Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật việt nam từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại thành phố hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.47 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM
DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 938 01 07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


Công trình được hoàn thành tại
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội – Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Anh Thủy

Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Hạnh
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Châu
Phản biện 3: TS. Bùi Ngọc Cường

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại ........
vào hồi giờ



phút, ngày

tháng

năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
- Học viện Khoa học Xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển trên thì các vụ án lao động tại thành phố
Hồ Chí Minh cũng vì vậy mà luôn lớn về số lượng và phức tạp về nội
dung.
Thực tế cho thấy Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí
Minh vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn xét xử
loại án này nên hiệu quả xét xử vẫn chưa được như mong muốn. Một
trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động là loại tranh chấp phức tạp. Các quy định của
Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu lực từ 01/5/2013) đã góp phần rất lớn
trong việc điều chỉnh quan hệ lao động nhưng vẫn còn tồn tại một số
bất cập trong khi tính phức tạp của tranh chấp đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động lại có xu hướng gia tăng. Sự không thống nhất về
phương án giải quyết tranh chấp giữa những người tiến hành tố tụng
trong quan điểm giải quyết, đánh giá chứng cứ đã dẫn đến kết quả
giải quyết tranh chấp khác nhau, bản án bị huỷ, sửa do vi phạm tố
tụng vẫn còn tồn tại [95].

Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá những
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và tiếp thu có chọn lọc
những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới để
đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này là
rất cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp
về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam
từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân hai
cấp tại thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất những giải pháp hoàn
thiện pháp luật về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất, quy định pháp luật lao động của Việt Nam về nội
dung (căn cứ, thủ tục và hậu quả pháp lý) của đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động và thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết tranh chấp
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân.
Thứ hai, thực tiễn giải quyết các tranh chấp đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ
Chí Minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động (căn cứ, thủ tục và hậu quả pháp lý của đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động) và giải quyết tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân. Việc đánh giá thực
tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp này được thực hiện
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (từ thực tiễn xét xử sơ thẩm và
phúc thẩm của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
(cấp huyện và cấp tỉnh) theo thủ tục tố tụng dân sự).
Luận án chỉ xem xét đối với quy định về quyền đơn phương


3
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là cá nhân,
pháp nhân Việt Nam (không nghiên cứu trường hợp người sử dụng
lao động là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài giao kết hợp đồng
lao động theo pháp luật nước ngoài nhưng làm việc trên lãnh thổ Việt
Nam).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận của luận án
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu gồm:
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp hệ
thống hóa, phương pháp diễn giải và phương pháp so sánh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về
lý luận và các vấn đề pháp lý về đơn phương và giải quyết tranh chấp
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:
Thứ nhất, luận án tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở lý luận
của pháp luật về giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động tại Tòa án nhân dân.
Thứ hai, luận án đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện
hành về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân để từ đó chỉ ra những vấn đề
còn vướng mắc và bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thứ ba, luận án đưa ra phương hướng và đề xuất các kiến nghị


4
cụ thể để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đơn phương và
giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại
Tòa án nhân dân từ kinh nghiệm xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp
tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, Luận án góp phần củng cố và hoàn
thiện cơ sở lý luận về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, luận án góp phần nâng cao hơn nữa
hiệu quả thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
của các bên trong quan hệ lao động cũng như hiệu quả giải quyết
tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quản lý của
cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
7. Kết cấu của của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án gồm 4 Chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
của đề tài
Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân
Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
Tòa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân


5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐƠN PHƯƠNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP
ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp giải quyết tranh chấp

