Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Phân biệt giữa quyền hưởng dụng (quyền dụng ích) với quyền sử dụng, quyền ngụ cư và những kiến nghị liên quan đối với Bộ luật dân sự năm 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.42 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN LÊ TRÂM

PHÂN BIỆT GIỮA QUYỀN HƯỞNG DỤNG
(QUYỀN DỤNG ÍCH) VỚI QUYỀN SỬ DỤNG,
QUYỀN NGỤ CƯ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
LIÊN QUAN ĐỐI VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM
2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN LÊ TRÂM

PHÂN BIỆT GIỮA QUYỀN HƯỞNG DỤNG
(QUYỀN DỤNG ÍCH) VỚI QUYỀN SỬ DỤNG,
QUYỀN NGỤ CƯ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
LIÊN QUAN ĐỐI VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM
2015

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Lê Trâm

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20 tháng chạp năm 1972

Dân Luật Sài Gòn
năm 1972


Bộ luật dân sự

BLDS

Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội BLDS 1995
Chủ Nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua
ngày 28 tháng 10 năm 1995.
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ

BLDS 2005

họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Bộ luật dân sự số 91/2015/QH 13 được Quốc hội nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ

BLDS 2015

họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.
Bộ luật dân sự Pháp năm 2005

BLDS Pháp

Bộ luật dân sự Nhật năm 1896

BLDS Nhật

Bộ luật dân sự Đức năm 2002 được sửa đổi năm 2007


BLDS Đức

Bộ luật dân sự Liên Bang Nga 1994 (được sửa đổi) BLDS Nga
Luật Đất đai số 45/2013/QH13

Luật Đất đai

Luật Nhà ở số 65/2014/QH13

Luật Nhà ở

Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13

Luật Hôn nhân và
Gia đình

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT QUYỀN VÀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG
TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUYỀN SỬ DỤNG VÀ QUYỀN
NGỤ CƯ...........................................................................................................6
1.1.

Lý luận chung về vật quyền...................................................................6

1.1.1. Khái niệm vật quyền theo pháp luật một số nước trên thế giới.............6
1.1.2. Khái niệm vật quyền trong pháp luật Việt Nam...................................11

1.2.

Lý luận chung về quyền hưởng dụng...................................................18

1.2.1. Khái niệm quyền hưởng dụng...............................................................18
1.2.2. Ý nghĩa của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyền..................20
1.2.3.

Đặc điểm pháp lý của quyền hưởng dụng.........................................20

1.2.4. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng......................................................24
1.2.5. Hiệu lực của quyền hưởng dụng..........................................................25
1.2.6. Chấm dứt quyền hưởng dụng................................................................29
1.3. Lịch sử hình thành chế định quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam
32
1.3.1.

Quyền hưởng dụng trong các bộ dân luật trước năm 1975.............33

1.3.2.

Quyền hưởng dụng trong BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 36

1.4 Phân biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư theo
pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1975............................37
1.4.1. Khái niệm quyền sử dụng, quyền ngụ cư theo pháp luật các nước......37
1.4.2. Đặc điểm chung của quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ
cư (quyền cư dụng) theo pháp luật các nước trên thế giới.............................40
1.4.3. Điểm khác biệt giữa quyền hưởng dụng so với quyền sử dụng và quyền
ngụ cư (quyền cư dụng) theo pháp luật các nước...........................................42

1.4.4. Phân biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư trong
các bộ dân luật trước năm 1975......................................................................45
Chương 2: QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUYỀN SỬ DỤNG VÀ
QUYỀN NGỤ CƯ...........................................................................................50
2.1.

Quyền hưởng dụng trong BLDS 2015.................................................50

2.1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng...............................................................50
2.1.2. Ý nghĩa quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam hiện hành..........51


2.2. Phân biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư theo
pháp luật Việt Nam hiện hành.........................................................................52
2.3.... Đặc điểm pháp lý của quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành.................................................................................... 60
2.3.1. Quyền hưởng dụng là một vật quyền có tính tạm thời..........................60
2.3.2. Quyền hưởng dụng là một quyền phái sinh từ quyền sở hữu và vì vậy
luôn mang tính không đầy đủ, không trọn vẹn................................................62
2.3.3. Quyền hưởng dụng mang tính bảo toàn với giá trị của vật là đối
tượng của quyền..............................................................................................62
2.4.

Xác lập quyền hưởng dụng theo quy định tại BLDS 2015.................63

2.5. Hiệu lực của quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS 2015............65
2.5.1.Vị trí của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản trong thời gian hiệu
lực của quyền hưởng dụng..............................................................................66
2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng...........................................67

2.6. Chấm dứt quyền hưởng dụng theo quy định tại BLDS 2015..................70
2.6.1.

Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.............................................70

2.6.2. Theo thỏa thuận của các bên...............................................................70
2.6.3. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.....................71
2.6.4.

