn đề được đặt trong một hệ thống và thống nhất với mục tiêu bài học.
Thông thường, giáo viên đưa ra câu hỏi, hỏi dồn hoặc gợi tìm, kết hợp với quan sát tinh
tế và đánh giá chính xác.
+ Câu hỏi nêu vấn đề có nhiều mức độ: yêu cầu học sinh chỉ tái hiện, yêu cầu học
sinh phải tư duy, yêu cầu học sinh cùng một lúc phải vận dụng nhiều năng lực khác
nhau để giải quyết vấn đề…
- Hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh:
+ Đây là lúc học sinh thể hiện rõ nhất sự năng động, tích cực của mình.
+ Trước vấn đề giáo viên nêu ra, học sinh chấp nhận mâu thuẫn của cái khách quan
thành mâu thuẫn và nhu cầu bên trong của bản thân mình để trở thành thành chủ thể của
hoạt động nhận thức.
+ Con đường tư duy của người học cũng chính là quá trình của sự nỗ lực tìm tòi,
phát hiện kiến thức bằng việc đưa ra các lời giải của bài toán nhận thức một cách thích
hợp, sáng tạo, tức là biết cách nắm bắt và xử lí trúng các tình huống có vấn đề.
+ Thông qua việc đối thoại trực tiếp với giáo viên, đối thoại với nhau (khi thảo luận
nhóm; thuyết trình, phản biện,…), đối thoại với nhà văn (qua việc sắm vai, hóa thân),
mà học sinh có sự nhận thức sâu sắc nội dung bài học.
Cụ thể việc vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề vào việc tìm hiểu các giá
trị của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa như sau:
NHU C
ẦU NHẬN THỨC KHÁM PHÁ,
SÁNG TẠO CỦA HS
KHẢ NĂNG NHẬN THỨC, KHÁM PHÁ,
SÁNG TẠO CỦA HS
- Những điểm chính về tác
giả?(định
hướng cho việc
đọc-
hiểu truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa)
1.Phần mở đầu (Giới thiệu chung):
- Về tác giả Nguyễn Minh Châu:
+ Nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Minh Châu
đối với sự nghiệp đổi mới văn học sau 1975.
- Cảm hứng truyện ngắn
Chiếc thuyền
ngoài xa?
- Sự đối lập giữa “cái đẹp
tuyệt đỉnh của
ngoại cảnh”
mà phóng viên Phùng vừa
thu vào ống kính với hiện
thực cuộc
sống nhọc nhằn, cay cực của người dân
chài
nói lên điều gì về mối quan
hệ giữa
nghệ thuật và cuộc
đời?
- Sau khi nghe câu chuyện của người đàn
bà ở tòa án,
Đẩu đã “vỡ ra” điều gì? Ý
nghĩa sự “vỡ ra” ấy?
+ Giới thiệu ngắn gọn hướng tìm tòi, khám phá
đời sống mang cảm hứng triết học nhân sinh
của tác giả.
- Về tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa được
viết theo xu
hướng chung của văn học thời kì
đổi mới: hướng nội,
khai thác sâu sắc số
phận cá nhân và thân phận con
người đời
thường.
2. Phần nội dung chính (Đọc-hiểu văn bản):
- Quá trình nhận thức của phóng viên Phùng và
chánh án
Đẩu:
+ Phùng - một phóng viên nhiếp ảnh, được cử
đi thực tế
chụp bổ sung bức ảnh cho bộ lịch
nghệ thuật. Anh đã
phát hiện “một cảnh đắt
trời cho” đẹp như “chân lí của sự
toàn thiện”
và một cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân
tính. Cảnh tượng ấy làm cho anh ngỡ ngàng,
ngơ ngác
trước một hiện thực “như trong câu
huyện cổ”. Khi tiếp xúc và nghe câu chuyện
của người đàn bà hàng chài, anh
cảm thông,
thấm thía và thấy niềm tin bị lung lay. Anh
ngộ ra nhiều điều về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và
cuộc đời.