(“GQTC”) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (“HĐLĐ”)
không phải là một đề tài mới và từ lâu đã thu hút sự nghiên cứu của
nhiều tác giả với quy mô và mức độ khác nhau. Trong đó, có thể kể
đến có các công trình nổi bật sau: về khái niệm đơn phương chấm dứt
HĐLĐ, về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về trình tự, thủ tục
đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về hậu quả pháp lý của đơn phương
chấm dứt HĐLĐ, về thủ tục GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về
giải pháp hoàn thiện pháp luật GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Các công trình nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
cho rằng pháp luật lao động Việt Nam có nhiều bất cập và từ đó đưa

ra các định hướng hoàn thiện pháp luật xoay quanh các nội dung:
hoàn thiện định hướng chung về pháp luật lao động, hoàn thiện các
quy định cụ thể về tố tụng lao động và hoàn thiện về các quy định cụ
thể trong BLLĐ.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, vấn đề GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ
cũng được nghiên cứu ở các khía cạnh và cấp độ khác nhau trong
những công trình nghiên cứu tổng hợp như: Năm 2003, tác giả
A.C.L. Davies đã xuất bản sách “Perspectives on Labour law”; Năm


6
2004, tác giả Catherine Barnard, Simon Deakin and Gillians Morris,
Oxford and Portland Oregon xuất bản sách The Future of Labour
law”; đặc biệt, năm 2006, tác giả John D. R. Craig và S. Michael
Lynk xuất bản sách “Globalization and the future of labour law”…
1.1.3 Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, nhiều công trình đã làm rõ được một số vấn đề lý
luận về khái niệm và đặc điểm của pháp luật đơn phương và GQTC
đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng vẫn còn bỏ ngỏ phần lý luận về
nội dung pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Thứ hai, các nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật đơn
phương chấm dứt HĐLĐ (áp dụng căn cứ, trình tự, thủ tục, hậu quả
pháp lý) được quan tâm rất nhiều nhưng phần thực tiễn áp dụng pháp
luật GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND (thẩm quyền,
thời hiệu, trình tự, thủ tục) còn rất hạn chế.
Thứ ba, về giải pháp hoàn thiện pháp luật về đơn phương và
giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, một số công
trình đã đưa ra các kiến nghị cụ thể trên cơ sở phân tích thực trạng
pháp luật cũng như thực tế áp dụng.

1.1.4 Những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Thứ nhất, luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về GQTC đơn
phương chấm dứt HĐLĐ như một số khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và
nội dung điều chỉnh pháp luật về đơn phương và GQTC đơn phương
chấm dứt HĐLĐ.
Thứ hai, luận án lấy thực tiễn GQTC đơn phương chấm dứt
HĐLĐ tại TP. HCM để đánh giá hiệu quả điều chỉnh của BLTTDS
hiện hành khi GQTC lao động và có cần thiết phải ban hành luật
riêng để điều chỉnh về loại tranh chấp này không?


7
Thứ ba, luận án tổng kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
xét xử để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả giải
quyết những vụ án này trong thực tiễn hội nhập nền kinh tế quốc tế
hiện nay của Việt Nam.
1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò của Nhà nước về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với
việc bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân (quyền của các bên
tranh chấp), giữa pháp luật và kinh tế, giữa cái chung và cái riêng,
giữa ý thức xã hội và các tồn tại xã hội, về quyền tự do kinh doanh...
Thứ hai, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
và pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ ba, lý thuyết về quyền bình đẳng trước pháp luật.
Thứ tư, lý thuyết về quyền tiếp cận công lý của công dân và
vai trò của tòa án trong GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Thứ năm, lý thuyết về sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các
bên trong QHLĐ, từ khi giao kết HĐLĐ đến khi chấm dứt HĐLĐ và
GQTC.

Thứ sáu, lý thuyết về giới hạn quyền tự do của các bên trong
QHLĐ.
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Đặc trưng của tranh chấp đơn
phương chấm dứt HĐLĐ và các yêu cầu đối với việc GQTC đơn
phương chấm dứt HĐLĐ nói chung và GQTC tại TAND nói riêng?