Theo quyết định của tòa án và căn cứ khác theo quy định của luật.71

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHẾ ĐỊNH LIÊN
QUAN ĐẾN QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015....74
3.1.
Những ưu điểm của BLDS 2015 đối với chế định liên quan đến
quyền hưởng dụng...........................................................................................74
3. 2.
Những hạn chế pháp lý của BLDS 2015 đối với chế định liên quan
đến quyền hưởng dụng....................................................................................76
3.3. Phương hướng hoàn thiện chế định liên quan đến quyền hưởng dụng
của BLDS 2015...............................................................................................82
KẾT LUẬN......................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................89


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quyền hưởng dụng là một vật quyền quan trọng trong hệ thống vật
quyền đã tồn tại và có lịch sử phát triển từ lâu đời trong hệ thống pháp luật
của các nước Châu Âu lục địa cũng như pháp luật dân sự của Việt Nam trước

năm 1975, tuy vậy quyền hưởng dụng lại chưa được thực sự chú ý đến trong
pháp luật Việt Nam sau năm 1975 cho tới khi BLDS 2015 ra đời. Sự thiếu
vắng khái niệm quyền hưởng dụng nói riêng và các vật quyền khác nói chung
trong pháp luật dân sự Việt Nam đã gây ra những khó khăn trong các giao lưu
dân sự của xã hội. Sự ra đời của BLDS 2015 cùng với sự công nhận minh thị
quyền hưởng dụng là một quyền khác đối với tài sản tại Chương XIV, BLDS
2015 là một bước tiến mới nhằm góp phần vào việc tạo lập ra một khung pháp
lý rõ ràng hơn phục vụ tích cực cho các giao lưu dân sự ngày càng phát triển
của xã hội hiện đại. Khái niệm quyền hưởng dụng tại BLDS 2015 là một khái
niệm pháp lý hoàn toàn mới so với BLDS 2005 tuy nhiên, quyền hưởng dụng
quy định tại BLDS 2015 vẫn chưa thực sự hoàn thiện dẫn đến nhiều khó khăn
trong việc hiểu rõ khái niệm quyền hưởng dụng và sự khác biệt cơ bản giữa
quyền hưởng dụng với các vật quyền khác như quyền sử dụng và quyền ngụ
cư (quyền cư dụng) và vì vậy dẫn đến những vướng mắc khi áp dụng pháp
luật. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về quyền hưởng dụng trong hệ
thống vật quyền của các nước Châu Âu lục địa và trong lịch sử phát triển
pháp luật dân sự của Việt Nam từ trước đến nay, từ đó phân tích được sự khác
biệt cơ bản cũng như những đặc điểm chung giữa quyền hưởng dụng với
những vật quyền khác như quyền sử dụng và quyền ngụ cư là một việc làm
cần thiết và hữu ích.
Trong phạm vi luận văn này, em xin được trình bày những phân tích của
mình nhằm phân biệt giữa quyền hưởng dụng (quyền dụng ích) với quyền sử
dụng và quyền ngụ cư, là các vật quyền có một số tính chất tương đồng nhưng
1


cũng có rất nhiều điểm khác biệt để có thể đánh giá được bản chất, các đặc
điểm, các căn cứ phát sinh cũng như những đặc điểm chung của các vật quyền
này và từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chế định liên quan đến quyền
hưởng dụng của BLDS 2015.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói quyền hưởng dụng là một vấn đề vẫn còn mang tính mới
tính đến thời điểm hiện nay và trên thực tế chưa có các công trình khoa học
nghiên cứu về vấn đề này ở mức độ luận án tiến sĩ mặc dù ở mức độ luận văn
thạc sĩ đã có tác giả duy nhất đó là Đào Thị Tú Uyên nghiên cứu đề tài
“Quyền hưởng dụng theo BLDS 2015” trong năm 2017 theo đó tác giả đã
mang đến một cái nhìn tổng quan về quyền hưởng dụng theo pháp luật một số
nước và pháp luật Việt Nam cũng như ý nghĩa của quyền hưởng dụng. Ngoài
ra vấn đề này đã được thảo luận rải rác trong luận văn thạc sĩ, những bài tham
luận cũng như một số buổi tọa đàm để bàn bạc, thảo luận về quyền hưởng
dụng như:
- Luận văn thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Dân sự của Thạc sĩ Ngô
Thùy Dương về Hệ thống Vật quyền trong BLDS 2015;
- Bài viết Tổng Luận về Chế Định Tài Sản trong Dự Thảo BLDS 2005
sửa đổi của PGS.TS Ngô Huy Cương, Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội;
- Bài viết của PGS. TS Phùng Trung Tập về Quyền Hưởng Dụng và
Quyền Bề Mặt đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (319) Kỳ 1,
tháng 8 năm 2016;
- Tài liệu cho buổi Tọa Đàm Giới Thiệu BLDS 2015 do Bộ Tư Pháp và
Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản JICA tổ chức ngày 17 tháng 6 năm
2016;
- Bài viết Những Sai Lầm Khi Xây Dựng Chế Định Tài Sản trong Dự
Thảo BLDS (sửa đổi) của PGS.TS Ngô Huy Cương, Khoa Luật – Đại Học
Quốc Gia Hà Nội đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lập Pháp số 13 (923)
T7/2015;