+ Đẩu - bạn chiến đấu của Phùng, nay làm
chánh án ở tòa án huyện. Anh hào hứng và
tin tưởng vào thiện chí của mình nên khuyên
người đàn bà ly hôn. Nhưng câu
chuyện và
những lí lẽ của chị đã thức tỉnh Đẩu. Anh ngộ
ra những nghịch lí mà con người buộc phải
chấp nhận:
“trên thuyền cần có người đàn
ông… dù hắn man rợ, tàn bạo” và thấy rằng
lòng tốt là đáng quí nhưng chưa đủ, lí
lẽ đẹp
đẽ là cần thiết nhưng phải có giải pháp thiết
thực
mới giúp con người thoát khỏi những đau
khổ, tăm tối
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực
gia đình hàng chài?
- Nguyên nhân của tình trạng bạo lực: do sự
tăm tối và thói vũ phu của người chồng (trực
tiếp), do đói nghèo, đời sống bấp bênh kéo
dài tâm lí bế tắc, u uất (sâu xa). Nhà văn lên
án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo
lực gia đình, ngợi ca tình mẫu tử, trân trọng
những khát
vọng đẹp đẽ. Thói vũ phu của
người chồng được tác giả
soi chiếu từ nhiều
góc nhìn tạo nên sự đối thoại, làm
người đọc
phải suy nghĩ, nhập cuộc.
- Ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở
cuối tác phẩm:
“tuy là ảnh đen trắng
…
đám đông” có ý nghĩa gì?
- Tấm ảnh trong “bộ lịch năm ấy”: nhìn kĩ
vào bức ảnh
đen trắng, Phùng thấy “cái
màu hồng hồng của ánh
sương mai”, và
nhìn lâu hơn anh thấy “người đàn bà ấy
đang bước ra khỏi tấm ảnh”. Đó là sự ám ảnh
sâu sắc, sự hồi tưởng những kỉ niệm của người
nghệ sĩ. Qua đó, tác
giả như muốn nói: người
nghệ sĩ phải trung thực, nhìn thẳng và nhìn
sâu vào hiện thực, hãy rút ngắn khoảng
cách
giữa nghệ thuật và cuộc đời.
- Tình huống truyện như
thế nào? ý
nghĩa của nó?
- Cách kể chuyện ra sao,
đạt hiệu quả
như thế nào?
- Giọng điệu trần thuật của truyện có nét
+ Tạo “tình huống nhận thức” cắt nghĩa giây
phút “giác
ngộ” chân lí của nhân vật.
+ Chọn ngôi kể, điểm nhìn trần thuật thích
hợp (Phùng)
làm cho câu chuyện trở nên gần
gũi, chân thực.
+ Giọng điệu trần thuật biến đổi linh hoạt theo
gì riêng?
- Cái hay của ngôn ngữ
trần thuật là
gì?
diễn biến tình tiết giàu kịch tính.
+ Ngôn ngữ của các nhân vật sinh động, phù
hợp với tính cách; lời văn giản dị mà sâu sắc,
dư ba.
3. Phần củng cố:
- Tổng kết bài học theo Mục tiêu cần đạt.
- Luyện tập với hai yêu cầu: củng cố, khắc sâu
kiến thức và kiểm tra đánh giá
2.2. Vận dụng các “loại hình nêu vấn đề” hướng dẫn học sinh tiếp cận Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bên cạnh câu hỏi nêu vấn đề hoặc hệ thống câu hỏi nêu vấn đề là sự kết hợp các
biện pháp hoặc hình thức tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề.