8
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Vai trò của việc GQTC đơn
phương chấm dứt HĐLĐ đối với sự ổn định sản xuất, ổn định xã hội
và phát triển kinh tế là gì?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Nội dung của pháp luật về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ và GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ
gồm những vấn đề gì?
Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Thực trạng quy định pháp luật về
GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn thực hiện tại TP.
HCM có gì bất cập? Nguyên nhân của những bất cập đó?
Câu hỏi nghiên cứu thứ năm: Việc hoàn thiện pháp luật về
GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần đảm bảo các yêu cầu, định
hướng nào?
Câu hỏi nghiên cứu thứ sáu: Cần có các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về GQTC đơn
phương chấm dứt HĐLĐ nào tại TAND từ kinh nghiệm của TAND
hai cấp tại TP. HCM?
1.2.2. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu
Tác giả tiếp cận đề tài từ góc độ Luật học và góc độ thực (pháp
luật về nội dung và pháp luật về tố tụng).
Kết luận Chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và những
vấn đề có liên quan đến đề tài của luận án, có thể thấy rằng GQTC
đơn phương chấm dứt HĐLĐ không phải là một đề tài mới và từ lâu
đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều tác giả với quy mô và mức độ
khác nhau. Tuy nhiên, để nhìn nhận và đánh giá pháp luật Việt Nam
về vấn đề này từ thực tiễn xét xử của TAND thì là đề tài mới chưa
được khai thác.


9
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐƠN PHƯƠNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP
ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.1 Những vấn đề lý luận về pháp luật đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
2.1.1 Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Theo Điều 15 BLLĐ 2012, HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ
và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ.
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thực chất là hành vi thể hiện ý
chí của một chủ thể không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ, “có thể”
làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên theo HĐLĐ trước thời
hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.
2.1.2 Đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Gồm các đặc điểm sau: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền
của chủ thể trong QHLĐ; đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi
xuất phát từ ý chí của một bên chủ thể; hành vi đơn phương chấm dứt
HĐLĐ có thể làm HĐLĐ chấm dứt hiệu lực pháp lý trước thời hạn

hoặc trước khi công việc theo HĐLĐ được hoàn thành; đơn phương
chấm dứt HĐLĐ có hệ quả pháp lý đa dạng…
2.1.3 Ý nghĩa của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Đối với NSDLĐ, quyền này góp phần loại bỏ những tiêu cực
trong quá trình sử dụng lao động, tạo cơ hội để NSDLĐ tuyển dụng
được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của mình.


10
Đối với NLĐ, quyền này tạo cơ hội để họ có thể tìm được công
việc và NSDLĐ phù hợp với mình hơn, giúp thực hiện quyền tự do
lao động của NLĐ.
Đối với Nhà nước, khi điều chỉnh việc đơn phương chấm dứt
HÐLÐ, pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các
quan hệ này theo ý chí chủ quan của Nhà nước, tạo khung pháp lý để
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HÐLÐ
về phương diện kinh tế, xã hội.
2.1.4 Nội dung pháp luật điều chỉnh về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
2.1.4.1 Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, gồm: Điều
kiện lao động không đúng với HĐLĐ (bố trí công việc, địa điểm và
điều kiện làm việc…); NLĐ không được trả lương đầy đủ và đúng
thời hạn; và, NLĐ tuy có sự phụ thuộc về pháp lý vào NSDLĐ nhưng
NSDLĐ không có quyền ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
ép buộc NLĐ làm công việc trái với mong muốn của họ.
Căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ gồm:
Nguyên nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ phía NLĐ;
Nguyên nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ phía
NSDLĐ; Nguyên nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ

khách quan.
Lý do khách quan có thể kể đến gồm: thiên tai, hỏa hoạn hoặc
2.1.4.2 Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thì với NSDLĐ,
khoảng thời gian báo trước này giúp họ sắp xếp hoặc tìm kiếm nhân


