Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.24 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
Chương I. Tổng quan về Thanh tra Lao động.......................................................1
1.1. Khái niệm cơ bản........................................................................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động...........................1
1.3. Mục đích của thanh tra lao động:................................................................2
1.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra............................................................2
1.5 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động.........................................3
1.6 Hình thức thanh tra lao động:......................................................................3
1.7 Phương thức hoạt động thanh tra lao động..................................................3
1.8 Nội dung của Thanh tra Lao động về An toàn, Vệ sinh lao động................3
Chương II. Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật về
an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay...................5
2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam những năm gần đây....5
2.2. Thực trạng công tác thanh tra lao động về thực hiện an toàn vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay........................................6
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra....................................................6
2.2.2. Lực lượng thanh tra an toàn vệ sinh lao động..........................................6
2.2.3. Hình thức Thanh tra Lao động.................................................................7
2.2.4. Phương thức thanh tra lao động hiện nay.................................................7
2.2.5. Nội dung thanh tra về an toàn vệ sinh lao động.......................................8
2.2.6. Kết quả thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI 9
CHƯƠNG III. Một số kiến nghị đối với công tác thanh tra an toàn vệ sinh lao
động.....................................................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
An toàn, vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng trong


chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay trong xu thế toàn cầu
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện các chính sách xã hội của doanh
nghiệp không chỉ còn là nghĩa vụ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mà còn
là tiêu chí để doanh nghiệp cạnh tranh tồn tại hay không tồn tại trên thương
trường Quốc tế. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động không chỉ
để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người lao động mà còn bảo vệ sản xuất và
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý
Nhà nước, quản lí doanh nghiệp cần hiểu rõ các nội dung của công tác thanh tra,
kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động đối với doanh nghiệp để thanh tra, kiểm
tra, hướng dẫn giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này.
Dó đó, em xin chọn đề tài “thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện an
toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay”, trong quá
trình làm bài không thể tránh khỏi sai sót. Mong cô(thầy) giúp đỡ để bài làm của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn.


Chương I. Tổng quan về Thanh tra Lao động
1.1. Khái niệm cơ bản
- Thanh tra lao động: là hoạt động của thanh tra nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật về lao động, quy định chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
lĩnh vực lao động.
- Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. (Theo Luật Thanh tra 2010)
- Thanh tra hành chính: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. (Theo Luật Thanh tra

2010)
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên
ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực
lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó
chánh thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh
tra, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ, quyền
hạn:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối
với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn –
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
1


Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; phòng, chống
tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thanh

tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh
tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý của sở; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của
pháp luật về thanh tra;
+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả
về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà
nước của sở khi cần thiết.
1.3. Mục đích của thanh tra lao động:
Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra
+ Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời.
+ Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra

giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

2


Theo điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP:
+ Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.
+ Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh
tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập
1.5 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động
Theo 110/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh
tra ngành Lao động, Thương binh và Xã hội:
+ Các cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
+ Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành:Tổng cục Dạy nghề và Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.6 Hình thức thanh tra lao động:
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010 quy định hình thức thanh tra như sau:
 Hoạt động thanh tra được thực hiên theo kế hoạch, thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
 Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt
 Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ
của cơ quan được giao nhiệm vụ chức năng thanh tra chuyên ngành.
 Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền giao.
1.7 Phương thức hoạt động thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiến hành băng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra ( Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
ngày 16/02/2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao
động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/QĐBLĐTBXH ngày 16/02/2006 của BLĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng
phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động
1.8 Nội dung của Thanh tra Lao động về An toàn, Vệ sinh lao động
- Việc thực hiện các quy phạm, quy chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị,
vật tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các

3


máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao dộng như nồi
hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật,..
- Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng,
nhiệt độ
- Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động
- Công tác tự kiểm tra về an toàn loa động tại cơ sở
- Công tác huấn luyện về an toàn lao động
- Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)
- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng
hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghir
ngơi,..
- Tình hình khai báo, báo cáo tai lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hồ sơ, tài liệu liên quan.