* Những điểm chính về tác giả:
Trước khi học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, ở THCS, học sinh đã được tiếp
cận Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn Bến quê. Do đó, giáo viên có thể nêu vấn đề
bằng cách nhắc lại Bến quê và yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về tác
giả Nguyễn Minh Châu. Nguồn kiến thức này có
thể từ bài học
Bến quê
ở lớp 9, phần
Tiểu dẫn SGK Ngữ văn 12, vốn kiến thức mà HS tự tích lũy……
(Nêu vấn đề kiểu
tái hiện)
- GV có thể mượn lời phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc nhân ngày giỗ đầu của
Nguyễn
Minh Châu kết hợp với phần Tiểu dẫn ở SGK NV12 để giới thiệu nhà văn
này (
Nêu vấn đề
kiểu ứng dụng).
- Để nhấn mạnh vai trò vị trí của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn văn học sau
1975, GV yêu cầu HS nhắc lại những điểm khái quát về văn học sau 1975 (Bài “Khái
quát văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX”) và liên hệ
một số tác phẩm của các tác giả khác cùng thời, từ đó nêu vấn đề về vai trò mở đường của
Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp đổi mới văn học học sau 1975 và hướng tìm tòi,
khám phá đời sống mang cảm hứng triết học nhân sinh của Nguyễn Minh Châu (Nêu vấn
đề kiểu kiểm tra kết hợp kiểu so sánh).
- Những cách hỏi - đáp như trên có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của
người học,
để từ đó HS nhận thức được những điểm cơ bản về tác giả Nguyễn Minh
Châu, làm một tiền đề
quan trọng cho việc cảm thụ đúng và sâu sắc về TP.
* Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
GV yêu cầu HS nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của Chiếc thuyền ngoài xa. Nội
dung này HS rất dễ xác định. Tuy nhiên, GV lưu ý HS thời điểm ra đời của Chiếc
thuyền ngoài xa trong sự liên hệ với thời điểm ra đời của Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
(1952), Vợ nhặt của Kim Lân (1962),
Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành (1965),
Những đứa con trong gia đình
của Nguyễn Thi (1966); thời điểm ra đời của
Mảnh
trăng cuối rừng
(1970),
Dấu chân người lính
(1972) của
Nguyễn Minh Châu (Nêu
vấn đề kiểu so sánh; so sánh ở hai cấp độ: tác phẩm của các tác giả khác và tác
phẩm của chính tác giả).
Đàm thoại trong tình huống này giúp HS có khả năng khái quát kiến thức, nhìn tác
phẩm trong giai đoạn văn học sau 1975 với những đặc điểm cơ bản khác hẳn với đặc
điểm tác phẩm trong giai đoạn văn học trước 1975.
* Thể loại:
GV yêu cầu HS xác định thể loại để định hướng tiếp cận TP theo loại thể. HS dễ
dàng nêu được Chiếc thuyền ngoài xa thuộc loại truyện ngắn hiện đại, qua đó xác
định hướng tìm hiểu cũng như thiết kế bài học: hình tượng các nhân vật, nghệ thuật tình
huống, nghệ thuật trần thuật… Song, nếu dừng lại ở đó thì giá trị thẩm mĩ của Chiếc
thuyền ngoài xa sẽ không khác gì Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) hay
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). GV cần đặt HS vào tình huống ấy để thấy chất
loại thể của Chiếc thuyền ngoài xa không thiên về tính chất sử thi và cảm
hứng lãng
mạn mà là tính chất đời tư thế sự. Từ đó nhận ra những biểu hiện cụ thể của loại thể
truyện ngắn hiện đại sau 1975 có những điểm khác so với loại thể của các tác phẩm
trước đó. Ví dụ:
truyện ngắn hiện đại thường chú ý đến diễn biến nội tâm nhân vật hơn
là sự kiện bên ngoài, tạo nên những tác phẩm “phi cốt truyện”, thường thay đổi điểm
nhìn trần thuật, chú trọng độc thoại nội tâm, tạo nhiều giọng điệu, mở rộng sự xâm nhập
của nhiều thể loại văn học và loại hình nghệ thuật khác.