11
sự thay thế cũng như chuẩn bị các khoản chi phí để chi trả cho NLĐ
(nếu có).
Khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thì với NLĐ,
khoảng thời gian báo trước này giúp họ lên kế hoạch tìm kiếm công
việc mới phù hợp với khả năng của mình, tránh sự xáo trộn về thu
nhập ảnh hưởng đến đời sống của họ và gia đình. Thời hạn báo trước
của NSDLĐ phải đảm bảo tính hợp lý (Điều 11 Công ước 158). Pháp
luật các quốc gia khác nhau quy định về vấn đề này rất khác nhau.
2.1.4.3 Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động
Hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi đơn phương chấm dứt
HĐLĐ đúng pháp luật hoặc trái pháp luật là khác nhau. Với trường
hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, việc giải quyết
quyền và nghĩa vụ của các bên nhanh chóng và thuận lợi, ít xảy ra
tranh chấp, khiếu kiện. Ngược lại, trường hợp đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật thường xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
2.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động Tòa án nhân dân
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động
2.2.1.1 Khái niệm tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ được hiểu là mâu

thuẫn, đối kháng xảy ra giữa NLĐ và NSDLĐ khi thực hiện quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tranh chấp đơn phương chấm dứt
HĐLĐ thực chất là tranh chấp về lợi ích giữa các bên trong QHLĐ.


12
2.2.1.2 Đặc điểm của tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động
Gồm các đặc điểm sau: Tranh chấp đơn phương chấm dứt
HĐLĐ là tranh chấp giữa các bên có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau; tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất từ ba nguyên
nhân chủ yếu; tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ có nhiều tác
động đối với các bên trong QHLĐ và xã hội.
2.2.2 Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động
2.2.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ là việc các tổ chức, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những thủ tục theo quy định
nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh về đơn phương chấm dứt
HĐLĐ nhằm mục đích khôi phục các quyền, lợi ích bị xâm hại, giải
quyết mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ, duy trì củng cố QHLĐ và ổn
định sản xuất.
2.2.2.2 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động
Thứ nhất, GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải dựa trên
nguyên tắc chung của giải quyết TCLĐ.
Thứ hai, GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể thực hiện
bằng nhiều phương thức khác nhau.
Thứ ba, quá trình GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ có sự

tham gia của nhiều chủ thể để đảm bảo việc giải quyết này được thực
hiện đúng trình tự, thủ tục, tránh những hành vi có thể gây ảnh hưởng
xấu đến các bên trong QHLĐ.


13
Thứ tư, việc GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm thừa
nhận hoặc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
2.2.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
Thứ nhất, GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ tác động mạnh
mẽ đến sự ổn định sản xuất, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Thứ hai, tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ được giải
quyết sẽ giúp NLĐ, NSDLĐ và cả xã hội tin tưởng vào pháp luật, tạo
sự ổn định sản xuất, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
2.2.4 Nội dung pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân
2.2.4.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động tại Tòa án nhân dân
Gồm các nguyên tắc: Nguyên tắc về đảm bảo quyền quyết định
và tự định đoạt của các bên tranh chấp; bảo đảm quyền bình đẳng
giữa các bên tranh chấp; về cung cấp chứng cứ và chứng minh; hòa
giải trong GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ; nguyên tắc giải
quyết TCLĐ một cách công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời,
nhanh chóng và đúng pháp luật.
2.2.4.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thẩm quyền GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề
quan trọng thuộc nội dung điều chỉnh của pháp luật GQTC đơn
phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND cần được nghiên cứu.



14
2.2.4.3 Thời hiệu khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động
Cần chú ý ba nội dung: Thời hạn mà người khởi kiện được
quyền khởi kiện; thời điểm tính thời hiệu khởi kiện; và, hậu quả pháp
lý của việc khởi kiện quá thời hiệu quy định.
2.2.4.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân
Trình tự, thủ tục GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại
TAND mang những yếu tố đặc trưng của thủ tục tài phán tư pháp,
trong đó, TAND là chủ thể đóng vai trò trung tâm và có quyền ra
phán quyết cuối cùng để GQTC. Để trình tự, thủ tục này đạt hiệu quả
cao thì pháp luật về trình tự, thủ tục GQTC đơn phương chấm dứt
HĐLĐ phải được xây dựng dựa trên đặc điểm của đơn phương chấm
dứt HĐLĐ và tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ và yêu cầu
điều chỉnh của pháp luật với quan hệ này.
Kết luận Chương 2
GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ là yêu cầu cấp thiết để
đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn khách quan và mang nhiều ý
nghĩa. Bên cạnh những đặc điểm chung của giải quyết TCLĐ thì
GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND còn mang những đặc
điểm riêng tạo nên sự khác biệt với cách giải quyết TCLĐ khác như
thương lượng, hòa giải... Do đó, điều chỉnh pháp luật về GQTC đơn
phương chấm dứt HĐLĐ phải bao gồm nhiều vấn đề như nguyên tắc,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục ... GQTC đơn phương chấm dứt tại
TAND.