4


Chương II. Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay
2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam những năm gần đây
Hiện nay đang có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguồn vốn FDI tại Việt
Nam, với tổng cộng 403,04 tỷ USD của 29.748 dự án, bình quân mỗi dự án 13,7
triệu USD. Nguồn lợi mà các dự án FDI mang lại đã làm cho diện mạo nền kinh
tế có sự chuyển biến đáng kể. 30 năm nhìn lại chặng đường thu hút nguồn vốn
FDI, có thể khẳng định, khu vực doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp tích
cực cho nền kinh tế. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về cả những mặt lợi và
bất lợi của các dự án FDI, song không thể phủ nhận rằng khu vực FDI đã đem
lại những giá trị thực sự lớn cho nền kinh tế.
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0

1988-1990

1991-1995

2017


Biểu đồ 1: Sư tăng trưởng nền kinh tế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Có thể thấy những năm đầu các DN FDI đổ vốn vào trong nước còn khá dè
dặt. Trong 3 năm đầu tiên (1988-1990) mới thu hút được 213 dự án FDI với tổng
vốn đăng kí gần 1,8 tỷ USD và 5 năm tiếp sau đó (1991-1995) chỉ thu hút được
3.935 dự án với tổng vốn đăng kí 20,8 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm
2017, vốn đăng ký FDI đã đạt 30,78 tỷ USD, tăng 13,7% so với 2016.
Thu hút FDI đã mang lại những thành quả không nhỏ cho nền kinh tế Việt
Nam. Một trong những thứ mà chúng ta đạt được rõ nét nhất, theo GS Nguyễn
Mại - Chủ tịch Hiệp hội các DN có vốn đầu tư nước   ngoài, đó là FDI đã tạo ra
khoảng 22 – 25% tổng vốn đầu tư xã hội tính từ năm 1991 đến 2017 (27 năm),
tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 161 tỷ USD. Thứ hai, theo thống kê, FDI
5


chiếm khoảng hơn 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Những công trình lớn
nhất từ dầu khí, công nghệ chế tạo, sắt thép đều là của FDI.
Theo Chủ tịch Quốc hội , mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quý I2018 đạt cao nhất trong 10 năm qua nhưng phụ thuộc rất lớn vào các doanh
nghiệp FDI, tính riêng năm 2017 các doanh nghiệp FDI đóng góp 72% giá trị
xuất khẩu.
Doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp FDI không thực hiện đúng chế đọ bảo
hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, không huấn luyện an toàn vệ
sinh lao động, không đo kiểm môi trường lao động, không khám sức khỏe định
kỳ cho người lao động, điều này cũng đã tạo lỗ hổng cho các donh nghiệp hiện
nay.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra lao động về thực hiện an toàn vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
+ Các cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
+ Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành:Tổng cục Dạy nghề và Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
2.2.2. Lực lượng thanh tra an toàn vệ sinh lao động
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Hội nghị tổng
kết Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2018 và Kế hoạch triển
khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2019 tổ chức vào ngày
14/8/2018, trong Quý II năm 2018, Bộ đã tổ chức 03 đợt thanh tra, kiểm tra
trọng điểm về công tác thi hành pháp luật an toàn vệ sinh lao động đối với 108
doanh nghiệp và công trình xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số
tỉnh lân cận. Bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt liệt của các cơ quan trung ương, các
địa phương cũng tổ chức gần 20.000 cuộc thanh tra, kiểm tra, chủ yếu vào các
ngành nghề lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động – bệnh nghề
nghiệp, việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc
biệt là thanh tra, kiểm tra công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Theo thống kê của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả
nước có khoảng 500 thanh tra viên lao động, trong khi đó số doanh nghiệp lại
quá lớn. Số cán bộ làm công tác thanh tra chính sách lao động và an toàn, vệ

6


sinh lao động trong cả nước chỉ đạt khoảng 1/3 tổng số cán bộ thanh tra lao
động.
Số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về lao động tại các doanh nghiệp
còn rất thấp. Trung bình hằng năm chỉ có khoảng 5%-8% số doanh nghiệp được
thanh tra về lao động. Đặc biệt số cơ sở sử dụng dưới 10 lao động được thanh tra
còn rất ít. Bên cạnh đó, quy định xử phạt chưa hợp lý, chế tài xử phạt chưa cao

