CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
QUA CÁC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN 12 THPT”
Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
Kiểm tra là thu thập thông tin về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, còn
đánh giá là xác định mức độ đạt được của hoạt động học tập so với mục tiêu đề
ra. Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học
sinh (HS) là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, vận dụng của người học. Hoạt động này được tiến
hành theo trình tự, hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát xem xét về cả định
lượng lẫn định tính kết quả học tập của học sinh. Bởi thế, việc xác định chuẩn
đánh giá một cách khoa học, khách quan là yêu cầu vô cùng quan trọng. KTĐG
qua đó cũng có tác động tới nhiều đối tượng giáo dục. Đối với người học - trung
tâm của hoạt động dạy học, kết quả KTĐG sẽ thúc đẩy quá trình học tập, giúp
người học tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân để có phương pháp ôn tập,
củng cố, hoàn thiện tri thức với hệ thống thao tác tư duy của chính mình. Đối
với người dạy, kết quả KTĐG tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm, qua đó
mà không ngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân về trình độ chuyên môn cũng
như phương pháp giảng dạy. Đối với các cấp quản lí giáo dục, KTĐG giúp đánh
giá chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó có những điều chỉnh, xây dựng, đổi mới
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Vì thế có thể khẳng
định rằng, KTĐG là một khâu vô cùng quan trọng, không thể tách rời trong hoạt
động dạy học ở nhà trường, cũng có thể nói rằng, KTĐG là động lực thúc đẩy
quá trình dạy học.
Nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của KTĐG, có giải pháp
khắc phục các nhược điểm của hiện trạng đánh giá là góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo. Thấy được vai trò to lớn đó, xu hướng
giáo dục hiện nay đã đề cao yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
đồng thời phải đổi mới KTĐG. Định hướng đổi mới KTĐG hiện nay là: Chuyển
đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích
hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một PPDH. Như vậy,
KTĐG không những được coi trọng mà còn trở thành một phương pháp dạy học,
được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học. Để thực hiện mục tiêu này,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều nội dung, triển khai đồng bộ, thiết
thực, trong đó nội dung gần nhất hiện nay là KTĐG học sinh theo định hướng
phát triển năng lực. Đây là yêu cầu cần thiết nhưng cũng là một thử thách lớn
lao cho cả giáo viên và học sinh trong những năm đầu thực hiện.
Là một giáo viên trong xu thế hội nhập, bản thân tôi đã nhận thức sâu sắc
vấn đề đổi mới KTĐG, tích cực tìm tòi, suy nghĩ, trao đổi và đã đúc rút được
một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh một cách
hiệu quả, góp phần nâng cao cất lượng giáo dục. Chính vì vậy tôi xin trình bày
2
đề tài: Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
qua các bài kiểm tra định kỳ môn ngữ văn 12 THPT.
Đề tài được lựa chọn mới mẻ, triển khai lôgic, trình bày lập luận khoa học,
chính xác dễ áp dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá hiện nay.
I.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP.
- Với những nhận thức và kinh nghiệm của bản thân, đề tài đưa ra một số
giải pháp trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn lớp 12 theo hướng
phát triển năng lực. Nội dung đề tài chủ yếu xoay quanh hệ thống đề kiểm tra,
hướng dẫn chấm các bài kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn lớp12 một cách cụ thể,
khoa học, mới mẻ. Giáo viên có thể dựa vào các giải pháp đó để kiểm tra đánh
giá học sinh một cách phù hợp.
- Qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểu các tài liệu liên quan, tôi
thấy hiện nay chưa có cá nhân, tập thể nào đề cập đến đề tài này một cách đầy đủ
các bài kiểm tra định kì theo chương trình Ngữ Văn 12 THPT, có chăng thì cũng
chỉ mới đề cập đến vấn đề lí luận và đưa ra 1 đến 2 đề thi minh họa. Như vậy, đề
tài tôi theo đuổi thực hiện là có tính mới mẻ, có ý nghĩa cấp thiết đối với việc
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hiện nay ở trường THPT.
- Công trình nghiên cứu của tôi đã được triển khai dựa trên những tiền đề lý
luận - thực tiễn sáng rõ, các giải pháp đưa ra đều phù hợp với nguyên tắc, quy
định, quy trình kiểm tra đánh giá của bộ môn.
- Đề tài còn phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn bậc THPT hiện nay. Nó phù hợp với thành tựu khoa học
giáo dục được Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai.
- Hệ thống giải pháp đề tài đưa ra có khả năng áp dụng trong một phạm vi
rộng và dễ thực hiện ở các nhà trường THPT hiện nay. Đề tài đã được triển khai,
kiểm nghiệm trong hơn hai năm học vừa qua tại trường tôi đang công tác.
3
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
II.1.1 Công tác thực hiện của Giáo viên về kiểm tra đánh giá
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát các trường THPT lân cận về
công tác thực hiện KTĐG của một số giáo viên môn Ngữ văn. Sau khi điều tra
kết quả nhận được như sau:
Nội dung
Kết quả
Thái độ của
thầy (cô) với
đổi
mới
KTĐG?
Nội dung KT
các thầy (cô)
thường
áp
dụng?
Hình thức KT
thầy
(cô)
thường
áp
dụng?
Rất quan tâm
Số lượng
10/30
Ít quan tâm
Tỉ lệ
33,3%
Kiến thức
Số lượng
17/30
Tỉ lệ
56,7%
Tự luận
Số lượng
20/30
Số lượng
15/30
Không quan tâm
Tỉ lệ
50%
Số lượng
05/30
Kiến thức - Kỹ
năng
Tỉ lệ
Số lượng
33,3%
10/30
Trắc nghiệm
Năng lực
Số lượng
3/30
Tỉ lệ
10%
Trắc nghiệm - Tự
luận
Số lượng
Tỉ lệ
10/30
33,3%
Số lượng
Tỉ lệ
0/30
0%
Thỉnh thoảng, sơ
Đầy đủ hiệu quả
Không thực hiện
Thực hiện trả
sài
bài KT của thầy
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
(cô)?