15
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân
3.1.1 Thực trạng pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
3.1.1.1 Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
* Đối với người lao động: Trên cơ sở các loại HĐLĐ tại Điều
22 BLLĐ 2012, pháp luật đã có sự điều chỉnh khác nhau về căn cứ và
trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ.
* Đối với người sử dụng lao động: Với cả ba loại HĐLĐ,
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có các căn cứ
quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012.
3.1.1.2 Thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Có sự khác nhau trong thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ
giữa NLĐ và NSDLĐ, giữa thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác
định thời hạn và HĐLĐ mùa vụ và HĐLĐ không xác định thời hạn
3.1.1.2 Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ có sự
khác nhau giữa 02 trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng
pháp luật và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.


16
3.1.2 Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tác giả phân tích thực trạng ở các khía cạnh sau: Nguyên tắc
giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND; thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ; thời hiệu
khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND
theo thủ tục tố tụng dân sự.
3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân hai
cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1 Khái quát về tình hình giải quyết tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân hai cấp tại
thành phố Hồ Chí Minh
Số lượng vụ lao động luôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ với
không ít khó khăn, bất cập trong giải quyết loại tranh chấp này.
TAND TP. HCM có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo thủ
tục sơ thẩm và theo thủ tục phúc thẩm.
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân hai cấp tại
thành phố Hồ Chí Minh
Việc GQTC về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của TAND hai
cấp tại TP. HCM chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: do đặc điểm
của tình hình kinh tế, xã hội tác động đến tình hình sử dụng lao động
của của TP. HCM; số lượng cán bộ, Thẩm phán của TAND; chất
lượng đội ngũ HTND; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương


17
tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; công tác phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước với Tòa án.

3.2.3 Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân hai
cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3.1 Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật lao động
a. Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
* Đối với người lao động: Tác giả đánh thực tiễn về căn cứ
NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc
không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ;
về căn cứ NLĐ bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
về căn cứ NLĐ được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân
cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước...
* Đối với người sử dụng lao động: Tác giả đánh thực tiễn về
căn cứ NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ;
về sự chuyển biến tiêu chí tuyển dụng NLĐ khi thực hiện HĐLĐ; về
nghĩa vụ cung cấp thông tin cho NSDLĐ trước khi giao kết HĐLĐ;
về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong QHLĐ; chấm dứt HĐLĐ với
người đủ tuổi hưởng lương hưu.
b. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
* Đối với người lao động: NLĐ vẫn tiếp tục phải tiếp xúc,
chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của NSDLĐ trong 03 ngày làm
việc tiếp theo mới được chấm dứt HĐLĐ là không hợp lý, cần có
hướng dẫn cụ thể để thống nhất trong việc áp dụng.
* Đối với người sử dụng lao động (về nghĩa vụ báo trước khi
đơn phương chấm dứt HĐLĐ; về trình tự, thủ tục để NSDLĐ đơn