và chưa có tính răn đe.
Nguyên nhân do lực lượng cán bộ thanh tra còn quá ít về số lượng, trình độ
chuyên môn, năng lực còn hạn chế, nhiều người không có bằng cấp chuyên
ngành, thiếu kinh nghiệm trong thực tế nên để thực hiện các cuộc thanh tra,
kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động gặp không ít khó khăn.
2.2.3. Hình thức Thanh tra Lao động
Với nguồn nhân lực vẫn còn đang hạn hẹp, hình thức chủ yếu thanh tra
hiện nay là thanh tra theo kế hoạch. Công tác thanh tra cũng đã đạt được một số
thành tựu nhất định
- Ưu điểm:
 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật lao động đã
được củng cố, tăng cường một bước. Đã hình thành hệ thống thanh tra nhà nước
chuyên ngành về lao động với hơn 500 thanh tra viên lao động từ trung ương
đến địa phương; một số địa phương đã tăng cường lực lượng thanh tra viên lao
động.
 Đã từng bước đổi mới hình thức thanh tra như: cử thanh tra viên phụ
trách vùng, thực hiện cơ chế doanh nghiệp tự kiểm tra.
- Hạn chế:
 Nguồn nhân lực còn hạn chế, không thể kiểm soát hết toàn bộ hệ thống
doanh nghiệp
 Hện nay các trang thiết bị hoạt động đo lường máy móc, xe cộ phục vụ
cho việc thanh tra an toàn vệ sinh lao động cũng đã lạc hậu nhiều, do đó mà
công tác đánh giá vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế
 Nguồn thanh tra viên còn hạn chế về trình độ
2.2.4. Phương thức thanh tra lao động hiện nay
Hiện nay, Nhà nước đã ra thông tư mới liên quan đến hướng dẫn việc tự
kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực
hiện pháp luật lao động trực tuyến; trách nhiệm của người sử dụng lao động, tổ
chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và cơ quan Thanh tra nhà nước về lao
động. (Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội


7


có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019 )
2.2.5. Nội dung thanh tra về an toàn vệ sinh lao động
Năm 2017, có gần 18.000 cuộc tự kiểm tra trong đó có trên 10.000 nguy cơ
rủi ro về an toàn vệ sinh lao động được phát hiện và gần 6.000 nội quy, quy trình
làm việc an toàn được bổ sung, Tuy nhiên, thống kê của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, tai nạn lao động vẫn tiếp tục diễn biến. Năm 2017, cả nước xảy
ra 8.956 vụ tai nạn lao động làm 928 người chết và khoảng gần 2.000 người bị
thương nặng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ tai nạn lao động, như: phần lớn lao
động không được đào tạo chuyên môn, thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh lao
động, ý thức của người sử dụng lao động chưa cao...
Nội dung chủ yếu như:
 Quản lý, giám sát yếu tố nguy hiểm, có hại
- Các doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa thường xuyên kiểm soát các yếu tố
nguy hại;
- Chưa xây dựng đủ quy trình làm việc, biện pháp an toàn đối với thiết bị
và hạng mục công việc có yếu tố nguy hiểm;
 Quản lý sức khỏe người lao động
- Nhiều doanh nghiệp không khám sức khỏe khi tuyển dụng đối với lao
động mùa vụ vào công trường; không bố trí cán bộ y tế hoặc hợp đồng với y tế
địa phương để chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Việc khám sức khỏe định kỳ chưa đều hằng năm;
 rang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
- Nhiều lao động mùa vụ trên công trường chưa được cấp giày mũi sắt và
quần bảo hộ (doanh nghiệp thường chỉ cấp đủ khẩu trang, mũ cứng, áo, dây an
toàn, ủng và găng tay).

- Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân của nhiều doanh
nghiệp còn ký thay hoặc ký nhận chưa hợp lệ.
 Việc lập biện pháp thi công: Tuy các doanh nghiệp đều có lập biện pháp
thi công và ban hành quy trình an toàn lao động trên công trường ngay từ khi lập
hồ sơ dự thầu, nhưng biện pháp an toàn lập chưa sát với thực tế. Đoàn thanh tra
đã phát hiện yếu tố nguy hiểm là có đường điện dây trần phí trên khu vực thi
công, nhưng hồ sơ biện pháp thi công chưa lập biện pháp an toàn (tại dự án công
trình thi công cầu Phú Khánh).
 An toàn giàn giáo: Việc nghiệm thu giàn giáo trước sử dụng, nghiệm thu
cốp-pha trước khi đổ bê tông tuy đã được thực hiện nhưng còn mang tình hình

8


thức: Biên bản nghiệm thu chung với nghiệm thu tiến độ nội bộ, không nêu rõ
các yêu cầu kỹ thuật về an toàn. Do vậy tuy sản phẩm đã nghiệm thu đưa vào sử
dụng nhưng vẫn còn lỗi kỹ thuật lắp đặt hoặc lỗi vật liệu giàn giáo chưa đảm
bảo.
 An toàn thiết bị: còn thiết bị trên công trường không đảm bảo an toàn:
- Máy cắt kim loại không có che chắn phôi bắn.
- Bộ phận truyền động máy trộn bê tông, máy nén khí chưa được bao che;
- Bình chứa khí nén chưa được kiểm định;
 An toàn điện
- Hiện tượng cắm dây trực tiếp vảo ổ điện (thiếu phích cắm cho thiết bị sử
dụng điện) xảy ra ở nhiều doanh nghiệp.
- Một số thiết bị: máy hàn điện, máy uốn sắt, hộp bảo vệ thiết bị đóng cắt
điện chưa nối trung tính vỏ máy.
- Một số trường hợp dây cấp điện điện tiết diện chưa cân đối với công suất
máy, mối nối không đảm bảo chắc chắn.
- Một số vị trí cầu dao, tiếp điểm chưa đặt trong hộp kín