12/30
40%
15/30
50%
3/30
10%
II.1.2 Kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh
Song song với việc thực hiện KTĐG của giáo viên là kết quả KTĐG của
học sinh. Với tiêu chí khách quan trong nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều
tra 100 học sinh ở trường THPT nơi tôi đang công tác, sau khi điều tra kết quả
nhận được như sau:
Nội dung
Thái độ
kiểm tra
của các
em?
Cách
thức làm
bài kiểm
tra của
các em?
Tỉ lệ
66,7%
Tỉ lệ
16,7%
Kết quả
Nghiêm túc
Số lượng
20/100
Tỉ lệ
20%
Suy nghĩ làm bài
Số lượng
15/100
Tỉ lệ
15%
Ít nghiêm túc
Số lượng
40/100
Tỉ lệ
40%
Tái hiện lại bài học
Số lượng
40/100
Tỉ lệ
40%
Không nghiêm túc
Số lượng
40/100
Tỉ lệ
40%
Chép theo tài liệu
Số lượng
45/100
Tỉ lệ
45%
4
Hiệu quả
qua các
bài kiểm
tra?
Tiến bộ rõ rệt
Số lượng
15/100
Tỉ lệ
15%
Tiến bộ vừa phải
Số lượng
20/100
Tỉ lệ
20%
Không tiến bộ
Số lượng
65/100
Tỉ lệ
65%
II.1.3 Một số hạn chế của công tác kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông
Những con số biết nói trên đã phần nào cho ta thấy thực trạng KTĐG và
kết quả KTĐG ở trường THPT hiện nay. Có thể thấy rằng việc thực hiện công
tác đổi mới KTĐG trong mỗi giáo viên chưa thực sự tích cực. Hầu như các giáo
viên vẫn thiếu sự nhiệt tình, hăng say trong công tác đổi mới. Còn nhiều giáo
viên thực hiện chiếu lệ, hình thức. Đâu đó vẫn còn một bộ phận giáo viên bàng
quan với nhiệm vụ, chưa hiểu rõ vai trò của bản thân trong công tác đổi mới, coi
công tác đổi mới là việc của “cấp trên”. Vì thế việc KTĐG vẫn dừng lại chủ yếu
ở việc KTĐG kiến thức đã học, tiến bộ hơn một chút thì đã quan tâm tới kỹ năng
làm bài, còn năng lực của học sinh trong vận dụng kiến thức kỹ năng chưa được
đề cập đến.
Hình thức KTĐG đang được sử dụng cũng còn quá hạn chế so với yêu cầu.
Các giáo viên mới chỉ sử dụng hình thức tự luận như một thói quen định sẵn.
Hình thức trắc nghiệm ít được sử dụng hoặc chưa được sử dụng đã tạo ra một
thiếu hụt đáng kể trong việc đánh giá tư duy.
Không những thế, lối mòn kiểm tra cũ đã tạo điều kiện thuận lợi cho những
tồn tại muôn thuở chưa thể bị xóa nhòa. Đó là lối học tủ, học thuộc, học máy
móc vẫn còn được học sinh sử dụng. Công tác giáo dục ý thức học sinh trung
thực trong thi cử chưa đạt hiệu quả cao. Chưa thể nhìn nhận được khả năng thực
sự của học sinh sau mỗi bài kiểm tra để kịp thời soi chiếu vào quá trình dạy học
để đúc rút, chỉnh sửa. Vì vậy chưa thể đánh giá được năng lực, chưa thể buồn vui với sự giảm sút - tiến bộ của mỗi học trò.
II.1.4 Nguyên nhân
Thực trạng trên vẫn tồn tại là do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên có thể kể đến
là trách nhiệm thuộc về những nhà quản lí giáo dục. Phải chăng sự nhận thức về
xu thế, nhiệm vụ đổi mới giáo dục nói chung, KTĐG nói riêng của một số cán
bộ quản lí chưa cao, chưa triệt để nên mới dẫn đến sự chỉ đạo, triển khai thực
hiện chưa quyết liệt. Công tác tập huấn đổi mới KTĐG tại các đơn vị còn chưa
cụ thể dẫn đến việc giáo viên thực hiện một cách máy móc, lơ mơ theo hướng
dẫn qua loa của tổ trưởng chuyên môn. Nếu vậy, làm thế nào giáo viên có thể
lĩnh hội sâu sắc về đường lối, hiểu biết rõ ràng về nhiệm vụ? Thiết nghĩ, đó cũng
là một câu hỏi lớn cho ngành giáo dục nói chung. Nhận thức chưa đầy đủ đó sẽ
dẫn tới việc thực hiện đổi mới KTĐG chiếu lệ như là một tất yếu. Đại bộ phận
giáo viên chỉ coi KTĐG như là một nhiệm vụ được quy định trong giảng dạy, họ
thực hiện sao cho kịp tiến độ, đúng thời gian. Các bài kiểm tra mới chỉ dừng lại
ở kiểm tra kiến thức - kĩ năng còn kiểm tra năng lực học sinh vẫn là một vấn đề
mới mẻ.
5
Nguyên nhân thứ hai thuộc về giáo viên. Dường như sức ì, sự ngại
khó ở một số giáo viên còn khá lớn. Họ không muốn đổi thay, họ không thích
tìm tòi, họ không ưa cái mới mẻ. Từ tư tưởng đó sẽ dẫn đến việc thực hiện
“cho có”, cho “hợp lí hồ sơ”.Thực trạng trên còn tồn tại cũng bởi nguyên
nhân chúng ta chưa thực sự đổi mới PPDH. Lối truyền thụ một chiều, coi
nặng kiến thức vẫn như một bức thành trì chắc chắn khó có thể chuyển lay. Vì
thế, coi KTĐG như một PPDH trong quá trình dạy học càng là một mục tiêu
xa vời hơn nữa.