2


- Bài viết Ý Tưởng về Chế Định Quyền Hưởng Dụng trong BLDS

Tương Lai của Việt Nam của PGS. TS. Ngô Huy Cương đăng trên tạp chí
Dân Chủ và Pháp Luật;
- Bình Luận Khoa Học Những Điểm Mới của BLDS 2015 của PGS.TS
Đỗ Văn Đại;
- Bài viết Giới Thiệu Tổng Quan Quy Định về các Quyền Khác Đối với
Tài Sản tại BLDS 2015 - Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Triển Khai Thi Hành và
Hoàn Thiện Pháp Luật Liên Quan của ThS. Lê Thị Hoàng Thanh, Trưởng
Phòng Pháp Luật Dân Sự, Vụ Pháp Luật Dân Sự - Kinh Tế, Bộ Tư Pháp;
- Các công bố khác của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS Nguyễn Mạnh
Bách, PGS. TS Ngô Huy Cương và các nghiên cứu của các luật gia và các
luật sư trước năm 1975 của cả hai miền Nam, Bắc.
Điểm qua các bài viết và những tài liệu nêu trên có thể thấy hiện nay
chưa có công trình nghiên cứu phân biệt chế định quyền hưởng dụng với các
vật quyền khác như quyền sử dụng và quyền ngụ cư, là những vật quyền có
những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định. Vì
vậy, nhiệm vụ của luận văn này là thực hiện công việc nghiên cứu đó một
cách sâu sắc hơn để mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quát về quyền
hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam và so sánh quyền hưởng dụng với các
vật quyền thuộc người khác như quyền sử dụng và quyền ngụ cư để làm nổi
bật các đặc điểm của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyền cũng như
nêu được vai trò của quyền hưởng dụng trong giao lưu dân sự của xã hội Việt
Nam hiện nay.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu tổng quát là trên cơ sở
nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn bản chất, đặc điểm, căn cứ phát sinh,
hệ quả pháp lý và cơ chế hoạt động của quyền hưởng dụng (quyền dụng ích),

quyền sử dụng và quyền ngụ cư từ đó đưa ra được những đánh giá và các đề
3


xuất nhằm hoàn thiện chế định liên quan đến quyền hưởng dụng của BLDS
2015.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
-

Khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh, hệ quả pháp lý của quyền

hưởng dụng, quyền sử dụng và quyền ngụ cư.
-

Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng, quyền sử dụng và

quyền ngụ cư.
-

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quyền hưởng dụng

trong BLDS 2015.
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
Do BLDS 2015 mới được Quốc hội thông qua trong thời gian gần
đây chưa có công trình nghiên cứu riêng lẻ nào để phân biệt quyền hưởng
dụng, một khái niệm hoàn toàn mới trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 với
các vật quyền tương tự khác.
Luận văn sẽ làm rõ về quyền hưởng dụng đồng thời so sánh sự khác
biệt giữa quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư, là các vật

quyền có một số đặc điểm tương đồng trong hệ thống vật quyền để hiểu rõ
ràng hơn và làm nổi bật bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng cũng như
các quy tắc pháp lý cho loại vật quyền này. Ngoài ra luận văn cũng đề xuất
những kiến nghị về hoàn thiện chế định quyền hưởng dụng trong BLDS 2015.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà
nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến việc giải
quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản và quyền tài sản. Hơn nữa,
luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy,
nghiên cứu ở Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt
Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4


5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền hưởng dụng, quyền sử
dụng và quyền ngụ cư theo pháp luật một số nước trên thế giới và theo pháp
luật Việt Nam và nêu ra sự khác biệt cơ bản giữa quyền hưởng dụng với
quyền sử dụng và quyền ngụ cư (quyền cư dụng).
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về quyền hưởng dụng, phân
biệt quyền hưởng dụng với quyền sử dụng và quyền ngụ cư và các quy định
quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam.
6.

Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về Nhà nước và Pháp luật. Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý

luận chung từ các quy định của pháp luật về tài sản và quyền khác đối với tài
sản.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,
lịch sử, so sánh, thống kê v.v...
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn bao gồm những
mục sau:
Chương 1: Lý luận chung về vật quyền và quyền hưởng dụng trong
tương quan so sánh với quyền sử dụng và quyền ngụ cư
Chương 2: Quyền hưởng dụng theo pháp luật Việt Nam hiện hành trong
tương quan so sánh với quyền sử dụng và quyền ngụ cư
Chương 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện đối với chế định
quyền hưởng dụng trong BLDS Việt Nam.

5


Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT QUYỀN VÀ
QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH
VỚI QUYỀN SỬ DỤNG VÀ QUYỀN NGỤ CƯ
1.1.

Lý luận chung về vật quyền

1.1.1. Khái niệm vật quyền theo pháp luật một số nước trên thế giới

Có thể nói khái niệm vật quyền vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ
đối với hệ thống luật của Việt Nam hiện nay tuy nhiên đây là một khái niệm
có lịch sử phát triển từ rất lâu đời trong hệ thống pháp luật Châu Âu Lục Địa
(hệ thống Civil Law) trên thế giới cũng như đã từng xuất hiện trong quy định
pháp luật của Việt Nam trước năm 1975.

Các luật gia La Mã không nêu ra định nghĩa về vật quyền nhưng khái
niệm về vật quyền và trái quyền đã tồn tại từ thời kỳ La Mã (cách đây hơn
2.000 năm). Các luật gia La-Mã không phân biệt quyền tài sản thành vật
quyền và trái quyền. Việc phân định này do các luật gia sau này phân biệt.
Tuy nhiên, các luật gia La-Mã đã nhận xét về bản chất các quan hệ tài sản do
tính xác định của các quan hệ đó. Theo các luật gia La-Mã, một chủ thể có thể
tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu đối với
tài sản đã tạo ra, đã mua. Khi đã trở thành chủ sở hữu của tài sản, họ có toàn
quyền đối với tài sản đó, có quyền thực hiện tất cả các hành vi tác động trực
tiếp lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và cũng không phụ thuộc vào ý
chí cũng như hành vi của bất kỳ người nào khác [9, tr. 61].
Trong hệ thống vật quyền, quyền sở hữu là một vật quyền thống trị, vật
quyền trung tâm. Tuy nhiên, quyền sở hữu ở La Mã không phải là quyền tài
sản (vật quyền) duy nhất. Từ thời La Mã cổ đại người ta chia vật quyền thành
hai loại là quyền trên tài sản của mình (tức là quyền sở hữu) và quyền trên tài
sản của người khác (tức là vật quyền khác ngoài quyền sở hữu). Đương nhiên
người có quyền đối với tài sản của người khác có những quyền hạn chế hơn
so với chủ sở hữu đích thực đối với tài sản. Quyền trên tài sản của người khác
6