Trong tình huống này, hình thức hỏi - đáp kèm lời diễn giảng của GV sẽ giúp HS
nắm chắc vấn đề loại thể.
* Cốt truyện:
Khi đặt vấn đề về ý nghĩa của cốt truyện, GV có thể nêu câu hỏi: câu chuyện ấy đã
thể hiện đề tài và cảm hứng sáng tác của Nguyễn Minh Châu như thế nào? HS thảo
luận nhóm đôi và một số HS trình bày ý kiến trước lớp, GV diễn giảng thêm giúp HS
nhận thức vấn đề.
* Tình huống truyện:
- Về tình huống truyện, HS đã được tìm hiểu ở một số tác phẩm như
Chữ người
tử tù
(Nguyễn
Tuân), Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Vợ nhặt (Kim Lân),… GV yêu cầu
HS nhắc lại khái niệm tình huống truyện để bắt vào tìm hiểu tình huống truyện của
Chiếc thuyền ngoài xa. (Nêu vấn đề kiểu kiểm
tra).
Có thể HS trình bày cách hiểu
chưa đầy đủ hoặc thiếu chính xác, nhân đó, GV diễn giảng
thêm để giúp HS nắm chắc
một khái niệm lí luận từ đó vận dụng vào tác phẩm cụ thể.
- GV có thể nêu vấn đề trực tiếp: Từ cách hiểu khái niệm tình huống truyện và căn
cứ vào các tình tiết trong truyện, hãy phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài
xa? Nếu chỉ có thế HS sẽ bị “tắc đường” và dễ mất hứng thú. Cho nên, GV cần tiếp tục
Nêu vấn đề kiểu phân giải với các câu hỏi: Loại tình huống gì? Các chi tiết, tình tiết tạo
nên tình huống? Hiệu quả nghệ thuật của tình huống đó trong việc bộc lộ tính cách nhân
vật, phát triển cốt truyện, thể hiện chủ đề tác phẩm? Tiếp sau là việc tổ chức cho HS
giải quyết vấn đề bằng hình thức thảo luận nhóm.
- Có thể trong quá trình thảo luận và trình bày ý kiến, HS nêu đó là tình huống
nghịch lí. GV xem đó một tình huống để bắc sang nội dung cần đạt: Nói như thế không
sai, nhưng cần nêu rõ tác giả xây dựng tình huống nghịch lí làm nổi bật tình huống chung
là tình huống nhận thức - nhận thức con người và cuộc sống (Có thể liên hệ tình huống
nghịch lí trong Bến quê, Bức tranh). Nghịch lí ở đây là đằng sau vẻ đẹp thơ mộng của
cảnh thuyền trong biển mờ sương là cảnh bạo hành gia đình; người đàn bà bị đánh mà
không hề chống trả lại, không chịu bỏ chồng…
* Nhân vật người đàn bà hàng chài:
- GV Nêu vấn đề kiểu khái quát thành một đề tài có kèm hệ thống câu hỏi gợi ý và
tổ chức cho HS thuyết trình: “Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài”. Phương
pháp HS thuyết trình có bản chất gần với phương pháp “Học qua dạy” (Learning by
Teaching): “Phương pháp này chủ trương HS tự tìm hiểu (nghiên cứu) tài liệu ở nhà, sau
đó đến lớp trình bày lại kết quả tìm hiểu của mình trước lớp (thay việc thầy cô giáo giảng
bài), những HS khác nghe và nêu câu hỏi, tranh luận (chứng minh, bác bỏ) để cùng rút
những kết luận chung của cả tập thể”.
- Ở lớp, tuỳ theo điều kiện thời gian, GV tổ chức cho một số HS trình bày sản
phẩm của
mình, các HS khác phản biện. Trong quá trình trao đổi, có thể HS có những
ý kiến thắc mắc. Ví dụ: Tại sao nhân vật người đàn bà không có tên? Bị chồng đánh tàn
bạo như thế mà người đàn bà có sức chịu đựng được? GV lấy đó làm tình huống có
vấn đề để Nêu vấn đề theo kiểu hỏi lại, HS tiếp tục bàn bạc để đi đến nhận thức theo
mục tiêu cần đạt.