II.2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
PHẦN MỘT:
NHẬN THỨC VỀ LÍ LUẬN KTĐG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Sự khác nhau giữa KTĐG theo năng lực và theo chuẩn KT - KN
Đánh giá theo chuẩn KT - KN quan tâm nhiều đến việc HS nắm được
những gì sau quá trình học tập, dựa chủ yếu vào khối lượng kiến thức để xếp
hạng học sinh, chú ý vào việc xếp hạng những người học với nhau. Hoạt động
đánh giá thường diễn ra vào những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học,
đặc biệt là trước hoặc sau khi dạy. Câu hỏi, bài tập mang tình huống hàn lâm,
gắn với nội dung học tập trong nhà trường. Việc chấm, trả bài kiểm tra chưa trở
thành một hoạt động tổ chức học sinh suy ngẫm trải nghiệm; kết quả kiểm tra
đánh giá không được giáo viên lưu giữ một cách hệ thống, chưa được sử dụng
như một hồ sơ để liên tục tác động uốn nắn, dạy học phân hóa đến từng cá nhân
học sinh. Mục đích kiểm tra đánh giá và xếp loại học sinh chủ yếu quan tâm đến
kiến thức, làm cho người dạy và người học không hiểu rõ được năng lực vận
dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề nhận thức và thực tiễn.
Đánh giá dựa theo năng lực là đánh giá khả năng tiềm ẩn của HS dựa
trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm minh
chứng về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó. Đánh giá theo
năng lực là xem xét, đánh giá HS đã vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học
như thế nào, có nghĩa là thiên về xác định mức độ năng lực của cá nhân người
học so với mục tiêu đề ra của môn học. Việc đánh giá tập trung vào việc xem
HS đã làm được điều gì qua học (năng lực, kĩ năng đạt được), không phải
xem các em học được cái gì, được truyền thụ kiến thức gì. Từ đó xem xét sự
tiến bộ của người học so với chính họ.
Đánh giá theo năng lực là đánh giá qua những tình huống, vấn đề có giá trị
ứng dụng thực tiễn, sát với thực tiễn, học sinh giải được những bài tập đòi hỏi
vận dụng kiến thức một cách tích hợp...
Đánh giá theo năng lực được sử dụng ở mọi thời điểm của quá trình dạy
học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
Đề thi/kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực coi trọng các câu hỏi yêu cầu
sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để trả lời, lý
6
giải các vấn đề xảy ra trong thực tiễn, nhất là những vấn đề có tính thời sự, làm
cho học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi
trường... Để hoàn thành những câu hỏi như vậy, ngoài kiến thức được trang bị
trong khuôn khổ sách giáo khoa, học sinh cần tích lũy kiến thức về hiểu biết xã
hội, nắm bắt các vấn đề của đời sống xã hội, rèn luyện năng lực tư duy độc lập,
năng lực trình bày chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi
trường...
2. Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh
Để KTĐG theo định hướng năng lực học sinh đòi hỏi việc thay đổi quan
niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập. Song song với
việc phát hiện ra những hạn chế của các bài tập truyền thống, chúng ta cũng
nhận ra ưu điểm nổi bật của các dạng bài tập tiếp cận năng lực. Đó là các ưu
điểm dễ nhận thấy như: Trọng tâm không không phải là các thành phần tri thức
hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác
nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học; Không theo nội dung định
hướng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh. Nội dung học tập
mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
Với những ưu điểm nổi bật đó người ta đã đưa ra các đặc điểm của các bài
tập theo định hướng năng lực, cụ thể có tám đặc điểm. Trong các đặc điểm đó có
một số đặc điểm đáng lưu ý hơn cả, đó là:
Bài tập theo định hướng năng lực phải đảm bảo yêu cầu các mức độ khó
khác nhau, cần mô tả được tri thức và kỹ năng yêu cầu, đồng thời định hướng
được kết quả.
Bài tập theo định hướng năng lực phải hỗ trợ việc tích lũy kiến thức qua
học tập, cụ thể là liên kết các nội dung các năm học, nhận biết được sự gia tăng
của năng lực, vận dụng thường xuyên cái đã học.
Bài tập theo định hướng năng lực cũng dần hỗ trợ cá nhân hóa việc học
tập, cần khuyến khích cá nhân có trách nhiệm với việc học, sử dụng sai lầm như
là một cơ hội của bản thân.
Bài tập theo định hướng năng lực cần được xây dựng trên cơ sở chuẩn,
tăng cường năng lực xã hội, tích cực giải quyết các vấn đề nhận thức, đặt ra các
vấn đề mở, gắn với nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau...
Để xây dựng được những câu hỏi bài tập hợp lí cần nắm vững các mức độ
nhận thức của tư duy. Trước hết là các mức quá trình, hệ thống câu hỏi bài tập
cần rèn luyện cho học sinh theo quá trình hồi tưởng thông tin → xử lí thông tin
→ tạo thông tin. Tương ứng với các mức quá trình đó là các mức độ nhận thức
tư duy: Nhận biết → thông hiểu → vận dụng thấp → vận dụng cao.
Cụ thể:
Biết: Nhận biết lại, tái tạo lại theo cách thức không thay đổi.
Hiểu: Nắm bắt ý nghĩa, phản ánh, lí giải, giải thích, cắt nghĩa các sự kiện,
vấn đề, nội dung đã học.
7
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống mới, cụ
thể, khả năng phân tích, suy luận, liên hệ, so sánh...
Vận dụng cao: Khả năng liên kết các thành phần để tạo thành một tổng thể,
khả năng phê phán và thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định.
Dựa trên các mức độ nhận thức và đặc điểm học tập định hướng năng lực,
chúng ta có thể xây dựng bài tập theo các dạng sau:
Dạng 1: Các bài tập tái hiện :Yêu cầu hiểu và tái hiện tri thức.
VD: Nêu được các thông tin về văn bản, Liệt kê được các nhân vật trong
truyện, nhận biết được thể loại, nắm được bố cục tác phẩm...