18
phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ chưa thành niên; và, phân biệt
HĐLĐ với hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cộng tác viên?).
c. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

nhiều trường hợp khi hòa giải, xét xử TCLĐ, có đại diện cơ
quan BHXH yêu cầu đóng BHXH theo quy định pháp luật nhưng
tòa sơ thẩm chỉ buộc NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH, chốt và
trả sổ BHXH cho NLĐ mà không buộc NLĐ cùng có trách nhiệm
đóng BHXH là thiếu sót, vì đây là nghĩa vụ của cả hai, dẫn đến
kháng cáo, kháng nghị [55, tr. 44].
3.2.3.2 Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự
Thực tiễn áp dụng quy định về GQTC đơn phương chấm dứt
HĐLĐ còn tồn tại những vấn đề sau đây: Nguyên tắc giải quyết tranh
chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND; thời hiệu khởi kiện vụ
án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; và trình tự, thủ tục giải
quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND theo thủ
tục tố tụng dân sự.
Kết luận Chương 3
Những quy định chung về giải quyết TCLĐ về đơn phương
chấm dứt HĐLĐ tại TAND như nguyên tắc giải quyết, thẩm quyền
của TAND, thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ về đơn phương chấm
dứt HĐLĐ tại TAND đã được luận bàn. Đặc biệt, thủ tục giải quyết
TCLĐ về đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND được luận án thiết
kế trong một nội dung độc lập, thông qua thủ tục giải quyết TCLĐ về
đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND.


19
Chương 4
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động

4.1.1 Yêu cầu về phát triển thị trường lao động và hội nhập quốc tế
Việc hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đơn
phương và GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải phù hợp với
đặc thù của QHLĐ nhằm ổn định QHLĐ, giải quyết TCLĐ tại
TAND phải nhanh gọn, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, đảm
bảo tính khả thi và hạn chế sự tác động tiêu cực đến QHLĐ.
4.1.2 Yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp
quyền
Yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp
quyền còn đòi hỏi quy định về đơn phương và GQTC đơn phương
chấm dứt HĐLĐ phải đảm bảo sự linh hoạt của NSDLĐ trong việc
chấm dứt HĐLĐ.
4.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân
4.2.1 Đảm bảo lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao
động khi chấm dứt quan hệ lao động
Việc điều chỉnh một cách hợp lý, “hợp tình” pháp luật về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của cả NLĐ và NSDLĐ sẽ góp phần giúp
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của NSDLĐ đối với
doanh nghiệp.


20
4.2.2 Đảm sự sự bình ổn của các quan hệ lao động trong đơn vị sử
dụng lao động sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Sự ổn định của QHLĐ luôn là yếu tố cần được quan tâm ngay cả
khi QHLĐ này chấm dứt. Vì vậy, khi hoàn thiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần đảm sự bình ổn
của các QHLĐ trong đơn vị sử dụng lao động sau khi đơn phương
chấm dứt HĐLĐ.

4.2.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt lao động
đơn giản, chặt chẽ, linh hoạt và tạo sự tiện lợi cho các bên tranh
chấp
Khi hoàn thiện pháp luật về GQTC phải có cơ chế phù hợp để
TAND thực hiện được vai trò của mình. Cụ thể, cần quy định thủ tục
đơn giản, tạo sự thông thoáng, tiện lợi cho các bên tranh chấp, thủ tục
GQTC lao động cá nhân tại Tòa án phải phản ánh được tính đặc thù
của TCLĐ và đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của cơ chế GQTC
lao động để đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng
Nhà nước pháp quyền trong thời đại hội nhập.
4.2.4 Chuyên môn hóa hoạt động xét xử các vụ án đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động
Việc chuyên môn hóa này được thể hiện như sau trong việc
chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức của TAND và chuyên môn hóa
đội ngũ Thẩm phán và HTND.
4.2.5 Đảm bảo tính khả thi của các quy định về giải quyết tranh
chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Đảm bảo tính khả thi của các quy định về GQTC đơn phương
chấm dứt HĐLĐ là một trong những phương hướng quan trọng khi
hoàn thiện pháp luật lao động về vấn đề này.