là một chế định khá đặc biệt vào thời bấy giờ. Các vật quyền khác ngoài
quyền sở hữu phát sinh là do ý chí của chủ sở hữu, cụ thể là chủ sở hữu cho
một người khác hưởng lợi ích trên tài sản của mình (thông qua hợp đồng, di
chúc) hoặc có thể phát sinh do những hành vi không phải thuộc ý chí của chủ
sở hữu như chiếm giữ, thủ đắc do thời hiệu, do quyết định của tòa án hoặc do
luật định (quyền địa dịch trong trường hợp luật chủ động can thiệp để một địa
dịch được thiết lập nhằm đảm bảo việc khai thác bình thường đối với một bất
động sản. Xét về bề ngoài, chế định này có vẻ như bất hợp lý khi mà một
người không phải là chủ sở hữu của đồ vật nhưng lại có quyền hạn đối với đồ

vật đó. Thẩm quyền sử dụng đồ vật người khác hoàn toàn bị hạn chế. Theo
pháp luật La Mã thì trong khi chủ sở hữu đồ vật được phép làm tất cả trong
quyền hạn đối với đồ vật mà luật pháp cho phép, thì người sử dụng tài sản của
kẻ khác chỉ giới hạn hành vi của mình đối với đồ vật đó trong những hình
thức cho phép: quyền thuê dịch vụ (servitus) quyền sử dụng đất của người
khác theo thừa kế hoặc xây dựng trên đất người khác và cuối cùng là quyền
cầm cố [10, tr.65].
Quyền trên tài sản của người khác có hai nhánh lớn đó là địa dịch (dịch
quyền thuộc vật – predial servitude hoặc real servitude) và dịch quyền thuộc
người (personal servitude) [6, tr.17] theo đó quyền hưởng dụng/quyền dụng
ích thuộc nhánh dịch quyền thuộc người hay còn gọi là dịch quyền đối nhân.
Để xem xét vị trí của quyền hưởng dụng, quyền dụng ích như thế nào trong hệ
thống vật quyền theo pháp luật La Mã, chúng ta sẽ xem xét từng nhánh của
vật quyền:
 Nhánh dịch quyền thuộc vật (predial servitude) hay còn gọi là địa
dịch là một quan hệ mà trong đó, một bất động sản gánh chịu dịch quyền hay
dịch lụy vì lợi ích của một bất động sản khác. Từ thời La Mã cổ đại, có lẽ
người ta đã xét đến việc bất động sản có thể bị chuyển nhượng và quyền trên
bất động sản đối kháng hay loại trừ tất cả những người khác, do đó đã chia hai
7


bất động sản liên hệ thành bất động sản gánh chịu dịch quyền và bất động sản
được hưởng dịch quyền [5, tr. 20]. Địa dịch chỉ tồn tại khi hai bất động sản
thuộc quyền sở hữu của hai chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng khác nhau và có thể
là quyền có lối đi lại, quyền chăn dắt gia súc đi qua, quyền dẫn nước, thoát
nước, quyền được lấy ánh sáng, không khí...
 Nhánh dịch quyền thuộc người (Ususfruct/Servitus cá nhân/dịch
quyền đối nhân) là quyền sử dụng tài sản của người khác cũng như quyền
thu hoạch mọi lợi tức do tài sản đó mang lại nhưng với điều kiện phải bảo

toàn tài sản nguyên vẹn [10, tr. 67]. Usufrutus là quyền suốt đời nhưng không
được thừa kế cho người khác và không được chuyển nhượng. Người có quyền
này phải sử dụng đồ vật nói trên như một người chủ tốt và sử dụng đúng chức
năng đồ vật (ví dụ người có quyền ususfruct được sử dụng vườn nho, anh ta
không được xây dựng nhà ở trên đó cho dù việc xây dựng đó có ích hơn là
trồng nho). Mọi lợi tức thuộc người ususfruct kể từ ngày chiếm giữ. Mọi thiệt
hại mà người có ususfruct gây ra cho chủ sở hữu đều phải bồi thường (nếu
thiệt hại đó xảy ra theo nguyên nhân chủ quan) [7, tr.67].
Servitus được bảo vệ thông qua các hình thức kiện – actio confessoria,
và chủ sở hữu của đối tượng Servitus (chính chủ) được bảo vệ bằng hình thức
actio negatoria.
Như vậy quyền trên tài sản của người khác cho dù là dưới hình thức
dịch quyền thuộc người hay dịch quyền thuộc vật, thì pháp luật La Mã đều
quy định rằng người có vật quyền được phép thực hiện trực tiếp trên vật là đối
tượng quyền mà không gặp phải sự cản trở nào từ chủ sở hữu tài sản và các
quyền này được bảo vệ bởi các tố quyền. Hơn nữa, pháp luật La Mã cũng liệt
kê các loại quyền trên tài sản của người khác (bao gồm dịch quyền thuộc vật
và dịch quyền thuộc người). Nói một cách khác, các loại vật quyền này được
pháp luật La Mã quy định rõ ràng chứ không phải do các bên chủ thể tạo ra.
Người có vật quyền được bảo vệ bằng các tố quyền.
8