Dạng 2: Các bài tập vận dụng: Yêu cầu vận dụng những kiến thức trong
các tình huống không thay đổi nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ
bản.
VD: Hiểu đặc điểm thể loại, nêu được ý nghĩa nhan đề, hiểu được tình cảm
cảm xúc nhân vật trữ tình trong thơ, nắm được đặc điểm và thân phận nhân vật...
Dạng 3: Các bài tập giải quyết vấn đề: Yêu cầu phân tích, tổng hợp, đánh
giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề.
VD: Từ hiểu biết về tác phẩm, lí giải được giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm, qua tác phẩm khái quát được phong cách tác giả, từ tác phẩm chỉ
ra đặc điểm thể loại...
Dạng 4: Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Yêu cầu sự
sáng tạo, lựa chọn cách tiếp cận, con đường giải quyết của bản thân.
VD: Rút ra những bài học cho bản thân sau khi học tác phẩm, So sánh, liên
hệ, xâu chuỗi các vấn đề trong tác phẩm và hoàn cảnh thực trong cuộc sống, Thể
hiện những kiến giải riêng về văn bản...
PHẦN HAI:
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN 12 THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Trên cơ sở nắm vững những quy tắc về biên soạn đề kiểm tra giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi xây dựng các đề kiểm tra định kì
môn Ngữ Văn 12 THPT nhằm cụ thể hoá những vấn đề lý thuyết đã được trình
bày ở phần một. Về cấu trúc đề ra, đối với các bài kiểm tra định kì bình thường,
đề gồm 2 phần: Phần 1 (3 điểm): Đọc hiểu (4 câu hỏi); Phần II (7 điểm): Làm
văn (1 câu hỏi). Riêng đối với đề thi học kì, đề gồm 2 phần: Phần I (3 điểm):
Đọc hiểu (4 câu hỏi); Phần II: Câu 1 (2 điểm): Nghị luận xã hội, câu 2 (5 điểm):
Nghị luận văn học.
1. Các đề kiểm tra định kì môn ngữ văn 12 thpt
1.1. Đề kiểm tra số 1
1.1.1 Ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Tổng
số
8
I. Đọc hiểu
- Nhận biết
được đề tài,
thể
loại,
phong cách
ngôn ngữ,
phương thức
biểu
đạt...
của văn bản.
Số câu
2
Số điểm
1,0
Tỷ lệ
10%
II. Làm văn - Xác định
Nghị luận về được
yêu
một
tư cầu
nghị
tưởng đạo lí luận, phạm
vi dẫn chứng
và các thao
tác lập luận.
- Lí giải nội
dung, ý nghĩa,
các thông tin,
sự kiện, chi
tiết...
trong
văn bản.
- So sánh, đánh
giá, nhận xét
về văn bản
theo cảm nhận
cá nhân.
1
1,0
10%
- Lựa chọn,
sắp xếp các
luận điểm làm
sáng tỏ vấn
đề nghị luận.
1
1,0
10%
- Vận dụng hiểu
biết xã hội và kĩ
năng tạo lập văn
bản để viết bài
nghị luận về
một tư tưởng
đạo lí.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Tổng số câu
2
Tổng số
1,0
điểm
10%
Tỷ lệ
1.1.2 Đề kiểm tra
1
1,0
10%
1
1,0
10%
4
3,0
30%
- Bày tỏ
quan điểm
cá nhân về
vấn đề nghị
luận, liên hệ
rút ra bài
học bản
thân.
1
7,0
70%
1
7,0
70%
1
7,0
70%
5
10,0
100%
ĐỀ 1
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con một ngày thêm cao
(Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương)
9
Câu 1 (0.5 điểm) : Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ
nhất
Câu 2 (0.5 điểm) : Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên
Câu 4 (1.0 điểm): Những điểm giống nhau về nội dung, nghệ thuật trong
hai đoạn thơ trên là gì? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy
nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
ĐỀ 2
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Nhìn vào cách thức tổ chức học tập và thi cử có thể thấy rằng ngày xưa
học là để làm quan. Mục đích chính của việc học là để ra ứng thí, nếu đỗ đạt
thành ông nghè ông cử sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nếu thi rớt chờ khóa sau thi
lại. Chính vì thế mới có người suốt đời đi thi, hoặc cả bố, cả con đều thi cùng
một khóa.
Vì sao vậy? Vì đó là cách thức tiến thân và khẳng định mình nhanh nhất và
duy nhất trong xã hội phong kiến với thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” được
phân định rõ ràng. Đó là một đầu tư lớn, một khát vọng đổi đời cháy bỏng,
nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu sinh lí thông thường. Vì thế mới có chuyện
“chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng
tổng”, võng anh đi trước võng nàng theo sau”...
(Trích từ bài viết của TS. Giáp Văn Dương trên Tuổi trẻ Online ngày
12/11/2013)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Đặt nhan đề cho đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Hiểu như thế nào về sĩ nông công thương được tác giả
đề cập trong đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề
học tập và con đường tiến thân của bản thân trong tương lai? (trả lời trong
khoảng 5 -7 dòng)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về cái danh và cái thực trong cuộc sống?
1.1.3 Hướng dẫn chấm
Hướng dẫn chung:
-Trên cơ sở các mức điểm đã định, cần xem xét thêm các yêu cầu về kĩ
năng để cho tối đa hoặc thấp hơn.
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25
Hướng dẫn cụ thể:
ĐỀ 1
10
Phần
I
Câu
1
2
3
4
II
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Hai phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ thứ
nhất: Biểu cảm, miêu tả
Thể thơ đoạn thơ thứ hai: Thơ hiện đại 6 tiếng/ thơ tự
do 6 tiếng
Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ
nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi…lớn lên” và “bí
và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản
giưa “Lưng mẹ…còng dần” và “con một ngày thêm
cao”
Hai đoạn thơ có điểm giống về nội dung: bộc lộ niềm
xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh
thầm lặng của mẹ.
Về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp
tương phản, nhân hóa.