21
4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành giải
quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại
Tòa án nhân dân
4.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động về giải quyết tranh
chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
4.2.1.1 Về căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
* Đối với người lao động

Về căn cứ để NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác định thời
hạn và HĐLĐ mùa vụ, tác giả có một số kiến nghị sau đây: Về căn
cứ NLĐ bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; về căn
cứ NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố
vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai
nạn; về căn cứ NLĐ được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan
dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
* Đối với người sử dụng lao động
Tác giả có một số kiến nghị về căn cứ NLĐ thường xuyên
không hoàn thành công việc theo HĐLĐ; về sự chuyển biến tiêu chí
tuyển dụng NLĐ khi thực hiện HĐLĐ; về nghĩa vụ cung cấp thông
tin cho NSDLĐ trước khi giao kết HĐLĐ; xác định các trường hợp
đơn phương chấm dứt HĐLĐ; và về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong QHLĐ.
4.2.1.2 Về trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
* Đối với người lao động
Bảo vệ NLĐ là quan trọng nhưng việc bảo vệ họ phải đặt trong
tương quan bình đẳng với NSDLĐ. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi
Điều 37 BLLĐ 2012 theo hướng quy định thêm về lý do chấm dứt
HĐLĐ được áp dụng đối với mọi loại HĐLĐ nhưng với thời hạn báo


22
trước tùy thuộc từng lý do và loại HĐLĐ khác nhau, bỏ khoản 3 Điều
37 BLLĐ 2012.
* Đối với người sử dụng lao động
Tác giả có một số kiến nghị về về nghĩa vụ báo trước khi đơn
phương chấm dứt HĐLĐ; về trình tự, thủ tục để NSDLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ với NLĐ chưa thành niên; về quyền của NLĐ được
tự bào chữa trước khi bị chấm dứt HĐLĐ; về chấm dứt HĐLĐ đối

với lao động là người giúp việc gia đình và nhân viên hàng không
trình độ cao làm việc trong lĩnh vực hàng không; và về các trường
hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
4.2.1.3 Về hậu quả pháp lý của việc NLĐ đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật
Để tạo sự công bằng giữa các bên, hạn chế thiệt hại khi NLĐ
đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, tác giả kiến nghị sửa đổi
khoản 1 Điều 43 BLLĐ 2012 theo hướng quy định mức bồi thường
tương xứng hơn và đủ sức răn đe NLĐ.
Cần quy định cụ thể cách thức xác định các khoản BTTH thực
tế mà NLĐ được nhận.
Bên cạnh đó, để tránh những đường lối xử lý khác nhau, về
cụm từ “ít nhất 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ”.
4.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tác giả có một số kiến nghị về quy định một chương riêng về
tố tụng lao động trong Bộ luật Tố tụng dân sự; cần sửa đổi các quy
định của pháp luật để có thể áp dụng thủ tục giải quyết rút gọn vụ
án lao động theo quy định của BLTTDS 2015 đạt được hiệu quả;
quy định cụ thể hơn về sự tham gia của HTND là người đã và đang


23
công tác trong tổ chức đại diện tập thể NLĐ hoặc người có kiến
thức về pháp luật lao động trong Hội đồng xét xử vụ án lao động;
quy định cụ thể, rõ ràng về phạm vi và yêu cầu khởi kiện; quy định
Tòa án tiến hành hòa giải ở tất cả các giai đoạn xét xử vụ án lao
động; chứng cứ và chứng minh trong GQTC đơn phương chấm dứt
HĐLĐ…
4.3.3 Kiến nghị tổ chức thực hiện pháp luật về đơn phương và giải

quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa
án nhân dân
Cần thực hiện đồng bộ một số chính sách như: Xây dựng chính
sách đào tạo, nâng cao tay nghề, dạy nghề và cung cấp thông tin thị
trường lao động một cách đầy đủ, nhanh chóng, tạo thế bình ổn giữa
cung và cầu lao động góp phần ổn định việc làm, thu nhập cho NLĐ;
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn;
nâng cao năng lực của tổ chức đại diện NSDLĐ…
Kết luận Chương 4
Để ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
thì vấn đề giải quyết TCLĐ và hạn chế TCLĐ xảy ra là cần thiết. Do
đó, trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng GQTC đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của TAND tại TP. HCM hiện nay, tác giả đưa ra một số kiến
nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực
hiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.


×