2.2.6. Kết quả thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
FDI
Đa số các doanh nghiệp khảo sát thực hiện tốt công tác An toàn - vệ sinh
lao động tại doanh nghiệp, 94% tuyên truyền văn bản quy định về An toàn - vệ
sinh lao động và phòng chống cháy nổ, 80% doanh nghiệp tổ chức huấn luyện
về An toàn - vệ sinh lao động cho người lao động, trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân cho người lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Tuy
nhiên, vẫn có 7 doanh nghiệp (chiếm 23%, 6/7 doanh nghiệp có tổ chức Công
đoàn) để xảy ra tai nạn lao động và tai nạn lao động gây chết người, có người
lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Các doanh nghiêp tự đánh giá đã đảm bảo tốt
điều kiện An toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp với 1 doanh nghiệp nhận
mức trung bình, 20 doanh nghiệp ở mức khá và 9 doanh nghiệp ở mức tốt.
Tuy nhiên, mặc dù có thực hiện đầy đủ về số lượng trong công tác huấn
luyện an toàn vệ sinh lao động, về mặt chất lượng, các doanh nghiệp thực hiện
còn sơ sài, tự doanh nghiệp huấn luyện nên không đảm bảo nội dung theo quy
định của Pháp luật.
Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết:
Trước đây thời gian đào tạo về an toàn vệ sinh lao động chỉ là 24 giờ, hiện nay
đã được tăng lên 48 giờ, trong đó, các cán bộ được đào tạo kỹ cả về lý thuyết và
hiểu biết pháp luật, về những kỹ năng sư phạm và phương pháp để giảng dạy

9


cho người lao động.
Ngoài ra, mức độ xử phạt vi phạm về an toàn lao động còn thấp. Mặc dù
mức phạt chủ sử dụng lao động không thực hiện huấn luyện hiện cũng đã tăng
nhằm tăng tính răn đe, nhưng mới ở mức 25 - 30 triệu đồng./.

10



CHƯƠNG III. Một số kiến nghị đối với công tác thanh tra an toàn vệ
sinh lao động
- Nâng cao nguồn thanh tra viên, cải thiện chất lượng thanh tra đáp ứng
nhu cầu ngày càng nhiều của hội nhập kinh tế hiện nay
- Nâng cao ý thức thường xuyên đánh giá, chủ động phát hiện các sai
phạm, các nguy cơ mất an toàn, các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất cho
các đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng
ngừa hiệu quả, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những sai phạm, đảm bảo an toàn
cho người lao động và duy trì sản xuất ổn định của doanh nghiệp
- Các đoàn thanh, kiểm tra cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện các kiến
nghị để nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các
đơn vị, tập trung vào một số nội dung: thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách
cho người lao động; chấn chỉnh công tác quản lý, kỹ thuật an toàn… qua đó, các
đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều nghiêm túc thực hiện các kiến nghị và có
báo cáo kết quả việc thực hiện kiến nghị cho các cơ quan tham gia đoàn thanh,
kiểm tra.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác
thanh tra lao động. Hệ thống này phục vụ quản lý của lãnh đạo thanh tra, do đó
cải thiện được công tác hoạt động thnah tra đặc biệt là trong việc xử lý vi phạm.
- Các doanh nghiệp FDi cũng nên cập nhật văn bản mới của Nhà nước để
có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

11


KẾT LUẬN
An toàn- Vệ sinh lao động đang là vấn đề nhạy cảm và được xã hội quan
tâm hiện nay, do đó bài tiểu luận theo em cũng đã tổng hợp được:

- Nội dung của thanh tra về an toàn vệ sinh lao động
- Khái quát được thực trạng các vi phạm và nội dung vi phạm chủ yếu
trong phạm vị các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay
- Qua đó cũng đã đưa ra mọt số kiến nghị nhằm nâng cao, cải thiện cũng
như chất lượng nguồn thanh tra viên lao động
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân, em tin rằng Nhà
nước cũng đang dần đưa ra những chính sách cải thiện phù hợp với quy định của
pháp


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh Tra, năm 2010
2. Luật An toàn, vệ sinh lao động , năm 2015
3. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của thanh tra ngành Lao động, Thương binh và Xã hội
4. Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định về việc tự kiểm tra việc thực
hiện pháp luật của doanh nghiệp



×