LÀM VĂN
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành
động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi
cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và
học tập của bản thân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được
vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu:
- Giải thích câu nói:
+ Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển tiếng
Việt)
+ Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc
làm cụ thể, qua mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể,
xã hội…
+ Hành động là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
- Phân tích, chứng minh: “Mọi phẩm chất của đức
hạnh là ở trong hành động”
+ Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và đề cao những
hành động thiết thực mang lại lợi ích cho bản thân và
xã hội:
. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng
của hành động: Trăm nghe không bằng một thấy;
Trăm hay không bằng tay quen; Nói hay không bằng
Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0
1,0
7,0
1,0
0,5
1,0
1,5
11
Phần
I
Câu
1
2
3
4
cày giỏi
. Nhân dân cũng phê phán, chê cười những kẻ: Ăn như
rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa; Ăn
thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con
mà làm.
+ Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có
rất nhiều gương sáng hành động, thể hiện phẩm chất
cao quý của con người( Thạch Sanh, Thành Gióng, Từ
Hải, Lục Vân Tiên.....)
- Phê phán, bác bỏ:
Những lối sống, hành động không xứng đáng là một
con người đức hạnh.
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Hành động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không
ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao
trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, xứng
đáng là người vừa có tài vừa có đức.
+ Hành động còn là dám nhìn thẳng vào những khuyết
điểm để sửa chữa, khắc phục để vươn lên, có tinh thần
cầu tiến để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản
thân.
d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc
đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục); có cách trình bày,
diễn đạt ấn tượng.
ĐỀ 2
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ
chính luận
Đặt nhan đề : Mục đích học tập của người xưa; Người
xưa với học tập và thi cử; Học tập và con đường tiến
thân của người xưa...
Sĩ nông công thương là bốn tầng lớp chính trong xã
hội phong kiến ngày xưa. Sĩ là khái niệm chỉ tầng lớp
trí thức, những người có học; nông là nông dân; công
là những người làm thủ công nghiệp như dệt, khâu
nón, thêu tranh... thương là những người hoạt động
buôn bán. Bốn tầng lớp này được xếp theo thứ bậc
trên hết là sĩ và cuối cùng là thương.
Học sinh trả lời theo yêu cầu. Nội dung câu trả lời cần
phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với các chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
1,0
0,5
1,0
0,5
Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0
1,0
12
II
LÀM VĂN
Suy nghĩ của anh (chị) về cái danh và cái thực trong
cuộc sống?
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được
vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu:
- Giải thích:
+ Danh: tên gọi, tiếng tăm. Tư cách, cương vị của con
người trong xã hội.
+ Thực: cái căn bản, cái sự thật có được, khả năng
thực có được của con người.
-> Nói đến danh và thực là nói đến mối qua hệ giữa
cái bên trong và cái bên ngoài, giữa vị trí và khả năng
đảm nhận vị trí, giữa tiếng tăm và thực chất.
- Bình luận:
+ Danh và thực cần phải đi đôi với nhau. Có sự phù
hợp giữa danh và thực thì xã hội sẽ ổn định, cá nhân sẽ
có khả năng thuyết phục, tạo long tin cho cá nhân
khác.
+ Khi danh và thực không đi liền với nhau: Thực
không ngang tầm, danh trở thành ngụy trang, giả tạo.
Những thứ giả tạo thường không tồn tại bền vững, sẽ
bị sụp đổ…
+ Đại đa số danh và thực hài hòa, mọi người nhận
thức được vai trò, trách nhiệm của mình. (dẫn chứng)
+ Trong xã hội cũng không thiếu hiện tượng không có
sự thống nhất giữa danh và thực dẫn đến những hậu
quả khôn lường (dẫn chứng)
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Không nên chạy theo danh hão vì sẽ gây tổn hại cho
xã hội và cuộc sống của mình. Song không nên quá
thờ ơ với cái danh: danh tiếng, tư cách, cương vị của
mình… Vì đó là biểu hiện lệch lạc của ý thức.
+ Cần luôn bồi đắp, bổ sung, hoàn thiện cái thực lực
bản thân để sống đúng và phù hợp với cái danh của
mình.
d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc
đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục); có cách trình bày,
diễn đạt ấn tượng.
7,0
1,0
0,5
1,5
2,5
1.0
0,5
13
1.2. Đề kiểm tra số 2
1.2.1 Ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Chủ đề
Nghị luận - Xác định - Lựa chọn,
về
một được yêu cầu sắp xếp các
hiện tượng nghị
luận, luận
điểm
đời sống. phạm vi dẫn làm sáng tỏ
chứng và các vấn đề nghị
thao tác lập luận
luận.
Vận dụng
Tổng
số
Thấp
Cao
- Hiểu được - Đưa ra
thực trạng những
giải
của các hiện pháp
thiết
tượng
đời thực để giải
sống.
quyết
các
hiện
tượng
một cách triệt
để.
1
10
100%
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1.2.2. Đề kiểm tra
Theo phân phối chương trình, bài làm văn số 2 thuộc dạng đề nghị luận về
một hiện tượng đời sống là bài làm văn được thực hiện ở nhà. Để thay đổi hình
thức kiểm tra theo hướng đổi mới KTĐG và đổi mới PPDH, người viết đề xuất
hình thức kiểm tra dưới dạng dự án học tập. Quy trình thực hiện diễn ra như sau:
Bước 1: Khởi động dự án
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, thuộc 3 vùng trên địa bàn trường đóng.
Yêu cầu các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ cho mỗi
thành viên về tìm hiểu những hiện tượng đời sống nổi cộm ở các xã, vùng nơi
mình sinh sống với các vấn đề sau:
1. Dân số kế hoạch hóa gia đình ở địa phương anh/chị?
2. Facebook với lứa tuổi học đường ở địa phương anh/chị?
3. Ô nhiễm môi trường ở địa phương anh/chị?