Tương tự như luật La-Mã, BLDS Pháp không nêu tên khái niệm vật
quyền trong các quy định của Bộ luật. Tuy nhiên, nội dung của các quy định
lại được phân chia theo các vật quyền cụ thể là: quyền sở hữu, quyền thống trị
của vật quyền được nêu trong Thiên II quy định về sở hữu theo đó “Quyền sở
hữu là quyền được hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối nhất,
miễn là không sử dụng tài sản vào những việc pháp luật cấm” (Điều 544),
quyền phụ thêm trên hoa lợi, lợi tức của tài sản (Điều 547, Điều 548, Điều

549, Điều 550), quyền phụ thêm đối với những thứ trộn lẫn và sáp nhập vào
vật (Điều 551), quyền phụ thêm đối với bất động sản (Điều 552, Điều 553,
Điều 554, Điều 555, Điều 556, Điều 557, Điều 558, Điều 559, Điều 560 ,
Điều 561, Điều 562, Điều 563, Điều 564), quyền phụ thêm đối với động sản
(Điều 565, Điều 566, Điều 567, Điều 568, Điều 569, Điều 570, Điều 571,
Điều 572, Điều 573, Điều 574, Điều 575, Điều 576, Điều 577), quyền hưởng
hoa lợi, lợi tức, quyền sử dụng và quyền ngụ cư (cư dụng) được nêu tại Thiên
III, theo đó “quyền hưởng hoa lợi, lợi tức là quyền hưởng dụng tài sản thuộc
sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng có trách nhiệm giữ
nguyên tài sản đó” (Điều 578) và cuối cùng dịch quyền hay địa dịch được
quy định tại Thiên IV, cụ thể theo Điều 637 thì “dịch quyền là một nghĩa vụ
đối với một bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng một
bất động sản thuộc sở hữu của người khác”.
Như vậy, cũng giống như pháp luật La Mã, trong BLDS Pháp quyền sở
hữu là vật quyền trung tâm. Tất cả các vật quyền trong BLDS Pháp đều do
pháp luật quy định và các bên không thể tự thỏa thuận để tạo ra các vật quyền
này. Chủ thể của vật quyền có quyền trực tiếp thực hiện các hành vi của mình
trên vật là đối tượng của quyền và chủ thể vật quyền được bảo vệ tuyệt đối
trước bất kỳ bên thứ ba nào.
Tiếp đến BLDS Nhật Bản, khái niệm vật quyền tiếp tục được đề cập
trong Phần II của BLDS Nhật Bản theo đó quyền sở hữu, các vật quyền khác
9


(vật quyền hạn chế) bao gồm quyền bề mặt, quyền thuê dài hạn, địa dịch
quyền và các vật quyền bảo đảm được quy định rõ ràng và chi tiết và được
quy định trong các chương, mục riêng biệt. Chương 6, BLDS Nhật Bản đã
quy định về địa dịch quyền và nêu ra các tính chất của dịch quyền như tính
chất phụ thuộc, tính chất không chuyển nhượng, cụ thể Điều 280, BLDS Nhật
Bản viết “Một người được hưởng địa dịch quyền có quyền làm cho đất của

người khác sẵn sàng cho lợi ích của khu đất của mình phù hợp với các mục
đích đã được quy định khi xác lập địa dịch quyền; tuy nhiên với điều kiện
rằng các quyền đó không được vi phạm các quy định (bị giới hạn bởi các quy
định liên quan tới chính sách công) theo Phần 1 Chương 3 (Phạm vi của
Quyền sở hữu). Điều 281, Khoản 2, BLDS Nhật Bản quy định “Địa dịch
quyền không bị chuyển nhượng cũng không phải là đối tượng của các quyền
khác trừ các quyền gắn liền với khu đất được hưởng địa dịch quyền”
Cuối cùng là BLDS Liên Bang Nga tại Phần II với tiêu đề là “Quyền
sở hữu và các quyền đối vật khác” (từ Điều 209 đến Điều 306). Cũng như
BLDS Nhật Bản, tại phần này đã quy định các loại quyền đối vật bao gồm
quyền sở hữu, địa dịch quyền và quy định nội dung, cách thức xác lập, thực
hiện cũng như bảo vệ quyền sở hữu, địa dịch quyền.
Như vậy, từ những phân tích và dẫn chiếu về vật quyền trong hệ
thống pháp luật các nước nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng vật
quyền nói chung và quyền hưởng dụng nói riêng là các khái niệm đã được
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước
để xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật dân sự của nước mình và tất cả
các nước đều ghi nhận rằng vật quyền là một chế định cơ bản trong hệ thống
pháp luật dân sự của nước mình. Luật pháp của mỗi quốc gia khác nhau quy
định những loại vật quyền khác nhau và mỗi quốc gia khác nhau có những
cách thức quy định khác nhau về các loại vật quyền, tuy nhiên, về bản chất,
pháp luật ở tất cả các nước bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Châu Âu Lục
10


Địa đều công nhận rằng vật quyền là quyền của chủ thể (người có quyền)
thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần có vai trò trung gian
của một người khác, đối kháng với bất kỳ bên thứ ba nào khác và do pháp
luật quy định. Vật quyền bao gồm hai nhánh lớn là nhánh dịch quyền thuộc
vật (địa dịch) và nhánh dịch quyền thuộc người và chủ yếu bao gồm các vật

quyền là: quyền sử dụng (usus), quyền ngụ cư (habitation), quyền hưởng hoa
lợi, lợi tức (fructus) từ tài sản của người khác/quyền hưởng dụng, quyền bề
mặt và các vật quyền bảo đảm.
1.1.2. Khái niệm vật quyền trong pháp luật Việt Nam