+ Nêu vấn đề kiểu tái hiện kết hợp với kiểu suy lí để nhận biết đặc điểm ngoại hình
và phát hiện về số phận, tính cách ở bên trong ngoại hình ấy.
+ Tiếp tục tìm hiểu tính cách người đàn bà qua cách ứng xử của chị ở ngoài bãi biển
và ở toà án, GV nêu vấn đề theo kiểu giả định hoặc cho HS hoá thân vào nhân vật để
hiểu nghĩa lí của sự cam chịu của người đàn bà:
. Giả sử là người đàn bà hàng chài bị chồng đánh như thế, anh/ chị sẽ phản ứng
như thế nào? Vì sao? Từ đó cho thấy nghĩa lí của cách hành xử của người đàn bà
hàng chài như thế nào?
. Giả sử được trực tiếp gặp gỡ người đàn bà ở toà án cùng với Đẩu và Phùng,
anh/ chị hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về câu chuyện của người đàn bà ấy?
Sự thay đổi linh hoạt các cách Nêu vấn đề như thế giúp cho giờ dạy học sinh
động, HS thật sự bị “cuốn” vào bài học.
* Nhân vật người đàn ông hàng chài:
-
GV có thể
nêu vấn đề
kiểu trao đổi (hay đàm thoại ơrixtic)
. Hình thức
nêu vấn
đề
như thế này tạo
không khí dân chủ, thân thiện trong lớp học, HS từ chỗ dựa dẫm
vào GV giải đáp sang tư duy độc lập, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình nhận thức:
+ Người đàn ông hàng chài xuất hiện như thế nào? Sự xuất hiện đó gây ấn tượng gì
về ngoại hình, về hành vi?
+ Tính cách của người đàn ông được khắc hoạ qua những điểm nhìn nào? GV
gợi ý tiếp:
Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so
với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và bé Phác? Nhận xét chung về tính
cách người đàn ông?
- Trong quá trình đàm thoại, có thể HS tự phát đưa ra ý kiến: Tại sao người đàn
ông không
dùng cách nào khác để giải quyết bi kịch của mình mà trút nỗi bực dọc
vào việc đánh vợ rất tàn
nhẫn? GV dùng tình huống này để đặt thành vấn đề hỏi lại
HS (Nêu vấn đề kiểu hỏi lại) và tổ chức cho HS đàm thoại với nhau để đi đến nhận
thức vấn đề sâu sắc hơn.
* Nhân vật Phác:
- GV có thể giúp HS phát hiện vấn đề bằng nhiều cách:
+ Nêu cảm nghĩ về hành vi của Phác đối với bố?
+ Hoá thân vào nhân vật để nêu cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Phác khi thấy
mẹ bị bố hành hạ, sau hành động đánh lại bố và lúc lau nước mắt cho mẹ.
+ Hãy tưởng tượng cách ứng xử khác của Phác khi thấy mẹ bị bố đánh tàn nhẫn.
+ Suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.
- Hoặc GV giao đề tài và tổ chức cho HS đóng vai để nói lên tiếng nói tự bên trong
của nhân vật.
* Nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
- Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
GV
nêu vấn đề
theo kiểu khái quát
và tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Phân
tích hai phát hiện
của người nghệ sĩ nhiếp ảnh?
Khi các nhóm tiến hành thảo luận, GV nêu vấn đề kiểu phân tích:
+ Phát hiện thứ nhất là gì? Cảm nhận của người nghệ sĩ trước cảnh ấy như thế nào?
+ Phát hiện thứ hai là gì? Động thái của người nghệ sĩ trước cảnh ấy như thế nào?