Bước 2: Triển khai dự án
Các nhóm tự phân công nhiệm vụ tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Các công việc cần thực hiện như sau:
+ Xác định mục đích, đối tượng tìm hiểu
+ Xây dựng kế hoạch, phương án tìm hiểu
+ Thu thập, sắp xếp, phân loại thông tin
+ Lập dàn ý, trình bày văn bản
Bước 3: Kết thúc dự án
Vào tiết trả bài, giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của
mình. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung ý kiến. Giáo viên nhận xét,
đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án, cho điểm các nhóm theo từng sản
phẩm.
1.3. Đề kiểm tra số 3
1.3.1 Ma trận đề kiểm tra
14
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
I. Đọc hiểu
- Nhận biết
được thông
tin về văn
bản
(Thể
loại, kết cấu,
chủ
đề,
PCNN...)
Số câu
1
Số điểm
0,5
Tỷ lệ
5%
II. Làm văn - Xác định
Nghị luận được
yêu
văn học
cầu
nghị
luận, phạm
vi dẫn chứng
và các thao
tác lập luận.
Vận dụng
Thông hiểu
Thấp
- Hiểu về các
yếu tố nội
dung và hình
thức
nghệ
thuật được sử
dụng
trong
văn bản
1
0,5
5%
- Lựa chọn,
sắp xếp các
luận điểm làm
sáng tỏ vấn
đề nghị luận.
- Đánh giá,
nhận xét về
Liên hệ, vận
văn bản theo
dụng thực
cảm nhận cá
tiễn đời
nhân.
sống
1
1,0
10%
- Vận dụng
kiến thức văn
học và kĩ năng
tạo lập văn bản
để viết bài nghị
luận về một
đoạn thơ, bài
thơ.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Tổng số câu
1
Tổng số
0,5
điểm
5%
Tỷ lệ
1.3.2 Đề kiểm tra
Cao
1
1,0
10%
- Liên hệ
vấn đề nghị
luận với
thực tiễn
cuộc sống.
1
7,0
70%
1
1,0
10%
1
0,5
5%
Tổng
số
2
8,0
80%
4
3,0
30%
1
7,0
70%
5
10,0
100%
ĐỀ 1
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và
vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người
không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười
ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba
và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra
với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
15
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?
Câu 2 (0,5 điểm): Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của các cụm từ: và chính
bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình?
Câu 3 (1,0 điểm): Cách lập luận trong bốn câu đầu có gì đặc biệt?
Câu 4 (1,0 điểm): Cho mọi người biết những giá trị có sẵn trong bản thân
anh/chị? (Trình bày trong khoảng 5-7 dòng)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
(Tố Hữu- Việt Bắc. Ngữ văn 12, tập một NXB Giáo dục, trang111)
Cảm nhận về đoạn thơ trên? Qua đoạn thơ hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị
về vai trò của rừng trong cuộc sống hôm nay?
ĐỀ 2
Phần I: Đọc - hiểu ( 3.0 điểm)
“… Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook
nói riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí
độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị,
kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc
gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí
nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa…
Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu,
đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng
Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn
không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng
Việt…”.
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ
nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả nguyên nhân nào dẫn đến việc Face book
cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu tới chính trị, kinh tế, đạo đức...?
Câu 3 (1,0 điểm): Quan điểm của tác giả về việc sử dụng tiếng Việt của các
trang mạng xã hội?
Câu 4 (1,0 điểm): Cách sử dụng face book của anh/chị? (Trả lời trong
khoảng 5-7 dòng).
Phần II: Làm văn ( 7.0 điểm)
Nhận định về bài thơ Tây Tiến có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ là nỗi niềm
hoài niệm của Quang Dũng về con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc
hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật thơ mộng, trữ tình”. Ý kiến khác lại nói: “Bài
16
thơ là những hồi ức của nhà thơ về hình ảnh người chiến binh những năm đầu
kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng”.
Ý kiến của anh/chị ?
1.3.3 Hướng dẫn chấm
Hướng dẫn chung:
-Trên cơ sở các mức điểm đã định, cần xem xét them các yêu cầu về kĩ
năng để cho tối đa hoặc thấp hơn.
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25
Hướng dẫn cụ thể:
ĐỀ 1
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Chắc
0,5
chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra
với những giá trị có sẵn.
2
Hiệu quả diễn đạt của các cụm từ: và chính bạn, hơn
0,5
ai hết, trước ai hết, phải biết mình nhằm khẳng định
một cách chắc chắn, nhấn mạnh một cách dứt khoát về
việc mỗi cá nhân cần biết được giá trị của bản thân .
3
Bốn câu đầu có điểm chung trong cách lập luận đó là
1,0
dùng thao tác bác bỏ ở vế đầu tiên, qua đó nhằm mục
đích tô đậm, nâng cao vế tiếp theo.
4
Thí sinh tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của
1,0
mình về giá trị của bản thân. Nội dung câu trả lời cần
phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với các chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
II
LÀM VĂN
7,0
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Vtệt Bắc? Qua
đoạn thơ hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai
trò của rừng trong cuộc sống hôm nay?
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được
vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết
1,0
luận được vấn đề.
b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
0,5
- Cảm nhận về đoạn thơ :
+ Nội dung: Nỗi nhớ của người về xuôi về những ngày
đầu đánh giặc. Thế giặc mạnh, nên ta bị giặc đến giặc
2,0
lùng.Trong hoàn cảnh đó rừng đóng vai trò quan trọng
như một đồng đội, bao bọc chở che chúng ta. Rừng
cùng đánh giặc, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
17
Phần
I
Câu
1
2
3
4
Đoạn thơ đã khắc họa hình tượng thiên nhiên Việt Bắc
với rừng cây, núi đá hết sức hùng vĩ mà ấm áp, trữ
tình.
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị, gần
gũi, quen thuộc. Các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ
mang sắc thái biểu cảm cao.
- Suy nghĩ về vai trò của rừng trong cuộc sống hôm
nay
Thí sinh bày tỏ suy nghĩ theo quan điểm cá nhân, song
cần đảm bảo các ý sau:
+ Rừng đem lại những hiệu quả, lợi ích gì về kinh tế,
du lịch?