Quyền của một chủ thể nhất định đối với tài sản của mình cần được pháp
luật bảo vệ và phải được các chủ thể khác trong xã hội tôn trọng là một yếu tố
khách quan trong đời sống xã hội dân sự. Để ghi nhận các quyền này các bản
Hiến pháp của nước ta được ban hành vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992,
2013 đều có những quy định những quyền cơ bản nhất của công dân, trong đó
có quyền sở hữu tài sản. Ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa năm 1945, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã ghi nhận rất cụ
thể tại Điều thứ 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo
đảm”. Đến Hiến pháp năm 2013, các quyền cơ bản này đã được ghi nhận cụ
thể hơn, ví dụ , Điều 32 quy định : “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,
phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức knh tế; 2. Quyền sở
hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”; Điều 34 quy định:
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”. Như vậy, pháp luật nước ta đã đảm bảo cho mọi công dân có
được những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người, trong đó có quyền
đối với tài sản hợp pháp của mình.
Quay trở lại thời kỳ Pháp thuộc, nước Việt Nam được chia thành ba kì:
Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với những quy chế chính thức khác nhau. Bắc Kì
11


và Trung Kì là phần bảo hộ (trong đó Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là nhượng
địa) và Nam Kì là thuộc địa. Mỗi miền áp dụng các bộ luật dân sự khác nhau:
Dân Luật Giản Yếu Nam Kì, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 1883 được áp

dụng tại Nam Kì và các nhượng địa: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng; tại Bắc Kì
áp dụng Dân Luật Bắc Kì ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1931 và thay thế cho
Bộ Luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ); tại Trung Kì áp dụng Hoàng Việt
Trung Kì Hộ Luật ban hành ngày 28 tháng 9 năm 1939. Bộ Luật Dân Sự Giản
Yếu và BLDS Pháp cũng được áp dụng ở Miền Nam cho đến khi ban hành
BLDS Sài Gòn ngày 28 tháng 06 năm 1972. Tìm hiểu trong lịch sử phát triển
của hệ thống vật quyền, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng các bộ luật dân sự
được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam qua nhiều thời kỳ trước đây nêu trên
cũng đều đã có những quy định về vật quyền và đã sử dụng lý thuyết về hệ
thống vật quyền để xây dựng các quy định pháp luật của mình. Cụ thể, bộ
Dân Luật Bắc Kì năm 1931 đã có những quy định chung về quyền sở hữu,
quyền ứng dụng thu lợi (Điều 556), quyền dùng và quyền ở (Điều 588), quyền
địa dịch (Điều 602)… Hoàng Việt Trung Kì hộ luật năm 1936 cũng có quy
định khá đầy đủ về các vật quyền như Điều thứ 629 về địa dịch; Điều thứ
1512 về cầm cố; Điều thứ 1527 về thế chấp…như vậy, ở một góc độ nào đó,
chúng ta có thể nhận thấy ở thời kỳ Pháp thuộc, các vật quyền đã được ghi
nhận trong pháp luật dân sự thông qua cac bộ luật nêu trên một cách khá hệ
thống. Các vật quyền đã được nêu và quy định khá cụ thể, rõ ràng trong pháp
luật thời Pháp thuộc tạo thành những quyền tài sản để phục vụ cho một xã hội
dân sự phát triển ở thời kỳ này. Để minh chứng cho nhận định này, có thể viện
dẫn một số điều luật quy định trong Hoàng Việt Trung Kì Hộ Luật năm 1936.
Cụ thể, Điều thứ 464 quy định như sau: “Các thứ vì quyền sở dụng thuộc về
bất động sản mà thành ra bất động sản là: A) những vật quyền thuộc về bất
động sản như sau này: 1) quyền sở hữu; 2) quyền hưởng dụng thu lợi;
3)quyền dùng và quyền ở; 4) quyền cho thuê dài hạn; 5) quyền địa dịch; 6)
12


quyền cầm cố bất động sản; 7) quyền để đương…”. Điều thứ 469 quy định:
“các thứ vì pháp luật chỉ định mà là bất động sản là: 1) Những vật quyền

thuộc về động sản và quyền đi kiện để đòi hay là truy về một động sản”. Như
vậy, pháp luật dân sự giai đoạn này đã có hầu hết các quy định về vật quyền
nói chung và quyền hưởng dụng nói riêng và nhờ vào các quy định về vật
quyền này đã tạo ra cơ chế pháp lý đảm bảo cho đời sống giao lưu dân sự thời
kỳ này sôi động và phong phú hơn giai đoạn xã hội trước đó.
Do điều kiện, hoàn cảnh đất nước xảy ra cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, để điều hành Nhà nước và điều chỉnh các giao lưu dân sự trong
điều kiện mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh, trong đó có sắc
lệnh 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950. Theo đó, những quyền dân sự đều
được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân.
Điều 14 Sắc lệnh số 97/SL quy định: tất cả các điều khoản trong dân pháp
điển Bắc kì, dân pháp điển Trung Kì, Pháp Quy Giản Yếu năm 1883 (Sắc lệnh
ngày 03 tháng 10 năm 1883) thi hành ở Nam Kì và những luật lệ theo sau, trái
với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ. Như vậy, kể từ sau khi ban hành
Sắc lệnh số 97/SL thì vai trò của các bộ luật dân sự thời Pháp thuộc trước đây
chỉ còn được áp dụng hạn chế ở phạm vi những điều luật phù hợp với quy
định tại Sắc lệnh trên.
Tuy nhiên, do điều kiện đất nước tiến hành kháng chiến chống Pháp giai
đoạn 1945-1954, cùng với điều kiện về kinh tế-xã hội nghèo nàn ở giai đoạn
này, giao lưu dân sự trong xã hội chưa được đẩy mạnh nên việc xây dựng và
ban hành các quy định về pháp luật dân sự là không nhiều. Hiến pháp năm
1959 ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp Việt
Nam. Hiến pháp của Nhà nước dân chủ cộng hòa, Hiến pháp của thời kỳ xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Vào thời
kỳ này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong thời kỳ quyết liệt
nhất, tình trạng chiến tranh đòi hỏi phải điều hành bằng các biện pháp hành
13