+ Đặt hai cảnh tượng trái ngược liền kề nhau, tác giả muốn người đọc nhận thức
gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật cuộc đời?
Hoặc GV sử dụng cách thức nêu vấn đề kiểu chuỗi xích và tổ chức đàm thoại với
hệ thống câu hỏi:
+ Phát hiện thứ nhất của người nhiếp ảnh là cảnh gì?
+ Chọn lọc một số chi tiết để tái hiện lại cảnh ấy?
+ Người nghệ sĩ nhiếp ảnh gọi cảnh đó là gì? Tại sao gọi như thế?
+ Cảm nhận của người nhiếp ảnh trước cảnh ấy như thế nào? Hãy hoá thân vào
nhân vật
Phùng để nói lên cảm xúc của người nghệ sĩ lúc ấy.
+ Chính lúc tâm hồn thăng hoa, người nhiếp ảnh đã phát hiện điều gì?
+ Động thái của người nhiếp ảnh khi chứng kiến cảnh ấy? Hãy hoá thân vào nhân
vật Phùng nói lên cảm xúc khi chứng kiến cảnh bạo hành ấy.
+ Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn người đọc nhận thức gì về
cách nhìn cuộc sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật cuộc đời?
+ Từ đó cho thấy Nguyễn Minh Châu có sự kế tục Nam Cao như thế nào?
* Sự “vỡ ra” của Phùng sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án:
- GV nêu vấn đề trực tiếp: Sự biến chuyển trong nhận thức của Phùng sau khi
nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án? Anh/ chị hãy lưu ý đường dây tình tiết:
Hành động tấn công gã đàn ông khi lần thứ hai chứng kiến cảnh gã này đánh vợ -
Trạng thái “choáng váng” khi nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án - Hành
động đi tìm bé Phác ở cuối truyện?
- GV nêu vấn đề kiểu suy lí giúp HS suy nghĩ sâu hơn, cảm nhận sâu sắc hơn ý
nghĩa sự gợi ra của hình tượng nghệ thuật: Qua nhân vật Phùng, tác giả gửi đến người
đọc thông điệp gì?
HS tư duy và trao đổi với GV hoặc các bạn trong lớp để quyết định ý tưởng.
* Chánh án Đẩu:
- GV nêu vấn đề kiểu phỏng đoán với mục đích kích thích HS tư duy để tìm kết
quả, đồng thời có thể kiểm nghiệm kết quả ngay lập tức: “Kết quả buổi “làm việc” của
chánh án Đẩu và người đàn bà hàng chài ra sao?”. Kết quả phỏng đoán được kiểm
nghiệm theo hệ thống hỏi - đáp:
+ Đẩu mời người đàn bà đến tòa án nhằm mục đích gì?
+ Đẩu có thái độ như thế nào trước và sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà?
+ Anh/ chị hãy phán đoán chánh án Đẩu đang suy nghĩ những gì và đã “vỡ ra”
điều gì khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài?
+ Bài học rút ra từ nhân vật Đẩu là gì?
* Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- GV NVĐ kiểu đánh giá và khái quát. Kiểu này yêu cầu HS có sự so sánh, phân
tích, bình phẩm, thảo luận, suy ngẫm… Trong quá trình ấy, HS phải ứng dụng tổng hợp
các kiến thức đã học, vận dụng kinh nghiệm nhiều mặt, vận dụng nhiều phương thức tư
duy và cả sự đắm mình trong thế giới nghệ thuật. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ
và thể hiện sự nhận xét, đánh giá về TP, cũng như sự đồng cảm, sẻ chia cùng tác giả.
Để đưa ra được lời bình về giá trị nhân đạo sâu sắc của Chiếc thuyền ngoài xa, GV
yêu cầu HS liên tưởng đến các sáng tác của Nam Cao (Nêu vấn đề kiểu so sánh).
* Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:
Ở nội dung này, GV có thể nêu vấn đề theo kiểu gợi mở: trước hết là xác định những
hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Sau đó phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ấy. Tùy
theo đối tượng HS và thời lượng trên lớp mà GV hướng dẫn HS phân tích một số hình
ảnh sau:
- Hình ảnh chiếc thắt lưng lính ngụy và bãi xe tăng hỏng.
- Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”.
- Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và ý nghĩa nhan đề của TP.
Ở tình huống này, HS có thể dùng phiếu học tập để trình bày ý kiến của mình.
*Nghệ thuật xây dựng cốt truyện:
- GV nêu vấn đề trực tiếp:
+ Anh/ chị có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng cốt truyện?
+ Nghệ thuật trần thuật: - Hình thức kể chuyện (người kể, điểm nhìn trần thuật)
- GV nêu vấn đề kiểu thăm dò: Trong truyện này, tác giả đã chọn người kể
chuyện là nhân vật Phùng, xưng “tôi”. Có ý kiến cho rằng nên để tác giả là người kể
chuyện ở ngôi thứ ba “biết tuốt” thì ý nghĩa câu chuyện sẽ sâu sắc hơn. Ý kiến anh/ chị
như thế nào?
- GV tiếp tục nêu: Có ý kiến cho rằng điểm nhìn trần thuật chỉ đặt ở nhân vật
Phùng. Ý kiến anh/ chị như thế nào?
- Giọng điệu trần thuật - GV phát vấn:
+ Anh/ chị có nhận xét gì về giọng điệu trần thuật? Hãy dẫn chứng bằng một số
đoạn tiêu biểu?
Để thay đổi không khí lớp học, kích thích ham muốn suy nghĩ và phát biểu ý kiến
của HS, GV nêu vấn đề kiểu sai lệch cố ý: Về giọng điệu trần thuật, chúng ta có thể
nhận xét rằng giọng điệu chủ chốt của truyện là giọng sử thi hào hùng. Anh/ chị có thể
đưa dẫn chứng bằng một số đoạn văn?
Bằng cách đối thoại trực tiếp này, GV vừa kiểm tra kiến thức cũ của HS, vừa giúp
HS hiểu biết chính xác nội dung bài học.
* Nghệ thuật ngôn ngữ:
- GV nêu vấn đề trực tiếp: Anh/ chị có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác phẩm?
(gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật)?
* Tổng kết bài học:
GV nêu vấn đề kiểu đánh giá: thưởng thức, xem xét, bình luận về các giá trị của
TP. Phương thức đánh giá có thể là so sánh, phân tích, bình phẩm, cũng có thể thảo
luận hoặc suy ngẫm. Trong quá trình hỏi - đáp, HS phải vận dụng tổng hợp các kiến
thức đã học, vận dụng kinh nghiệm nhiều mặt, vận dụng nhiều phương thức tư duy khác
nhau để suy nghĩ độc lập. Khi giải đáp vấn đề, HS có thể lồng vào cảm nhận của mình
nên ít nhiều thường mang màu sắc chủ quan. Điều này phù hợp với đặc trưng của giờ
học tác phẩm văn chương.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi áp dụng phương thức nêu vấn đề vào tiết dạy của tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa trên một số lớp khối 12 tại đơn vị đang giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đã có
những ưu điểm nhất định.
Về phía GV, khi áp dụng phương thức nêu vấn đề khi giảng dạy Chiếc thuyền
ngoài xa, GV sẽ rất linh hoạt, ứng xử kịp thời và xử lý khéo léo trước các tình huống.
Câu hỏi được GV đưa ra đúng thời điểm theo tiến độ của giờ dạy học. GV kịp thời nêu
câu hỏi để kéo sự HS tập trung vào giờ học. Trong giờ học, khi tư duy của HS gặp cản
trở, xuất hiện sai lệch hoặc thắc mắc thì GV kịp thời nêu câu hỏi để gạt bỏ khúc mắc,
khiến cho giờ dạy học trên lớp được tiến hành thuận lợi.