+ Rừng có vai trò như thế nào trong việc điều hòa
không khí, ngăn chặn thiên tai, lũ lụt...?
+ Với vai trò đó, thực trạng rừng hiện nay ra sao?
+ Trách nhiệm của bản thân em với vấn đề bảo vệ,
trồng rừng?
d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc
đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục); có cách trình bày,
diễn đạt ấn tượng.
ĐỀ 2
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ chính
luận.
Theo tác giả nguyên nhân dẫn đến việc Face book cực
kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu tớichính trị,
kinh tế, đạo đức là Với một tốc độ truyền tải như vũ
bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm
chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự
thật, thậm chí độc hại .
Tác giả cho rằng: Trên mạng xã hội có không ít kẻ
tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu
nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác hoặc có
những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu
đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f,
w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm
mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Thí sinh tự do bày tỏ cách sử dụng face book của
mình. Nội dung câu trả lời cần phải chặt chẽ, hợp
lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp
1,0
1,5
0,5
Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0
1,0
18
luật.
II
LÀM VĂN
Nhận định về bài thơ Tây Tiến có ý kiến cho rằng:
“ Bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của Quang Dũng về
con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hùng
vĩ, dữ dội nhưng cũng thật thơ mộng, trữ tình”. Ý
kiến khác lại nói: “Bài thơ là những hồi ức của nhà
thơ về hình ảnh người chiến binh những năm đầu
kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi
hào hùng”.
Ý kiến của anh/chị ?
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được
vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt hai ý kiến.
- Giải thích hai ý kiến: Hai ý kiến đề cập tới những nội
dung quan trọng của bài thơ. Ý kiến thứ nhất đánh giá
về vẻ đẹp thiên nhiên, ý kiến thứ hai đề cập tới vẻ đẹp
hình tượng người lính.
- Phân tích chứng minh hai ý kiến
+ Vẻ đẹp thiên nhiên: Thiên nhiên Tây Tiến vừa hùng
vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình.
+ Vẻ đẹp người lính: Ngoại hình tiều tụy nhưng độc
dữ, oai phong lẫm liệt, tâm hồn lãng mạn, hào hoa, lí
tưởng xả thân vì nước, đến cái chết cũng hào hùng, bi
tráng....
+ Hai nội dung được xây dựng bằng bút pháp lãng
mận, lí tưởng hóa, những thủ pháp đối lập, tương
phản, sử dụng từ ng, thanh điệu độc đáo.
- Bàn luận, đánh giá về hai ý kiến.
+ Mỗi ý kiến đề cập tới một nội dung, một khía cạnh
của tác phẩm.
+ Cần nhìn nhận hai ý kiến trong tương quan hỗ trợ,
bổ sung cho nhau để đánh giá tác phẩm toàn diện hơn.
d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc
đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục); có cách trình bày,
diễn đạt ấn tượng.
7,0
1,0
0,5
0,5
1,0
0,75
0,75
0,5
1,5
0,5
1.4. Đề Kiểm Tra số 4: Kiểm tra học kì I
1.4.1 Ma trận đề kiểm tra
19
M
ức độ
Nhận biết
Chủ đề
1.
Đọc - Nhận diện
hiểu
phương thức
biểu đạt của
văn
bản,
biện pháp tu
từ….
Số câu: 4
Tỉ lệ:
30%
2
1,0
10%
2. Làm
văn
Nghị luận
xã hội
- Kiểu bài
Nghị luận về
một tư tưởng
đạo lí.
Số câu: 1
Tỉ lệ:
20%
Nghị luận - Biết được
văn học đây là kiểu
bài
Nghị
luận
văn
học, cụ thể
là phân tích
đoạn thơ.
Số câu: 1
Tỉ lệ:
50%
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
- Hiểu về các
yếu tố nội
dung và hình
thức
nghệ
thuật được
sử
dụng
trong
văn
bản
1
1,0
10%
- Trình bày
suy
nghĩ,
quan
niệm
của bản thân.
- Nêu ý nghĩa
của
thông
điệp…
1
1,0
10%
- Các
niệm
quan
vấn đề
luận.
- Huy động - Lời văn
kiến thức về sắc sảo, có
đời sống xã cảm xúc.
hội làm rõ vấn
đề.
khái
liên
đến
nghị
Vận dụng
cao
4
3,0
30%
1
2,0
20%
- Có những
hiểu biết về
tác giả , tác
phẩm, giá trị
nội dung và
nghệ thuật
của
đọan
thơ.
- Vận dụng
những
kiến
thức về tác giả,
tác phẩm, kết
hợp các thao
tác nghị luận
và
phương
thức biểu đạt,
biết cách làm
bài nghị luận
văn học: phân
tích một bài
thơ, đoạn thơ.
1
5,0
50%
Cộng
1
2,0
20%
- Tạo lập
bài
văn
nghị luận
văn
học
phân tích
một
bài
thơ, đoạn
thơ.
- Liên hệ
trách
nhiệm của
bản thân.
1
5,0
50%
20
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ
1.4.2: Đề kiểm tra
6
10
100%
ĐỀ 1
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất.
Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định
nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day
dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến
điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh
vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng
nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà
bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.
Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà
người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.
Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm
trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2017)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong
đoạn trích trên.
Câu 2. (0,75 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử
dụng trong đoạn văn sau:
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ
thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà
bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức
tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ
là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ
không phải bạn.
Câu 3. (0,75 điểm) Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp
ước mơ của bạn”?
Câu 4. (1,0 điểm) “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/chị sẽ
làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh /chị về chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích
“Đất Nước” để thấy rằng Nguyễn Khoa Điềm đã có những cảm nhận mới mẻ về
nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của Đất Nước. Đồng thời làm nổi bật
21
trách nhiệm của bản thân thế hệ những con người hiện tại và tương lai đối với
Đất Nước:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó….”
(Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)
ĐỀ 2
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn trước hết
vì nó luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, luôn coi con người là sự kết tinh
những gì tinh tuý nhất của tạo hoá. Rất nhiều câu tục ngữ của ông cha ta đã thể
hiện tư tưởng này, như “người ta là hoa của đất”, “người sống đống vàng”,
“một mặt người bằng mười mặt của”…
Nhưng thật đáng lo vì nền tảng đạo đức xã hội hiện nay đang có những
dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng, sự lệch lạc về lối sống trong vòng quay của
những giá trị ảo đã biến một bộ phận không nhỏ những người trẻ trở thành nô
lệ của sự tung hô, chú ý trên mạng xã hội. Không ít trong số đó đã gục ngã
trước uy lực thần thánh của nút “like”.
Ngày 21.9, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam
thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa - TP.HCM khi
đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận
lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8
tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.
Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những
hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng
quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.
Nếu trách chủ nhân của những status câu “like” kia một thì đáng lên án
sự vô tâm của hàng trăm nghìn người dùng mạng xã hội với cái tâm lạnh hơn
băng. Họ không biết hay cố tình không biết rằng một cú click của mình là đóng
góp thêm những tràng pháo tay cho lối sống bệnh hoạn, vô tình đưa khổ chủ
đến dần với bờ vực hiểm nguy.
(Trích nguồn (Trương Khắc Trà 14-10-2016)
22
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng
trong văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: “con người
là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá”?
Câu 3. (1,0 điểm): Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: Cũng chỉ vì trào lưu
“Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những hành động quái đản, thật
đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi
tiếng” đầy tai tiếng.
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với
anh/chị?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
Ngày 21.9.2016, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam
thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa - TP.HCM khi
đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận
lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8
tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.
Câu 2 (5,0 điểm)::
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn trống mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp phần dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dọng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho mình núi bút non nghiên
Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình một ao ước một lối sống ông cha
Ôi Đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta..
(Nguyễn Khoa Điềm - Đất Nước, Ngữ văn 12, tập một NXB Giáo dục,
trang120)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên? Trước sự phát triển của nghành
du lịch như hiện nay, anh/chị hãy đưa ra những đề xuất nhằm thu hút khách du
lịch nước ngoài đến với danh thắng của Việt Nam?
1.4.3 Hướng dẫn chấm
ĐỀ 1
Phần Câu
Nội dung chính
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
2 Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh (Thể 0,25
hiện rõ nhất ở câu: “Sống một cuộc đời cũng giống
23
3
4
II
1
như vẽ một bức tranh vậy”. Các câu sau làm rõ nghĩa
cho câu trên)
Tác dụng:
- Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ
một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống
chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, giúp diễn đạt sinh
động hơn.
Ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn” muốn nói:
Ước mơ là những khát khao, mong đợi hoặc những ý tưởng
đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. Con người
cần biết giữ gìn, bảo vệ, không để những thử thách, khó
khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không
để người khác ngăn cản việc chúng ta hiện thực hóa ước
mơ đó.
Học sinh trả lời theo yêu cầu. Nội dung câu trả lời cần phải
chặt chẽ, hợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
LÀM VĂN
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh /chị về chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
a. Viết 01 đoạn văn khoảng 200 từ đảm bảo kết cấu đoạn.
b. Kết hợp được các thao tác nghị luận.Trình bày mạch lạc,
rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
c. Triển khai vấn đề theo các ý sau:
- Giải thích:
+ Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người
tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.
+ Theo đuổi ước mơ: Thái độ kiên trì, quyết tâm để biến ước
mơ thành hiện thực.
- Bàn luận:
+ Vai trò của ước mơ:
. Ước mơ hướng con người đến những điều tốt đẹp, đến một
tương lai tươi sáng, động viên con người nỗ lực không
ngừng và ngày càng trưởng thành hơn…
. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến
sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được
ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của
mình.
+ Con đường theo đuổi ước mơ vô cùng khó khăn, không
phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những
người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định
0,5
0,75
1,0
2,0
0,25
0,25
0,5
0,75
24
2
hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.
+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống
không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…
+ Cần phê phán những người không dám theo đuổi ước mơ,
không đủ ý chí, nghị lực theo đuổi ước mơ của mình. Những
con người đó sẽ có cuộc sống vô nghĩa, mất phương hướng,
sống hoài, sống phí.
- Bài học:
+ Nhận thức: Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
+ Hành động: Mỗi người cần có một ước mơ, hi vọng
để theo đuổi, cần phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện để
biến ước mơ thành hiện thực.
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích
“Đất Nước” để thấy rằng Nguyễn Khoa Điềm đã có
những cảm nhận mới mẻ về nguồn gốc, sự hình thành và
phát triển của Đất Nước. Đồng thời làm nổi bật trách
nhiệm của bản thân thế hệ những con người hiện tại và
tương lai đối với Đất Nước:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở
bài, thân bài, kết bài.
b.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp;
thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
b1. Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm và đoạn
trích.
b2. Những cảm nhận mới mẽ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
về nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của Đất Nước:
- Nguồn gốc Đất Nước: Từ xa xưa nhưng khó xác định và lí
giải, chỉ có thể cảm nhận từ: “những cái ”ngày xửa ngày
xưa” ...mẹ thường hay kể”.
- Sự hình thành và phát triển của Đất Nước:
+ Đất Nước rất gần gũi, quen thuộc. Có thể cảm nhận Đất
Nước qua những gì hết sức đơn sơ: miếng trầu của bà, ngôi
nhà mình ở, hạt gạo ta ăn…
+ Đất Nước được cảm nhận ở phương diện lịch sử: lịch sử
lâu đời của nước ta không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp
của các triều đại phong kiến mà bằng những câu thơ gợi nhớ
đến các truyền thuyết xa xưa: Trầu cau, Thánh Gióng, Lạc
Long Quân và Âu Cơ, …
+ Đất Nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa: nền văn
minh Sông Hồng cùng những phong tục, tập quán riêng
0,25
5,0
0,5
0,5
0,5
1,5
25