chính do đó luật dân sự không được chú trọng và không thể áp dụng [15, tr

74], do vậy các giao dịch dân sự cũng không phát triển. Có thể nói, ngoài việc
quyền sở hữu được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959, gần như các vật
quyền khác đều không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật.
Trong giai đoạn chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, đất nước ta bị chia
tách thành hai miền Nam, Bắc. Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa
đã ban hành Bộ Dân Luật năm 1972. Bộ Dân Luật này cũng đã ghi nhận phân
loại tài sản thành động sản và bất động sản, từ đó thiết lập nên hệ thống các
vật quyền trên động sản và bất động sản khá rõ ràng. Cụ thể, Điều thứ 369,
Bộ Dân Luật năm 1972 quy định “…Các vật quyền trên bất động sản: Quyền
sở hữu; quyền dụng ích; quyền cư ngụ và hành dụng; quyền thuê trường kỳ;
quyền địa dịch; quyền thế chấp; quyền để đương…”. Điều thứ 718, Bộ Dân
Luật Sài Gòn năm 1972 quy định “Sự chuyển dịch quyền tư hữu bất động sản
cũng như mọi vật quyền khác, chỉ đối kháng được với người đệ tam nếu đã
được đăng ký vào sổ điền thổ hay vào địa bộ nếu có sổ sách.” Như vậy, có thể
nói chế định vật quyền đã từng được áp dụng trên phạm vi lãnh thổ đất nước
ta trước năm 1975 để đảm bảo cơ chế pháp lý cho giao lưu dân sự trong từng
thời kỳ lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, kể từ khi nước ta hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất
nước (sau năm 1975) thì những quy định về vật quyền chưa được xây dựng
thành hệ thống, chưa được đưa vào quy định pháp luật để áp dụng đầy đủ các
quyền.
BLDS 1995 và BLDS 2005 của Việt Nam đều không có quy định về vật
quyền nhưng trong đó vẫn ghi nhận các quyền cơ bản trong hệ thống vật
quyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (quyền
địa dịch). Trong một số bản dự thảo sửa đổi BLDS 2005 đã có ghi nhận về
chế định vật quyền, ví dụ quy định “Phần thứ 2-Quyền sở hữu và các vật
quyền khác” [2, tr .73]. Như vậy có thể thấy tư duy xây dựng pháp luật dân sự
14



trên cơ sở hệ thống vật quyền – trái quyền đã được hình thành trong quá trình
phát triển của luật dân sự cho đến nay. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã không sử
dụng tên gọi “vật quyền” trong các quy định của mình mà khái niệm này đã
được ghi nhận là “Phần thứ 2 – Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản”
(BLDS 2015, tr. 81). Mặc dù pháp luật thực định không ghi nhận khái niệm
vật quyền nhưng bản chất các quyền tài sản mà BLDS 2015 ghi nhận tại Phần
thứ 2 này đều chính là các vật quyền. Việc không sử dụng khái niệm vật
quyền trong BLDS 2015 vì những lý do khác nhau nhưng không làm mất đi
bản chất thật sự của các vật quyền được ghi nhận trong Bộ luật này, đó chính
là các quyền sở hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng,
quyền bề mặt. Việc không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong BLDS 2015
để quy định cho các quyền đối vật sẽ hạn chế việc thể hiện rõ nét mọi đặc
điểm pháp lý của các vật quyền này giống như pháp luật của một số nước trên
thế giới đó là tính luật định, tính trực tiếp và tính đối kháng, và như vậy khiến
cho các quy định về tài sản trong BLDS 2015 bị hạn chế.
Có thể thấy rằng tác giả Ngô Huy Cương là một trong số những tác giả
đã dành nhiều thời gian để phân tích về những hạn chế của BLDS 2015 trong
các quy định về tài sản do việc không sử dụng khái niệm vật quyền. Theo Ngô
Huy Cương, để thấy được các đặc điểm pháp lý của vật quyền, chúng ta cần
nhìn nhận tổng quan chung nhất về mối quan hệ giữa các yếu tố: chủ thể, vật,
hành vi trong luật dân sự. Trong quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh
gồm quan hệ: (i) giữa người với người; (ii) giữa người với vật. Theo cách hiểu
truyền thống, quan hệ giữa người với người là “quyền đối nhân”, quan hệ
giữa người với vật là “quyền đối vật” hay vật quyền. Trong vật quyền, người
có vật quyền có quyền được trực tiếp thi hành ngay lập tức, không vấp phải sự
cản trở nào khác trên tài sản là đối tượng của quyền. Quyền sở hữu là vật
quyền quan trọng nhất và là trung tâm của hệ thống vật quyền. Xét về cả mặt
ngôn ngữ và mặt pháp lý, câu nói “tôi có quyền sở hữu ngôi nhà” là một câu
15