Về phía HS, lớp học rất hào hứng trước vấn đề GV nêu ra, nhiều HS tranh nhau trả
lời, nhóm thảo luận sôi nổi, thuyết trình say sưa và phản biện nhiệt tình, một số HS còn
mạnh dạn đưa ra những ý kiến của cá nhân mình làm cho giờ học thêm hứng thú…
Kết quả kiểm tra: Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cùng một đề bài, triển khai cùng
một đáp án về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa cho các lớp khối 12 dưới hình thức tự
luận nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập sau giờ đọc-hiểu. Đối chiếu kết quả các
lớp mà GV đã áp dụng phương thức nêu vấn đề (chúng tôi tạm gọi là lớp thực
nghiệm) và những lớp chưa áp dụng (chúng tôi tạm gọi là lớp đối chứng). Kết quả đạt
được cụ thể như sau:
Bảng phân bố điểm kiểm tra của học sinh
lớp Đối chứng và lớp Thực nghiệm
Bảng đánh giá tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh
lớp Đối chứng và lớp Thực nghiệm
IV. KẾT LUẬN
Nêu vấn đề cho HS và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
Đối
tượng
Điểm số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực
nghiệm
228 HS
0 0 10 27 57 51 45 26 12 0
Đối
chứng
228 HS
0 12 21 31 65 60 21 12 6 0
Đối
tượng
Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
SL % SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm
228 HS
00 37 16,2 108 47,4 71 31,1 12 5,2
Đối
chứng
228 HS
12 5,3 52 22,8 125 54,8 33 14,5 6 2,6
là một phương thức dạy học có tính khoa học và cơ sở thực tiễn vững vàng. Điều đó thể
hiện rõ quan điểm dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, là
cơ sở tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Thật vậy, phương thức nêu vấn đề trong giờ học Ngữ văn có tác dụng và sức
thuyết phục riêng, chứa đựng trong nó là “hạt nhân hợp lí” của quan điểm dạy học mới
đang thâm nhập vào nhà trường hiện đại. Hiệu quả của giờ học văn theo phương thức
nêu vấn đề có ưu thế trong việc giúp HS bộc lộ vai trò chủ thể cảm thụ sáng tạo trong quá
trình tiếp nhận văn học. Từ đó dẫn đến việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ
văn. Đây là xu hướng dạy học tích cực sáng tạo cần phát huy.
Đề tài
“Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu qua phương thức nêu vấn đề”
là sự
đúc kết kinh nghiệm của quá
trình giảng dạy, tìm tòi và học hỏi với quan niệm người giáo viên sẽ là động lực của
quá trình đổi mới phương pháp bộ môn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những ý kiến, suy
nghĩ của cá nhân nên
khi thực hiện đề tài khó có thể tránh khỏi những hạn chế nhất
định. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến và trao đổi chân thành của quí
thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng trong thực tiễn
hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, Ngày 20 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Mai Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực hành Làm văn lớp 12, Lê A (chủ biên), NXB GD, 2006.
2.
Một số vấn đề về dạy học giảng văn,
Nguyễn Đức Ân,ĐHQGTPHCM,Trường
ĐHSP, 1996.
3. Dạy học giảng văn ở trường THPT , Nguyễn Đức Ân, NXB T.H Đồng Tháp, 1997
4. 150 thuật ngữ văn học , Lại Nguyên Ân, NXBĐHQG , 2004.
5. Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nguyễn Duy Bình, NXBGD, 1983.
6. Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Bộ GD và Đào tạo, 1999
7. Sách giáo viên Ngữ văn 12 (tập 1, 2), Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2007
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, NXBGD, 2008.
9. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, NXBGD, 2010.
10. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - tác phẩm và lời bình, Tuấn Thành -Vũ Nguyễn
NXBVH, 2007.