nói có nghĩa hoàn chỉnh, thể hiện hoàn toàn được mối quan hệ giữa người chủ
sở hữu và vật (ngôi nhà) mà không phải thêm một ai khác vào câu nói đó.
Nếu pháp luật không thừa nhận thuật ngữ “vật quyền” thì khó có thể làm nổi
bật được mối quan hệ giữa chủ sở hữu và vật trong ví dụ vừa nêu [6, tr. 16].
Thực ra những quy định tại “Phần thứ 2 – Quyền sở hữu và quyền khác đối
với tài sản” tại BLDS 2015 tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý. Cụ thể, ngay
trong tiêu đề của “Phần thứ 2” đã không thể hiện được mối liên hệ có tính
phái sinh giữa “quyền sở hữu” và “quyền khác đối với tài sản” khi hai khái
niệm này được đặt ngang hàng nhau trong tiêu đề của “Phần thứ 2”. Quy định
tiêu đề “quyền khác đối với tài sản” mà nội hàm chỉ ghi nhận quyền sở hữu
và ba quyền khác (quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền đối với bất động
sản liền kề) như trong BLDS 2015 hiện nay thì vẫn chưa thực sự đầy đủ và dễ
gây hiểu lầm. Cụm từ “quyền khác đối với tài sản” còn có thể được hiểu
ngoài quyền sở hữu đã nêu trên còn có thể bao gồm rất nhiều quyền khác nữa
như quyền cầm cố, thế chấp, quyền cầm giữ, quyền bảo lưu quyền sở hữu,
quyền của bên thuê trong hợp đồng thuê tài sản, quyền của bên giữ tài sản
trong hợp đồng gửi giữ tài sản, quyền của bên vận chuyển trong hợp đồng vận
chuyển tài sản… Sự thiếu vắng khái niệm vật quyền cũng như việc không
phân loại vật quyền một cách triệt để ở phần này làm cho BLDS 2015 trở nên
khó hiểu hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải công nhận rằng BLDS 2015 không
trực tiếp ghi nhận khái niệm vật quyền nhưng về bản chất BLDS 2015 đã dựa
vào lý thuyết vật quyền để xây dựng kết cấu của Phần thứ 2 trong BLDS 2015
và đã đưa một số vật quyền vào phần này trong đó quyền hưởng dụng là một
vật quyền mới xuất hiện trong BLDS 2015. Việc các vật quyền bảo đảm đã
không được BLDS 2015 đề cập đến trong phần này đã thể hiện sự dụt dè của
ban soạn thảo BLDS 2015 trong việc áp dụng lý thuyết vật quyền đối với bộ
luật này.

16



Từ những phân tích tại mục 1.1.1 và 1.1.2 nêu trên, có thể khẳng định
rằng, có sự tồn tại khách quan của các quyền của chủ thể đối với vật (tài sản)
trong giao lưu dân sự không chỉ ở các nước khác trên thế giới mà cả ở Việt
Nam trong các giai đoạn lịch sử. Việc tồn tại khách quan của các quyền này sẽ
không bị hạn chế bởi tên gọi mà pháp luật mỗi quốc gia đưa ra để xây dựng
khái niệm về các quyền đối vật. Ví dụ pháp luật dân sự của các nước Pháp,
Nga, Đức sử dụng tên gọi “vật quyền” trong khi pháp luật Việt Nam sử dụng
“Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” để nói về các vật quyền; pháp
luật dân sự các nước Pháp, Nhật sử dụng “địa dịch”, pháp luật Việt Nam sử
dụng “quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề” hoặc “quyền đối với bất
động sản liền kề” để chỉ cùng một nội dung quyền địa dịch…Mặc dù có
những tên gọi khác nhau cho cùng một khái niệm vật quyền như vậy, về bản
chất vật quyền ở tất cả các quốc gia đều có những đặc điểm chung đó là tính
tuyệt đối, trực tiếp và tính luật định, có nghĩa là các loại vật quyền chỉ có thể
tồn tại khi được pháp luật quy định và người có vật quyền được thi hành trực
tiếp, ngay lập tức không cần thông qua trung gian trên tài sản là đối tượng
của vật quyền đó và có quyền đối kháng với bất kỳ bên thứ ba nào.
Tóm lại, chế định vật quyền đã và đang là một chế định pháp lý quan
trọng không chỉ ở các nước khác trên thế giới mà còn có một lịch sử phát triển
lâu dài trong cổ luật Việt Nam và luật dân sự Việt Nam trước năm 1975 với
nguồn gốc ban đầu là từ pháp luật La Mã nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn từ
BLDS Pháp. Cũng giống như pháp luật của các nước khác, pháp luật Việt
Nam trước năm 1975 cũng có những định nghĩa không thực sự giống nhau về
vật quyền nhưng về bản chất khái niệm vật quyền trong tất cả các bộ luật cổ
của Việt Nam cũng như trong Bộ Dân Luật Sài Gòn năm 1972 đều công nhận
rằng vật quyền có tính luật định và là quyền của chủ thể (người có quyền)
thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần có vai trò trung gian
của một người khác và bao gồm các loại vật quyền với những tên gọi khác

17


×